Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch hà nội ...

Tài liệu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch hà nội

.PDF
136
6
69

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ************************* NGUYỄN THỊ HẠNH ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO NGÀNH DU LỊCH HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ************************* NGUYỄN THỊ HẠNH ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO NGÀNH DU LỊCH HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÃ SỐ: 60 31 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa h ọc: TS. Khu Thị Tuyết Mai HÀ NỘI - 2013 DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT Nguyên nghĩa TT Từ viết tắt 1. APEC Asia-Pacific Economic Cooperation Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương 2. ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 3. BCC Business Cooperation Contract Hợp đồng hợp tác kinh doanh 4. BOT Built - Operation - Transfer Xây dựng - kinh doanh - chuyển giao 5. BT Built - Transfer Xây dựng - chuyển giao 6. BTO Built - Transfer - Operation Xây dựng - chuyển giao - kinh doanh 7. ĐTNN Đầu tư nước ngoài 8. FDI Foreign Direct Investment: Đầu tư trực tiếp nước ngoài 9. FPI Foreign Portfolio Investment: Đầu tư gián tiếp nước ngoài 10. GDP Gross Domestic Product: Tổng sản phẩm quốc nội 11. GI Greenfield investment: Đầu tư mới 12. HI Horizontal integration: Đầu tư theo chiều ngang 13. IMF International Monetary Fund: Quỹ tiền tệ quốc tế 14. IUOTO International Union of Official Travel Organizations Liên hiệp Quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức 15. M&A Merger and Acquisition Sát nhập & Mua lại 16. MICE Meetings, incentives, conferencing, exhibitions Gặp gỡ, khen thưởng, hội thảo, triển lãm 17. ODA Official development assistance Viện trợ phát triển chính thức 18. PATA Pacific - Asia Travel Association Hiệp hội du lịch lữ hành châu Á - Thái Bình Dương 19. TAT Tourism Authority of Thai land Cơ quan du lịch quốc gia Thái Lan 20. TNCs Transnational Corporations: Các công ty xuyên quốc gia 21. UNCTAD United Nations Conference on Trade and Development Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc 22. USD United States dollar: Đồng đô la Mỹ 23. VI Vertical integration: Đầu tư theo chiều dọc 24. VNAT Việt Nam National Administration of Tourism Tổng cục Du Lịch Việt Nam 25. VND Đồng Việt Nam 26. WB World Bank: Ngân hàng Thế giới 27. WTO World Trade Organization: Tổ chức Thương mại Thế giới DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành 1988-2008…………..….23 Bảng 1.2 Thu nhập du lịch ........................................................................... 33 Bảng 2.1 Hệ thống cơ sở lưu - trú tại Hà Nội tính đến tháng 6/2011 ............ 59 Bảng 2.2 Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2000-2010 ............ 66 Bảng 2.3 Đóng góp ngân sách của ngành du lịch Hà Nội giai đoạn 20002010 ............................................................................................................. 68 Bảng 2.4 Tình trạng hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Hà Nội (Từ 2001 đến tháng 6/2010) …………………………77 Bảng 2.5 Hình thức FDI vào du lịch Hà Nội (Từ 2001 đến tháng 6 - 2010) .. 78 Bảng 2.6 Cơ cấu FDI vào du lịch Hà Nội (Từ 2001 đến tháng 6 - 2010) ...... 79 Bảng 2.7 Cơ cấu FDI theo địa phương (Từ 2001 đến tháng 6 - 2010) .......... 80 Bảng 2.8 Các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào ngành du lịch Hà Nội (tính đến 30/6/2010)…………………………………………………………82 Bảng 2.9 Tổng hợp FDI vào ngành du lịch Hà Nội....................................... 84 Bảng 3.1 Dự báo khách du lịch quốc tế đến năm 2020 (theo vùng) .............. 95 Bảng 3.2 Dự báo 10 nước đứng đầu về thu hút khách năm 2020 .................. 95 Bảng 3.3 Dự báo 10 nước đứng đầu về gửi khách năm 2020 ........................ 96 DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1.1 Vốn FDI vào Việt Nam từ năm 1988 - 2012 .................................. 19 Hình 1.2 Tỷ trọng FDI trong tổng vốn đầu tư xã hội (%)Error! Bookmark not defined...............................21 Hình 1.3 Tỷ trọng đóng góp của khu vực FDI trong GDP (%) ..................... 21 Hình 2.1 Tỷ lệ dự án FDI vào du lịch phân theo hình thức đầu tư ................ 78 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 4 1. Lý do lựa chọn ềđ tài................................................................................................... 4 2. Tình hình nghiên cứu đề tài ........................................................................................ 5 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài................................................................. 8 4. Đối tượng và phạm vi ghiên n cứu.............................................................................. 9 6. Đóng góp mới của đề tài ........................................................................................... 10 7. Kết cấu của đề tài ...................................................................................................... 10 Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI (FDI), VÀ FDI TRONG DU LỊCH........................................................... 11 1.1. Khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) .................................................. 11 1.1.1. Khái niệm FDI..................................................................................................... 11 1.1.2. Đặc điểm FDI ...................................................................................................... 13 1.1.3. Các hình thức FDI ............................................................................................... 14 1.1.4. Vai trò, tác động của FDI đối với sự phát triển kinh tế ...................................... 16 1.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong du lịch ................................................... 28 1.2.1. Khái quát về ngành du lịch ................................................................................. 28 1.2.1.1. Khái niệm và đặc điểm du lịch ........................................................................ 28 1.2.1.2. Vị trí và vai trò của ngành du lịch trong nền kinh tế quốc dân ....................... 31 1.2.2. FDI trong ngành du lịch ................................................................................... 35 1.2.2.1. Sự cần thiết phải thu hút vốn FDI vào ngành du lịch ..................................... 35 1.2.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng tới thu hút FDI vào ngành du lịch. ...................... 37 1.3. Kinh nghiệm thu hút FDI vào ngành du lịch ........................................................ 48 1.3.1. Kinh nghiệm Quốc tế .......................................................................................... 48 1.3.2. Kinh nghiệm trong nước ..................................................................................... 51 1.3.2.1. Kinh nghiệm của Đà Nẵng .............................................................................. 51 1.3.2.2. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh...................................................... 54 1 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO NGÀNH DU LỊCH HÀ NỘI (2001- 2010) .............................................................. 59 2.1. Khái quát về ngành du lịch Hà Nội ....................................................................... 59 2.1.1. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch .............................................. 59 2.1.2. Xây dựng và khai thác các loại hình, sản phẩm du lịch..................................... 62 2.1.3. Hoạt động kinh doanh du lịch............................................................................. 65 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào ngành du lịch Hà Nội................ 68 2.2.1. Tiềm năng du lịch................................................................................................ 68 2.2.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông. .................................................................... 69 2.2.3. Hệ thống thông tin liên lạc .................................................................................. 71 2.2.4. Hệ thống các dịch vụ tài chính ngân hàng.......................................................... 71 2.2.5. Chính sách thu hút FDI vào ngành du lịch......................................................... 72 2.2.5.1. Chính sách xúc tiến quảng bá, thu hút đầu tư vào du lịch .............................. 72 2.2.5.2. Chính sách cải thiện môi trường đầu tư .......................................................... 74 2.3. Phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành ................................ 76 du lịch Hà Nội (2001-2010).......................................................................................... 76 2.3.1. Tình hình đầu tư FDI vào du lịch Hà Nội .......................................................... 76 2.3.2. Hình thức đầu tư.................................................................................................. 77 2.3.3. Cơ cấu đầu tư FDI theo lĩnh vực ........................................................................ 79 2.3.4. Cơ cấu đầu tư FDI theo địa phương ................................................................... 80 2.3.5. Cơ cấu FDI theo đối tác ...................................................................................... 81 2.4. Đánh giá thực trạng của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Hà Nội những năm qua. ................................................................................................ 83 2.4.1. Kết quả hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Hà Nội....... 83 2.4.2. Thành tựu đạt được ............................................................................................. 84 2.4.2.1. Thu hút ngày càng nhiều các đối tác nước ngoài tham gia các hoạt động đầu tư .................................................................................................................................... 84 2.4.2.2. Tạo tiền đề để phát triển sản phẩm Du Lịch ................................................... 85 2.4.3. Hạn chế và nguyên nhân..................................................................................... 89 2 2.4.3.1.Hạn chế .............................................................................................................. 89 2.4.3.2. Nguyên nhân của hạn chế ................................................................................ 91 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG THU HÚT FDI VÀO NGÀNH DU LỊCH HÀ NỘI .......................................................................... 94 3.1. Quan điểm và định hướng phát triển du lịch Hà Nội............................................ 94 3.1.1. Xu hướng phát triển du lịch thế giới................................................................... 94 3.1.2. Quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch của Việt Nam ...................................... 96 3.1.3. Chiến lược phát triển du lịch Hà Nội.................................................................. 98 3.1.3.1. Chiến lược phát triển Du Lịch Hà Nội. ........................................................... 98 3.1.3.2. Cơ hội và thách thức đối với Du Lịch Hà Nội .............................................. 105 3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào ngành du lịch Hà Nội...... 110 3.2.1. Các giải pháp từ phía chính phủ ....................................................................... 111 3.2.1.1. Giữ vững ổn định về chính trị - xã hội .......................................................... 111 3.2.1.2. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách. ..................................... 111 3.2.1.3. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước ........................................................... 113 3.2.2. Các giải pháp từ phía thành phố Hà Nội .......................................................... 115 3.2.2.1. Cải thiện chính sách đầu tư FDI làm cơ sở để xây dựng kế hoạch thu hút FDI phù hợp với điều kiện của Hà Nội .............................................................................. 115 3.2.2.2. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính ............................................................. 116 3.2.2.3. Hoàn chỉnh công tác quy hoạch..................................................................... 117 3.2.2.4. Thúc đẩy hoạt động xúc tiến đầu tư .............................................................. 117 3.2.2.5. Khắc phục những hạn chế về kết cấu hạ tầng ............................................... 118 3.2.2.6. Chú trọng công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch .................................. 119 3.2.2.7. Về lao động – tiền lương................................................................................ 119 KẾT LUẬN................................................................................................................ 121 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢ.............................................................. O 123 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Được mệnh danh là ng ành công nghiệp không khói , Du lị ch là một ngành trong lĩnh vực dịch vụ có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Do đó , việc phát triển du lị ch là đòi hỏi tất yếu trong quá trình phát triển hội nhập kinh tế . Hà Nội - Thủ đô nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam - là trung tâm chí nh trị , kinh tế , văn hóa -xã hội của cả nước , có truyền thống văn hóa lâu đời đã và đang không ngừng phấn đấu để lớn mạnh về mọi mặt, xứng đáng với danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” , là mảnh đất địa linh nhân k iệt, nghìn năm văn hiến với bề dày lị ch sử văn hóa ch ứa đựng tiềm năng du lị ch to lớn. Vị trí Thủ đô của Hà Nội cũng có ý nghĩa đặc biệt đối với phát triển du lịch. Thêm nữa, kể từ 1/8/2008 Hà Nội chính thức mở rộng địa giới hành chính, sự kết hợp văn hóa Thăng Long và văn hóa xứ Đoài đã mở ra nhiều tiềm năng cho ngành du lị ch T hủ đô. Cùng chung mục tiêu của du lịch Việt Nam “Phát triển nhanh du lịch …đưa Việt Nam t rở thành trung tâm du lị ch - thương mại dị ch vụ có tầm cỡ trong khu vực” (Nghị quyết Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII ), “phát triển du lị ch thực s ự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” (Nghị quyết Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ IX ) “Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động d u lịch, đa dạng hóa sản phẩm và loại hì nh du lị ch” (Nghị quyết Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ X ), để đưa thủ đô trở thành trung tâm du lịch tầm cỡ khu vực, bên cạnh việc phát huy nguồn nội lực , còn phải triệt để khai thá c nguồn lực bên ngoài . Một trong những nguồn lực bên ngoài đóng vai trò quan trọng , đó là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Thời gian qua , nguồn vốn đầu tư trực tiếp nư ớc ngoài đã góp phần quan trọng trong phát triể n du lị ch 4 nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung của Hà Nội. Tuy vậy, việc thu hút vốn FDI vào ngành du lịch của thủ đô còn chưa xứng tầm với vị thế và tiềm năng du lị ch của thủ đô cũng như chưa tương xứng với tiề m lực lớn về nguồn vốn đầu tư , công nghệ cao và kinh nghiệm quản lý hiện đại của các nhà đầu tư nước ngoà i. Hơn thế , tình hình kinh tế khu vực và quốc tế có nhiều biến động quan trọng , đặc biệt là sự kiện Việt Nam là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Th ế Giới (WTO) đang đặt vấn đề thu hút FDI của Hà Nội trước những thách thức , thời cơ mới . Để tạo bước đột phá mới trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này, việc nghiên cứu các giải pháp và chính sách nhằm tăng cường thu hút nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này có ý nghĩa quan trọng. Thực trạng FDI vào lĩnh vực du lịch của Hà Nội đã diễn biến như thế nào? Những thành tựu đạt được, những hạn chế cần khắc phục là gì? Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào ngành du lịch tại Hà Nội? Đây là một số câu hỏi nghiên cứu mà tác giả dự kiến sẽ giải quyết trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp với đề tài “Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Hà Nội’’. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch không phải là vấn đề mới nhưng đ ến nay vẫn tiếp tục nhận được sự quan tâm của các học giả trong và ngoài nước. Trong số các công trình nghiên cứu của nước ngoài trong những năm gần đây có thể kể đến: 1/ Công trình nghiên cứu của nhóm chuyên gia UNCTAD Paul Wessendorf, Kai Partale, Jan Smith, Andreas Wigren (2010), Promoting Foreign Investment in Tourism, UN New York and Geneva. Các tác giả trong công trình nghiên cứu khẳng định, du lịch là ngành có tốc độ phát triển nhanh và thu hút nhiều lao động. Mặc dù lượng FDI vào du lịch là khá khiêm tốn so với các ngành khác, tuy nhiên, việc thu hút FDI không chỉ bao gồm thu hút 5 vốn tài chính mà cả nguồn vốn con người như các doanh nhân, các nhà quản trị khách sạn và lữ hành. Thiếu vốn là một cản trở lớn đối với sự phát triển của ngành du lịch và nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển đã xem đầu tư nước ngoài là nguồn cung cấp vốn quan trọng cho sự phát triển của ngành. Do đó, việc xúc tiến đầu tư vào ngành du lịch là rất cần thiết. Các vấn đề được đề cập trong công trình nghiên cứu bao gồm: xu hướng vận động của thị trường du lịch thế giới, đầu tư nước ngoài trong du lịch, phát triển chiến lược xúc tiến đầu tư, hướng các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực du lịch. 2/ UNCTAD (2007), FDI in Tourism: the Development Dimenssion, UN New York and Geneva. Nhóm tác giả trong công trình nghiên cứu này nhấn mạnh, ngày nay đang diễn ra sự đánh giá lại vai trò và vị trí của ngành du lịch trong nền kinh tế. Du lịch là lĩnh vực đem lại nguồn thu ngoại tệ, tạo ra lượng lớn việc làm, khuyến khích sự đa dạng hóa kinh tế, và hình thành nền kinh tế theo định hướng dịch vụ. Theo các tác giả du lịch là ngành có mức độ toàn cầu hóa kém hơn một số ngành dịch vụ khác (tài chính, viễn thông,…) FDI trong lĩnh vực du lịch có những tác động vừa tích cực vừa tiêu cực đối với sự phát triển của các nước, các tác động có thể kể đến bao gồm: tác động đối với mô hình toàn cầu, đối với nguồn nhân lực, đối với cán cân thanh toán, … Các vấn đề chủ yếu được nghiên cứu: tiềm năng FDI trong du lịch, xu hướng đầu tư FDI liên quan đến du lịch, tác động của FDI trong du lịch ở các nước đang phát triển, một số khuyến nghị chính sách đối với FDI trong lĩnh vực du lịch. 3/ Các công trình nghiên cứu khác: UNCTAD International Investment Agreements in Services, No E.05.II D.5; USIP (2009) Tourism in Developing WorldPromoting Peace, Reducing Poverty; MIGA (2006) Attracting Investment in Tourism. Tanzania Investment Outreach Programme, Investing in Development Series, Wasshington: the World Bank Group… 6 Ở Việt Nam, kể từ khi Luật đầu tư nước ngoài ra đời , FDI, hoạt động thu hút và sử dụng FDI, các vấn đề liên quan tới FDI đã thu hút được s ự quan tâm nghiên cứu của nhiều h ọc giả. Có thể kể đến các công trình: 1/ Mai Ngọc Cường (2000), chủ biên “Hoàn thiện chính sách và tổ chức thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài ở Việt Nam”. Trong nghiên cứu này tác giả đã phân tích những chính sách trong nước có tác động đến quá trình thu hút FDI, cũng như đề xuất các biện pháp tổ chức thu hút FDI. Theo tác giả cần tiếp tục nghiên cứu và triển khai thực hiện phân cấp việc cấp phép đầu tư, giải quyết những vấn đề sở hữu, sử dụng đất đai, khuyến khích về tài chính, về chính sách tiền lương của người lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên những đề xuất này đã được giải quyết phần lớn trong Luật Đầu tư nước ngoài năm 2000, Luật Đất Đai năm 2003. Hơn nữa việc nghiên cứu của nhóm tác giả tập trung cho cả nước và phạm vi nghiên cứu mới chỉ đến năm 1999. 2/ Một công trình nghiên cứu đáng chú ý khác có tựa đề“Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay; thực trạng và triển vọng”, đề tài cấp Bộ do PGS TS Trần Quang Lâm làm chủ nhiệm hoàn thành năm 2005. 3/ Đề tài “Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: Vị trí vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, do PGS TSKH Nguyễn Bích Đạt làm chủ nhiệm hoàn thành năm 2005. Hai công trình trên đã nghiên cứu và đưa ra đánh giá khá toàn diện về vị trí, vai trò của FDI đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Ngoài ra có thể đề cập đến một số tác phẩm như: - Hoàng Xuân Long (2001) “Tiềm năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam”. 7 - Nguyễn Anh Tuấn, Phan Hữu Thắng, Hoàng Văn Huấn (1994) “Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, cơ sở pháp lý, hiện trạng, triển vọng”. - Triệu Hồ ng Gấm (2003) “Các nhân tố ảnh hưởng và giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam”. - Đặng Trần Long (2002) “Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực t iếp nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh”. Một số luận án về đầu tư nước ngoài đã được bảo vệ thành công như: - Luận án PTS Luật học của Lê Mạnh Tuấn “Hoàn thiện khung pháp luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam”, 1996. - Luận án tiến sỹ kinh tế của Nguyễn Thị Kim Nhã “Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Việt Nam”, 2005. - Luận án tiến sỹ kinh tế của TS Nguyễn Thị Liên Hoa“Vấn đề chuyển giá tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư ực tr tiếp nước ngoài ại t Việt Nam”, 2003 Nhìn chung , các công trình trên đã tập trung vào nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng hay liên quan tới hoạt động đầu tư (các yếu tố của môi trường đầu tư), và phần nhiều là đứng trên bình diện c ủa cả nước Việt Nam hoặc một số tỉ nh thành đi đầu trong hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài như thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên các công trình trên chưa đi sâu nghiên cứu hoạt động đầu tư của các đị a phương cụ thể và trong m ột lĩ nh vực cụ thể . Luận văn tậ p trung nghiên cứu th ực trạng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực du lịch trên đị a bàn Hà Nội , từ đó đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI để tận dụng tối đa tiề m năng phát triển du lịch th ủ đô Hà Nội . Đây là điểm mới của luận văn phần lớn chưa được đề cập trong các công trì nh nghiên cứu khác mà người viết đã tiếp c 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cƣ́u c ủa đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài 8 ận. Nghiên cứu thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Hà Nội, làm rõ những thành tựu và tồn tại của FDI và trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào Hà Nội nói chung và vào ngành du lịch nói riêng. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn bao gồm: - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về FDI và FDI trong ngành du lịch. - Phân tí ch th ực trạng FDI trong ngành du lị ch tại Hà Nội giai đo ạn 2001 - 2010. - Đề xuất một số giải pháp nh ằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lị ch Hà Nội trong th ời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Hà Nội . Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu đối tượng trong thời kì 2001 - 2010. Tuy nhiên, trong điều kiện cần thiết, luận văn sẽ đề cập đến một số tình hình trước đó. 5. Phƣơng pháp nghiên cƣ́u Để đạt mục đích nghiên cứu, luận văn sử dụng m ột số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thống kê , phân tí ch và tổng hợp : Từ việc thu thập những số liệu và d ữ liệu về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên đ ịa bàn thành phố Hà Nội , một số đị a phương khác , cả nước, theo các ngành , về các chính sách, thông tin về vấn đề phát triển du lị ch ở Hà Nội , luận văn tiến hành phân tích nhằm đưa ra những kiến giải . 9 - Phương pháp so sánh : Đối tượng nghiên c ứu là đầu tư tr ực tiếp FDI vào ngành du lịch được đặt trong sự liên hoàn của chiến lược kinh tế thành phố; việc so sánh giữa các đị a phương trong lĩ nh vực thu hút vốn đầ u tư để rút ra được những giải pháp thu hút đ ầu tư trực tiếp vào ngành du lịch thành phố Hà Nội. - Trong quá trình thực hiện đề tài sử dụng các dữ liệu từ các nguồn đáng tin cậy như: của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), của UNCTAD, Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội,… và kế thừa kết quả nghiên cứu của một số công trình nghiên cứu có liên quan. 6. Đóng góp mới của đề tài - Làm rõ thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội nói chung và vào lĩnh vực du lịch nói riêng. - Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào ngành du lị ch th ủ đô Hà Nội , góp phần thiết thực đưa Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), và FDI trong ngành du lịch Chương 2: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành du lịch Hà Nội (2001-2010) Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào ngành du lịch Hà Nội 10 Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI (FDI), VÀ FDI TRONG DU LỊCH 1.1. Khái quát về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) 1.1.1. Khái niệm FDI Đầu tư quốc tế là sự di chuyển tài sản như vốn, công nghệ, kĩ năng quản lý…từ nước này sang nước khác để kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận cao trên phạm vi toàn cầu. Đây là điều kiện cần thiết để tăng trưởng kinh tế ở hầu hết các quốc gia, là nguồn lực to lớn góp phần thúc đẩy tiến trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Đầu tư quốc tế biểu hiện qua hai hình thức: đầu tư trực tiếp (Foreign Direct Investment - FDI) và đầu tư gián tiếp (Foreign Portfolio Investment - FPI) Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tiếng Anh: Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) là một hình thức đầu tư quốc tế, cho tới nay đã có rất nhiều quan điểm về đầu tư trực tiếp FDI: - Tổ chức Thương mại Thế giới WTO đưa ra định nghĩa như sau về FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác.Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty" [28]. - Theo Quỹ tiền tệ quốc tế IMF FDI được định nghĩa là “một khoản đầu tư với những quan hệ lâu dài, theo đó một tổ chức trong một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác. Mục đích của 11 nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khác đó” [9]. Về thực chất, khái niệm này khẳng định FDI là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư và động cơ của các nhà đầu tư là tìm kiếm lợi nhuận và kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp và mở rộng thị trường. - Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 và được bổ sung hoàn thiện sau 4 lần sửa đổi (1990, 1992, 1996, 2000) đưa ra khái niệm: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kì tài sản nào được chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định của luật này”. - Luật Đầu tư năm 2005 Đầu tư trực tiếp nước ngoài được hiểu như sau “Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư”[12]. Như vậy, từ những quan niệm trên có thể hiểu Đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự di chuyển tài sản như vốn, khoa học, công nghệ, kĩ năng quản lý …. từ nước này sang nước khác để kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận cao hơn đầu tư trong nước mà quyền sở hữu và quyền sử dụng quản lý vốn cuả chủ đầu tư thống nhất với nhau (hay người chủ đầu tư trực tiếp tham gia vào việc tổ chức, quản lý và điều hành dự án đầu tư, chịu trách nhiệm về kết quả, rủi ro trong kinh doanh và thu lợi nhuận). Đó thực chất là hình thức “xuất khẩu tư bản” với mục đích tìm kiếm lợi nhuận đầu tư cao, bên cạnh còn 12 những mục tiêu khác như: tiếp cận nguồn lực, mở rộng ảnh hưởng, tăng khả năng cạnh tranh … 1.1.2. Đặc điểm FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hình thức đầu tư quốc tế, do đó nó có đầy đủ các đặc điểm của đầu tư quốc tế: chủ sở hữu đầu tư là người nước ngoài, các yếu tố đầu tư di chuyển ra khỏi biên giới, vốn đầu tư được tính bằng ngoại tệ. Tuy vậy có thể cụ thể một số đặc điểm như sau: Một là: Đặc điểm nổi bật của hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là chủ đầu tư nước ngoài được tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh, được tự mình quản lý kinh doanh trên phần góp vốn của mình khi đầu tư vào nước nhận đầu tư. Quyền quản lý doanh nghiệp phụ thuộc vào mức độ góp vốn của chủ đầu tư. Nếu góp vốn 100% thì doanh nghiệp hoàn toàn do chủ đầu tư điều hành quản lý. Hai là: Quan hệ đầu tư FDI là quan hệ có mục đích kinh doanh rõ ràng, lợi nhuận là mục tiêu cao nhất và cuối cùng của nhà đầu tư. Lơi nhuận của chủ đầu tư nước ngoài thu được phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh và được chia theo tỉ lệ góp vốn pháp định. Ba là: FDI có tính đa quốc tịch, nguồn vốn FDI có thể là của chính phủ, cá nhân hoặc hỗn hợp mà chủ yếu là nguồn vốn tư nhân từ một nền kinh tế khác đầu tư vào nước sở tại. Điều này có nghĩa là chủ sở hữu vốn phải có yếu tố nước ngoài mà thể hiện là sự khác nhau về quốc tịch, lãnh thổ giữa bên đi đầu tư và bên nhận đầu tư. Điều này dẫn tới tính đa ngôn ngữ của các bên tham gia vào dự án, đòi hỏi phải sử dụng ngôn ngữ quốc tế và ngôn ngữ sở tại trong các văn bản của dự án và trong quá trình hoạt động của dự án. Bốn là: Các chủ đầu tư vừa là chủ sở hữu, vừa chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh tế dự án FDI và sự phân chia lợi nhuận được tiến hành theo nguyên tắc thỏa thuận trong khuôn khổ pháp luật tại nước sở tại. 13 1.1.3. Các hình thức FDI FDI thực hiện theo hai hình thức chủ yếu: Đầu tư mới (Greenfield investment - GI) và sáp nhập & mua lại xuyên quốc gia (Cross - border merger and acquisition - cross - border - M&A) - Đầu tư mới (GI): là các chủ đầu tư thực hiện đầu tư ở nước ngoài thông qua việc xây dựng các doanh nghiệp mới. - Sáp nhập & Mua lại xuyên quốc gia (M&A) không giống như GI hình thức M&A là các chủ đầu tư tiến hành đầu tư thông qua việc sáp nhập và mua lại các doanh nghiệp hiện có ở nước ngoài. Hình thức này chủ yếu thực hiện ở các nước phát triển, các nước công nghiệp hóa mới và rất phổ biến trong những năm gần đây. Xét theo mục đích đầu tư, FDI được phân thành các loại: đầu tư theo chiều ngang (Horizontal integration - HI) và đầu tư theo chiều dọc Vertical integration - VI). - Hình thức đầu tư - HI: là đầu tư ra nước ngoài trên cơ sở chủ đầu tư có lợi thế cạnh tranh (công nghệ, kĩ năng quản lí…) trong sản xuất một loạt sản phẩm nào đó. Với lợi thế này, họ có thể kiếm lợi nhuận cao khi chuyển sản xuất sản phẩm ra nước ngoài. Mục đích của hình thức này là thôn tính thị trường ở nước ngoài đối với cùng loại sản phẩm có lợi thế cạnh tranh ở nước ngoài do đó thường dẫn tới cạnh tranh và độc quyền. - Hình thức đầu tư VI: là đầu tư ra nước ngoài với mục đích khai thác nguồn nguyên liệu tự nhiên và các yếu tố sản xuất đầu vào giá rẻ (lao động, đất đai). Khi đầu tư ra nước ngoài các chủ đầu tư thường chú ý tới khai thác các lợi thế cạnh tranh của các yếu tố đầu vào giữa các khâu của yếu tố sản xuất ra một loại sản phẩm trong phân công lao động quốc tế. Do đó, các sản phẩm thường được hoàn thiện qua các khâu chế biến lắp ráp ở nước nhận đầu tư. Sau đó, các sản phẩm này có thể xuất khẩu trở lại nước đầu tư hoặc xuất 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan