Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu đề cương đánh giá đất

.DOCX
18
3363
126

Mô tả:

ĐÁNH GIÁ ĐẤT Câu 1: Khái niệm, mục đích, yêu cầu, nội dung chính của đánh giá đất theo FAO? Khái niệm: Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vạt đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại sử dụng đất yêu cầu có. Mục đích: - Phát hiện tiềm năng đất đai chưa sử dụng - Đề xuất các biện pháp cải tạo đất - Làm cơ sở cho công tác quy hoạch sử dụng đất - Cung cấp các thông tin về những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng đất từ đó có cơ sở để đề xuất các quyết định hợp lý. Yêu cầu: - Thu thập được thông tin phù hợp về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu vực nghiên cứu. - Đánh giá được sự thích hợp của vùng đất với các mục tiêu sử dụng khác nhau theo mục đích và nhu cầu của con người. - Phải xác định được mức độ chi tiết đánh giá đất theo quy mô và phạm vi quy hoạch là toàn quốc, vùng, tỉnh, huyện hoặc các cơ sở sản xuất - Mức độ thực hiện đánh giá đất phụ thuộc vào cấp tỷ lệ bản đồ. Nội dung: - Xác định các chỉ tiêu và quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai - Xác định và mô tả các loại hình sử dụng đất và yêu cầu sử dụng đất - Hệ thống cấu trúc phân hạng đất đai - Phân hạng thích hợp đất đai. 1 Câu 2. Khái niệm loại hình sử dụng đất? Phân biệt loại hình sử dụng đất và kiểu sử dụng đất? Lấy ví dụ minh họa? * Khái niệm: Loại hình sử dụng đất (LUT) là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng đất với những phương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh tế xã hội và kỹ thuật được xác định. Loại hình sử dụng đất cần phải được mô tả theo thời gian và không gian: sử dụng đất từ quá khứ - hiện tại – tương lai trên mỗi đơn vị đất đai nhất định của khu vục đánh giá. Loại hình sử dụng đất là loại hình đặc biệt của sử dụng đất được mô tả theo các thuộc tính nhất định. Các thuộc tính đó bao gồm: quy trình sản xuất, các đặc tính về quản lý đất đai như sức kéo trong làm đất, đầu tư vật tư kỹ thuật… và các đặc tính về kinh tế kỹ thuật như định hướng thị trường, vốn thâm canh, lao động, vấn đề sở hữu đất đai. Mỗi LUT phải được đánh giá, lựa chọn trong mối quan hệ của các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên cơ sở thích hợp, hiệu quả và bền vững. * Phân biệt. - Kiểu sử dụng đất đai là một loại sử dụng riêng biệt trong sử dụng đất đai và được mô tả dưới dạng tiêu chuẩn chẩn đoán hay đặc trưng chính có liên quan đến khả năng cho sản lượng cây trồng của đất ddai. Nói cách khác, kiểu sử dụng đất là những cây con cụ thể trong sử dụng đất đai. - Ví dụ minh họa: Loại hình sử dụng đất - 2 lúa – một màu Kiểu sử dụng đất - Lúa xuân – mùa, đậu tương - chuyên rau - cải bắp, xu hào, súp lơ - chuyên hoa - hoa hồng, hoa ly, hoa cúc 2 Câu 3: Các nguyên tắc đánh giá đất đai? Ưu điểm của phương pháp đánh giá đất theo FAO? Nguyên tắc: - NT1: khả năng thích hợp đất đai phải được đánh giá và phân hạng cho 1 loại sử dụng chuyên biệt. - NT2: đánh giá đòi hỏi phải có sự so sánh về lợi nhuận và mức đầu tư cần thiết cho từng kiểu sự dụng đất đai khác nhau. - NT3: đánh giá đất đai đòi hỏi phải đa ngành Các đề án đánh giá đất ở các nước đang phát triển thường thiếu những kiến thức thông tin có hiệu quả về những điều kiện về môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội mà những yếu tố này có liên quan đến vùng đang nghiên cứu. - NT4: đánh giá đất phải đứng trên quan điểm sự ảnh hưởng và liên quan các yếu tố về môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội đến vùng nghiên cứu. Khi đánh giá đất thường những hậu quả về sinh thái môi trường như: xói mòn đất, gia tang bệnh sốt rét, sự mặn hóa, thiếu nguồn nước ngọt ở hạ lưu, … không được chú ý đề cập đến trong khi thực hiện. Nên trong các đề án lâu dài thường bị thất bại là do các kết quả trên đem lại. - NT5: Đánh giá đất phải xây dựng trên nền tảng bền vững Đánh giá đất đôi khi thực hiện một cách độc lập để xác định tính thích hợp của 1 kiểu sử dụng chuyên biệt nào đó. - NT6: đánh giá thích hợp thường phải so sánh nhiều kiểu sử dụng với nhau. Ưu điểm của phương pháp đánh giá đất theo FAO: - Các chỉ tiêu được sử dụng có thể định lượng, đo đếm được. - Đánh giá đất được nhìn nhận khá toàn diện trên các khía cạnh: tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường. - Đánh giá thích hợp đất đai cho những hệ thống cây trồng riêng rẽ, trả lời những yêu cầu cụ thể của các loại hình sử dụng đất trong sản xuất. - Dễ dàng vận dụng cho đánh giá đất ở các mức độ chi tiết bởi do sự khác biệt về yêu cầu của từng loại cây trồng đối với đất, một số yếu tố xác định trong đánh 3 giá có thể là yếu tố hạn chế hay không thích hợp cho loại hình sử dụng này song lại không phải là yếu tố hạn chế với loại hình sử dụng khác. - Đề cập đến các chỉ tiêu kinh tế - xã hội liên quan đến khả năng sử dụng đất và khả năng sinh lợi nhuận. đây là những thông tin rất có ý nghĩa cho việc xác định và lập kế hoạch sử dụng đất. - Việc nhấn mạnh các yếu tố hạn chế trong sử dụng và quản lý đất liên quan đến các vấn đề về môi trường có ý nghĩa cho việc bảo vệ môi trường sinh thái đặc biệt trên những loại đất có vấn đề và dễ bị suy thoái. Câu 4. Khái niệm đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Unit - LMU), bản đồ đơn vị đất đai (Land Unit Map - LUM)? Phân biệt đơn vị bản đồ đất đai (LMU) và bản đồ đơn vị đất đai (LUM)? Lấy ví dụ minh họa? LMU: là một khoanh đất, vạt đất được xác định cụ thể trên bản đồ đơn vị đất đai với những đặc tính và tính chất đất đai riêng biệt thích hợp cho từng loại hình sử dụng đất nhất định, có cùng một điều kiện quản lý đất và cùng một khả năng sản xuất, cải tạo đất. LUM: tập hợp các đơn vị bản đồ đất đai trong khu vực hoặc vùng đánh giá đất được thể hiện bằng bản đồ đơn vị đất đai. Được xây dựng trên cơ sở chồng ghép các bản đồ đơn tính về các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến chất lượng đất đai dựa vào yếu tố và chỉ tiêu phân cấp đã lựa chọn theo cùng tỷ lệ và cùng lưới chiếu. Các khoanh đất (LMU) sau khi được chồng ghép là các LUM. Phân biệt LMU và LUM: - LMU là một khoanh đất được xác định cụ thể trên LUM với những đặc tính và tính chất riêng biệt thích hợp, đồng nhất với từng LUT, có cùng một điều kiện quản lý đất đai, cùng một khả năng sản xuất và cải tạo đất. - LUM: Là tập hợp các LMU trong khu vực đánh giá được thể hiện trên BĐĐVĐĐ - Ví dụ: Trong một xã có các LMU khác nhau, tổng hợp các LMU tạo thành 1LUM LUM= LMU1+ LMU2 + LMU3+ ….+ LMUn 4 Khi tiến hành xác định các LMU thì tất cả các yếu tố cần được xem xét khi tiến hành đánh giá một khoanh đất ( Loại đất, PH, độ dày, TPCG,…) LUM được xây dựng trên cơ sở chồng ghép các bản đồ đơn tính bao gồm các yếu tố xem xét của từng LMU về các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng. Câu 5. Quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai? Nguyên tắc cơ bản của việc xây dựng LUM là chồng ghép các bản đồ đơn tính. Các bước cụ thể: - Thu thập các tư liệu có liên quan đến khu vực nghiên cứu: bản đồ, báo cáo thuyết minh, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội. - Lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu thích hợp, tiến hành kiểm tra, đánh giá các tư liệu hiện có. - Xây dựng các bản đồ chuyên đề cùng tỉ lệ theo các chỉ tiêu phân cấp được lựa chọn phù hợp mục đích, yêu cầu và phạm vi nghiên cứu. - Lựa chọn bản đồ nền với tỉ lệ thích hợp. - Chồng ghép các bản đồ đơn tính. - Thống kê, mô tả các đơn vị bản đồ đất đai LMU. Qui trình đánh giá đất đai được thực hiện theo các bước sau: 1). Xây dựng các đơn vị bản đồ đất đai Dựa trên cơ sở kết quả điều tra khảo sát các điều kiện đất đai như: khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, nước, thực vật, …. Để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai. Mỗi đơn vị bản đồ đất đai có những đặc tính đất đai riêng khác so với những đơn vị bản đồ đất đai khác. 2). Chọn lọc và mô tả kiểu sử dụng đất đai Chọn lọc, mô tả kiểu sử dụng đất hiện tại phù hợp và liên quan đến mục tiêu chính sách và phát triển đã được xây dựng bởi các nhà qui hoạch cũng như phải phù hợp với những điều kiện về kinh tế xã hội và tự nhiên môi trường trong khu vực đang thực hiện. 3). Chuyển đổi những đặc tính đất đai Chuyển đổi những đặc tính đất đai của mỗi đơn vị bản đồ đất đai thành các chất 5 lượng đất đai có ảnh hưởng trực tiếp đến các kiểu sử dụng đất đai đã được chọn lọc. 4). Xác định yêu cầu về đất đai Xác định yêu cầu về đất đai cho các kiểu sử dụng đất đai đã chọn lọc, hay gọi là yêu cầu sử dụng đất đai trên cơ sở của các chất lượng đất đai. Đối chiếu giữa yêu cầu sử dụng đất đai của các kiểu sử dụng đất đai được diễn tả dưới dạng phân cấp yếu tố với các chất lượng trong mỗi đơn vị bản đồ đất đai được diễn tả dưới dạng yếu tố chuẩn đoán. Kết quả cho được sự phân hạng khả năng thích hợp đất đai của mỗi đơn vị bản đồ đất đai với từng kiểu sử dụng đất đai. Đánh giá đất đai là sự so sánh giữa các dữ liệu về nguồn tài nguyên thiên nhiên và những yêu cầu về quản trị và bảo vệ môi trường của sử dụng đất đai. Do đó trong việc thực hiện cần phối hợp đa ngành bao gồm các nhà khoa học về đất, cây trồng, hệ thống canh tác, cũng như các chuyên gia về lâm nghiệp, kinh tế và xã hội. Tùy theo từng vùng và mục đích đánh giá qui hoạch sử dụng đất đai cho từng vùng khác nhau mà thành phần các nhà khoa học tham gia cũng thay đổi. Câu 6: Lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai cấp vùng? vùng Tây Nguyên, tỷ lệ 1/250.000) Yếu tố tự nhiên 1. Đất và địa chất Chỉ tiêu 1. Đất bồi tụ( Pb, P, Pg, Pf, Py, D, J, Rk) 1a- không ngập nước mùa lũ 1b- ngập nước mùa lũ 2. Đất đen (R, Ru, Rp) 3. Đất xám bạc màu (Xa, Ba, X, B, Xk) 4. Đất đỏ vàng trên macma bazo và trung tính (Ft, Fk, Fu, Fn) 5. Đất đỏ vàng khác( Fs, Fa, Fd, Fg, Fp) 6. Đất mùn đỏ vàng trên núi và đất mùn trên núi cao(H.A) 7. Đất xói mòn trơ sỏi đá. 6 2. Địa mạo 1. Đồng bằng, thung lũng giữa núi 2. Cao nguyên, đồi và núi thấp 3. Độ dốc 3. Núi cao 1. Độ dốc dưới 15o 2. Độ dốc 15o - 20o 4. Độ dày tầng đất 3. Độ dốc trên 20o 1. Trên 100 cm 2. Dày 100 – 50 cm 5. Khả năng tưới tiêu 3. Dưới 50 cm 1. Có tưới 6. Lượng mưa trung 2. Không tưới 1. Cao( trên 2500mm) bình năm 2. Trung bình( 1500 – 2500mm) 7. Tổng nhiệt độ 3. Thấp ( dưới 1500mm) 1. Cao ( trên 8500oC) 2. Trung bình (7500oC - 8500oC) 3. Thấp ( dưới 7500oC) Câu 7: Liệt kê các LUT của quận Bắc Từ Liêm? Mô tả chi tiết một loại hình sử dụng đất cụ thể theo các thuộc tính (các sản phẩm và phúc lợi, thị trường, khả năng vốn đầu tư, lao động, năng suất và sản lượng) Các loại hình sử dụng đất: - Trồng lúa - Trồng hoa - Vườn cây ăn quả - Chuyên rau màu - Trang trại Sinh học: 1.Loại sản phẩm: Lúa gạo, Rau xanh, Khoai tây, Kinh tế- Xã hội Đậu tương, hoa, cây cảnh, dược liệu,... 2.Cường độ lao động: nhân công rồi rào 7 3.Cường độ vốn: đầu tư vốn cố định và hàng năm không cao ( Con người) 4.Trình độ kỹ thuật: tương đối cao 5.Diện tích của nông trang: trung bình và nhỏ Kỹ thuật: máy móc 6.Hệ thống quyền sử dụng đất đai: 7.Sức kéo của nông trang và các công cụ khác:máy móc, trang thiết bị nông nghiệp tương Cơ sở hạ tầng đối hiện đại 8.Những yêu cầu về cơ sở hạ tầng: Hệ thống giao thông tương đối hiện đại, đồng bộ, hệ thống thủy lợi , tưới tiêu đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông nghiệp tại địa phương. Câu 8: Khái niệm yêu cầu sử dụng đất đai (LUR)? Khái quát 5 nguyên tắc chính làm nền tảng cho việc sử dụng đất ở hội thảo quốc tế năm 1991 ở Nairobi? Ở Việt Nam, một loại hình sử dụng đất được xem là bền vững phải đảm bảo các yêu cầu nào? * Khái niệm: Yêu cầu sử dụng đất (LUR) là những đòi hỏi về đặc điểm và tính chất đất đai đảm bảo cho LUT (loại hình sử dụng đất) phát triển bền vững. * 5 nguyên tắc chính làm nền tảng cho việc sử dụng đất ở hội thảo quốc tế năm 1991 ở Nairobi: 1. duy trì nâng cao sản lượng 2. giảm tối thiểu mức rủi ro trong sản xuất 3. bảo vệ tiềm năng tài nguyên thiên nhiên và ngăn chặn sự thoái hóa đất. 4. có thể tồn tại về mặt kinh tế 5. có thể chấp nhận được về mặt xã hội * Ở Việt Nam, một loại hình sử dụng đất được xem là bền vững phải đảm bảo các yêu cầu: - Bền vững về kinh tế: loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, được thị trường chấp nhận. 8 - Bền vững về môi trường: LUT phải bảo vệ được đồ phị của đất, ngăn chặn thoái hóa đất và bảo vệ môi trường sinh thái đất. - Bền vững về xã hội: thu hút lao động, đảm bảo được đời sống và sự phát triển của xã hội. Đó là những yêu cầu để xem xét và đánh giá các loại hình sử dụng đất ở hiện tại. Để xác định đúng các yêu cầu sử dụng đất cần so sánh những yêu cầu trên với nhu cầu và điều kiện sản xuất của người sử dụng đất. Câu 9: Cấu trúc xếp hạng các yếu tố chẩn đoán trong phân hạng thích hợp đất đai theo FAO? Lấy ví dụ xếp hạng các yếu tố chẩn đoán của LUT trồng ngô theo H.Hulzing, 1993? * Cấu trúc xếp hạng các yếu tố chẩn đoán Sự xếp hạng các yếu tố chẩn đoán được biểu thị: - S1: rất thích hợp - S2: thích hợp - S3: ít thích hợp - N: không thích hợp. Việc xếp hạng các yếu tố chẩn đoán không phải là việc phân hạng thích hợp đất đai của LE. Việc xếp hạng thường được biểu thị bằng giá trị trung bình của các giá trị tiêu chuẩn có quyết định đến sự hạn chế giữa các lớp phân hạng với nhau. Xếp hạng thường được biểu thị bởi TB của tổng hợp các giá trị tiêu chuẩn có quyết định đến sự hạn chế giữa các lớp phân hạng khác nhau. + Ranh giới S1/S2 là sự tập hợp các điều kiện hạn chế thấp hơn các điều kiện thích hợp cao. Có thể coi các điều kiện hạn chế thấp hơn là các điều kiện mà chủ đất chỉ quan tâm đến khi ở mức độ rất an toàn. + Ranh giới S2/S3: là sự tập hợp các điều kiện hạn chế mặc dù cây trồng vẫn có thể sinh trưởng khi sử dụng các đầu vào của LUT nhưng do các điều kiện hạn chế đó mà năng suất bị giảm sút. +Ranh giới S3/N là tập hợp các điều kiện hạn chế mà từ đó việc sử dụng đất hoặc cây trồng không có thực tế và không có kinh tế. Muốn có thể sản xuất trên loại 9 đất này cần phải tính toán đến việc đầu tư và quản lý sản xuất để khắc phục được các điều kiện hạn chế đó. Các yếu tố chẩn đoán được chia ra làm yếu tố trội và yếu tố bình thường. * Ví dụ xếp hạng các yếu tố chẩn đoán của LUT trồng ngô theo H.Hulzing, 1993 Yêu cầu của cây trồng Chất lượng Yếu tố Đơn vị Thích đất chẩn Đủ oxy Các Xếp hạng yếu tố nghi Thích nghi Thích nghi Không cao S1 có mức độ giới hạn thích nghi đoán S2 S3 Lớp đất Lớp S Thoát nước Thoát nước Thoát Thoát thoát tốt và rất vừa phải nước nước kém nước tốt không – rất kém điều Độ sâu có cm >120 50-120 5,5 – 7,5 4,8 hoàn toàn 30 - 50 <30 kiện sâu hiệu quả dưới đất Đầy đủ Phản ứng pH - 5,5 4,5 – 4,8 <4,5 chất dinh đất hoặc 7,5 – hoặc 8,0 >8,5 dưỡng 8,0 và – 8,5 Câu 10. Khái niệm phân hạng thích hợp đất đai? Khái quát phân hạng thích hợp đất đai theo phương pháp kết hợp các điều kiện hạn chế? * Khái niệm: phân hạng thích hợp đất đai là sản phẩm cuối cùng của nội dung đánh giá đất thoe FAO. Phân hạng thích hợp đất đai là sự kết hợp các tính thích hợp của từng phần của từng đặc tính đất đai vào thành lớp thích hợp tổng thể của đơn vị bản đồ đất đai cho một loại hình (kiểu) sử dụng đất nhất định. * Phương pháp kết hợp các điều kiện hạn chế: đây là phương pháp logic và đơn giản nhất. Lấy các yếu tố được đánh giá là ít thích hợp nhất làm yếu tố hạn chế. Mức thích hợp tổng quát của một LMU đối với mỗi LUT là mức thích hợp thấp nhất đã được xếp hạng của các đặc tính đất đai. Ví dụ nếu có 3 đặc tính đất đai trong đánh giá được phân hạng theo S3, S2,S1 thì phân hạng thích hợp tổng thể sẽ là 10 S3. Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản và hướng vào việc đánh giá tổng thể một cách thận trọng bởi có sự dự đoán chính xác hoặc đánh giá thấp một vài khía cạnh nào đó tính thích hợp tổng thể. Tính thích hợp đất đai của mỗi LUT khác nhau nên yếu tố hạn chế cũng rất khác nhau hoặc ở mức độ khác nhau đối với cùng một đặc tính đất đai. Nhược điểm là không thể tính toán cách khác khi các đặc tính đất đai riêng biệt tác động lẫn nhau. Câu 11. Mức độ phân hạng thích hợp đất đai chi tiết cho các cấp ở Việt Nam? - Cấp toàn quốc và cấp vùng: + Tỷ lệ bản đồ: 1/25.000 đến 1/1.000.000. + Phân hạng thích hợp đất đai theo 4 cấp ở các mức hạng S1, S2, S3, N là phù hợp. Nếu áp dụng cho đất sản xuất nông nghiệp thì không sử dụng đến NR. - Cấp tỉnh, huyện, vùng chuyên canh lớn: + Tỷ lệ bản đồ: 1/10.000 đến 1/25.000 + Phân hạng thích hợp từ mức hạng đến hạng phụ, một số trường hợp cần thiết đến cả hạng đơn vị chi tiết. - Cấp xã hoặc quy mô sản xuất cụ thể: + Tỷ lệ bản đồ: ≥ 1/10.000 + Phân cấp đến mức độ chi tiết đặc biệt là hạng đơn vị thích hợp với yêu cầu xác định các chỉ tiêu phân hạng cụ thể, hợp lý cho từng địa phương. 11 Câu 12: Khái quát phương pháp và tiêu chuẩn xác định hạng trong phân hạng thích hợp đất đai (dựa trên việc xác định yếu tố trội)?  Tiêu chuẩn định hạng trong phân hạng thích hợp đất đai * Xác định yếu tố trội: Yếu tố trội là các yếu tố có tính chất quyết định trong phân hạng mà không thể thay đổi được. Còn các yếu tố khác được gọi là yếu tố bình thường và ít có ảnh hưởng đến việc quyết định hạng. Ví dụ: Loại đất, địa hình, độ dốc, độ dày tầng đất, TPCG, khả năng tưới,… * Tiêu chuẩn định hạng: - Nếu yếu tố trội là yếu tố hạn chế lớn nhất (có mức giới hạn cao nhất) thì xếp hạng theo mức độ. - Nếu có một yếu tố bình thường ở mức giới hạn cao nhất (là yếu tố hạn chế lớn nhất) mà trong khi tất cả các yếu tố trội và bình thường khác ở mức giới hạn thấp hơn thì xếp hạng tăng lên một cấp. Tức là nếu có một yếu tố bình thường ở S3, còn các yếu tố trội và bình thường khác ở S2 và S1 thì LUT được xếp hạng là S2. (Từ N lên S3, từ S2 lên S1). - Nếu có 2 yếu tố bình thường ở mức S3 nhưng tất cả các yếu tố trội đều ở S1 thì LUT đó cũng được xếp hạng S2 (Từ N lên S3, từ S2 lên S1). - Nếu có từ 3 yếu tố bình thường trở lên ở mức giới hạn đó thì LUT được giữ nguyên hạng. Tức là 3 yếu tố ở S3 thì LUT ở S3. Câu 13. Nội dung công tác phân hạng thích hợp đất đai theo FAO? - Kiểm tra, xem xét kết quả xác định LMU, LUT, LUR của LUT. Trình bày rõ ràng, đầy đủ các bảng về đặc tính các đơn vị đất đai và bảng LUR của từng LUT. - Xác định quy luật trội của các yếu tố chẩn đoán để đưa ra yếu tố trội, yếu tố bình thường và xếp theo thứ tự. - tuần tự so sánh xác định mức độ thích hợp của từng LUT theo yếu tố chẩn đoán và quyết định hạng theo quy định của tiêu chuẩn định hạng. 12 - Tổng hợp kết quả phân hạng thích hợp của các LUT hiện tại và tương lai trong khu vực nghiên cứu. Bảng tổng hợp này được coi là bảng chú dẫn của bản đồ phân hạng thích hợp đất đai. - Tổng hợp diện tích mức độ thích hợp theo các LUT (xếp theo hạng và hạng phụ) - Xem xét, kiểm tra trên thực địa và số liệu xử lý để chỉnh sửa và quyết định hạng chính thức. - Viết báo cáo kết quả phân hạng. + Diện tích, phân bố các phân hạng thích hợp của từng LUT + Mô tả tóm tắt đặc điểm chung của từng hạng đất + Khả năng cải tạo để nâng hạng trong tương lai. - Kiểm tra, nghiệm thu kết quả. Câu 14: Trong phân tích kinh tế của công tác đánh giá đất đai theo FAO cần phải làm sáng tỏ những vấn đề nào? Quan tâm đến kinh tế là vấn đề luôn luôn được chú ý trong đánh giá đất đai. Tuy nhiên một điều quan trọng là không nhầm lẫn với khoa học kinh tế trong nghĩa rộng của nó so với những hình ảnh kinh tế chính xác hay phân tích tài chính. Mức độ chi tiết của phân tích kinh tế biến động lớn theo mục tiêu nghiên cứu và mức độ tỉ lệ khảo sát. Trong khảo sát đánh giá thích hợp định tính với tỉ lệ nhỏ, điều kiện kinh tế và xã hội của người sử dụng đất đai và những nguồn tài nguyên giá trị thì chỉ được ghi nhận một cách tóm tắt. Phân hạng thích hợp bằng cách kết hợp giữa sử dụng đất đai và đơn vị đất đai với việc so sánh kinh tế đơn giản để từ đó có thể cho thấy được những nông trang hay những đơn vị sản xuất có khả năng khác nhau về mặt tài chính. Do đó mặc dù kết quả của đánh giá đất đai thì không được diễn tả dưới dạng kinh tế, nhưng với số lượng giới hạn trong việc phân tích và so sánh kinh tế có thể được dùng để bổ sung và giải thích thêm cho kết quả đánh giá này. Ở mức độ đánh giá chi tiết hơn, phân tích kinh tế thì được dùng nhiều hơn, với sự so sánh giữa chi phí và lợi nhuận của một hay nhiều kiểu sử dụng đất đai được chọn lọc với nhau. Phân tích này được diễn tả dưới dạng phân tích tài chính hay 13 kinh tế, hay cả hai. Những kết quả cuối cùng sẽ bao gồm những thông tin cho ra như : lợi nhuận của nông trang liên hệ đến những lớp thích hợp. Do đó, vai trò của phân tích kinh tế giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp đầy đủ các thông tin cho giai đoạn trong qui hoạch để có thể quyết định vấn đề được rõ ràng hơn. Câu 15. Đánh giá những tác động môi trường trong phân hạng thích hợp đất đai? * Ảnh hưởng nội tại: Ảnh hưởng trực tiếp lên đất đai mà kiểu sử dụng đang thực hiện. Cụ thể: - Khai thác, dọn sạch cây rừng thực vật trong các vùng có loài cây hiếm hay động vật hiếm. - Hủy hoại hành lang di chuyển của các loài hoang dã. - Giảm hàm lượng chất hữu cơ ở tầng mặt và lớp bị rửa trôi do chuyển đất đồng cỏ sang trồng cây trồng cạn. - Tạo nén tầng mặt do hoạt động của các máy móc làm giảm độ thấm rút của đất. - Xói mòn và bạc màu hóa lớp đất mặt - Phát triển hệ thống kênh mương thủy lợi ảnh hưởng đến mực nước ngầm, đất bị ngập úng, nhiễm mặn. - Sự phèn hóa do sự thoát nước từ khu vực đất phèn tiềm tàng thuộc các vùng duyên hải. - Làm mất đi nguồn thu nhập phụ lâu đời của nông dân trồng lúa nước về mặt thủy sản. - Do áp dụng quá nhiều thuốc trừ sâu hay bao đê ngăn lũ. - Ô nhiễm nước ngầm do ảnh hưởng nặng của phân bón tác động đến nguồn nước uống. Hầu hết các ảnh hưởng nội tại phải được tính đến trong đánh giá đất đai do tính bền vững của sử dụng đất đai và là một trong những nguyên tắc trong phương thức đánh giá đất đai. Do đó, khi mà một kiểu sử dụng mặc dù có thể chấp nhận được nhưng tạo nên sự suy thoái đất đai nghiêm trọng thì được phân hạng là không thích hợp. Tuy nhiên trong những trường hợp có sự cải thiện điều kiện đất 14 đai hay cải thiện kiểu sử dụng đất để làm cho sử dụng đất đai bền vững thì có thể nâng cấp thích hợp. * Ảnh hưởng ngoại tại: Ảnh hưởng đến vùng xung quanh hay các vùng hạ lưu hay vùng dưới chân núi đồi, … Cụ thể: - Sự trầm lắng phù sa gây ngập lụt ở vùng hạ lưu do vùng thượng lưu phá rừng, hay sự cạn dần của các hồ chứa làm cho thiếu nước trong mùa khô, sự thay đổi các đặc tính sinh sản và phát triển của các loài tôm cá do vấn đề phá rừng ngập mặn làm nguồn tôm giống ngày càng cạn kiệt. - Mất dần khả năng dinh dưỡng của các sông hay sự mặn hóa trong các vùng ven sông do sự phát triển vùng tưới quá lớn trên thượng nguồn. Chính những vấn đề này ảnh hưởng đến các loài phiêu sinh sống trong nước và ảnh hưởng đến tiềm năng của nguồn tôm cá trong toàn vùng. Câu 16. Yêu cầu và phương pháp đánh giá đất đai theo FAO ở Việt Nam? * Yêu cầu: - Xác định đúng mục tiêu đánh giá đất của các chương trình đánh giá đất và sử dụng đất đai thích hợp ở các cấp. - Lựa chọn và xử lý các tài liệu thu thập cho các bước khác nhau trong quy trình LE trên quan điểm LE là sự tổng hợp của 2 khía cạnh tự nhiên và KTXH. Tức là phải thu thập, xử lý các thông tin về điều kiện tự nhiên và điều kiện KTXH. - Việc xử lý các dữ liệu và số liệu trong LE bằng ứng dụng kỹ thuật GIS và đánh giá phân hạng thích hợp đất đai bằng chương trình đánh giá đất tự động ALES. - Phân cấp các bản đồ đơn vị đất đai, bản đồ phân hạng thích hợp đất đai theo yêu cầu nội dung LE của các cấp quốc gia, vùng đến huyện. * Phương pháp: Tùy thuộc vào điều kiện và khả năng của khu vực nghiên cứu mà các phương pháp được áp dụng theo tuần tự hoặc song song với kỹ thuật đơn giản hoặc hiện đại. Một số phương pháp chính bao gồm: - Phương pháp bản đồ - Phương pháp phân tích các yếu tố hạn chế. - Phương pháp thu thập và xử lý các tài liệu sẵn có. 15 - Phương pháp điều tra thực địa. - Phương pháp phân tích và xử lý các mẫu đất, các số liệu điều tra. - Phương pháp phân tích đánh giá khả năng thích hợp cho từng LUT. - Phương pháp phân hạng thích hợp đất đai cho các LUT hiện tại và tương lai phục vụ cho công tác quy hoạch sử dụng đất/ Câu 17. Trình bày nội dung điều tra, đánh giá đất đai cấp toàn quốc theo thông tư 35/2014/TT_BTNMT 1. Nội dung điều tra, đánh giá đất đai lần đầu, gồm: a) Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ; b) Lập kế hoạch và điều tra, lấy mẫu đất tại thực địa; c) Tổng hợp, xử lý thông tin tài liệu nội và ngoại nghiệp; d) Xây dựng bản đồ chất lượng đất, tiềm năng đất đai; bản đồ thoái hóa đất; đ) Phân tích thực trạng chất lượng đất, tiềm năng đất đai; thoái hóa đất; e) Đề xuất các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và định hướng quản lý sử dụng đất bền vững; g) Xây dựng báo cáo đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai; thoái hóa đất. 2. Nội dung điều tra, đánh giá đất đai lần tiếp theo, gồm: a) Điều tra bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ, khảo sát thực địa và xử lý tài liệu điều tra; b) Xây dựng bản đồ chất lượng đất, tiềm năng đất đai; bản đồ thoái hóa đất; c) Phân tích, đánh giá những thay đổi về chất lượng đất, tiềm năng đất đai; thoái hóa đất so với kỳ trước và đề xuất bổ sung các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và định hướng quản lý sử dụng đất bền vững; d) Xây dựng báo cáo đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai; thoái hóa đất. 3. Nội dung quan trắc giám sát tài nguyên đất hàng năm, gồm: a) Lập kế hoạch và lấy mẫu quan trắc tài nguyên đất; b) Tổng hợp số liệu quan trắc, phân tích, đánh giá các chỉ tiêu về chất lượng đất; thoái hóa đất; ô nhiễm đất và cảnh báo sớm các khu vực đất bị thoái hóa, ô nhiễm mạnh cần giám sát; c) Xây dựng báo cáo quan trắc giám sát tài nguyên đất. 16 4. Nội dung điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề, gồm: a) Xác định địa bàn điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề; b) Điều tra bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ, khảo sát thực địa và xử lý tài liệu điều tra; c) Xây dựng các bản đồ chất lượng đất, tiềm năng đất đai và thoái hóa đất của loại đất theo chuyên đề; d) Phân tích, đánh giá những thay đổi về chất lượng đất, tiềm năng đất đai; thoái hóa đất của loại đất theo chuyên đề điều tra và đề xuất bổ sung các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và định hướng quản lý sử dụng đất bền vững; đ) Xây dựng báo cáo đánh giá kết quả điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề. Câu 18. Bản đồ đơn vị đất đai Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000 được xây dựng tổng hợp và được lựa chọn gồm mấy chỉ tiêu? Mô tả các chỉ tiêu phân cấp bản đồ đơn vị đất đai toàn quốc tỷ lệ 1/1.000.000? Bản đồ đơn vị đất đai Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000 được xây dựng tổng hợp và được lựa chọn gồm bảy chỉ tiêu: nhóm đất, tầng dày lớp đất, độ dốc, lượng mưa, thủy văn, nước mặt, tưới tiêu, tổng tích ôn. Chỉ tiêu 1. Thổ nhưỡng Phân cấp 1. Đất cát 2. Nhóm đất phù sa bồi tụ( bồi tụ do sông) 3. Nhóm đất mặn - Mặn mùa khô - Mặn thường xuyên 4. Nhóm đất phèn( có/không mặn) - Phèn trung bình và nhẹ ( hoạt động và tiềm năng) 5. Nhóm đất xám 6. Nhóm đất thung lũng dốc tụ 7. Nhóm đất đen và đất than bùn 8. Nhóm đất đỏ ( trên đá macma bazo và trung tính) 9. Nhóm đất đỏ vàng trên đá khác 10. Nhóm đất mùn đỏ vàng trên núi và đất mùn trên núi cao 17 11. Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá. 2. Tầng dày của 1. >100cm đất 2. 50 - 100 cm 3. Độ dốc (độ) 3. <50 cm 1. <15 2. 15-25 4. Lượng 3. >25 1. >2500 mm mưa/năm 2. 1500-2500mm 3. <1500mm 5. Thủy nước mặn 4. Ngập lụt văn 1. Không bị ngập, ngập nông ( <30cm) 2. Ngập 30 – 60cm 3. Ngập >60 cm 4. Ngập triều hàng ngày Xâm nhập mặn (SA) trên 4g/l 5. Không bị xâm nhập mặn 6. Xâm nhập mặn dưới 3 tháng/ năm 7. Xâm nhập trên 3 tháng/năm 6. Tưới tiêu 7. Nhiệt 8. Xâm nhập mặn cả năm (thường xuyên) 1. Có tưới 2. Nhờ nước trời độ 1. >8000 (tổng tích ôn 2. 7000 – 8000 o C) 3. <7000 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan