Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đề cương viên nang, cốm pha hỗn dịch, viên nén...

Tài liệu đề cương viên nang, cốm pha hỗn dịch, viên nén

.PDF
25
3
131

Mô tả:

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA DƯỢC BỘ MÔN BÀO CHẾ ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP BÀO CHẾ 2 Tên bài thực tập: Cốm pha hỗn dịch – Viên nang – Viên nén Đợt thực tập: 1 Nhóm thực tập: 4 Buổi thực tập: sáng thứ 2 Bàn thực tập: 3 – Tiểu nhóm: 5 Lớp: Dược 2013 – Niên khoá: 2016 – 2017 3/2017 ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP BÀO CHẾ 2 CỐM PHA HỖN DỊCH, VIÊN NANG, VIÊN NÉN Danh sách sinh viên Tiểu nhóm 5 – Nhóm 4 STT Họ tên sinh viên 1 Trần Gia Lộc 2 Nguyễn Duy Long 3 Đặng Thị Thuỳ Linh 4 Trần Thị Thuỳ Linh 5 Đinh Thị Như Mai 1 1 1 MỤC LỤC NGUYÊN LIỆU CHUNG 3 VIÊN NANG PARACEATMOL 6 I. XÂY DỰNG CÔNG THỨC ......................................................................................... 6 II. CÁCH XÁC ĐỊNH THỂ TÍCH ĐÓNG NANG ............................................................ 8 III. QUI TRÌNH ĐIỀU CHẾ ............................................................................................... 8 IV. CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN ĐÁNH GIÁ NHANH VIÊN NANG ................................ 11 CỐM PHA HỖN DỊCH PARACETAMOL I. 12 XÂY DỰNG CÔNG THỨC ......................................................................................... 12 II. CÁCH ĐIỀU CHẾ ........................................................................................................ 14 III. CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CÔNG THỨC ........................................................................ 16 VIÊN NÉN PARACETAMOL I. 17 XÂY DỰNG CÔNG THỨC ......................................................................................... 17 II. QUI TRÌNH ĐIỀU CHẾ ............................................................................................... 18 III. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CỐM BÁN THÀNH PHẨM ........................................ 21 IV. CÁC CHỈ TIÊU KIỂM TRA NHANH VIÊN NÉN .................................................... 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO 23 KẾ HOẠCH THỰC TẬP 24 2 NGUYÊN LIỆU CHUNG I. HOẠT CHẤT PARACETAMOL [2, 5, 6] – Công thức phân tử: C8H9NO2 – Phân tử lượng: 151,2. – Cấu tạo hoá học:  Gồm nhân benzen, 1 nhóm hydroxyl (tính acid yếu, dễ bị oxy hoá) và 1 nhóm acetamid (dễ bị thuỷ phân trong acid hay base).  Sản phẩm thuỷ phân là 4–aminophenol, 1 tạp chất liên quan được kiểm nghiệm. – Tính chất: bột kết tinh trắng, không mùi, vị đắng. – Độ tan: hơi tan trong nước; rất khó tan trong cloroform, ether, methyl clorid; dễ tan trong ethanol 96%, dung dịch kiềm. – Dung dịch bão hòa có pH 5,5 – 6,5, pKa = 9,38. – Độ ổn định:  Paracetamol ổn định trong nước. Khoảng pH ổn định là 5 – 7.  Acid, base, ánh sáng, nhiệt độ hay các chất oxi hoá làm thúc đẩy phản ứng thuỷ phân amid của dược chất. II. DUNG MÔI VÀ CÁC TÁ DƯỢC [1, 4] 1. Dung môi Ethanol 70% – Vai trò: dung môi pha tá dược dính (dung dịch PVP), hoà tan tá dược màu. – Tương kị: gây tủa muối hữu cơ và gôm từ dung dịch hoặc hỗn dịch; không tương hợp với các vật liệu, bao bì nhôm. Nước cất – Vai trò: dung môi pha tá dược dính (hồ tinh bột). – Tương kị: thuỷ phân một số dược chất, tá dược. 3 2. Các tá dược Tá dược Vai trò, chức năng Nồng độ / tỉ lệ thường dùng Tương kị cần lưu ý Lactose Tá dược độn Phản ứng với các amin bậc I, II Đường saccharose xay mịn Tá dược độn Có khi đường lẫn vết kim loại, tương kỵ với một số dược chất Chất gây treo, tăng độ nhớt Thuỷ phân trong acid tạo đường nghịch chuyển (dextrose, fructose) Chất tạo ngọt (điều vị) Tương kỵ với nắp nhôm Bột PVP Tá dược dính Tá dược dính: 0,5 – 5% Tá dược rã Tinh bột Hàm lượng amylose Bắp: 24 – 28% Mì (sắn): 17 – 20% Tá dược độn Chất oxi hoá mạnh Tá dược dính Tá dược dính: 3 – 20% (thường 5 – 10%) Tá dược rã Tá dược rã: 3 – 25% (thường 15%) Gôm xanthan Chất gây treo, tăng độ nhớt 0,05 – 0,5% Chất diện hoạt cation, một số polymer, chất bảo quản, chất oxy hóa mạnh, … Natri carboxymethyl cellulose Tá dược dính Tá dược dính: 1 – 6% Acid mạnh, muối kim loại (sắt, nhôm, thủy ngân, kẽm), gôm xanthan Tá dược rã Chất gây treo, tăng độ nhớt 4 Tạo phức hợp với một số chất bảo quản (thimerosal) Chất gây treo: 0,1 – 5% Có thể tạo tủa ở pH < 2 hoặc khi trộn với ethanol 95% Natri croscarmellose Tá dược siêu rã Viên nén: 0,5 – 5,0% Viên nang: 10 – 25% Acid mạnh, muối kim loại (sắt, nhôm, thủy ngân, kẽm) Hiệu quả rã có thể giảm khi phối hợp với tá dược háo nước (sorbitol), quá trình xát hạt ướt, dập trực tiếp Natri starch glycolat Tá dược rã 2 – 8% (tối ưu 4%, có khi 2% là đủ) Acid ascorbic Avicel PH101 Tá dược độn, dính, rã, trơn (antiadherent) Tá dược độn/dính: 20 – 90% Chất oxi hoá mạnh Tá dược rã: 5 – 15% Tá dược trơn: 5 – 20% Aerosil Tá dược trơn (glidant) 0,1 – 1% Chế phẩm chứa diethylstilbestrol Magie stearat Tá dược trơn (lubricant) 0,25 – 5% Acid hay kiềm mạnh, muối sắt, chất oxi hoá mạnh, đa số các muối alkaloid Talc Tá dược trơn (glidant, lubricant) 1 – 10% Hợp chất amoni bậc IV Dung dịch màu (cam, đỏ) Tạo cảm quan hấp dẫn, dễ phân biệt Chất oxi hoá mạnh Màu cam: Sunset Yellow, D&C Orange, … Màu đỏ: Erythrosine, Red 2G, Carmin, … Dung dịch mùi (cam, dâu) Tạo hương, che mùi khó chịu 0,5% Thường là các tinh dầu 5 VIÊN NANG PARACETAMOL CÔNG THỨC Công thức của 1 viên nang Paracetamol 250 mg Paracetamol 250 mg Tá dược dính vđ Talc 1% Vỏ nang số 1 I. XÂY DỰNG CÔNG THỨC – Có 2 cách điều chế viên nang cứng:  Đóng bột thuốc trực tiếp vào nang  Tạo cốm rồi đóng vào nang Công thức trên dùng tá dược dính, nên cách thực hiện là tạo cốm rồi đóng nang. – Tá dược trơn: bột talc, giúp cải thiện độ trơn chảy, dễ đóng thuốc vào nang. – Tá dược dính: tạo cốm, tăng tỉ trọng khối thuốc, từ đó tăng độ trơn chảy. Tá dược dính dược dùng có thể là dung dịch PVP 10% hoặc hồ tinh bột 10%. Như vậy, tiểu nhóm sẽ xây dựng và điều chế 2 công thức. 1. Tá dược dính là dung dịch PVP 10% – Dung môi pha PVP: ethanol 70%. Nồng độ dung dịch PVP: 10% (kl/tt). Chọn ethanol 70% vì:  Dễ hoà tan PVP, dễ bay hơi sau khi sấy  Độ cồn quá cao sẽ bay hơi nhanh, làm hỗn hợp bột chóng khô – PVP trong cốm bán thành phẩm thường chiếm 0,5 – 5% (kl/kl). Tiểu nhóm đề nghị hàm lượng PVP trong cốm là 2%. hàm lượng paracetamol trong cốm là 98%. – Khối lượng cốm bán thành phẩm trong 1 viên nang là: 250  Lượng tá dược PVP cần dùng là: 6 100  255,1 (mg) 98 255,1 – 250 = 5,1 (mg) 5,1 100   0,051 (ml) 1000 10 Nên dung dịch PVP 10% (kl/tt) cần lấy: – Do bột talc chiếm 1% trong công thức (tức là cốm bán thánh phẩm chiếm 99%), nên lượng bột talc dùng cho 1 viên nang là: 255,1  1  2,58 (mg) 99 – Vậy công thức hoàn chỉnh với dung dịch PVP 10% là 1 viên nang 300 viên nang 300 viên nang (hao hụt 10%) Paracetamol 250 mg 75 g 82,5 g Dung dịch PVP 10% (kl/tt) 0,051 ml 15,3 ml 16,8 ml Talc 2,58 mg 0,77 g 0,85 g Thành phần 2. Tá dược dính là hồ tinh bột 10% – Dung môi pha: nước cất. Nồng độ hồ tinh bột: 10% (kl/kl). – Hồ tinh bột dùng làm tá dược dính thường chiếm 3 – 20% (kl/kl) cốm bán thành phẩm. Tiểu nhóm đề nghị hàm lượng hồ tinh bột trong cốm là 5%. hàm lượng paracetamol trong cốm là 95%. – Khối lượng cốm bán thành phẩm trong 1 viên nang là: 250  100  263, 2 (mg) 95 Lượng hồ tinh bột 10% (kl/kl) cần dùng là: 263,2 – 250 = 13,2 (mg) – Do bột talc chiếm 1% trong công thức (tức là cốm bán thánh phẩm chiếm 99%), nên lượng bột talc dùng cho 1 viên nang là: 263, 2  1  2,7 (mg) 99 – Vậy công thức hoàn chỉnh với dung dịch PVP 10% là 1 viên nang 300 viên nang 300 viên nang (hao hụt 10%) Paracetamol 250 mg 75 g 82,5 g Hồ tinh bột 10% (kl/kl) 13,2 mg 3,96 g 4,36 g Talc 2,7 mg 0,81 g 0,89 g Thành phần 7 II. CÁCH XÁC ĐỊNH THỂ TÍCH ĐÓNG NANG – Đo tỉ trọng biểu kiến d của hạt thuốc: Khối lượng của hạt (g) Tỉ trọng biểu kiến = Thể tích biểu kiến của hạt (ml) Cách làm:  Cân 50 g hạt, đổ nhẹ nhàng vào ống đong 100 ml.  Cầm ống đong giơ lên cao khoảng 2,5 cm, để ống rơi theo chiều thẳng đứng xuống một mặt gỗ nhẵn 3 lần, mỗi lần cách nhau 2 giây.  Đọc thể tích và tính tỉ trọng biểu kiến. – Từ tỉ trọng biểu kiến, tính được thể tích của khối thuốc là: m (ml) d Hướng làm Thể tích khối thuốc V V < 0,48 ml V Thêm tá dược độn (lactose hoặc tinh bột) Lượng tá dược độn thêm vào chiếm thể tích: 0,48 – V (ml) Tỉ trọng thực của tá dược độn: Lactose khan: 1,589 g/ml Tinh bột bắp: 1,478 g/ml V = 0,48 ml Tiến hành đóng nang V > 0,48 ml Cần nén hạt III. QUI TRÌNH ĐIỀU CHẾ Dụng cụ, thiết bị dự kiến – Cân điện tử, bếp điện – Rây, phễu đo góc chảy, thước đo – Bộ cối chày; ống đong 100 ml; becher 50 ml, 250 ml; đũa thủy tinh – Máy xát sửa hạt, máy đóng nang thủ công, tủ sấy – Máy đo độ rã, cân đo độ ẩm bằng hồng ngoại 8 1. Tạo cốm paracetamol Phương pháp: xát hạt ướt. Cách thực hiện: – Cân lượng paracetamol tương ứng mỗi công thức, rồi nghiền trong cối có lót khăn. – Pha tá dược dính:  Dung dịch PVP 10% (kl/tt): Bột PVP Ethanol 70% 2g vđ 20 ml Đánh dấu vạch thể tích 20 ml trên becher (bằng 20 ml ethanol 70%). Cân 2 g bột PVP, cho vào becher trên. Bổ sung thể tích vừa đủ đến vạch 20 ml bằng ethanol 70%, khuấy đều cho tan hết.  Hồ tinh bột 10% (kl/kl): Cân 5 g tinh bột bắp, cho vào becher 250 ml khô, sạch. Thêm 45 g nước cất vào becher này, khuấy đều cho trương nở. Đặt becher trên bếp điện, khuấy từ từ, hỗn hợp sẽ chuyển sang thể hồ sệt, trong. – Tạo khối bột ẩm:  Làm ẩm bột paracetamol bằng lượng tá dược dính vừa đủ, trộn đều.  Ghi nhận lượng tá dược dính đã dùng.  Để khối bột ẩm ổn định trong 30 – 45 phút. – Xát hạt: bằng máy qua rây 2 mm, thu cốm ướt. o – Sấy hạt: ở nhiệt độ 40 – 70 C, trong 1 – 2 giờ, đến khi hàm ẩm ≤ 5%. – Sửa hạt: bằng máy qua rây 1 mm. Nếu sợi cốm khô và có ít hạt nhỏ, rời thì giã, xay nghiền trước khi rây. Nếu sợi cốm khô và có nhiều hạt cốm nhỏ, rời thì rây lấy hạt nhỏ trước. – Rây phân đoạn: qua 2 bộ rây 0,71 – 0,355 mm xếp chồng lên nhau. Cho toàn bộ cốm lên rây trên cùng, đậy nắp, lắc trong 5 phút. Cân lượng cốm thu được ở từng phân đoạn. – Với mỗi phân đoạn, tính toán lượng bột talc thực tế cần thêm vào và trộn đều. – Đo tỉ trọng biểu kiến của từng phân đoạn, và tỉ trọng biểu kiến của cốm toàn phần (trộn chung các phân đoạn với nhau). – Chọn cốm toàn phần hoặc phân đoạn cốm có cỡ hạt thích hợp nhất để đóng nang. 2. Đóng nang – Do tính chất thực tập, quy mô nhỏ (300 viên nang), nên tiến hành bằng máy đóng nang thủ công. – Sau khi đóng nang, lau nang, đánh bóng, đóng gói, kiểm tra thành phẩm. 9 Sơ đồ qui trình điều chế viên nang Paracetamol Chuẩn bị nguyên liệu Tạo khối bột ẩm Cân, nghiền Paracetamol Pha tá dược dính Trộn với tá dược dính vừa đủ, trộn đều Để yên 30 – 45 phút Xát hạt Xát hạt qua rây 2 mm Sấy hạt Sấy 40 – 70 C, đến khi độ ẩm ≤ 5% Sửa hạt Sửa hạt qua rây 1 mm Rây phân đoạn Rây 0,71 – 0,355 mm Trộn hoàn tất Tính toán, thêm talc vào mỗi phân đoạn Đo tỉ trọng biểu kiến, góc chảy, chọn phân đoạn Đóng nang thuốc o Đóng nang bằng máy thủ công Đóng gói Kiểm nghiệm 10 Kiểm độ đồng đều khối lượng, độ rã IV. CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN ĐÁNH GIÁ NHANH VIÊN NANG [2] Có 2 chỉ tiêu cơ bản đế đánh giá nhanh chất lượng của viên thuốc nang. 1. Độ đồng đều khối lượng (Phụ lục 11.3 DĐVN IV) Cách thực hiện: tiến hành với 20 viên nang ngẫu nhiên. Với mỗi viên nang: – Cân khối lượng của nang. – Tháo rời 2 nửa vỏ nang, dùng bông lau sạch vỏ và cân khối lượng của vỏ. – Tính: Khối lượng thuốc trong nang = Khối lượng nang thuốc – Khối lượng vỏ nang. – Tính khối lượng trung bình của thuốc trong nang. Đánh giá: (khối lượng trung bình viên nhỏ hơn 300 mg) – Không có quá 02 viên nang có khối lượng nằm ngoài giới hạn chênh lệch 10% so với khối lượng trung bình. – Không được có viên nang nào có khối lượng vượt gấp đôi giới hạn đó. 2. Độ rã (Phụ lục 1.13, 11.6 DĐVN IV) Cách thực hiện: dùng máy đo độ rã – Môi trường thử: nước. Nếu thử trong môi trường nước không đạt, thay nước bằng dung dịch HCl 0,1 N hoặc dung dịch dạ dày giả (TT). – Lấy 6 viên nang, cho vào mỗi ống thử 1 viên. – Treo giá đỡ ống thử trong cốc có chứa nước. Nếu nang nổi trên mặt nước, có thể dùng đĩa đè lên. Vận hành máy trong 30 phút. – Lấy giá đỡ ống thử ra khỏi chất lỏng, đánh giá kết quả. Đánh giá: – Mẫu thử đạt yêu cầu nếu tất cả 6 viên đều rã không quá 30 phút. – Thuốc được coi là rã khi đáp ứng 1 trong các yêu cầu sau:  Không còn cắn trên mặt lưới.  Nếu còn cắn, đó là khối mềm không có màng nhận thấy rõ, không có nhân khô.  Chỉ còn những mảnh vỏ nang trên mặt lưới. Nếu sử dụng đĩa, các mảnh vỏ nang có thể dính vào mặt dưới của đĩa. 11 CỐM PHA HỖN DỊCH PARACETAMOL CÔNG THỨC Công thức 1 đơn vị đóng gói (1 g): Paracetamol 150 mg Chất điều màu, mùi vđ Dung dịch PVP 10% vđ Aerosil 5 mg Tá dược X Đường saccharose vđ vđ 1g I. XÂY DỰNG CÔNG THỨC 1. Vai trò của các chất trong công thức – Cốm pha hỗn dịch Paracetamol dùng cho trẻ em, cần đáp ứng các tiêu chí [1]:  Cốm phải khô, tơi, đồng nhất, độ chảy tốt, không bị dính hay vỡ vụn. → Cần tá dược độn, dính, trơn để tạo cốm.  Dễ phân tán dược chất tạo thành hỗn dịch bằng cách lắc, hỗn dịch phải ổn định. → Cần chất gây treo.  Che lấp vị đắng của dược chất, dễ uống, mùi thơm, màu sắc hấp dẫn. → Cần chất làm ngọt, chất màu, tá dược mùi. – Trong công thức trên, tá dược X còn thiếu chính là chất gây treo. Tiểu nhóm đề nghị chất gây treo Na CMC. – Chất màu, mùi gồm có:  Màu cam: Sunset Yellow (E110), D&C Orange, …  Màu đỏ: Erythrosine, Carmin (E120), …  Tinh dầu hương cam  Tinh dầu hương dâu tây Tiểu nhóm chọn màu cam Sunset Yellow (E110), tinh dầu hương cam. 12 Thành phần Vai trò Paracetamol Dược chất Dung dịch PVP 10% Tá dược dính Aerosil Tá dược trơn Na CMC Chất gây treo, ổn định Đường saccharose Tá dược độn, làm ngọt, tăng độ nhớt Dung dịch màu E110 Chất màu Tinh dầu hương cam Điều hương 2. Tính toán lượng tá dược, hoàn thành công thức – Lượng dùng PVP làm tá dược dính trong cốm thường là 0,5 – 5%. Tiểu nhóm đề nghị lượng PVP là 5% trong 1 đơn vị đóng gói, tức là: 1 5  0,05 (g) 100 Nếu pha dung dịch PVP 10% (kl/tt) bằng ethanol 70%, thì thể tích ethanol cần lấy là: 0, 05  100  0,5 (ml) 10 – Lượng dùng Na CMC làm chất gây treo thường chiếm 0,1 – 5%. Tiểu nhóm đề nghị lượng Na CMC là 5% trong 1 đơn vị đóng gói, tức là: 1 5  0,05 (g) 100 Công thức hoàn chỉnh 1 đơn vị 100 đơn vị Paracetamol 150 mg 15 g Dung dịch PVP 10% (kl/tt) 0,5 ml 50 ml Aerosil 5 mg 0,5 g Na CMC 50 mg 5g Tinh dầu hương cam vđ vđ Dung dịch màu E110 vđ vđ vđ 1 g vđ 100 g Thành phần Đường saccharose 13 II. CÁCH ĐIỀU CHẾ Dụng cụ, thiết bị dự kiến – Cân điện tử – Rây – Bộ cối chày; ống đong 50 ml; becher 100 ml, 250 ml; đũa thủy tinh – Máy xát sửa hạt, tủ sấy – Cân đo độ ẩm bằng hồng ngoại Phương pháp: xát hạt ướt 1. Nghiền và trộn bột kép – Nghiền bột đơn:  Tiệt trùng cối chày, nghiền riêng từng chất (bột nào có tỉ trọng nặng hơn thì nghiền mịn hơn, bột nào có khối lượng lớn hơn thì nghiền trước).  Rây qua rây 1 mm (chú ý không cho quá nhiều bột lên rây, lắc rây vừa phải, không chà xát mạnh). – Cân các nguyên liệu theo công thức. – Trộn bột kép: cho lần lượt và trộn đều bột theo nguyên tắc đồng lượng (bột có khối lượng nhỏ cho vào trộn trước, theo thứ tự Na CMC, paracetamol, đường saccharose xay mịn). 2. Trộn hỗn hợp bột với tá dược dính lỏng – Pha dung dịch PVP 10% (kl/tt): Bột PVP 5g Ethanol 70% vđ 50 ml  Cân 5 g bột PVP cho vào becher 250 ml khô sạch, thêm khoảng 30 ml ethanol 70%, khuấy đều cho tan hết. Thêm chất màu vào, khuấy đều.  Chuyển dung dịch vào ống đong, thêm ethanol 70% vừa đủ 50 ml. – Tạo khối bột ẩm:  Cho từ từ dung dịch PVP 10% vừa pha vào cối, vừa cho vừa trộn đều đến khi khối bột đủ ẩm và kết dính nhau (bóp hết khối nhão thành cục tròn, ngưng bóp thì khối nhão không bị bỡ hay vỡ vụn).  Ghi nhận thể tích dung dịch PVP 10% đã dùng. 3. Xát hạt – Xát hạt thủ công qua rây 2 mm: dùng chày ép theo phương thẳng đứng, vừa ép vừa xoay đầu chày. 4. Sấy hạt – Trải đều cốm ra khay (có lót giấy) thành lớp mỏng. o – Sấy cốm ở nhiệt độ 50 – 70 C đến khi độ ẩm ≤ 5%. 14 5. Sửa hạt – Sửa hạt thủ công qua rây 1 mm 6. Trộn hoàn tất, đóng gói, kiểm tra – Trải cốm đều trên khay, phun tinh dầu hương cam vào cốm, trộn sơ, phun lại tinh dầu, rồi đem sấy o nhẹ ở 50 – 70 C trong 5 phút. – Sau đó cân lượng cốm, tính toán lại lượng aerosil thực tế cần dùng. Trộn aerosil với cốm trong bao nilon. – Đóng gói, kiểm tra thành phẩm. Sơ đồ qui trình điều chế cốm pha hỗn dịch Paracetamol Nghiền và trộn bột kép Tạo khối bột ẩm Nghiền bột đơn, cân nguyên liệu, rây 1 mm Trộn bột kép theo thứ tự: Na CMC, paracetamol, saccharose Pha dung dịch PVP 10% (kl/tt), thêm chất màu Trộn đều bột kép với tá dược dính vừa đủ Xát hạt Xát hạt qua rây 2 mm Sấy hạt Sấy 50 – 70 C, đến khi độ ẩm ≤ 5% Sửa hạt Sửa hạt qua rây 1 mm Trộn hoàn tất o Trải cốm lên khay, phun tinh dầu, trộn sơ, phun tinh dầu lại, o sấy nhẹ 50 – 70 C trong 5 phút Thêm aerosil vào cốm, trộn đều trong nilon Đóng gói Kiểm nghiệm 15 III. CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CÔNG THỨC Để đánh giá vai trò của chất gây treo đã lựa chọn, có 2 chỉ tiêu sau 1. Khả năng phân tán – Lấy 2 g cốm thành phẩm cho vào khoảng 20 ml nước, khuấy nhẹ. – Xác định thời gian hỗn dịch được phân tán hoàn toàn sau khi khuấy. 2. Độ lắng – Cho 2 g cốm vào 20 ml nước, khuấy đều, rồi chuyển sang ống đong, dùng nước tráng và bổ sung vừa đủ 25 ml, xác định thể tích hỗn dịch ban đầu V0 trong ống đong. – Sau 15 phút, đọc thể tích phần lắng V. – Tính hệ số lắng: F  V V0 Độ lắng % = F x 100. Độ lắng càng lớn, hỗn dịch được xem càng bền. 16 VIÊN NÉN PARACETAMOL CÔNG THỨC Công thức 1 viên nén Paracetamol 325 mg: Paracetamol 325 mg Avicel PH101 20 mg Tá dược độn 20 mg Tinh bột mì (pha hồ) 10 mg Natri starch glycolat 22 mg Aerosil 0,5 mg Magie stearat 2,5 mg I. XÂY DỰNG CÔNG THỨC – Paracetamol là dược chất ít tan, tơi xốp, khó liên kết, nên cần thêm tá dược độn ít đàn hồi, dính tốt để dễ nén và xát hạt hơn, ví dụ các dẫn chất của cellulose [3]. Cellulose vi tinh thể (Avicel) với hàm lượng 5 – 15% cho thấy có lợi trong quá trình xát hạt ướt và sấy khô, giảm tính cứng bề mặt và vết đốm trên viên thuốc [7]. Vì vậy, tiểu nhóm đề nghị chọn tá dược độn Avicel PH101 vì tính đa năng của nó, đồng thời đơn giản hoá công thức, tránh thêm chất mới. – Bằng nước cất, tinh bột mì được pha thành hồ tinh bột 10% (kl/kl). Vậy, lượng hồ tinh bột 10% cho 1 viên là 100 mg. lượng nước cất cần dùng cho 1 viên là 90 mg. – Vậy công thức hoàn chỉnh là: Hàm lượng % trong 1 viên 1 viên (mg) 500 viên (g) 500 viên (g, hao hụt 20%) Paracetamol 81,25 325 162,5 195 Avicel PH101 10 40 20 24 Hồ tinh bột 10% (kl/kl) 2,5 100 50 60 Natri starch glycolat 5,5 22 11 13,2 Aerosil 0,125 0,5 0,25 0,3 Magie stearat 0,625 2,5 1,25 1,5 100 400 400 480 Thành phần TỔNG 17 Vai trò của các chất trong công thức Thành phần Vai trò Paracetamol Dược chất Avicel PH101 Tá dược độn, dính Hồ tinh bột 10% (kl/kl) Tá dược dính Natri starch glycolat Tá dược rã Aerosil Tá dược trơn Magie stearat Tá dược trơn II. QUI TRÌNH ĐIỀU CHẾ Dụng cụ, thiết bị dự kiến – Cân điện tử – Rây, phễu đo góc chảy, thước đo – Bộ cối chày; becher 100 ml, 250 ml; đũa thủy tinh – Máy xát sửa hạt, tủ sấy – Cân đo độ ẩm bằng hồng ngoại, máy đo độ rã, máy thử độ mài mòn, máy đo độ cứng Phương pháp: xát hạt ướt. 1. Chuẩn bị nguyên liệu – Nghiền bột đơn, riêng từng nguyên liệu (bột nào có tỉ trọng nặng hơn thì nghiền mịn hơn, bột nào có khối lượng lớn thì nghiền trước), rây qua rây 1 mm. Cân nguyên liệu theo công thức. – Pha tá dược dính: Tinh bột mì Nước cất 6g 54 g  Cân 6 g tinh bột, nghiền nhỏ, cho vào becher 100 ml.  Thêm 54 g nước cất (54 ml), ngâm khoảng 15 phút để tinh bột trương nở.  Đặt becher trên bếp điện, khuấy từ từ, hỗn hợp sẽ chuyển sang thể hồ sệt, trong. 2. Trộn bột kép – Các nghiên cứu (Shotton and Leonard, 1972; Rubenstein and Bodey, 1974) đề nghị tá dược rã ngoại chiếm 20 – 50% sẽ cho kết quả tốt nhất [8]. Tiểu nhóm đề nghị tỉ lệ natri starch glycolat rã ngoại : rã nội là 5 : 5. (6,6 g natri starch glycolat rã ngoại : 6,6 g natri starch glycolat rã nội) 18 – Trộn 6,6 g natri starch glycolat, 24 g Avicel PH101, 195 g paracetamol trong cối theo nguyên tắc trộn bột kép. (chất có lượng bột nhỏ cho trước, thêm dần chất có lượng lớn hơn; bột nặng trộn trước, bột nhẹ trộn sau để tránh bay bụi) 3. Xát hạt ướt – Thêm hồ tinh bột 10% vào khối bột vừa đủ làm ẩm và kết dính, trộn đều. – Xát hạt qua máy xát với rây 2 mm. 4. Sấy hạt o – Sấy khô cốm ở 50 – 70 C đến khi đạt độ ẩm ≤ 5%. 5. Sửa hạt – Sửa hạt qua máy sửa với rây 1 mm. 6. Trộn hoàn tất – Thêm 6,6 g natri starch glycolat vào cốm, trộn đều. – Trộn cốm tiếp với 0,3 g aerosil, 1,5 g magie stearat. 7. Dập viên – Tiến hành dập viên trên máy dập viên tâm sai. 8. Đóng gói, kiểm nghiệm – Chọn viên, đóng gói, kiểm nghiệm thành phẩm. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan