Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đề xuất bản đồ chiến lược công tác quản lý dự án ứng dụng cho ban quản lý dự án ...

Tài liệu Đề xuất bản đồ chiến lược công tác quản lý dự án ứng dụng cho ban quản lý dự án vốn oda lĩnh vực giáo dục

.PDF
128
1
85

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA NGUYỄN TẤN VŨ ĐỀ XUẤT BẢN ĐỒ CHIẾN LƯỢC CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ỨNG DỤNG CHO BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN VỐN ODA LĨNH VỰC GIÁO DỤC Chuyên ngành: Quản lý xây dựng Mã số : 8 58 03 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2022 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI: TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Lê Hoài Long Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. Đỗ Tiến Sỹ Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Nguyễn Hoài Nghĩa Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh ngày 14 tháng 01 năm 2022 (trực tuyến). Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm: 1. TS. Nguyễn Anh Thư : Chủ tịch hội đồng 2. TS. Đỗ Tiến Sỹ : Cán bộ phản biện 1 3. TS. Nguyễn Hoài Nghĩa : Cán bộ phản biện 2 4. TS. Trần Nguyễn Ngọc Cương : Thư ký hội đồng 5. TS. Nguyễn Thanh Phong : Ủy viên hội đồng Xác nhận của Chủ tịch hội đồng đánh giá luận văn và Trưởng khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn được sửa chữa (nếu có). CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG TS. NGUYỄN ANH THƯ PGS.TS. LÊ ANH TUẤN I ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ và tên: Nguyễn Tấn Vũ MSHV: 1970557 Ngày, tháng, năm sinh: 20/03/1996 Nơi sinh: Bình Định Chuyên ngành: Quản lý Xây dựng Mã số: 8580302 I. TÊN ĐỀ TÀI: ĐỀ XUẤT BẢN ĐỒ CHIẾN LƯỢC CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ỨNG DỤNG CHO BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN VỐN ODA LĨNH VỰC GIÁO DỤC. Nhiệm vụ và nội dung: - Tìm ra được chỉ số KPI phù hợp chung đối tượng nghiên cứu là dự án sử dụng nguồn ODA trong lĩnh vực GD làm tài liệu tham chiếu cho các nghiên cứu liên quan đến KPI dự án ODA lĩnh vực GD; - Đề xuất một quy trình kết nối KPI và CSF của dự án vốn ODA lĩnh vực GD trong phạm vi đối tượng nghiên cứu; - Đề xuất bản đồ chiến lược theo lý thuyết BSC cho công tác QLDA của ban QLDA dự án ODA lĩnh vực GD cụ thể. II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 06/9/2021. III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 20/12/2021. IV. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TIẾN SĨ LÊ HOÀI LONG. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 12 năm 2021 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO TS. Lê Hoài Long TS. Lê Hoài Long TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG II LỜI CẢM ƠN Luận văn là kết quả tổng hợp các kiến thức trong quá trình học tập, rèn luyện. Tôi chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và Quý Thầy, Cô khoa Kỹ thuật Xây dựng nói riêng, những người đã hướng dẫn, định hướng cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Tiến sĩ Lê Hoài Long luôn quan tâm, hướng dẫn, động viên. Mặc dù trong hoàn cảnh dịch bệnh phức tạp, Thầy luôn tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn Quý anh, chị chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm trong việc triển khai dự án vốn ODA đã dành thời gian đóng góp ý kiến, giúp tôi có được những thông tin quý giá để hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tri ân đến những người thân trong gia đình, bạn bè, các anh/chị và các bạn cùng Khóa 2019 đợt 2 đã luôn bên tôi, quan tâm, động viên, chia sẻ, và giúp đỡ tôi về kiến thức, tinh thần. Cùng đồng hành vượt qua những khó khăn, trở ngại nhất định trong quá trình học tập, nghiên cứu. III TÓM TẮT Giáo dục có vai trò rất quan trọng trong công cuộc phát triển đất nước, mặc dù nguồn lực đầu tư vào giáo dục ở nước ta ngày càng tăng, nhưng để đáp ứng tốc độ phát triển hiện nay, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức thì ngành giáo dục cần được đầu tư nhiều hơn nữa, nguồn lực đảm bảo tính tập trung và đồng bộ. Vốn ODA là một trong những giải hiệu quả, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển cho ngành giáo dục. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy các dự án ODA vẫn còn tồn tại một số vấn đề liên quan đến việc quản lý dự án, dẫn đến các kết quả đầu tư chưa được như mong đợi. Chính vì vậy, việc xác định được các vấn đề cốt lõi cần kiểm soát trong dự án ODA lĩnh vực giáo dục là vô cùng cần thiết, giúp nhà quản lý có góc nhìn tổng thể dự án, đảm bảo ưu tiên nguồn lực đúng chỗ, tráng lãnh phí mà không đạt được mục tiêu. Luận văn tiến hành phỏng vấn các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong triển khai dự án ODA lĩnh vực giáo dục về KPI cần kiểm soát trên nền các nghiên cứu trước đó và các báo cáo dự án ODA. Đồng thời luận văn đã thực hiện khảo sát một nhóm đối tượng xác định để xem xét sự đánh giá của nhóm đối tượng cụ thể này đối với danh mục KPI. Kết quả đã xác định được 37 KPI phù hợp với đối tượng nghiên cứu làm tài liệu tham chiếu khi xác định KPI cho đặc thù từng dự án. Công cụ QFD được sử dụng để kết nối các KPI và CSF nhằm đưa ra một danh mục gồm các KPI được xếp hạng và CSF gắng với trọng số tương đối. Điều này giúp các nhà quản lý thấy được bức tranh tổng thể dự án về các yếu tố cần ưu tiên kiểm soát và các vấn đề cần ưu tiên cải thiện. Một bản đồ chiến lược được đề xuất cho dự án cụ thể theo lý thuyết BSC sau khi kối nối KPI và CSF bao gồm 4 khía cạnh: Học hỏi và phát triển; quy trình nội bộ; bảo vệ môi trường, xã hội và an toàn; các bên liên quan. Bản đồ chiến lược thể hiện được các nhóm yếu tố cần kiểm soát, các KPI gắng với thứ tự ưu tiên và các CSF sắp xếp theo trọng số tương đối. IV ABSTRACT Education plays a very important role in the development of Viet Nam. Currently, the investment resources in education in our country are increasing but in order to meet the current growth rate, the needs of scientific research as well as to transfer knowledge, the education sector needs more investment, resources to ensure concentration and synchronization. ODA is one of the effective solutions, actively contributing to the development process for the education sector. However, in reality, ODA projects still have some problems related to project management, leading to investment results that are not as expected. Therefore, it is extremely necessary to identify the core issues that need to be controlled in an ODA project in the education sector. This will help managers have an overall view of the project and ensure that resources are prioritized in the right places, avoid wasting and miss the goal. This thesis conducts interviews with experts with experience in implementing ODA projects in the education sector about the KPIs that need to be controlled based on previous studies and ODA project reports. At the same time, this thesis has carried out a survey of a certain group to consider the evaluation of this specific group to the KPI category. As a result, 37 KPIs were identified that were suitable for the research object as a reference when determining KPIs for the specificity of each project. The QFD tool is used to connect KPIs and CSFs to produce a category of rated KPIs and CSFs with relative figure. This helps the managers see the overall project picture of the prioritized factors that need to control and the issues that need to be improved. A proposed strategy map for a specific project according to BSC theory after connecting KPI and CSF includes 4 aspects: learning and development; internal processes; environmental, social and safety protection; related parties. The strategy map shows the groups of factors that need to be controlled, the KPIs associated with the priority order, and the CSFs sorted by relative figure V LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả đưa ra trong luận văn là trung thực và chưa ai công bố trong bất kỳ nghiên cứu khác. Mọi thông tin, sự giúp đỡ của các tổ chức cá nhân để hoàn thành luận văn tôi xin cam đoan đã có sự xin phép trước khi đưa vào nghiên cứu. Các nội dung tham khảo từ các công trình nghiên cứu khác được trích dẫn đầy đủ, rõ ràng. HỌC VIÊN NGUYỄN TẤN VŨ MỤC LỤC CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1 1.1 Giới thiệu chung 1 1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu 2 1.3 Mục tiêu nghiên cứu 4 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 1.5 Đóng góp của nghiên cứu 5 1.5.1 Học thuật 5 1.5.2 Thực tiễn 5 Kết luận chương 5 1.6 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN 2.1 7 Lý thuyết, khái niệm 2.1.1 7 Bản đồ chiến lược và thẻ điểm cân bằng (BSC) 7 2.1.2 Triển khai chức năng chất lượng - Quality Function Deployment (QFD) 8 2.1.3 Dự án ĐTXD 10 2.1.4 Vốn ODA, vốn vay ưu đãi (Nghị định 56/2020/NĐ-CP) 10 2.1.5 Ban QLDA ĐTXD 11 2.1.6 Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi ĐTXD (PrFs) 11 2.1.7 Báo cáo nghiên cứu khả thi ĐTXD (Fs) 11 2.2 Tổng quan tài liệu 11 2.2.1 Đo lường hiệu suất 11 2.2.2 Các chỉ số hiệu suất chính (Key Performance Indicators - KPI) 13 2.2.3 Yếu tố thành công dự án 15 2.2.4 Các nghiên cứu về dự án ODA GD 17 2.3 Kết luận chương CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Tổng thể quy trình nghiên cứu 18 20 20 3.1.1 Giai đoạn 1 21 3.1.2 Giai đoạn 2 21 3.1.3 Giai đoạn 3 22 3.2 Quy trình nghiên cứu áp dụng bảng câu hỏi MỤC LỤC 23 3.3 Thu thập dữ liệu 23 3.3.1 Giai đoạn 1: 23 3.3.2 Giai đoạn 2: 24 3.4 Quy trình phân tích dữ liệu 25 3.5 Công cụ hỗ trợ nghiên cứu 25 3.5.1 Kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha 25 3.5.2 Hệ số tương quan hạng Spearman 26 3.5.3 Kiểm định Mann-Whitney 26 3.6 Kết luận chương 26 CHƯƠNG 4: XÁC ĐỊNH CÁC KPI DỰ ÁN ODA LĨNH VỰC GIÁO DỤC 28 4.1 Xác định danh mục KPI dự án ODA lĩnh vực GD 28 4.2 Thiết kế bảng câu hỏi 30 4.3 Thống kê mô tả 31 4.3.1 Đơn vị công tác 31 4.3.2 Chức vụ 32 4.3.3 Kinh nghiệm 33 4.4 Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha 34 4.5 Kiểm tra tương quan hạng Spearman 35 4.6 Kiểm định Mann-Whitney 37 4.7 Kết luận 37 CHƯƠNG 5: QUY TRÌNH ÁP DỤNG QFD KẾT NỐI KPI VÀ CSF 38 5.1 Quy trình kết nối KPI và CSF 38 5.2 Khung quy trình áp dụng QFD kết nối KPI và CSF 41 5.3 Các bước áp dụng QFD kết nối KPI và CSF 47 5.3.1 Cụ thể mục tiêu 47 5.3.2 Danh mục KPI của dự án ODA lĩnh vực GD và thứ tự ưu tiên 47 5.3.3 Sơ tuyển các CSFs 48 5.3.4 Mức độ giải quyết KPI của từng CSF và tương quan giữa các CSF 50 5.3.5 Phê duyệt danh mục KPI và CSF 52 5.4 Lấy ý kiến về khung quy trình 53 CHƯƠNG 6: ỨNG DỤNG QUY TRÌNH KẾT NỐI KPI, CSF BẰNG QFD VÀ ĐỀ XUẤT BẢN ĐỒ CHIẾN LƯỢC VÀO DỰ ÁN THỰC TẾ 55 6.1 Thông tin chung dự án MỤC LỤC 55 6.2 Áp dụng quy trình kết nối KPI và CSF bằng QFD 55 6.2.1 Xác định các KPI phù hợp, đánh giá mức độ ưu tiên và sơ tuyển CSF55 6.2.2 Xếp hạng CSF theo trọng số tương đối 57 6.2.3 Lựa chọn CSF cần tập trung cho dự án và phê duyệt 58 6.2.4 QFD Nhận xét kết quả sau khi áp dụng quy trình kết nối KPI và CSF bằng 58 6.3 Đề xuất bản đồ chiến lược cho công tác QLDA cho dự án CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN 59 63 7.1 Kết luận 63 7.2 Hạn chế của đề tài 63 7.3 Đề xuất hướng nghiên cứu 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN LÝ LỊCH TRÍCH NGANG MỤC LỤC 65 114 DANH SÁCH BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Đầu tư nguồn ngân sách cho GD và đào tạo 2013-2017 [1] ..................... 1 Bảng 3.1: Bảng chuyên gia phỏng vấn ở giai đoạn 1. ............................................. 23 Bảng 3.2: Bảng nhân sự khảo sát ở giai đoạn 1 ...................................................... 24 Bảng 4.1: Đơn vị ................................................................................................... 31 Bảng 4.2: Chức vụ ................................................................................................. 32 Bảng 4.3: Kinh nghiệm .......................................................................................... 33 Bảng 5.1 Bảng chi tiết các nhóm CSFs của dự án ODA [33] ................................. 48 Bảng 5.2: Mức độ liên kết/giải quyết giữa CSF và KPI.......................................... 50 Bảng 5.3: Các thể hiện mối tương quan giữa các CSF ........................................... 51 Bảng 5.4 Thông tin những người được lấy ý kiến về khung quy trình .................... 53 Bảng 6.1: Danh mục KPI và mức độ ưu tiên. ......................................................... 56 Bảng 6.2: Danh mục sơ tuyển CSF. ....................................................................... 56 Bảng 6.3: Xếp hạng CSF theo trọng số tương đối .................................................. 57 DANH SÁCH BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: BSC ......................................................................................................... 7 Hình 2.2: Sơ đồ quá trình QFD [7] .......................................................................... 8 Hình 2.3: House of Quality (HOQ) áp dụng cho luận văn ...................................... 10 Hình 2.4: Các CSFs của dự án ODA [33] .............................................................. 17 Hình 3.1: Tổng thể quy trình nghiên cứu ............................................................... 20 Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu bằng bảng câu hỏi. ............................................... 23 Hình 3.3: Quy trình phân tích dữ liệu .................................................................... 25 Hình 4.1: Tỷ lệ theo đơn vị công tác ...................................................................... 32 Hình 4.2: Chức vụ/vị trí công tác ........................................................................... 33 Hình 4.3: Kinh nghiệm .......................................................................................... 34 Hình 5.1: Quy trình kết nối KPI và CSF. ............................................................... 38 Hình 5.2: Quy trình QFD ....................................................................................... 39 Hình 6.1: Kết quả thống nhất số liệu và tính trọng số............................................. 57 Hình 6.2: Đề xuất bản đồ chiến lược...................................................................... 62 DANH MỤC HÌNH PHỤ LỤC Phụ lục 1: Tổng kết các đánh giá của dự án ODA từ các báo cáo. .......................... 70 Phụ lục 2: Bảng KPI sơ bộ..................................................................................... 75 Phụ lục 3: Bảng ý kiến chuyên gia trong quá trình phỏng vấn về các KPI. ............. 76 Phụ lục 4: KPI dự án ODA lĩnh vực giáo dục. ....................................................... 83 Phụ lục 5: Bảng câu hỏi khảo sát. .......................................................................... 86 Phụ lục 6: Cronbach Alpha nhóm tiến độ............................................................... 90 Phụ lục 7: Cronbach Alpha nhóm chi phí............................................................... 90 Phụ lục 8: Cronbach Alpha nhóm chất lượng......................................................... 91 Phụ lục 9: Cronbach Alpha nhóm sự hài lòng. ....................................................... 92 Phụ lục 10: Cronbach Alpha nhóm nguồn nhân lực. .............................................. 93 Phụ lục 11: Cronbach Alpha nhóm pháp luật/quy định. ......................................... 95 Phụ lục 12: Cronbach Alpha nhóm bảo vệ môi trường, xã hội và an toàn. ............. 96 Phụ lục 13: Cronbach Alpha nhóm sự phối hợp và điều phối giữa các bên. ........... 97 Phụ lục 14: Kết quả kiểm tra tương quan hạn Spearman ........................................ 98 Phụ lục 15: Kiểm định Mann-Whitney kinh nghiệm dưới 3 năm và trên 10 năm . 100 Phụ lục 16: Kiểm định Mann-Whitney nhóm CĐT/ban QLDA và đơn vị tư vấn chuẩn bị đầu tư/TVTK. ........................................................................................ 105 Phụ lục 17: Phiếu lấy ý kiến xác định mức độ ưu tiên KPI................................... 109 Phụ lục 18: Phiếu biểu quyết sơ tuyển các CSF ................................................... 109 Phụ lục 19: Phiếu khảo sát phục vụ xác định mối quan hệ giữa KPI, CSF và tương quan giữa các CSF ............................................................................................... 110 Phụ lục 20: Phiếu khảo sát đã điền thông tin phục vụ xác định mối quan hệ giữa KPI, CSF và tương quan giữa các CSF ................................................................ 111 Phụ lục 21: Biểu mẫu kết quả dự kiến tính trọng số tương đối của các CSF ......... 112 Phụ lục 22: Biểu mẫu xếp hạng CSF.................................................................... 112 PHỤ LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT - QLDA - ODA - KPI - CSF - QFD - HOQ - ĐHQG-HCM - BSC - ĐVTV - TVTK - WB - ĐTXD - CQCQ/QLNN - CĐT - TĐ - CP - CL - GD - GĐ, PGĐ - MĐQT - QĐ - CTXD - LXD - CPXD - PrFs - Fs - TCVN - CBĐT DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Quản lý dự án Vốn hỗ trợ phát triển chính thức Key Performance Indicator Critical Success Factor Quality Function Deloyment House of Quality Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Balanced Scorecard Đơn vị tư vấn Tư vấn thiết kế Ngân hàng Thế giới Đầu tư xây dựng Cơ quản chủ quản dự án/quản lý nhà nước Chủ đầu tư Tiến độ, chi phí, chất lượng Giáo dục Giám đốc, Phó Giám đốc Mức độ quan trọng Quyết định Công trình xây dựng Luật Xây dựng Chi phí xây dựng Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Báo cáo nghiên cứu khả thi Tiêu chuẩn Việt Nam Chuẩn bị đầu tư 1 CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Giới thiệu chung - GD đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc phát triển đất nước, là lĩnh vực cốt lõi tạo ra nguồn tri thức, sự sáng tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu công việc ngày càng hiện đại của đất nước. Điều này lại được khẳng định khi nhà nước dành các ưu tiên nguồn lực cho ngành GD, cụ thể tại kết luận tại Hội nghị Trung ương ngày 04 tháng 11 năm 2013 đã đưa ra các mục tiêu tổng quát của ngành GD gồm: o Đáp ứng nhu cầu cao trong công cuộc bảo vệ, xây dựng nước nhà, đáp ứng sự đòi hỏi về nâng cao kiến thức nhân dân. Phát triển, GD toàn diện người Việt Nam tạo khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân. o Nền GD mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức GD hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống GD và đào tạo. - Đề án nâng cao chất lượng GD đại học giai đoạn 2019 - 2025 tại QĐ số 69/QĐTTg ngày 15 tháng 01 năm 2019 với các nội dung: Chuyển biến mạnh mẽ, thực chất về chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của hệ thống GD đại học lại càng khẳng định các định hướng và chính sách quan tâm đến ngành GD. - Cụ thể về đầu tư mà chính quyền, xã hội vào ngành GD được khẳng định qua các con số của ngân sách những năm 2013 – 2017, cụ thể tại bảng Bảng 1.1 dưới đây: Bảng 1.1: Đầu tư nguồn ngân sách cho GD và đào tạo 2013-2017 [1] STT Năm Tổng (tỷ đồng) 1 2013 156.604 2 2015 174.777 3 2016 229.529 CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 2 STT Năm Tổng (tỷ đồng) 4 2017 234.924 - Tỷ lệ đầu tư của ngân sách vào ngành GD chiếm khoảng 20%, trong đó nguồn vốn ODA chiếm từ 5 – 8% (tùy từng năm ngân sách) [2]. Điều này cho chúng ta nhận định về vai trò không nhỏ của vốn ODA đối với sự thành công cho các mục tiêu về GD và đào tạo trong thời gian qua. - Mười năm từ 2004 – 2014, Bộ GD và Đào tạo thực hiện chỉ đạo triển khai 26 chương trình dự án ODA với tổng kinh phí hơn 1.9 tỷ đô , tương đương với hơn 40 nghìn tỷ đồng [2] cho thấy vai trò nhất định của nguồn ODA đối với sự phát triển ngành GD. - Trong năm 2020, Thủ tướng ký QĐ 739; 740; 741 ngày 02 tháng 6 năm 2020 về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án “Phát triển các Đại học Quốc gia Việt Nam” vốn ODA của WB với tổng số tiền hơn 300 triệu đô cho 03 dự án phát triển 03 đại học: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) và Đại học Đà nẵng khẳng định một lần nữa về sự ưu tiên đầu tư trong ngành và vị trí nhất định của vốn ODA cho ngành GD. 1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu - Mặc dù được xã hội dành các nguồn lực rất lớn để đầu tư, nhưng để phục vụ cho yêu cầu phát triển hiện nay của nước nhà, bắt kịp thế giới, đảo bảo yêu cho lực lượng lao động tay nghề cao, nâng cao chất lượng dạy và học, vượt trội trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao tri thức,… thì ngành GD cần sự đầu tư hơn nữa về nguồn lực, đảm bảo đầu tư tập trung và đồng bộ. Nguồn ODA là một trong những nguồn vốn có hiệu quả, đóng góp mạnh mẽ cho sự cải tiến cơ sở vật chất cho ngành, có thể đảm bảo quá trình đầu tư đồng bộ có trọng tâm ở một phạm vi đầu tư thích hợp. - Thực tiễn đã chứng minh, mặc dù có các dự án ODA thu được những thành tựu nhất định, vẫn còn nhiều dự án vẫn chưa chạm được mục tiêu đã đề ra. Một số vấn đề trong quá trình quản lý vốn ODA được kiểm toán nhà nước đánh giá như: CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 3 chưa tiếp thu đầy đủ các ý kiến các cơ quan liên quan hoặc thiết kế chưa phù hợp nên khi triển khai còn vướng mắc, phải hiệu chỉnh, thay thế nội dung, kế hoạch nhiều lần, làm tiến độ dự án kéo dài. Ngoài ra, thực tế chưa được hiện thực hóa trong quá trình xây dựng dự án khiến cho việc triển khai không khả thi, nên khi triển khai phải điều chỉnh nhiều lần làm kéo dài dự án, mà dự án kéo dài dẫn đến kéo dài điều ước quốc tế ký kết với bên cấp vốn. KTNN chủ yếu nhận xét nguyên nhân xuất phát từ công tác tổ chức thực hiện, điều hành các chủ thể liên quan [3]. - Dự án ODA trải qua nhiều giai đoạn với sự tham gia của nhiều bên: CQCQ, chủ dự án, Ban QLDA, cơ quan QLNN, các đơn vị TVTK, các ĐVTC, đơn vị thụ hưởng,… và đặc biệt là đơn vị nhà tài trợ vốn . Trong đó, vai trò của ban QLDA là hết sức quan trọng trong việc điều phối, phối hợp giữa các bên để thực hiện dự án, chịu trách nhiệm sử dụng vốn không những phải đảm bảo TĐ - CP - CL mà còn phải thực hiện theo hiệp định và cam kết với bên cấp vốn. Do đó, dự án thành công hay thất bại phụ thuộc rất nhiều vào các bên liên quan, đặc biệt là năng lực của ban QLDA. Vì vậy, một bản đồ chiến lược áp dụng cho ban QLDA là hết sức cần thiết để đảm bảo có cái nhìn toàn bộ về dự án, từ đó có thể lường trước được các rủi ro và có cách ứng phó kịp thời. - Các cơ quan lập pháp cũng đã đưa ra các quy định nhằm QLDA ĐTXD, quản lý vốn ODA như: Nghị định 15/2021/NĐ-CP, Nghị định 56/2020/NĐ-CP,… Tuy nhiên, các quy định này chỉ ở mức độ điều chỉnh tổng thể mang tính nguyên tắc trong QLDA, quản lý sử dụng vốn ODA. Vì vậy để thực hiện QLDA hiệu quả, khoa học vẫn phụ thuộc rất lớn vào năng lực của các bên, đặc biệt là vai trò của ban QLDA. - Hiện nay, các dự án sử dụng nhà nước nói chung và các dự án ODA ngành GD nói riêng hầu hết có ban QLDA tham gia gồm: ban QLDA chuyên ngành, ban QLDA khu vực, ban QLDA một dự án (trừ một số dự án CĐT tự tổ chức quản lý). Điều này cho thấy rằng vai trò của ban QLDA là rất quan trọng đối khi thực dự án. Tuy nhiên, các nghiên cứu về bản đồ chiến lược cho ban QLDA rất hạn chế, rất ít thông tin, tài liệu liên quan. Do đó, đề tài nghiên cứu này mong muốn đóng góp thêm CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 4 vào cơ sở dữ liệu bằng cách đề xuất bản đồ chiến lược cho một ban QLDA ODA lĩnh vực GD cụ thể. - Thực tế cho thấy rằng, các dự án nguồn ODA mặc dù có ban QLDA chuyên nghiệp nhưng tình trạng chậm trễ tiến độ, đội vốn, không đảm bảo chất lượng, không đạt chỉ tiêu đầu ra cam kết với bên cấp vốn… vẫn là các vấn đề nổi cộm hiện nay. Vì vậy, việc hệ thống hóa, tổng hợp các đánh giá nguyên nhân, từ đó xác định các yếu tố cần kiểm soát, kết nối với các yếu tố cần cải thiện, đề xuất bản đồ chiến lược công tác QLDA ứng dụng cho các ban QLDA vốn ODA là cần thiết. Vì vậy, đề tài nghiên cứu “đề xuất phát triển bản đồ chiến lược cho công tác QLDA ứng dụng cho ban QLDA vốn ODA trong lĩnh vực GD” là phù hợp. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu - Xác định danh mục KPI phù hợp với dự án ODA GD dùng làm tài liệu tham chiếu khi xác định KPI, phục vụ cho công tác QLDA; - Đề xuất quy trình kết nối KPI và CSF dự án ODA ngành GD bằng QFD, ứng dụng quy trình kết nối được đề xuất vào dự án cụ thể; - Từ kết quả kết nối KPI và CSF sau khi ứng dụng quy trình kết nối bằng QFD cho dự án cụ thể, luận văn đề xuất bản đồ chiến lược theo lý thuyết BSC cho công tác QLDA chính dự án này áp dụng cho ban QLDA. 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn này dừng lại ở một số giới hạn sau: - Xác định danh mục các KPI phù hợp chung cho đối tượng nghiên cứu. Danh mục này có thể được sử dụng như tài liệu tham chiếu khi xác định KPI cho đặc thù từng dự án. - Đối tượng nghiên cứu: Các dự án xây dựng ngành GD có sử dụng nguồn ODA không phân biệt tổng mức đầu tư, tỷ lệ các nguồn vốn. - Đối tượng khảo sát: nghiên cứu dựa trên cơ sở khảo sát chuyên gia, những người giữ vị trí quản lý đã từng tham gia trong các dự án GD sử dụng vốn ODA trong lĩnh vực GD đang công tác ở: Ban QLDA quốc tế (ĐHQG-HCM), các chuyên gia là CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 5 lãnh đạo các ban chức năng đã tham gia các dự án vốn ODA của ĐHQG-HCM, lãnh đạo các doanh nghiệp chuyên thực hiện công tác CBĐT dự án ODA lĩnh vực GD. 1.5 Đóng góp của nghiên cứu 1.5.1 Học thuật - Tìm ra được chỉ số KPI phù hợp chung đối tượng nghiên cứu là dự án sử dụng nguồn ODA trong lĩnh vực GD làm tài liệu tham chiếu cho các nghiên cứu liên quan đến KPI dự án ODA lĩnh vực GD. - Đóng góp một quy trình kết nối KPI và CSF của dự án vốn ODA lĩnh vực GD bằng QFD trong phạm vi đối tượng nghiên cứu. - Đề xuất bản đồ chiến lược theo lý thuyết BSC cho công tác QLDA của ban QLDA dự án ODA lĩnh vực GD cụ thể. 1.5.2 Thực tiễn - Danh mục KPI mang tính định hướng, làm tài liệu tham chiếu phục vụ cho các tìm kiếm các KPI đặc thù áp dụng cho các dự án thực tế. - Các dự án thuộc phạm vi đối tượng nghiên cứu này có thể tham khảo quy trình kết nối KPI và CSF bằng QFD như là một cách kết nối KPI và CSF trong nhiều cách kết nối đã được các nghiên cứu trước đây chỉ ra. - Bản đồ chiến lược đề xuất trong luận văn có thể được sử dụng như tài liệu tham khảo để ban QLDA của chính dự án này tham khảo trong quá trình QLDA của mình, giúp các nhà quản lý có góc nhìn tổng tất cả các yếu tố cần kiểm soát, các vấn đề cần cải thiện giúp cho công tác QLDA hiệu quả hơn. 1.6 Kết luận chương - GD giữ vị trí rất quan trọng cho phát triển xã hội, được chứng minh qua những chính sách, các nguồn lực đầu tư rất lớn cho ngành, trong đó ODA là một trong những nguồn lực đầu tư đó. - Với tầm quan trọng của mình cộng với sự đầu tư và quan tâm của xã hội lớn như vậy mà hiệu quả đem về thì chưa có đáp ứng được thực tế cần. Tuy nguồn lực đầu tư nói chung và nguồn vốn ODA nói riêng lớn, nhưng ngoài các dự án/chương CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 6 trình đạt mục đích thì vẫn còn nhiều chương trình/dự án chưa hiệu quả, lãng phí nguồn đầu tư, minh chứng qua các báo cáo đánh giá dự án, các báo cáo của các bên. Điều này chứng minh sự cần thiết của các nghiên cứu phục vụ cho công tác QLDA. - Từ những lập luận, căn cứ như trên, đề tài “đề xuất phát triển bản đồ chiến lược cho công tác QLDA ứng dụng cho ban QLDA vốn ODA trong lĩnh vực GD” là rất cần thiết và phù hợp. CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan