Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đề cương môn đo đạc địa chính...

Tài liệu đề cương môn đo đạc địa chính

.DOC
15
3410
67

Mô tả:

ĐÁP ÁN ĐỀ CƯƠNG MÔN ĐO ĐẠC ĐỊA CHÍNH: I. Lí thuyết: Câu 1: Trình bày khái niệm địa chính, các chức năng của địa chính? * Khái niệm Địa chính: Địa chính là thể tổng hợp của các tư liệu, văn bản xác định rõ vị trí, ranh giới, phân loại, số lượng, chất lượng của ĐĐ, quyền sở hữu, quyền sử dụng đất làm cơ sở cho việc phân bổ, đánh thuế đất, và của việc quản lí: bao gồm trách nhiệm thành lập cập nhật và bảo quản các tài liệu địa chính. * Chức năng của địa chính: - Chức năng kĩ thuật: - Chức năng tư liệu. - Chức năng pháp lí. - Chức năng thuế. - Chức năng quy hoạch. Câu 2: Trình bày nội dung và nguyên tắc quản lý địa chính? * Nội dung quản lí địa chính: - Điều tra về đất đai. - Đo đạc làm BĐĐC. - Đăng kí đất. - Cấp GCN quyền SDĐ. - Phân loại, hạng, định giá đất. - Xác định giá trị tài sản trên đất, giá trị sinh lời từ đất. - Lập quy hoạch tổng thể kế hoạch chi tiết sử dụng đất, định ra các chính sách về đất đai và điều hòa quyền lợi sinh ra từ đất. * Nguyên tắc quản lí địa chính: - Quản lí phải theo 1 quy chế thống nhất do nhà nước đề ra được cụ thể hóa bằng các văn bản pháp luật, nghị định, thông tư. - Tư liệu địa chính phải đảm bảo tính nhất quán, liên tục và hệ thống. - Đảm bảo độ chính xác và có độ tin cậy cao. - Đảm bảo tính khái quát và tính hoàn chỉnh. Câu 3: Trình bày khái niệm Bản đồ địa chính. Vai trò của bản đồ địa chính trong công tác quản lý nhà nước về đất đai? * Khái niệm bản đồ địa chính: - Bản đồ địa chính cơ sở: Là tên gọi chung cho bản đồ gốc được đo vẽ bằng các phương pháp đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa, đo vẽ bằng các phương pháp có sử dụng ảnh hàng không kết hợp với đo vẽ bổ sung ngoài thực địa hay thành lập trên cơ sở biên tập, biên vẽ từ BĐĐH cùng tỉ lệ đã có. BĐĐC cơ sở được đo vẽ kín ranh giới hành chính và kín mảnh bản đồ - BĐĐC: là tên gọi chung của mảnh bản đồ được biên tập, biên vẽ từ BĐĐC cơ sở, theo từng đơn vị hành chính cơ sở (xã, phường, thị trấn), được đo vẽ trọn vẹn các thửa đất, xác định loại đất theo chỉ tiêu thống kê của từng chủ sdđ trong mỗi mảnh BĐ và được hoàn chỉnh phù hợp với số liệu trong hồ sơ địa chính. * Vai trò của BĐĐC trong công tác QLNN về đđ: - Thống kê đất đai. - Giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức. - Đăng kí cấp GCN qsdđ ở và quyền sở hữu đất ở. - Xác nhận hiện trạng và theo dõi về biến động về qsdđ. - Lập quy hoạch, KHSDĐ, cải tạo đất, thiết kế xây dựng các điểm dân cư, quy hoạch giao thông thủy lợi. - Lập hồ sơ thu hồi đất khi cần thiết. - Giải quyết tranh chấp về đất đai. Câu 4: Trình bày phương pháp chia mảnh và đánh số bản đồ địa chính cơ sở các loại tỷ lệ từ 1/10000 đến 1/200? 1. Bản đồ tỉ lệ 1: 10000 Dựa vào lưới km của htđ phằng theo KT trục của từng tỉnh và xích đạo, chia thành các ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thước thực tế là 6 x 6 km tương ứng với 1 mảnh BĐ tỉ lệ 1: 10000. Kích thước hữu ích của BĐ là 60 x 60 cm. ứng với diện tích là 3600 ha. Số hiệu gồm 8 chữ số: 2 số đầu là 10, tiếp sau là dấu gạch nối, 3 số tiếp là số chẵn km của tọa độ X, 3 số sau là số chẵn km của tọa độ Y cảu điểm góc trái trên của mảnh BĐ. 2. Bản đồ tỉ lệ 1: 5000 Chia mảnh 1: 10000 ra thành 4 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế là 3 x 3 km tương ứng với 1 mảnh BĐ tỉ lệ 1: 5000. Kích thước hữu ích của BĐ là 60 x 60 cm, tương ứng với diện tích đo vẽ là 900ha ngoài thực địa. Số hiệu gồm 6 chữ số, 3 chữ số đầu là số chẵn km của tọa độ X, 3 chữ số sau là số chẵn km của tọa độ Y của điểm góc trái trên của mảnh BĐ. 3. Bản đồ tỉ lệ 1: 2000 Chia mảnh 1: 5000 thành 9 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế là 1 x 1 km, tương ứng với 1 mảnh BĐ tỉ lệ 1: 2000. Kích thước hữu ích của BĐ là 50 x 50 cm, diện tích đo vẽ thực tế là 100 ha. Các ô vuông được đánh số từ 1 đến 9 theo nguyên tắc từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu tờ BĐ là số hiệu của mảnh 1: 5000 thêm gạch nối (-) và stt ô vuông. 4. Bản đồ tỉ lệ 1: 1000 Chia mảnh BĐ tỉ lệ 1 : 2000 thành 4 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế là 0.5 x 0.5 km, tương ứng với 1 mảnh BĐ tỉ lệ 1: 1000. Kích thước hữu ích của BĐ là 50 x 50 cm, diện tích đo vẽ thực tế là 25 ha. Các ô vuông được đánh số a, b, c, d theo nguyên tắc từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu gồm số hiệu mảnh 1: 2000 thêm gạch nối (-) và stt ô vuông. 5. Bản đồ tỉ lệ 1: 500 Chia mảnh BĐ tỉ lệ 1 : 2000 thành 16 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế là 0.25 x 0.25 km, tương ứng với 1 mảnh BĐ tỉ lệ 1: 500. Kích thước hữu ích của BĐ là 50 x 50 cm, diện tích đo vẽ thực tế là 6.25 ha. Các ô vuông được đánh số từ 1 đến 16 theo nguyên tắc từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu gồm số hiệu mảnh 1: 2000 thêm gạch nối (-) và stt ô vuông đặt trong ngoặc đơn. 6. Bản đồ tỉ lệ 1: 200 Chia mảnh BĐ tỉ lệ 1 : 2000 thành 100 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế là 0.1 x 0.1 km, tương ứng với 1 mảnh BĐ tỉ lệ 1: 200. Các ô vuông được đánh số từ 1 đến 100 theo nguyên tắc từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu gồm số hiệu mảnh 1: 2000 thêm gạch nối (-) và stt ô vuông. Câu 5: Trình bày yếu tố nội dung của bản đồ địa chính. 1. Điêm khống chế tọa độ và độ cao Trên BĐĐC cần thể hiện đầy đủ các điểm khống chế tọa độ và độ cao nhà nước, các điểm tọa độ ĐC và các điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc để sử dụng lâu dài. Vị trí các điểm khống chế cần thể hiện chính xác đến ± 0.1 mm trên BĐ. 2. Địa giới hành chính các cấp. Trên BĐĐC nếu có đường địa giới hành chính các cấp, ta phải thể hiện đầy đủ các điểm mốc giới hành chính, trên BĐ các mốc này phải có tọa độ trùng với tọa độ của nó trong hồ sơ địa giới hành chính. Trên BĐ tại 1 vị trí có đường địa giới hành chính các cấp trùng nhau thì phải ưu tiên biểu diễn đường địa giới cấp cao nhất. Khi biểu diễn đường địa giới phải đối chiếu với hồ sơ địa giới, ở các vùng có đường biên giới quốc gia muốn biểu diễn trên BĐ cần có sự nhất trí của ban biên giới chính phủ. Sau khi biểu diễn đường địa giới trên BĐ phải được thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 3. Yếu tố thửa đất: cần thể hiện được các yếu tố: - Ranh giới thửa đất - Vị trí thửa đất - Số thứ tự, loại đất và diện tích của thửa đất - Công trình xây dựng trên đất - Thửa đất phụ - Lô đất 4. Yếu tố ghi chú. + Khu đất, xứ đồng. + Thôn, bản, xóm, ấp. + Xã, phường, huyện, quận, tỉnh, thành phố. 5. Hệ thống giao thông. Cần thể hiện tất cả các loại đường sắt, đường bộ trên mặt đất, trên cao và đường ngầm, đường trong làng, ngoài đồng, đường phố, ngõ phố,.. phải biểu diễn phần đất dùng cho công trình giao thông và phần đất dành cho hành lang an toàn giao thông hoặc vỉa hè đối với khu vực thành phố, thị xã. Đường giao thông nếu có độ rộng > 0.5 mm trên BĐ phải thể hiện 2 nét, nếu độ rộng < 0.5 mm thì vẽ bằng 1 nét và ghi chú độ rộng. 6. Hệ thống thủy văn. Bao gồm: sông ngòi, kênh mương, ao hồ,… khi biểu diễn hệ thống thủy văn cần ghi chú tên đối tượng đó và hướng của dòng chảy. Nếu kênh mương có độ rộng > 0.5 mm trên BĐ ta phải thể hiện 2 nét, nếu độ rộng < 0.5 mm thì vẽ bằng 1 nét và ghi chú độ rộng 7. Địa vật quan trọng. Trên BĐ không thể hiện tất cả các địa vật như BĐĐH mà chỉ biểu diễn 1 số địa vật có ý nghĩa định hướng hoặc làm vật chuẩn phục vụ cho công tác sử dụng BĐ sau này. 8. Mốc giới quy hoạch. Phải thể hiện đầy đủ các mốc giới quy hoạch, chỉ giới quy hoạch, hành lang an toàn giao thông, hành lang bảo vệ đường điện cao thế, bảo vệ đê điều. 9. Dáng đất. Khi đõ vẽ BĐ ở vùng có địa hình thay đổi lớn cần phải thể hiện dáng đất bằng đường đồng mức hoặc ghi chú độ cao. 10.Cơ sở hạ tầng. Trên BĐĐC phải thể hiện các mạng lưới điện, viễn thông liên lạc, cấp thoát nước nếu có. Câu 6: Trình bày tiêu chuẩn kỹ thuật khi thiết kế lưới tọa độ địa chính dạng đường chuyền. - Khi XD lưới địa chính bằng pp đường chuyền thì ưu tiên bố trí ở dạng chuỗi thẳng, hệ số gãy khúc của đường chuyền không quá 1.8. - Cạnh đường chuyền không cắt chéo nhau. - Độ dài đường chuyền liền kề không chênh nhau quá 1.5 lần, cá biệt không quá 2 lần - Góc đo nối phương vị tại điểm đầu đường chuyền phải lớn hơn 20 0 và phải đo nối với tối thiểu 2 phương vị. Trong trường hợp đặc biệt có thể đo nối với 1 phương vị nhưng số lượng điểm khép tọa độ phải nhiều hơn 2 điểm. - Bố trí các điểm đường chuyền phải đảm bảo chặt chẽ về kĩ thuật nhưng ít điểm ngoặt, tia ngắm phải cách xa các địa vật để giảm ảnh hưởng của chiết quang. - Khi 2 đường chuyền song song cách nhau dưới 400 m thì phải đo nối với nhau. Những yêu cầu kĩ thuật cơ bản của lưới đường chuyền ĐC đc quy định ở bảng sau: ST Các yếu tố của lưới đường chuyền Chỉ tiêu kĩ thuật 1 2 3 Chiều dài đường chéo đường chuyền Số cạnh Chiều dài từ điểm khởi tính đến điểm nút hoặc giữa 2 điểm < 8 km < 15 4 nút Chu vi vòng khép T < 5 km < 20 km 5 Chiều dài cạnh đường chuyền - Lớn nhất - Nhỏ nhất - Trung bình 6 7 Sai số trung phương đo góc Sai số tương đối đo cạnh sau bình sai 8 Đối với cạnh dưới 400m Sai số giới hạn khép góc đường chuyền hoặc vòng khép (n 9 - số góc trong đường chuyền hoặc vòng khép). Sai số khép giới hạn tương đối đường chuyền fs: [s] < 1400 m < 200 m < 600 m < 5” < 1: 50000 < 0.012m < 10” x n < 1: 15000 Câu 7: Trình bày tiêu chuẩn kỹ thuật khi thiết kế lưới tọa độ địa chính đo bằng công nghệ GPS. - Khi XD lưới ĐC bằng công nghệ GPS thì phải đảm bảo có các cặp điểm thông hướng. Vị trí chọn điểm phải quang đãng, thông thoáng, cách các trạm phát sóng ít nhất 500 m. - Tầm quan sát vệ tinh thông thoáng trong phạm vi góc thiên đỉnh phải ≥ 750. - Trong thường hợp đặc biệt khó khăn cũng không được < 55 0 và chỉ được khuất về 1 phía - Các thông tin trên phải ghi rõ vào ghi chú điểm để lựa chọn khoảng thời gian đo cho thích hợp. - Lưới ĐC đo bằng công nghệ GPS theo đồ hình lưới tam giác dày đặc, đồ hình chuỗi tam giác, chuỗi tứ giác đc đo nối với ít nhất 3 điểm độ cao hoặc các cặp điểm thông hướng được đo nối với ít nhất 2 điểm hạng cao. - Khoảng cách giữa các điểm hạng cao không quá 10 km. - Trong trường hợp đặc biệt lưới ĐC đc phép đo nối với 2 điểm hạng cao nhưng phải nêu rõ trong TKKT – DT công trình. Câu 8: Trình bày tiêu chuẩn kỹ thuật khi thiết kế lưới đường chuyền kinh vĩ. - Chiều dài cạnh đường chuyền không quá 400m và không ngắn hơn 20m. Riêng với đường chuyền kinh vĩ 2 cạnh ngắn nhất không dưới 5m. - Chiều dài cảu 2 cạnh liền kề không chênh nhau quá 2.5 lần. Số cạnh trong đường chuyền không quá 15 cho tỉ lệ BĐ 1:200 – 1:5000 và không quá 25 cho BĐ tỉ lệ 1:10000. - SSTP đo cạnh đường chuyền sai bình sai không lớn hơn 0.015m. - SS khép góc đường chuyền không vượt quá fβgh = 2mβ √n (mβ là SSTP đo góc, n là số góc trong đường chuyền). Các tiêu chuẩn khác được quy định ở bảng sau: TT Tỉ lệ bản đồ 1 1: 200; 1: 500; 1: 1000; 1: 2000 2 1:1000 1:2000 1:5000 1:10 000 [S] max (m) mβ ’’ KV1 KV2 KV1 KV2 Khu vực đô thị 600 900 2 000 4 000 8 000 300 15 Khu vực nông thôn 500 15 1 000 15 2 000 15 6 000 15 fs / [S] KV1 KV2 15 1:4000 1:2500 15 15 15 15 1: 4 000 1: 4 000 1: 4 000 1: 4 000 1: 2 000 1: 2 000 1: 2 000 1: 2 000 Câu 9: Trình bày các bước trong quy trình công nghệ thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa và phương pháp sử dụng ảnh hàng không kết hợp với đo vẽ bổ sung. Ưu, nhược điểm của từng phương pháp. 1. Thành lập BĐĐC bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa: Quy trình công nghệ: Phương án kĩ thuật đo đạc thành lập BĐĐC Thành lập lưới tọa độ địa chính Thành lập lưới khống chế đo vẽ Đo vẽ chi tiết ngoại nghiệp Biên tập bản đồ địa chính Đánh số thửa, tính diện tích và lập HSKT In, lưu trữ, sử dụng Ưu điểm: - Đáp ứng được các tiêu chuẩn thành lập BĐĐC tỷ lệ lớn, khu vực đông dân cư, có nhiều địa vật che khuất - Phương pháp này áp dụng có hiệu quả cao đối với khu vực đo vẽ có diện tích không lớn. Có thể đo trong cả điều kiện thời tiết không thuận lợi. Nhược điểm: Năng suất lao động không cao, chi phí thành lập BĐ lớn. 2. Thành lập BĐĐC bằng phương pháp sd ảnh hàng không kết hợp với đo vẽ bổ sung: Quy trình công nghệ: Phương án kĩ thuật đo đạc thành lập BĐĐC Lập lưới khống chế ảnh Bay chụp ảnh hàng không Đo nối ảnh hàng không Tăng dày khống chế ảnh Nắn ảnh Lập bình đồ ảnh Điều vẽ và số hóa các yếu tố nội dung BĐĐC Đo vẽ bổ sung yếu tố nội dung BĐĐC Biên vẽ BĐĐC, đánh số thửa, tính diện tích In, lưu trữ, sử dụng * Ưu điểm: - Ảnh hàng không có độ phủ rộng, được tiến hành bay chụp theo các dải cho 1 khu vực do đó pp này thích hợp đo vẽ TL BĐ cho 1 vũng rộng lớn, cho hiệu quả cao về năng suất, giá thành và thới gian - Khắc phục được những khó khăn của SX, đo vẽ ngoại nghiệp. - Tỷ lệ chụp ảnh hiện nay phù hợp với công nghệ TLBĐĐC đảm bảo đcx ở tỷ lệ TB * Nhược điểm: - Đcx không đảm bảo khi TL BĐĐC tỷ lệ lớn (1:200; 1:500; 1:1 000). - PP cho hiệu quả thấp đối với các khu vực có nhiều địa vật che khuất ranh giới các thửa đất. Tính thời sự không cao, đòi hỏi phải đo đạc bổ sung, đối soát thực địa. - Không áp dụng được với các khu vực nhỏ các khu vực nằm không liền với nhau. Câu 10: Trình bày các phương pháp thường sử dụng khi đo vẽ chi tiết. 1. Đo vẽ chi tiết theo phương pháp tọa độ cực: Giả sử có các điểm A, B, C đã biết tọa độ. Ta tiến hành đặt máy tại A với sai số định tâm không quá 5mm. Định hướng về B và kiểm tra góc về điểm đã biết C với sai số góc cố định không chênh quá 45”. Ta đo góc nằm ngang β giữa hướng mở đầu AB và hướng đến điểm chi tiết AK ở 1 vị trí bàn độ trái, đồng thời ta đo góc đứng và khoảng cách nghiêng S từ máy tới điểm chi tiết K. Các công thức tính khoảng cách ngang D và chênh cao h như sau: Với máy toàn đạc quang cơ có dây thị cự thẳng: D = k. l. cos2V K A Δ h = k. l. sin2V + i – t βK Dk Với máy toàn đạc điện tử: D = S. cosV Δ h = D. sinV + i - t Δ B C 2. Đo vẽ chi tiết theo phương pháp tọa độ vuông góc: Giả sử có các điểm A, B đã biết tọa độ. Ta tiến hành định tâm, cân bằng máy tại A, nhập tọa độ điểm mốc A, B. Định hướng về B và đặt chế độ đo tọa độ trong máy. Lần lượt quay máy đến gương đặt tại điểm chi tiết và bấm nút đo trên bàn phím. Phần mềm cài đặt trên máy toàn đạc sẽ tự động tính tọa độ điểm chi tiết theo trình tự sau: Tính góc phương vị: αAK = αAB + βK. Tính tọa độ của điểm K: XK = XA+ DAK . cos αAK YK = YA+ DAK . sin αAK Câu 11: Trình bày công tác tiếp biên và nghiệm thu bản đồ địa chính. 1. Công tác tiếp biên: Đối với bản đồ được biên vẽ bằng pp bàn đạc trên giấy Diamat khi tiếp biên thì giwois hạn về độ xê dịch vị trí địa vật quan trọng cùng tên trên 2 bản vẽ không vượt quá 0.6mm và 1.0mm đối với địa vật không quan trọng. Đối với bản đồ biên vẽ bằng pp sd máy tính và phần mềm chuyên dụng, về nguyên tắc trong cùng 1 công trình đo vẽ, thành lập BĐĐC gốc bằng công nghệ số không quy định phải tiếp biên giữa các mảnh BĐĐC gốc. Tuy nhiên sau khi cắt dữ liệu đo vẽ theo mảnh BĐ vẫn phải kiểm tra lại, nếu có sự sai lệch, trùng hoặc hở phải kiểm tra lại việc cắt mảnh. Không cho phép có sai lệch hay trùng, hở khi tiếp biên các mảnh BĐĐC gốc. Với BĐĐC, không cho phép có sự sai lệch, trùng hoặc hở giữa các mảnh BĐĐC trong 1 đơn vị hành chính xã cũng như khác đơn vị hành chính xã. 2. Nghiệm thu bản đồ: Công tác nghiệm thu là dùng máy đo có đủ độ tin cậy để đo lại các điểm chi tiết, vẽ lại lên BĐ, so sánh vị trí các điểm cùng tên để tính ssố vị trí điểm. Dùng thước thép đo khoảng cách giữa các điểm chi tiết và chiều dài cạnh thửa đất rồi so sánh với chiều dài cạnh tương ứng trên bản vẽ. Khi phần lớn các sai số kiểm tra nhỏ hơn ½ ssố giới hạn và chỉ có 3% ss thành phần vượt quá giới hạn được đánh giá là sản phầm tốt. Có dưới 5% ss thành phần vượt quá giới hạn được đánh giá là sản phầm đạt yêu cầu. Câu 12: Trình bày công tác đánh số thửa trên bản đồ địa chính. * Việc đánh sô thửa phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Trong 1 tờ BĐ số thửa không được trùng nhau. - Số thửa phải liên tục. - Số thửa phải thống nhất trong mọi tài liệu liên quan. * Thực hiện đánh số theo pp sau: Đánh số thửa trên bản đồ gốc bằng chữ số Ả Rập. Trình tự đánh số từ trái qua phải từ trên xuống dưới theo nguyên tắc Zíc Zắc, số nọ liên tiếp số kia. 1 2 3 ……………….. 30 31 47 46 ……………… 33 32 48 49 …………………….. - Khi thửa đất quá nhỏ không đủ ghi cả số thửa và diện tích thì ghi số thửa còn diện tích thì lập bảng kẻ riêng vẽ ở ngoài khung phía nam tờ BĐ. Trường hợp thửa đất bên cạnh rộng thì có thể ghi nhờ số thửa ra ngoài thửa nhỏ và vẽ mũi tên chỉ vào thửa nhỏ để tránh nhầm lẫn. - Khi trên 1 tờ BĐ có nhiều đơn vị hành chính thì số thửa được đánh liên tục theo đơn vị hành chính, hết thửa của đơn vị này thì đánh sang đơn vị hành chính khác cho hết các thửa đất trên tờ BĐ, các số không trùng nhau. - Trường hợp 1 thửa đất nằm trên nhiều BĐ thì số thửa và diện tích của thửa đó chỉ cần ghi 1 lần ở trên tờ BĐ có phần đất lớn nhất của thửa đất. Câu 13: Trình bày cách tính diện tích thửa đất trên bản đồ địa chính truyền thống và trên bản đồ địa chính số. 1. Cách tính diện tích thửa đất trên BĐĐC truyền thống: a. Phương pháp chia hình đơn giản: Giả sử có hình thửa đất giới hạn bởi đường 1 biên gãy khúc khép kín (như hình). Tiến hành chia hình thửa ra thành các hình cơ bản: ha hc tam giác, tứ giác. Đo chiều dài các cạnh đáy a, b và các chiều cao ha, hb, hc. 2 5 a b 3 hb Cách đo: Đặt 1 lưới ô vuông trùng với hướng đáy b để đo b và theo hướng vuông góc đo các chiều cao 4 hb, hc. Tương tự đặt cạnh lưới ô vuông trùng với cạnh đáy a để đo a và chiều cao ha . Khi đó diện tích hình thửa sẽ được tính theo công thức: P’ = 1 2 (a*ha + b(hb + hc)) Diện tích thửa đất thực tế là: 1 P= 2 (a*ha + b(hb + hc))M2 Trong đó: P_ diện tích thửa đất M_ mẫu số tỉ lệ bản đồ. b. Phương pháp dùng phim kẻ ô vuông: In 1 lưới ô vuông có kích thước 1 x 1mm hoặc 1 x 2mm, 2 x 2mm, 5 x 5mm trên phim nhựa nền trong. Đặt lưới ô vuông trên hình cần đo diện tích. Đếm sô ô vuông chẵn trong hình, số ô vuông lẻ nằm sát đường biên và ước lượng. Theo tỷ lệ BĐ và kích thước ô vuông ta biết được diện tích thực tế tương ứng với diện tích của 1 ô vuông trên BĐ. Đem hệ số này nhân với tổng số ô vuông (số ô chẵn và số ô ước lượng) ta sẽ có diện tích thửa cần đo là: P = n* P’ Trong đó: n_ tổng số ô vuông P’_ diện tích thực tế của 1 ô vuông Độ chính xác, độ chênh lệch giữa 2 lần đo có thể đạt được là: ΔP = 0.04 M √P . 100 Trong đó: M_ mẫu số tỉ lệ BĐ. P_diện tích hình thửa đo tính đến m2. 2. Cách tính diện tích thửa đất trên BĐĐC số: Công thức tổng quát: P = x, y là tọa độ các điểm. 1 n  x (y – y ) = i i+1 i-1 2∑ i 1 1 n  y (x – x ) i i-1 i+1 2∑ i 1 Câu 14: Trình bày nội dung cập nhật và chỉnh lý bổ sung bản đồ địa chính. Nội dung cập nhật, chỉnh lí bổ sung BĐĐC khi: 1. 2. 3. 4. 5. Xuất hiện thửa đất mới. Thay đổi ranh giới thửa. Thay đổi diện tích. Thay đổi MĐSD. Xuất hiện mới các đường giao thông, công trình thủy lợi và các công trình khác theo tuyến 6. Thay đổi về môc giới và đường địa giới hành chính các cấp. 7. Thay đổi về mốc giới và hành lang an toàn công trình, chỉ giới QHSDĐ. 8. Thay đổi hoặc duyệt mới QHSDĐ, KHSDĐ mà có ảnh hưởng đến thửa đất. 9. Thay đổi về địa danh và các ghi chú trên BĐ. 10.Thay đổi về địa hình mà có ảnh hưởng đến ranh giới sử dụng đất. 11. Đã thành lập nhưng chưa sử dụng để đăng kí quyền sdđ, kê khai hiện trạng đất đai hoặc đã sd đề đăng kí qsdđ, kê khai hiện trạng ĐĐ nhưng bị gián đoạn thời gian dài chưa tổ chức xét, cấp GCN QSDĐ. 12.Đã là tài liệu trong HSĐC nhưng không được cập nhật đầy đủ thường xuyên những thay đổi như quy định. 13.Có thêm thửa đất đã được đăng kí qsdđ, cấp GCN QSDĐ.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan