Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng giám sát thi công công trình xây dựng tại ...

Tài liệu đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng giám sát thi công công trình xây dựng tại ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng sở nông nghiệp và ptnt hà nội

.PDF
113
1
70

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được ai công bố trong tất cả các công trình nào trước đây. Tất cả các trích dẫn đã được ghi rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2017 Tác giả luận văn Trình Mạnh Tuấn i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS-TS Nguyễn Trọng Tư và những ý kiến về chuyên môn quý báu của các thầy cô giáo trong khoa Công trình – Trường Đại học Thủy lợi cũng như sự giúp đỡ của Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng công trình Nông nghiệp và PTNT Thành phố Hà Nội. Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Trường Đại học Thủy lợi đã chỉ bảo hướng dẫn khoa học tận tình và các cơ quan cung cấp số liệu trong quá trình học tập, nghiên cứu hoàn thành luận văn này. Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên Luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý độc giả. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2017 Tác giả luận văn Trình Mạnh Tuấn ii MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ............................................................................................................................. 4 1.1. Khái niệm về dự án và nội dung giám sát thi công xây dựng công trình: ................ 4 1.1.1. Khái niệm Dự án đầu tư xây dựng công trình ....................................................... 4 1.1.2. Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình .......................................................... 4 1.1.3 Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình............................................. 4 1.1.4. Khái niệm Dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước ................................... 5 1.1.5. Khái niệm và nội dung giám sát thi công xây dựng công trình............................. 6 1.2. Vai trò của công tác giám sát thi công xây dựng công trình đến hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình .............................................................................................. 8 1.2.1.Thực trạng công tác quản lý chất lượng và công tác giám sát thi công xây dựng hiện nay............................................................................................................................ 8 1.2.2. Vai trò của công tác giám sát thi công xây dựng công trình đến hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình ....................................................................................... 13 1.3. Công tác giám sát thi công xây dựng công trình các dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước ............................................................................ 14 1.3.1.Trình tự quản lý chất lượng .................................................................................. 14 1.3.2.Quản lý chất lượng, giám sát đối với vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng ....................................................................................... 15 1.3.3.Quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình ........................... 16 1.3.4.Giám sát thi công xây dựng công trình: ............................................................... 18 1.3.5.Công tác giám sát chất lượng công trình ở một số quốc gia trên thế giới ............ 19 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 25 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG CÔNG TÁC GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH .................................................................................................. 26 2.1. Cở sở pháp lý trong công tác giám sát thi công xây dựng công trình .................... 26 2.1.1. Các căn cứ pháp lý chủ yếu trong quá trình giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình .............................................................................................................. 26 2.1.2. Căn cứ tiêu chuẩn, quy chuẩn trong giám sát chất lượng xây dựng.................... 29 2.1.3. Giám sát chất lượng thi công xây dựng:.............................................................. 30 iii 2.1.4. Giám sát thực hiện tiến độ thi công xây dựng: ................................................... 33 2.1.5. Giám sát khối lượng thi công xây dựng công trình:............................................ 33 2.1.6. Giám sát việc đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường: ........................ 34 2.1.7. Các bước tổ chức giám sát thi công .................................................................... 34 2.2. Mô hình áp dụng trong giám sát thi công xây dựng công trình. ............................ 37 2.2.1. Chủ đầu tư tự thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình; ........................ 37 2.2.2. Tổ chức tư vấn đủ điều kiện năng lực được chủ đầu tư thuê giám sát thi công xây dựng công trình ....................................................................................................... 43 2.2.3. Đối với loại hợp đồng tổng thầu thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (tổng thầu EPC) hoặc hợp đồng chìa khóa trao tay, trong hợp đồng có quy định về quyền giám sát của tổng thầu: .............................................. 46 2.2.4. Giám sát cộng đồng ............................................................................................. 47 2.3. Đánh giá chung chất lượng công tác giám sát thi công xây dựng hiện nay : ......... 48 2.4. Các nhân tố tác động, ảnh hưởng đến công tác giám sát thi công xây dựng công trình ............................................................................................................................... 49 2.5. Các biện pháp, công cụ nâng cao chất lượng giám sát thi công xây dựng công trình. .............................................................................................................................. 51 2.5.1. Đối với Chủ đầu tư .............................................................................................. 51 2.5.2. Đối với đơn vị tư vấn giám sát thi côngT40 ....................................................... 51 2.5.3. Đối với các Đơn vị tư vấn khảo sát, thiết kế ....................................................... 52 2.5.4. Đối nhà thầu xây dựng ........................................................................................ 53 2.5.5. Trách nhiệm của các Sở ngành và cơ quan quản lý nhà nước: ........................... 53 2.5.6. Các yêu cầu trong quá trình giám sát thi công .................................................... 54 2.5.7. Một số phương pháp giám sát chất lượng công trình .......................................... 56 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI BẢN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................................................................................ 60 3.1. Giới thiệu về các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước của Ban quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng công trình Nông nghiệp và PTNT Thành phố Hà Nội ...... 60 3.1.1. Hiện trạng công trình thủy lợi, đê điều thành phố Hà Nội .................................. 60 3.1.2. Đặc điểm tình hình chung của Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng .................. 62 iv 3.1.3. Các dự án do Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng Nông nghiệp và PTNT được giao hiện nay như sau: ................................................................................................... 66 3.2. Bảng chi tiết các dư án do Ban quản lý dự án Đầu tư Xây dựng công trình Nông nghiệp và PTNT Hà Nội làm chủ đầu tư ....................................................................... 67 3.3. Những kết quả đạt được trong công tác giám sát thi công công trình tại Ban quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng công trình Nông nghiệp và PTNT thành phố Hà Nội .... 68 3.4. Hệ thống quản lý chất lượng tại Ban quản lý dự án Đầu tư Xây dựng công trình Nông nghiệp và PTNT Thành phố Hà Nội. ................................................................... 70 3.4.1. Chủ đầu tư trực tiếp giám sát thi công: ............................................................... 70 3.4.2. Thuê đơn vị tư vấn giám sát thi công .................................................................. 71 3.5. Những tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng chất lượng công tác giám sát ............. 77 3.5.1. Tồn tại, nguyên nhân trong thiết kế cơ sở ........................................................... 77 3.5.2. Tồn tại, nguyên nhân trong giai đoạn thiết kế thi công ....................................... 77 3.5.3. Tồn tại do nhà thầu thi công: ............................................................................... 79 3.5.4. Tồn tại do tư vấn giám sát: .................................................................................. 80 3.5.5. Một số tôn tại khác .............................................................................................. 80 3.6. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực giám sát thi công các công trình trong giai đoạn thi công tại Ban quản lý dự án Đầu tư Xây dựng ................................. 81 3.7. Biện pháp tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao công tác giám sát chất lượng thi công công trình xây dựng .............................................................................. 84 3.8. Hoàn thiện, nâng cao chất lượng công tác giám sát thi công xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn Ngân sách nhà nước tại Ban quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng công trình Nông nghiệp và PTNT Hà Nội..................................................................... 86 3.8.1. Nhiệm vụ của cán bộ giám sát thi công tại Ban quản lý: .................................... 86 3.8.2 Công việc của cán bộ giám sát thi công xây dựng chất lượng công trình ............ 89 Sơ đồ hoàn thiện công tác giám sát thi công của Chủ đầu tư ...................................... 100 Kết luận chương 3 ....................................................................................................... 102 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 105 v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. TH các dự án của Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng Nông nghiệp và PTNT ............................................................................................................................. 66 Bảng 3.2. Bảng chi tiết các dư án do Ban quản lý dự án Đầu tư Xây dựng công trình Nông nghiệp và PTNT Hà Nội làm chủ đầu tư ............................................................. 67 Bảng 3.3. Phân tích nguyên nhân của các hạn chế trong giai đoạn thi công ............... 81 Sơ đồ 1: Quy trình giám sát chất lượng.......................................................................104 Sơ đồ 2: Xây dựng quy trình giám sát thi công xây dựng...........................................105 Sơ đồ 3: Xây dựng trình tự thi công và nghiệm thu công việc của cán bộ giám sát..106 Sơ đồ 4: Xây dựng trình tự thi công và nghiệm thu bộ phận công trình xây dưng và hoàn thành giai đoạn thi công xây dựng......................................................................107 vi DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1. Quản lý chất lượng theo các giai đoạn của dự án đầu tư xây dựng công trình... 31 Hình 3.1. Mô hình tổ chức của Ban quản lý dự án Đầu tư Xây dựng ........................... 65 vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Bộ KH-ĐT : Bộ Kế hoạch-Đầu tư BXD : Bộ Xây dựng CP : Chính phủ HĐND : Hội đồng nhân dân NĐ : Nghị định NQ : Nghị quyết NN và PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn QLDA : Quản lý dự án QH : Quốc hội QĐ : Quyết định TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TT : Thông tư TTg : Thủ tướng TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam UBND : Uỷ ban nhân dân XDCB : Xây dựng cơ bản CĐT : Chủ đầu tư TCXDVN : Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam GPMB : Giải phóng mặt bằng TVGS : Tư vấn giám sát CTXD : Công trình xây dựng viii PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đối với các dự án đầu tư xây dựng, để công trình đảm bảo chất lượng, tiến độ, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả vốn đầu tư, nhiệm vụ hết sức quan trọng là giám sát kiểm tra đôn đốc quá trình thi công. Vì vậy, câu hỏi đặt ra với các Chủ đầu tư là làm thế nào để nâng cao công tác giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình trong quá trình triển khai thi công của nhà thầu thi công để đảm bảo mục tiêu của dự án một cách hiệu quả nhất. Công tác Giám sát thi công xây dựng công trình là một trong hoạt động giám sát xây dựng để theo dõi, kiểm tra về chất lượng, khối lượng, tiến độ xây dựng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình theo đúng Hợp đồng kinh tế, thiết kế được duyệt và các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành, các điều kiện kỹ thuật của công trình. Giám sát thi công xây dựng giúp phòng ngừa các sai sót dẫn đến hư hỏng hay sự cố. Giám sát thi công xây dựng công trình có nhiệm vụ theo dõi – kiểm tra – xử lý – nghiệm thu – báo cáo các công việc liên quan tại công trường. Hiện nay có rất nhiều công trình xây dựng đang bị chậm tiến độ, chất lượng không đảm bảo như các công trình trong ngành Giao thông, Thủy lợi, Xây dựng và Hạ tầng kỹ thuật. Một trong những nguyên nhân của việc chậm tiến độ, chất lượng không đảm bảo đó là sự buông lỏng trong khâu giám sát thi công, kiểm tra đôn đốc xử lý không kịp thời các sai sót để đưa ra giải pháp khắc phục, Chính vì vậy mà các công trình không được bàn giao đưa vào sử dụng đúng tiến độ. Điều đó làm tăng chi phí của dự án. Bên cạnh đó cũng có nhiều công trình xây dựng Chủ đầu tư chú trọng trong công tác giám sát thi công, áp dụng khoa học công nghệ, có giải pháp giám sát chặt chẽ trong quá thi công, kịp thời kiểm tra đôn đốc Nhà thầu do đó công trình thi công đảm bảo chất lượng, rút ngắn được thời gian thi công, đảm bảo hiệu quả nguồn vốn, đạt được mục tiêu dự án đề ra. Ban quản lý dự án Đầu tư Xây dựng là đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội (nay là Ban quản lý dự án Đầu tư Xây dựng thuộc UBND Thành phố Hà Nội) với nhiệm vụ được giao chủ yếu là các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước 1 thành phố Hà Nội do đó việc tuân thủ các quy định về quản lý dự án, các quy định về quản lý chất lượng là yêu cầu bắt buộc. Với mục đích nghiên cứu tìm ra giải pháp nhằm nâng cao công tác giám sát chất lượng thi công công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách tại Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng – Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng giám sát thi công công trình xây dựng tại Ban quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng– Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố Hà Nội” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình , với mong muốn có những đóng góp thiết thực, cụ thể và hữu ích cho công tác giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình. 2. Mục tiêu của đề tài Dựa trên cơ sở khoa học, nghiên cứu phương pháp và nghiên cứu các quy định của Nhà nước để áp dụng phù hợp với đối tượng và nội dung nghiên cứu từ đó đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng giám sát thi công công trình xây dựng tại Ban quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng – Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội" 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác giám sát thi công công trình xây dựng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là công tác giám sát thi công các công trình xây dựng tại Ban quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng – Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả luận văn đã dựa trên cách tiếp cận cơ sở lý luận, khoa học và nội dung, biện pháp cơ bản của công tác giám sát thi công xây dựng công trình. Đồng thời luận văn cũng nghiên cứu các quy định của Nhà nước để áp dụng phù hợp với đối tượng và nội dung nghiên cứu của đề tài trong điều kiện Việt Nam hiện nay. Đề tài áp dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết; phương pháp thống kê; phương pháp tổng hợp; phương pháp phân tích so sánh và một số phương pháp kết hợp khác để giải quyết các vấn đề của đề tài. 2 5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài Luận văn góp phần hệ thống hóa những cơ sở lý luận cơ bản trong công tác giám sát thi công xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, các văn bản quy định quy trình và nội dung giám sát thi công xây dựng từ đó tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công giám sát thi công xây dựng công trình 5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, khả thi cho Ban QLDA Đầu tư và Xây dựng công trình Nông nghiệp và PTNT Hà Nội trong công tác Giám sát thi công xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách của Nhà nước. Mặt khác, đề tài giúp nâng cao chất lượng công trình xây dựng trong suốt quá trình thực hiện xây dựng dự án và đảm bảo các tiêu chí về kinh tế – kỹ thuật. 6. Kết quả dự kiến đạt được - Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng giám sát thi công từ đó nâng cao chất lượng công trình, đảm bảo tiến độ thi công góp phần nâng cao hiệu quả dự án; - Quy trình tổ chức thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Ban quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng – Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 1.1. Khái niệm về dự án và nội dung giám sát thi công xây dựng công trình: 1.1.1. Khái niệm Dự án đầu tư xây dựng công trình Dự án đầu tư (DAĐT) xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng [1]: Trong DAĐT phải tập hợp, đề xuất những giải pháp tối ưu nhằm sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào để thu được đầu ra phù hợp với những mục tiêu cụ thể. Đầu vào là lao động, nguyên vật liệu, đất đai, tiền vốn..đầu ra là các sản phẩm dịch vụ hoặc là sự giảm bớt đầu vào. Sử dụng đầu vào được hiểu là sử dụng các giải pháp kỹ thuật công nghệ, biện pháp tổ chức quản trị và các luật lệ… 1.1.2. Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình Dự án đầu tư xây dựng công trình được phân loại như sau [2]: Theo quy mô và tính chất, công trình chính của dự án gồm: Dự án quan trọng quốc gia; các dự án nhóm A, B,C. Dự án chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế kỹ thuật. Theo nguồn vốn đầu tư, bao gồm: Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước; dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách; dự án sử dụng vốn khác. 1.1.3. Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình Trình tự của dự án đầu tư xây dựng công trình được chia làm 3 giai đoạn (quy định tại Khoản 1 Điều 50 của Luật Xây dựng năm 2014 [1] và chi tiết tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 59/2015/NĐ-CP [2]), cụ thể: 4 - Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án; - Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: Thực hiện việc giao đất hoặc thuê đất (nếu có); chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành; bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác; - Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng gồm các công việc: Quyết toán hợp đồng xây dựng, bảo hành công trình xây dựng. 1.1.4. Khái niệm Dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước Vốn Ngân sách thường được gọi là vốn ngân sách Nhà nước vốn ngân sách trung ương, vốn ngân sách cấp Tỉnh, vốn ngân sách cấp huyện, thị xã... (Ngân sách Trung ương và ngân sách Địa phương). Vốn ngân sách được hình thành từ vốn tích luỹ của nền kinh tế và được Nhà nước duy trì trong kế hoạch ngân sách để cấp cho các đơn vị thực hiện các kế hoạch Nhà nước hàng năm, kế hoạch 5 năm và kế hoạch dài hạn. Đối với cấp hành chính là huyện, thị xã thì việc nhận vốn ngân sách cho đầu tư bao gồm vốn đầu tư của Nhà nước cấp thông qua sở Tài chính, vốn ngân sách của Tỉnh. Vốn ngân sách là nguồn vốn được huy động chủ yếu từ nguồn thu thuế và các loại phí, lệ phí. Đây là nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng mặc dù vốn ngân sách chỉ chiếm khoảng 13% tổng vốn đầu tư xã hội, song là nguồn vốn Nhà nước chủ động điều hành, đầu tư các lĩnh vực cần ưu tiên phát triển then chốt của nền kinh tế những khu vực khó có khả năng thu hồi vốn, những lĩnh vực mà tư nhân hoặc doanh nghiệp không muốn hoặc không thể đầu tư vào các dự án thuộc các lĩnh vực sau: 1.1.4.1. Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; đường giao thông, hạ tầng đô thị, các công trình cho giáo dục - văn hoá xã hội, quản lý Nhà nước.... 5 1.1.4.2. Đầu tư các dự án sự nghiệp kinh tế: - Sự nghiệp giao thông; duy tu, bảo dưỡng, sữa chữa cầu đường. - Sự nghiệp nông nghiệp, thuỷ lợi như: duy tu, bảo dưỡng các tuyến đê, kênh mương, các công trình lợi ... - Sự nghiệp thị chính: duy tu bảo dưỡng hệ thống đèn chiếu sáng, vỉa hè, hệ thống cấp thoát nước... - Các dự án điều tra cơ bản. 1.1.4.3. Đầu tư hỗ trợ phát triển: Các doanh nghiệp Nhà nước, góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật. 1.1.4.4. Các địa phương cấp huyện, Thị xã: Đối với nguồn vốn này là rất quan trọng, nhất là đối với những địa phương nghèo, nguồn thu cho ngân sách địa phương ít. Ngoài việc đầu tư vào các lĩnh vực như đã nêu trên, vốn ngân sách còn có ý nghĩa rất quan trọng để khơi dậy các nguồn vốn khác còn tiềm tàng đặc biệt là vốn trong dân cư, ở đây vốn ngân sách có tính chất “vốn mồi”, vốn hỗ trợ một phần như: chi để lập các dự án, các quy hoạch cần thiết để nhân dân và các tổ chức kinh tế khác đưa vốn vào đầu tư phát triển. Hoặc vốn ngân sách hỗ trợ một phần làm đường ngõ xóm, trường học, nhà trẻ ... phần còn lại cộng đồng dân cư tự đóng góp và quản lý sử dụng. Nguồn vốn ngân sách nói chung được tập hợp từ các nguồn vốn trên địa bàn như: - Vốn ngân sách Trung ương đầu tư qua các Bộ, ngành trên địa bàn. - Vốn ngân sách Trung ương cân đối hoặc uỷ quyền qua Ngân sách địa phương (Xây dựng cơ bản tập trung, thiết bị nước ngoài ghi thu ghi chi, vốn chương trình quốc gia..) - Vốn ngân sách từ các nguồn thu của địa phương được giữ lại (cấp quyền sử dụng đất, bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước, xổ số ... ) - Vốn ngân sách sự nghiệp có tính chất XDCB 1.1.5. Khái niệm và nội dung giám sát thi công xây dựng công trình 1.1.5.1. Giám sát thi công xây dựng công trình: Là một trong hoạt động giám sát xây dựng để theo dõi, kiểm tra về chất lượng, khối lượng, tiến độ xây dựng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình theo đúng Hợp đồng kinh tế, thiết kế được duyệt và các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành, các điều kiện kỹ 6 thuật của công trình. Giám sát thi công xây dựng giúp phòng ngừa các sai sót dẫn đến hư hỏng hay sự cố. Giám sát thi công xây dựng công trình có nhiệm vụ theo dõi – kiểm tra – xử lý – nghiệm thu – báo cáo các công việc liên quan tại công trường. 1.1.5.2 Nội dung giám sát thi công xây dựng công trình: Theo Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 [3] thì nội dung công tác giám sát thi công gồm: a) Thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân trong hệ thống quản lý chất lượng của chủ đầu tư, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình, cho các nhà thầu có liên quan biết để phối hợp thực hiện; b) Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại Điều 107 của Luật Xây dựng; c) Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm: Nhân lực, thiết bị thi công, phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình; d) Kiểm tra biện pháp thi công xây dựng của nhà thầu so với thiết kế biện pháp thi công đã được phê duyệt; đ) Xem xét và chấp thuận các nội dung do nhà thầu trình quy định tại Khoản 3 Điều 25 Nghị định này và yêu cầu nhà thầu thi công chỉnh sửa các nội dung này trong quá trình thi công xây dựng công trình cho phù hợp với thực tế và quy định của hợp đồng. Trường hợp cần thiết, chủ đầu tư thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng với các nhà thầu về việc giao nhà thầu giám sát thi công xây dựng lập và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đối với các nội dung nêu trên; e) Kiểm tra và chấp thuận vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình; g) Kiểm tra, đôn đốc nhà thầu thi công xây dựng công trình và các nhà thầu khác triển khai công việc tại hiện trường theo yêu cầu về tiến độ thi công của công trình; h) Giám sát việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường đối với các công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; giám sát các biện pháp đảm bảo an toàn đối với công trình lân cận, công tác quan trắc công trình; 7 i) Giám sát việc đảm bảo an toàn lao động theo quy định của quy chuẩn, quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật về an toàn lao động; k) Đề nghị chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh thiết kế khi phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế; l) Tạm dừng thi công đối với nhà thầu thi công xây dựng khi xét thấy chất lượng thi công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công không đảm bảo an toàn; chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình và phối hợp xử lý, khắc phục sự cố theo quy định của Nghị định này; m) Kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu; kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công; n) Tổ chức thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định tại Điều 29 Nghị định này; o) Thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng để chuyển bước thi công, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định; kiểm tra và xác nhận khối lượng thi công xây dựng hoàn thành; p) Tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng; q) Thực hiện các nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây dựng. 1.2. Vai trò của công tác giám sát thi công xây dựng công trình đến hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình 1.2.1. Thực trạng công tác quản lý chất lượng và công tác giám sát thi công xây dựng hiện nay Trong thời gian qua, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng được các cơ quan quản lý nhà nước, các chủ đầu tư và các đơn vị liên quan quan tâm chỉ đạo thực hiện. Nhiều công trình xây dựng hoàn thành, đảm bảo các yêu cầu về chất lượng đã phát huy hiệu quả đầu tư, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều công trình xây dựng chất lượng thấp, cá biệt có công trình vừa xây dựng xong đã xuống cấp, hư hỏng gây bức xúc trong xã hội, làm lãng phí tiền của, không phát huy được hiệu quả vốn đầu tư. Nguyên nhân chủ yếu do các chủ đầu tư, các tổ chức tư vấn, các nhà thầu tham gia quản lý về xây dựng công trình không tuân thủ nghiêm túc các quy định quản lý từ khâu khảo sát, lập dự án đầu tư đến thi công 8 xây dựng và kiểm tra chứng nhận sự phù hợp chất lượng, nghiệm thu, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng. Hệ thống quản lý chất lượng công trình xây dựng từ tỉnh đến cơ sở còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ và chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành. Điều kiện năng lực của các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động xây dựng chưa đáp ứng yêu cầu. Thực tế hoạt động và những vấn đề còn tồn tại của các chủ thể trực tiếp tham gia hoạt động quản lý chất lượng công trình xây dựngtrong các bước chuẩn bị đầu tư dự án (lập dự án, lập nhiệm vụ, đề cương...), thiết kế công trình, thi công và nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng. Đối với chủ đầu tư: Chưa chấp hành đúng trình tự thủ tục xây dựng, phó mặc cho tư vấn, nhà thầu thi công; Với việc thực thi pháp luật trong thực tế còn hạn chế, đặc biệt đối với dự án sử dụng vốn ngân sách, chủ đầu tư vẫn còn dễ bị hiểu là “Ông chủ hờ”. Họ chưa bị ràng buộc thật sự chặt chẽ về pháp luật và chưa thực hiện nghiêm túc chế độ quản lý chất lượng, biết nhưng vẫn làm (cố tình lựa một số đơn vị tư vấn không đủ điều kiện năng lực hành nghề hoạt động xây dựng để ký kết hợp đồng; tìm những nhà thầu thi công không đảm bảo điều kiện năng lực tài chính, chuyên môn...vì lợi ích cá nhân nào đó). Đối với các tổ chức tư vấn xây dựng: Hiện nay thiếu các tư vấn chất lượng cao ở tầm vĩ mô trong việc đề xuất các chủ trương đầu tư xây dựng, quy hoạch, lập dự án, đề xuất các giải pháp kỹ thuật công nghệ chính xác, hợp lý, khả thi; Trong nhiều trường hợp đã để xảy ra các sai sót, phải điều chỉnh cho quá trình xây dựng gây tốn kém, lãng phí, ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình. Nhiều tổ chức tư vấn do đòi hỏi bức bách của công việc mà hình thành, chưa có những định hướng, chiến lược phát triển rõ rệt. Các Công ty tư vấn xuất hiện tràn lan, đã bắt đầu có hiện tượng một số doanh nghiệp tư vấn về việc thực hiện dịch vụ theo kiểu môi giới hoặc thuê mượn, thiếu thực lực gây hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động tư vấn. 9 Trong 2 năm gần đây số lượng các công ty tư vấn phát triển tràn lan nhưng năng lực thì lại yếu kém, còn nhiều hạn chế và chưa làm tròn trách nhiệm, còn vi phạm nguyên tắc quản lý đầu tư xây dựng. Tất cả các đơn vị tư vấn trên địa bàn đều không có hệ thống quản lý chất lượng; Trên thực tế cho thấy hầu hết các sai sót, khiếm khuyết trong xây dựng đều có liên quan đến tư vấn xây dựng, nhất là trong thiết kế. Sai sót của tư vấn thiết kế có trường hợp dẫn đến hậu quả lâu dài khó khắc phục. Tuy rằng kinh phí cho công tác tư vấn xây dựng không nhiều nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn. Những thiếu sót, sai lầm của công tác tư vấn xây dựng thuộc phạm trù chất xám nên khó phát hiện nhưng điểm lại các nguyên nhân dễ nhận thấy nhất đó là: Với tư vấn thiết kế: Phần lớn các đơn vị tư vấn thiếu các cá nhân chủ trì thiết kế theo đúng các chuyên ngành phù hợp, điều kiện năng lực hành nghề hoạt động xây dựng còn hạn chế (vẫn còn tình trạng mượn chứng chỉ: 01 ông kiến trúc sư có chứng chỉ thiết kế có trong hồ sơ năng lực của nhiều công ty tư vấn); do thiếu về năng lực hành nghề chuyên môn vì vậy thiết kế không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, dẫn đến chất lượng sản phẩm hồ sơ rất kém (vì không có sự đầu tư nghiên cứu, chủ yếu là coppy từ các công trình tưng tự, điển hình; tác giả chủ yếu là những kỹ sư mới ra trường, chưa có kinh nghiệm...); đa số các đơn vị tư vấn thiết kế không có bộ phận kiểm tra KCS; các đơn vị tư vấn thiết kế thường không có sự giám sát tác giả và từ trước tới nay chưa có công trình nào được thiết kế lập quy trình bảo trì hoặc biệm pháp thi công chỉ đạo. + Trong bước thiết kế kỹ thuật (Thiết kế bản vẽ thi công): Công tác khảo sát điều tra địa chất, thủy văn không chính xác (Trong công tác này hầu hết lại không được Ban QLDA nghiệm thu tại hiện trường mà chỉ nghiệm thu trên hồ sơ). Các giải pháp thiết kế đưa ra ở một số dự án không phù hợp, các công trình đang thi công dở dang phải thay đổi giải pháp kỹ thuật, phải tạm dừng để điều chỉnh thiết kế hoặc thiết kế bổ sung… + Các biểu hiện về chất lượng khi công trình thi công xong đưa vào sử dụng đã xảy ra hiện tượng nứt, lún, sụt trượt, xử lý nước ngầm… như các dự án nêu trên. Không thể nói chỉ do sai sót của đơn vị thi công mà còn là do sai sót của thiết kế gây ra. Giám sát tác giả của tư vấn thiết kế: 10 Mới chỉ thực hiện ở dự án do Tư vấn trong nước thiết kế, nhưng nhìn chung việc giám sát tác giả của Tư vấn thiết kế cũng chưa nghiêm túc, trách nhiệm về sản phẩm thiết kế chưa cao, chưa chịu trách nhiệm đến cùng đối với sản phẩm thiết kế của mình. + Với tư vấn khảo sát: còn nhiều bất cập vẫn mang tính hình thức; có nhiều Kết quả khảo sát không phản ánh đúng thực tế; phương án khảo sát hầu như không có nhiệm vụ khảo sát được phê duyệt; quá trình khảo sát không được nghiệm thu; có đơn vị khảo sát lợi dụng báo cáo khảo sát của công trình lân cận để đưa ra kết quả khảo sát hoặc chỉ khảo sát một hai vị trí sau đó nội suy cho các vị trí còn lại,... + Với tư vấn giám sát: Đây là khâu quan trọng trong hoạt động quản lý chất lượng, chất lượng công trình có được bảo đảm phụ thuộc nhiều vào đội ngũ TVGS. Tư vấn giám sát thay mặt Chủ đầu tư (Ban QLDA) để giám sát thi công; chấp nhận khối lượng, chất lượng của nhà thầu thi công; chấp thuận biện pháp thi công để nhà thầu thực hiện; thay mặt chủ đầu tư đề xuất quyết định việc xử lý kỹ thuật ở hiện trường. Do vậy, ở những dự án có chất lượng cao, thi công an toàn là những dự án Tư vấn giám sát đã làm đúng chức trách của mình và ngược lại. + Đánh giá về lực lượng TVGS: Lực lượng TVGS tuy đông về số lượng nhưng còn thiếu nhiều chuyên gia giỏi. Nguyên nhân chủ yếu do năng lực của các kỹ sư tư vấn giám sát và chế độ chính sách của Nhà nước đối với công tác TVGS chưa được coi trọng, chưa có cơ chế thu hút và chế độ đãi ngộ phù hợp với trách nhiệm và quyền hạn của TVGS; Chưa có biện pháp quản lý chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát, kiểm soát năng lực hành nghề và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ tư vấn giám sát. + Hoạt động giám sát chất lượng của Tư vấn được thực hiện chưa đầy đủ, TVGS chưa thực hiện nghiêm túc chức trách, nhiệm vụ của mình, không kiểm soát được chất lượng công trình trong quá trình thi công của nhà thầu; không bám sát hiện trường để kịp thời xử lý các phát sinh bất hợp lý, chưa kiên quyết xử ký các vi phạm về chất lượng trong quá trình thực hiện dự án. Đối với nhà thầu thi công xây dựng: Vẫn còn có nhà thầu không có cán bộ kỹ thuật, không có chỉ huy trưởng công trình theo quy định, hoặc bố trí cán bộ chỉ huy trưởng công trường không đúng với hồ sơ dự thầu... đa số các nhà thầu chưa quan tâm đến biện pháp thi công, hệ thống quản lý chất lượng nội bộ, không bố trí đủ cán bộ giám 11 sát nội bộ, thậm chí khoán trắng cho đội thi công và tư vấn giám sát; Biện pháp thi công trong hồ sơ dự thầu chỉ là hình thức, chưa đưa ra được các biện pháp sát thực để phục vụ thi công, chỉ đạo thi công một cách khoa học. Đây là những nguyên nhân tiềm ẩn làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng công trình xây dựng, gây thất thoát, lãng phí, giảm hiệu quả vốn đầu tư. Hiện nay cán bộ thực hiện công tác giám sát thi công của một số dự án còn yếu về năng lực, hiểu biết về Pháp luật xây dựng còn hạn chế, đặc biệt là nhận thức được tầm quan trọng của công tác Quản lý chất lượng CTXD; - Tư vấn giám sát chưa bám vào nhiệm vụ giám sát và hợp đồng giám sát để thực hiện công tác giám sát thi công. Chưa giúp Chủ đầu tư kiểm tra điều kiện năng lực của các nhà thầu so với Hồ sơ trúng thầu (Bộ máy chỉ đạo thi công, nhân lực, máy móc, thiết bị thi công, biện pháp thi công công trình, an toàn lao động, PCCC và chất lượng vật tư, vật liệu đưa vào xây dựng...). Chưa kiểm tra, kiểm soát được Hồ sơ quản lý chất lượng: Ghi chép Nhật ký giám sát chưa thể hiện được đầy đủ công tác quản lý chất lượng của chủ đầu tư; Không nhận xét hoặc không thường xuyên đánh giá chất lượng sau mỗi ngày hoặc mỗi ca làm việc trong nhật ký công trình; không kiểm tra kiểm soát các tài liệu làm căn cứ nghiệm thu dẫn đến các Biên bản nghiệm thu không đảm bảo quy định hiện hành. Hầu hết các công trình Biên bản nghiệm thu công việc, giai đoạn thiếu các căn cứ nghiệm thu, và các thông số kỹ thuật thi công thực tế của đối tượng nghiệm thu, cá biệt còn có những công trình áp dụng sai tiêu chuẩn kỹ thuật. Hồ sơ quản lý chất lượng chưa được quan tâm, chưa thể hiện được chất lượng thi công công trình. Công tác lập hồ sơ QLCL chỉ mang tính hình thức, chưa phản ánh được các thông số kỹ thuật thực tế của công trình. Một số nhà thầu Tư vấn khi thực hiện nhiệm vụ giám sát không kiểm tra, kiểm soát và theo dõi chặt chẽ, hoạt động của cán bộ được cử làm công tác này, việc lưu trữ hồ sơ quản lý chất lượng (Nhật ký giám sát, các báo cáo chất lượng, các văn bản đề xuất, kiến nghị, các thay đổi bổ sung, các biên bản nghiệm thu) hầu hết chưa được các đơn vị tư vấn giám sát quan tâm;bố trí cán bộ giám sát không đúng chuyên ngành phù hợp, chưa có chứng chỉ hành nghề giám sát, bố trí một tư vấn giám sát đồng thời trong cùng 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan