Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đề cương môn học kinh tế học vĩ mô...

Tài liệu đề cương môn học kinh tế học vĩ mô

.DOCX
8
273
136

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC: KINH TẾ HỌC VĨ MÔ Tên tiếng Anh: MACROECONOMICS; Mã số môn học: MES303 Ngành đào tạo: Kinh tế Quốc tế; Trình độ đào tạo: Sau Đại học 1. Thông tin chung về môn học Số tín chỉ:  Lý thuyết:  Thực hành/thảo luận:  Tiểu luận/ Bài tập: 03 02 0.5 0.5 2. Điều kiện tham gia môn học Môn học trước  Kinh tế học vi mô: Học viên cần có kiến thức môn kinh tế vi để có thể hiểu tốt môn kinh tế học vĩ mô.  Kỹ năng tự nghiên cứu: Đây là kỹ năng quan trọng đặc biệt ở bậc Các yêu cầu khác sau đại học, vì người học cần lảm những nghiên cứu chuyên sâu từ những kiến thức vĩ mô đã được cung cấp.  Kỹ năng làm việc nhóm: Kỹ năng này cần thiết cho môn học vì người học cần hình thành các nhóm nghiên cứu về các chủ đề vĩ mô. 3. Mô tả môn học Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu về tổng thể nền kinh tế. Môn học quan tâm đến một số vấn đề quan trọng nhất của kinh tế học như tại sao một số nước trở nên giàu có trong khi những nước khác rơi vào nghèo khó? Tại sao các nước tăng trưởng? Nguồn gốc của suy thoái và thịnh vượng nhanh chóng là gì? Tại sao có thất nghiệp? Và yếu tố nào quyết định mức độ thất nghiệp? Những nguồn gốc của lạm phát là gì? Bằng cách nào những chính sách của chính phủ ảnh hưởng đến sản lượng của nền kinh tế, thất nghiệp, lạm phát và tăng trưởng? Những vấn đề này là chủ đề chính của môn kinh tế học vĩ mô. Môn học này giới thiệu kinh tế vĩ mô ở mức độ nâng cao, bằng cách trình bày những lý thuyết chủ đạo liên quan đến những vấn đề trung tâm của kinh tế học vĩ mô. Môn học đồng 1 thời cũng ứng dụng những nền tảng lý thuyết để giải thích những vấn đề hiện tại của nền kinh tế Việt Nam và dự báo những vấn đề tương lai của nền kinh tế này. 4. Tài liệu phục vụ môn học Giáo trình/ tài  Mankiw, N.G. (2013). Macroeconomics (8th edition). New York: liệu tham khảo Worth Publishers. [viết tắt là NGM]  Dornbusch, R., Fischer, S., and Startz, R. (2011). Macroeconomics. chính Tài liệu tham khảo khác New York: McGraw-Hill. [viết tắt là DFS]  Hạ Thị Thiều Dao (2014). Tài liệu tham khảo kinh tế vĩ mô.  Krugman, P.R. and Obstfeld, M. (2005). International Economics: Theory & Policy (7th edition). Boston: Pearson.  Blanchard, O. (2013). Macroeconomics (6th edition). New York:     Các loại học Pearson. Báo Nhà Kinh tế học (The Economist) Báo The Diplomat Báo Foreign Affairs Thời Báo Kinh Tế Việt Nam (Vietnam Economic Times)  Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF): http://www.imf.org/external/country/VNM/index.htm liệu khác   Ngân Hàng Thế Giới: http://www.worldbank.org.vn Tài liệu của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright:  http://www.fetp.edu.vn/vn/hoc-lieu-mo-fetp/hoc-lieu-mo-fetp Tổng cục Thống kê Việt Nam: https://www.gso.gov.vn 5. Chuẩn đầu ra Mục tiêu của môn học này nhằm giúp người học phát triển sự hiểu biết tốt về những khái niệm cơ bản và những nguyên lý của kinh tế vĩ mô, và khả năng áp dụng những công cụ phân tích này. Sinh viên hoàn tất môn học này có khả năng hiểu được những thống kê và xu hướng kinh tế vĩ mô chủ yếu cũng như những tranh luận chính sách kinh tế quan trọng, và hiểu được làm sao những thay đổi trên các phương diện vĩ mô có lẽ ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc hàng ngày. Cụ thể, sau khi hoàn tất môn học này người học có khả năng: 2 1. quen thuộc với những khái niệm và những nguyên lý cơ bản của kinh tế học vĩ mô; 2. có khả năng áp dụng những công cụ kinh tế học dành cho phân tích được trình bày trong môn học. Chẳng hạn, sinh viên hoàn tất môn học có khả năng (a) Hiểu được những sự phát triển và xu hướng kinh tế vĩ mô, và hiểu được làm sao những thay đổi trong môi trường kinh doanh có khả năng ảnh hưởng đến kinh doanh và các tổ chức; và (b) đọc và hiểu được những phân tích và báo cáo tương đối kỹ thuật về các vấn đề kinh tế vĩ mô (như GDP, lạm phát, thất nghiệp, cung tiền, bẫy thanh khoản)… và làm sao chúng ảnh hưởng đến kinh doanh và các tổ chức; 3. có khả năng dựa trên nền tảng này để phát triển kiến thức và kỹ năng trong hoạch định chính sách và phân tích kinh tế, hoặc trong các lĩnh vực khác về thương mại hoặc nghiên cứu quản lý; và 4. cũng cố kỹ năng chung, cụ thể là (a) những kỹ năng phân tích và hình thành khái niệm; (b) những kỹ năng nghiên cứu, làm quyết định và giải quyết vấn đề; và (b) những kỹ năng tự quản lý, làm việc nhóm và giao tiếp. Những kỹ năng này đóng góp vào sự phát triển nhân cách và nghề nghiệp của sình viên. 6. Kế hoạch giảng dạy chi tiết Có 5 chủ đề lý thuyết chính trong mô học vĩ mô cho bậc cao học và 1 chủ đề về nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam, trong đó học viên vận dụng kiến thức để giải thích và giải quyết các vấn đề vĩ mô Việt Nam. Trong mỗi chủ đề, giảng viên sẽ trình bày từ những vấn đề cơ bản đến những vấn đề nâng cao, mở rộng. 3 Nội dung Thời lượng(tiết) Chuẩn đầu ra Tài liệu đọc 5 tiết 1, 2, 3, 4 NGM: Ch. 1, 2 CHƯƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM VÀ ĐO LƯỜNG KINH TẾ VĨ MÔ 1.1 Khái quát Kinh tế học vĩ mô 1.1.1 Kinh tế học vĩ mô 1.1.2 Tư duy, phương pháp kinh tế vĩ mô 1.2. Đo lường hoạt động kinh tế 1.2.1 Hệ thống tài khoản quốc gia SNA 1.2.2 Đo lường giá trị của hoạt động kinh tế 1.2.3 Đo lường chi phí cuộc sống 1.2.4 Đo lường thất nghiệp CHƯƠNG 2: CHU KỲ KINH DOANH VÀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 2.1 Tổng quan về chu kỳ kinh doanh 2.1.1 Chu kỳ kinh doanh qua số liệu và sự kiện 2.1.2 Kinh tế vĩ mô trong ngắn hạn và dài hạn 2.1.3 Tổng cầu 2.1.4 Tổng cung 2.1.5 Chính sách ổn định hóa 2.2 Mô hình IS-LM 2.2.1 Thị trường hàng hóa và đường IS 10 tiết 4 1, 2, 3, 4 NGM: Ch. 10, 11, 12 7. Phương thức đánh giá môn học Thành phần đánh giá Phương thức đánh giá Tỷ lệ (%) A1.1 Chuyên cần: Đi học và tham gia đầy đủ các hoạt động 10% học tập trên lớp. A1.2 Tiểu luận nhóm: Học viên A1. Đánh giá quá trình sẽ được giao các đề tài trong Chương 6 để làm tiểu luận 15% nhóm. Chi tiết về tiểu luận sẽ được hướng dẫn thêm. A1.3 Thi giữa kỳ: Các dạng trắc nghiệm, bài tập, tự luận hoặc kết 15% hợp. A2.1 Thi viết: Các dạng trắc A2. Đánh giá cuối kỳ nghiệm, bài tập, tự luận hoặc kết hợp. Đề thi đóng (không sử dụng 60% tài liệu), thời gian thi tối đa 90 phút. 8. Các qui định chung của môn học và các thông tin khác 8.1 Những nguồn lực học tập khác Bài giảng trên lớp Để tạo điều kiện cho sinh viên tập trung vào những thảo luận tại lớp, slides bài giảng và những câu hỏi thảo luận sẽ được sẽ được cung cấp trên website của môn học (được cung cấp vào buổi đầu tiên của môn học) trước khi giảng trên lớp. Sinh viên nên vào website và in ra những tài liệu liên quan mỗi tuần và mang đến lớp, để ghi chú và hoặc vẽ hình. Sinh viên cần phải đọc những tài liệu được giao (từ giáo trình hoặc những nguồn khác) cũng như những thông báo của lớp trước khi đến lớp mỗi tuần. Tài liệu giảng trên lớp không đủ để thay thế cho những tài liệu đọc. Những tài liệu đọc được yêu cầu khác 5 Sẽ được thông báo trên website của môn học. Tài liệu đọc được yêu cầu từ những nguồn khác tài liệu tham khảo chính sẽ được cung cấp trên website môn học. Nguồn lực học tập của Khoa KTQT Sự cộng tác giữa giảng dạy và học tập yêu cầu sự giao tiếp cần cởi mở và rõ ràng. Những hướng dẫn sau đây khái quát những kênh giao tiếp và cách mà thông tin được cung cấp cho sinh viên. 1. Thời gian tư vấn của giảng viên: Sinh viên có thể liên hệ trực tiếp với giảng viên phụ trách môn học trong thời gian làm việc, bằng cách hẹn gặp hoặc trong thời gian học trên lớp. Đôi khi các giảng viên khó nói chuyện với sinh viên ngay trước và cuối giờ học do phải làm những nhiệm vụ khác của Trường. 2. Email - Từ giảng viên đến sinh viên: Giảng viên có lẽ luôn cần gởi đến sinh viên Email chính thức về môn học đến sinh viên. Sự truyền đạt thông tin sẽ chỉ thông qua Email của Trường. Trách nhiệm của sinh viên phải kiểm tra Email thường xuyên. Sinh viên có thể chuyển tiếp Email đến địa chỉ Email khác. Tuy nhiên sinh viên có trách nhiệm đảm bảo rằng địa chỉ Email được bạn sử dụng có đủ dung lượng để nhận những tin nhắn. - Từ sinh viên đến giảng viên: Mọi Email gởi đến giảng viên môn học phải có mã số môn học và chủ đề, và nên gởi từ Email chính thức của sinh viên. Nếu không, Email sẽ không được xem và phản hồi, do đó sinh viên sẽ không nhận được phúc đáp. 8.2 Thông tin về những hoạt động học và dạy khác Nộp chậm Nộp chậm báo cáo nghiên cứu/tiểu luận sau thời hạn nộp nếu không được sự chấp thuận của giảng viên môn học sẽ bị phạt. Nộp chậm 1 ngày sẽ bị trừ 50% tổng số điểm được đánh giá của báo cáo nghiên cứu. Nộp chậm 2 ngày làm việc sau thời hạn nộp sẽ bị điểm 0. Những thông tin đánh giá khác Điềm đánh giá quá trình môn học (40%) sẽ được thông báo trước khi thi KTHP. Điểm đánh giá toàn phần môn học (ĐMH) sẽ được thông báo 2 tuần sau khi thi KTHP. 8.3 Các hướng dẫn và chính sách liên quan đến đánh giá 6 Hành xử học thuật sai trái Sinh viên phải thực hiện học tập tại trường một cách trung thực, đạo đức và phù hợp với những chuẩn mực được chấp nhận về hành xử học thuật. Bất kỳ hình thức hành xử học thuật trái với những chuẩn mực trên là hành xử học thuật sai trái và không được chấp nhận. Một số sinh viên cố ý thực hiện hành vi học thuật sai trái, với mục đích gian lận. Hình thức được tính toán trước có ý thức là một trong hình thức tệ hại nhất về hành vi học thuật không trung thực mà Trường Đại Học không khoan dung và những hình phạt, bao gồm việc đuổi khỏi Trường sẽ được áp dụng. Tuy nhiên, Trường Đại học nhận ra rằng nhiều sinh viên phạm phải hành vi học thuật sai trái không có chủ ý gian lận. Những sinh viên náy được yêu cầu thực hiện những hoạt động giáo dục thêm để điều chỉnh hành vi của họ. Cụ thể, hành vi học thuật sai trái đối của một sinh viên là: - Gian lận trong thi cử và kiểm tra bằng cách thông tin hoặc cố gắng để thông tin với một cộng sự cá nhân là giám thị hoặc nhân viên của trường; bằng cách sao chép, hoặc cố gắng sao chép từ thí sinh thi cùng; cố gắng giới thiệu hoặc tư vấn trong lúc thi, bất kỳ tài liệu viết hoặc in không được phép, hoặc thiết bị điện tử chứa đựng thông tin hoặc máy tính - điện tử; hoặc điện thoại di động hoặc thiết bị thông tin liên lạc khác, hoặc thi hộ. Tạo ra những kết quả bằng cách tuyên bố là đã có tham gia các kỳ thi, thực hành hoặc quan sát đã không thực hiện hoặc trình bày kết quả không có bằng chứng với mục tiêu đạt - được lợi thế không công bằng. Trình bày không đúng sự thật về bản thân hoặc không khai báo để kiểm tra nhằm tạo diện - mạo hoặc nhận dạng giả. Đạo văn bằng cách trình bày công trình của người khác mà tự nhận là công trình của mình, không công nhận thích hợp về tác giả hoặc nguồn tài liệu. Loại gian dối này bao gồm: o Thông đồng, trong đó công trình do nhóm làm được trình bày giống như của một sinh viên; o Mua tài liệu từ dịch vụ thương mại, internet và trình bày như thể của chính sinh viên. Hoặc nộp bài viết do người khác chuẩn bị, bạn học hoặc một người không phải là sinh viên của Trường; o Nộp cùng một bài giống nhau cho các bài nộp khác nhau; o Sao chép ý tưởng, khái niệm, dữ liệu nghiên cứu, hình ảnh, âm thanh hoặc bài viết. o Diễn giải một bái báo từ một bản văn có nguồn, dưới hình thức một bản thảo, bản in hoặc văn bản điện tử mà không trích dẫn nguồn; 7 o Cắt và dán những phát biểu từ những nguồn khác nhau hoặc cắt một phần tác phẩm của những người khác và thể hiện chúng như tác phẩm của một tác giả; o Nộp, như thể là tác phẩm của mình, tất cả hoặc một phần công trình của một sinh viên khác, ngay cả được sự cho phép của sinh viên kia. Một sinh viên sẵn sàng giúp một sinh viên khác để đạo văn (chẳng hạn, sẵn sàng đưa họ tác phẩm của mình để sao chép) cũng vi phạm tính trung thực học thuật và có lẽ sẽ bị phạt. Sinh viên đăng ký học môn học này có trách nhiệm đảm bảo rằng đã đọc hết các phần trong đề cương môn học được phát. 9. Bộ môn/ Khoa phụ trách môn học: Bộ môn Kinh tế học/Khoa Kinh tế quốc tế KHOA DUYỆT ĐỀ CƯƠNG TRƯỞNG KHOA PHỤ TRÁCH BIÊN SOẠN PGS.TS., HẠ THỊ THIỀU DAO TS. LÊ MINH SƠN XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO TRƯỜNG 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan