Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Dạy học chủ đề tích phân và ứng dụng theo hướng phát triển năng lực học sinh...

Tài liệu Dạy học chủ đề tích phân và ứng dụng theo hướng phát triển năng lực học sinh

.PDF
84
31
120

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN CHÍ TOẢN DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TÍCH PHÂN VÀ ỨNG DỤNG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Mã số: 8.14.01.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. PHẠM ĐỨC QUANG THÁI NGUYÊN - 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. PHẠM ĐỨC QUANG. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn hoàn toàn trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Học viên NGUYỄN CHÍ TOẢN Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân là sự giúp đỡ của Khoa, Trường, các thầy cô bạn bè và gia đình. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới người hướng dẫn khoa học là PGS.TS Phạm Đức Quang, đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. Lời cảm ơn cuối cùng, tôi xin gửi tới các em Học sinh trường THPT Ngô Quyền, Thái Nguyên nơi đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài. Xin được trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 11 năm 2019 Tác giả NGUYỄN CHÍ TOẢN Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn MỤC LỤC Lời cam đoan ........................................................................................................ i Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii Mục lục ............................................................................................................... iii Danh mục các từ và cụm từ viết tắt .................................................................... iv Danh mục các bảng.............................................................................................. v MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2 3. Khách thể , đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................. 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 3 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3 6. Dự kiến đóng góp của luận văn ....................................................................... 4 7. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 4 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.............................................. 5 1.1. Dạy học theo hướng phát triển năng lực người học ..................................... 5 1.1.1. Quan niệm về năng lực .............................................................................. 6 1.1.2. Quan niệm về dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ............ 12 1.1.3. Một số đặc điểm cơ bản của dạy học theo hướng phát triển NL người học .. 17 1.1.4. Những đặc điểm đặc trưng của bài học theo hướng phát triển NL của người học ........................................................................................................... 19 1.1.5. Những chuẩn bị cần thiết để dạy học theo hướng phát triển NL người học : ........................................................................................................ 21 1.1.6. Các bước thiết kế bài học theo hướng phát triển NL người học ............. 22 1.2. Nội dung “Tích phân” trong chương trình môn Toán ở trường phổ thông ...... 23 1.3. Thực trạng việc thiết kế dạy học chủ đề tích phân và ứng dụng ở một số trường THPT ................................................................................................. 25 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Kết luận chương 1.............................................................................................. 30 Chương 2: BIỆN PHÁP SƯ PHẠM DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “TÍCH PHÂN” THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HS .......................... 31 2.1. Nguyên tắc chung ....................................................................................... 31 2.2. Các biện pháp sư phạm dạy học chủ đề “Tích phân” ở THPT theo hướng phát triển năng lực HS ............................................................................ 32 2.2.1. Biện pháp 1: Làm sáng tỏ các đặc trưng và cơ hội dạy học theo hướng phát triển năng lực HS với chủ đề “Tích phân” ..................................... 32 2.2.2 Biện pháp 2: Biết thiết kế và tổ chức bài học theo hướng phát triển năng lực HS với chủ đề “Tích phân và ứng dụng” ............................................ 36 2.2.3. Biện pháp 3: Biết đánh giá kết quả bài học theo hướng đánh giá NL người học, với chủ đề “Tích phân”.................................................................... 42 Kết luận chương 2.............................................................................................. 46 Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ...................................................... 48 3.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................ 48 3.2. Nội dung thực nghiệm ................................................................................ 48 3.3. Địa điểm và đối tượng thực nghiệm ........................................................... 48 3.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ........................................................... 48 3.5. Thời gian nghiệm sư phạm ......................................................................... 48 3.6. Tiến trình thực nghiệm sư phạm................................................................. 48 3.6.1. Giúp GV hiểu về DH theo hướng phát triển NL người học .................... 49 3.6.2. Thực nghiệm dạy học “Tích phân” theo hướng phát triển năng lực người học .................................................................................................... 49 3.6.3. Thực nghiệm dạy học “Bài tập tích phân” theo hướng phát triển năng lực người học. .................................................................................................... 54 3.6.3.1. Công tác tổ chức ................................................................................... 54 3.7. Đánh giá về kết quả thực nghiệm ............................................................... 59 3.7.1. Đánh giá hoạt động của GV .................................................................... 59 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 3.7.2. Đánh giá hoạt động của HS ..................................................................... 60 Kết luận chương 3.............................................................................................. 61 KẾT LUẬN....................................................................................................... 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH ................................................................ 63 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ GV Giáo viên HD Hướng dẫn HS Học sinh SGK Sách giáo khoa DH Dạy học NL Năng lực Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Nhận thức của GV về dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học ................................................................................... 26 Bảng 1.2: Kết quả điều tra việc thiết kế bài giảng môn Toán của GV .............. 26 Bảng 1.3: Nhận thức của GV về vai trò của nội dung tích phân và ứng dụng trong chương trình học và ứng dụng thực tiễn ................................ 27 Bảng 1.4: Những khó khăn GV thường gặp trong quá trình dạy nội dung tích phân và ứng dụng ...................................................................... 27 Bảng 1.5: Khảo sát về mức độ hứng thú của HS khi học nội dung Tích phân ........ 28 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển tri thức, tích cực chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng hơn để đến năm 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại đặt ra cho nền giáo dục nước ta những yêu cầu, nhiệm vụ, thách thức mới. Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế tri thức đang là áp lực của ngành giáo dục nói riêng và của toàn Đảng toàn dân nói chung. Điều này đòi hỏi phải có định hướng phát triển, có tầm nhìn chiến lược ổn định, lâu dài cùng những phương pháp, hình thức tổ chức quản lý giáo dục và đạo tạo cho phù hợp. Để thực hiện thành công đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo Nhà nước ta cần phải thực hiện nhiều giải pháp trong đó có giải pháp đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học theo định hướng “coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học của HS” ở tất cả các lớp từ lớp 1 đến lớp 12, GV cần làm cho HS thấy được tầm quan trọng của Toán học trong cuộc sống để HS có lòng đam mê, hứng thú, tích cực học tập. Dạy học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh là một hướng dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với xu hướng đổi mới mục tiêu, phù hợp với yêu cầu đổi mới của nền giáo dục nước ta. Qua quá trình nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, tôi nhận thấy trong các môn học nói chung và môn Toán nói riêng, việc thiết kế và tổ chức dạy học chưa thật sự chú trọng đến phát triển năng lực của từng cá nhân người học. Phương pháp dạy học truyền thống vẫn tập trung chủ yếu vào “ứng thí”, chú trọng vào nội dung, nhằm truyền thụ kiến thức và việc thực hành các kĩ năng đó, ít coi trọng khả năng đạt được, hay nói cách khác là chưa thật Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn sự chú trọng đến những năng lực cần thiết để họ có thể thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống. Do đó, gần đây có rất nhiều đề tài nghiên cứu về thiết kế và tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực chung nào đó (như năng lực giải quyết vấn đề,…) của người học, nhưng nhìn chung đều chưa đề cập đến đặc trưng cơ bản của dạy học theo hướng phát triển năng lực người học, nhất là khâu thiết kế và tổ chức dạy học. “Tích phân” được xem là một mạch kiến thức có cả trong chương trình hiện hành (2006) và cả trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành mới (tháng 12/2018). Đây là một trong các chủ đề giàu tiềm năng cung cấp cho HS những hiểu biết về mối liên hệ giữa toán học và các lĩnh vực khoa học khác trong cuộc sống, do đó tiềm ẩn cơ hội để hình thành và phát triển một số năng lực chung, cốt lõi cần đạt ở HS như: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tính toán,…. Tuy nhiên, trong thực tế nội dung Tích phân luôn được đánh giá là nội dung khó trong chương trình Toán phổ thông. Sách giáo khoa (năm 2006) trình bày phần kiến thức này đầy đủ, dễ hiểu song học sinh khi làm bài tập lại không đạt kết quả cao, các em thường áp dụng rất máy móc, nếu gặp bài toán lạ là không biết cách xử lí mà đôi khi bằng ngôn ngữ GV khó có thể diễn đạt để HS hiểu cặn kẽ vấn đề. Vì vậy kết quả học tập của các em chưa cao. Từ những lí do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Dạy học chủ đề Tích phân và ứng dụng theo hướng phát triển năng lực học sinh. 2. Mục đích nghiên cứu Làm sáng tỏ thêm về dạy học theo hướng phát triển năng lực người học xem như căn cứ để đề xuất một số biện pháp dạy học chủ đề “Tích phân và ứng dụng” theo hướng phát triển năng lực cho học sinh ở trường trung học phổ thông. 3. Khách thể , đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Dạy học chủ đề Tích phân và ứng dụng theo hướng phát triển năng lực HS. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực HS thông qua chủ đề Tích phân và ứng dụng 3.3. Phạm vi nghiên cứu Chủ đề Tích phân và ứng dụng ở Lớp 12 trường THPT. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận về dạy học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh. - Nghiên cứu cơ hội hình thành và phát triển năng lực cho học sinh thông qua chủ đề “Tích phân và ứng dụng”. - Nghiên cứu thực tiễn, phân tích một vài khó khăn, sai lầm thường mắc phải của học sinh khi học chủ đề này. - Đề xuất được một số biện pháp dạy học chủ đề Tích phân và ứng dụng theo hướng phát triển năng lực cho học sinh. - Vận dụng lí luận để thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề “Tích phân và ứng dụng”. - Tiến hành thử nghiệm sư phạm để bước đầu kiểm nghiệm tính khả thi của một số biện pháp được đề xuất. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận - Làm sáng tỏ cơ sở khoa học về dạy học theo hướng phát triển năng lực HS. - Nghiên cứu chương trình, giáo trình, tài liệu hướng dẫn về chủ đề Tích phân và ứng dụng, các sách tham khảo có liên quan để xác định mức độ nội Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn dung và yêu cầu về mặt kiến thức, kĩ năng giải bài tập mà HS cần nắm vững, làm rõ cơ hội hình thành và phát triển năng lực cho học sinh. 5.2. Phương pháp điều tra - quan sát Nghiên cứu sơ bộ thực trạng dạy và học chủ đề Tích phân và ứng dụng tại một vài trường THPT qua các hình thức sử dụng phiếu điều tra, quan sát, phỏng vấn trực tiếp giáo viên ở trường THPT. 5.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Tổ chức thực nghiệm tại trường THPT để xem xét bước đầu tính khả thi và hiệu quả của phương án đã được đề xuất. 6. Dự kiến đóng góp của luận văn 6.1. Những đóng góp về mặt lý luận - Làm sáng tỏ thêm một số vấn đề chung về dạy học theo hướng phát triển năng lực HS và vận dụng để thiết kế dạy học một chủ đề Tích phân trong môn Toán ở THPT. 6.2. Những đóng góp về mặt thực tiễn - Đề xuất được một số biện pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực HS đối với chủ đề Tích phân và ứng dụng. - Kết quả luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên và HS trong quá trình giảng dạy và học tập ở trường THPT. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần “Mở đầu”, “Kết luận” và “Danh mục tài liệu tham khảo”, nội dung chính của luận văn được trình bày trong ba chương: Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn Chương 2. Biện pháp dạy học chủ đề Tích phân và ứng dụng theo hướng phát triển năng lực HS Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Chương 3. Thực nghiệm sư phạm Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Dạy học theo hướng phát triển năng lực người học Đến nay đã có rất nhiều tác giả cả trong nước lẫn quốc tế nghiên cứu và viết về phương pháp dạy học truyền thống, tôi xin được trích dịch [18] như sau: Phương pháp dạy học truyền thống dựa trên tư duy cũ, đó là tập trung vào điểm số của học sinh. Hệ thống giáo dục truyền thống tập trung nhiều hơn vào việc xếp hạng và sắp xếp học sinh, xác định ai sẽ có thể đi học đại học. Hệ thống giáo dục truyền thống dựa trên thời gian học của học sinh, theo niên chế, tức là học sinh tiến lên lớp tiếp theo sau một năm đi học bất kể họ thực sự học được những gì. Do đó, học sinh có càng nhiều gánh nặng với những lỗ hổng tích lũy về kỹ năng và kiến thức khiến việc này trở nên khó khăn hơn trong việc học tập để tốt nghiệp. Các lớp học truyền thống chủ yếu đánh giá dựa trên điểm số, điều này chỉ tạo hứng thú đối với những học sinh có điểm số cao, suất sắc trong lớp, số còn lại thì không. Nó làm mất đi sự hứng thú trong học tập cũng như hứng thú tham gia các hoạt động tập thể với những em có kết quả học tập chưa cao Trong các trường học, có sự khác biệt về phương pháp dạy học giữa các giáo viên, mỗi người thường theo cách riêng mà bản thân thành thạo. Cách thức để giáo viên đánh giá chủ yếu thông qua chấm điểm, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn khi học, làm bài tập và bài kiểm tra. Trong các trường học truyền thống, học sinh được hướng dẫn thực hiện đúng theo một quy trình học tập đã được định sẵn dập khuân : đi học đúng giờ , ngồi học nghiêm túc, làm đúng theo những gì giáo viên nói. Hầu như tất cả mọi học sinh vào lớp học, ngồi đúng vị trí, im lặng cho đến khi chuông reo hết giờ, làm đúng như giáo viên nói trong giờ học, cố gắng tập trung trong suốt thời gian của bài giảng, cố gắng ghi nhớ những dạng bài tập , câu hỏi quan trọng sẽ có trong nội dung kiểm tra cuối kỳ. Trong hoạt động học tập là một hoạt động không có thứ tự nhất định nào, mỗi học sinh có cách hiểu, thái độ, cách học tập khác nhau. 1.1.1. Quan niệm về năng lực Đến nay, có rất nhiều cách hiểu khác nhau về năng lực, chẳng hạn Theo tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế thế giới (OECD) quan niệm NL là “Khả năng đáp ứng một cách hiệu quả những yêu cầu phức hợp trong một bối cảnh cụ thể.” [2, tr22] Chương trình Giáo dục Trung học bang Quesbec, Canada năm 2004 xem NL “là một khả năng hành động hiệu quả bằng sự cố gắng dựa trên nhiều nguồn lực.” [2, tr22] Denyse Tremblay cho rằng NL là “khả năng hành động, thành công và tiến bộ dựa vào việc huy động và sử dụng hiệu quả và tổng hợp các nguồn lực để đối mặt với các tình huống trong cuộc sống.” [2, tr.22]. Theo cách của Weinert (2001): “Năng lực thể hiện khả năng nhận thức và kĩ năng vốn có, hoặc học được, của cá nhân, nhằm giải quyết các vấn đề xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ, ý chí, ý thức xã hội và khả năng vận Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn dụng nhằm giải quyết vấn đề trong những tình huống thay đổi một cách thành công và có trách nhiệm.”[8]. Theo P.A. Rudich, “năng lực là tính chất tâm sinh lí của con người chi phối các quá trình tiếp thu các kiến thức, kĩ năng và kĩ xảo cũng như hiệu quả thực hiện một hoạt động nhất định”.[11] Gerard và Roegiers (1993) đã coi năng lực là một tích hợp những kĩ năng cho phép nhận biết một tình huống và đáp ứng với tình huống đó một cách tích hợp và một cách tự nhiên.[10] De Ketele (1995) cho rằng năng lực là một tập hợp trật tự các kĩ năng (các hoạt động) tác động lên một nội dung trong một loại tình huống cho trước để giải quyết các vấn đề do tình huống này đặt ra.[11] Xavier Roegiers (1996) quan niệm năng lực là một vấn đề tích hợp ở chỗ nó bao hàm cả những nội dung, những hoạt động cần thực hiện và những tình huống trong đó diễn ra các hoạt động.[10] Theo John Erpenbeck, năng lực được tri thức làm cơ sở, được sử dụng như khả năng, được quy định bởi giá trị, được tãng cường qua kinh nghiệm và được hiện thực hóa qua chủ định.[3] Một số nước lại hiểu năng lực theo Nach Klieme (2003): Năng lực thể hiện qua khả năng thực hiện thành công các nhiệm vụ, giải quyết các vấn đề, hay các tình huống nảy sinh, trên cơ sở vận dụng các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính tâm lí khác như động cơ, ý chí, quan niệm giá trị, suy nghĩ thấu đáo và sự sẵn sàng hành động. Theo đó, kiến thức và kĩ năng là nền tảng của năng lực. Cách hiểu của Đặng Thành Hưng: “NL là thuộc tính cá nhân cho phép cá nhân thực hiện thành công hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.”[2, tr22] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Cách hiểu của Trần Trọng Thủy và Nguyên Quang Uẩn: “NL là tổng hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt nhất trong lĩnh vực hoạt động ấy.”[2,tr22] Qua tham khảo một số tài liệu chúng tôi thấy: Đến nay vẫn còn có những cách hiểu chưa giống nhau về năng lực, nguyên nhân chính là do có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Chẳng hạn, tiếp cận từ bình diện của tâm lí học, hay tiếp cận từ bình diện giáo dục nghề nghiệp,... Chẳng hạn: - Năng lực xem như mục tiêu của dạy học, giáo dục. Theo cách hiểu này mục tiêu dạy học (mục tiêu bài học) phải hướng vào hình thành và phát triển được một số năng lực chung, cốt lõi, hay một số năng lực đặc thù môn học; các năng lực chung cùng với các năng lực đặc thù tạo thành nền tảng chung cho công việc giáo dục và dạy học. - Đề cập cấu trúc chung của năng lực. Theo đó: Năng lực được xem là tổ hợp của kiến thức, kĩ năng, thái độ, sự quyết tâm,... - Tìm kiếm liên hệ giữa năng lực và nội dung dạy học. Theo cách hiểu này trong mỗi môn học đều tiềm ẩn các cơ hội hình thành và phát triển năng lực cho người học. Vì thế, nếu khéo khai thác những nội dung và hoạt động học tập cơ bản, được liên kết với nhau nhằm hướng vào hình thành các năng lực chung, cốt lõi cần đạt. - Đề cập tới bình diện phát triển năng lực. Minh chứng cho mức độ phát triển năng lực có thể được mô tả qua các chuẩn thành tích. Theo đó, đến một thời điểm nhất định, học sinh có thể cần phải đạt được những gì? theo tiêu chí nào?... - Đề cập tới bình diện phương pháp dạy học và đánh giá kết quả giáo dục. Theo đó, mục tiêu hình thành và phát triển được một số năng lực chung, cốt lõi sẽ định hướng cho việc: lựa chọn, đánh giá mức độ quan trọng và cấu trúc hóa các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn nội dung, hoạt động dạy học, đánh giá mức độ tiến triển về năng lực của người học theo đường phát triển đã định. - Đề cập tới bình diện thực hành, ứng dụng, gắn với thực tiễn, liên môn. Theo đó, năng lực được thể hiện thông qua giải quyết những vấn đề nảy sinh, hay đòi hỏi vận dụng kiến thức trong các tình huống liên quan, gắn với thực tiễn, liên môn như: ước lượng, tính toán (khoảng cách, dung tích,...), vẽ hình biểu diễn, tìm phương án tối ưu,... Ta biết rằng, để con người thực hiện tốt nhiệm vụ đòi hỏi phải có sự kết hợp của tư duy, cảm xúc, thái độ, kĩ năng,… Vì thế, có thể xem năng lực của một cá nhân như là tổ hợp của các khả năng giúp người đó hoàn thành công việc, trong những tình huống cụ thể, nảy sinh từ cuộc sống, hay học tập. Từ đó, có thể xem năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ và sự đam mê để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống đa dạng của cuộc sống. Năng lực cốt lõi đề cập đến những năng lực được coi là nền tảng, nhờ chúng người ta có thể thực hiện được yêu cầu công việc đặt ra, hay hoàn thành nhiệm vụ học tập, trong các bối cảnh và tình huống khác nhau. Điểm qua như trên cho thấy năng lực có tính phức hợp hơn kĩ năng và mức độ thành thạo của một kĩ năng cũng có thể xem như thể hiện một phần mức độ cao hay thấp của năng lực tương ứng. Với mỗi ngành hoặc chuyên ngành cụ thể năng lực lại được định nghĩa ở phạm vi hẹp hơn phù hợp với đặc thù. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của CHLB Đức, để áp dụng vào dạy học, bên cạnh việc hiểu những thuộc tính chung của năng lực thì cần nhất là phải xác định được năng lực đặc trưng của học sinh, bởi nếu xác định sai thì không tài gì có thể triển khai được. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Ở nước ta, các nhà tâm lí học cho rằng năng lực là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính tâm lí của cá nhân phù hợp với yêu cầu của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao. Họ cũng chia năng lực thành năng lực chung, cốt lõi và năng lực chuyên môn, trong đó, năng lực chung, cốt lõi là cần thiết, làm nền tảng để phát triển năng lực chuyên môn, còn năng lực chuyên môn đặc trưng ở những lĩnh vực nhất định, ví dụ: năng lực toán học, năng lực ngôn ngữ,... Tuy nhiên, theo cách hiểu này năng lực chung cốt lõi và năng lực chuyên môn không tách rời mà có quan hệ chặt chẽ với nhau. Như vậy, cho dù là khó để có được định nghĩa thống nhất về năng lực, nhưng các nhà nghiên cứu của Việt Nam và thế giới cũng đã chỉ ra được những điểm chung, thống nhất rằng: Năng lực được coi là sự kết hợp của các khả năng, phẩm chất, thái độ của một cá nhân hoặc tổ chức để thực hiện một nhiệm vụ có hiệu quả. Qua tham khảo một số tài liệu, theo cách hiểu thông thường, ở trường phổ thông thì: năng lực người học là sự kết hợp của kiến thức, kĩ năng và thái độ có sẵn, hoặc ở dạng tiềm năng, để có thể học hỏi hoặc tổ chức, thực hiện thành công nhiệm vụ đặt ra. Theo những gì vừa nêu trên cho thấy, cho dù tiếp cận theo cách này hay cách khác thì các nhà giáo dục trên thế giới đều thống nhất ở chỗ: Nói đến năng lực là nói đến khả năng có thể để thực hiện, hoàn thành nhiệm vụ của từng người và có tính cá nhân. Vì thế, không nên so sánh năng lực của người này với năng lực của người kia, mặc dù có thể thấy được mức độ thấp nhất và mức độ cao nhất của từng năng lực đề cập. Năng lực thường biểu hiện ra bên ngoài, thông qua từng mảng hoạt động, nhiệm vụ và ta có thể quan sát được, đánh giá được. Theo đó, xem như ta có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn thể mô tả được cấu trúc của năng lực đề cập, theo những tiêu chuẩn, tiêu chí chất lượng và có thể tìm được minh chứng cho mức độ thể hiện này. Từ đó, với những năng lực mà ta đề cập và mô tả được đều có thể hình thành và phát triển. Tuy nhiên, sự phát triển cao hay thấp, nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào từng cá nhân và thời gian đủ để phát triển năng lực đó. Theo cách hiểu này, năng lực (là cái tiềm ẩn bên trong con người, không trực tiếp nhìn thấy được) có thể mô tả tương đương thành các biểu hiện bên ngoài (thông qua các nhiệm vụ, hoạt động) thành các thành tố (hay năng lực thành phần) mà ta có thể quan sát được, đánh giá được. Hơn nữa, ta có thể tìm được minh chứng cho mức độ cao hay thấp của năng lực, thông qua nội dung, nhiệm vụ. Vì thế, có thể đồng nhất mức độ phát triển năng lực với kết quả thực hiện công việc, nhiệm vụ hay hoạt động đề cập. Theo đó, ở trường phổ thông để dạy học theo hướng hình thành và phát triển năng lực người học, trước hết chúng ta cần xác định và mô tả mỗi năng lực đề cập theo các tiêu chuẩn, hay tiêu chí chất lượng. Tiếp theo, lựa chọn các minh chứng là các kết quả hoạt động (hay kết quả thực hiện nhiệm vụ), tương thích với các tiêu chuẩn, tiêu chí đề cập đó. Dựa vào đó, chọn lựa các nội dung, kiến thức tương thích với các hoạt động được cho là tương ứng với mức độ thành tích về năng lực đề ra. Nội dung được chọn để dạy học có thể là những kiến thức đơn lẻ, mà cũng có thể là những kiến thức liên môn, tích hợp. Theo đó, dạy học theo hướng hình thành và phát triển năng lực người học về cơ bản vẫn là dạy học trên các nội dung, kiến thức đã chọn nhưng chú trọng hơn đến đầu ra, kết quả học tập của người học, không chỉ dừng ở các kiến thức, kĩ năng tiềm ẩn qua mỗi nội dung, mà phải hướng đến người học có thể ứng dụng được kiến thức trong thực tiễn, giải quyết được tình huống đặt ra từ thực tiễn, hay từ cuộc sống,... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Theo cách hiểu này, muốn dạy học theo hướng hình thành và phát triển năng lực người học, ta cần xác định và mô tả các năng lực đề cập theo các tiêu chuẩn, hay tiêu chí chất lượng. Từ đó ta dựa vào để chọn lựa nội dung, thiết kế bài học theo chuỗi các hoạt động, hay nhiệm vụ học tập sao cho khi thực hiện từng hoạt động, hay nhiệm vụ đó thì sản phẩm của người học hiển thị (hay có thể nhận thấy được, quan sát được), minh chứng cho mức độ năng lực mà người học đạt được, qua mỗi nội dung, chủ đề đề cập. Điều quan trọng sau khi thiết kế bài học là tổ chức để người học có thể chủ động thực hiện nhiệm vụ học tập, sao cho có thể khám phá, phát hiện rồi chiếm lĩnh kiến thức, vận dụng được những gì đã học trong thực tiễn. Người dạy chỉ nên là nhà đạo diễn, và cùng học với học sinh, thông qua hướng dẫn, gợi ý để người học có thể vượt qua khó khăn, phát minh lại kiến thức mới cho chính mình. Sao cho với mỗi bài học, mỗi đơn vị kiến thức đề cập, học sinh không chỉ được học mà còn học được, biết cách học, chủ động và hứng thú học tập. Điều này đòi hỏi người dạy bên cạnh việc am hiểu về chuyên môn, kiến thức môn học cần phải rất thành thục về việc phối kết hợp các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, nhất là cách dạy học tích hợp, liên môn. Chúng tôi vận dụng cách hiểu trên khi triển khai nghiên cứu luận văn này. 1.1.2. Quan niệm về dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh Nếu DH truyền thống được xem là chủ yếu tập trung vào dạy nội dung, nhằm truyền thụ kiến thức, nhấn mạnh tới các kĩ năng và việc thực hành các kĩ năng đó, việc đánh giá kết quả học tập cũng chỉ tập trung đánh giá mức độ đạt được kiến thức thông qua các bài thi viết và nói thì DH theo hướng phát triển NL người học được xem là tập trung vào phát triển các NL cần thiết để họ có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất