Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đề xuất biện pháp quản lý chất lượng công trình trong thi công xây dựng, áp dụng...

Tài liệu đề xuất biện pháp quản lý chất lượng công trình trong thi công xây dựng, áp dụng cho công trình kênh chính bắc thuộc dự án phát triển hệ thống kênh tưới bắc sông chu nam sông mã

.PDF
91
3
117

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và làm luận văn thạc sĩ, được sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo trường Đại học Thủy Lợi, đặc biệt là thầy giáo PGS.TS Nguyễn Trọng Tư, sự tham gia góp ý của các nhà khoa học, các nhà quản lý, và cùng sự nỗ lực của bản thân. Đến nay, tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sĩ với đề tài luận văn: “ Đề xuất biện pháp quản lý chất lượng công trình trong thi công xây dựng, áp dụng cho công trình kênh chính Bắc thuộc dự án phát triển hệ thống kênh tưới Bắc sông Chu – Nam sông Mã”, chuyên ngành Quản lý xây dựng. Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Nguyễn Trọng Tư đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và cung cấp các kiến thức khoa học cần thiết trong quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo thuộc Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng - khoa Công trình cùng các thầy, cô giáo thuộc các Bộ môn khoa Kinh tế và Quản lý, phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học trường Đại học Thủy Lợi đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành tốt luận văn thạc sĩ của mình. Do trình độ, kinh nghiệm cũng như thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên Luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý độc giả. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Tác giả luận văn Đinh Việt Tân LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn là hoàn toàn đúng với thực tế và chưa được ai công bố trong tất cả các công trình nào trước đây. Tất cả các trích dẫn đã được ghi rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Tác giả luận văn Đinh Việt Tân MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH. ..........................................................4 1.1 Khái niệm và vị trí của thi công trong việc đảm bảo chất lượng công trình. ........4 1.2 Tổng quan về công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình ............5 1.2.1 Khái niệm về quản lý chất lượng công trình ......................................................5 1.2.2 Nội dung cơ bản của hoạt động quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình ..................................................................................................................6 1.2.3 Hệ thống quản lý chất lượng công trình .............................................................9 1.3 Các thành phần trực tiếp tham gia quản lý chất lượng công trình xây dựng. .....10 1.4. Quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với thi công xây dựng hiện nay ở Việt Nam. ..................................................................................................................15 1.4.1 Vai trò của ngành xây dựng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. ..........................................................................................................................15 1.4.2 Tình hình chất lượng công trình xây dựng nói chung hiện nay ở nước ta. ......15 1.4.3. Ý nghĩa của việc nâng cao công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng17 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..........................................................................................18 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH .........................................................................................................19 2.1. Nguyên tắc chung trong quản lý chất lượng công trình. ....................................19 2.2. Các văn bản pháp lý về quản lý chất lượng công trình. .....................................20 2.3. Giới thiệu chung về công tác quản lý thi công xây dựng công trình tại Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng Miền Trung. .................................................................21 2.3.1 Quá trình hình thành và phát triển ...................................................................21 2.3.2 Ngành nghề kinh doanh và cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng Miền Trung. ......................................................................................21 2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng công trình trong quá trình thi công xây dựng. ..........................................................................................................................28 2.4.1. Nguồn nhân lực con người. .............................................................................28 2.4.2. Thiết bị thi công và vật liệu xây dựng.............................................................29 2.4.3. Điều kiện về địa hình, khí hậu thủy văn. ........................................................31 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................33 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG KÊNH CHÍNH BẮC THUỘC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG KÊNH TƯỚI BẮC SÔNG CHU – NAM SÔNG MÃ ................................................................................................................34 3.1 Giới thiệu về dự án và quy trình thi công kênh...................................................34 3.1.1. Các thông số thiết kế và công trình trên kênh chính Bắc ...............................34 3.1.2. Đánh giá công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình kênh chính Bắc. ..................................................................................................................37 3.1.3. Quy trình thi công kênh với mặt cắt ngang kênh điển hình. ...........................38 3.2. Đề xuất giải pháp quản lý chất lượng thi công xây dựng của nhà thầu. ............48 3.2.1. Đề xuất giải pháp về nhân sự quản lý kỹ thuật thi công xây dựng .................48 3.2.2. Quản lý dự án, Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó..................................................48 3.2.3. Bộ phận bảo đảm và quản lý chất lượng. ........................................................50 3.2.4. Kỹ thuật giám sát công trình. ..........................................................................50 3.2.5. Bộ phận kỹ thuật trắc đạc công trường. ..........................................................51 3.2.6 Đề xuất giải pháp về quản lý vật tư, máy móc, thiết bị thi công. ...................52 3.2.7 Đề xuất quy trình quản lý chất lượng kỹ thuật thi công...................................62 3.3. Đề xuất giải pháp quản lý chất lượng thi công của tư vấn giám sát, chủ đầu tư. ...76 3.3.1. Đề xuất giải pháp nghiệm thu, giám sát của tư vấn giám sát để đảm bảo chất lượng công trình. .......................................................................................................76 3.3.2. Đề xuất giải pháp quản lý chất lượng của chủ đầu tư để đảm bảo chất lượng công trình. ................................................................................................................80 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.........................................................................................80 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ....................................................................................81 1. Kết luận. ................................................................................................................81 2. Kiến nghị. ..............................................................................................................81 2.1. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tăng cường công tác QLCLCT .....................................................................................................81 2.2. Nghiên cứu ban hành các chính sách liên quan nhằm nâng cao CLCTXD ......82 3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm tăng cường công tác QLCLCTXD ....82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................83 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Mô hình quản lý của công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng Miền Trung. ..22 Hình 2.2: Mô hình quản lý của ban điều hành dự án ................................................23 Hình 3.1: Mặt cắt ngang kênh điển hình ...................................................................38 Hình 3.2: Thi công đào nền móng .............................................................................39 Hinh 3.3: Trạm trộn bê tông phục vụ dự án .............................................................45 Hình 3.4: Làm mặt bê tông mái kênh........................................................................47 Hình 3.5: Sơ đồ bộ máy công trường ........................................................................48 Hình 3.6: Lưu đồ nghiệm thu công việc ...................................................................67 Hình 3.7: lưu đồ nghiệm thu bàn giao công trình .....................................................68 Hình 3.8: Lưu đồ quản lý chất lượng của tư vấn giám sát ........................................77 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Tần suất thiết kế của kênh chính Bắc .......................................................34 Bảng 3.2: Các thông số thiết kế của tuyến kênh .......................................................35 Bảng 3.3: Các thông số kết cấu tuyến Kênh .............................................................35 Bảng 3.4: Tỷ lệ % lượng cát trên các mắt sàng ........................................................53 Bảng 3.5: Moodun cát tương ứng với Mắt sàng .......................................................54 Bảng 3.6: tỷ lệ tạp chất trong cát...............................................................................54 Bảng 3.7 Thời gian lưu hỗn hợp bê tông không có phụ gia ......................................56 Bảng 3.8: Các thiết bị thi công chính trên công trình ...............................................61 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài - Chất lượng công trình xây dựng không những có liên quan trực tiếp đến an toàn sinh mạng, an toàn cộng đồng, hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình mà còn là yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Do có vai trò quan trọng như vậy nên luật pháp về xây dựng của các nước trên thế giới đều coi đó là mục đích hướng tới. - Các sự cố về chất lượng công trình do sai sót trong quản lý thi công trong những năm gần đây xảy ra ở một số hạng mục công trình lớn trong nước ngày càng gia tăng gây nên sự chú ý và bức xúc của nhân dân cả nước nói chung và ngành xây dựng nói riêng. - Nâng cao chất lượng công trình cần có nhiều giải pháp kết hợp. Bên cạnh các yếu tố về đổi mới công nghệ, vật liệu và kỹ thuật thi công thì yếu tố con người vẫn mang tính quyết định. Bộ máy tổ chức quản lý và giám sát thi công có vai trò then chốt trong suốt quá trình thực hiện dự án. - Cạnh tranh là đặc trưng của cơ chế thị trường. Các Tổng công ty và các công ty xây dựng cạnh tranh không chỉ trong nước mà còn cạnh tranh với cả nước ngoài trong việc đảm bảo chất lượng thi công xây dựng công trình nhất là trong điều kiện phát triển hiện nay của nước ta. - Tại Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Miền Trung, hiện nay công tác quản lý chất lượng đang được chú trọng nhằm nâng cao thương hiệu và cạnh tranh trên thị trường xây dựng. Song bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn những mặt tồn tại, yếu kém, phương pháp tổ chức quản lý chất lượng thi công vẫn chưa thực sự hiệu quả. - Xuất phát từ thực tiễn này, là một cán bộ đang công tác tại Công ty, nhận thức được tầm quan trọng của bộ máy tổ chức quản lý giám sát thi công, với những kiến thức đã được học tập - nghiên cứu và thực thực tế làm việc, tôi đã chọn đề tài “Đề xuất biện pháp quản lý chất lượng công trình trong thi công xây dựng, áp dụng cho công trình kênh chính Bắc thuộc dự án phát triển hệ thống kênh tưới Bắc sông Chu – Nam sông Mã” đề làm đề tài nghiên cứu của mình. 2 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là Đề xuất biện pháp quản lý chất lượng công trình trong thi công xây dựng, áp dụng cho công trình kênh chính Bắc thuộc dự án phát triển hệ thống kênh tưới Bắc sông Chu – Nam sông Mã. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài a. Ý nghĩa khoa học: Những kết quả nghiên cứu của đề tài đã hệ thống đầy đủ những vấn đề lý luận có cơ sở khoa học và biện chứng về công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng. Những nghiên cứu này ở một mức độ nhất định sẽ góp phần nâng cao chất lượng xây dựng công trình. b. Ý nghĩa thực tiễn: Những giải pháp đề xuất nhằm tăng cường và nâng cao quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng áp dụng cho công trình kênh chính Bắc thuộc dự án phát triển hệ thống kênh tưới Bắc sông Chu – Nam sông Mã là tài liệu tham khảo hữu ích cho Tập đoàn Xây dựng Miền Trung nói riêng cũng như các công ty thi công xây dựng công trình nói chung. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tổng quan - Phương pháp thu thập phân tích tài liệu - Phương pháp chuyên gia, hội thảo - Phương pháp quan sát trực tiếp 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu: Các công trình thủy lợi. b. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu: Công trình xây dựng kênh chính Bắc và các công trình trên kênh đoạn từ Km5+200 -:- Km10+558,27 thuộc dự án phát triển hệ thống kênh tưới Bắc sông Chu – Nam sông Mã. 3 6. Kết quả dự kiến đạt được - Đánh giá được mức độ ảnh hưởng tới chất lượng công trình xây dựng hiện nay gây ra bởi các sự cố có thể xảy ra trong thi công xây dựng công trình. - Đề xuất giải pháp nhằm quản lý chất lượng công trình trong thi công xây dựng để đảm bảo chất lượng công trình đặc biệt là công trình xây dựng kênh chính Bắc và các công trình trên kênh đoạn từ Km5+200 -: Km10+558,27. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH. 1.1 Khái niệm và vị trí của thi công trong việc đảm bảo chất lượng công trình. - Thi công xây dựng công trình bao gồm xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với các công trình mới, sửa chữa cải tạo, di dời, tu bổ , phục hồi, phá dỡ công trình, bảo hành duy trì công trình. - Hoạt động xây dựng là loại hình hoạt động đặc thù. Sản phẩm của hoạt động này phần lớn là sản phẩm đơn chiếc và không bao giờ cho phép có phế phẩm. Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư thì giai đoạn thi công có vai trò quyết định đến chất lượng công trình vì các lý do sau: - Giai đoạn thiết kế kỹ thuật ngày nay đã được ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý chất lượng, có chương trình tính toán và thiết kế vừa đảm bảo yêu cầu các chỉ tiêu kỹ thuật trong xây dựng vừa mang tính thẩm mỹ rất cao. Các loại vật liệu và thiết bị được tính toán và chọn lựa chủ động trên cơ sở đảm bảo chất lượng, tiêu chí kĩ thuật và phù hợp với từng công trình xây dựng. - Nhưng trong giai đoạn thi công, hầu như máy móc thiết bị chỉ giải phóng một phần các công việc nặng nhọc, còn những công việc liên quan mật thiết đến chất lượng vẫn là yếu tố con người quyết định tất cả. - Quá trình thi công xây lắp từ khi khởi công đến khi hoàn thành công trình bàn giao đưa vào sử dụng thường kéo dài. Quá trình thi công thường chia nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn được chia thành nhiều công việc khác nhau, các công việc này thường xuyên diễn ra ngoài trời nên chịu sự tác động lớn của nhân tố môi trường như nắng, mưa, bão… - Hàng hóa, vật liệu xây dựng lưu thông trên thị trường hiện nay chưa được kiểm soát chặt chẽ về mặt chủng loại và chất lượng. Sản phẩm vật liệu xây dựng chưa có tính ổn định và hợp chuẩn cao. Chất lượng vật liệu xây dựng nếu không kiểm soát chặt chẽ sẽ ảnh hưởng tới chất lượng công trình xây dựng. 5 - Các tiêu chuẩn kỹ thuật không chỉ thể hiện ở các kết quả thí nghiệm, kiểm định nguyên vật liệu, cấu kiện, máy móc thiết bị mà còn ở quá trình hình thành và thực hiện các bước công nghệ thi công, chất lượng các công việc của đội ngũ công nhân, kỹ sư lao động trong quá trình thực hiện các hoạt động xây dựng. - Công tác kiểm tra, kiểm định, giám sát chất lượng cấu kiện và công trình xây dựng đóng vai trò quan trọng. Vì vậy, chủ đầu tư tích cực, chủ động tổ chức thực hiện nhằm mục đích đánh giá chất lượng và kiểm định khả năng chịu lực của kết cấu công trình. Tuy nhiên các công tác trên vẫn chưa có tính dự báo và ngăn ngừa các sự cố hoặc xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuống cấp về chất lượng công trình xây dựng, trong đó chưa đề xuất giải pháp khắc phục hiệu quả một cách cụ thể, chi tiết. - Việc quản lý chất lượng vẫn còn coi trọng tính hành chính, trong khi đó, chủ đầu tư phó mặc tất cả cho các đơn vị tư vấn với năng lực tư vấn không đồng đều hoặc hạn chế. Điều này sẽ dẫn tới tiêu cực thông đồng giữa các đơn vị trực tiếp thực hiện dự án và năng lực tư vấn yếu kém làm giảm sút chất lượng công trình. - Nhiều công trình xây dựng trên nền đất được san lấp đã cố kết một phần. Kết cấu móng hạng mục công trình chính thường là phương án móng sâu nên gần như kiểm soát được công tác chuyển vị lún. Tuy nhiên các hạng mục phụ trợ như bể ngầm, nền hạ tầng xung quanh đặt trên đất tự nhiên và nếu không có biện pháp xử lý nền móng đúng đắn sẽ dẫn đến các hiện tượng như: Hư hỏng liên kết giữa hạng mục công trình chính với các hạng mục phụ trợ do nền đất bên dưới các công trình phụ trợ chưa hoàn tất quá trình cố kết nên theo thời gian sẽ tạo khoảng trống gây sụt lún và nứt thấm ở các bể này. 1.2 Tổng quan về công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình 1.2.1 Khái niệm về quản lý chất lượng công trình Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình là quá trình kiểm soát, giám sát tốt tất cả các hoạt động diễn ra trên công trường xây dựng nhằm đảm bảo tuân thủ bản vẽ thiết kế, các tiêu chí kỹ thuật và các tiêu chuẩn thi công xây dựng áp dụng cho dự án. 6 1.2.2 Nội dung cơ bản của hoạt động quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình Chất lượng công trình là tổng hợp do nhiều yếu tố hợp thành, do đó để quản lý được chất lượng công trình thì phải kiểm soát, quản lý được các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình, bao gồm: Con người, vật tư, biện pháp kỹ thuật và áp dụng công nghệ thi công tiên tiến. Cụ thể các yếu tố như sau: 1.2.2.1 Về con người Để quản lý chất lượng công trình tốt thì nhân tố con người là hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình. Cán bộ phải là những kỹ sư chuyên ngành có nhiều kinh nghiệm trong công tác, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm cao. Công nhân phải có tay nghề cao, có chuyên ngành, có sức khỏe tốt và có ý thức trách nhiệm cao và đều là công nhân được đào tạo cơ bản qua trường lớp. Nếu kiểm soát tốt chất lượng cán bộ, công nhân thì sẽ kiểm soát được chất lượng công trình. Nội dung của quản lý nguồn nhân lực gồm có: - Nguồn nhân lực phải có năng lực dựa trên cơ sở được giáo dục, đào tạo, có kỹ năng và kinh nghiệm thích hợp. - Đảm bảo sắp xếp công việc sao cho phù hợp với chuyên môn của mỗi cán bộ, công nhân để phát huy tối đa năng lực của họ. - Lập báo cáo đánh giá năng lực của các cán bộ kỹ thuật, công nhân hàng năm thông qua kết quả làm việc để từ đó có kế hoạch cụ thể trong việc sắp xếp công việc phù hợp với năng lực từng người. Đồng thời đó sẽ là cơ sở để xem xét việc tăng lương, thăng chức cho cán bộ công nhân. - Lưu giữ hồ sơ thích hợp về trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm chuyên môn, hiệu quả làm việc của mỗi người lao động. Sau này sẽ dựa vào đó để xem xét lựa chọn người được cử đi học chuyên tu nâng cao chuyên môn, tay nghề. - Công ty cần có chính sách đãi ngộ hợp lý cho cán bộ, công nhân để có thể khuyến khích họ làm việc hăng say có trách nhiệm trong công việc. Việc khuyến khích phải tuân thủ theo nguyên tắc: + Gắn quyền lợi với trách nhiệm công việc, lấy chất lượng làm tiêu chuẩn đánh giá trong việc trả lương, thưởng và các quyền lợi khác. 7 + Kết hợp giữa khuyến khích vật chất và khuyến khích tinh thần. Thiên lệch về một phía thì sẽ gây ra tác động ngược lại. - Ngoài ra, công ty cần lập kế hoạch cụ thể cho việc tuyển dụng lao động để đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng nguồn lao động để tránh tình trạng thừa lao động nhưng lại thiếu lao động tay nghề cao. Kế hoạch tuyển dụng có thể tiến hành hàng năm hoặc 5 năm một lần tùy theo nhu cầu của công ty và tính chất công việc. Việc tuyển dụng cần được tuyển dụng như sau: + Lập hồ sơ chức năng: Nêu rõ những yêu cầu, tính chất công việc cần tuyển dụng. + Dự kiến trước nội dung thi và cách thức tổ chức, đánh giá tuyển chọn. 1.2.2.2. Về vật tư - Vật tư bao gồm vật liệu xây dựng, cấu kiện, bán thành phẩm, linh kiện…được đưa vào quá trình xây lắp tạo ra các công trình hoàn thiện. Vật tư có vai trò quan trọng, là điều kiện tiên quyết trong việc đảm bảo chất lượng công trình. Quản lý và sử dụng đúng các chủng loại vật liệu, đảm bảo chất lượng và số lượng các loại vật tư sẽ góp phần nâng cao chất lượng công trình xây dựng. Để làm được điều đó thì cần phải thực hiện quản lý toàn bộ quá trình từ khi tìm kiếm, khai thác nguồn cung cấp vật tư cho đến khi đưa vật tư vào sản xuất và thi công, bao gồm: - Nhà cung cấp uy tín có địa chỉ rõ ràng, có đăng ký chất lượng hàng hoá. - Kho hàng đạt tiêu chuẩn. - Thủ kho tinh thông nghiệp vụ và phẩm chất tốt. - Phòng thí nghiệm đủ tiêu chuẩn được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép. - Hệ thống sổ sách, chứng từ xuất, nhập đúng quy định, cập nhật thường xuyên, phản ánh đúng đủ số lượng, chủng loại, phẩm cấp chất lượng và nguồn gốc vật liệu. - Hệ thống lưu mẫu các lô vật tư nhập vào kho kèm theo các biên bản nghiệm thu vật tư. - Ta cũng cần quy định rõ trách nhiệm cụ thể của các phòng chức năng và các đơn vị thành viên: 8 + Phòng kế hoạch - kỹ thuật có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc xét duyệt tiến độ cung ứng vật tư, tổng mặt bằng thi công (trong đó thể hiện phương án quản lý vật liệu). Kiểm tra quy trình quản lý chất lượng vật liệu tại công trình như: Kho tàng, hệ thống sổ sách, chứng từ phản ánh nguồn gốc chất lượng, phẩm cấp vật tư, biên bản nghiệm thu. + Phòng tài chính tham mưu cho Giám đốc Công ty xét duyệt tiến độ cấp vốn đồng thời đảm bảo kinh phí theo tiến độ được duyệt, quản lý các hợp đồng cung cấp vật tư, kiểm tra độ tin cậy của nguồn gốc vật tư, hướng dẫn các đơn vị lập hệ thống sổ sách mẫu biểu quản lý vật tư, kiểm tra tính pháp lý các chứng từ thanh toán mua vật tư và các công việc liên quan khác. + Ban chỉ huy công trường là đơn vị trực tiếp thực hiện việc quản lý và sử dụng vật tư, chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng, chủng loại vật tư đưa vào công trình. Có nhiệm vụ, lập tổng mặt bằng thi công, tiến độ thi công, tiến độ cung ứng vật tư, tiến độ cấp vốn, tìm nguồn cung ứng vật tư đáp ứng yêu cầu về chất lượng và số lượng, phù hợp điều kiện thi công tại khu vực, tiến hành kiểm tra vật tư trước khi đưa vào thi công (chỉ đưa vào sử dụng các vật tư, cấu kiện bán thành phẩm có chứng chỉ xác nhận phẩm cấp chất lượng sản phẩm). Tổ chức lưu mẫu các lô vật tư nhập về, tổ chức lưu giữ chứng từ xuất nhập, chứng chỉ xuất xưởng, kết quả thí nghiệm vật tư, biên bản nghiệm thu… theo đúng các quy định hiện hành. 1.2.2.3 Về máy móc thiết bị - Máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất là yếu tố quan trọng trong quá trình thi công, quyết định đến tiến độ và chất lượng công trình xây dựng. Nội dung quản lý chất lượng thiết bị, dây chuyển sản xuất của Công ty gồm: - Xây dựng kế hoạch đầu tư các máy móc thiết bị, phương tiện và dây chuyền sản xuất tiên tiến, phù hợp với trình độ hiện tại của công nhân. - Xây dựng hệ thống danh mục, trình độ công nghệ của máy móc thiết bị sao cho phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng do Nhà nước quy định. - Định kỳ tiến hành các hoạt động bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị phương tiện theo đúng quy định của ngành. 9 - Xây dựng và quản lý hồ sơ của từng máy móc thiết bị, phương tiện, dây chuyển sản xuất theo từng năm. Tiến hành ghi sổ nhật ký tình hình sử dụng, sửa chữa, bảo dưỡng các máy móc thiết bị và đánh giá định kỳ hàng năm. - Quản lý định mức, đơn giá máy thi công, ban hành các quy trình, quy phạm sử dụng máy. - Bên cạnh đó cần tiến hành phân cấp quản lý cho từng bộ phận, các đơn vị thành viên: + Phòng kế hoạch kỹ thuật có nhiệm vụ tổng hợp xây dựng kế hoạch đầu tư thiết bị, phương tiện Công ty hàng năm và dự báo nhu cầu đầu tư máy móc thiết bị trung và dài hạn. Thực hiện việc quản lý thống kê, đánh giá năng lực máy theo định kỳ, đề xuất việc điều phối phương tiện, thiết bị giữa các xí nghiệp thành viên. + Các phòng chức năng khác tuỳ thực hiện nhiệm vụ tương ứng với chức năng của mình. + Ban chỉ huy công trường là đơn vị chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty về việc bảo toàn, khai thác hiệu quả máy móc thiết bị. 1.2.2.4 Về phương pháp - Trình độ quản lý nói chung và trình độ quản lý chất lượng nói riêng là một trong những nhân tố cơ bản góp phần đẩy mạnh tốc độ cải tiến, hoàn thiện chất lượng công trình. Trong đó quản lý thi công công trình là một khâu quan trọng trong quản lý chất lượng công trình. Phương pháp công nghệ thích hợp, hiện đại, với trình độ tổ chức quản lý tốt sẽ tạo điều kiện tốt cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm. - Quản lý thi công công trình là tổng hợp các hoạt động từ xây dựng hình thức tổ chức thi công thể hiện tính khoa học và kinh tế đến quản lý quy phạm, quy trình kỹ thuật, định mức khối lượng… , quản lý hệ thống hồ sơ công trình theo quy định. 1.2.3 Hệ thống quản lý chất lượng công trình - Hệ thống quản lý chât lượng là hệ thống cá tổ chức/ doanh nghiệp đáp ứng 1 cách ổn định các yêu cầu của khách hàng và cao hơn nữa là vượt quá mong đợi của khách hàng về chất lượng sản phẩm. 10 - Hệ thống quản lý chất lượng bao gồm xây dựng chính sách chất lượng, hoạch định cơ cấu, trách nhiệm, quy định trách nhiệm và quy trình chất lượng của tổ chức 1.3 Các thành phần trực tiếp tham gia quản lý chất lượng công trình xây dựng. 1.3.1. Trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng giữa chủ đầu tư với ban Giám đốc dự án hoặc tư vấn quản lý dự án Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng công trình xây dựng từ khảo sát, thiết kế đến thi công xây dựng và nghiệm thu, bảo hành công trình, bao gồm: - Lựa chọn các nhà thầu đủ điều kiện năng lực để thực hiện các hoạt động xây dựng công trình; chấp thuận các nhà thầu phụ tham gia hoạt động xây dựng công trình do nhà thầu chính hoặc tổng thầu đề xuất theo quy định của hợp đồng; - Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng và thiết kế xây dựng công trình theo quy định tại Điều 13, Điều 18 và Điều 21 Nghị định 15/2013/NĐ-CP và các quy định khác có liên quan tại Thông tư này; - Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình theo quy định tại Điều 24 Nghị định 15/2013/NĐ-CP và các quy định khác có liên quan tại Thông tư này; - Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định tại Điều 31 Nghị định 15/2013/NĐ-CP và các quy định khác có liên quan tại Thông tư này; - Tổ chức thực hiện bảo hành công trình xây dựng theo quy định tại Chương V Nghị định 15/2013/NĐ-CP; - Lưu trữ hồ sơ công trình theo quy định tại Điều 28 Thông tư này; - Giải quyết sự cố theo quy định tại Chương VI Nghị định 15/2013/NĐ-CP và các quy định khác có liên quan tại Thông tư này; - Thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng theo quy định của pháp luật trong quá trình đầu tư xây dựng công trình. Người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư có thể ủy quyền cho ban Giám đốc dự án(trong trường hợp trực tiếp quản lý dự án) hoặc tư vấn Giám đốc dự án(trong trường hợp thuê tư vấn quản lý dự án) thực hiện một hoặc một số các nội 11 dung nêu tại Khoản 1 Điều này, trừ các nội dung sau: phê duyệt nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình, phê duyệt thiết kế xây dựng công trình làm cơ sở đấu thầu lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình, phê duyệt kết quả đấu thầu và lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu hoặc phê duyệt kết quả nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng. Trường hợp chủ đầu tư ủy quyền cho ban quản lý dự án, chủ đầu tư có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện của ban quản lý dự án. Ban Giám đốc dự ánchịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật theo nhiệm vụ và quyền hạn được chủ đầu tư ủy quyền. Trường hợp chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án, việc ủy quyền của chủ đầu tư cho tư vấn Giám đốc dự ánphải được quy định rõ trong hợp đồng. Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, theo dõi việc thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lý dự án. Tư vấn Giám đốc dự ánchịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về việc thực hiện các cam kết trong hợp đồng. Trường hợp tự thực hiện thiết kế, thi công xây dựng công trình thì chủ đầu tư thành lập bộ phận quản lý chất lượng công trình độc lập với bộ phận thiết kế, thi công xây dựng công trình để quản lý chất lượng công trình theo các quy định tại Điều này. 1.3.2. Phân định trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng trong trường hợp áp dụng hình thức hợp đồng tổng thầu thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (tổng thầu EPC); hợp đồng tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình (EC) . Chủ đầu tư không trực tiếp quản lý toàn diện chất lượng công trình, nhưng phải thực hiện các công việc sau: - Lập nhiệm vụ thiết kế; - Lựa chọn tổng thầu và kiểm tra điều kiện năng lực của tổng thầu trong quá trình thực hiện so với hồ sơ dự thầu; chỉ định nhà thầu phụ trong các tình huống được phép theo quy định của pháp luật về hợp đồng trong hoạt động xây dựng; - Kiểm tra điều kiện năng lực và chấp thuận các nhà thầu phụ chủ yếu do tổng thầu đề xuất theo quy định của hợp đồng; 12 - Kiểm tra và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình do tổng thầu lập; - Phê duyệt tiến độ thi công xây dựng công trình; - Kiểm tra, chấp thuận các vật liệu, sản phẩm xây dựng và thiết bị công nghệ chủ yếu sử dụng trong công trình; - Chứng kiến nghiệm thu hoặc trực tiếp tham gia nghiệm thu một số công việc xây dựng, giai đoạn thi công quan trọng do tổng thầu và các thầu phụ thực hiện; - Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng để đưa vào sử dụng; - Thực hiện hoặc yêu cầu tổng thầu thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng theo quy định của pháp luật trong quá trình đầu tư xây dựng công trình. . Tổng thầu có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng các công việc do mình thực hiện và các công việc do nhà thầu phụ thực hiện, bao gồm: - Lập và đề xuất với chủ đầu tư quy trình kiểm soát chất lượng đối với toàn bộ các công việc do tổng thầu và thầu phụ thực hiện; - Kiểm soát chất lượng công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng công trình do mình thực hiện theo quy định tại Nghị định 15/2013/NĐ-CP và các thông tư hướng dẫn có liên quan; - Lựa chọn nhà thầu phụ đáp ứng điều kiện năng lực theo quy định; - Giám sát, nghiệm thu đối với các công việc do nhà thầu phụ thực hiện; - Tổng thầu chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về chất lượng các công việc do nhà thầu phụ thực hiện. 1.3.3. Phân định trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng trong trường hợp áp dụng hình thức hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng công trình (tổng thầu C); hợp đồng tổng thầu thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ (tổng thầu EP); hợp đồng tổng thầu cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (tổng thầu PC). . Chủ đầu tư có trách nhiệm: - Tổ chức quản lý chất lượng công trình xây dựng theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư này đối với các công việc do tổng thầu và các nhà thầu chính trực tiếp thực hiện; 13 - Kiểm tra năng lực và chấp thuận nhà thầu phụ do tổng thầu đề xuất theo quy định của hợp đồng; chỉ định nhà thầu phụ trong các tình huống được phép theo quy định của pháp luật về hợp đồng trong hoạt động xây dựng; chứng kiến nghiệm thu hoặc trực tiếp tham gia nghiệm thu một số công việc xây dựng do nhà thầu phụ thực hiện khi cần thiết. . Tổng thầu có trách nhiệm: - Thực hiện trách nhiệm của nhà thầu về quản lý chất lượng công trình xây dựng theo các quy định tại Nghị định 15/2013/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đối với các công việc do mình thực hiện; - Lựa chọn nhà thầu phụ đáp ứng điều kiện năng lực theo quy định; thực hiện giám sát, nghiệm thu đối với các công việc do nhà thầu phụ thực hiện; - Tổng thầu chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và trước pháp luật về chất lượng các công việc xây dựng do nhà thầu phụ thực hiện. Nhà thầu phụ thực hiện trách nhiệm của nhà thầu về quản lý chất lượng công trình theo các quy định tại Nghị định 15/2013/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đối với phần việc do mình thực hiện theo quy định của hợp đồng xây dựng. 1.3.4. Phân định trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng trong trường hợp áp dụng đầu tư theo hình thức hợp đồng Xây dựng-Kinh doanhChuyển giao (BOT), Hợp đồng Xây dựng-Chuyển giao-Kinh doanh (BTO), Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao (BT), đối tác công tư (PPP) . Doanh nghiệp dự án có trách nhiệm: - Lựa chọn nhà thầu tư vấn, mua sắm hàng hóa, thi công xây dựng và nhà thầu khác để thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đấu thầu. - Kết quả lựa chọn nhà thầu phải gửi thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký hợp đồng BOT, BTO, BT, PPP trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định lựa chọn nhà thầu; - Lập thiết kế kỹ thuật trên cơ sở báo cáo nghiên cứu khả thi và hợp đồng dự án, gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký hợp đồng BOT, BTO, BT, PPP để giám sát, kiểm tra;
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan