Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đề tài khoa học cấp bộ tuyển thầu năm 2006 những tác động đối với nền kinh tế vi...

Tài liệu đề tài khoa học cấp bộ tuyển thầu năm 2006 những tác động đối với nền kinh tế việt nam khi việt nam gia nhập wto

.PDF
434
31
144

Mô tả:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TỔNG QUAN KHOA HỌC ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ TUYỂN THẦU NĂM 2006 Mã số: B.06-50 NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO Cơ quan chủ trì: Viện Quản lý kinh tế Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Ngô Quang Minh Thư ký đề tài: Th.S Bùi Văn Huyền 6711 17/4/2008 Hà Nội – 2007 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TỔNG QUAN KHOA HỌC ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ TUYỂN THẦU NĂM 2006 Mã số: B.06-50 NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO Cơ quan chủ trì: Viện Quản lý kinh tế Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Ngô Quang Minh Thư ký đề tài: Th.S Bùi Văn Huyền Hà Nội, 2007 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI 1.1. Bối cảnh ra đời của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) 1.1.1. Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) - tiền thân của WTO Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (gọi tắt theo tiếng Anh là GATT) là một trong những thành quả của việc tổ chức lại các quan hệ kinh tế quốc tế sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Ban đầu, với sáng kiến của Mỹ, các chuyên gia kinh tế Mỹ, Anh đã bắt tay soạn thảo những nội dung chính nhằm thiết lập một tổ chức kinh tế quốc tế sau chiến tranh. Tại Hội nghị Bretton Woods (7/1944), cùng với việc thành lập Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Tái thiết và phát triển Quốc tế (IBRD), 44 quốc gia tham dự hội nghị thống nhất tham gia đàm phán thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) và Liên hợp quốc được giao nhiệm vụ xúc tiến thành lập. Ngày 18/2/1946, Hội đồng Kinh tế - Xã hội Liên hợp quốc triệu tập một "Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Việc làm" với mục tiêu dự thảo Hiến chương cho Tổ chức Thương mại Quốc tế. Dự thảo Hiến chương thành lập ITO không những chỉ điều chỉnh các quy tắc thương mại thế giới mà còn mở rộng ra cả các quy định về công ăn việc làm, các hành vi hạn chế thương mại, đầu tư quốc tế và dịch vụ. Trong khuôn khổ của Liên hợp quốc, ba hội nghị quốc tế đã diễn ra vào tháng 10/1946, tháng 8/1947 và tháng 11/1947 nhằm soạn thảo văn kiện thành lập ITO với tên gọi Hiến chương Havana - một công ước quốc tế bao gồm 106 điều và 16 phụ lục. Trong quá trình đàm phán nhằm ra đời hiến chương ITO, các nước cũng nhất trí áp dụng ngay lập tức và "tạm thời" một số quy tắc thương mại trong Dự thảo Hiến chương ITO nhằm bảo vệ giá trị của các nhân nhượng liên quan đến thương mại, gồm các quy định thương mại và các nhân nhượng thuế quan được đưa ra trong Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT). Theo dự kiến, Hiệp định GATT sẽ là một hiệp định phụ trợ nằm trong Hiến chương ITO. Cho đến thời điểm cuối 1947, Hiến chương 1 DANH SÁCH CÁC CỘNG TÁC VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI ThS. Ngô Thị Ngọc Anh Viện Quản lý kinh tế ThS. Nguyễn Văn Chiến Cục Thống kê Bắc Ninh PGS.TS Kim Văn Chính Viện Quản lý kinh tế ThS. Nguyễn Anh Dũng Viện Quản lý kinh tế ThS. Nguyễn Thị Kim Đoan Học viện Chính trị khu vực 3 TS. Trịnh Thị Ái Hoa Viện Quản lý kinh tế TS. Đặng Ngọc Lợi Viện Quản lý kinh tế ThS. Hồ Thị Hương Mai Viện Quản lý kinh tế ThS. Ngô Đức Minh Viện Quản lý kinh tế ThS. Đinh Thị Nga Viện Quản lý kinh tế TS. Nguyễn Quốc Thái Viện Quản lý kinh tế i MỤC LỤC PHẦN THỨ NHẤT: WTO VÀ VIỆT NAM Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI 1.1. Bối cảnh ra đời của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) 1.2. Cơ cấu tổ chức của Tổ chức thương mại Thế giới 1.3. Các hiệp định của WTO 1.4. Các hoạt động đặc biệt Chương 2: KHÁI QUÁT KINH TẾ VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO 2.1. Quyền lợi và nghĩa vụ của thành viên WTO 2.2. Khái quát kinh tế Việt Nam khi gia nhập WTO 1 1 5 16 31 36 36 53 PHẦN THỨ HAI: TÁC ĐỘNG VÀ GIẢI PHÁP Chương 3: TÁC ĐỘNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÔNG NGHIỆP KHI GIA NHẬP WTO 3.1. Khái quát hiện trạng công nghiệp Việt Nam 3.2. Những cam kết chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp 3.3. Công nghiệp Việt Nam sau 6 tháng gia nhập WTO 3.4. Tác động gia nhập WTO đến công nghiệp Việt Nam 3.5. Một số giải pháp Chương 4: TÁC ĐỘNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NÔNG NGHIỆP KHI GIA NHẬP WTO 4.1. Khái quát hiện trạng nông nghiệp Việt Nam 4.2. Các cam kết chủ yếu của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp 4.3. Nông nghiệp sau gia nhập WTO 4.4. Những tác động nhìn từ hiện trạng nông nghiệp Việt Nam 4.5. Những tác động trong thực thi Hiệp định nông nghiệp của WTO 4.6. Tác động của gia nhập WTO tới một số mặt hàng chủ yếu 4.7. Một số giải pháp chủ yếu Chương 5: TÁC ĐỘNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI DỊCH VỤ KHI GIA NHẬP WTO 5.1. Khái quát hiện trạng dịch vụ Việt Nam 5.2. Những cam kết chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ 5.3. Giá cả và dịch vụ sau 6 tháng gia nhập WTO 5.4. Tác động gia nhập WTO đến lĩnh vực dịch vụ 5.5. Một số giải pháp 5.6. Gia nhập WTO và lĩnh vực ngân hàng Chương 6: GIA NHẬP WTO VÀ LĨNH VỰC XUẤT NHẬP KHẨU 6.1. Xuất khẩu Việt Nam trước khi gia nhập WTO: Thành tựu và vấn đề đặt ra 6.2. Xuất nhập khẩu sau khi gia nhập WTO 6.3. Một số đánh giá ban đầu về tác động sau gia nhập WTO đến xuất nhập khẩu của Việt Nam 6.4. Một số giải pháp Chương 7: GIA NHẬP WTO VÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 7.1. Tổng quan đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 7.2. Đánh giá chung về đầu tư nước ngoài với kinh tế Việt Nam 7.3. Những cam kết đầu tư của Việt Nam trong khuôn khổ WTO 7.4. Đầu tư kể từ khi gia nhập WTO và một số vấn đề đặt ra 7.5. Cải cách đầu tư và những tác động của gia nhập WTO đối với đầu tư nước ngoài 7.6. Một số giải pháp ii 78 78 86 89 93 101 108 108 117 123 125 130 132 138 144 144 149 155 158 159 161 171 171 182 185 190 194 194 197 205 208 211 221 DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang Bảng 1.1 Quy trình giải quyết tranh chấp của WTO 24 Bảng 1.2 Thực thi Hiệp định Dệt – May 29 Bảng 2.1 Tốc độ tăng và đóng góp của các nhóm ngành vào tốc độ tăng trưởng năm 2007 54 Bảng 2.2 Tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế giai đoạn 2000 – 2006 57 Bảng 2.3 Cơ cấu kinh tế các nước Đông Á năm 1999 67 Bảng 2.4 Xếp hạng năng lực cạnh tranh tổng hợp của Việt Nam 2005-2006 70 Bảng 2.5 Năng lực cạnh tranh tăng trưởng của Việt Nam 2005-2006 72 Bảng 2.6 Điểm số CPI của Việt Nam qua các năm 73 Bảng 2.7 So sánh mức xếp hạng của các năm trước 74 Bảng 3.1 Mức thuế bình quân cam kết hàng công nghiệp 87 Bảng 3.2 Tổng hợp cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu trong đàm phán gia nhập WTO đối với một số sản phẩm công nghiệp 88 Bảng 3.3 Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2007 89 Bảng 3.4 Một số sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2007 90 Bảng 3.5 Tỷ lệ tăng trưởng hàng dệt may của một số quốc gia sang thị trường Hoa Kỳ (%) 98 Bảng 4.1 So sánh giá xuất khẩu gạo của Việt Nam và Thái Lan 115 Bảng 4.2 Một số sản phẩm tiêu biểu cam kết cắt giảm thuế quan 119 Bảng 4.3 Những cam kết quan trọng nhất trong Hiệp định Nông nghiệp 122 Bảng 4.4 Kết quả sản xuất vụ đông xuân năm 2007 123 Bảng 4.5 Sản lượng thuỷ sản 6 tháng đầu năm 2007 125 Bảng 4.6 Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 6 tháng đầu năm 2007 125 Bảng 5.1 Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của các phân ngành dịch vụ 145 Bảng 5.2 Tỷ trọng đóng góp của các ngành kinh tế cho GDP 146 Bảng 5.3 Tỷ trọng đóng góp của một số dịch vụ động lực trong GDP giai đoạn 148 1995-2000 Bảng 5.4 Vận tải hành khách và hàng hoá 7 tháng năm 2007 157 Bảng 5.5 Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng 162 Bảng 6.1 Giá trị (triệu USD) và thị trường xuất khẩu (%) của Việt Nam 175 Bảng 6.2 Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu 2004-2006 177 Bảng 6.3 Các yếu tố cấu thành tăng trưởng xuất khẩu 178 Bảng 6.4 Quy mô và tốc độ tăng của từng khu vực thị trường so với năm 2005 179 Bảng 6.5 Tỷ trọng hàng hoá Việt Nam so với tổng hàng nhập khẩu của Mỹ (%) 180 Bảng 6.6 Một số chỉ tiêu sau 9 tháng gia nhập WTO (tăng/giảm) so với cùng kỳ năm trước 183 Bảng 6.7 20 nhóm hàng hoá nhập khẩu có lượng và giá trị tăng mạnh trong quý I/2007 188 Bảng 7.1 Cải cách liên quan đến đầu tư 214 iii DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu Tên hình Trang Hình 1.1 Cơ cấu tổ chức của WTO 14 Hình 2.1 Tốc độ tăng trưởng GDP 1986-2007 53 Hình 2.2 Qui mô GDP và tỷ lệ GDP/người 54 Hình 2.3 Tổng đầu tư toàn xã hội và tỷ lệ đầu tư/GDP 56 Hình 2.4 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành 58 Hình 2.5 Những sản phẩm xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD 59 Hình 2.6 Tổng giá trị giao dịch cổ phiếu thị trường niêm yết giai đoạn 2000-2006 61 Hình 2.7 Điểm mạnh và điểm yếu của Việt Nam 76 Hình 3.1 Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế 78 Hình 3.2 Công nghiệp Việt Nam 2001-2007 79 Hình 4.1 Tốc độ gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2006 (% so với 2005) 109 Hình 4.2 Biến đổi cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp 111 Hình 4.3 Kim ngạch xuất khẩu một số nông sản chủ yếu 113 Hình 5.1 Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của GDP và lĩnh vực dịch vụ 144 Hình 5.2 Chỉ số giá tiêu dùng giai đoạn 2005-2007 155 Hình 6.1 Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam qua một số năm 171 Hình 6.2 Tăng trưởng xuất khẩu hàng năm của Việt Nam 172 Hình 6.3 Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu so với GDP 172 Hình 6.4 Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người 173 Hình 6.5 Các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD 174 Hình 6.6 Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ (triệu USD) và tốc độ tăng trưởng hàng năm 176 Hình 6.7 Cán cân thương mại của Việt Nam 179 Hình 6.8 Kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 1996-2006 182 Hình 6.9 Thay đổi kim ngạch xuất nhập khẩu 9 tháng 2007 so với 9 tháng 2006 184 Hình 7.1 Tổng quan đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam từ 1988 đến 2006 194 Hình 7.2 Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2000-2006 195 Hình 7.3 Cơ cấu đầu tư nước ngoài theo ngành tính theo giá trị và số lượng dự án, giai đoạn 1988-2007 198 Hình 7.4 Vốn FDI trung bình 10 tháng giai đoạn 2005-2007 209 Hình 7.5 Chỉ số Vnindex trong 2 năm 10/2005- 10/2007 216 Hình 7.6 Chỉ số VNindex sau gia nhập WTO 217 Hình 7.7 So sánh cơ sở hạ tầng của các nước trong ASEAN 219 iv DANH MỤC CÁC HỘP Số hiệu Tên hộp Trang Hộp 1.1 WTO thuộc về ai? 11 Hộp 1.2 Phương thức biểu quyết có thể được áp dụng 15 Hộp 2.1 Tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam 37 Hộp 2.2 Khả năng và mối quan tâm đối với việc tham gia hệ thống 42 Hộp 2.3 Thế nào là “biểu thuế tối đa” và “biểu thuế tăng dần”? 43 Hộp 3.1 Dự án Intel 84 Hộp 3.2 Chính sách công nghiệp cần đồng hành cùng doanh nghiệp 85 Hộp 3.3 Ý kiến doanh nghiệp về chính sách phát triển công nghiệp 86 Hộp 3.4 Nội dung cơ bản của cam kết trong lĩnh vực công nghiệp 86 Hộp 3.5 Doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng được cơ hội 96 Hộp 4.1 Thế nào là “bóp méo cạnh tranh”? 118 Hộp 4.2 Hỗ trợ trong nước trong Hiệp định Nông nghiệp 120 Hộp 4.3 Các tiêu chuẩn quốc tế này là gì? 122 Hộp 4.4 Ba cái được khi gia nhập WTO 127 Hộp 4.5 Trợ cấp của một số Chính phủ 128 Hộp 4.6 Tác động tiêu cực khi gia nhập WTO 129 Hộp 4.7 Tăng trưởng xuất khẩu cá phi lê đông lạnh của Việt Nam trong trường hợp Mỹ áp dụng thuế bán phá giá 136 Hộp 5.1 Sáu tháng đầu năm 2007: Giá tăng không phải do WTO 156 Hộp 5.2 Thời điểm lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam 166 Hộp 5.3 Trường hợp của Trung Quốc 167 Hộp 6.1 Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú trả lời báo Tuổi trẻ 184 Hộp 6.2 Thứ trưởng Bộ Thương mại Nguyễn Thành Biên: Muốn đạt kế hoạch phải giữ chất lượng 193 Hộp 7.1 Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại (TRIMs) 205 Hộp 7.2 Nội dung chính của hiệp định TRIMs 206 Hộp 7.3 Sự khác biệt giữa cam kết gia nhập WTO và pháp luật Việt Nam 210 Hộp 7.4 Tập trung đầu tư cho nhân lực để đón dòng vốn FDI 223 v MỞ ĐẦU Mục tiêu đề tài nhằm phân tích, đánh giá tác động tới nền kinh tế Việt Nam khi gia nhập WTO. Để thực hiện mục tiêu, ban chủ nhiệm đề tài lựa chọn cách tiếp cận, phân tích theo cơ cấu ngành (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ), ngoài ra có phân tích thêm 2 lĩnh vực là xuất nhập khẩu và đầu tư. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, sự tách bạch tác động theo cơ cấu nêu trên không rõ ràng, một cam kết có thể tác động lên nhiều lĩnh vực, đồng thời một lĩnh vực chịu tác động từ nhiều hiệp định, cam kết. Những tác động đan xen, hoà quyện, rất khó bóc tách ... gây những khó khăn nhất định trong quá trình nghiên cứu. Ngoài ra, thời gian gia nhập WTO của Việt Nam chưa được 1 năm, những tác động chưa bộc lộ hết, nhiều cam kết chưa được thực thi, do đó một số kết luận chủ yếu mang tính dự báo. Sau gần 1 năm gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam đã có những thay đổi nhất định. Tuy vậy, ban chủ nhiệm và các cộng tác viên không thể bóc tách những tác động do riêng WTO mang lại với những hiệp định đa phương và song phương khác. Nói cách khác, những kết quả đạt được của nền kinh tế sau gia nhập WTO có bao nhiêu phần trăm do kết quả của tổ chức này mang lại đã không được phân tích trong phạm vi đề tài. Một số yếu tố khác, có ảnh hưởng đến những kết quả đạt được của nền kinh tế trong giai đoạn vừa qua như cải cách cơ cấu kinh tế trong nước, hoàn thiện hệ thống luật pháp, nâng cao năng lực điều hành của Chính phủ, cải cách hành chính … là những nội dung đã thực hiện từ trước khi Việt Nam gia nhập WTO và sẽ còn tiếp tục thực hiện trong những năm tới. Như vậy, kết quả đạt được của nền kinh tế do nhiều yếu tố, trong đó WTO là một trong số đó. Những cam kết và thực hiện cam kết trong khuôn khổ WTO có những tác động khác biệt trong ngắn hạn và dài hạn. Nhiều cam kết sẽ tác động tiêu cực trong ngắn hạn nhưng sẽ mang lại kết quả tích cực trong dài hạn và ngược lại, chẳng hạn như cắt giảm thuế quan sẽ dẫn đến tăng kim ngạch nhập khẩu trong ngắn hạn nhưng nếu điều chỉnh cơ cấu mặt hàng sẽ tạo thêm “lực” cho nền kinh tế trong dài hạn. WTO tác động tới các thành viên đến đâu phụ thuộc vào chính mỗi quốc gia. Sự thành công nhiều hay ít với tư cách thành viên WTO không phải phụ thuộc vào tổ chức này mà ở chính mỗi thành viên và Việt Nam không phải ngoại lệ. Với tất cả những yếu tố trên, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng kết quả nghiên cứu trong khuôn khổ đề tài chỉ là những đánh giá ban đầu và còn nhiều khiếm khuyết, rất mong nhận được sự góp ý và chia sẻ của các nhà khoa học và những người quan tâm đến chủ đề này. vi Chúng ta đánh giá quá cao, quá mức sự kiện gia nhập WTO. Đánh giá quá cao theo cách lạc quan tếu. Nếu như vậy thì rất nguy hiểm. Vào WTO là đất nước "đổi đời", không có chuyện đó đâu. Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển trong cuộc giao lưu với báo vietnamnet Không ở đâu như Việt Nam, người dân tổ chức đi bộ, míttinh chào mừng tổ chức thành công APEC và gia nhập WTO. Tôi hoàn toàn không phê phán, nhưng nếu chỉ dừng ở đó thì chẳng giải quyết được vấn đề gì. Các phong trào đó cần khẳng định quyết tâm, tận dụng được cơ hội, vượt qua thách thức … để làm cái gì tốt hơn. Nếu đặt không đúng, không phấn đấu được thì lại tạo ra thất vọng, lúc bấy giờ lại đổ tại đàm phán. "Việt Nam được nhiều hay mất nhiều phụ thuộc vào chính Việt Nam" Pascal Lamy, Tổng giám đốc WTO vii ITO vẫn chưa được thông qua. Chiến tranh Thế giới II vừa kết thúc, các nước đều muốn sớm thúc đẩy tự do hoá thương mại, và bắt đầu khắc phục những hậu quả của các biện pháp bảo hộ còn sót lại từ đầu những năm 1930. Do vậy, ngày 23/10/1947, 23 nước đã ký "Nghị định thư về việc áp dụng tạm thời" (PPA), có hiệu lực từ 1/1/1948, thông qua nghị định thư này, Hiệp định GATT đã được chấp nhận và thực thi. Trong thời gian đó, Hiến chương ITO vẫn tiếp tục được thảo luận. Cuối cùng, tháng 3/1948, Hiến chương ITO đã được thông qua tại Hội nghị về Thương mại và Việc làm của Liên hiệp quốc tại Havana. Tuy nhiên, quốc hội của một số nước đã không phê chuẩn Hiến chương này. Đặc biệt là Quốc hội Mỹ phản đối Hiến chương Havana, mặc dù Chính phủ Mỹ đã đóng vai trò tích cực trong việc nỗ lực thiết lập ITO. Tháng 12/1950, Chính phủ Mỹ chính thức thông báo sẽ không vận động Quốc hội thông qua Hiến chương Havana, do vậy trên thực tế, Hiến chương này không còn tác dụng. Và mặc dù chỉ là tạm thời, GATT trở thành công cụ đa phương duy nhất điều chỉnh thương mại quốc tế từ năm 1948 cho đến tận năm 1995, khi WTO ra đời. Trong 48 năm tồn tại, GATT đã tổ chức 8 vòng đàm phán: Năm 1947 1949 1951 1956 19601961 19641967 19731979 19861994 Địa điểm/Tên Geneva Annecy Torquay Geneva Geneva (Vòng Dillon) Geneva (Vòng Kenedy) Geneva (Vòng Tokyo) Geneva (Vòng Uruguay) Chủ đề đàm phán Thuế quan Thuế quan Thuế quan Thuế quan Thuế quan Số nước 23 13 38 26 26 Thuế quan và các biện pháp chống bán 62 phá giá Thuế quan, các biện pháp phi quan thuế, 102 các hiệp định "khung" Thuế quan, các biện pháp phi quan thuế, 123 dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, giải quyết tranh chấp, hàng dệt, nông nghiệp, thành lập WTO, v.v... Năm vòng đàm phán đầu tiên chủ yếu tập trung vào đàm phán giảm thuế quan. Bắt đầu từ Vòng đàm phán Kenedy, nội dung của các vòng đàm phán mở rộng dần sang các lĩnh vực khác. Vòng đàm phán cuối cùng - Vòng Uruguay - đã mở rộng nội dung sang hầu hết các lĩnh vực của thương mại bao gồm: thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ... và 2 cho ra đời một tổ chức mới thay thế cho GATT - đó là WTO. Trong suốt quá trình tồn tại, GATT đã trở thành hệ thống thể chế và pháp lý của nền thương mại quốc tế, hiệp định của GATT cũng là hiệp định đa phương duy nhất điều chỉnh các quan hệ thương mại quốc tế. Mặc dù còn những khiếm khuyết nhất định nhưng trong thời gian 48 năm tồn tại, GATT đã có những đóng góp to lớn vào việc thúc đẩy và đảm bảo thuận lợi và tự do hoá thương mại thế giới. Số lượng các bên tham gia cũng tăng nhanh. Tính tới thời điểm trước ngày 1/1/1995 (WTO ra đời), GATT đã có 124 thành viên và đang tiếp nhận 25 đơn xin gia nhập. Nội dung của GATT ngày một bao trùm và quy mô ngày một lớn: bắt đầu từ việc giảm thuế quan cho tới các biện pháp phi thuế, dịch vụ, sở hữu trí tuệ, đầu tư, và tìm kiếm một cơ chế quốc tế giải quyết các tranh chấp thương mại giữa các quốc gia. Từ mức thuế trung bình 40% của năm 1948, đến năm 1995, mức thuế trung bình của các nước phát triển chỉ còn khoảng 4% và thuế quan trung bình của các nước đang phát triển còn khoảng 15%. Qui mô của GATT cũng không ngừng được mở rộng, từ chỗ chi phối 20% tổng giá trị thương mại thế giới khi thành lập, đến năm 1995, tỷ lệ này lên tới 90%. 1.1.2. Sự ra đời của WTO Mặc dù đã đạt được những thành công lớn, nhưng đến cuối những năm 80, đầu 90, tình hình thương mại quốc tế có nhiều thay đổi, GATT bắt đầu tỏ ra có những bất cập, không theo kịp tình hình. - Khiếm khuyết lớn nhất của GATT là tính chất “tạm thời” của hiệp định này với tư cách là một “điều ước quốc tế”. GATT không phải là tổ chức quốc tế nên đã gây ra những tranh cãi về tư cách thành viên. Trường hợp của Trung Quốc là ví dụ: Quốc gia này đã tham gia ký kết ban đầu như “thành viên sáng lập” của GATT. Tháng 7/1986, Trung Quốc đệ đơn khôi phục tư cách thành viên ký kết ban đầu nhưng không được các chuyên gia pháp lý của GATT chấp thuận với lý do đây không phải là tổ chức quốc tế, vì vậy không thể áp dụng qui định kế thừa hay khôi phục tư cách thành viên. - Những thành công của GATT trong việc giảm và ràng buộc thuế quan ở mức thấp cộng với một loạt các cuộc suy thoái kinh tế trong những năm 70 3 và 80 đã thúc đẩy các nước xây dựng các loại hình bảo hộ phi thuế quan để đối phó với hàng nhập khẩu, đồng thời thực hiện nhiều hình thức hỗ trợ và trợ cấp. Những biến đổi này có nguy cơ làm giảm và mất đi những giá trị mà việc giảm thuế quan mang lại cho thương mại quốc tế. Trong khi đó, phạm vi của GATT không cho phép đề cập một cách cụ thể và sâu rộng đến các vấn đề này. - Khi GATT được thành lập năm 1948, Hiệp định này chủ yếu điều tiết thương mại hàng hoá hữu hình. Đến những năm 80, GATT đã không còn thích ứng với thực tiễn thương mại thế giới bởi sự phát triển nhanh chóng của các lĩnh vực thương mại dịch vụ như ngân hàng, bảo hiểm, vận tải hàng không, vận tải biển, du lịch, xây dựng, tư vấn... . Cùng với các loại hình thương mại dịch vụ, các vấn đề thương mại trong đầu tư và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại đã phát triển nhanh chóng và trở thành một bộ phận quan trọng của thương mại quốc tế, đòi hỏi những thay đổi sâu rộng trong các hiệp định cũng như mô hình tổ chức. - Một số khiếm khuyết trong lĩnh vực thương mại hàng hoá dần bộc lộ. Chẳng hạn trong nông nghiệp và dệt may, các cố gắng tự do hoá thương mại đã không đạt được thành công như mong muốn. Kết quả là còn rất nhiều ngoại lệ với các quy tắc chung trong hai lĩnh vực thương mại này. - Cơ cấu tổ chức và cơ chế giải quyết tranh chấp, GATT cũng tỏ ra không thích ứng với tình hình thế giới. Thương mại quốc tế ở những năm 80 và 90 đòi hỏi phải có một tổ chức thường trực, có nền tảng pháp lý vững chắc để đảm bảo thực thi các hiệp định, quy định chung của thương mại quốc tế, trong khi đó GATT chỉ là một hiệp định. Về hệ thống giải quyết tranh chấp, GATT chưa có một cơ chế điều tiết thủ tục tố tụng chặt chẽ, không đưa ra một thời gian biểu nhất định, do đó, các vụ việc tranh chấp thường bị kéo dài, dễ bị bế tắc. Để thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế một cách hiệu quả, hệ thống này cần phải được tổ chức lại. Nhận thức rõ những khiếm khuyết đó, các bên tham gia GATT đã nỗ lực để củng cố và mở rộng hệ thống thương mại đa biên. Từ năm 1986 đến 1994, Hiệp định GATT và các hiệp định phụ trợ của nó đã được các nước thảo luận sửa đổi và cập nhật để thích ứng với điều kiện thay đổi của môi trường thương mại thế giới. Hiệp định GATT 1947, cùng với các quyết định đi kèm và một vài biên bản giải thích khác đã hợp thành GATT 1994. Một số 4 hiệp định riêng biệt cũng đạt được trong các lĩnh vực như Nông nghiệp, Dệt may, Trợ cấp, Tự vệ và các lĩnh vực khác; cùng với GATT 1994, chúng tạo thành các yếu tố của các Hiệp định Thương mại đa phương về Thương mại Hàng hoá. Vòng đàm phán Uruguay cũng thông qua một loạt các quy định mới điều chỉnh thương mại Dịch vụ và Quyền Sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại. Một trong những thành công lớn nhất của vòng đàm phán lần này là các nước đã cho ra Tuyên bố Marrakesh thành lập WTO, bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 1/1/1995. 1.2. Cơ cấu tổ chức của WTO 1.2.1. Mục tiêu Mục tiêu trực tiếp của WTO được nêu trong tuyên bố thành lập nhằm Xây dựng một cơ chế thương mại đa biên chặt chẽ, ổn định và khả thi hơn1 theo hướng tạo ra những thoả thuận và cam kết tương hỗ của các thành viên nhằm giảm đáng kể thuế, hàng rào cản trở thương mại và loại bỏ sự phân biệt đối xử trong TMQT. Mục tiêu gián tiếp của WTO nhằm: - Nâng cao mức sống; - Bảo đảm tạo đầy đủ việc làm, đảm bảo tăng trưởng vững chắc thu nhập và nhu cầu thực tế; - Phát triển việc sử dụng các nguồn lực của thế giới; - Mở rộng sản xuất và trao đổi hàng hoá và dịch vụ. Có thể cụ thể hoá mục tiêu của WTO theo ba giác độ: kinh tế, chính trị, xã hội. Mục tiêu kinh tế của WTO là đẩy mạnh phát triển thương mại quốc tế theo hướng tự do. Thông qua việc thiết lập hệ thống các cam kết đa phương, WTO hướng đến tạo lập và duy trì môi trường thương mại tự do có thể quản lý được, hướng các quốc gia tới việc thực thi chính sách thương mại ổn định, minh bạch, có thể dự đoán được nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư kinh doanh có thể ra các quyết định đúng, nhờ đó không chỉ các quốc gia tham gia thương mại quốc tế có thể tăng trưởng việc làm, thu nhập và phát triển bền vững, mà nền kinh tế thế giới cũng đạt tới trạng thái hiệu quả. Mục tiêu chính trị của WTO là thiết lập một thể chế pháp lý toàn cầu 1 Vụ Chính sách thương mại đa biên -Bộ Thương mại (2000), Kết quả vòng đàm phán Urugoay về hệ thống thương mại đa biên, NXB Thống kê, Hà Nội. 5 cho phép duy trì môi trường thương mại ổn định, khuyến khích thương mại tự do, hạn chế các quốc gia đưa ra các chính sách thương mại tuỳ tiện làm tổn hại đến quá trình phát triển thương mại quốc tế. Mục tiêu xã hội của WTO là hướng tới nền kinh tế thế giới hiệu quả, qua đó phục vụ tốt hơn nhu cầu của dân cư ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt WTO có giành sự chú ý nhất định đến việc tạo điều kiện cho các quốc gia kém phát triển tham gia thương mại quốc tế. Như vậy, từ các mục tiêu được công bố công khai của WTO có thể thấy đây là một thể chế tích cực, ủng hộ và hướng đến thương mại tự do. WTO hướng tới hình thành một môi trường thương mại quốc tế ổn định, minh bạch và có thể dự đoán được nhằm bảo đảm cho thương mại tự do có thể thực thi được theo những tiêu chuẩn phù hợp với từng thời kỳ lịch sử phát triển kinh tế thế giới. Những mục tiêu nêu trên có sức hấp dẫn rất lớn đối với tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, trong thực tế, quá trình thực hiện mục tiêu có rất nhiều mâu thuẫn giữa các bên tham gia cũng như các vấn đề nảy sinh do xung đột về lợi ích, do trình độ phát triển và lựa chọn chính sách của các thành viên. 1.2.2. Chức năng Theo Hiệp định Marrakesh thành lập WTO, tổ chức này có năm chức năng cơ bản như sau: Một là: Tạo thuận lợi cho việc thực thi, quản lý và tiến hành các mục tiêu của Hiệp định này và các Hiệp định thương mại đa biên khác, cũng như các Hiệp định nhiều bên. WTO có trách nhiệm theo dõi chính sách thương mại của các quốc gia thành viên nhằm thúc đẩy việc thực thi chúng theo cách thức mà các nước đã cam kết tập thể với nhau. Hai là: Tạo ra diễn đàn đàm phán giữa các nước thành viên về quan hệ thương mại giữa các nước này về các vấn đề được đề cập đến trong các Hiệp định WTO và thực thi kết quả của các cuộc đàm phán đó. Đàm phán tại WTO dựa trên hai nguyên tắc: (1) Nhân nhượng lẫn nhau: Một quốc gia không thể chỉ “nhận” mà cần có những điều khoản để đổi lại; (2) Đối xử đặc biệt với nước đang phát triển, nhất là các nước kém phát triển. Ba là: Giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên trên cơ sở Quy 6 định và thủ tục giải quyết tranh chấp. WTO nỗ lực xây dựng một cơ chế giải quyết tranh chấp độc lập và công bằng những vấn đề khúc mắc, tranh chấp nảy sinh giữa các thành viên của WTO thông qua các thủ tục pháp lý khách quan. Tuy nhiên, do khả năng gây ảnh hưởng không chính thức cũng như khả năng tham gia vào hoạt động pháp lý thực tế để giải quyết các tranh chấp cụ thể là khác nhau giữa các nước có tiềm lực, có sức mạnh ngoại thương khác nhau, nên thực tế giải quyết tranh chấp hiện nay trong WTO chưa đạt được mức độ khách quan như mong muốn. Song, theo đánh giá chung, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đã ít nhiều thể hiện được tính độc lập và khách quan của nó. Bốn là: Thực hiện rà soát chính sách thương mại thông qua Cơ chế rà soát chính sách thương mại. Định kỳ theo quy định của WTO, các quốc gia phải gửi báo cáo về chế độ thương mại của mình cho WTO và cơ quan giúp việc của WTO có trách nhiệm gửi báo cáo này cho các thành viên quan tâm. Thông qua việc giám sát chính sách thương mại quốc gia, WTO thúc đẩy quan hệ hiểu biết lẫn nhau giữa các nước thành viên, qua đó khuyến khích các thành viên tuân thủ các quy định, cam kết và thủ tục mà các nước thoả thuận. Các quốc gia có ảnh hưởng lớn đến thương mại quốc tế như Mỹ, EU, Nhật Bản … định kỳ rà soát chính sách là hai năm, các quốc gia khác thường là 4-6 năm tuỳ thuộc mức độ ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu. Riêng đối với các nước chậm phát triển, thời gian này có thể dài hơn. Năm là: Nhằm đạt được một sự nhất quán, hài hoà trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, WTO sẽ phối hợp với IMF, WB hay một số tổ chức quốc tế khác như Trung tâm thương mại Quốc tế (ITC), Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) trong những lĩnh vực cụ thể, chẳng hạn như tăng cường năng lực điều hành của Chính phủ đối với các quốc gia chậm phát triển. 1.2.3. Nguyên tắc cơ bản WTO hoạt động dựa trên một bộ các luật lệ và quy tắc tương đối phức tạp, bao gồm các hiệp định, phụ lục, quyết định và giải thích khác nhau điều chỉnh hầu hết các lĩnh vực thương mại quốc tế. Tuy vậy, tất cả các văn bản đó đều được xây dựng trên cơ sở bảy nguyên tắc cơ bản của WTO. 7 Nguyên tắc 1: Không có sự phân biệt đối xử Nguyên tắc này được cụ thể hoá trong các quy định về chế độ Đãi ngộ Tối huệ quốc (MFN) và Đãi ngộ Quốc gia (NT). MFN là một nguyên tắc cơ bản của WTO, được nêu trong Điều I - Hiệp định GATT, điều II - Hiệp định GATS và điều IV - Hiệp định TRIPS. Theo nguyên tắc MFN, WTO yêu cầu một nước thành viên phải áp dụng thuế quan và các quy định khác đối với hàng hoá nhập khẩu từ các nước thành viên khác nhau (hoặc hàng hoá xuất khẩu tới các nước thành viên khác nhau) một cách bình đẳng, không phân biệt đối xử. Điều đó có nghĩa là nếu một nước thành viên dành cho sản phẩm từ bất kỳ nước thành viên nào mức thuế quan hay bất kỳ một ưu đãi nào khác thì cũng phải dành mức thuế quan hoặc ưu đãi đó cho sản phẩm tương tự của tất cả các quốc gia thành viên khác một cách ngay lập tức và vô điều kiện. WTO cũng cho phép các nước thành viên được duy trì một số ngoại lệ của nguyên tắc này; Nguyên tắc NT: Trong khi nguyên tắc MFN yêu cầu một nước thành viên không được phép áp dụng đối xử phân biệt giữa các nước thành viên thì nguyên tắc NT yêu cầu một nước phải đối xử bình đẳng và công bằng giữa hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá tương tự sản xuất trong nước. Nguyên tắc này quy định rằng, bất kỳ một sản phẩm nhập khẩu nào, sau khi đã qua biên giới (đã trả xong thuế hải quan và các chi phí khác tại cửa khẩu) sẽ được hưởng sự đối xử không kém ưu đãi hơn sản phẩm tương tự sản xuất trong nước. Nguyên tắc MFN và NT lúc đầu chỉ được áp dụng trong lĩnh vực thương mại hàng hoá, sau khi WTO ra đời thì nó được mở rộng cả sang thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại và các lĩnh vực khác, tuy vậy mức độ áp dụng của quy tắc này trong các lĩnh vực là khác nhau. Trong thương mại hàng hoá: MFN và NT được áp dụng tương đối toàn diện và triệt để. Trong thương mại dịch vụ: MFN và NT cũng được áp dụng với những lĩnh vực mà một thành viên đã cam kết mở cửa thị trường, với những lĩnh vực dịch vụ còn duy trì hạn chế thì việc dành MFN và NT tuỳ thuộc vào kết quả đàm phán các cam kết cụ thể. Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, các NT trên đã được thể chế hoá cụ thể và phổ biến trong các công ước quốc tế liên quan đến sở hữu trí tuệ. Nguyên tắc 2: Chỉ bảo hộ bằng thuế quan Trong WTO, việc bảo hộ các ngành công nghiệp nội địa không bị ngăn 8 cấm. Tuy nhiên, WTO đưa ra một nguyên tắc là các nước chỉ được thực hiện bảo hộ chủ yếu thông qua thuế quan, không được sử dụng các biện pháp thương mại khác. Mục tiêu của nguyên tắc này để đảm bảo sự minh bạch của việc bảo hộ và giảm thiểu những tác dụng bóp méo thương mại phát sinh. Nguyên tắc 3: Tạo dựng một nền tảng ổn định cho thương mại Một nguyên tắc cơ bản của WTO là các nước thành viên có nghĩa vụ đảm bảo tính ổn định cho thương mại quốc tế, thông qua việc các nước ràng buộc thuế quan của mình. Các nước chỉ có thể tăng thuế quan sau khi đã tiến hành đàm phán lại và đã đền bù thoả đáng cho lợi ích các bên bị thiệt hại do việc tăng thuế đó. Để đảm bảo nguyên tắc này, các nước thành viên WTO còn có nghĩa vụ phải minh bạch hoá các quy định thương mại của mình, phải thông báo mọi biện pháp đang áp dụng và ràng buộc chúng (tức là cam kết sẽ không thay đổi theo chiều hướng bất lợi cho thương mại, nếu thay đổi phải được thông báo, tham vấn và bù trừ hợp lý). Tính dự báo được nhằm giúp các nhà kinh doanh nắm rõ tình hình hiện tại cũng như xác định được cơ hội của họ trong tương lai. Nguyên tắc này giúp cho môi trường kinh doanh có tính ổn định và lành mạnh. Nguyên tắc 4: Thương mại ngày càng tự do hơn thông qua đàm phán WTO đảm bảo thương mại giữa các quốc gia ngày càng tự do hơn thông qua quá trình đàm phán hạ thấp các hàng rào thương mại để thúc đẩy buôn bán. Kể từ năm 1948 đến nay, GATT và WTO đã tiến hành nhiều vòng đàm phán để giảm thuế quan, dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan và mở cửa thị trường. Để thực hiện nguyên tắc thương mại ngày càng tự do này, WTO đảm nhận chức năng là diễn đàn đàm phán thương mại đa phương để các nước có thể liên tục thảo luận về vấn đề tự do hoá thương mại. WTO kiên trì xu hướng hạn chế dần đi tới xoá bỏ các hàng rào cản trở thương mại quốc tế như thuế quan và các biện pháp phi thuế quan nhằm tiến tới một thị trường thống nhất dựa trên các quy tắc cạnh tranh kinh tế. Do đó, ngoài việc khuyến khích, duy trì thường xuyên các cuộc đàm phán giảm thuế quan, WTO còn thúc đẩy, mở rộng các đàm phán nhằm đi tới các hiệp định bổ sung về thủ tục hành chính đối với hàng xuất nhập khẩu. Gần đây, WTO mở rộng các vấn đề đàm phán sang lĩnh vực môi trường 9 và lao động liên quan đến sản xuất sản phẩm. Về phương diện xã hội, các quy định của một số nước liên quan đến bảo vệ môi trường và an toàn lao động cho phụ nữ và trẻ em mang tính nhân đạo. Nhưng về mặt điều kiện thương mại thì các quy định mới này có thể cản trở hoạt động thương mại và gây bất lợi cho hàng hoá của các nước kém phát triển. Do đó, quá trình hoạch định và thực thi chính sách thương mại tự do của WTO trong mối liên hệ đến các vấn đề công bằng và phát triển còn tiềm ẩn nhiều khía cạnh phức tạp và mâu thuẫn nhau. Nguyên tắc 5: Tạo lập môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng WTO là một hệ thống các nguyên tắc nhằm thúc đẩy cạnh tranh tự do, công bằng và không bị bóp méo. Tất cả các Hiệp định của WTO như về nông nghiệp, dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ... đều nhằm mục tiêu tạo một môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng hơn giữa các quốc gia. WTO khuyến khích thương mại theo khuynh hướng cạnh tranh kinh tế thuần tuý dựa trên lợi thế cạnh tranh nhằm thiết lập cơ cấu phân công lao động quốc tế hiệu quả. Chính vì thế, trong các nội dung đàm phán, cũng như trong các hiệp định đã ký kết của WTO các biện pháp can thiệp của nhà nước làm hạn chế phạm vi hoạt động của cơ chế thị trường cạnh tranh tự do hoặc làm méo mó giá cả thường bị gây áp lực phải hạn chế dần, đi tới xoá bỏ. Nguyên tắc này đặc biệt liên quan đến thương mại nhà nước và trợ cấp của nhà nước, nhất là trong các vòng đàm phán gần đây, khi vấn đề trợ cấp nông sản và chi tiêu của Chính phủ được nhiều nước quan tâm đề xuất đưa vào chương trình đàm phán. Mục đích của nguyên tắc này là xây dựng một môi trường trong đó hàng hoá và dịch vụ cạnh tranh bình đẳng với nhau, không có sự hỗ trợ tài chính của nhà nước. Nguyên tắc 6: Nguyên tắc "khước từ" và khả năng áp dụng các hành động khẩn cấp Khi tình hình kinh tế hay thương mại của một nước gặp khó khăn nhất thời, WTO cho phép các nước thành viên được tạm thời miễn không thực hiện những nghĩa vụ nhất định. WTO cũng cho phép các chính phủ được áp dụng các biện pháp tự vệ khẩn cấp trong những trường hợp quy định. Các thành viên có thể áp dụng các hạn chế nhập khẩu hay tạm ngừng các nhân nhượng thuế quan đối với 10 những sản phẩm cụ thể khi nhập khẩu các sản phẩm này tăng mạnh, gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho các nhà sản xuất trong nước. Theo quy định của WTO, các nước sẽ loại bỏ tất cả hạn chế số lượng đối với hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, WTO cũng cho phép các nước thành viên được áp dụng các hạn chế nhập khẩu trong một số trường hợp ngoại lệ như: - Nước nhập khẩu gặp khó khăn về cán cân thanh toán - Có căng thẳng về ngoại hối (do nhu cầu nhập khẩu vì mục tiêu phát triển tăng mạnh, hoặc do các nước này thiết lập hay mở rộng hoạt động sản xuất trong nước). Khi các nước áp dụng các ngoại lệ này, các hạn chế số lượng phải được áp dụng trên cơ sở không có sự phân biệt đối xử. Nguyên tắc 7: Ưu đãi dành cho các nước đang phát triển Một trong những mục tiêu hoạt động của WTO là cần phải có nỗ lực tích cực để đảm bảo rằng các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là các quốc gia kém phát triển nhất, duy trì được tỷ phần tăng trưởng trong thương mại quốc tế tương xứng với nhu cầu phát triển kinh tế của các nước đó. Với khoảng 2/3 số thành viên của mình là các nước đang và kém phát triển, WTO luôn khuyến khích phát triển, dành những điều kiện đối xử đặc biệt và khác biệt cho các quốc gia này, với mục tiêu đảm bảo sự tham gia sâu rộng hơn của họ vào hệ thống thương mại đa phương. WTO cũng dành cho các nước đang phát triển, các nền kinh tế chuyển đổi những ưu đãi nhất định trong việc thực thi các hiệp định, đồng thời chú ý đến trợ giúp kỹ thuật cho các nước này. Những ưu đãi được khuyến khích trong WTO khá đa dạng, từ cam kết giảm thuế quan bất tương xứng đến lộ trình thực hiện cam kết dài hơn cho các nước đang phát triển, thậm chí WTO cho phép miễn nghĩa vụ cam kết cho các nước chậm phát triển nhất. Hộp 1.1. WTO thuộc về ai? WTO được điều khiển bởi chính các chính phủ là thành viên của tổ chức. Tất cả các quyết định lớn đều có sự tham gia của toàn thể các thành viên, được đưa ra hoặc ở cấp Hội nghị bộ trưởng (họp ít nhất là 2 năm một lần), hoặc ở cấp các đại sứ và đại biểu (họp thường xuyên ở Geneva). Thông thường các quyết định được đưa ra theo nguyên tắc đồng thuận. Do nguyên tắc này, WTO khác với một số tổ chức quốc tế khác, ví dụ như Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế. Tại WTO không có sự uỷ quyền cho một Uỷ ban 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan