Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đề cương môn an toàn lao động...

Tài liệu đề cương môn an toàn lao động

.DOCX
27
4920
129

Mô tả:

AN TOÀN LAO ĐỘNG 1.Anh/ chị hãy trình bày khái niệm về an toàn lao động và vệ sinh lao động? Các nguyên tắc thực hiện an toàn lao động và vệ sinh lao động? Ý nghĩa quy định về an toàn lao động và vệ sinh lao động? + Khái niệm  An toàn lao động là chỉ việc ngăn ngừa sự cố tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, gây thương tích đối với cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động.  Vệ sinh lao động là chỉ việc ngăn ngừa bệnh tật do những chất độc hại tiếp xúc trong quá trình lao động gây ra đối với nội tạng hoặc gây tử vong cho người lao động + Nguyên tắc: + nhà nước quy định nghiêm ngặt chế dộ ATLD và VSLD: ATLD,VSLD có liên quan trực tiếp đến sức khỏe , tính mạng con người nên nhà nc quy định nghiêm ngặt chế độ BHLD từ khâu ban hành văn bản PL đến tổ chức thực hiện và xly vi phạm . Nhà nc giao cho cơ quan có thẩm quyền lập ctrinh qgia về BHLD,ATLD,VSLD. Các đvi sdung có nghĩa vụ cụ thể hóa các qdinh này cho phù hợp vs đvi mình và nghiêm chỉnh tuân thủ các qđinh này. Các chế định của PLLĐ, ATLĐ,VSLĐ có tính bắt buộc cao mà chủ thể hầu như ít đc thỏa thuận như các chế định khác + thực hiện toàn diện và đồng bộ VSLĐ, ATLĐ: nguyên tắc thực hiện đc thể hiện trên các mặt sau: - ATLĐ,VSLĐ là bộ phận ko thể tách rời khâu lập kế hoạch , thực hiện kế hoạch sx, kinh doanh - ATLĐ,VSLĐ là trách nhiệm ko chỉ của ng sdung lđ mà còn cả ng lđ nhằm đbao skhoe, tính mạng của bản thân và mt lđ - Bất kì ở đâu có txuc vs máy móc , công cụ lđ…thì ở đó phải có ATLĐ,VSLĐ + Đề cao và đbao quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn trong việc thực hiện ATLĐ,VSLĐ : công tác ATLĐ,VSLĐ mang tính quần chúng rộng rãi nên là 1 ndung qtrong thuộc chức năng của bve quyền và lợi ích của ng lđ của tổ chức công đoàn.Tổ chức công đoàn phối hợp vs ng sdung lđ, tuyên truyền giáo dục ng lđtuân thủ các qđinh về ATLĐ,VSLĐ , công đoàn còn tgia thực hiện quyền ktra giám sát chấp hành PL về ATLĐ,VSLĐ …  Ý nghĩa 1 + biểu hiện sự quan tâm của nhà nước đối với vấn đề bảo đảm sức khỏe làm việc lâu dài cho người lao động. + các quy định về đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh lao động trong doanh nghiệp phản ánh nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với người lao động trong vấn đề bảo đảm sức khỏe cho người lao động. Ví dụ : việc trang bị các phương tiện che chắn trong điều kiện có tiếng ồn, bụi... + đảm bảo các điều kiện vật chất và tinh thần cho người lao động thực hiện tốt nghĩa vụ lao động. Cụ thể, việc tuân theo các quy định về an toàn lao động và vệ sinh lao động đòi hỏi người sử dụng lao động trong quá trình sử dụng lao động phải đảm bảo các điều kiện này (Ví dụ: trang bị đồ bảo hộ lao động, thực hiện các chế độ phụ cấp...) Đối tượng áp dụng chế độ ATLĐ và VSLĐ: Các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động được áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân sử dụng lao động, mọi công chức, viên chức, mọi người lao động kể cả người học nghề, tập nghề, thử việc trong các lĩnh vực, các thành phần kinh tế, trong lực lượng vũ trang và các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan nước ngoài, tổ chức quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam. 2.Anh/chị hãy trình bày quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động về vấn đề an toàn lao động và vệ sinh lao động?  Nghĩa vụ của người sử dụng lao động + Hàng năm, khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải lập kế hoạch, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động. + Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và thực hiện các chế độ khác về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với người lao động, theo quy định của Nhà nước. + Cử người giám sát việc thực hiện các quy định, nội quy, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp; phối hợp với công đoàn cơ sở xây dựng và duy trì sự hoạt động của mạng lưới an toàn và vệ sinh viên. + Xây dựng nội quy, quy trình an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với từng loại máy, thiết bị, vật tư kể cả khi đổi mới công nghệ, máy, thiết bị, vật tư và nơi làm việc theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước. + Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy định, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với người lao động. + Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, theo tiêu chuẩn, chế độ quy định. 2 + Chấp hành nghiêm chỉnh quy định khai báo, điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả tình hình thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp hoạt động.  Quyền của người sử dụng lao động + Buộc người lao động phải tuân thủ các quy định, nội quy, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động. + Khen thưởng người chấp hành tốt và kỷ luật người vi phạm trong việc thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động. + Khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về quyết định của Thanh tra viên lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động nhưng vẫn phải chấp hành quyết định đó. 3.Anh/chị hãy trình bày quyền và nghĩa vụ của người lao động về vấn đề an toàn lao động và vệ sinh lao động?  Nghĩa vụ của người lao động + Chấp hành các quy định, nội quy về an toàn lao động, vệ sinh lao động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao. + Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang bị và cung cấp, các thiết bị an toàn, vệ sinh nơi làm việc, nếu làm mất hoặc hư hỏng thì phải bồi thường. + Phải cáo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động.  Quyền của người lao động + Yêu cầu người sử dụng lao động bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh cải thiện điều kiện lao động, trang bị và cung cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, huấn luyện, thực hiện biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động. + Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy nó có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe dọa nghiêm trọng tính mạng, sức khỏe của mình và phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp, từ chối trở lại nơi làm việc nói trên nếu những nguy cơ đó chưa được khắc phục. + Khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi người sử dụng lao động vi phạm quy định của Nhà nước hoặc không thực hiện đúng 3 các giao kết về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể. 4.Nêu khái niệm, mục đích, ý nghĩa và các tính chất của công tác bảo hộ lao động?  Khái niệm : BHLĐ là môn khoa học nghiên cứu các vấn đề HTPL,các biện pháp về tổ chức kinh tế -xh và KHCN để cải tiến về điều kiện lao động nhằm: - Bvê sức khỏe,tính mạng con người trong lao động - Nâng cao năng suất,chất lượng sản phẩm - Bảo vệ môi trường lao động nói riêng và môi trường sinh thái nói chung=>cải thiện đời sống vật chất và tinh thần người LĐ.  Mục đích công tác bảo hộ lao động - Đảm bảo an toàn thân thể người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất, hoặc không để xảy ra tai nạn trong lao động. - Đảm bảo cho người lao động mạnh khỏe, không bị mắc bệnh nghề nghiệp hoặc các bệnh tật khác do điều kiện lao động không tốt gây nên. - Bồi dưỡng phục hồi kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động cho người lao động. - Ko ngừng nâng cao năng suất lđ , tạo nên c/s hạnh phúc cho ng lđ - Góp phần vào việc bve và phát triển bền vững nguồn nhân lực lđ - Nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con ng mà trc hết là của ng lđ  Ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động a- Ý nghĩa chính trị Bảo hộ lao động thể hiện quan điểm coi con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển. Một đất nước có tỷ lệ tai nạn lao động thấp, người lao động khỏe mạnh, không mắc bệnh nghề nghiệp là một xã hội luôn luôn coi con người là vốn quý nhất, sức lao động, lực lượng lao động luôn được bảo vệ và phát triển. Công tác bảo hộ lao động làm tốt là góp phần tích cực chăm lo bảo vệ sức khỏe, tính mạng và đời sống người lao động, biểu hiện quan điểm quần chúng, quan điểm quý trọng con người của Đảng và Nhà nước, vai trò của con người trong xã hội được tôn trọng. Ngược lại, nếu công tác bảo hộ lao động không tốt, điều kiện lao động không được cải thiện, để xảy ra nhiều tai nạn lao động nghiêm trọng thì uy tín của chế độ, uy tín của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút. KL: làm tốt công tác BHLĐ góp phần vào việc củng cố lực lg sx và ptrien qhe sx Chăm lo đến skhoe, tính mạng, đ/s của ng lđ 4 Xdung đội ngũ công nhân lđ vững mạnh cả về slg và thể chất b- Ý nghĩa xã hội Bảo hộ lao động là chăm lo đời sống, hạnh phúc của người lao động. Bảo hộ lao động là yêu cầu thiết thực của các hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời là yêu cầu, là nguyện vọng chính đáng của người lao động. Các thành viên trong mỗi gia đình ai cũng mong muốn khỏe mạnh, trình độ văn hóa, nghề nghiệp được nâng cao để cùng chăm lo hạnh phúc gia đình và góp phần vào công cuộc xây dựng xã hội ngày càng phồn vinh và phát triển. Bảo hộ lao động đảm bảo cho xã hội trong sáng, lành mạnh, mọi người lao động khỏe mạnh, làm việc có hiệu quả và có vị trí xứng đáng trong xã hội, làm chủ xã hội, tự nhiên và khoa học kỹ thuật. Khi tai nạn lao động không xảy ra thì Nhà nước và xã hội sẽ giảm bớt được những tổn thất trong việc khắc phục hậu quả và tập trung đầu tư cho các công trình phúc lợi xã hội. c- Ý nghĩa kinh tế Thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động sẽ đem lại lợi ích kinh tế rõ rệt. Trong lao động sản xuất nếu người lao động được bảo vệ tốt, điều kiện lao động thoải mái, thì sẽ an tâm, phấn khởi sản xuất, phấn đấu để có ngày công, giờ công cao, phấn đấu tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất. Do vậy phúc lợi tập thể được tăng lên, có thêm điều kiện cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của cá nhân người lao động và tập thể lao động. Chi phí bồi thường tai nạn là rất lớn đồng thời kéo theo chi phí lớn cho sửa chữa máy móc, nhà xưởng, nguyên vật liệu... Tóm lại an toàn là để sản xuất, an toàn là hạnh phúc của người lao động, là điều kiện đảm bảo cho sản xuất phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế cao. d- Ý nghĩa về mặt pháp lý: + BHLĐ mang tính pháp lý vì mọi chủ trương của Đ , nhà nc , các giải pháp KHCN , các bphap tổ chức XH đều đc thể chế hóa bằng luật pháp + Nó bắt buộc mọi tổ chức, ng lđ và ng sdung lđ phải thực hiện e- Ý nghĩa về mặt khoa học: + Đc thể hiện ở các giải pháp KHKT để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại thông qua việc điều tra kháo sát phân tích đgia đk lđ bphap kthuat an toàn, PCCC, Kthuat vsinh,… + Việc ứng dụng tiến bộ KHKT tiên tiến để phòng ngừa hạn chế tai nạn lđ xảy ra 5 + Nó còn lquan trực tiếp đến bve mt sinh thái, góp phần giữ gìn mt trong sạch f- Ý nghĩa về tính quần chúng + Nó mang tính quần chúng vì đó là cviec của đông đảo những ng trực tiếp tgia vào qtrinh sx, họ là ng có k/năng phát hiện đề xuất và loại bỏ các yếu tố có hại và nguy hiểm ngay chỗ làm việc + Mọi cán bộ quản lí , KHKT đều có trách nhiệm tgia vào việc thực hiện các nvu của công tác BHLĐ + Cac hđg quần chúng góp phần cải thiện đkien lviec, tai ạn lđ, bệnh nghề nghiệp… - Tính chất công tác bảo hộ lao động Bảo hộ lao động có 3 tính chất: a- Tính pháp luật Tất cả những chế độ, chính sách, quy phạm, tiêu chuẩn của nhà nước về bảo hộ lao động đã ban hành đều mang tính pháp luật. Pháp luật về bảo hộ lao động được nghiên cứu, xây dựng nhằm bảo vệ con người trong sản xuất, nó là cơ sở pháp lý bắt buộc các tổ chức nhà nước, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế và mọi người tham gia lao động phải có tránh nhiệm nghiêm chỉnh thực hiện. b- Tính khoa học - kỹ thuật Mọi hoạt động trong công tác bảo hộ lao động từ điều tra, khảo sát điều kiện lao động, phân tích đánh giá các nguy hiểm, độc hại và ảnh hưởng của chúng đến an toàn vệ sinh lao động cho đến việc đề xuất và thực hiện các giải pháp phòng ngừa, xử lý khắc phục đều phải vận dụng các kiến thức lý thuyết và thực tiễn trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật chuyên ngành hoặc tổng hợp nhiều chuyên ngành. c- Tính quần chúng Tính quần chúng thể hiện trên hai mặt: -Một là, bảo hộ lao động liên quan đến tất cả mọi người tham gia sản xuất, họ là người vận hành, sử dụng các dụng cụ, thiết bị máy móc, nguyên vật liệu nên có thể phát hiện được những thiếu sót trong công tác bảo hộ lao động, đóng góp xây dựng các biện pháp ngăn ngừa, đóng góp xây dựng hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy phạm an toàn vệ sinh lao động. -Hai là, dù cho các chế độ chính sách, tiêu chuẩn quy phạm về bảo hộ lao động có đầy đủ đến đâu, nhưng mọi người (từ lãnh đạo, quản lý, người sử dụng lao động đến người lao động) chưa thấy rõ lợi ích thiết thực, chưa tự giác chấp hành thì công tác bảo hộ lao động cũng không thể đạt được kết quả mong muốn. 6 5.Anh /chị hãy trình bày nội dung chủ yếu của công tác an toàn và bảo hộ lao động? Công tác bảo hộ lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Kỹ thuật an toàn; Vệ sinh an toàn; Các chính sách, chế độ bảo hộ lao động. 1- Kỹ thuật an toàn Kỹ thuật an toàn là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất đối với người lao động. Để đạt được mục đích phòng ngừa tác động của các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất đối với người lao động, trong quá trình hoạt động sản xuất phải thực hiện đồng bộ các biện pháp về tổ chức, kỹ thuật, sử dụng các thiết bị an toàn và các thao tác làm việc an toàn thích ứng. Tất cả các biện pháp đó được quy định cụ thể trong các quy phạm, tiêu chuẩn, các văn bản khác về lĩnh vực an toàn. Nội dung kỹ thuật an toàn chủ yếu gồm những vấn đề sau: Xác định vùng nguy hiểm; Xác định các biện pháp về quản lý, tổ chức và thao tác làm việc đảm bảo an toàn; Sử dụng các thiết bị an toàn thích ứng: Thiết bị che chắn, thiết bị phòng ngừa, thiết bị bảo hiểm, tín hiệu, báo hiệu, trang bị bảo hộ cá nhân. 2- Vệ sinh lao động Vệ sinh lao động là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong sản xuất đối với người lao động. Để ngăn ngừa sự tác động của các yếu tố có hại, trước hết phải nghiên cứu sự phát sinh và tác động của các yếu tố có hại đối với cơ thể con người, trên cơ sở đó xác định tiêu chuẩn giới hạn cho phép của các yếu tố trong môi trường lao động, xây dựng các biện pháp vệ sinh lao động. Nội dung của vệ sinh lao động bao gồm: - Xác định khoảng cách về vệ sinh - Xác định các yếu tố có hại cho sức khỏe • Giáo dục ý thức và kiến thức vệ sinh lao động, theo dõi quản lý sức khỏe. - Biện pháp vệ sinh học, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. - Các biện pháp kỹ thuật vệ sinh: Kỹ thuật thông gió, thoát nhiệt, kỹ thuật chống bụi, chống ồn, chống rung động, kỹ thuật chiếu sáng, kỹ thuật chống bức xạ, phóng xạ, điện từ trường... Trong quá trình sản xuất phải thường xuyên theo dõi sự phát sinh các yếu tố có hại, thực hiện các biện pháp bổ sung làm giảm các yếu tố có hại, đảm bảo tiêu 7 chuẩn vệ sinh cho phép. 3- Chính sách, chế độ bảo hộ lao động Các chính sách, chế độ bảo hộ lao động chủ yếu bao gồm: Các biện pháp kinh tế xã hội, tổ chức quản lý và cơ chế quản lý công tác bảo hộ lao động. Các chính sách, chế độ bảo hộ lao động nhằm bảo đảm thúc đẩy việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn, biện pháp về vệ sinh lao động như chế độ trách nhiệm của cán bộ quản lý, của tổ chức bộ máy làm công tác bảo hộ lao động, các chế độ về tuyên truyền huấn luyện, chế độ thanh tra, kiểm tra, chế độ về khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo về tai nạn lao đông... . 6.Trình bày khái niệm và các loại phương tiện bảo vệ cá nhân? Người lao động có trách nhiệm gì trong việc thực hiện quy định về phương tiện bảo vệ cá nhân?  Khái niệm - Phương tiện bảo vệ cá nhân ( PTBVCN) hay thường quen gọi là Trang bị bảo hộ lao động -là những dụng cụ, phương tiện được trang bị để bảo vệ người lao động ( NLĐ ) khi làm việc hay thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện môi trường có các yếu tố nguy hiểm, độc hại. Kính dùng để bảo vệ mắt khi có bụi bay đến, mũ an toàn bảo vệ đầu khi có gạch đá văng bắn vào, dây an toàn để giữ người lại khi bị ngã từ trên cao … kính, mũ, dây an toàn trong các ví dụ trên chính là các PTBVCN. - Căn cứ yêu cầu bảo vệ các bộ phận trên cơ thể người sử dụng, ta có các loại phương tiện bảo vệ (PTBV) sau : - PTBV đầu. - PTBV mắt & mặt. - PTBV thính giác. - PTBV hô hấp. - PTBV tay – cánh tay. - PTBV chân – ống chân. - PTBV thân thể. Ngoài ra còn có các loại PTBVCN khác trang bị để bảo vệ NLĐ khi làm việc tại các vị trí bất lợi như: phương tiện bảo vệ chống ngã cao, phương tiện cứu sinh khi làm việc trên sông nước chống chết đuối.  Trách nhiệm của người lao động khi thực hiện PTBHCN Để thực hiện tốt quy định về PTBVCN cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa NSDLĐ và NLĐ. Theo quy định, NLĐ khi đã được trang cấp PTBVCN thì bắt buộc phải sử dụng 8 PTBVCN theo đúng quy định trong lúc làm việc. Không được sử dụng PTBVCN vào mục đích riêng hoặc sai mục đích. NLĐ phải biết được tác hại nếu không mang PTBVCN. Phải biết giới hạn bảo vệ, cách thực hiện các thao tác khi mang vào, tháo ra, điều chỉnh, vệ sinh, bảo dưỡng, bảo quản PTBVCN theo huấn luyện của NSDLĐ. Bằng trực quan, trước mỗi khi sử dụng NLĐ cần kiểm tra sự toàn vẹn của PTBVCN mình sẽ dùng. Điều này là bắt buộc khi sử dụng các PTBVCN có liên quan trực tiếp đến các yếu tố nguy hại có thể gây tai nạn tức thời như dây an toàn, găng tay cách điện, ủng cách điện, phương tiện phòng chống hơi khí độc…. Khi chưa được cấp phát PTBVCN theo quy định, hoặc cấp phát không đủ, không phù hợp NLĐ cần phải phản ánh, yêu cầu NSDLĐ xử lý. Theo quy định chung NLĐ sẽ phải bồi thường khi làm hỏng, làm mất PTBVCN nếu không có lý do chính đáng. Tùy theo quy định của mỗi đơn vị, NLĐ phải trả lại PTBVCN khi không còn làm việc tại đơn vị nữa nếu NSDLĐ yêu cầu. 7.Nêu khái niệm và định nghĩa các yếu tố vi khí hậu là gì ? Trình bày các biện pháp phòng chống vi khí hậu xấu?  Khái niệm và định nghĩa Vi khí hậu là trạng thái lý học của không khí trong khoảng không gian thu hẹp gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt và vận tốc chuyển động không khí. Điều kiện vi khí hậu trong sản xuất phụ thuộc vào tính chất của quá trình công nghệ và khí hậu địa phương. Về mặt vệ sinh, vi khí hậu có ảnh hưởng đến sức khỏe, bệnh tật của công nhân. Làm việc lâu trong điều kiện vi khí hậu lạnh và ẩm có thể mắc bệnh thấp khớp, viêm đường hô hấp trên, viêm phổi và làm cho bệnh lao nặng thêm. Vi khí hậu lạnh và khô làm cho rối loạn vận mạch thêm trầm trọng, gây khô niêm mạc, nứt nẻ da. Vi khí hậu nóng ẩm làm giảm khả năng bay hơi mồ hôi, gây ra rối loạn thăng bằng nhiệt, làm cho mệt mỏi xuất hiện sớm, nó còn tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển, gây các bệnh ngoài da. Tùy theo tính chất tỏa nhiệt của quá trình sản xuất người ta chia ra 3 loại vi khí hậu sau: - Vi khí hậu tương đối ổn định: nhiệt tỏa ra khoảng 20 kcal/m3h (trong xưởng cơ khí, dệt...). 9 - Vi khí hậu nóng: nhiệt tỏa ra nhiều hơn 20 kcal/m3h (trong xưởng đúc, rèn, cán, luyện kim...). - Vi khí hậu lạnh: nhiệt tỏa ra dưới 20 kcal/m3h (trong xưởng lên men rượi bia, nhà ướp lạnh, chế biến và bảo quản thực phẩm..  Các biện pháp phòng chống vi khí hậu xấu  Vi khí hậu nóng: + Tổ chức lđ hợp lí: lập tgian biểu sx sao cho công đoạn sx tỏa nhiều nhiệt ko cùng 1 lúc mà rai ra trong ca lđ . Lđ trong những điều kiện nhiệt độ cao cần nghỉ ngơi thỏa đáng để cơ thể ng lđ lấy lại đc cân bằng + Quy hoạch nhà xưởng và các thiết bị : sắp xếp nhà xưởng nóng trên mặt bằng xí nghiệp phải sao cho có sự thông gió tốt nhất, nên sắp xếp xen kẽ phân xưởng nóng và mát, chú ý hướng gió tránh nắng , tránh nắng, thoáng gió… + Thông gió: trong phân xưởng tỏa nhiều nhiệt cần hệ thống thông gió + Làm nguội: phun nước hạt mịn để làm mát, làm ẩm không khí, quần áo ng lđ, làm sạch không khí, hoặc dùng màn chắn nước bố trí trước cửa lò + Thiết bị và công trình công nghệ:trong phân xưởng nóng và độc cần tự động hóa và cơ khí hóa, điều khiển và quan sat từ xa để giảm nhẹ lđ và nguy hiểm cho CN. Có thể giảm nhiệt trong nhà máy bằng cách giảm sự thất thoát nhiệt vào mt như sử dụng các vật liệu có tính cách nhiệt, màn chắn nhiệt + Phòng hộ cá nhân : quần áo BH phải là loại chịu nhiệt , chống bỏng khi có tia lửa bắn vào như than nóng, nc kim loại…nhưng phải thoáng khí để cơ thể trao đổi nhiệt tốt vs mt bên ngoài, áo phải rộng thoải mái bỏ ngoài quần…,ngoài ra còn cần giày, găng tay , kính , mũ chịu nhiệt … + Chế độ uống: trong ddkien nóng bức mồ hôi ra nhiều kèm theo khoáng chất, vitamin , nên cần uống nc có pha thêm muối kali , natri.,phốt pho, vitamin B,C, đường, axit hữu cơ…  Vi khí hậu lạnh: đề phòng cảm lạnh do mất nhiều nhiệt phải mặc quần áo đủ ấm , quần áo nên xốp và thoải mái, ngoài ra cần có ủng, giày ấm, găng tay, phải giữ khô, chú ý ăn uống đủ calo, giàu năng lượng , dầu mỡ… 8.Nêu khái niệm và các ảnh hưởng của tiếng ồn đối với sinh lý con người ? Trình bày các biện pháp phòng chống tiếng ồn?  Khái niệm 10 Là tập hợp những am thanh khác nhau về cường độ và tần số,không có nhịp,gậy cho con người cảm giác khó chịu., quấy rối sự làm việc và nghỉ ngơi của con người  ảnh hưởng của tiếng ồn tiếng ồn tác động đến hệ thần kinh trung ương, sau đó lên hệ thống tim mạch và nhiều cơ quan khác , cuối cùng đến cơ quan thính giác. Tiếng ồn phổ biến liên tục gây tác dụng khó chịu ít hơn tiếng ồn gián đoạn.  ảnh hưởng của tiếng ồn tới cơ quan thính giác : khi chịu tác dụng của tiếng ồn , độ nhạy cảm của thính giác giảm xuống, ngưỡng nghe tăng lên. Các công nhân dệt , luyện kim,… sau giờ làm việc sẽ có thời gian phục hồi thính giác , tiếp xúc vs tiếng ồn càng to thi thời gian phục hồi càng lâu. Nếu tác dụng của tiếng ồn lặp lại nhiều lần, thính giác ko còn khả năng phục hồi về trạng thái bình thường, sau thời gian sẽ phát triển thành các bệnh nặng tai và điếc. Đvs âm tần số 2000- 4000Hz , tác dụng mệt mỏi sẽ bắt đầu từ 80dB, đối vs âm từ 50006000Hz từ 60dB. Độ giảm tiếng ồn tỉ lệ thuận vs thời gian làm việc trong tiếng ồn. Mức ồn càng cao độ giảm thính càng nhanh, tuy nhiên còn phụ thuộc độ nhạy cảm của từng ng.  ảnh hưởng tới cơ quan thính giác khác:dưới tác dụng của tiếng ồn trong cơ thể ng xảy ra 1 loạt sự thay đổi, biểu hiện qua sự rối loạn trạng thái bình thường của hệ thống thần kinh. Tiếng ồn, ngay cả khi ko đáng kể cũng tạo ra 1 tải trọng đáng kể lên hệ thống thần kinh đặc biệt là ng lđ trí óc.Gây ra những thay đổi trong hệ thống tim mạch kèm theo sự rối loạn trương lực bình thường của mạch máu và rồi loạn nhịp tim, người làm việc lâu trong môi trường thường bị cao huyết áp, đau dạ dày.tiếng ồn quá mức làm xảy ra hiện tượng che lấp tiếng nói, làm mờ các tín hiệu âm thanh, ảnh hưởng đến sx và lđ  các biện pháp - biện pháp chung:từ khi lập tổng mặt bằng nhà máy cần nghiên cứu các biện pháp quy hoạch xây dựng chống tiếng ồn, trồng cây xanh ngăn và có khoảng cách tối thiểu giữa nhà máy và khu dân cư ở mức cho phép - Làm giảm tiếng ồn tại nơi xuất hiện Là biện pháp chủ yếu chống ồn.  Hiện đại hóa thiết bị , hoàn thành quy trình công nghệ: Thay đổi tính đàn hồi và khối lượng của các bộ phận máy móc để thay đổi tần số dao động riêng của chúng tránh cộng hưởng. Thay thép bằng vật liệu chất dẻo,tecxtolit,fibrolit,.....; mạ crom hoặc quét sơn bề mặt các chi tiết hoặc dùng các hợp kim ít vang khi va chạm. 11 Bọc lót các bề mặt thiết bị chịu rung dao động bằng các vật liệu hút hoặc giảm rung động có ma sát nội dung lớn như bitum,cao su,tôn,vòng phớt,amiang,chất dẻo,matit đặc biệt.  Tự động hóa toàn bộ quy trình công nghệ và áp dụng hệ thống điều khiển từ xa  Quy hoạch thời gian làm việc của các xưởng ồn: Bố trí xưởng ồn làm việc vào những buổi ít người làm việc Lập đồ thị làm việc cho công nhân để họ có dkien nghỉ ngơi hợp lí, làm giảm thời gian có mặt của công nhân ở những xưởng có mức ồn cao - Giảm trên đường lan truyền Áp dụng các nguyên tắc hút âm và cách âm. Sự phản xạ và hút âm phụ thuộc vào tần số và góc tới của sóng âm, xảy ra do sự biến đổi cơ năng mà các phần tử không khí mang theo, thành nhiệt năng do ma sát nhớt của không khí trong các ống nhỏ của vật liệu xốp, hoặc do ma sát trong của vật liệu chế tạo các tấm mỏng chịu dao động dưới tác dụng của sóng âm. Vật liệu hút âm có các loại: Vật liệu có nhiều lỗ nhỏ. Vật liệu có nhiều lỗ nhỏ đặt sau tấm đục lỗ. Kết cấu cộng hưởng. Những tấm hút âm đơn. Để cách âm cho máy nén và các thiết bị công nghiệp khác thông thường người ta làm vỏ bọc động cơ. Vỏ bọc làm bằng kim loại, gỗ, chất dẻo, kính và các vật liệu khác. Để giảm dao động truyền từ máy vào vỏ bọc, người ta không liên kết cứng giữa chúng mà nên đặt vỏ bọc trên đệm cách ly chấn động làm bằng vật liệu đàn hồi.  Để chống tiếng ồn khí động, người ta có thể sử dụng các buồng tiêu âm, ống tiêu âm và tấm tiêu âm.  Dùng phương tiện bảo vệ cá nhân Để chống ồn sử dụng các loại dụng cụ như cái bịt tai làm bằng chất dẻo, cái che tai và bao ốp tai. . 9.Bệnh nghề nghiệp là gì? Phân loại tác hại nghề nghiệp và trình bày các biện pháp đề phòng tác hại bệnh nghề nghiệp? 12  Khái niệm Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do tác động của dkien lđ có hại, bất lợi ( tiếng ồn,rung…)đối vs ng lđ.bệnh nghề nghiệp làm suy yếu dần dần skhoe hay làm ảnh hưởng đến khả năng lviec và sinh hoạt của ng lđ. Bệnh nghề nghiệp làm suy yếu sức khỏe ng lđ một các dần dần và lâu dài.  Phân loại tác hại nghề nghiệp 1. Tác hại nghề nghiệp (THNN) liên quan đến quá trình lđ- sản xuất . - Yếu tố vật lý và hóa học: + dkien vi khí hậu trong sx không phù hợp như nhiệt độ, độ ẩm cao or thấp, thoáng khí kém , cường độ bức xạ nhiệt quá mạnh + Bức xạ điện từ, bức xạ cao tần và siêu cao tần trong khoảng sóng vô tuyến, tia tử ngoại , hồng ngoại , chất phóng xạ , tia phóng xạ + Tiếng ồn, rung động + Áp suất cao( lặn..) , thấp(lái máy bay…) + Bụi và các chất độ hại khác trg sx - Yếu tố sinh vật :vk, siêu vk, kí sinh trùng, nấm mốc gây bệnh 2. Tác hại nghề nghiệp liên quan tới tổ chức lao động - Thời gian làm việc liên tục, quá lâu, thông ca, làm thêm giờ. - Cường độ lao động, nghỉ ngơi không hợp lý. - Sự bất hợp lý trong việc sắp xếp sức lao động, sử dụng công cụ phương tiện lao động quá nặng , không phù hợp với kích thước của người lao động. - Làm việc ở tư thế gò bó quá lâu, ko thoải mái( cúi khom, đứng, ngồi quá lâu…) - công cụ lđ ko phù hợp vs cơ thể , trọng lượng hình dáng , kthuoc 3. Tác hại nghề nghiệp liên quan đến điều kiện vệ sinh nơi làm việc - Thiếu, thừa a/s , sắp xếp bố trí hệ thống chiếu sáng ko hợp lý - Làm việc ở ngoài trời có thời tiết xấu, nóng về mùa hẹ, lạnh về mùa đông - Phân xưởng chật chội, việc sxep nơi làm việc mất trật tự ngăn nắp, lộn xộn 13 - Thiếu thiết bị thông gió, chống bụi chống nóng, tiếng ồn và hơi khí độc - Trang thiết bị phòng hộ lđ có nhưng bảo quản ko hợp lý - Việc thực hiện qtac vsinh và ATLĐ chưa triệt để và nghiêm chỉnh. Biện pháp phòng tránh  Biện pháp Kthuat- Cnghe: cơ giới hóa , tự động hóa trong sx, dùng chất ko độ hoặc ít độ thay thế cho những chất có độc tính cao, cải tiến quy trình công nghệ  Biện pháp kĩ thuật vsinh: cải tiến hthong thông gió, chiếu sáng, …nơi sx  Biện pháp phòng hộ cá nhân: là 1 biện pháp bổ trợ, nhưng khi 2 biện pháp trên chưa thực hiện thì đóng vtro chủ yếu trong đbao ATLĐ  Biện pháp tổ chức lđ có khoa học: thực hiện việc phân công lđ hợp lý theo đặc điểm sinh lý của công nhân, tìm ra những biện pháp cải tiến làm cho lđ bớt nặng nhọc, tiêu hao năng lg ít hơn, or làm cho lđ thích nghi vs con ng, con ng thích nghi vs công cụ sx, vừa có năng suất lđ cao hơn vừa an toàn hơn.  Biện pháp y tế bảo vệ sức khỏe: + kiểm tra skhoe công nhân, khám tuyển để không ng mắc 1 số bệnh nào đó vào làm việc ở những nơi có yếu tố bất lợi cho sk sẽ làm bệnh nặng thêm or dẫn tới mắc các bệnh nghề nghiệp + khám định kì cho công nhân tx vs chất độc hại nhằm phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp và những bệnh mãn tính khác để kịp thời có biện pháp giải quyết + thường xuyên ktra vsinh ATLĐ và cung cấp đầy đủ thức ăn , nươc uống đbao chất lượng cho công nhân lv vs các chất độc hại 10.Anh/ chị hãy trình bày các nguyên nhân gây cháy nổ và các biện pháp phòng chống cháy nổ ? Nguyên nhân: + do sét đánh vào công trình mà ko có biện pháp ( thiết bị thu lôi) chống sét + do xuất hiện ma sát giữa các vật, chi tiết va chạm nhau + do các hóa chất tác dụng vs nhau + do chập điện, hồ quang điện, do đóng cửa cầu dao.  Biện pháp:  Biện pháp hành chính, pháp lí + Điều 1 pháp lệnh PCCC quy định rõ “ việc phòng cháy và chữa cháy là nghĩa vụ của mỗi công dân” và “ trong các cquan xí nghiệp, kho tàng, 14 nông trường , công trường, việc PCCC là nghĩa vụ của toàn thể cán bộ viên chức và trc hết là trách nhiệm của thủ trưởng đvi ấy”  Biện pháp kĩ thuật + Nguyên lí phòng chống cháy nổ: - Nguyên lí … là tách rời 3 yếu tố : chất cháy, chất oxy hóa, và mồi bắt lửa thì cháy nổ ko thể xảy ra đc - Nguyên lí chống cháy , nổ là hạ thấp tốc độ cháy của vật liệu đang cháy đến mức tối thiểu và phân tán nhanh nhiệt lượng của đám cháy ra ngoài. Để thực hiện nguyên lí này có thể sd các giải pháp : + Trang bị phương tiện PCCC( bình bọt AB, bình, bột khô như cát , nước…) + Huấn luyện sd các phương tiện PCCC , các phương án PCCC + Cơ khí và tự động hóa quá trình sx có tính nguy hiểm về cháy nổ + Hạn chế khối lượng của chất cháy( hoặc chất oxy hóa) đến mức tối thiểu cho phép về phương diện kĩ thuật + Tạo vành đai phòng chống cháy. Ngăn cách sự txuc của chất cháy và chất oxy hóa khi chúng chưa tgia vào qtrinh sx. Các kho chứa phải riêng biệt và cách xa các nơi phát nhiệt. Xung quanh các bể chứa, kho chứa có tường ngăn cách = vật liệu không cháy + Cách ly hoặc đặt các thiết bị, công đoạn dễ cháy nổ ra xa các thiết bị khác và những nơi thoáng gió hay đặt hẳn ra ngoài trời + Loại trừ mọi khả năng phát sinh ra mồi lửa tại những nơi sx có lquan đến các chất dễ cháy nổ + Thiết bị phải đbao kín, để hạn chế thoát hơi, khí cháy ra khu vực sx + Dùng thêm các chất phụ gia trơ, các chất ức chế, các chất chống nổ để giảm tính cháy nổ của hỗn hợp cháy. 11.Nêu định nghĩa, cách phân loại và tác hại của bụi trong sản xuất? Trình bày các biện pháp phòng chống bụi? Định nghĩa:bụi là tập hợp nhiều hạt có kích thước lớn nhỏ khác nhau tồn tai lâu trg kk dưới dạng bụi bay, bụi lắng và các hệ khí rung nhiều pha như hơi khói, mù khi những hạt bụi nằm lơ lửng trong kk , khi chũng đọng lại trên bề mặt vật thể nào đó Phân loại:  Theo nguồn gốc: các bụi hữu cơ từ tơ, lụa , len , dạ, lông,tóc…. Bụi nhân tạo có bụi từ nhựa hóa học, cao su,… bụi vô cơ như amiang, bụi vôi, bụi kim loại…. 15  Theo kích thước hạt : những hạt có kthuoc <10mm gọi là bụi bay, >10mm là bụi lắng  Theo tác hại:bụi gây nhiễm độc (Pb, Hg, benzen…), bụi gây dị ứng, viêm mũi , hen viêm họng như bụi lông, len, vải, phân hóa học, bụi gỗ, bụi gây ung thư như nhựa đường, phóng xạ,… bụi gây nhiễm trùng: bụi len, bụi KL… bụi gây xơ phổi: amiang…. Tác hại:bụi gây nhiều tác hại cho con ng, trc hết là bệnh về đg hô hấp, bệnh ngoài da, đường tiêu hóa… + Bệnh phổi nhiễm bụi : thường gặp ở công nhân khai thác , chế biến, vận chuyển quặng, đá, KL…. + Bệnh silicose : bệnh do phổi bị nhiễm bụi silic ở thơ khoan đá, mỏ, gốm sứ….. Bệnh này chiếm tới 40-70% trong tổng số các bệnh về phổi, ngoài ra còn bệnh nhiễm bụi amiang + Bệnh đường hô hấp: viêm mũi, họng , phế quản, viêm teo mũi do bụi crom, asen,… + Bệnh ngoài da: bệnh gây kích ứng da, mụn nhọt, lở loét: bụi vôi, thiếc, thuốc trừ sâu…., bụi nhựa than gây sưng tấy. + Chấn thương mắt: bụi vào mắt gây kích thích màng tiếp hợp, viêm mi mắt, mộng thịt. Bụi axit or kiềm gây bỏng mắt hoặc mù mắt + Bệnh ở đg tiêu hóa: bụi đường , bột đọng lại ở răng gây sâu răng, KL sắc nhọn vào dạ dày gây tổn thương niêm mạc , rối loạn tiêu hóa…. Biện pháp phòng chống:    Biện pháp chung: cơ khí hóa , tự động hóa quá trình sx đó là khâu qtrong nhất để công nhân k phải tx vs bụi và bụi ít lan tỏa ra bên ngoài ( khâu đóng gói bao xi măng), áp dụng biện pháp vận chuyển = hơi, máy hút, băng tia, trong ngành dệt, than. Bao kín thiết bị và có thể cả dây chuyền nếu cần thiết Thay đổi phương pháp công nghệ:trong xưởng đúc làm sạch = nc thay cho làm sạch = cát, dùng pp ướt thay cho pp khô trong Cnghiep xi măng, trong ngành luyện kim bột thay cho pp trộn khô = pp trộn ướt . thay vật liệu có tính nhiều bụi độc = vlieu ít độc ( đá mài cacbuarun thay SiO2), thông gió hút bụi trg xưởng có nhiều bụi Đề phòng bụi cháy nổ: theo dõi nồng độ bụi ở giới hạn nổ, dbiet chú ý tới các ống dẫn và ,áy lọc bụi, chú ý cách ly mồi lửa( tia lửa điện, diêm , tàn lửa…) 16  Vệ sinh cá nhân: sd quần áo BHLĐ , mặt nạ khẩu trang theo yêu cầu vệ sinh, cẩn thận hơn khi có bụi độc, bụi phóng xạ…chú ý khâu vệ sinh trong ăn uống, hút thuốc, tránh nói chuyện nơi làm việc. tổ chức khám định kì cho cán bộ công nhân làm việc trong môi trường nhiều bụi , phát hiện sớm các bệnh do bụi gây ra 12.Anh/chị hãy trình bày vai trò và trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong lĩnh vực an toàn lao động và vệ sinh lao động? Vai trò:công đoàn là tổ chức đại diện cho tập thể ng lđ nhắm bve các quyền và lợi ích hợp pháp cho ng lđ. Thẩm quyền của công đoàn:  Công đoàn vs c/n đại diện cho ng lđ tgia vs cquan nhà nc hữu quan xd PL về BHLĐ , tiêu chuẩn ATLĐ, VSLĐ, phối hợp vs cquan nhà nc hữu quan đề xuất ctrinh ng/cuu KH-KT về BHLĐ , gduc tuyên truyền vận động ng lđ chấp hành qdinh về ATLĐ, VSLĐ tgia xét khen thưởng, xử lí việc VPPL về ATLĐ, VSLĐ  Công đoàn ktra việc chấp hành PL về ATLĐ, VSLĐ có quyền yêu cầu cquan nhà nc hữu quan , ng sd lđ thực hiện đúng qđinh của PL về tiêu chuẩn ATLĐ, VSLĐ , có quyền yêu cầu ng có trách nhiệm tạm ngưng hoạt động ở những nơi có nguy cơ gây tai nạn lđ, tgia điều tra tai nạn lđ, có quyền yêu cầu cquan nhà nc có thẩm quyền xử lí ng có trach nhiệm để xảy ra tai nạn lđ  Căn cứ tiêu chuẩn nhà nc về ATLĐ, VSLĐ , BCH công đoàn cơ sở thỏa thuận vs ng sd lđ các biện pháp đbao ATLĐ, VSLĐ và cải thiện dkien lđ.Công đoàn vận động xây dựng phong trào đbao ATLĐ và tổ chức mạng lưới an tòa viên , vsinh viên Trách nhiệm:  Tuyên truyền phổ biến các c/sach , chế độ , AT- VSLĐ cho NLĐ: + Khám sk định , khám phát hiện BNN + Trang bị phương tiện BVCN + Bồi dưỡng = hiện vật…..  Thỏa ước lđ tập thể căn cứ pháp lý  Xây dựng nội quy, quy trình , biện pháp làm việc an toàn  Xây dựng kế hoạch AT-VSLĐ  Công đoàn cơ sở phối hợp vs NSDLĐ tổ chức huấn luyện BHLĐ cho NLĐ  Công đoàn cơ sở tổ chức hoặc tgia ktra AT-VSLĐ do cơ sở tổ chức  Công đoàn cơ sở tgia điều tra , xử lí tai nạn lđ  Công đoàn cơ sở phối hợp NSDLĐ tổ chức phong trào quần chúng 17 13.Trong bộ luật lao động của Việt Nam có máy chương liên quan tới an toàn vệ sinh lao động? Trình bày ngắn gọn nội dung chính của các chương là gì? Trong bộ Luật lao động những chương liên quan đến an toàn vệ sinh lao động: - Chương VII : Quy định thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi. Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc chính thức trong 01 ngày, trong trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm. Bộ luật còn quy định NLĐ được nghỉ 10 ngày/năm hưởng nguyên lương, trong đó tết âm lịch được nghỉ 5 ngày, tăng một ngày so với luật đang hiện hành (nghỉ 9 ngày/năm hưởng lương nguyên, trong đó tết âm lịch được nghỉ 4 ngày). Ngoài ra, trong chương này bổ sung thêm quy định để NLĐ được nghỉ trong một số trường hợp cụ thể như bố, mẹ hoặc anh, chị em ruột chết: “Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại hoặc anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn (khoản 2 Điều 116). Riêng đối với lao động là người nước ngoài được nghỉ thêm một ngày tết cổ truyền và ngày quốc khánh của nước họ. - Chương IX : Quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động. - Chương X : Những quy định riêng đối với lao động nữ. Đưa ra các quy định nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương và các chế độ khác: Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp sau đây: a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. 2. Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương. 3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân 18 chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động. 4. Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động. 5. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con 6 tháng. Trường hợp LĐ nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. - Chương XI : Những quy định riêng đối với lao động chưa thành niên và một số lao động khác.  Đối với lao động là người chưa thành niên Lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi. Đây là những người lao động có năng lực hành vi lao động hạn chế vì thể lực và trí lực của họ chưa phát triển hoàn toàn đầy đủ. Xuất phát từ nhu cầu về việc làm và giải quyết việc làm của thị trường lao động mà việc sử dụng lao động là người chưa thành niên là một tất yếu. Vì vậy, pháp luật một mặt thừa nhận quyền được tham gia quan hệ lao động của người chưa thành niên; mặt khác, để đảm bảo sự phát triển bình thường về thể lực, trí lực cho người chưa thành niên, pháp luật lao động có những quy định nhằm bảo vệ họ, cụ thể như sau:  Không sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các hóa chất độc hại ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể lực, trí lực của họ;  Lao động chưa thành niên ( dưới 18 tuổi) chỉ được làm những ngành nghề, công việc mà pháp luật không cấm; riêng trẻ em dưới 15 tuổi, chỉ được phép nhận họ vào làm việc, học nghề, tập nghề khi có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người đỡ đầu của họ.  Áp dụng ngày làm việc rút ngắn đối với lao động chưa thành niên (không quá 7 giờ một ngày hoặc 42 giờ một tuần), và chỉ được phép sử dụng họ làm việc ban đêm, làm thêm giờ trong một số nghề, công việc nhất định theo quy định của pháp luật. 19  Đối với lao động là người cao tuổi Người lao động cao tuổi là người ao động nam trên 60 tuổi, nữ trên 55 tuổi. Đây là những người không phải thực hiện nghĩa vụ lao động nữa vì nhìn chung cả về thể lực và trí lực của họ không còn bằng những người lao động trẻ, khỏe khác. Những quy định riêng đối với người lao động cao tuổi nhằm một mặt tận dụng khả năng lao động của họ, giúp họ tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống, mặt khác là để bảo vệ họ khỏi mọi lao động quá sức tổ hại cho sức khỏe và tuổi thọ. Ngoài việc quy định về việc rút ngắn thời giờ làm việc hàng ngày vào năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn ngày, không trọn tuần, Bộ luật Lao động còn quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm , chăm sóc sức khỏe người lao động cao tuổi, không được sử dụng người cao tuổi, làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các hóa chất có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của họ. Trường hợp họ bị suy giảm khả năng lao động đến một mức độ nhất định theo quy định của pháp luật, thì không sử dụng họ làm đêm hoặc làm thêm giờ.  Đối với lao động nữ Mặc dù pháp luật nước ta một mặt đảm bảo quyền bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới, mặt khác xuất phát từ những đặc điểm riêng về tâm sinh lý của con người nên pháp luật lao động có những quy định riêng nhằm bảo vệ sức khỏe, bảo vệ chức năng làm mẹ của họ, cụ thể như sau:  Không được sử dụng lao động nữ làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các hóa chất có ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh sản và nuôi con;  Không được sử dụng lao động nữ làm việc thường xuyên dưới mặt đất, trong hầm mỏ hoặc ngâm mình dưới nước;  Không được sử dụng lao động nữ có thai từ tháng thứ 7 trở lên hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ, làm việc ban đêm hay đi công tác xa;  Rút ngắn thời giờ làm việc đối với người lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi có thai từ tháng thứ 7 trở lên hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.  Đối với lao động là người tàn tật Người tàn tật là người có một bộ phận cơ thể, chức năng về tâm sinh lý bị >mất, hoặc bị giảm khả năng hoạt động vì nhiều lý do khác nhau, khiến họ không thể thực hiện được hoạt động bình thường như lao động khác. Những quy định riêng 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan