Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) vào malaysia giai đoạn 2000 2010 và bài học ...

Tài liệu đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) vào malaysia giai đoạn 2000 2010 và bài học kinh nghiệm đối với việt nam

.PDF
132
76
144

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ---------------------- PHẠM XUÂN HUY ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀO MALAYSIA GIAI ĐOẠN 2000 - 2010 VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Hà Nội - 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ---------------------- PHẠM XUÂN HUY ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀO MALAYSIA GIAI ĐOẠN 2000 - 2010 VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM Chuyên ngành: KTTG & QHKTQT Mã số : 60 31 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM THỊ THANH BÌNH Hà Nội - 2012 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ................................................................i DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ .................................................................. iii MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) ....... 6 1.1. Khái quát về FDI ......................................................................................... 6 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm ........................................................................... 6 1.1.2. Phân loại dự án FDI ............................................................................. 9 1.2. Vai trò của FDI.......................................................................................... 19 1.2.1. Tác động tích cực................................................................................. 21 1.2.2. Tác động tiêu cực................................................................................. 28 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI ................................................. 31 1.3.1. Môi trường chính trị - xã hội............................................................... 31 1.3.2. Chính sách kinh tế vĩ mô ..................................................................... 32 1.3.3. Chất lượng cơ sở hạ tầng .................................................................... 33 1.3.4. Chất lượng nguồn nhân lực ................................................................ 34 1.3.5. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ........................................................ 35 1.3.6. Đặc điểm phát triển văn hoá - xã hội .................................................. 35 Chương 2: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO MALAYSIA GIAI ĐOẠN 2000 - 2010 ................................................................. 38 2.1. Các chính sách thu hút FDI của Malaysia ............................................... 38 2.1.1. Chính sách tài chính - tiền tệ............................................................... 38 2.1.2. Chính sách sở hữu và bảo đảm vốn đầu tư ......................................... 40 2.1.3. Chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư ............................................. 42 2.1.4. Điều chỉnh chính sách định hướng thu hút FDI. ............................... 46 2.1.5. Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng .................................................................. 49 2.1.6. Tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ................................................... 51 2.1.7. Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ ............... 54 2.1.8. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về FDI ..................................... 56 2.2. Tình hình thu hút FDI của Malaysia giai đoạn 2000 - 2010 .................... 58 2.3. Đánh giá việc thu hút FDI của Malaysia .................................................. 62 2.3.1. Những kết quả đạt được ...................................................................... 62 2.3.2. Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân .............................................. 68 Chương 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM THU HÚT FDI CỦA MALAYSIA CHO VIỆT NAM.............................................................................. 74 3.1. Những điểm tương đồng và khác biệt giữa Malaysia và Việt Nam ............ 74 3.1.1 Những điểm tương đồng....................................................................... 74 3.1.2 Những điểm khác biệt........................................................................... 78 3.2. Một số quan điểm và định hướng thu hút FDI ........................................ 84 3.2.1. Vài nét về tình hình thu hút FDI của Việt Nam hiện nay ................... 84 3.2.2. Quan điểm, định hướng thu hút FDI .................................................. 93 3.3. Một số bài học kinh nghiệm thu hút FDI cho Việt Nam ....................... 103 3.3.1. Xây dựng hệ thống chính trị ổn định và đoàn kết dân tộc ................ 103 3.3.2. Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại ........................................ 105 3.3.3. Khuyến khích đầu tư tích cực ............................................................ 106 3.3.4. Kế hoạch và mục tiêu phát triển kinh tế rõ ràng, cụ thể ................... 107 3.3.5. Giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp ........................ 108 3.3.6. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực ................................................ 111 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 113 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 115 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt 1. AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực Thương mại tự do ASEAN APEC ASIA Pacific Economy Cooperation Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương 2. Tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt 3. ARF ASEAN Regional Forum Diễn đàn khu vực ASEAN 4. BOT Build - Operation - Transfer Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao 5. BT Build - Transfer Xây dựng - Chuyển giao 6. BTO Build - Transfer - Operation Xây dựng - Chuyển giao - Vận hành 7. CNH 8. EU European Union Liên minh Châu Âu 9. FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FIC Foreign Investment Committee Ủy ban Đầu tư nước ngoài 11. GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội 12. HĐH 10. 13. 14. IGA Công nghiệp hóa Hiện đại hóa Investment Guarantee Hiệp định bảo đảm đầu tư Agreements IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ Quốc tế IMP Industrial Master Plan Kế hoạch tổng thể các ngành công nghiệp 15. i STT 16. Chữ viết tắt MIDA MITI 17. Tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt Malaysian Investment Tổ chức phát triển công nghiệp Development Authority Malaysia Ministry of International Bộ Công thương Malaysia Trade and Industry 18. MOA Ministry of Agriculture Bộ Nông nghiệp Malaysia 19. M&A Mergers and Acquisitions Mua lại và sáp nhập 20. NEP New Economic Policy Chính sách kinh tế mới NERP National Economic Recovery Plan Kế hoạch phục hồi kinh tế quốc gia OECD Organization for Economic Cooperation and Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế 21. 22. Development 23. PSDC 24. RM 25. 26. 27. Penang Skills Development Trung tâm Phát triển kỹ năng Penang Centre Ringgit Malaysia Đơn vị tiền tệ của Malaysia R&D Research and Development Nghiên cứu và phát triển TNCs Transnational Corporations Công ty xuyên quốc gia UNCTAD United Nations Conference on Trade and Development Hội nghị Liên Hợp quốc về Thương mại và Phát triển 28. USD United States Dollar Đô la Mỹ 29. WTO Worrld Trade Organnization Tổ chức thương mại Thế giới 30. XHCN Xã hội chủ nghĩa ii DANH MỤC CÁC BẢNG STT Số hiệu Nội dung Trang 1 Bảng 2.1 Tỷ trọng vốn FDI trong ngành chế tạo ở Malaysia 59 2 Bảng 2.2 Dòng vốn FDI vào Malaysia giai đoạn 2000 – 2010 60 3 Bảng 2.3 Cơ cấu sản lượng các ngành kinh tế của Malaysia 64 4 Bảng 2.4 Cơ cấu việc làm, xuất nhập khẩu của Malaysia 65 5 Bảng 3.1 FDI tại Việt Nam giai đoạn 2000 - 2011 84 6 Bảng 3.2 FDI phân theo ngành 88 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ STT 1 Số hiệu Nội dung Hình 3.1 Cơ cấu vốn FDI theo hình thức đầu tư iii Trang 86 MỞ ĐẦU l. Tính cấp thiết của đề tài Quá trình toàn cầu hóa đang thúc đẩy mạnh mẽ sự hội nhập của các nước vào nền kinh tế thế giới và khu vực, trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một hoạt động chiếm vị trí ngày càng quan trọng đối với cả nước đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư. Việc thu hút, khai thác và sử dụng FDI một cách có hiệu quả đang là mục tiêu hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển, trong đó có Malaysia và Việt Nam. Việc gia nhập WTO (1995) đưa đến nhiều cơ hội nhưng cũng đem lại những thách thức cho Malaysia trong quá trình phát triển kinh tế nói chung và trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nói riêng. Hiện nay, trên thế giới, nhiều quốc gia, nhiều tổ chức tài chính quốc tế và các công ty xuyên quốc gia có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài. Do vậy, việc cạnh tranh để thu hút được nhiều FDI càng trở thành vấn đề quan trọng đối với Malaysia. Nguồn vốn FDI đem lại những lợi ích to lớn, có vai trò là chìa khóa thành công trong phát triển kinh tế ở nhiều nước trên thế giới. Malaysia được đánh giá là một trong những quốc gia thành công trong thu hút FDI trong quá trình công nghiệp hóa. Gia nhập WTO đã tạo ra những điều kiện thuận lợi hơn cho Malaysia trong thu hút nguồn vốn FDI, thể hiện ở những bước tăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng, chất lượng, loại hình và quy mô đầu tư. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động FDI của Malaysia cũng có những mặt hạn chế, làm suy giảm dòng vốn FDI vào nước này. Đồng thời bối cảnh bên ngoài và điều kiện bên trong nền kinh tế đang đặt ra những thách thức mới cho việc thu hút FDI của Malaysia. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, phục vụ chiến lược phát 1 triển kinh tế trong thời kỳ toàn cầu hóa thì việc nghiên cứu, tìm hiểu những cơ hội, thách thức đặt ra trong thu hút FDI của Malaysia là vấn đề cấp thiết có ý nghĩa thực tiễn không chỉ đối với Malaysia mà còn được xem như là những kinh nghiệm tham khảo quý báu cho Việt Nam. Do vậy, tác giả chọn đề tài: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Malaysia giai đoạn 2000 - 2010 và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Ở trong nước: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là đề tài thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà kinh tế và các chuyên gia, các học giả, đặc biệt là FDI ở Malaysia, một quốc gia thành công trong việc thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI cho phát triển kinh tế. Nhờ có chiến lược thu hút FDI hiệu quả, dòng vốn FDI vào Malaysia ngày càng tăng và góp phần to lớn tạo ra sự tăng trưởng "thần kỳ" của nền kinh tế. Malaysia cũng rất thành công trong phát triển công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu. Trong số những bài viết, bài báo, công trình chuyên sâu về FDI tại Malaysia, nổi bật nhất là luận án tiến sĩ của tác giả Phùng Xuân Nhạ: "Đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ công nghiệp hóa ở Malaysia: Kinh nghiệm đối với Việt Nam" của NXB Thế giới, xuất bản năm 2000. Trong luận án của mình, tác giả phân tích khái quát các chính sách và động thái thu hút FDI ở Malaysia và đề cập đến những tác động của FDI đối với tiến trình công nghiệp hóa của Malaysia, qua đó rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc thu hút FDI. Một công trình nghiên cứu đáng chú ý khác là: "Điều chỉnh cơ cấu kinh tế ở Hàn Quốc, Malaysia và Thái Lan" của TS. Hoàng Thị Thanh Nhàn được xuất bản năm 2003 bởi NXB chính trị quốc gia. Trong công trình này, TS. Hoàng Thị Thanh Nhàn cùng các chuyên gia kinh tế của Viện Kinh tế Thế 2 giới đã phân tích rõ nét vai trò của FDI đối với tiến trình chuyển đổi chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu sang công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu của Malaysia, những nhân tố đóng góp vào sự chuyển đổi thành công của chiến lược đó. Gần đây là công trình nghiên cứu của tác giả Đặng Đức Long: "Chính sách thu hút FDI ở các nước ASEAN 5 từ sau khủng hoảng tài chính Châu Á 1997". Đây là luận án tiến sĩ kinh tế năm 2007, trong công trình của mình, tác giả phân tích một cách tổng quan tác động của khủng hoảng tài chính Châu Á đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước ASEAN 5, trong đó có Malaysia. Tác giả rút ra được những bài học kinh nghiệm cho Malaysia nói riêng cũng như các nước ASEAN 5 nói chung trong việc điều chỉnh chính sách thu hút FDI. Đây cũng được xem là bài học tham khảo cho Việt Nam. Ở nước ngoài: Một số nhà kinh tế và các chuyên gia nước ngoài cũng có những bài viết, bài nghiên cứu về FDI tại Malaysia. Điển hình là bài nghiên cứu: "Malaysia: An Overview of the Legal Framework for Foreign Direct Investment", của nhà kinh tế Malaysia, Arumugam Rajen, đăng trên tạp chí Economics and Finance, số 5 (Oct/2002). Trong bài nghiên cứu của mình, tác giả đã đề cập đến hệ thống luật pháp nhằm thu hút FDI của Malaysia. Cuốn sách "Invest in Malaysia: Investor’s Guide" của Ủy ban phát triển công nghiệp Malaysia được xuất bản năm 2007 được xem là cuốn cẩm nang chỉ dẫn rất có ích cho các nhà đầu tư nước ngoài có mong muốn, ý định đầu tư vào Malaysia. Cuốn sách này đã đưa ra cụ thể những chỉ dẫn cơ sở, luật pháp, chính sách thu hút FDI của chính phủ Malaysia. Công trình "Competitiveness, FDI and Technological Activity in East Asia" của chuyên gia kinh tế Sanjaya Lall, đăng trên tạp chí Edward Elgar Express năm 2002. Trong công trình này, tác giả nghiên cứu tác động của FDI 3 đối với việc nâng cao trình độ công nghệ và năng lực cạnh tranh của một số nước Đông Á, trong đó có Malaysia. Ngoài ra còn có một số bài viết đáng chú ý như "Malaysia Needs to Attract New Avenues of FDI" của nhà kinh tế Angie Ng, xuất bản trên tạp chí Star Publications năm 2011 và "Malaysia’s FDI Plunge: Who’s talking it seriously" của tác giả Ding Jo-Ann, đăng trên tạp chí Báo cáo đầu tư thế giới (World Investment Report), năm 2010. Trước thực trạng FDI tại Malaysia đang suy giảm, các tác giả nhấn mạnh sự cần thiết phải thu hút nhiều FDI vào Malaysia và phân tích đưa ra những phương hướng, chính sách ưu tiên thu hút FDI của chính phủ, đặc biệt sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã phần nào đề cập và đánh giá được hiệu quả của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Malaysia. Tuy nhiên, số liệu phân tích còn chưa cập nhật, cho đến nay vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu khái quát và tổng hợp các nguồn vốn FDI vào Malaysia từ năm 2000 đến nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Luận văn tập trung phân tích thực trạng và những thay đổi trong chính sách thu hút FDI của Malaysia, rút ra một số bài học kinh nghiệm thu hút FDI của Malaysia cho Việt Nam. Nhiệm vụ nghiên cứu: Luận văn tập trung hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về FDI. Phân tích thực trạng, những cơ hội và thách thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Malaysia. Xác định các quan điểm, phương hướng qua đó đề xuất một số hàm ý chính sách cho Việt Nam. 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Malaysia giai đoạn 2000 - 2010 và trên cơ sở phân tích, đánh giá triển vọng thu hút FDI của Malaysia giai đoạn 2011 – 2020, qua đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau: Phương pháp duy vật biện chứng; Phương pháp duy vật lịch sử; Phương pháp thống kê, phân tích, nghiên cứu so sánh và có tham khảo ý kiến của các chuyên gia kinh tế. 6. Những đóng góp mới của luận văn Bước đầu, luận văn đã làm rõ được các cơ hội, thách thức cũng như những tác động trong thu hút FDI của Malaysia. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn của việc thu hút FDI vào Malaysia, qua đó đưa ra một số gợi ý giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Chương 2. Thực trạng thu hút FDI vào Malaysia giai đoạn 2000 - 2010 Chương 3. Bài học kinh nghiệm thu hút FDI của Malaysia cho Việt Nam 5 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) 1.1. Khái quát về FDI 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI) là một hình thức của đầu tư nước ngoài. Sự ra đời và phát triển của FDI là kết quả tất yếu của quá trình toàn cầu hoá và phân công lao động quốc tế. Trên thực từ có rất nhiều cách nhìn nhận khác nhau về đầu tư trực tiếp nước ngoài, do đó cũng có khá nhiều khái niệm khác nhau về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund - IMF) định nghĩa FDI là: "Một khoản đầu tư với những quan hệ lâu dài, theo đó, một tổ chức trong một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác. Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khác đó". [52, tr.31] Hội nghị Liên Hợp quốc về Thương mại và Phát triển (United Nations Conference on Trade and Development - UNCTAD) cũng đưa ra khái niệm về FDI: "Theo đó, luồng vốn FDI bao gồm vốn được cung cấp (trực tiếp hoặc thông qua các công ty liên quan khác) bởi nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài cho các doanh nghiệp FDI, hoặc vốn mà nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài nhận được từ doanh nghiệp FDI. FDI gồm có ba bộ phận: vốn cổ phần, thu nhập tái đầu tư và các khoản vay trong nội bộ công ty". [58, tr.31] Các nhà kinh tế quốc tế định nghĩa: đầu tư trực tiếp nước ngoài là khoản đầu tư mà chủ sở hữu tại nước này mua hoặc kiểm soát một thực thể kinh tế của nước khác. Đó là một khoản tiền mà nhà đầu tư trả cho một thực thể kinh tế của nước ngoài để có ảnh hưởng quyết định đổi với thực thể kinh tế ấy hoặc tăng thêm quyền kiểm soát trong thực thể kinh tế ấy. 6 Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development - OECD) cũng đưa ra khái niệm : "Một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân, trong đó nhà đầu tư trực tiếp sở hữu ít nhất 10% cổ phiếu thường hoặc có quyền biểu quyết. Điểm mấu chốt của đầu tư trực tiếp là chủ định thực hiện quyền kiểm soát công ty". [52, tr.31] Luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam năm 2007 đưa ra khái niệm: "Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam". [16, tr.8] Mặc dù hiện nay tồn tại rất nhiều khái niệm khác nhau về FDI, nhưng có thể thấy được rằng các khái niệm này vẫn có những nét chung nhất là: - Có sự di chuyển tư bản trong phạm vi quốc tế. - Chủ đầu tư (có tư cách pháp nhân hoặc thể nhân) trực tiếp tham gia vào hoạt động sử dụng vốn và quản lý đối tượng đầu tư. Tóm lại, từ những định nghĩa nêu trên cùng một số quan niệm và khái niệm khác nhau, chúng ta có thể hiểu một cách khái quát về FDI như sau: "Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một quốc gia là việc nhà đầu tư ở một nước khác đưa vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào vào quốc gia đó để có được quyền sơ sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia đó, với mục tiêu tối đa hoá lợi ích của mình". Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thứ nhất, FDI chủ yếu được đầu tư với mục đích đầu tiên là tìm kiếm lợi nhuận. Do vậy, các nước nhận đầu tư, nhất là các nước đang phát triển cần chú ý điều này khi tiến hành thu hút FDI, phải xây dựng cho mình một hành lang pháp lý đủ mạnh và các chính sách thu hút FDI hợp lý để hướng FDI vào phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của nước mình, tránh tình trạng FDI chỉ phục vụ cho mục đích tìm kiếm lợi nhuận của các chủ đầu tư. 7 FDI thường được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới, mua lại toàn bộ hoặc một phần doanh nghiệp đang hoạt động, hoặc mua cổ phiếu để thôn tính, hoặc sát nhập các doanh nghiệp với nhau. Thứ hai, các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của luật pháp từng nước để giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư. Tỷ lệ đóng góp của các bên trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ sẽ quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng được phân chia dựa vào tỷ lệ này. Thu nhập mà chủ đầu tư thu được phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ không phải lợi tức. Thứ ba, chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Nhà đầu tư nước ngoài được quyền lựa chọn lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư, thị trường đầu tư, quy mô đầu tư cũng như công nghệ cho mình, do đó sẽ tự đưa ra những quyết định có lợi nhất cho họ. Thứ tư, FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư. Thông qua hoạt động FDI, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý ... Thứ năm, FDI không có những ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho các nước nhận đầu tư mà ngược lại, FDI tạo điều kiện thuận lợi để khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước. FDI thường gắn liền với các hoạt động kinh doanh quốc tế của các công ty xuyên quốc gia (Transnational Corporations - TNCs), chịu sự chi phối của nhiều hệ thống luật pháp (bao gồm luật pháp của các nước đầu tư, nước tiếp nhận đầu tư và luật pháp quốc tế). Hiện nay, các công ty xuyên quốc gia đang nắm giữ khoảng 90% lượng vốn FDI trên thế giới. Do đó, FDI có mục tiêu, nhiệm vụ rõ ràng nhằm mở rộng, chiếm lĩnh thị trường của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) và thu về lợi nhuận tối đa cho nhà đầu tư. [60, tr.275] 8 Thứ sáu, hoạt động FDI gắn liền với sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế và thương mại quốc tế. Trong hình thức FDI. Các công ty mẹ thường chuyển giao vốn của mình qua các công ty chi nhánh. Do vậy, FDI có liên quan mật thiết với dòng lưu chuyển vốn quốc tế, trong đó có một công ty ở một nước tạo ra hoặc mở rộng chi nhánh ở nước khác. 1.1.2. Phân loại dự án FDI 1.1.2.1. Doanh nghiệp liên doanh Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài (gọi tắt là liên doanh) là hình thức được sử dụng rộng rãi nhất của đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới từ trước đến nay. Nó là công cụ để thâm nhập vào thị trường nước ngoài một cách hợp pháp và có hiệu quả thông qua hoạt động hợp tác. Khái niệm liên doanh là một hình thức tổ chức kinh doanh có tính chất quốc tế, hình thành từ những sự khác biệt giữa các bên về quốc tịch, quản lý, hệ thống tài chính, luật pháp và bản sắc văn hóa; hoạt động trên cơ sở sự đóng góp của các bên về vốn, quản lí lao động và cùng chịu trách nhiệm về lợi nhuận cũng như rủi ro có thể xảy ra; hoạt động của liên doanh rất rộng, gồm cả hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ, hoạt động nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu triển khai. Đối với nước tiếp nhận đầu tư: Ưu điểm: giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn, giúp đa dạng hoá sản phẩm, đổi mới công nghệ, tạo ra thị trường mới và tạo cơ hội cho người lao động làm việc và học tập kinh nghiệm quản lý của nước ngoài. Nhược điểm: mất nhiều thời gian thương thảo các vấn đề liên quan đến dự án đầu tư, thường xuất hiện mẫu thuẫn trong quản lý điều hành doanh nghiệp; đối tác nước ngoài thường quan tâm đến lợi ích toàn cầu, vì vậy đôi lúc liên doanh phải chịu thua thiệt vì lợi ích ở nơi khác; thay đổi nhân sự ở công ty mẹ có ảnh hưởng tới tương lai phát triển của liên doanh. 9 Đối với nước đầu tư: Ưu điểm: tận dụng được hệ thống phân phối có sẵn của đối tác nước sở tại; được đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh dễ thu lời, lĩnh vực bị hạn chế đối với hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; thâm nhập được những thị trường truyền thống của nước chủ nhà. Không mất thời gian và chi phí cho việc nghiên cứu thị trường mới và xây dựng được các mối quan hệ. Chia sẻ được chi phí và rủi ro đầu tư. Nhược điểm: khác biệt về nhìn nhận chi phí đầu tư giữa hai bên đối tác; mất nhiều thời gian thương thảo mọi vấn đề liên quan đến dự án đầu tư, định giá tài sản góp vốn, giải quyết việc làm cho người lao động của đối tác trong nước; không chủ động trong quản lý điều hành doanh nghiệp, dễ bị mất cơ hội kinh doanh, khó giải quyết khác biệt về tập quán, văn hoá. 1.1.2.2. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cũng là một hình thức doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhưng ít phổ biến hơn hình thức liên doanh trong hoạt động đầu tư quốc tế. Khái niệm doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là một thực thể kinh doanh có tư cách pháp nhân, được thành lập dựa trên các mục đích của chủ đầu tư và nước sở tại. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động theo sự điều hành quản lý của chủ đầu tư nước ngoài nhưng vẫn phải tuỳ thuộc vào các điều kiện về môi trường kinh doanh của nước sở tại, đó là các điều kiện về chính trị, kinh tế, luật pháp, văn hoá, mức độ cạnh tranh … Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có tư cách pháp nhân là một thực thể pháp lý độc lập hoạt động theo luật pháp nước sở tại. Thành lập dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. 10 Đối với nước tiếp nhận đầu tư: Ưu điểm: Nhà nước thu được ngay tiền thuê đất, tiền thuế cho dù doanh nghiệp bị lỗ; giải quyết được công ăn việc làm mà không cần bỏ vốn đầu tư; tập trung thu hút vốn và công nghệ của nước ngoài vào những linh vực khuyến khích xuất khẩu; tiếp cận được thị trường nước ngoài. Nhược điểm: khó tiếp thu kinh nghiệm quản lý và công nghệ nước ngoài để nâng cao trình độ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật ở các doanh nghiệp trong nước. Đối với nước đầu tư: Ưu điểm: chủ động trong quản lý điều hành doanh nghiệp, thực hiện được chiến lược toàn cầu của tập đoàn; triển khai nhanh dự án đầu tư; được quyền chủ động tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển chung của tập đoàn. Nhược điểm: chủ đầu tư phải chịu toàn bộ rủi ro trong đầu tư; phải chi phí nhiều hơn cho nghiên cứu tiếp cận thị trường mới; không xâm nhập được vào những lĩnh vực có nhiều lợi nhuận thị trường trong nước lớn, khó quan hệ với các cơ quan quản lý Nhà nước nước sở tại. 1.1.2.3. Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh Hình thức này là hình thức đầu tư trong đó các bên quy trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư kinh doanh mà không thành lập pháp nhân mới. Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản được ký kết giữa đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, quy định rõ việc thực hiện, phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên. Đặc điểm là các bên ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh, trong quá trình kinh doanh các bên hợp doanh có thể thành lập ban điều phối để theo dõi, giám sát việc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh. Phân chia kết quả 11 kinh doanh: hình thức hợp doanh không phân phối lợi nhuận và chia sẻ rủi ro mà phân chia kết quả kinh doanh chung theo tỷ lệ góp vốn hoặc theo thỏa thuận giữa các bên. Các bên hợp doanh thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước sở tại một cách riêng rẽ. Pháp lý hợp doanh là một thực thể kinh doanh hoạt động theo luật pháp nước sở tại chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước sở tại, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên hợp doanh được ghi trong hợp đồng hợp tác kinh doanh. Đối với nước tiếp nhận đầu tư: Ưu điểm: giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn, thiếu công nghệ, tạo ra thị trường mới nhưng vẫn đảm bảo được an ninh quốc gia và nắm được quyền điều hành dự án. Nhược điểm: Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh khó thu hút đầu tư, chỉ thực hiện được đối với một số lĩnh vực dễ sinh lời. Đối với nước đầu tư: Ưu điểm: tận dụng được hệ thống phân phối có sẵn của đối tác nước sở tại, thâm nhập được những lĩnh vực hạn chế đầu tư, những thị trường truyền thống của nước chủ nhà; không mất thời gian và chi phí cho việc nghiên cứu thị trường mới và xây dựng các mối quan hệ; không bị tác động lớn do khác biệt về văn hoá; chia sẻ được chi phí và rủi ro đầu tư. Nhược điểm: không được trực tiếp quản lý điều hành dự án, quan hệ hợp tác với đối tác nước sở tại thiếu tính chắc chắn làm các nhà đầu tư e ngại. 1.1.2.4. Đầu tư theo hợp đồng BOT (Build - Operation - Transfer) BOT (Build - Operation - Transfer: Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao) là một thuật ngữ để chỉ một số mô hình hay một cấu trúc sử dụng đầu tư tư nhân để thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng vẫn được dành riêng cho khu vực Nhà nước. Trong một dự án xây dựng BOT, một doanh nhân tư nhân được đặc quyền xây dựng và vận hành một công trình mà thường do chính phủ thực 12 hiện. Công trình này có thể là nhà máy điện, sân bay, cầu, cầu đường … Vào cuối giai đoạn vận hành doanh nghiệp tư nhân sẽ chuyển quyền sở hữu dự án về cho Chính phủ. Ngoài hợp đồng BOT còn có BTO (Build - Transfer Operation: Xây dựng - Chuyển giao - Vận hành) và BT (Build - Transfer: Xây dựng - Chuyển giao). Hợp đồng BOT là văn bản ký kết giữa các nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan có thẩm quyền của nước chủ nhà để đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng (kể cả mở rộng, nâng cấp, hiện đại hoá công trình) và kinh doanh trong một thời gian nhất định để thu hồi vốn và có lợi nhuận hợp lý, sau đó chuyển giao không bồi hoàn toàn bộ công trình cho nước chủ nhà. Hợp đồng xây dựng chuyển giao kinh doanh BTO và hợp đồng xây dựng chuyển giao BT, được hình thành tương tự như hợp đồng BOT nhưng có điểm khác là: đối với hợp đồng BTO sau khi xây dựng xong công trình nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao lại cho nước chủ nhà và được Chính phủ nước chủ nhà dành cho quyền kinh doanh công trình đó hoặc công trình khác trong một thời gian đủ để hoàn lại toàn bộ vốn đầu tư và có lợi nhuận thỏa đáng về công trình đã xây dựng và chuyển giao. Đối với hợp đồng BT, sau khi xây dựng xong công trình nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao lại cho nước chủ nhà và được chính phủ nước chủ nhà thanh toán bằng tiền hoặc bằng tài sản nào đó tương xứng với vốn đầu tư đã bỏ ra và một tỷ lệ lợi nhuận hợp lý. Doanh nghiệp được thành lập thực hiện hợp đồng BOT, BTO, BT mặc dù hợp đồng dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài nhưng đối tác cùng thực hiện hợp đồng là các cơ quan quản lý nhà nước ở nước sở tại. Lĩnh vực hợp đồng hẹp hơn các doanh nghiệp FDI khác, chủ yếu áp dụng cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng; được hưởng các ưu đãi đầu tư cao hơn so với các hình thức đầu tư khác và điểm đặc biệt là khi hết hạn hoạt động, phải chuyển giao không bồi hoàn công trình cơ sở hạ tầng đã được xây dựng và khai thác cho nước sở tại. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất