Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên thcs – môn ngữ văn 9 văn bản đoà...

Tài liệu Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên thcs – môn ngữ văn 9 văn bản đoàn thuyền đán cá – huy cận

.DOC
21
27026
161

Mô tả:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH OAI TRƯỜNG THCS XUÂN DƯƠNG HỒ SƠ DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP 1. Tên chủ đề dạy học: Văn bản: Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận 2. Môn học chính của chủ đề: Ngữ văn 3. Các môn được tích hợp: Lịch sử, Địa lý, Sinh học, Mỹ thuật, Âm nhạc, GDCD, Nếp sống văn minh thanh lịch. -1- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH OAI TRƯỜNG THCS XUÂN DƯƠNG PHIẾU THÔNG TIN GIÁO VIÊN DỰ THI - Trường : THCS Xuân Dương - Địa chỉ : Xuân Dương – Thanh Oai – Hà Nội - Điện thoại : 0433 878 191 - Email trường : [email protected] - GV dự thi : Bùi Thị Thu Hà - Ngày sinh : 04/09/1976 - Emai GV thi : [email protected] - Môn dạy : Ngữ văn - Điện thoại : 01666 252 218 -2- PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN 1. Tên hồ sơ dạy học: Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên THCS – môn Ngữ Văn 9 Văn bản: Đoàn thuyền đán cá – Huy Cận (Thời gian dạy: 2 tiết). 2. Mục tiêu dạy học: a. Kiến thức: * Sau khi học xong tiết học này học sinh phải thấy được: - HS biết được bài thơ sáng tác vào năm 1958 khi đất nước đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp, miền Bắc được giải phóng và bắt tay vào xây dựng CNXH...( Kiến thức môn Lịch sử 9- Bài 28 Xây dựng CNXH ở miền Bắc...) - HS biết về vùng biển Quảng Ninh, vùng biển Hạ Long và con người nơi đây(Kiến thức môn Địa lí 9- Bài 17: Vùng trung du miền núi Bắc Bộ) - HS biết được rất nhiều loài cá và môi trường sống, đặc điểm cơ thể của chúng (Kiến thức môn Sinh học 7- Sự đa dạng và đặc điểm chung của các loài cá) - HS thấy được nguồn cảm hứng dạt dào của tác giả trong bài thơ viết về cuộc sống của người lao động trên biển cả những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội( Kiến thức môn Lịch sử 9- Bài 28 Xây dựng CNXH ở miền Bắc...) - Thấy được những nét nghệ thuật nổi bật về hình ảnh, bút pháp nghệ thuật, ngôn ngữ trong một sáng tác của nhà thơ thuộc thế hệ trưởng thành trong phong trào Thơ mới. * Sau khi học xong tiết học này học sinh phải thấy được: - Thấy được ý nghĩa to lớn của việc bảo vệ môi trường. Từ đó có những suy nghĩ và hành đông tích cực về vấn đề xử lí rác thải sinh hoạt. - Thấy được tính thuyết phục trong cách thuyết minh và những kiến nghị mà tác giả đề xuất trong văn bản. * Thông qua tiết học các em: - Tác hại của việc ô nhiễm môi trường biển, học sinh xác định thái độ của mình.. (Kiến thức trong . Môn Sinh hoc 9: Bài 54+55: Ô nhiễm môi trường. Môn Giáo dục công dân 7: Bài 17: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Môn Sinh học 9 Bài: Tác động của con người đối với môi trường Phần III của bài. Môn Nếp sống thanh lịch văn minh lớp 8: Bài 5: Ứng xử với môi trường). - Các em tìm và hát hoặc sáng tác những bài hát về biển (Kiến thức Âm nhạc 9 Học hát bài : Lí kéo chài). - Các em vẽ tranh về biển (Kiến thức Môn mĩ thuật Tiết 27 Vẽ tranh theo chủ đề đất nước). - Các em có kiến thức viết bài văn thuyết minh. - Đọc – Hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết. b. Kỹ năng: - Kỹ năng thu thập thông tin SGK, quan sát và trình bày một vấn đề. - Kỹ năng ra quyết định khi vận dụng kiến thức vào thực tế. - Kỹ năng lắng nghe và hoạt động nhóm. - Rèn kỹ năng khai thác tranh, khai thác thông tin. - Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề về môi trường biển trong bài - Kỹ năng liên kết các kiến thức giữa các phân môn. - Kỹ năng khái quát nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy. -3- c. Thái độ: * Qua tiết học: - Giáo dục học sinh bảo vệ môi trường. - Giúp học sinh thêm yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên. - Rèn ý thức, tinh thần tham gia môn học. - Yêu thích môn Ngữ văn cũng như các môn khoa học khác như: Giáo dục công dân, Sinh học, Âm nhac, Mỹ thuật,Địa lí. 3. Đối tượng dạy học của bài học: - Đối tượng học sinh: Lớp 9A - Số lượng: 34 em. - Đặc điểm: Học sinh thích học môn Ngữ văn. 4. Ý nghĩa của bài học: Bài học giúp các em thấy được ý nghĩa to lớn của việc bảo vệ môi trường. Từ đó có những suy nghĩ và hành động tích cực về vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt. 5. Thiết bị dạy học, học liệu: Giáo án, bài giảng, thiết bị dạy học, tư liệu dạy học (Hình ảnh, tài liệu....) 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học: Cách thức tổ chức: (Tiết 51) *Hoạt động khởi động: Giáo viên thuyết trình để tạo tâm thế cho học sinh bước vào bài mới. - Từ tiết trước các em đã chuẩn bị bài tập về nhà, hãy trình bày những hiểu biết của các em về vùng biển Quảng Ninh và con người nơi đây. - Đại diện một nhóm trình bày sản phẩm tìm hiểu về vùng biển Hạ Long. (Tích hợp với địa lí 9- Bài 17: Vùng trung du miền núi Bắc Bộ) * Hoạt động hình thành kiến thức mới Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu chung về văn bản. + Bước 1: Hướng dẫn học sinh đọc. + Bước 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm - Tích hợp với môn Lịch sử 9- Bài 28 Xây dựng CNXH ở miền Bắc... + Bước 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chú thích. - Tích hợp với môn Sinh học 7- Sự đa dạng và đặc điểm chung của các loài cá + Bước 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thể loại văn bản. + Bước 5: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bố cục văn bản. -4- - Các nhóm trình bày tranh vẽ của nhóm và giới thiệu nội dung tranh - GV nhận xét về tranh vẽ các nhóm, chốt bố cục bài Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu chi tiết văn bản. + Bước 1: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần 1 của bài cảnh ra khơi - Tích hợp: Kiến thức môn Âm nhạc lớp 9 Học hát bài Lí kéo chài * Hoạt động thực hành - Tích hợp kiến thức văn miêu tả: viết đoạn văn tả lại cảnh đoàn thuyền ra khơi. - HS vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt kiến thức hai khổ thơ đầu * Hoạt động ứng dụng ( Thực hiện cùng hoạt động khởi động) - HS sưu tầm hình ảnh, giới thiệu về vùng biển Hạ Long và con người nơi đây - Tích hợp với môn Địa lí 9: Vị trí , tiềm năng kinh tế của vùng biển Hạ Long, thuyết trình trước lớp giới thiệu về Quảng Ninh * Hoạt động bổ sung ( Kết hợp thực hiện cùng hoạt động tìm hiểu kiến thức mới) - Cho HS liên tưởng tới khúc hát của người dân lao động. Tích hợp môn Âm nhạc 6 Tiết 13 Học hát bài đi cấy, Môn âm nhạc 9 tiết 12 học hát bài Lí kéo chài. - Cho HS hát bài Lí kéo chài - Hình ảnh đoàn thuyền ra khơi gợi cho em nhớ đến bài thơ nào có hình ảnh con thuyền. Tích hợp với môn ngữ văn 8 tiết 77 văn bản Quê hương -Tế Hanh. *Hướng dẫn học ở nhà. - Đọc phần còn lại của bài - Tìm những hình ảnh miêu tả thiên nhiên. Nhà thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả. Nhận xét bút pháp xây dựng hình ảnh của nhà thơ? - Tìm những hình ảnh miêu tả con người. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật. Nêu cảm nhận về những hình ảnh đó. Cách thức tổ chức: (Tiết 52) *Hoạt động khởi động: - Cho HS trình bày tóm tắt nghệ thuật nội dung 2 khổ thơ đầu bài “Đoàn thuyền đánh cá” bằng sơ đồ tư duy - GV thuyết trình để tạo tâm thế cho học sinh vào phần kiến thức mới * Hoạt động hình thành kiến thức mới - Bước 1: Tìm hiểu phần 2 của bài thơ cảnh đoàn thuyền ra khơi + Tích hợp GDCD 7 - Bài 5: Yêu thương con người + Tích hợp giáo dục kỹ năng sống yêu lao động, trân trọng người lao động, quý trọng thành quả lao động - Bước 2: Tìm hiểu phần 3 của bài thơ cảnh đoàn thuyền trở về  Học sinh hoạt động nhóm + Nhóm 1: Tìm các biện pháp nghệ thuật? + Nhóm 2: Nhận xét về hình ảnh thiên nhiên + Nhóm 3: Nhận xét về hình ảnh con người + Nhóm 4: Cảm nhận của em về cảnh đoàn thuyền trở về trong bình minh? -5- HS lên thuyết trình bài của nhóm mình *Hoạt động thực hành Bài tập 1: Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về thiên nhiên trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” *Hoạt động ứng dụng - GV tích hợp giáo dục thái độ với biển đảo. - Học sinh thảo luận nhóm theo kĩ thuật khăn phủ bàn, thời gian 3 phút -6- *Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: Tích hợp GDCD 6 bài 7: Yêu thiên nhiên sống hòa hợp với thiên nhiên - Tác hại của việc ô nhiễm môi trường biển, học sinh xác định thái độ của mình.. (Kiến thức trong . Môn Sinh hoc 9: Bài 54+55: Ô nhiễm môi trường. Môn Giáo dục công dân 7: Bài 17: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Môn Sinh học 9 Bài: Tác động của con người đối với môi trường Phần III của bài. Môn Nếp sống thanh lịch văn minh lớp 8: Bài 5: Ứng xử với môi trường). Gv Trình chiếu hình ảnh ô nhiễm môi trường biển, học sinh xác định thái độ của mình.. -7- * Hoạt động bổ sung: ( Thực hiện cùng hoạt động hình thành kiến thức mới) *Giáo viên hướng dẫn học tập ở nhà 7. Kiểm tra, đánh giá kết quả học của học sinh - Tiết 51: Bài tập 1: Bằng lời văn của mình em hãy tả lại cảnh đoàn thuyền ra khơi. Bài tập 2: Em hãy tóm tắt nghệ thuật, nội dung hai khổ thơ đầu bằng sơ đồ. - Tiết 52: Bài tập 1: Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về thiên nhiên trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” Bài tập 2: Viết đoạn văn tổng phân hợp phân tích khổ thơ đầu hoặc khổ thơ cuối của bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” 8. Các sản phẩm của học sinh -8- Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 -9- Nhóm 4 - 10 - Ngày soạn:21-10-2014 Tiết 51 Văn bản: ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ - Huy Cận I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Thấy được nguồn cảm hứng dạt dào của tác giả trong bài thơ viết về cuộc sống của người lao động trên biển cả những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. - Thấy được những nét nghệ thuật nổi bật về hình ảnh, bút pháp nghệ thuật, ngôn ngữ trong một sáng tác của nhà thơ thuộc thế hệ trưởng thành trong phong trào Thơ mới. -Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Kiến thức - Những hiểu biết bước đầu về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đời của bài thơ. - Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ, lãng mạn 2. Kỹ năng: - Đọc - hiểu một tác phẩm thơ hiện đại. - Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ. - Cảm nhận được cảm hứng về thiên nhiên và cuộc sống lao động của tác giả được đề cấp đến trong tác phẩm. - Làm việc nhóm,tham gia các hoạt động trong bài đặc biệt là thực hành, ứng dụng bổ sung để phát huy những năng lực bản thân( Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác... ) 3. Thái độ: - Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, yêu lao động, con người lao động. - Thái độ bảo vệ môi trường, trân trọng thành quả lao động. - Giáo dục kĩ năng sống hợp với văn minh thanh lịch III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP *Hoạt động khởi động: ? Từ tiết trước các em đã chuẩn bị bài tập về nhà, hãy trình bày những hiểu biết của các em về vùng biển Quảng Ninh và con người nơi đây. - Đại diện một nhóm trình bày sản phẩm tìm hiểu về vùng biển Hạ Long. ( tích hợp với địa lí 9- Bài 17: Vùng trung du miền núi Bắc Bộ) * Hoạt động hình thành kiến thức mới Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung chính Hướng dẫn học sinh đọc: Giọng đọc khỏe, I. Đọc- tìm hiểu chung. phấn chấn, hào hứng, chú ý nhịp 4/3, 2/2/3. 1.Tác giả: Huy Cận( 1919- 2005) ? Trình bày sự hiểu biết của các em về nhà - Là một trong những nhà thơ tiêu thơ Huy Cận? biểu của nền thơ hiện đại Việt Nam. - Đại diện một nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét. - Giáo viên nhận xét, mở rộng tư liệu về tác giả. - 11 - ? Bài thơ ra đời năm bao nhiêu? Em hiểu gì 2.Tác phẩm: về hoàn cảnh ra đời ấy? Sáng tác 1958, in trong tập Trời mỗi - Đại diện một nhóm trình bày: ngày lại sáng. - Giáo viên trình chiếu một số hình ảnh người lao động, nhấn mạnh:Bài thơ sáng tác vào năm 1958 khi đất nước đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp, miền Bắc được giải phóng và bắt tay vào xây dựng CNXH... ( Tích hợp với môn Lịch sử 9- Bài 28 Xây dựng CNXH ở miền Bắc...) ? Trong bài thơ, nhà thơ có kể tên rất nhiều loài cá. Dựa vào hiểu biết của mình em hãy nêu môi trường sống, đặc điểm cơ thể của chúng? ( Tích hợp với môn Sinh học 7- Sự đa dạng và đặc điểm chung của các loài cá) - Học sinh trình bày ý kiến, học sinh khác nhận xét. - Giáo viên nhận xét trình chiếu chú thích các loài cá. ? Bài thơ được sáng tác bằng thể thơ nào? - Giáo viên gọi các nhóm trình bày tranh vẽ của nhóm mình. - Các nhóm trình bày và giới thiệu về sản phẩm của nhóm. Các nhóm nhận xét. - Giáo viên nhận xét: Nội dung, hình thức, bố cục của từng bức tranh. ( Tích hợp Mĩ thuật 7- Đề tài vẽ tranh phong cảnh quê hương) ? Em thấy bài thơ có thể chia làm mấy phần? ? Đọc bài thơ em thấy không gian, thời gian miêu tả có gì đáng chú ý? - Bố cục: 3 phần. - Không gian rộng lớn bao la với trời biển, trăng, sao, mây, gió - Thời gian theo nhịp tuần hoàn của vũ trụ: hoàng hôn - đêm - bình minh và cũng là thời gian ra khơi rồi trở về của đoàn thuyền. ? Từ đó em thấy hai nguồn cảm hứng lớn trong bài là những nguồn cảm hứng nào? - Cảm hứng về thiên nhiên - Cảm hứng về lao động và con người lao động. -> Hai cảm hứng thống nhất chặt chẽ và - 12 - bao trùm toàn bài. - Giáo viên trình chiếu hai khổ thơ đầu - Hs đọc 2 khổ thơ đầu. ? Mở đầu bài thơ, tác giả đã mở ra không gian, thời gian ra khơi của đoàn thuyền qua những từ ngữ, hình ảnh nào? - Học sinh trả lời, giáo viên trình chiếu. ? Đó là một thời gian, không gian như thế nào? - Học sinh trình bày ý kiến. ? Em có nhận xét gì về thời điểm ra khơi? Theo em, tại sao tác giả lại chọn thời điểm này để miêu tả? - Học sinh trình bày ý kiến. Đây là thời điểm đặc biệt, hoàng hôn đang buông xuống, một ngày sắp hết. ? Trong 2 câu thơ đầu, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của các biện pháp đó? - Học sinh trình bày ý kiến GV bình: Tác giả so sánh mặt trời như một hòn lửa khổng lồ đỏ rực rỡ đang từ từ lặn xuống biển khơi, liên tưởng, nhân hoá những lượn sóng như những then cài đang cài chặt cánh cửa màn đêm khổng lồ đang sập xuống... ? Từ đó có thể hình dung ra 1 cảnh tượng thiên nhiên như thế nào? ? Hai câu đầu của bài thơ cho ta thấy hoạt động của thiên nhiên như đang khép lại, còn hoạt động của con người được miêu tả bằng những lời thơ nào? Giáo viên trình chiếu ?Từ lại ở đây có ý nghĩa gì? -Học sinh trình bày ý kiến - Từ lại cho thấy đây là hoạt động lao động thường xuyên, liên tục của những người dân chài.. ? Niềm vui của người ngư dân thể hiện qua hình ảnh thơ nào? Em có nhận xét gì về nghệ thuật xây dựng hình ảnh thơ đó? -Học sinh trình bày ý kiến - GV bình: Tác giả ngầm so sánh câu hát như gió khơi làm căng cánh buồm đẩy thuyền ra khơi. Như vậy, buồm ra khơi - 13 - II.Đọc hiểu văn bản: 1. Cảnh ra khơi. Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa - Nghệ thuật so sánh, nhân hoá, liên tưởng. - Cảnh biển rực rỡ, huy hoàng, tráng lệ. -Vũ trụ như ngôi nhà lớn, ngôi nhà vĩ đại ấy đang bước vào thời kì nghỉ ngơi ->Thiên nhiên rộng lớn nhưng gần gũi, ấm áp. “Câu hát căng buồm cùng gió khơi” không chỉ nhờ no căng gió mà tiếng hát vang xa, bay cao, của người dân chài... ? Tìm những câu thơ thể hiện tiếng hát đó? Học sinh trình bày ý kiến - Giáo viên trình chiếu. ? Em hãy nhận xét về giọng thơ và nghệ thuật tác giả sử dụng ở những câu thơ này? - Học sinh trình bày ý kiến : ? Câu hát của người dân chài nói lên điều gì? Từ đó em cảm nhận như thế nào về người lao động? - Học sinh trình bày ý kiến : Câu hát thể hiện sự giàu có của biển cả và khát vọng chinh phục của người dân chài. - GV bình: Những câu hát một nét tâm hồn của người dân chài. Họ cầu mong biển lặng sóng êm, gặp luồng cá đánh bắt được nhiều cá... ? Qua sự phân tích trên, em thấy cảnh ra khơi được tác giả miêu tả như thế nào? ? Những lời hát của người dân chài gợi cho em nhớ tới những khúc hát nào của người dân lao động? ( Tích hợp với môn âm nhạc: Nội dung, nhịp điệu, tác dụng) ? Hình ảnh đoàn thuyền ra khơi gợi cho em nhớ đến bài thơ nào có hình ảnh con thuyền mà em đã học ? - Quê hương của Tế Hanh, hình ảnh con thuyền ra khơi đầy hứng khởi trong ánh bình minh rực rỡ Giáo viên trình chiếu, so sánh hai đoạn thơ của Huy Cận trước và sau cách mạng để nhấn mạnh hai nguồn cảm hứng trong bài Đoàn thuyền đánh cá . - Phép ẩn dụ tạo nên hình ảnh đẹp, khoẻ, lạ mà thật bởi sự gắn kết của ba sự vật, hiện tượng: cánh buồm, gió khơi, câu hát thể hiện sự chan hoà giữa thiên nhiên, con người, vũ trụ. Hát rằng: Cá bạc, biển Đông lặng ...Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi - Giọng thơ nhịp nhàng, vui tươi; nghệ thuật so sánh, liên tưởng. - Con người lao động khẩn trương, nhiệt tình, lạc quan, phấn khởi. - Ca ngợi biển giàu có, đẹp lung linh -> Cảnh ra khơi hồ hởi, lạc quan, tin tưởng, đẹp kì vĩ.=> Ca ngợi thiên nhiên và con người lao động * Hoạt động thực hành Bài tập 1: Bằng lời văn của mình em hãy tả lại cảnh đoàn thuyền ra khơi. Bài tập 2: Em hãy tóm tắt nghệ thuật, nội dung hai khổ thơ đầu bằng sơ đồ. - 14 - Bài tập 1: Viết đoạn văn miêu tả làm nổi cảnh đoàn thuyền ra khơi trong hoàng hôn Bài tập 2: Vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt kiến thức hai khổ thơ đầu theo * Hoạt động ứng dụng ( Thực hiện cùng hoạt động khởi động) Sưu tầm hình ảnh, giới thiệu về vùng biển Hạ - Sưu tầm hình ảnh về biển Hạ Long. Long và con người nơi đây - Thuyết trình trước lớp giới thiệu về ( Tích hợp với môn Địa lí 9: Vị trí , tiềm năng Quảng Ninh kinh tế của vùng biển Hạ Long) * Hoạt động bổ sung ( Kết hợp thực hiện cùng hoạt động tìm hiểu kiến thức mới) ? Những lời hát của người dân chài gợi cho em nhớ tới những khúc hát nào của người dân lao động? ? Hình ảnh đoàn thuyền ra khơi gợi cho em nhớ đến bài thơ nào có hình ảnh con thuyền mà em đã học ? - Các bài hát: Bài dân ca Đi cấy, bài Lí kéo chài. - Quê hương -Tế Hanh. - Tràng giang - Huy Cận *Hướng dẫn học ở nhà. - Đọc phần còn lại của bài - Tìm những hình ảnh miêu tả thiên nhiên. Nhà thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả. Nhận xét bút pháp xây dựng hình ảnh của nhà thơ? - Tìm những hình ảnh miêu tả con người. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật. Nêu cảm nhận về những hình ảnh đó. - 15 - Ngày soạn: 21-10-2014 Tiết 52 Văn bản: ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ - Huy Cận I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Thấy được nguồn cảm hứng dạt dào của tác giả trong bài thơ viết về cuộc sống của người lao động trên biển cả những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. - Thấy được những nét nghệ thuật nổi bật về hình ảnh, bút pháp nghệ thuật, ngôn ngữ trong cuộc sáng tác của nhà thơ thuộc thế hệ trưởng thành trong phong trào thơ mới. - Tích hợp Giáo dục bảo vệ môi trường. II-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Kiến thức: - HS có những hiểu biết cơ bản về tác giả, tác phẩm. - Những cảm xúc của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động của ngư dân trên biển. - Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ lãng mạn. -Tích hợp Giáo dục bảo vệ môi trường. 2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu một tác phẩm thơ hiện đại. - Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ. - Cảm nhận được cảm hứng về thiên nhiên và cuộc sống lao động của tác giả được đề cập đến trong tác phẩm. - Làm việc nhóm, tham gia các hoạt động trong bài đặc biệt là thực hành, ứng dụng bổ sung để phát huy những năng lực bản thân (Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác... ) 3. Thái độ: - Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, yêu lao động, con người lao động. - Thái độ bảo vệ môi trường, trân trọng thành quả lao động. - Giáo dục kĩ năng sống hợp với văn minh thanh lịch III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP * Hoạt động khởi động: Em hãy trình bày tóm tắt nghệ thuật, nội dung hai khổ thơ đầu bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận bằng sơ đồ? - Học sinh trình bày * Hoạt động hình thành kiến thức mới Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung chính GV trình chiếu 2. Cảnh đoàn thuyền đánh cá. - Hs đọc lại 4 khổ thơ tiếp. ? Cảnh đoàn thuyền đi trên biển được miêu tả qua hình ảnh thơ nào? - Học sinh trình bày ý kiến. + Thuyền ta lái gió với buồm trăng ? Em hãy nhận xét về nghệ thuật miêu tả và Lướt giữa mây cao với biển bằng cảm hứng của tác giả ở đây? Em cảm nhận như thế nào về không gian, về con thuyền. - 16 - - Học sinh trình bày - Không gian bao la, rộng lớn. - Nghệ thuật nói quá, cảm hứng lãng mạn với trí tưởng tượng phong phú. - Hình ảnh con thuyền nhỏ bé trước biển cả bao la qua cái nhìn của nhà thơ nay trở nên kì vĩ, khổng lồ, hoà nhập với thiên nhiên bao la, khoáng đạt ? Hình ảnh đoàn thuyền cho em suy nghĩ gì về hình ảnh con người? - Học sinh trình bày GV bình: Đoàn thuyền, hay cũng chính là những con người đi giữa cái bao la, hùng vĩ của biển trời - cảnh thực mà đẹp như trong mơ. Khung cảnh đó được nhìn với con mắt chan chứa tình yêu thương của những con người đã giành được quyền làm chủ trời biển quê hương, làm chủ cuộc đời mình làm chủ phương tiện lao động. Hai tiếng thuyền ta cất lên đầy tự hào.... ? Công việc đánh cá, động tác… của người dân chài được miêu tả qua từ ngữ nào? Qua đó ta thấy được gì về tư thế của người dân chài? Học sinh trình bày Gv bình: Nhà thơ sử dụng các động từ để miêu tả công việc của ngư dân. Cuộc đánh cá cũng như trận chiến, trận chiến trên mặt trận lao động nhằm chinh phục biển khơi.... ? Nhà thơ đã có những lời thơ thật đẹp về cá, về biển. Đó là những lời thơ nào? - Học sinh trình bày - Con người tầm vóc lớn lao sánh ngang vũ trụ + Từ ngữ: dò bụng biển, dàn đan thế trận, vây giăng - Tác giả sử dụng các động từ cho thấy tư thế chủ động, làm chủ. Cá nhụ, cá chim cùng cá đé ....Đêm thở sao lùa nước Hạ Long ? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật + Nghệ thuật: liệt kê, nhân hoá, ẩn gì? dụ, sử dụng tính từ chỉ màu sắc. Học sinh trình bày Qua đó ta thấy cảnh biển đêm được hiện - Biển giàu có, đẹp rực rỡ, lung linh. lên như thế nào? Học sinh trình bày ?* Em hãy nêu cảm nhận về vẻ đẹp đó ? - Hs bình. Gv Nhà thơ mở rộng hồn mình để đón nhận bao vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên cuộc sống, để cảm thấy nhịp thở của biển - 17 - đêm qua những đợt sóng dâng lên và hạ xuống đầy ánh sao, để đưa bút vẽ nên những nét vẽ tài hoa.... ? Người ngư dân đã hát những gì? Qua lời hát ấy thể hiện tâm tình gì của người dân chài? Học sinh trình bày - Hát bài ca gọi cá, gợi niềm vui, phấn chấn trong lao động, thể hiện tình yêu biển GV bình: Hình ảnh đẹp, lãng mạn mà lại rất thực. Bức tranh đánh cá không chỉ có mầu sắc lấp lánh của trăng sao, mà còn có cả âm thanh rộn rã của tiếng hát, của tiếng sóng vỗ mạn thuyền. Thiên nhiên hòa đồng cùng con người trong lao động... ? Cảnh kéo lưới được miêu tả qua những câu thơ nào? - Học sinh trình bày ? Em hiểu như thế nào về hình ảnh kéo xoăn tay? Từ đó em hình dung như thế nào về hinh ảnh người dân chài - Học sinh trình bày GV bình: Trên nền trời ửng hồng lúc rạng đông nổi bật hình ảnh người dân chài. Tác giả dùng từ xoăn tay giàu chất tạo hình, vừa tả thực về hình ảnh của các chàng trai biển cả .... ? Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người lao động Học sinh trình bày - Lạc quan trong lao động - Yêu biển, biết ơn biển + Ta kéo xoăn tay... - Con người lao động khỏe khoắn, mạnh mẽ, đầy sức sống - Thiên nhiên hài hòa, thống nhất với con người, hòa nhịp với con người trong lao động. Thiên nhiên có tác - Qua đây em thấy gì về công việc đánh cá dụng làm tôn vẻ đẹp,tầm vóc con trên biển? người - Học sinh trình bày ->Công việc lao động nặng nhọc của ? Em có biết những tác phẩm nào ca ngợi người đánh cá đã thành bài ca đầy người lao động hoặc nhắc ta nhớ đến công niềm vui. lao của người lao động ? ( Tích hợp GDCD 7 - Bài 5: Yêu thương con người) ( Tích hợp giáo dục kỹ năng sống yêu lao động, trân trọng người lao động, quý trọng thành quả lao động) - Học sinh trình bày -“Bài ca vỡ đất”, bài ca dao “ Cày đồng...” - Gv chuyển ý: Nếu như mở đầu bài thơ, - 18 - tác giả giới thiệu đoàn thuyền ra khơi vào thời điểm chiều tối (kết thúc một ngày) thì kết thúc bài thơ tác giả lại miêu tả đoàn 3. Cảnh đoàn thuyền trở về . thuyền trở về vào buổi bình minh. Giáo viên trình chiếu khổ thơ cuối - Hs đọc khổ thơ cuối. ? Khổ thơ cuối với khổ thơ đầu có những hình ảnh lặp lại nhưng vẫn có điểm khác biệt. Em hãy chỉ ra điểm giống và khác giữa hai khổ thơ? Tác dụng của kết cấu đó? Học sinh trình bày - Giáo viên nhận xét, trình chiếu. - Tạo kết cấu đầu cuối tương ứng khắc họa đậm nét vẻ đẹp khỏe khoắn của người dân chài và vẻ đẹp giàu có của biển khơi - Chia lớp làm bốn nhóm thảo luận khổ thơ cuối (Thời gian 3 phút) + Nhóm 1: Tìm các biện pháp nghệ thuật? + Nhóm 2: Nhận xét về hình ảnh thiên nhiên . + Nhóm 3: người . Nhận xét về hình ảnh con + Nhóm 4: Cảm nhận của em về cảnh đoàn thuyền trở về trong bình minh? - Đại diện nhóm trình bày phiếu học tập báo cáo, các nhóm nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, kết luận: GV: Cảnh bình minh trên biển gợi cho ta nhớ đến hình ảnh bình minh thật đẹp trong “ Cô Tô” –Nguyễn Tuân.” ... ? Bài thơ có nhiều từ hát, cả bài cũng như 1 khúc ca. Đó là khúc ca gì? - 19 - - Nghệ thuật miêu tả, nhân hoá, ẩn dụ hoán dụ, nói quá cảm xúc mãnh liệt... - Bình minh trên biển lộng lẫy. Bình minh lên báo hiệu một ngày mới bắt đầu, báo hiệu sự sống sinh sôi nảy nở, là sự khởi đầu của niềm vui hạnh phúc mà người lao động có được sau một đêm lao động - Con người lao động cất cao tiếng hát trở về, tiếng hát của niềm vui lao động, niềm vui trước thành quả lao động. Tiếng hát đưa con thuyền trở về với tư thế mới chạy đua cùng mặt trời cùng thiên nhiên làm nổi bật tư thế người lao động: tư thế làm chủ vũ trụ, làm chủ cuộc sống - Cảnh đoàn thuyền chở nặng cá lao nhanh trên biển cả vào lúc rạng đông thật mạnh mẽ. Qua đó cho thấy nhịp sống hối hả, khẩn trương . ? Nhận xét về âm hưởng, giọng điệu của bài thơ? - Âm hưởng, giọng điệu bài thơ vừa sôi nổi khỏe khoắn vừa bay bổng. - Bài thơ là khúc ca lao động say mê, Học sinh trình bày. hào hứng. ? Em hãy khái quát giá trị nghệ thuật và nội dung của bài thơ? - Học sinh trình bày. - Gv chốt kiến thức III. Tổng kết 1. Nội dung 2. Nghệ thuật 3. Ghi nhớ: SGK *Hoạt động thực hành HS đọc, xác định yêu cầu bài tập. Bài tập 1: Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về thiên nhiên trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” Bài tập 2: Viết đoạn văn tổng phân hợp phân tích khổ thơ đầu hoặc khổ thơ cuối của bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” GV hướng dẫn HS hoạt động cá nhân - Hs hoạt động cá nhân, trên cơ sở đã chuẩn bị bài ở nhà, trình bày bài tập1. *KL: GV đánh giá mức độ hiểu bài của HS. *Hoạt động ứng dụng *GV tích hợp giáo dục thái độ với biển đảo. - Học sinh thảo luận nhóm theo kĩ thuật khăn phủ bàn, thời gian 3 phút Câu hỏi thảo luận: Nhà thơ Huy Cận đã hóa thân vào người dân chài cất lên tiếng hát ca ngợi biển khơi và thể hiện hiện tình cảm sâu nặng với biển “ Biển cho ta cá như lòng mẹ -Nuôi lớn đời ta tự buổi nào”. Còn em, em có suy nghĩ, tình cảm gì với biển. - 20 - IV. Luyện tập. 1. Viết đoạn văn Bài tập 1: Đoạn văn phải đảm bảo yêu vầu về hình thức và nội dung: Về hình thức phải có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Về nội dung phải nêu được cảm nhận về hình ảnh thiên nhiên trong bài Bài tập 2: Đoạn văn phải đảm bảo yêu cầu về hình thức và nội dung:Về hình thức phải có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Về nội dung phải nêu bật giá trị nội dung và nghệ thuật của khổ thơ. - Biển cung cấp cá, tôm, muối hải sản...Biển là nguồn lợi hải sản. - Biển là nguồn lợi khoáng sản. - Biển là tiềm năng du lịch. - Biển là tiềm năng giao thông. ....
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan