Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đề xuất giải pháp hoàn thiện các quy trình quản lý dự án tại tổng công ty 319 ...

Tài liệu đề xuất giải pháp hoàn thiện các quy trình quản lý dự án tại tổng công ty 319 chi nhánh miền nam

.PDF
132
2
80

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI ĐẶNG THẾ VINH ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY TRÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI TỔNG CÔNG TY 319 CHI NHÁNH MIỀN NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Tp. Hồ Chí Minh - 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI ĐẶNG THẾ VINH ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY TRÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI TỔNG CÔNG TY 319 CHI NHÁNH MIỀN NAM CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ XÂY DỰNG MÃ SỐ : 60580302 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. ĐINH TUẤN HẢI Tp. Hồ Chí Minh - 2015 i LỜI CẢM ƠN Trước hết tôi xin bày tỏ lòng kính trọng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Đinh Tuấn Hải, người đã dành rất nhiều thời gian, tâm huyết hướng dẫn và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, Thầy Cô Khoa Công trình, Phòng Quản lý khoa học và Đào tạo Sau đại học, Đại học Thủy Lợi đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi biết ơn sâu sắc đến tất cả những người đã cho tôi sự trợ giúp trong việc có được các thông tin và dữ liệu liên quan đến nghiên cứu. Cuối cùng nhưng không kém quan trọng, tôi biết ơn gia đình tôi, người đã hỗ trợ cho tôi vật chất và tinh thần trong suốt thời gian học của tôi. Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, đó chính là sự giúp đỡ quý báu nhất để tôi có thể cố gắng hoàn thiện hơn trong quá trình nghiên cứu và công tác sau này. Tôi xin chân thành cảm ơn. TP. HCM, Ngày … tháng 4 năm 2015 Người thực hiện luận văn Đặng Thế Vinh ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài Luận văn thạc sĩ: “Đề xuất giải pháp hoàn thiện các quy trình quản lý dự án tại Tổng Công ty 319 – Chi nhánh Miền Nam”, các tài liệu thu thập và kết quả nghiên cứu được thể hiện hoàn toàn trung thực và chưa được công bố ở bất kỳ nghiên cứu nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về nghiên cứu của mình. TP. HCM, Ngày …. tháng 4 năm 2015 Người thực hiện luận văn Đặng Thế Vinh iii Danh mục các hình Hình 1.1: Mô hình hóa các yếu tố của chất lượng tổng hợp Hình 1.2: Các yếu tố tạo nên chất lượng công trình Hình 1.3: Quy trình QLCLCTXD theo NĐ 15/2013/NĐ-CP ngày 6/2/2013 Hình 1.4: Công trình Hầm Hải Vân Hình 1.5: Khu đô thị mới Sala, Quận 2, TP.HCM Hình 1.6: Sập giáo chống Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông & Đường lún, nứt cao tốc TP HCM - Trung Lương Hình 1.7: Đặc điểm áp dụng ISO 9001 trong xây dựng Hình 1.8: Lưu đồ mẫu quy trình quản lý Hình 2.1: Sơ đồ Mô hình QLCLCT xây dựng ở Việt Nam Hình 2.2: Mô hình quản lý theo quá trình của hệ thống Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức và triển khai nhân sự tại Tổng Công ty 319 - CNMN Hình 3.2: Sơ đồ quy trình nghiên cứu Hình 3.3: Sơ đồ quy trình khảo sát bằng bảng câu hỏi Hình 3.4 : Hệ thống tổ chức hoạt động giám sát chất lượng công trình Hình 3.5: Sơ đồ quy trình quản lý chất lượng công trình Hình 3.6: Hệ Shoring - Công trình Văn phòng Yên Thế, Tân Bình, TP.HCM Hình 3.7: Quy trình kiểm tra chất lượng vật tư Hình 3.8: Quy trình triển khai thi công Hình 3.9: Mô hình tổ chức Quản lý chất lượng của Nhà thầu thi công trên công trường Hình 3.10: Quy trình nghiệm thu chung Hình 3.11: Quy trình kiểm soát chất lượng phần móng iv Hình 3.12: Quy trình kiểm soát chất lượng phần cột Hình 3.13: Quy trình kiểm soát chất lượng phần sàn, dầm, mái, sênô Hình 3.14 Quy trình kiểm soát chất lượng chất lượng sơn nước Hình 3.15: Quy trình kiểm soát chất lượng chất lượng ốp gạch tường Hình 3.16 : Quy trình kiểm soát chất lượng chất lượng lát nền Hình 3.17: Quy trình kiểm soát chất lượng chất lượng hoàn thiện trần Hình 3.18 : Quy trình kiểm soát chất lượng lắp dựng kết cấu thép Hình 3.19: Quy trình quản lý chất lượng vật liệu đầu vào Danh mục các bảng Bảng 3.1: Kết quả khảo sát các nhóm ảnh hưởng đến việc vận hành, áp dụng quy trình quản lý chất lượng trong giai đoạn thi công xây lắp tại Tổng Công ty 319 – Chi nhánh Miền Nam hiện tại. Bảng 3.2: Cơ cấu tổ chức lao động Tổng Công ty 319 – CN Miền Nam. Bảng 3.3: Một số quá trình và mục tiêu tham khảo Danh mục các chữ viết tắt QLNN : Quản lý nhà nước QT : Quy trình QLCL : Quản lý chất lượng CNMN : Chi nhánh Miền Nam HTQLCL : Hệ thống quản lý chất lượng HCTC : Hành chính tổ chức TVTK : Tư vấn thiết kế NTTC : Nhà thầu thi công TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TVGS : Tư vấn giám sát TVGS : Tư vấn giám sát CĐT : Chủ đầu tư CĐT : Chủ đầu tư TVQLDA : Tư vấn quản lý dự án v MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1  1.  Tính cấp thiết của đề tài .................................................................... 1  2.  Mục đích của đề tài. .......................................................................... 1  3.  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. .................................... 1  4.  Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu. ....................................... 2  CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG XÂY DỰNG .......................................................................................................................3 1.1.  Tổng quan về chất lượng công trình xây dựng .......................................... 3  1.1.1.  Giới thiệu chung về chất lượng .......................................................... 3  1.1.2.  Khái niệm về chất lượng và chất lượng công trình xây dựng .............. 4  1.1.2.1. Khái niệm về chất lượng ................................................................. 4  1.1.2.2. Khái niệm về chất lượng công trình xây dựng ................................. 5  1.2.  Tổng quan về quản lý chất lượng công trình xây dựng ............................. 7  1.2.1.  Quản lý chất lượng............................................................................. 7  1.2.2.  Quản lý chất lượng công trình xây dựng ............................................ 8 1.2.3.  Công tác quản lý chất lượng xây dựng ở các nước và Việt Nam ........ 9 1.2.3.1. Công tác quản lý chất lượng xây dựng ở các nước........................... 9 1.2.3.2. Chất lượng và QLCL công trình xây dựng ở Việt Nam ................. 13 1.3.  Hệ thống quản lý chất lượng trong xây dựng .......................................... 17  1.3.1.  Giới thiệu chung về hệ thống quản lý chất lượng trong xây dựng ... 17  1.3.2.  Quy trình quản lý chất lượng ........................................................... 19  1.3.2.1. Quy trình quản lý chất lượng ..................................................... 19         1.3.2.2. Vai trò của quy trình trong quản lý chất lượng .......................... 21  1.3.2.3. Khó khăn trong quá trình thực hiện quy trình QLCL ................. 22 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................ 24  CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY LẮP ĐỐI VỚI NHÀ THẦU THI CÔNG .............................................................................................................25 vi 2.1. Cơ sở khoa học về quản lý chất lượng công trình xây dựng……………25 2.2.  Cơ sở pháp lý nhà nước về quản lý chất lượng công trình xây dựng ....... 26  2.2.1.  Quản lý Nhà nước về chất lượng công trình ..................................... 26  2.2.1.1. Nội dung quản lý Nhà nước về chất lượng công trình .................... 26  2.2.1.2. Mô hình Nhà nước quản lý công trình xây dựng ............................ 28  2.2.1.3. Luật xây dựng ............................................................................... 29  2.2.1.4. Nghị định, thông tư về QLCL công trình xây dựng ....................... 30  2.2.2. Quy chuẩn, tiêu chuẩn về QLCL công trình xây dựng ......................... 31 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng ................... 32 2.3.1.  Các yếu tố khách quan ..................................................................... 32  2.3.2.  Các yếu tố chủ quan ......................................................................... 32  2.4.  Vai trò và trách nhiệm của nhà thầu thi công về QLCL công trình.......... 33 2.5.  Một số phương pháp và mô hình quản lý chất lượng .............................. 36 2.5.1.  Kiểm tra chất lượng (Inspection)...................................................... 36  2.5.2.  Kiểm soát chất lượng – QC (Quality Control) .................................. 36  2.5.3.  Đảm bảo chất lượng QA (Quality Assurance) ................................. 37  2.5.4.  Kiểm soát chất lượng toàn diện – TQC (Total Quality Control) ....... 37  2.5.1.  Quản lý chất lượng toàn diện (Total Quality Management) .............. 38  2.5.2.  Quản lý chất lượng theo ISO ............................................................ 39  KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................ 42 CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN CÁC QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY LẮP TẠI TỔNG CÔNG TY 319 – CHI NHÁNH MIỀN NAM....................................................43 3.1.  Giới thiệu chung về Tổng Công ty 319 ................................................... 43  3.1.1.  Thông tin chung ............................................................................... 43  3.1.2.  Lịch sử hình thành và phát triển ....................................................... 43  3.1.3.  Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty .................................... 45  3.1.4.  Chính sách chất lượng...................................................................... 45 3.1.5.  Sơ đồ tổ chức của đơn vị .................................................................. 46 vii 3.2.  Phương pháp nghiên cứu khảo sát và thu thập số liệu ............................. 48  3.2.1.  Phương pháp nghiên cứu.................................................................. 48  3.2.2.  Khảo sát và kết quả khảo sát thực tế bằng bảng câu hỏi ................... 49  3.2.2.1. Quy trình khảo sát ......................................................................... 49  3.2.2.2.  Đối tượng, phạm vi và nội dung khảo sát ..................................... 49  3.2.2.3. Nội dung bảng câu hỏi khảo sát (xem chi tiết phụ lục I) ................ 50  3.2.2.4.  Phương pháp phân tích số liệu ...................................................... 53 3.2.2.5.  Kết quả khảo sát ........................................................................... 53 3.2.3.  Phân tích theo nhóm ảnh hưởng ....................................................... 60  3.3.  Phân tích thực trạng các quy trình quản lý chất lượng đang được áp dụng tại Tổng Công ty 319 – Chi nhánh Miền Nam .................................................. 64  3.3.1.  Về tổ chức hoạt động giám sát và quy trình quản lý chất lượng công trình của Công ty .......................................................................................... 64  3.3.2.  Về nguồn nhân lực ........................................................................... 70  3.3.3.  Về hệ thống hồ sơ, tài liệu quản lý chất lượng.................................. 72  3.3.4.  Về kiểm soát chất lượng tại dự án .................................................... 74  3.3.5.  Về quản lý vật liệu xây dựng ........................................................... 76  3.4.  Đề xuất hoàn thiện quy trình QLCL công trình xây dựng của đơn vị ...... 78  3.4.1.  Đề xuất chung nhằm hoàn thiện quy trình QLCL công trình xây dựng của đơn vị ..................................................................................................... 78  3.4.2.  Hoàn thiện quy trình quản lý chất lượng của đơn vị ......................... 79  3.4.3.  Hoàn thiện nguồn nhân lực cho hệ thống quản lý ............................. 96  3.4.4.  Hoàn thiện hệ thống quản lý hồ sơ, tài liệu ...................................... 97  3.4.5.  Hoàn thiện một số quy trình kiểm soát chất lượng các công tác chính trong giai đoạn thi công xây lắp của đơn vị ................................................. 100 3.4.6.  Hoàn thiện quy trình quản lý vật liệu đầu vào ................................ 100  KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................................. 103 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................................104  1.  Kết quả đạt được của luận văn ...................................................... 104  viii 2.  Những hạn chế của đề tài .............................................................. 105 3.  Một số kiến nghị............................................................................ 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 107 PHỤ LỤC I .................................................................................................... 109 PHỤ LỤC II .................................................................................................. 113 1 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng và nền kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ sự khủng hoảng này. Các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh khốc liệt để tồn tại trong đó có các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng. Vì vậy đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có sự thay đổi tích cực để có thể tồn tại và phát triển trong thời gian tới dự báo còn nhiều khó khăn. Sự đảm bảo về các mặt như: lợi nhuận, chất lượng, tiến độ, an toàn lao động, vệ sinh môi trường,... là thước đo cho sự thành công của một dự án xây dựng đối với nhà thầu thi công. Một trong những yếu tố quyết định sự thành công đó là việc bắt buộc nhà thầu phải có được một quy trình quản lý phù hợp và nghiêm túc thực hiện theo quy trình đã đề ra. Nhận thức được tầm quan trọng của các quy trình quản lý dự án, đặc biệt là quy trình quản lý chất lượng trong giai đoạn thi công xây lắp đối với một nhà thầu thi công, là nhân viên đang làm việc tại Tổng Công ty 319 – Chi nhánh Miền Nam, cùng với những kiến thức đã được học và kinh nghiệm qua công tác thực tế, tác giả lựa chọn đề tài: “Đề xuất hoàn thiện các quy trình quản lý dự án tại Tổng Công ty 319 – Chi nhánh Miền Nam” làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý xây dựng. 2. Mục đích của đề tài Mục đích nghiên cứu chính của đề tài là tìm ra các giải pháp hữu hiệu và khả thi để hoàn thiện các quy trình quản lý chất lượng trong giai đoạn thi công xây lắp tại Tổng Công ty 319 – Chi nhánh Miền Nam nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu: “Quy trình quản lý chất lượng trong giai đoạn thi công xây lắp tại Tổng Công ty 319 – Chi nhánh Miền Nam”. 2 Phạm vi nghiên cứu: Chỉ giới hạn vào quy trình quản lý chất lượng trong giai đoạn thi công xây lắp các công trình mà Tổng Công ty 319– Chi nhánh Miền Nam tham gia thực hiện. 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cách tiếp cận Tìm hiểu các văn bản pháp luật liên quan đến chất lượng công trình xây dựng; Tình hình quản lý chất lượng trong giai đoạn thi công xây lắp tại Tổng Công ty 319 - Chi nhánh Miền Nam. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn chủ yếu sử dụng kết hợp các phương pháp:  Phương pháp tổng hợp.  Phương pháp khảo sát, phân tích, đánh giá. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG 1.1. Tổng quan về chất lượng công trình xây dựng 1.1.1. Giới thiệu chung về chất lượng Thế nào là một sản phẩm có chất lượng, đây là một đề tài luôn gây ra những tranh cãi phức tạp. Nguyên nhân gây ra những tranh cãi này xuất phát từ nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng của một sản phẩm [7]:  Quan điểm theo hướng sản phẩm thì chất lượng sản phẩm là tổng thể các thuộc tính sản phẩm quy định tính thích dụng sản phẩm để thảo mãn những nhu cầu phù hợp với công dụng của nó.  Quan điểm theo hướng nhà sản xuất thì chất lượng là tổng hợp những tính chất đặc trưng của sản phẩm thể hiện mức độ thỏa mãn các yêu cầu định trước cho nó trong điều kiện kinh tế xã hôi nhất định như sự phù hợp với thị trường, đảm bảo về mặt cạnh tranh, đi kèm theo các chi phí giá cả.  Quan điểm theo hướng thị trường thì theo A.Fêignbaum: ”Chất lượng là những đặc điểm tổng hợp của sản phẩm, dịch vụ khi sử dụng sẽ làm cho sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được mong đợi của khách hàng” Như vậy, chất lượng sản phẩm dù được hiểu theo nhiều cách khác nhau dựa trên những cách tiếp cận khác nhau thì đều có một điểm chung duy nhất đó là sự phù hợp với yêu cầu trên các phương diện như tính năng của sản phẩm và dịch vụ đi kèm, giá cả phù hợp, thời gian, tính an toàn và độ tin cậy. Có thể mô hình hóa các yếu tố của chất lượng tổng hợp như sau [7]: 4 Hình 1.1: Mô hình hóa các yếu tố của chất lượng tổng hợp 1.1.2. Khái niệm về chất lượng và chất lượng công trình xây dựng 1.1.2.1. Khái niệm về chất lượng Theo tiêu chuẩn Nhà nước Liên Xô (15467:70): ”Chất lượng sản phẩm là tổng thể những thuộc tính của nó quy định tính thích dụng của sản phẩm để thỏa mãn những nhu cầu phù hợp với công dụng của nó”, hoặc một định nghĩa khác: ”Chất lượng là một hệ thống đặc trưng nội tại của sản phẩm được xác định bằng những thông số có thể đo được hoặc so sánh được, những thông số này lấy ngay trong sản phẩm đó hoặc giá trị sử dụng của nó”. Theo quan niệm của các nhà sản xuất thì chất lượng là sự hoàn hảo và phù hợp của một sản phẩm/ dịch vụ với một tập hợp các yêu cầu hoặc tiêu chuẩn, qui cách đã được xác định trước chẳng hạn: ”Chất lượng là tổng hợp những tính chất đặc trưng của sản phẩm thể hiện mức độ thỏa mãn các yêu cầu định trước cho nó trong điều kiện kinh tế, xã hội nhất định”. Tổ chức kiểm tra chất lượng châu Âu (European Organization for Quality Control) cho rằng: ”Chất lượng là mức phù hợp của sản phẩm đối với yêu cầu người tiêu dùng” 5 Theo W.E.Deming: ”Chất lượng là mức độ dự đoán trước về tính đồng đều và có thể tin cậy được, tại mức chi phí thấp và được thị trường chấp nhận”. Theo J.M.Juran: ”Chất lượng là sự phù hợp với mục đích hoặc sử dụng”, khác với định nghĩa thường dùng là ”phù hợp với quy cách đề ra”. Theo A.Fêignbaum: ”Chất lượng là những đặc điểm tổng hợp của sản phẩm, dịch vụ khi sử dụng sẽ làm cho sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được mong đợi của khách hàng”. Những năm gần đây, một khái niệm chất lượng được thống nhất sử dụng khá rộng rãi là định nghĩa tiêu chuẩn quốc tế ISO 8402:1994 do Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (ISO) đưa ra, đã được đông đảo các quốc gia chấp nhận (Việt Nam ban hành thành tiêu chuẩn TCVN ISO 8402:1999): ”Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể (đối tượng) đó khả năng thỏa mãn nhu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn”. Thỏa mãn nhu cầu là điều quan trọng nhất trong việc đánh giá chất lượng của bất cứ sả phẩm hoặc dịch vụ nào và chất lượng là phương diện quan trọng nhất của sức cạnh tranh. Theo ISO 9000:2000: ”Chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có của một sản phẩm, hệ thống hoặc quá trình thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan”. Yêu cầu là những nhu cầu hay mong đợi đã được công bố, ngầm hiểu chung hay bắt buộc. Các bên có liên quan bao gồm khách hàng nội bộ – các bộ nhân viên của tổ chức, những người thường xuyên cộng tác với tổ chức, những người cung ứng nguyên vật liệu, luật pháp... .[8] 1.1.2.2. Khái niệm về chất lượng công trình xây dựng Một số những đặc điểm của sản phẩm xây dựng:  Sản phẩm xây dựng là loại sản phẩm luôn được gắn liền với địa điểm xây dựng do khách (chủ đầu tư) chỉ định. Do vậy các hoạt động sản xuất đều phải được huy dộng và tiến hành thực hiện ngay trên hiện trường. Điều này cho thấy việc thi công xây dựng sẽ bị phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu, địa hình tại nơi sản xuất xây dựng công trình. 6  Một sản phẩm xây dựng có thể được hình thành bởi nhiều các phương pháp sản xuất phức tạp khác nhau, thời gian thi công kéo dài. Vị trí của sản phẩm xây dựng cũng không ổn định, có tính chất lưu động cao.  Sản phẩm xây dựng được hình thành bao gồm từ nhiều các hạng mục, tiểu hạng mục công trình mà thành. Nhiều hạng mục công trình sẽ bị che khuất ngay sau khi thi công xong để triển khai các hạng mục tiếp theo. Nên việc kiểm tra giám sát chất lượng công trình phải được thực hiện theo trình tự phù hợp với đặc điểm của sản phẩm xây dựng.  Sản phẩm xây dựng có tính đơn chiếc, theo đơn đặt hàng, được người mua (chủ đầu tư) đặt trước và giá của sản phẩm cũng được hình thành trước khi sản xuất. Trong quá trình sản xuất thực hiện luôn có sự giám sát chất lượng của chủ đầu tư và cũng thường có những thay đổi về mẫu mã, hình thức cũng như chất lượng (thiết kế) của sản phẩm, nhằm đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư và đáp ứng được các yêu cầu thực tế đề ra. Vì vậy, chất lượng sản phẩm xây dựng ngoài những đặc tính như đáp ứng mong đợi của khách hàng – chủ đầu tư, thỏa mãn những nhu cầu đã được công bố hoặc còn tiềm ẩn thì nó còn phải đáp ứng được các yêu cầu như:  Đáp ứng được các yêu cầu chất lượng hồ sơ của công trình đã quy định trong Luật xây dựng và các văn bản dưới luật, cũng như các qui trình qui phạm hiện hành.  Yêu cầu phù hợp với qui hoạch xây dựng của khu vực, phù hợp với đặc điểm tự nhiên xã hội tại địa điểm xây dựng.  Phải đảm bảo an toàn cho các công trình lân cận, đảm bảo vệ sinh tài nguyên môi trường cho địa bàn thi công công trình. Như vậy khái niệm về chất lượng công trình xây dựng có thể được hiểu: ”Chất lượng công trình xây dựng là những yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ thuật và mỹ thuật của công trình phù hợp với Quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và hợp đồng giao nhận thầu xây dựng”. [8] 7 Chất lượng công trình xây dựng = An toàn Bền vững Kỹ thuật Mỹ thuật + Quy chuẩn Tiêu chuẩn Quy phạm PL Hợp đồng Hình 1.2: Các yếu tố tạo nên chất lượng công trình 1.2. Tổng quan về quản lý chất lượng công trình xây dựng 1.2.1. Quản lý chất lượng Quản lý chất lượng có thể được hiểu là tổng thể các biện pháp kinh tế, kỹ thuật, hành chính tác động lên toàn bộ quá trình hoạt động của một tổ chức hay một doanh nghiệp để đạt hiệu quả cao nhất về chất lượng với chi phí thấp nhất. Ngày nay, quản lý chất lượng đã mở rộng tới tất cả hoạt động, từ sản xuất đến quản lý, dịch vụ trong toàn bộ chu trình sản phẩm. Điều này được thể hiện qua một số định nghĩa như sau:  “Quản lý chất lượng là xây dựng, bảo đảm và duy trì mức chất lượng tất yếu của sản phẩm khi thiết kế, chế tạo, lưu thông và tiêu dung. Điều này được thực hiện bằng cách kiểm tra chất lượng một cách hệ thống, cũng như những tác động hướng đích tới các nhân tố và điều kiện ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm” (Tiêu chuẩn Liên Xô – 1970).  “Quản lý chất lượng là ứng dụng các phương pháp, thủ tục và kiến thức khoa học kỹ thuật bảo đảm cho các sản phẩm sẽ hoặc đang sản xuất phù hợp với thiết kế, với yêu cầu trong hợp đồng bằng con đường hiệu quả nhất” (A.Robertson – Anh).  “Đó là một hệ thống hoạt động thống nhất có hiệu quả của những bộ phận khác nhau trong một tổ chức, chịu trách nhiệm triển khai hững tham số chất lượng, duy trì và nâng cao nó để đảm bảo sản xuất và tiêu dùng một cách kinh tế nhất, thỏa mãn nhu cầu của tiêu dùng” (A.Feigenbaum – Mỹ). 8  “Quản lý chất lượng là hệ thống các biện pháp tạo điều kiện sản xuất kinh tế nhất những sản phẩm hoặc những dịch vụ có chất lượng thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng” (Kaoru Ishikawa – Nhật).  Theo ISO 8402 : 1999: “Quản lý chất lượng là những hoạt động của chức năng quản lý chung nhằm xác định chính sách chất lượng và thực hiện thông qua các biện pháp như lập kế hoạch chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong hệ thống chất lượng”.  Theo ISO 9000 : 2000: “Quản lý chất lượng là hoạt động phối hợp với nhau để diều hành và kiểm soát một tổ chức về mặt chất lượng”. [8] 1.2.2. Quản lý chất lượng công trình xây dựng Quản lý chất lượng công trình xây dựng là một chuỗi các công việc và hành động được hệ thống nhằm hướng dẫn, theo dõi và kiểm soát công trình xây dựng để mang tới hiệu quả tốt nhất cho chất lượng công trình xây dựng. CÔNG TÁC CÔNG TÁC CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUẢN LÝ QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHẤT LƯỢNG CHẤT LƯỢNG CHẤT LƯỢNG BẢO HÀNH KHẢO SÁT THIẾT KẾ THI CÔNG XÂY DỰNG XÂY DỰNG XÂY DỰNG Hình 1.3: Quy trình QLCLCTXD theo NĐ 15/2013/NĐ-CP ngày 6/2/2013 Rộng hơn chất lượng công trình xây dựng không chỉ từ gốc độ của bản thân sản phẩm và người hưởng thụ sản phẩm xây dựng mà còn cả trong quá trình hình thành sản phẩm xây dựng đó với các vấn đề liên quan khác. Một số vấn đề cơ bản đó là:  Chất lượng công trình xây dựng cần được quan tâm ngay từ khâu hình thành ý tưởng về xây dựng công trình, từ khâu quy hoạch, lập dự án, đến khảo sát, thiết kế, thi công,…đến giai đoạn khai thác sử dụng. Chất lượng công trình xây dựng thể hiện ở chất lượng quy hoạch xây dựng, chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình, chất lượng khảo sát, chất lượng thiết kế,… 9  Chất lượng công trình tổng thể phải được hình thành từ chất lượng của nguyên vật liệu, cấu kiện, chất lượng của công việc xây dựng riêng lẻ, của các bộ phận, hạng mục công trình.  Các tiêu chuẩn kỹ thuật không chỉ thể hiện ở các kết quả thí nghiệm, kiểm định nguyên vật liệu, cấu kiện, máy móc thiết bị mà còn ở quá trình hình thành và thực hiện các bước công nghệ thi công, chất lượng các công việc của đội ngũ công nhân, kỹ sư lao động trong quá trình thực hiện các hoạt động xây dựng.  Vấn đề an toàn không chỉ là trong khâu khai thác, sử dụng đối với người thụ hưởng công trình mà cả trong giai đoạn thi công xây dựng đối với đội ngũ công nhân, kỹ sư xây dựng,…  Vấn đề môi trường cần được chú ý không chỉ từ gốc độ tác động của dự án tới các yếu tố môi trường mà còn cả các tác động theo chiều ngược lại, tức là tác động của các yếu tố môi trường tới quá trình hình thành dự án. 1.2.3. Công tác quản lý chất lượng xây dựng ở các nước và Việt Nam: 1.2.3.1. Công tác quản lý chất lượng xây dựng ở các nước: Chất lượng công trình xây dựng là những yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ thuật và mỹ thuật của công trình nhưng phải phù hợp với quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và hợp đồng kinh tế. Chất lượng công trình xây dựng không những liên quan trực tiếp đến an toàn sinh mạng, an ninh công cộng, hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình mà còn là yếu tố quan trọng bảo đảm sự phát triển của mỗi quốc gia. Do vậy, quản lý chất lượng công trình xây dựng là vấn đề được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm.  Quản lý chất lượng xây dựng ở Pháp: Nước Pháp đã hình thành một hệ thống pháp luật tương đối nghiêm ngặt và hoàn chỉnh về quản lý giám sát và kiểm tra chất lượng công trình xây dựng. Ngày nay, nước Pháp có hàng chục công ty kiểm tra chất lượng công trình rất mạnh, đứng độc lập ngoài các tổ chức thi công xây dựng. Pháp luật của Cộng hòa Pháp quy định các công trình có trên 300 người hoạt động, độ cao hơn 28 m, nhịp rộng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan