Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu đề cương lis chuẩn nhất

.DOCX
13
1458
65

Mô tả:

ĐỀ CƯƠNG LIS Câu 1: Các đặc trưng và tiêu chuẩn của thông tin  Các đặc trưng: - Thông tin phải thích hợp: thông tin phải đáp ứng được các yêu cầu của đối tượng sử dụng thông tin, phải trợ giúp người sử dụng được vấn đề mà công việc họ đặt ra. - Thông tin phải kịp thời: thông tin phải được cung cấp đúng lúc người dùng thông tin cần. - Thông tin phải chính xác: tính chính xác là yêu cầu bắt buộc của thông tin. Nếu thông tin không chính xác sẽ cho hậu quả khôn lường khi sử dụng thông tin đó để đưa ra quyết định.  Tiêu chuẩn chất lượng của thông tin: - TT phải chính xác, là sự tương ứng hoặc nhất trí giữa TT và các nghiệp vụ hoặc đối tượng hiện thời mà TT tượng trưng. Nghĩa là TT phải chính xác, khách quan, cần phải có các phương pháp thu thập TT 1 cách khoa học. - TT phải đủ, là mức độ theo đấy TT bao gồm mọi dữ liệu liên quan đến đối tượng hoặc nghiệp vụ có ý nghĩa ra quyết định. Nghĩa là TT phải phản ánh được tất cả các khía cạnh cần thiết, phản ánh trung thực về đối tượng đang được xem xét. - TT phải có hiệu lực , phủ chồng các chất lượng khác. Tính hiệu lực phải được định trị liên quan đến mục đích phục vụ là làm quyết định. - TT phải gắn với quá trình, diễn biến của sự việc. Nghĩa là phải được đặt trong 1 xâu chuỗi có trình tự hợp lý, giúp 1 cho hoạt động tư duy của con người rõ ràng, mạch lạc, mới có thể đưa ra các quyết định kịp thời, đúng đắn. Nếu trong 1 hệ thống TT tự động thì đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất. - TT phải dùng được. Nghĩa là TT phải có nội dung, có giá trị thực sự để đóng góp cho công việc phân tích, thống kê, tổng hợp và ra quyết định. Câu 2: Thuộc tính của TT  Giao lưu TT. - TT tồn tại ở khắp nơi trong xã hội với nhiều loại TT khác nhau như TT về TN đất, TT về dân số, … nhưng chúng chỉ thực sự có giá trị và ý nghĩa khi được truyền đi và sử dụng. - Vì vậy, bản chất của TT nằm trong sự giao lưu của nó.  Khối lượng của TT - Theo lý thuyết, khối lượng TT được xác định thông qua các tín hiệu sinh ra từ nguồn tin. Nguồn tin càng nhiều thì càng nhiều TT được truyền đi thông qua các vật mang tin mà nó có thể chứa đựng trên đơn vị không gian và thời gian.  Chất lượng của TT - Được đánh giá thông qua tính hiệu lực, tính hiệu quả, tính bí mật, tính toàn vẹn, tính sẵn sàng đáp ứng, tính tuân thủ, tính khả tín của TT. - Trong XH phát triển, các TT không chỉ đòi hỏi có chất lượng cao mà còn phải dễ sử dụng, kịp thời, chi phí thấp, đôi khi còn phải trình bày hấp dẫn.  Giá trị TT 2 - Giá trị của TT do chất lượng TT đem lại, được thể hiện qua: tính chính xác, phạm vi bao quát của TT, tính cập nhật và tần suất sử dụng. - TT có giá trị là TT có tính chất riêng biệt (phù hợp với yêu cầu sử dụng) và có tính dự báo (cho phép lựa chọn các quyết định trong nhiều khả năng cho phép).  Giá thành TT. - Lao động trí tuệ: bao gồm các công việc hình thành TT và xử lý TT. Người sáng tạo có quyền sở hữu và được đảm bảo bằng luật pháp tuy nhiên các TT đó vẫn được cung cấp cho người khác. Chính điều này làm cho TT khó có thể xem như 1 sp hàng hóa, làm cho ta khó xác định chính xác giá thành của TT. - Các yếu tố vật chất: chính là các phương tiện xử lý và lưu trữ TT, cũng như các phương tiện truyền tin. Khi định giá tương đối dễ dàng và thường được đánh giá bằng giá trị của thị trường. Câu 3: Các thành phần cơ bản của hệ thống: Hệ thống là 1 tập hợp gồm nhiều các phần tử, có các mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau và cùng hoạt động hướng tới 1 mục đích nhất định. 3  Đầu vào: - Các TT thường là các nguồn số liệu, các TT điều tra,.. hầu hết ở dạng thô và chưa qua xử lý. - Các TT này phải trung thực, khách quan, phản ánh đúng thực trạng, không bỏ sót, ..  Xử lý - Bao gồm các quá trình xử lý, chế biến để biến các yếu tố vào thành các yếu tố ra. - Là quá trình biến đổi TT nhằm tạo ra các TT theo các thể thức đã quy định, hay trợ giúp cho các quyết định của các nhà lãnh đạo…  Đầu ra - Là các TT cung cấp cho các đối tượng sử dụng (cá nhân, các nhà doanh nghiệp, nhà khoa học hay cơ quan nhà nước…) - Được thể hiện ở nhiều hình thức khác nhau theo đặc trưng của hệ thống.  Ngoài ra còn có 2 thành phần quan trọng liên quan đến điều khiển hệ thống, là: - Phản hồi: là dữ liệu về sự hoàn thành nhiệm vụ của hệ thống. - Điều khiển: là giám sát các TT phản hồi để xem hệ thống có hoạt động đúng hướng nhằm đạt tới mục tiêu hay không. Điều khiển Phản hồi phản hồi Đầu vào Xử lý 4 Đầu ra Câu 4: Hệ thống TT đất đai  Khái niệm: Land Information System – LIS là hệ thống TT cung cấp các TT về đất đai. Nó là cơ sở cho việc ra quyết định liên quan đến biệc đầu tư, phát triển, quản lý và sử dụng đất đai.  Các phần tử cơ bản trong hệ thống TT đất đai. - Nguồn lực con người (nhân sự) - Cơ sở kĩ thuật và CNTT - Cơ sở dữ liệu đất đai (CSDL thuộc tính và CSDL đồ họa) - Các biện pháp tổ chức để rạo ra các TT giúp cho các yêu cầu về quản trị nguồn TN đất đai. Cơ sở hạ Nguồn lực con người LIS Các biện pháp tổ chức 5 CSDL đất đai Câu 5: Nguồn nhân lực trong hệ thống TT đất đai Nguồn nhân sự là 1 vấn đề cần quan tâm hàng đầu bởi vì nó quyết định 1 phần lớn sự hoạt động và thành công của hệ thống TT đất đai.  Người quản lý hệ thống TT - Là những người lãnh đạo của tổ chức hoặc những người có trách nhiệm trong hệ thống. Nhiệm vụ của họ là đưa ra các phương án, các hoạt động, các yêu cầu chi tiết cho phân tích viên và triển khai tổ chức thực hiện khi hệ thống hoạt động.  Người phân tích hệ thống - Là người chủ chốt trong phát triển hệ thống, quyết định vòng đời của hệ thống. - Trong hệ thống TT đất đai, bộ phận phân tích viên phần lớn là 1 tập thể vì như thế mới có đủ khả năng nắm bắt các lĩnh vực và hoạt động của hệ thống. - Cần có những kỹ năng: phân tích, kĩ thuật, quản lý, giao tiếp..  Người lập trình: Có nhiệm vụ mã hóa các đặc tả được phân tích bởi các phân tích viên thành các cấu trúc mà máy tính có thể hiểu vận hành được.  Người sử dụng đầu cuối: Người sủ dụng sẽ cung cấp các ưu điểm và nhược điểm của hệ thống đất đai cũ để đưa ra thiết kế và sử dụng hệ thống 1 cách có hiệu quả.  Kỹ thuật viên: Là bộ phận cán bộ phụ trách về mảng kĩ thuật của hệ thống như: bảo đảm sự hoạt động của phần cứng máy tính, đường truyền dữ liệu từ bộ phận này đến bộ phận khác trong hệ thống và từ hệ thống đến môi trường. 6  Các chủ đầu tư: Là người cung cấp cho phân tích viên những thông tin chung của tổ chức. Câu 6: Đặc điểm của hệ thống TT đất đai. - LIS có đầy đủ các đặc điểm và tính chất của hệ thống TT. - LIS được xây dựng trên cơ sở của GIS và quản trị CSDL nên nó mang tính chất và đặc điểm của GIS và quản trị CSDL. - LIS mang nội dung TT về sử dụng và quản lý đất đai. - LIS là hệ thống TT có 1 CSDL chuẩn thống nhất, có công cụ và phương pháp để xử lý các TT phục vụ cho hoạt động của hệ thống cũng như các hệ TT khác nhau liên quan. - LIS là công cụ cho quá trình quản lý nhà nước về đất đai.  Chức năng:  Chức năng thu thập, lưu trữ, cập nhật và truy xuất dữ liệu. - LIS cho phép thu thập, nhập và lưu trữ các TT đất đai ban đầu như TT về thửa đất, CSD,.. - LIS có thể quản lý chi tiết đến từng thửa đất, đồng thời quản lý các dữ liệu khác trên cùng 1 CSDL. - Các TT được cập nhật bao gồm tất cả các TT không gian và thuộc tính trên từng thửa đất có biến động. - Khả năng truy xuất dữ liệu như lập báo cáo thống kê theo từng loại đất, theo từng ĐVHC các cấp.  Chức năng tìm kiếm TT: Có khả năng tìm kiếm TT theo các yêu cầu của các đối tượng sử dụng TT đất đai. 7  Chức năng trao đổi TT: trao đổi TT với các hệ thống TT khác, đảm bảo tính hào hợp, tương thích về dữ liệu.  Chức năng phát triển các ứng dụng theo các đặc thù của công tác QLNN về đất đai: làm cho hệ thống mềm dẻo hơn và phục vụ tốt hơn cho công tác xây dựng CSDL đất đai tại địa phương. Câu 7: Mục tiêu xây dựng LIS.  Mục tiêu chung. - Xây dựng LIS trên cơ sở CNTT theo 1 định hướng, đầu tư trang thiết bị, CN cao theo thiết kế đồng bộ, tổng thể và có kế hoạch triển khai dài hạn nhằm đảm bảo các điều kiện cần thiết cho việc quản lý, khai thác, cập nhật TT phục vụ công tác QLNN về đất đai, nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền. - Cung cấp, trao đổi TT với các Ban ngành và cung cấp TT đất cho mọi đối tượng có nhu cầu. Bên cạnh đó thúc đẩy công tác cải cách hành chính nhà nước. - Tạo cơ sở vật chất, tiền đề hỗ trợ kĩ thuật để từng bước quản lý, điều tiết thị trường bất động sản. - Phổ cập CNTT cho các cán bộ lãnh đạo, chuyên viên cũng như cán bộ trong ngành có đủ nghiệp vụ và khả năng sử dụng máy tính trong công tác. - Giúp cho các cá nhân, tổ chức trong toàn XH được tiếp cận TT tổng hợp về đất đai cấp TW khi có các nhu cầu, hoạt động liên quan đến tổng hợp về đất đai cấp TW.  Mục tiêu cụ thể: - XD hệ thống CSDL tổng hợp về đất đai cấp TW. 8 - Tạo nên công cụ ở cấp TW để thực hiện nhiệm vụ QLNN về đất đai, phục vụ quy hoạch phát triển KTXH, đảm bảo ANQP. - Cung cấp các thông tin điều tra cơ bản đã được chuẩn hóa về đất đai ở TW cho các hoạt động kinh tế của các ngành và các địa phương. - Đáp ứng thông tin theo nhu cầu cho các cơ quan QLNN, các tổ chức, cá nhân, các đối tượng sử dụng đất và các nhu cầu chung về phát triển KTXH đối với TT dữ liệu đang quản lý cấp TW. - Thu thấp, hệ thống hóa các TT dữ liệu về đất đai đã có từ trước tới nay đang quản lý ở cấp TW, đánh giá, chuẩn hóa để đưa vào quản lý. - Thực hiện việc kiểm soát chất lượng, nâng cao giá trị dữ liệu và trình độ kĩ thuật quản lý dữ liệu, hỗ trợ kĩ thuật cho việc quản lý dữ liệu ở các cơ sở bằng các hoạt động đào tạo, chuyển giao kĩ thuật. - Thiết lập cơ chế hoạt động đảm bảo cho sự hoạt động có hiệu quả và lâu dài của CSDL, chấm dứt sự phân tán TT dữ liệu đất đai cấp TW. Câu 8: Ý nghĩa của quản lý TT đất đai.  Ý nghĩa thực tiễn của quản lý TT đất đai. - Quản lí TT đất đai có 1 ý nghĩa rất to lớn. Nó phục vụ cho công tác QLNN về đất đai, phục vụ cho việc thực hiện các chính sách, chủ trương của Đảng và nhà nước. 9 - Quản lí TT đất đai là quản lý các dữ liệu, tài liệu để QLNN, quản lý các mặt trong đời sống XH, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước. - Quản lí TT đất đai góp phần vào công tác quản lý an ninh trật tự XH, tạo ra 1 Xh công bằng văn minh. - Các dữ liệu đất đai được lưu trữ làm cơ sở cho công tác quy hoạch, thúc đẩy phát triển KTXH của các địa phương, các vùng lãnh thổ và quốc gia. - Tại các cơ quan, các tổ chức cán bộ, công chức sử dụng các thông tin, dữ liệu đất vào công tác nghiên cứu và giải quyết công việc của mình. - Đối với người sử dụng đất đai, quản lý TT đất đai cung cấp các TT để phục vụ cho việc đầu tư vào đất đai, sử dụng đất đai 1 cách có hiệu quả nhất.  Ý nghĩa khoa học của quản lý TT đất đai. - Phản ánh sự thật khách quan các hoạt động của ngành QLDD trong tất cả các cấp và tất cả các giai đoạn phát triển của đất nước nên mang tính khoa học cao. - Là bằng chứng về sự phát triển của khoa học, phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, phục vụ cho các đề tài khoa học. - Là nguồn tài liệu lưu trữ được sử dụng làm tư liệu tổng kết, đánh giá, rút ra các quy luật vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và XH. - Các lĩnh vực khoa học, nghiên cứu khoa học đều có sử dụng các TT đất đai đã lưu trữ để kế thừa các thành tựu đã có từ trước và là cơ sở để tìm ra những cái mới trong khoa học. 10  Ý nghĩa lịch sử của quản lý TT đất đai Các TT đất đai được lưu trữ và quản lý bao giờ cũng gắn liền và phản ánh 1 cách trung thực quá trình hoạt động của con người đối với đất đai và các sự kiện diễn ra trong quá khứ, trong suốt tiến trình lịch sử quốc gia.  Ý nghĩa văn hóa của quản lý TT đất đai. - Là 1 di sản văn hóa đặc biệt của dân tộc. - Được truyền từ đời này sang đời khác, là nguồn TT dùng cho công tác giữ gìn, phát huy và phát triển nền VH dân tộc. Câu 9: Đặc điểm của công tác quản lý TT đất đai  Quản lý TT đất đai mang đầy đủ các đặc điểm của công tác quản lý dữ liệu và quản lý hồ sơ. - Quản lý các TT gốc, hay TT sao chép. - Quản lý sp trực tiếp hoạt động của ngành ở các cấp. - Không là đối tượng để mua bán khi tài liệu hình thành. - Quản lý TT về quá khứ, hiện tại, tương lai.  Các đặc điểm riêng biệt: - TT đất đai được được thể hiện ở cả 2 dạng đồ họa và thuộc tính có cấu trúc nên khối lượng TT rất lớn, chi phí thu thật dữ liệu cũng rất lớn. - TT có thể sử dụng với mục đích nghiên cứu vĩ mô cũng như theo dõi chi tiết các biến động về quản lý sử dụng đất đai. - Các biến động về đất đai chủ yếu sẽ được thể hiện bằng việc thay đổi quyền sử dụng đất, thay đổi mục đích sdđ, tách nhập các thửa, biến động đất nói chung. 11 - Chứa đựng toàn bộ các nội dung TT của ngành theo 1 thể thống nhất ở tất cả các cấp trong quốc gia. - Quản lý TT đất mang tính kĩ thuật, kinh tế và XH đặc trưng. - Quản lý đầy đủ các TT về: ĐKTN, ĐKKTXH, ĐK pháp lý, hiện trạng sử dụng đất.. - Có khả năng bổ sung, cập nhật những biến động về TT 1 cách thường xuyên. - Mang đậm tính nhân dân. - Quản lý dạng vĩ mô: các dữ liệu từ cấp huyện trở lên. - Quản lý dạng vi mô: cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn). 12 Câu 10: Nội dung quản lý dữ liệu và TT đất đai.  Quản lý dữ liệu: liên quan đến công tác QLNN về đất đai nhằm giúp nhà nước có cơ sở chắc chắn để quản lý chặt chẽ 1 cách có hệ thống toàn bộ đất đai trong ranh giới hành chính. Các tài liệu đó có thể là: - Các văn bản pháp quy của nhà nước về quản lý và sử dụng đất. - Các tài liệu về quy phạm, quy trình ngành. - Các tài liệu về đo đạc, chỉnh lý, bổ sung bản đồ các loại. - Các biểu mẫu trong đo đạc bản đồ; đăng kí thống kê, cấp GCNQSDĐ. - Các tài liệu trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.  Quản lý các TT đất đai: - TT về HSĐC: CSDLHSĐC quản lý mọi thông tin về hồ sơ, giấy tờ có liên quan đến thửa đất (BĐĐC): TT BĐĐC, sổ địa chính, sổ mục kê, sổ cấp GCNQSDĐ,sổ theo dõi biến động đất đai, CSD… - Các loại hồ sơ khác: thửa đất, giao đất, thuê đất, chuyển đổi, chuyển nhượng, chuyển quyền, thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, thu hồi, phân hạng,… 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan