Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đề cương đánh giá tác động môi trường...

Tài liệu đề cương đánh giá tác động môi trường

.DOC
26
4086
106

Mô tả:

Đề cương đánh giá tác động môi trường Câu 1: nội dung tóm tắt cơ sở pháp lý đến việc thực hiện ĐTM hiện nay? “tên văn bản tổ chức ban hành, thời hạn hiệu lực, phạm vi áp dụng đối tượng , tổng hợp khái quát các điều khoản chung” Câu 2 : phân biệt các cấp độ đánh giá môi trường cơ bản hiện nay (cơ sở pháp lý, định nghĩa , mục đích , đối tượng áp dụng , quy mô, tóm tắt tiến trình thực hiện). Câu 3: trình bày tóm tắt trình tự các bước thực hiện ĐTM . phân tích nội dung cơ bản của các bước thực hiện ĐTM : lập đề cương, phân tích, đánh giá tác động môi trường. áp dụng nội dung trên trong một trường hợp nghiên cứu cụ thể. Câu 4: trình bày tóm tắt các hệ thống, các phương pháp sử dụng trong ĐTM, phân tích nội dung cơ bản các phương pháp: liệt kê số liệu, danh mục ma trận môi trường, sơ đồ mạng lưới, chập bản đồ ( Mục đích, cách thực hiện, phạm vi ứng dụng, ưu nhược điểm, phân tích các ví dụ trong trường hợp nghiên cứu cụ thể). Câu 5: Nhận dạng các yếu tố môi trường bị tác động mạnh nhất ( 5 yếu tố trong các dự án công nghiệp, giao thông, đô thị, khai khoáng). Bài làm Câu 1:  Nghị định số 29/2011/NĐ-CP - Tên văn bản: Quy định về ĐMC, ĐTM, CKBVMT. - Tổ chức ban hành: chính phủ - Thời gian bh: ngày 18/4/2011 có hiệu lực ngày 5/6/2011. - Phạm vi: nghị định này quy định về ĐMC, ĐTM, CKBVMT - Đối tượng: tổ chức, cá nhân có hoạt động lien quan đến ĐTM, ĐMC, CKBVMT trong lãnh thổ Việt Nam. Nghị định gồm 5 chương, 41 điều và 3 phụ lục: (1) Phụ lục 1: Danh mục các dự án chiến lược, quy hoạch phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược chi tiết. (2) Phụ lục 2: Danh mục các dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (146 loại hình dự án) (3) Phụ lục 3: Danh mục các dự án thuộc trách nhiệm thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của bộ tài nguyên và môi trường. (11 mục) Chương II, Điều 3-11: ĐMC Chương III, Điều 12-28: ĐTM - Điều 12: Đối tượng phải lập ĐTM, và vai trò của chủ dự án trong việc lập báo cáo ĐTM. - Điều 13: Thời điểm lập; trình thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM - Điều 14: Tham vấn ý kiến trong quá trình lập ĐTM - Điều 15: Cách thức tiến hành và yêu cầu về việc thể hiện kết quat tham vấn trong báo cáo ĐTM - Điều 16: Điều kiện của tổ chức lập ĐTM - Điều 17: Nội dung báo cáo ĐTM: hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM . - Điều 18: Tổ chức thẩm định báo cáo ĐTM - Điều 19: Quy trình thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM - Điều 20 : Thời hạn thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM - Điều 21: Chứng thực và gửi báo cáo ĐTM đã được phê duyệt - Điều 22: Công khai về dự án đã được phê duyệt ĐTM - Điều 23: Trách nhiệm của chủ dự án khi đưa ra dự án và vận hành - Điều 24: Tổ chức kiểm tra xác nhận công trình. Biện pháp bảo vệ môi trường trước khi dự án đưa vào vận hành chính thức - Điều 25: Hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện công trình, biện pháp bảo vệ môi trường giai đoạn vận hành của dự án - Điều 26: Các công trình; biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ trong giai đoạn vận hành của dự án - Điều 27: Quy trình và thời hạn kiểm tra; xác nhận việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án - Điều 28: Cách thức kiểm tra; xác nhận việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án.  Luật bảo vệ môi trường 2005 - Tổ chức ban hành: Quốc hội - Thời gian bh: thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực 1/7/2006. Thay thế luật bảo vệ môi trường năm 1993 - Phạm vi: Luật này quy định về hoạt động bvmt, chính sách, biện pháp và nguồn lực để bvmt. Quyền, nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bvmt. - Đối tượng: Tổ chức, cơ quan, cá nhân, hộ gia đình trong nước, người việt Nam ở nước ngoài tổ chức , cá nhân nước ngoài hoạt đông trên lãnh thổ Việt Nam. Luật BVMT 2005 gồm 15 chương và 136 điều - Chương III, Mục 1, Điều 14-17: ĐMC - Chương III,Mục 2, Điều 18-23: ĐTM + Điều 18: Đối tượng lập báo cáo ĐTM + Điều 19: lập báo cáo ĐTM + Điều 20: Nội dung báo cáo + Điều 21: Thẩm định báo cáo ĐTM + Điều 22: Phê duyệt báo cáo + Điều 23: Trách nhiệm thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các nội dung trong b/cáo. - Chương III,Mục 3, Điều 24-27:CKBVMT  Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT - Tên văn bản: quy định chi tiết một số điều của nghị định số 29/2011/NĐ-CP. - Tổ chức ban hành: bộ TNMT - Thời gian ban hành: ngày 18/7/2011, có hiệu lực ngày 2/9/2011 - Phạm vi: quy định về ĐTM, ĐMC, CKBVMT - Đối tượng: cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động lien quan đến chiến lược quy hoach, kế hoạch tại điều 23 nghị định 29 + Dự án quy định tại khoản 1, điều 12nghị định 29/2011 + Dự án phản ánh sản xuất kinh doanh; dịch vụ quy định tại điều 29 nghị định 29 + Dự án được đưa vào vận hành sau ngày 1/7/2006 đã được cấp có thẩm quyền quy định phê duyệt báo cáo ĐTM nhưng chưa được cấp giấy xác nhận việc đã thực hiện các nội dung cơ bản của báo cáo và yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM + Thông tư này không áp dụng đối với việc thẩm định báo cáo ĐTM qua tổ chức đơn vị thẩm định. Thông tư gồm 7 chương 41 điều: Chương II, Điều 3-11: ĐMC Chương III, Điều 10-16: ĐTM - Điều 10: Đối tượng, thời điểm lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. - Điều 11: Lập lại và thẩm định; phê duyệt báo cáo ĐTM - Điều 12: Tham vấn ý kiến trong quá trình lập báo cáo - Điều 13: Hồ sơ đề nghị thẩm định; phê duyệt báo cáo ĐTM - Điều 14: Tổ chức thẩm đinh báo cáo ĐTM - Điều 15: Quy trình và thời hạn thẩm định; phê duyệt báo cáo - Điều 16: trách nhiệm của cơ quan phê duyệt báo cáo và của chủ dự án sau khi báo cáo được phê duệt. Chương IV, Điều 29-36: CKBVMT Câu 2:  ĐMC : đánh giá môi trường chiến lược. - Định nghĩa: ĐMC là việc phân tích và dự báo các tác động tiềm tang của dự án, quy hoạch, kế hoạch phát triển trước khi phê duyệt nhằm đảm bảo phát triển bền vững (Luật BVMT 2005,Chương I , Điều 3, Khoản 19) - Cơ sở pháp lý Luật BVMT 2005, Chương III Mục 1, Điều 14-17 Nghị định 29/2011/NĐ-CP, Chương II, Điều 3- 11 .Phụ lục 1 Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT, Chương 2, Điều 3-9 - Mục đích: nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường cho sự phát triển bền vững. - Quy mô: tỉnh, lien tỉnh, quốc gia. - Đối tượng: (theo luật BVMT 2005, chương III, Mục 1, điều 14) đối tượng phải lập báo cáo môi trường chiến lược là (1) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp quốc gia. (2) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực trên quy mô cả nước. (3) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương, vùng. (4) Quy hoạch sử dụng đất, bảo vệ và phát triển rừng; khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên khác trên phạm vi liên tỉnh, liên vùng. (5) Quy hoạch vùng phát triển kinh tế trọng điểm. (6) Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông quy mô liên tỉnh, - Mức độ cụ thể: mang tính khái quát.  ĐTM: Đánh giá tác động môi trường. - Định nghĩa: ĐTM là việc xem xét đánh giá các tác động môi trường của dự án đầu tư cụ thể, để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó ( Luật BVMT 2005, Chương I, Điều 3, khoản 20). - Mục đích: + Xem xét tất cả các tác động có hại tới môi trường của dự án. + Xem xét lợi ích của tất cả các bên, chủ dự án, quản lý, cộng đồng. - Quy mô: dự án đầu tư cụ thể - Đối tượng: đối tượng phải lập báo cáo tác động môi trường ( Luật BVMT 2005, chương III, mục 2, điều 18) + Chủ các dự án sau đây phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường: (1) Dự án công trình quan trọng quốc gia. (2) Dự án có sử dụng một phần diện tích đất hoặc có ảnh hưởng xấu đến khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, các khu di tích lịch sử- văn hóa, di sản thiên nhiên, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng, (3) Dự án có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến nguồn nước lưu vực sông, vùng vên biển, vùng có hệ sinh thái được bảo vệ. (4) Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, cụm làng nghề. (5) Dự án xây dựng mới khu đô thị, khu dân cư tập trung. (6) Dự án khai thác, sử dụng nước dưới đất, tài nguyên thiên nhiên quy mô lớn. (7) Dự án khác có tiềm ẩn nguy cơ lớn gây tác động xấu đối với môi trường. + Chính phủ quy định danh mục các dự án phải lập áo cáo đánh giá tác động môi trường. - Cơ sở pháp lý: + Luật BVMT 2005 + Nghị định 29/2011/NĐ-CP + Thông tư 26/2011/TT-BTNMT. - mức độ cụ thể: đầy đủ chi tiết  CKBVMT: cam kết bảo vệ môi trường. - Định nghĩa: CKBVMT là hoạt động nhằm lường trước rủi ro mà những đối tượng phải cam kết bảo vệ môi trường có thể gây ra cho môi trường trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp loại trừ và kinh doanh nhỏ lẻ. - Mục đích: Giamr thiểu chất thải phát sinh ra ngoài môi trường, buộc cơ sở lập bản cam kết và phải thực hiện đúng theo luật bảo vệ môi trường. - Quy mô: - Đối tượng: ( Luật bảo vệ môi trường 2005, chương III, Mục 3, Điều 24) Cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, quy mô hộ gia đình và đối tượng không thuộc đối tượng quy định tại điều 14 ( đối tượng phải lập báo cáo ĐTM), và điều 18 của luật này phải có bản cam kết bảo vệ môi trường. - Cơ sở pháp lý: + Luật bảo vệ môi trường 2005: chương III, Mục 3, Điều 24-27 + Nghị định 29/2011/NĐ-CP: Chương IV, điều 29-36 + Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT: Chương 6 Điều 45-48. - Mức độ cụ thể: đơn giản Câu 3: 1.Các bước thực hiện ĐTM. Bước 1: Lược duyệt Bước 2: ĐTM sơ bộ Bước 3: ĐTM chi tiết và đầy đủ Bước 4: Tham vấn cộng đồng Bước 5: Thẩm định báo cáo Bước 6: Quản lý giám sát 2. ĐTM chi tiết và đầy đủ: Bước 1: chuẩn bị tài liệu Bước 2: lập đề cương Bước 3: phân tích đánh giá tđ môi trường Bước 4: biện pháp phòng ngừa giảm thiểu Bước 5: lập báo cáo a.Trong bước 2: lập đề cương ta có B1: khảo sát thực địa, đo đạc số liệu môi trường nền. B2: lập khung logic B3: đề xuất biện pháp giảm thiểu, khắc phục các tác động có hại của dự án đến môi trường B4: lập dự trù kinh phí và kế hoạch thực hiện cụ thể về nhân lực thực hiện, tiến độ Mục đích: - Giúp cho quá trình ĐTM có hệ thống. - Giới hạn lại các công việc phải thực hiện. - Thực hiện đánh giá ĐTM theo 1 tiến độ. - Cung cấp tài liệu hướng dẫn và lựa chọn các phương pháp đánh giá thích hợp. - Đảm bảo ĐTM đúng pháp luật. - Tập trung vào những vấn đề quan trọng nhất. - Tiết kiệm công sức chi phí. b. Bước 3: phân tích, đánh giá tác động môi trường. - Sau khi xác định mức độ, phạm vi đánh giá và lập đề cương ĐTM, công việc tiếp theo sẽ là phân tích đánh giá chi tiết, cụ thể các tác động đến môi trường mà dự án gây ra. Như vây đây sẽ là một trong những bước chính, quan trọng nhất của quá trình ĐTM. - Các nguồn tác động: Một dự án chia làm hai giai đoạn là giai đoạn xây dựng cơ bản và giai đoạn vận hành. Mỗi giai đoạn này lại có những hoạt động khác nhau và nó cũng gay ra những tác động khác nhau. + Giai đoạn 1: gđ xây dựng cơ bản, một số hoạt động sau có thể gây tác động đến môi trường:  San lấp mặt bằng  Xây dựng cơ sở hạ tầng  Vận chuyển lắp ráp thiết bị  Chạy thử + Giai đoạn 2: gđ vận hành, việc đánh giá các tác động môi trường phụ thuộc vào từng dự án. ở từng dự án cụ thể, tác động xảy ra ở các quá trình chính sau:  Nhập năng lượng nguyên liệu đầu vào.  Quá trình sản xuất  Tiêu thụ sản phẩm c. Bước 4: các biện pháp giảm thiểu và quản lý tác động Từ phân tích đánh giá tác động tới môi trường của dự án cho thấy khi dự án hoạt động sẽ kéo theo nhiều tác động có hại cũng như có lợi. Trong bước này chúng ta chỉ xác định các phương pháp nhằm giảm thiểu các tác động có hại và quản lý các tác động tới môi trường. Mục đích của công việc này: - Tìm kiếm những phương thức tiến hành tốt nhất, nhằm loại bỏ hoặc tối thiểu hóa các tác động có hại và phát huy sử dụng tối đa những tác động có lợi. - Đảm bảo cho cộng đồng hoặc cá thể không phải chịu chi phí vượt quá lợi nhuận mà họ nhận được Nội dung của công tác giảm thiểu bao gồm: - Xem xét và lựa chọn phương án. Lựa chọn phương án tối ưu và mặt kinh tế kỹ thuật và môi trường là biện pháp giảm thiểu quan trọng. Lựa chọn phương án được tiến hành bằng cách phân tích, so sánh về quy mô, đặc điểm công nghệ, vị trí nhiên liệu, nguyên liệu và các yếu tố kinh tế của dự án. - Đề xuất các biện pháp giảm thiểu. Đối với 1 số dự án sau khi đã lựa chọn phương án tối ưu và đã thay đổi thiết kế, vẫn phải thực hiện biện pháp giảm thiểu; như lắp đặt các thiết bị lọc bụi, xử lý nước thải; - Các biện pháp ngăn ngừa. Một số tác động tiêu cực của dự án có thể phòng ngừa bằng cách tổ chức các lớp tập huấn, các chương trình đào tạo. - Đền bù thiệt hại. Biện pháp đền bù thiệt hại được thực hiện cho các tác động môi trường không thể tránh được Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Toàn bộ kết quả nghiên cứu, đánh giá ở phần trên phải đc chọn lọc trình bày trong báo cáo ĐTM. Báo cáo đc thành lập nhằm mục đích: - Chủ đầu tư lập kế hoạch, thiết kế và thực hiện các biện pháp giảm thiểu cho các tác động tiêu cực đáng kể đối với môi trường và tối ưu hóa tất cả các lợi ích xã hội mà dự án mang lại. - Các tổ chức hoạch định chính sách có thẩm quyền phê duyệt dự án, - Cung cấp thông tin về các tác động môi trường, các biện pháp giảm thiểu cho cộng đồng dân cư vùng đạt dự án Câu 4: Các phương pháp dùng trong ĐTM a. phương pháp liệt kê số liệu: Mục đích: Để hướng dẫn nguời ta đề xuất dự án và cả người xem xét thẩm định loại và phạm vi các thông tin cần thiết. Đây là một kỹ thuật cơ bản nhằm giúp các nhà đánh giá thực hiện ĐTM thường được thực hiện trong giai đoạn lược duyệt và ĐTM sơ bộ với ý nghĩa quyết định lựa chọn dự án, phương án tối ưu. Cách thực hiện: Người thực hiện ĐTM phân tích hoạt động phát triển chọn ra một thông số lien quan đến môi trường, liệt kê ra và cho các số liệu lien quan đến các thông số đó. Sau đó chuyển đến người ra quyết định xem xét. Phạm vi áp dụng: Ưu điểm: Phương pháp liệt kê có vai trò là một công cụ nhắc nhở hữu ích về phạm vi cũng như các tác động. Chức năng của phương pháp này là giúp xác định các tác động và có thể giúp người thực hiện có cơ hội xác đinh tầm quan trọng của tác động. Nhược điểm: - Nhược điểm lớn nhất là chỉ các tác động và thông số liệt kê trng bảng mới được xem xét. Do đó có nhiều tác đông có thể bị bỏ qua do ko được liệt kê trong bảng. Theo kinh nghiệm vì người thực hiện với mong muốn giảm kích thước về các thông số môi trường và hành động của dự án đã nhóm chúng vào những loại tổng quát hơn, nên nhiều khía cạnh của dự án có thể ảnh hưởng đến các thông số môi trường nhưng ko được liệt kê trong bảng. - Thứ 2 là ko chỉ ra được mối lien hệ giữa nguyên nhân và hậu quả của các tác động , thiếu hướng dẫn đo đạc các tác động và dự đoán. Ngoài ra phương pháp này cũng ko có các quy định, thủ tục nhằm giải thích, truyền tải và quan trắc tác động. Ví dụ trong trường hợp nghiên cứu cụ thể: b. Phương pháp danh mục Mục đích:Nhằm khắc phục một số nhược điểm của phương pháp liệt kê số liệu Có 3 dạng danh mục:  Danh mục mô tả: Được sd nhiều trong ngiên cứu tác động môi trường.Trong danh mục ngoài liệt kê các nhân tố môi trường còn có thể cung cấp thông tin và hướng dẫn đánh giá tác động môi trường, nhưng chưa đưa dc tầm quan trọng của các tác động. Danh mục này được áp dụng cho các dự án nguồn nước, dự án giao thông, dự án phát triển lãnh thổ…  Danh mục câu hỏi: - Chiến lược: hỏi ai( đối tượng), hỏi cái gì, hỏi như thế nào. - Là danh mục bao gồm nhiều câu hỏi lien quan tới những khía cạnh môi trường cần được đánh giá rất có ích cho những người đánh giá thiếu kinh nghiệm. Các câu hỏi sẽ được soạn thảo cho một đối tượng chung như các thành phần môi trường, sức khỏe cộng đồng. - Trong danh mục câu hỏi thường được sử dụng với 3 dạng câu hỏi: + Câu hỏi mở: là những câu hỏi chưa đưa ra đáp án, người được hỏi tự trả lời câu hỏi mở. + Câu hỏi đóng: là câu hỏi có sẵn đáp án trả lời, người dc hỏi dc lựa chọn các đáp án có sẵn, thường dc áp dụng hỏi người dân trong cộng đồng.Đây là câu hỏi dễ thực hiện nhất ko yêu cầu cao về trình độ chuyên môn, nhận thức. + Câu hỏi định lượng: là câu hỏi kết thúc với bao nhiêu, như thế nào thường dc sd đòi hỏi người trả lời phải cung cấp thêm thông tin về số liệu có thể đo đạc dc để xác định mức độ, tầm quan trong của vấn đề, trong một danh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan