Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cho ban quản lý các dự án xây dựng ...

Tài liệu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cho ban quản lý các dự án xây dựng cơ bản thuộc ngành nông nghiệp và ptnn tỉnh bình phước

.PDF
120
4
124

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI PHẠM NGỌC NAM ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN THUỘC NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỈNH BÌNH PHƯỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ Tp. Hồ Chí Minh - 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI PHẠM NGỌC NAM ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN THUỘC NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỈNH BÌNH PHƯỚC CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ XÂY DỰNG MÃ SỐ: 60.58.03.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. ĐINH TUẤN HẢI Tp. Hồ Chí Minh - 2015 Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Thủy Lợi LỜI CẢM ƠN Luận văn tốt nghiệp là thành quả cuối cùng thể hiện những nổ lực và cố gắng của học viên cao học trong suốt quá trình 2 năm học tập. Để có được ngày hôm nay, em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến toàn thể các thầy cô giáo trường Đại học Thuỷ Lợi, đặc biệt là các thầy cô bộ môn Quản lý xây dựng đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức quý báu, thực tế cũng như phương pháp nghiên cứu khoa học để bắt kịp với xu thế phát triển chung của đất nước. Cho em gửi lời cảm ơn đến PGS.TS. Đinh Tuấn Hải, người thầy hướng dẫn đã tận tâm chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình làm luận văn để em có thể hoàn thành đề tài này. Những ý kiến đóng góp, hướng dẫn của thầy là rất quan trọng đối với luận văn. Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô. Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc sự giúp đỡ của các đồng nghiệp tại Ban quản lý các dự án ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Phước, các Đơn vị tư vấn... Ban Giám hiệu Trường Đại học Thủy Lợi, Khoa đại học và sau đại học Trường Đại học Thủy Lợi, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS. Đinh Tuấn Hải trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành đề tài này. Xin trân trọng cảm ơn./. Học viên Phạm Ngọc Nam Lớp K20-QLXD-CS2 Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Thủy Lợi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận văn Phạm Ngọc Nam Học viên Phạm Ngọc Nam Lớp K20-QLXD-CS2 Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Thủy Lợi MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................... 2 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài ......................................................... 2 5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 3 6. Kết quả dự kiến đạt được .................................................................................... 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỂ DỰ ÁN XÂY DỰNG, QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG VÀ BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG ................................................4 1.1. Tổng quan về dự án xây dựng .......................................................................4 1.1.1. Khái niệm dự án xây dựng. ......................................................................4 1.1.2. Đặc trưng của dự án xây dựng ...............................................................7 1.1.3. Trình tự đầu tư dự án xây dựng ..............................................................8 1.2.Những vấn đề chung về quản lý dự án xây dựng ........................................ 9 1.2.1.Khái niệm quản lý dự án xây dựng. ......................................................... 9 1.2.2. Nội dung quản lý dự án xây dựng .......................................................... 9 1.2.3 Hình thức tổ chức quản lý dự án xây dựng .......................................... 11 1.2.4. Các mục tiêu của quản lý dự án xây dựng ........................................... 12 1.2.5. Các giai đoạn quản lý dự án xây dựng ................................................ 15 1.3 Giới thiệu về Ban quản lý dự án ................................................................. 17 1.3.1 Giới thiệu chung về ban quản lý dự án ................................................. 17 1.3.2 Hình thành và phát triển ban quản lý dự án xây dựng ........................ 19 1.3.3 Tổ chức và hoạt động của Ban QLDA................................................... 21 1.3.4 Điều kiện năng lực đối với Ban QLDA xây dựng ................................. 23 1.3.5 Ban QLDA hiệu quả ............................................................................... 24 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN THUỘC NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỈNH BÌNH PHƯỚC VÀ NHỮNG TỒN TẠI TRONG QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN ................. 26 Học viên Phạm Ngọc Nam Lớp K20-QLXD-CS2 Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Thủy Lợi 2.1 Giới thiệu về ban quản lý các dự án xây dựng cơ bản thuộc ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Phước ..................................................................... 26 2.2 Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý các dự án xây dựng cơ bản thuộc ngành NN & PTNT tỉnh Bình Phước ........................................................................... 28 2.3 Mô hình quản lý các dự án của Ban QLCDA xây dựng cơ bản thuộc ngành NN và PTNT tỉnh Bình Phước ............................................................... 38 2.4. Thực trạng hoạt động và các tồn tại của các dự án đang thực hiện do Ban QLCDA xây dựng cơ bản thuộc ngành NN và PTNT tỉnh Bình Phước quản lý từ năm 2012 đến 2014 ........................................................................... 46 2.4.1 Liệt kê các dự án ................................................................................... 46 2.4.2 Thực trạng hoạt động hiện nay của Ban quản lý các dự án xây dựng cơ bản thuộc ngành NN & PTNT tỉnh Bình Phước từ năm 2012 đến 2014 ......................................................................................................................... 46 2.4.2.1 Tổng hợp nhân lực .............................................................................. 46 2.4.2.2 Hiện trạng quản lý một số dự án điển hình từ nằm 2012 đến 2014 của Ban QLCDA xây dựng cơ bản thuộc ngành NN và PTNT tỉnh Bình Phước .. 47 2.4.2.3. Tổng hợp các dự án đang thực hiện và các tồn tại ............................ 57 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN CỦA CÁC TỒN TẠI TRONG QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN THUỘC NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỈNH BÌNH PHƯỚC .................................................................................................................................. 61 3.1 Phân tích nguyên nhân của các tồn tại trong quá trình quản lý dự án ... 61 3.1.1 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 61 3.1.1.1 Quy trình nghiên cứu ............................................................................ 61 3.1.1.2 Thu thập số liệu .................................................................................... 61 3.1.1.3 Thiết kế bảng câu hỏi chính thức .......................................................... 63 3.1.2 Các giai đoạn nghiên cứu thực tế .......................................................... 64 3.1.2.1. Nghiên cứu sơ bộ ................................................................................ 64 Học viên Phạm Ngọc Nam Lớp K20-QLXD-CS2 Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Thủy Lợi 3.1.2.2 Nghiên cứu chính thức .......................................................................... 72 3.1.3 Phân tích kết quả nghiên cứu tìm ra vấn đề của các nguyên nhân gây ra các tồn tại trong quản lý dự án tại Ban QLCDA xây dựng cơ bản thuộc ngành NN và PTNT tỉnh Bình Phước ............................................................ 80 3.2 Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cho Ban quản lý các dự án xây dựng cơ bản thuộc ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Phước ....... 90 3.2.1. Giải pháp nâng cao năng lực trong công tác giải phóng mặt bằng .... 90 3.2.2 Giải pháp nâng cao năng lực trong bộ máy tổ chức ............................ 93 3.2.3 Giải pháp nâng cao năng lực trong công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu...........................................................................................................................98 3.2.4 Giải pháp nâng cao năng lực trong công tác tư vấn khảo sát, thiết kế 98 3.2.5 Giải pháp nâng cao năng lực trong công tác tạm ứng, thanh quyết toán vốn đầu tư .............................................................................................. 100 3.2.6 Giải pháp nâng cao năng lực trong công tác quản lý chất lượng công trình........................................................................................................................102 3.2.7 Giải pháp Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Ban QLDA.......104 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 106 KIẾN NGHỊ .......................................................................................................... 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 109 Học viên Phạm Ngọc Nam Lớp K20-QLXD-CS2 Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Thủy Lợi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BQL Ban quản lý BQLDA Ban Quản lý dự án QLDA Quản lý dự án QLCDA Quản lý các dự án NN Nông nghiệp PTNT Phát triển nông thôn CĐT Chủ đầu tư BVTC Bản vẽ thi công XDCB Xây dựng cơ bản KSTK Khảo sát thiết kế VBPL Văn bản pháp luật XD Xây dựng TKCS Thiết kế cơ sở ATLĐ An toàn lao động DAĐT Dự án đầu tư gđ Giai đoạn QĐ Quyết định PGĐ Phó Giám Đốc CP Chính phủ GPMB Giải phóng mặt bằng NĐ Nghị định QH Quốc hội BVTC Bản vẽ thi công TP Thành phố TVGS Tư vấn giám sát UBND Ủy ban nhân dân Học viên Phạm Ngọc Nam Lớp K20-QLXD-CS2 Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Thủy Lợi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tổng hợp nhân lực. ................................................................................. 47 Bảng 2.2: Kế hoạch vốn, giá trị thực hiện và công tác giải ngân Dự án sử dụng nước sau hồ thủy điện Cần Đơn (giai đoạn 1). ........................................................ 48 Bảng 2.3: Tóm tắt tiến độ công việc Dự án sử dụng nước sau hồ thủy điện Cần Đơn (giai đoạn 1) ............................................................................................................. 49 Bảng 2.4: Tồn tại Dự án sử dụng nước sau hồ thủy điện Cần Đơn (giai đoạn 1) .... 49 Bảng 2.5: Kế hoạch vốn, giá trị thực hiện và công tác giải ngân Dự án sử dụng nước sau hồ thủy điện Cần Đơn (giai đoạn 2) .................................................................. 50 Bảng 2.6: Tóm tắt tiến độ công việc Dự án sử dụng nước sau hồ thủy điện Cần Đơn (giai đoạn 2) ............................................................................................................. 51 Bảng 2.7 Tồn tại Dự án sử dụng nước sau hồ thủy điện Cần Đơn (gđ 2)………….52 Bảng 2.8: Kế hoạch vốn, giá trị thực hiện và công tác giải ngân Cụm công trình thủy lợi huyện Đồng Phú ......................................................................................... 53 Bảng 2.9: Tóm tắt tiến độ công việc Cụm công trình thủy lợi huyện Đồng Phú..... 53 Bảng 2.10: Tồn tại Cụm công trình thủy lợi huyện Đồng Phú ................................ 54 Bảng 2.11: Kế hoạch vốn, giá trị thực hiện và công tác giải ngân Cụm công trình tưới cấp nước khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư. ........................................................... 55 Bảng 2.12: Tóm tắt tiến độ công việc Cụm công trình tưới cấp nước khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư. ............................................................................................................ 55 Bảng 2.13: Kế hoạch vốn, giá trị thực hiện và công tác giải ngân Công trình hồ chứa nước Sơn Lợi. ........................................................................................................... 56 Bảng 2.14: Tóm tắt tiến độ công việc Công trình hồ chứa nước Sơn Lợi. .............. 57 Bảng 2.15: Tổng hợp các dự án thực hiện . ............................................................. 57 Bảng 2.16: Hiệu quả hoạt động. ............................................................................... 58 Bảng 2.17: Đánh giá nhân sự quản lý. ..................................................................... 58 Bảng 2.18: Các vấn đề tồn tại trong các dự án......................................................... 59 Bảng 3.1: Bảng câu hỏi chính thức ………………………………………………..66 Bảng 3.2: Bảng câu hỏi khảo sát chính thức.............................................................72 Bảng 3.3: Các tồn tại và nguyên nhân dẫn đến tồn tại liên quan đến việc quản lý dự án tại Ban QLCDA xây dựng cơ bản thuộc ngành NN và PTNT tỉnh Bình Phước..80 Học viên Phạm Ngọc Nam Lớp K20-QLXD-CS2 Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Thủy Lợi DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Tam giác mục tiêu .................................................................................... 13 Hình 1.2: Tứ giác mục tiêu ...................................................................................... 13 Hình 1.3: Ngũ giác mục tiêu .................................................................................... 14 Hình 1.4: Lục giác mục tiêu ..................................................................................... 14 Hình 1.5: Các giai đoạn quản lý dự án xây dựng ..................................................... 15 Hình 2.1: Bộ máy tổ chức Ban QLCDA xây dựng cơ bản thuộc ngành NN và PTNT tỉnh Bình Phước........................................................................................................ 29 Hình 2.2: Mô hình QLDA một công trình ............................................................... 38 Hình 3.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu……………………………………… .. .64 Hình 3.2: Mô hình dữ liệu nghiên cứu......................................................................65 Hình 3.3: Bộ máy tổ chức đề xuất.............................................................................93 Học viên Phạm Ngọc Nam Lớp K20-QLXD-CS2 Luận văn Thạc sĩ 1 Trường Đại học Thủy Lợi MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong bối cảnh Việt Nam đang cần huy động tối đa các nguồn vốn hỗ trợ từ chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài trợ song phương và các tổ chức liên quốc gia hoặc liên chính phủ nhằm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2011-2015 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, việc thu hút thành công hay không các nguồn vốn hỗ trợ từ Ngân hàng thế giới phụ thuộc khá nhiều vào việc Việt Nam cần phải thực hiện tốt các dự án được tài trợ thông qua việc thành lập BQLDA xây dựng có chất lượng. Hiện nay, nước ta đang hoàn thiện Nghị định 131 sửa đổi về ban hành quy chế và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, đây sẽ là cơ sở pháp lý nhằm hoàn thiện hơn nữa bộ máy quản lý dự án. Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới về tình hình quản lý các dự án đang được tài trợ bởi nguồn vốn của Ngân hàng thế giới, hiện Ngân hàng thế giới đang có 51 dự án thực hiện tại Việt Nam, có 305 BQL Trung ương và BQL cấp tỉnh, trong đó có 216 BQL địa phương. Xét về tính chuyên nghiệp của BQLDA xây dựng thì các BQLDA xây dựng cấp bộ thường có tính chuyên nghiệp cao hơn, còn BQLDA xây dựng cấp tỉnh hầu hết là hoạt động tạm thời và thường được thành lập riêng cho mỗi dự án mới và một BQLDA xây dựng được phép quản lý nhiều dự án, gây ra sự trùng lắp về chức năng quản lý. BQLDA xây dựng cấp huyện thường mang tính tạm thời, ngắn hạn… (vaco.com.vn) Ban QLCDA xây dựng cơ bản thuộc ngành NN và PTNT tỉnh Bình Phước là đơn vị trực thuộc Sở NN & PTNT tỉnh Bình Phước, đại diện Sở NN & PTNT tỉnh Bình Phước quản lý các dự án do Sở NN & PTNT tỉnh Bình Phước làm Chủ đầu tư với Tổng mức đầu tư trên 7 tỷ đồng. Với nhiệm vụ ấy, Ban QLCDA xây dựng cơ bản thuộc ngành NN và PTNT tỉnh Bình Phước là một trong những cơ quan đóng vai trò quan trọng trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, dù đã nhiều cố gắng, đạt được nhiều thành công trong công tác, được UBND tỉnh và Sở NN & Học viên Phạm Ngọc Nam Lớp K20-QLXD-CS2 Luận văn Thạc sĩ 2 Trường Đại học Thủy Lợi PTNT tỉnh Bình Phước ghi nhận, nhưng công tác QLDA của Ban QLCDA xây dựng cơ bản thuộc ngành NN và PTNT tỉnh Bình Phước vẫn còn nhiều bất cập. Trước thực trạng đó, việc nghiên cưu, “Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cho Ban quản lý các dự án xây dựng cơ bản thuộc ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Phước” trở nên cần thiết và cấp bách. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài này gồm 2 phần: - Đánh giá thực trạng hiệu quả quản lý dự án tại Ban quản lý các dự án xây dựng cơ bản thuộc ngành NN và PTNT tỉnh Bình Phước. - Phân tích nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả quản lý cho Ban quản lý các dự án xây dựng cơ bản thuộc ngành NN và PTNT tỉnh Bình Phước. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài a. Ý nghĩa khoa học Đề tài này đánh giá được các tồn tại và nguyên nhân của các tồn tại, đề xuất được giải pháp cải thiện hiệu quả quản lý tại một BQLDA cụ thể, qua đó cung cấp cơ sở cho các BQLDA hoặc các ban ngành liên quan khác tham khảo. b. Ý nghĩa thực tiễn Việc phân tích chi tiết các tồn tại và nguyên nhân của các tồn tại này dựa trên số liệu tương đối dài hạn, và dựa trên nhiều khía cạnh khác nhau sẽ giúp cho các giải pháp đề xuất thiết thực đối với Ban quản lý các dự án xây dựng cơ bản thuộc ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Phước. Qua đó kết quả của luận văn có thể cung cấp thông tin hữu ích cho địa phương, đồng thời góp phần cung cấp thông tin nhằm cải thiện hiệu quả nói chung cho các các BQLDA khác. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài a. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Ban quản lý các dự án xây dựng cơ bản Học viên Phạm Ngọc Nam Lớp K20-QLXD-CS2 Luận văn Thạc sĩ 3 Trường Đại học Thủy Lợi thuộc ngành NN và PTNT tỉnh Bình Phước. b. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các dự án xây dựng cơ bản thuộc ngành NN và PTNT tỉnh Bình Phước. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu thập cơ sở lý thuyết về quản lý dự án và các thể chế, pháp quy trong xây dựng. - Phương pháp thu thập số liệu hiện trạng. - Phương pháp điều tra khảo sát. - Phương pháp phân tích tổng hợp. 6. Kết quả dự kiến đạt được: - Xác định được các tồn tại mà ban quản lý các dự án xây dựng cơ bản thuộc ngành NN và PTNT tỉnh Bình Phước đang gặp phải trong thời gian từ năm 2012 đến năm 2014. - Xác định được nguyên nhân của các tồn tại mà ban quản lý các dự án xây dựng cơ bản thuộc ngành NN và PTNT tỉnh Bình Phước gặp phải trên cơ sở pháp quy và thực tiễn. - Đề xuất được giải pháp nhằm nâng cao năng lực nhằm quản lý hiệu các dự án của Ban quản lý các dự án xây dựng cơ bản thuộc ngành NN và PTNT tỉnh Bình Phước. Học viên Phạm Ngọc Nam Lớp K20-QLXD-CS2 Luận văn Thạc sĩ 4 Trường Đại học Thủy Lợi CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỂ DỰ ÁN XÂY DỰNG, QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG VÀ BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG. 1.1 Tổng quan về dự án xây dựng. 1.1.1. Khái niệm dự án xây dựng. Để hiểu thế nào là dự án xây dựng, ta phải hiểu thế nào là dự án. Vậy dự án là gì? Có rất nhiều định nghĩa về dự án: Dự án là một quá trình đơn nhất, gồm một tập hợp các hoạt động có phối hợp và được kiểm soát, có thời hạn bắt đầu và kết thúc, được tiến hành để đạt được một mục tiêu phù hợp với các yêu cầu quy định, bao gồm cả các ràng buộc về thời gian, chi phí, và nguồn lực (Nguyễn Bá Uân, 2012). Dự án là sự chi phí tiền và thời gian để thực hiện một kế hoạch nhằm mục đích cho ra một sản phẩm duy nhất (Trịnh Quốc Thắng, 2007). Dự án với tư cách là đối tượng của quản lý, dự án là một nhiệm vụ mang tính chất một lần, có mục tiêu rõ ràng (trong đó bao gồm số lượng, chức năng và tiêu chuẩn chất lượng), yêu cầu phải được hoàn thành trong khoảng thời gian quy định, có dự toán tài chính từ trước và nói chung không được vượt quá dự toán đó. Nói cách khác, dự án là một nhiệm vụ mang tính chất một lần, có mục tiêu đặc biệt và yêu cầu phải được hoàn thành trong một điều kiện ràng buộc nhất định như thời gian, tiền vốn, nguồn lực v.v... Công trình xây dựng là một loại công việc có đặc trưng điển hình của một dự án. Có thể là công trình dân dụng: nhà ở, công trình công cộng, công trình giao thông, thủy lợi: cầu, đường, đê, đập; công trình công nghiệp: các nhà máy v.v đều là một nhiệm vụ mang tính một lần, đều có chức năng và tiêu chuẩn chất lượng đặc biệt, đều có yêu cầu về kỳ hạn của công trình và có dự toán tài chính đã qua phê duyệt, vì vậy, nó đều có thể trở thành đối tượng của quản lý dự án (Viện nghiên cứu và Đào tạo Quản lý, 2012). Học viên Phạm Ngọc Nam Lớp K20-QLXD-CS2 Luận văn Thạc sĩ 5 Trường Đại học Thủy Lợi Dù định nghĩa có khác nhau, nhưng dự án có các điểm chung như sau (Trần Đình Ngô, 2013): - Các dự án đều được thực hiện bởi con người. - Được hoạch định và được kiểm soát. - Mục tiêu được xác định nhằm đáp ứng một nhu cầu riêng biệt. - Kết quả của dự án tạo nên một thể thức mới. - Có thời gian xác định bắt đầu và kết thúc với các giới hạn đã cho về nguồn lực. - Dự án luôn có độ bất ổn định và rủi ro có thể xảy ra ở các khâu của quá trình thực hiện - Sản phẩm của xây dựng là hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành cũng có các đặc trưng tương tự: + Mục tiêu xây dựng công trình được xác định thời gian bắt đầu và thời gian hoàn thành đưa vào sử dụng hoặc sản xuất. + Kết quả của việc thực hiện quá trình là tạo nên một thực thể mới: nhà ở, nhà hát, sân vận động, cầu, đường, cảng.... + Thời gian được xác định bắt đầu khởi công và hoàn thành công trình. + Quá trình thực hiện tạo sản phẩm có những định mức, hạn chế về nguồn lực: vật liệu, nhân công, máy, thiết bị, và công nghệ xây dựng. + Quá trình từ lập dự án, thực hiện và hoàn thành có sự bất định và rủi ro xảy ra ở các giai đoạn do việc thay đổi chính sách, biến động giá vật liệu, nhân công, máy, thời tiết, mưa bão. Vậy dự án xây dựng là gì? Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình Học viên Phạm Ngọc Nam Lớp K20-QLXD-CS2 Luận văn Thạc sĩ 6 Trường Đại học Thủy Lợi xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định (Khoản 15, điều 2, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13). Dự án đầu tư xây dựng khác với các dự án khác là dự án đầu tư có gắn liền với việc xây dựng công trình và hạ tầng kỹ thuật liên quan đến dự án. Như vậy, dự án xây dựng bao gồm hai nội dung là đầu tư và hoạt động xây dựng. Nhưng do đặc điểm của các dự án xây dựng bao giờ cũng yêu cầu có một diện tích nhất định, ở một địa điểm nhất định (bao gồm đất, khoảng không, mặt nước, biển và thềm lục địa) do đó có thể biểu diễn dự án xây dựng như sau (Trịnh Quốc Thắng, 2007): Dự án Xây dựng Kế hoạch + Tiền + Thời gian + Đất Công trình Xây dựng Dựa vào công thức trên có thể thấy đặc điểm của một dự án xây dựng gồm những vấn đề sau: - Kế hoạch: Tính kế hoạch được thể hiện rõ qua các mục đích được xác định, các mục đích này phải được cụ thể hóa thành các mục tiêu và dự án chỉ hoàn thành khi các mục tiêu cụ thể đã đạt được. - Tiền: là sự bỏ vốn để đầu tư xây dựng công trình. Nếu coi “ Kế hoạch của dự án” là phần tinh thần, thì “Tiền” được coi là phần vật chất có tính quyết định sự thành công của dự án. - Thời gian: Thời gian rất cần thiết để thực hiện dự án, nhưng thời gian còn đồng nghĩa với cơ hội dự án. Vì vậy đây cũng là một đặc điểm rất quan trọng cần được quan tâm. - Đất: Đất cũng là một yếu tố vật chất hết sức quan trọng. Đây là một tài nguyên đặc biệt quý hiếm. Đất ngoài các giá trị về địa chất, còn có giá trị về vị trí, Học viên Phạm Ngọc Nam Lớp K20-QLXD-CS2 Luận văn Thạc sĩ 7 Trường Đại học Thủy Lợi địa lý, kinh tế, môi trường, xã hội,... Vì vậy, quy hoạch, khai thác và sử dụng đất cho các dự án xây dựng có những đặc điểm và yêu cầu riêng, cần hết sức lưu ý khi thực hiện dự án xây dựng. - Sản phẩm của dự án xây dựng có thể là: + Xây dựng công trình mới. + Cải tạo, sửa chữa công trình cũ. + Mở rộng, nâng cấp công trình cũ. Nhằm mục đích phát triển, duy trì hoặc nâng cao chất lượng công trình trong một thời gian nhất định. Một đặc điểm của sản phẩm dự án xây dựng là sản phẩm đứng cố định và chiếm một diện tích đất nhất định. Sản phẩm không đơn thuần là sự sở hữu của Chủ đầu tư mà nó có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Các công trình xây dựng có tác động rất lớn vào môi trường sinh thái và vào cuộc sống của cộng đồng dân cư, các tác động về vật chất và tinh thần trong một thời gian rất dài. Vì vậy, cần đặc biệt lưu ý khi thiết kế và thi công các công trình xây dựng. 1.1.2 Đặc trưng của dự án xây dựng. Dự án xây dựng có những đặc trưng cơ bản sau đây (Viện nghiên cứu và Đào tạo Quản lý, 2012): - Là đơn vị xây dựng được cấu thành bởi một hoặc nhiều công trình đơn lẻ có mối liên hệ nội tại, thực hiện hạch toán thống nhất, quản lý thống nhất trong quá trình xây dựng trong phạm vi thiết kế tổng thể hoặc thiết kế sơ bộ. - Coi việc hình thành tài sản cố định là một mục tiêu đặc biệt trong điều kiện ràng buộc nhất định. Điều kiện ràng buộc thứ nhất là ràng buộc về thời gian, tức là một dự án xây dựng phải có mục tiêu hợp lý về kỳ hạn của công trình xây dựng; thứ hai là ràng buộc về nguồn lực, tức là một dự án xây dựng phải có được mục tiêu nhất định về tổng mức đầu tư; thứ ba là ràng buộc về chất lượng, tức là dự án xây dựng phải có mục tiêu dự định về khả năng sản xuất, trình độ kỹ thuật và hiệu quả sử dụng. Học viên Phạm Ngọc Nam Lớp K20-QLXD-CS2 Luận văn Thạc sĩ 8 Trường Đại học Thủy Lợi - Cần tuân theo một trình tự xây dựng cần thiết và trải qua một quá trình xây dựng đặc biệt, tức là một dự án xây dựng là cả một quá trình theo thứ tự từ lúc đưa ra ý tưởng xây dựng và đề nghị xây dựng đến lúc lựa chọn phương án, đánh giá, quyết sách, điều tra thăm dò, thiết kế, thi công cho đến lúc công trình hoàn thiện, đi vào sản xuất hoặc đi vào sử dụng. - Dựa theo nhiệm vụ đặc biệt để có được hình thức tổ chức có đặc điểm dùng một lần. Điều này được biểu hiện ở việc đầu tư duy nhất một lần, địa điểm xây dựng cố định một lần, thiết kế và thi công đơn nhất. - Có tiêu chuẩn về hạn ngạch đầu tư. Chỉ khi đạt đến một mức đầu tư nhất định mới được coi là dự án xây dựng, nếu không đạt được tiêu chuẩn về mức đầu tư này thì chỉ coi là đặt mua tài sản cố định đơn lẻ. 1.1.3 Trình tự đầu tư dự án xây dựng. Trình tự đầu tư xây dựng có 03 giai đoạn gồm chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng, trừ trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ (khoản 1, điều 50, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13). Trình tự đầu tư xây dựng cụ thể như sau (khoản 1, khoản 2, điều 6, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP) : Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án. Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: Thực hiện việc giao đất hoặc thuê đất (nếu có); chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi Học viên Phạm Ngọc Nam Lớp K20-QLXD-CS2 Luận văn Thạc sĩ 9 Trường Đại học Thủy Lợi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành; bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác. Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng gồm các công việc: Quyết toán hợp đồng xây dựng, bảo hành công trình xây dựng. Tùy thuộc điều kiện cụ thể và yêu cầu kỹ thuật của dự án, người quyết định đầu tư quyết định trình tự thực hiện tuần tự hoặc kết hợp đồng thời đối với các hạng mục công việc. 1.2.Những vấn đề chung về quản lý dự án xây dựng 1.2.1.Khái niệm quản lý dự án xây dựng. Quản lý dự án là việc giám sát, chỉ đạo, điều phối, tổ chức, lên kế hoạch đối với 4 giai đoạn của vòng đời dự án trong khi thực hiện dự án (giai đoạn xác định và tổ chức dự án, giai đoạn lập kế hoạch dự án, giai đoạn quản lý và thực hiện dự án và giai đoạn kết thúc dự án). Mục đích của nó là từ góc độ quản lý và tổ chức, áp dụng các biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu dự án như mục tiêu về giá thành, mục tiêu thời gian, mục tiêu chất lượng. Vì thế, làm tốt công tác quản lý là một việc có ý nghĩa vô cùng quan trọng. 1.2.2. Nội dung quản lý dự án xây dựng. Quản lý dự án đầu tư xây dựng gồm quản lý về phạm vi, kế hoạch công việc; khối lượng công việc; chất lượng xây dựng; tiến độ thực hiện; chi phí đầu tư xây dựng; an toàn trong thi công xây dựng; bảo vệ môi trường trong xây dựng; lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng; quản lý rủi ro; quản lý hệ thống thông tin công trình và các nội dung cần thiết khác được thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan (khoản 1, điều 66, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13). Học viên Phạm Ngọc Nam Lớp K20-QLXD-CS2 Luận văn Thạc sĩ 10 Trường Đại học Thủy Lợi Theo Viện Nghiên cứu Quản trị Dự án Quốc tế - PMI: Quản lý dự án bao gồm chín lĩnh vực chính cần được xem xét, nghiên cứu như sau (Từ Quang Phương, 2005): - Lập kế hoạch tổng quan. Lập kế hoạch tổng quan cho dự án là quá trình tổ chức dự án theo một trình tự logic, là việc chi tiết hóa các mục tiêu của dự án thành những công việc cụ thể và hoạch định một chương trình thực hiện những công việc đó nhằm đảm bảo các lĩnh vực quản lý khác nhau của dự án đã được kết hợp một cách chính xác và đầy đủ. - Quản lý phạm vi. Quản lý phạm vi dự án là việc xác định; giám sát việc thực hiện mục đích, mục tiêu của dự án, xác định công việc nào thuộc về dự án và cần phải thực hiện, công việc nào nằm ngoài phạm vi của dự án. - Quản lý thời gian. Quản lý thời gian là việc lập kế hoạch, phân phối và giám sát tiến độ thời gian nhằm đảm bảo thời hạn hoàn thành dự án. Nó chỉ rõ mỗi công việc phải kéo dài bao lâu, khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc và toàn bộ dự án bao giờ sẽ hoàn thành. - Quản lý chi phí. Quản lý chi phí của dự án là quá trình dự toán kinh phí, giám sát thực hiện chi phí theo tiến độ cho từng công việc và toàn bộ dự án, là việc tổ chức, phân tích số liệu và báo cáo những thông tin về chi phí. - Quản lý chất lượng. Quản lý chất lượng dự án là quá trình triển khai giám sát những tiêu chuẩn chất lượng cho việc thực hiện dự án, đảm bảo chất lượng sản phẩm dự án phải đáp ứng mong muốn của chủ đầu tư. - Quản lý nhân lực. Quản lý nhân lực là việc hướng dẫn, phối hợp những nỗ lực của mọi thành Học viên Phạm Ngọc Nam Lớp K20-QLXD-CS2
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan