Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đầu tư phát triển thủy sản tỉnh thanh hóa...

Tài liệu đầu tư phát triển thủy sản tỉnh thanh hóa

.DOC
48
66
78

Mô tả:

1 Xuất phát điểm là một tỉnh thuần nông. Thanh Hóa được thiên nhiên ưu đãi có mạng lưới sông ngòi dày đặc, điều kiện khí hậu thuận lợi, ..Nhờ những điều kiện thuận lợi như vậy, ngành thủy sản tỉnh Thanh Hóa đã phát triển mau lẹ, nhanh chóng trở thành một trong những ngành đóng góp quan trọng vào tổng GDP của toàn tỉnh. Ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chính vì vậy, đầu tư phát triển ngành thủy sản là rất cần thiết. Tuy nhiên ngành thủy sản tỉnh Thanh Hóa đã được quan tâm đúng mức và khai thác hiệu quả tiềm năng chưa??? Để có cái nhìn toàn diện hơn về hoạt động đầu tư phát triển ngành thủy sản tỉnh Thanh Hóa, em đã tìm hiểu và tổng hợp thông tin để viết đề án môn học về đề tài “ Đầu tư phát triển thủy sản tỉnh Thanh Hóa”. Đề án là những phân tích, đánh giá của em về tình hình đầu tư phát triển ngành thủy sản tỉnh Thanh Hóa. Đề án gồm 3 phần: Chương I: Những vấn đề lý luận chung về đầu tư phát triển và đầu tư phát triển Thủy Sản Chương II: Thực trạng đầu tư phát triển Thủy Sản tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2006-2010 Chương III: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển Thủy Sản tỉnh Thanh Hóa Em xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Văn Hùng đã tận tình chỉ dẫn, giúp em hoàn thành đề án này. Tuy nhiên, với kiến thức còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế ít ỏi nên bài viết này không tránh được những sai sót, em rất mong thầy giáo đóng góp ý kiến, giúp em hoàn thành bài viết này. Em xin chân thành cảm ơn! 2 Chương I. Những vấn đề lý luận chung về Thủy Sản và đầu tư phát triển Thủy Sản 1. Những vấn đề lý luận chung về Thủy Sản 1.1 Khái quát chung về Thủy Sản 1.1.1 Khái niệm: - Thủy sản là ngành kinh tế cấp I, bao gồm các hoạt động đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản và các hoạt động dịch vụ thủy sản có liên quan. Là một ngành kinh tế học được phân ngành thuộc ngành nông nghiệp, ra đời sớm và được Nhà Nước xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn. - Ngành thủy sản là một bộ phận hay còn gọi là một phân ngành của nông nghiệp, bởi vì ngành thủy sản có những đặc điểm cơ bản của nông nghiệp nói chung. Tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành thủy sản là mặt nước; đối tượng lao động là những sinh vật thủy sinh; kết quả sản xuất của ngành là những sản phẩm sinh vật, những kết quả sinh học. - Khi nói đến ngành thủy sản thường nhắc tới các khía cạnh sau: + Thứ nhất: Mặc dù có những đặc điểm tương tự của nông nghiệp, ngành thủy sản vẫn có tính độc lập tương đối về kinh tế, kỹ thuật và môi trường:  Tính độc lập tương đối về kinh tế biểu hiện ở chỗ trong ngành thủy sản người ta rất khó phân biệt rạch ròi về quyền sở hữu, quản lý và sử dụng thủy vực và các nguồn lợi thủy sản, nhất là đối với các lưu vực con sông, cửa biển, vùng vịnh hay vùng biển. Do vậy, trong hình thức tổ chức sản xuất, sự hiệp tác thường được coi trọng.  Về mặt kỹ thuật, tính độc lập tương đối thể hiện ở chỗ ngành thủy sản cũng đòi hỏi phải có một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật riêng phục vụ cho nuôi trồng hay đánh bắt.  Về môi trường, hoạt động của ngành thủy sản cũng có thể gây ô nhiễm môi trường nước, lại cũng có thể làm các thủy vực và nguồn lợi thủy sản bị ô nhiễm hay hủy hoại do hoạt động của các ngành khác gây ra. Do vậy, sự phát triển hài hòa giữa thủy sản với trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp trên từng vùng sinh thái là điều kiện phát triển bền vững của nông nghiệp nói chung. + Thứ hai: Những hoạt động xuất phát điểm của ngành thủy sản là nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Tùy vào điều kiện cụ thể của của mỗi vùng, mỗi địa phương về mặt nước và nguồn lợi nuôi trồng thủy sản mà địa phương đó coi trọng 3 hoạt động nuôi trồng, đánh bắt hay kết hợp phát triển hài hòa các hoạt động nói trên. + Thứ ba: ngành thủy sản là một ngành có tính chất liên ngành cao. Khi trình độ phát triển và nhu cầu xã hội còn thấp, sản xuất ngành thủy sản có quy mô nhỏ, sản phẩm ít nên chỉ đáp ứng nhu cầu trực tiếp dưới dạng sản phẩm tươi. Khi quy mô sản xuất tăng lên, nhu cầu tiêu dùng của xã hội đa dạng và phức tạp thì việc chế biến phần lớn các sản phẩm thủy sản đòi hỏi phát triển mạnh mẽ các ngành chuyên môn hóa hẹp như: công nghiệp đánh bắt cá biển, cơ khí chế tạo và sửa chữa tàu thuyền, công nghiệp chế biến thức ăn cho chăn nuôi thủy sản, công nghiệp chế biến thủy sản,… 1.1.2 Các hoạt động cơ bản của ngành thủy sản bao gồm :  Khai thác thủy sản Là hoạt động khai thác tài nguyên dưới nước và mặt nước có nhiệm vụ đánh bắt động thực vật nhằm cung cấp cho các nhu cầu chế biến, sơ biến hoặc trực tiếp cho bữa ăn hàng ngày. Lực lượng sản xuất chủ yếu là:  Lao động đánh bắt  Tàu thuyền khai thác với các trang thiết bị hàng hải và phụ trợ khác.  Ngư cụ: lưới câu, vây, câu.  Nguồn lợi thủy hải sản Sản phẩm chủ yếu là: thủy hải sản tươi sống hoặc ướp lạnh  Nuôi trồng thủy sản Là hoạt động sản xuất chuyên cung cấp các sản phẩm động thực vật dưới nước sau một quá trình nuôi trồng có sự tác động lên hệ sinh trưởng bằng các phương pháp thông thường hoặc đặc biệt khác nhau Lực lượng sản xuất chủ yếu:  Lao động nuôi trồng thủy sản với trình độ kỹ thuật  Hệ thống ao, đầm, bè… được đầu tư cải tạo.  Con giống  Hệ thống máy móc phụ trợ: máy bơm, máy trộn oxy, hệ thống xử lý nước.  Thức ăn cho nuôi trồng, thuốc chữa bệnh và phòng dịch.  Các ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng. Sản phẩm chủ yếu là: thủy sản tươi sống, ướp lạnh cung cấp cho các nhu cầu tiêu dung hàng ngày của nhân dân qua việc chế biến, sơ biến hoặc ăn tươi.  Chế biến thủy sản: 4 Là hoạt động sản xuất cung cấp các sản phẩm thủy sản sau một quá trình tác động cơ, lý, hóa, lên các đối tượng thủy sản tươi sống hoặc đã qua sơ chế để đáp ứng nhu cầu càng cao, phong phú và đa dạng của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Lực lượng sản xuất chủ yếu:  Lao động với trình độ tay nghề tương ứng  Hệ thống nhà xưởng, dây chuyền sản xuất  Nguyên vật liệu chế biến  Cơ khí dịch vụ hậu cần Đây là ngành sản xuất các sản phẩm dịch vụ cho các hoạt động khai thác, nuôi trồng và chế biến, là một trong những hoạt động làm cầu nối giữa cung cấp đầu vào và sản xuất, ogiữa sản xuất và tiêu thụ, có chức năng hỗ trợ và tiêu thụ sản phẩm cho các hoạt động sản xuất thủy sản. Các hoạt động cụ thể là:  Đóng sửa tàu thuyền  Cung cấp các yếu tố đầu vào: thức ăn công nghiệp, thuốc phòng và chữa bệnh, chế biến đá lạnh, xăng dầu, sản xuất và cung ứng ngư cụ…  Dịch vụ thương mại đầu ra  Hoạt động xây dựng, sửa chữa các cảng, bến cá. 1.1 Đặc điểm của ngành Thủy Sản  Thủy sản là một ngảnh kinh tế kỹ thuật đặc trưng gồm các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến và cơ khí dịch vụ hậu cần. Là một trong những ngành kinh tế biển quan trọng của đất nước. sản xuất kinh doanh thủy sản dựa trên khai thác có hiệu quả, lâu bền nguồn lợi thủy sinh tiềm năng các vùng nước, do vậy có mối liên hệ rất chặt chẽ với sản xuất nông nghiệp, vận tải, dầu khí, dịch vụ, …  Cụ thể ngành có các đặc điểm sau: - Ngành thủy sản vừa mang tính nông nghiệp, công nghiệp, thương mại lại vừa chịu sự chi phối rất lớn của thiên nhiên. - Ngành thủy sản là ngành có năng suất và hiệu quả lao động tự nhiên cao, có tác dụng tái sản xuất mở rộng. Có nhiều thành phần kinh tế tham gia sản xuất đa dạng. - Ngành thủy sản có khả năng thu hồi vốn nhanh có thể thu hoạch được sản phẩm và tiêu thụ trong thời gian ngắn. - Ngành thủy sản là ngành có nguồn tài nguyên phong phú với trữ lượng lớn, tạo khả năng khai thác với quy mô lớn và con người có thể tái tạo nguồn tài nguyên này. - Sản xuất thủy sản mang tính thời vụ cao. 5  Những đặc điểm chủ yếu của sản xuất kinh doanh thủy sản - Đối tượng sản xuất là các sinh vật sống trong nước: Các loài động vật sống trong môi trường nước mặt là đối tượng sản xuất của ngành thủy sản. Môi trường nước mặt cho sản xuất thủy sản gồm có biển và các mặt nước trong nội địa. Những sinh vật sống trong môi trường nước, với tư cách là đối tượng lao động của ngành thủy sản có đặc điểm: khó xác định về trữ lượng, chịu tác động của yếu tố thời tiết, khó bảo quản sau khi thu hoạch hoặc đánh bắt, cần có những nghiên cứu cơ bản để nắm vững qui luật sinh trưởng và phát triển của từng giống, loài. - Thủy vực là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế: Các loại mặt nước bao gồm: sông, hồ, ao, mặt nước ruộng, cửa sông, biển…gọi chung là thủy vực được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp, thủy vực là tư liệu sản xuất đặc biệt, chủ yếu không thể thay thế của ngành thủy sản. Không có thủy vực sẽ không có sản xuất thủy sản. Vì vậy, cần sử dụng thủy vực một cách tiết kiệm, thực hiện quy hoạch các loại hình thủy vực, chú trọng bảo vệ môi trường nước, biển… - Ngành thủy sản là ngành sản xuất vật chất có tính hỗn hợp, tính liên ngành cao: Với tính cách là một ngành sản xuất vật chất, ngành thủy sản bao gồm nhiều hoạt động sản xuất cụ thể có tính chất tương đối khác nhau nhưng có mối liên quan chặt chẽ nhau như: khai thác, nuôi trồng, chế biến và các dịch vụ thủy sản. Ngày nay, dưới tác động mãnh mẽ của sự phát triển lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội làm cho các hoạt động sản xuất thủy sản được chuyên môn hóa ngày càng cao. Các hoạt động chuyên môn hóa khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ thủy sản có trình độ và qui mô phát triển tùy thuộc nhu cầu thị trường và mỗi hoạt động lại dựa trên nền tảng nhất định về cơ sở vật chất kỹ thuật và phương pháp công nghệ, tạo nên những ngành chuyên môn hóa hẹp có tính chất độc lập tương đối. Tuy vậy, do đặc điểm của sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm thủy sản, tính liên kết vốn có của các hoạt động, khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ thủy sản lại đòi hỏi phải gắn bó các ngành chuyên môn hóa hẹp nói trên trong một thể thống nhất, ở trình độc cao hơn mang tính liên ngành. Tính hỗn hợp và tính liên ngành cao của các hoạt động sản xuất có tính chất tương đối khác nhau, làm cho ngành thủy sản vừa có tính chất của một ngành sản xuất công nghiệp, vừa có tính chất của sản xuất nông nghiệp. 1.3. Vai trò của thủy sản trong nền kinh tế quốc dân 6 1.3.1 Tăng tổng sản phẩm quốc nội, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế: Ngành thủy sản là ngành có khả năng tạo ra nhiều giá trị gia tăng. Vì vậy, phát triển mạnh ngành thủy sản đặc biệt phát triển công nghiệp chế biến thủy sản sẽ góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của không chỉ ngành nông nghiệp mà của cả nền kinh tế. Ngành thủy sản là ngành sản xuất vật chất vì vậy đứng trên giá độ nền kinh tế, nó không chỉ làm tạo thêm của cải vật chất cho xã hội, gia tăng thu nhập quốc dân mà còn tác động đến chất lượng tăng trưởng kinh tế. Ngành thủy sản có tác động rất nhiều đến tốc độ tăng trưởng chung của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, trong bối cảnh tỷ trọng của các ngành này trong GDP ngày càng có xu thế giảm dần theo hướng hiện đại hóa, công nghiệp hóa. Chính vì vậy, ngành thủy sản góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế vững chắc, thu hẹp ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản nhưng vẫn đảm bảo tỷ trọng đóng góp của những ngành này cho GDP duy trì ở tỉ lệ an toàn. Do đó, nâng cao chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế. 1.3.2. Gia tăng giá trị xuất khẩu, thúc đẩy tiến trình hội nhập KT thế giới: Đối với những nước có tiềm năng về thủy lực và nguồn lợi thủy sản, phát triển ngành thủy sản tạo ra nguồn hàng xuất khẩu có giá trị, tăng thu ngoại tệ cho đất nước. Ngoài ra, việc mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo ra quan hệ thương mại với nhiều nước trên thế giới, góp phần mở ra những còn đường mới và mang lại nhiều bài học kinh nghiệm để nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào khu vực và thế giới. Trong những năm qua, sản phẩm của ngành thủy sản đã chiếm tỷ trọng lớn trong hàng xuất khẩu Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản luôn chiếm lớn, khoảng 5-7% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và đang có xu hướng tăng lên. Bảng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam 2005-2009 (đơn vị: triệu USD) Năm 2005 Giá trị XK 2732,5 Thủy Sản 2006 2007 2008 2009 3358,0 3763,4 4510,1 4251,3 7 ( số liệu: niêm giám thống kê 2009) Theo thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, giá trị xuất khẩu thủy sản chính ngạch của cả nước trong 6 tháng năm 2010 đạt 398.8 triệu USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái; 6 tháng đầu năm 2010 đạt 2,047 tỷ USD (gồm cả lũy kế), tăng 17%. Nguồn thu ngoại tệ lớn từ xuất khẩu sẽ góp phần thúc đẩy quá trình CNHHĐH đất nước một cách có hiệu quả, vững chắc.  Thị trường cho xuất khẩu Việt Nam ngày càng được mở rộng đặc biệt là các thị trường lớn như Mỹ, Nhật, EU. Thị trường Khối lượng (tấn) Giá trị (triệu Thị phần(%) USD) Nhật 5233 37,586 Mỹ 2816 28,589 18,2% 16,6% EU 2936 23,033 24,5% Hàn Quốc 1093 7,978 7,4% Ôxtrâylia 463 4,250 2,8% ASEAN 260 1,615 4,7% Trung Quốc 1359 9,333 5% 2566 18,948 20,7% 16726 131,332 100% Thị trường khác Tổng Bảng: khối lượng và giá trị và thị phần của các thị trường xuất khẩu thủy sản chính 6 tháng đầu năm 2010 1.3.3. Cung cấp thực phẩm, tạo nguồn dinh dưỡng và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia: Các kết quả nghiên cứu của các chuyên gia về dinh dưỡng đã khẳng định hầu hết các loại thủy sản đều là loại thực phẩm giàu đạm, dễ tiêu hóa, phù hợp với sinh lý dinh dưỡng ở mọi lứa tuổi. Càng ngày thủy sản càng được tin tưởng như một loại 8 thực phẩm ít gây bệnh tật (tim mạch, béo phì, ung thư…) và ít chịu ảnh hưởng của ô nhiễm hơn. Xét về thành phần phần dinh dưỡng cho thấy: so với các loại thịt, các loại thực phẩm là thủy sản có chứa ít chất mỡ hơn, nhiều chất khoáng hơn nhưng chất đạm cũng khá cao. Ngành đã góp phần đảm bảo được yêu cầu cụ thể là tăng nhiều đạm và vitamin cho thức ăn, cải thiện dinh dưỡng bữa ăn, làm tăng sức khỏe cho của người lớn và giảm suy dinh dưỡng trẻ em. Ngành thủy sản cung cấp một phần thức ăn cho chăn nuôi, đặc biệt cho chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Bột cá và các chế phẩm, phụ phẩm thủy sản chế biến là nguồn thức ăn giàu đạm được sử dụng làm thức ăn hoặc để chế biến thức ăn phục vụ chăn nuôi gia súc, gia cầm. Theo tính toán của FAO, hàng năm có khoảng trên 25% sản lượng thủy sản được sử dụng trực tiếp vào chế biến thức ăn chăn nuôi. Ngành thủy sản cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và một số ngành công nghiệp khác. Nguồn cung cấp cho công nghiệp chế biến thực phẩm gồm tôm, các, nhuyễn thể, rong biển…Các nguyên liệu thủy sản còn được sử dụng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp dược phẩm, mỹ nghệ… Ở tầm vĩ mô, ngành thủy sản đã cung cấp thực phẩm trực tiếp cho người dân, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. 1.3.4. Tạo việc làm Ngành thủy sản là một ngành kinh tế tạo cơ hội công ăn việc làm cho nhiều cộng đồng nhân dân, đặc biệt ở những vùng nông thôn và vùng ven biển. Những năm gần đây, đặc biệt từ năm 2001, công tác khuyến ngư đã tập trung vào hoạt động trình diễn các mô hình khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, hướng dẫn người nghèo làm ăn. Hiện tại, mô hình kinh tế hộ gia đình được đánh giá là đã giải quyết cơ bản công ăn việc làm cho ngư dân ven biển. Bên cạnh đó, mô hình kinh tế tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân đã góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở các vùng, nhất là lao động nông nhàn ở các tỉnh Nam Bộ và Trung Bộ. Nghề khai thác thuỷ sản ở sông Cửu Long được duy trì đã tạo công ăn việc làm cho 48.000 lao động ở 249 xã ven sông. 1.3.5. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn 9 Việt Nam có đầy đủ điều kiện để phát triển một cách toàn diện một nền kinh tế biển. Nếu như trước đây việc lấn ra biển, ngăn chặn những ảnh hưởng của biển để mở rộng đất đai canh tác là định hướng cho một nền kinh tế nông nghiệp lúa nước thì hiện nay việc tiến ra biển, kéo biển lại gần sẽ là định hướng khôn ngoan cho một nền kinh tế công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Trong những thập kỉ qua, nhiều công trình hồ thuỷ điện đã được xây dựng, khiến nước mặn ngoài biển thâm nhập sâu vào vùng cửa sông, ven biển. Đối với nền canh tác nông nghiệp lúa nước thì nước mặn là một thảm hoạ, nhưng với nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ thì nước mặn được nhận thức là một tiềm năng mới, vì hoạt động nuôi trồng thuỷ sản có thể cho hiệu quả canh tác gấp hàng chục lần hoạt động canh tác lúa nước. Một phần lớn diện tích canh tác nông nghiệp kém hiệu quả đã được chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản. Nguyên nhân của hiện tượng này là do giá thuỷ sản trên thị trường thế giới những năm gần đây tăng đột biến, trong khi giá các loại nông sản xuất khẩu khác lại bị giảm sút dẫn đến nhu cầu chuyển đổi cơ cấu diện tích giữa nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp càng trở nên cấp bách. Chính phủ đã đưa ra nghị quyết 09 NQ/CP ngày 15/6/2000 về chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và đó cũng là yếu tố giúp cho quá trình chuyển đổi diện tích nuôi trồng thuỷ sản càng diễn ra nhanh, mạnh và rộng khắp hơn. Tại nhiều vùng nông thôn, phong trào nuôi cá ruộng trũng phát triển mạnh mẽ. Đây là hình thức nuôi cho năng suất và hiệu quả khá lớn, được đánh giá là một trong những hướng chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp, góp phần làm tăng thu nhập cho người lao động và xoá đói giảm nghèo ở nông thôn. 1.3.6. Giúp xóa đói giảm nghèo Ngành Thuỷ sản đã lập nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo bằng việc phát triển các mô hình nuôi trồng thuỷ sản đến cả vùng sâu, vùng xa, không những cung cấp nguồn dinh dưỡng, đảm bảo an ninh thực phẩm mà còn góp phần xoá đói giảm nghèo. Tại các vùng duyên hải, từ năm 2000, nuôi thuỷ sản nước lợ đã chuyển mạnh từ phương thức nuôi quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh, thậm chí nhiều nơi đã áp dụng mô hình nuôi thâm canh theo công nghệ nuôi công nghiệp. Các vùng nuôi tôm rộng lớn, hoạt động theo quy mô sản xuất 10 hàng hoá lớn đã hình thành, một bộ phận dân cư các vùng ven biển đã giàu lên nhanh chóng, rất nhiều gia đình thoát khỏi cảnh đói nghèo nhờ nuôi trồng thuỷ sản. Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ở các mặt nước lớn như nuôi cá hồ chứa cũng đã phát triển, hoạt động này luôn được gắn kết với các chương trình phát triển trung du miền núi, các chính sách xoá đói giảm nghèo ở vùng sâu vùng xa. Về mặt xã hội các chương trình này tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc; trợ giúp cho việc xóa bỏ tập quán du canh du cư của đồng bào. 1.3.7. Giúp đảm bảo chủ quyền quốc gia, an ninh quốc phòng trên biển và hải đảo: Ngành Thuỷ sản luôn giữ vai trò quan trọng trong bảo vệ an ninh, chủ quyền trên biển, ổn định xã hội và phát triển kinh tế các vùng ven biển, hải đảo, góp phần thực hiện chiến lược quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân. Việc phát triển các trạm tàu khai thác thủy sản xa bờ, hệ thống cảng cá tuyến đảo sẽ góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng cho vùng biên giới biển đảo của Tổ quốc. 2. Những vấn đề chung về đầu tư phát triển Thủy Sản 2.1 Đặc điểm đầu tư phát triển Thủy Sản 2.1.1 Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát triển Thủy Sản thường rất lớn. Đầu tư phát triển ngành Thủy Sản đòi hỏi một lượng vốn đầu tư khá lớn. Chủ yếu là vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Đầu tư xây dựng các nhà máy công nghiệp phụ trợ như nhà máy sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi tôm và nhà máy chế biến…đầu tư xây dựng hệ thống đê điều, thủy lợi, cảng cá… chi phí để xây dựng một hệ thống thủy lợi cũng không kém việc xây dựng một nhà máy hay một khách sạn. Ngoài ra, phát triển hệ thống đường xá, kho bãi và bến cảng cũng là những cơ sở hạ tầng cần thiết để hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến và xuất khẩu quy mô vốn đầu tư lớn đòi hỏi đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cần tính đồng bộ và trên diện rộng vì vậy cần có kế hoạch quản lý đầu tư và có những chính sách biện pháp huy động đủ vốn và kịp tiến độ. 2.1.2 Thời kì đầu tư kéo dài Thời kì đầu tư tính từ khi thực hiện dự án đến khi dự án hoàn thành và đưa vào hoat động. Cũng giống như các công trình xây dựng khác, hoạt động đầu tư 11 phát triển cơ sở hạ tầng Thủy lợi có thời gian đầu tư kéo dài. Tuy nhiên do đặc trưng của ngành Thủy Sản đối với hoạt động đầu tư nuôi trồng thủy sản hay đầu tư khai thác thủy sản thì thời kì đầu tư được tính theo vụ hoặc mùa. 2.1.3 Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài Sau khi hệ thống cơ sở hạ tầng (hệ thống đê điều thủy lợi, càng cá, nhà máy công nghiệp phụ trợ, bến cảng,…) hoàn thành. Thời gian đưa các công trình vào hoạt động đến khi hết thời hạn sử dụng là kéo dài. Ví dụ như hệ thống đê điều thủy lợi có thể hoạt động 20năm, 30 năm và lầu hơn thế nữa. 2.1.4 Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển mà là các công trình xây dựng thường phát huy tác dụng ở ngay tại nơi nó được tạo dựng nên, do đó quá trình thực hiện đầu tư cũng như vận hành các kết quả đầu tư chịu ảnh hưởng lướn của các nhân tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng. Đầu tư trong lĩnh vực thủy sản là quá trình thực hiện một công cuộc đầu tư cũng như việc thu hoạch những kết quả của nó chịu ảnh hưởng nhiều của các điều kiện tự nhiên. Đặc trưng này là do đặc điểm của ngành Thủy Sản chi phối. Khí hậu là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới kết quả đầu tư, khi đầu tư người ta thường phải nghiên cứu rõ điều kiện khí hậu, bởi nó ảnh hưởng mạnh đến kết quả sản xuất thủy sản hay kết quả đầu tư. Ví dụ như khi tiến hành xây dựng hệ thống thủy lợi thì thường phải tiến hành vào mùa nước cạn, bởi khi nước lên thì việc xây dựng rất tốn kém. Do vậy mà khi đầu tư vào thủy sản để có những công cuộc đầu tư mang lại hiệu quả cao hoặc có những biện pháp phòng tránh ảnh hưởng xấu của tự nhiên hữu hiệu. 2.1.5 Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao Đầu tư phát triển trong thủy sản có độ rủi ro cao, đây là vấn đề thiệt thòi cho Thủy Sản. Sở dĩ rủi ro cao vì đầu tư trong ngành Thủy Sản một mặt chịu tác động chung của các công cuộc đầu tư (do quy mô vốn lớn, thời kì đầu tư kéo dài, thời gian vận hành kết quả đầu tư kéo dài..) mặt khác nó còn chịu ảnh hưởng cực mạnh của những biến đổi tự nhiên xấu (lũ lụt,..). Ngoài ra việc kiểm soát và hạn chế những rủi ro này là rất khó, đôi khi không thể ngăn chặn nổi. Một thiệt thòi lớn của đầu tư là tỉ suất lợi nhuận của hoạt động đầu tư trong Thủy Sản rất thấp thường chỉ vài phần trăm một năm trong khi các ngành khác đạt hơn 10%, do thủy sản có tốc độ tăng trưởng khôn cao. 2.2 Nội dung đầu tư vào ngành thủy sản: 12 2.2.1 Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: Ngành thủy sản là ngành có tư liệu sản xuất là mặt nước mặt, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Chính vì vậy, để tăng trưởng và phát triển ngành cần chú trọng đến đầu tư cơ sở hạ tầng, là yếu tố nền tảng: nguồn lực về diện tích mặt nước phải được sử dụng nhiều hơn trong nuôi trồng thủy sản, chất lượng nước cao hơn, giảm ô nhiễm môi trường nước, mở rộng các vùng lãnh hải khai thác trên biển, hướng tới khai thác cá viễn dương. Ngành thủy sản cũng có đặc điểm giống với ngành nông nghiệp nói chung là chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi khí hậu, thời tiết, thiên nhiên v.v…Để hạn chế tác động tiêu cực của những yếu tố này, cần phải đầu tư xây dựng hệ thống đê điều, thủy lợi, cảng cá… Ngoài ra, phát triển hệ thống đường xá, kho bãi và bến cảng cũng là những cơ sở hạ tầng cần thiết để hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến và xuất khẩu được thuận lợi, tiết kiệm chi phí và cho hiệu quả cao. Để thuận tiện cho việc quản lý, phát triển và đạt hiệu quả đầu tư cao nhất cần xây dựng và phát triển các trung tâm nghề cá, các hợp tác xã ngư nghiệp. Nước mặt là tư liệu sản xuất khó phân ranh giới sở hữu, hoạt động sản xuất ngư nghiệp trên khúc sông này, đoạn biển này có ảnh hưởng ngoại ứng đến khúc sông khác, đoạn biển khác. Vì vậy để phát triển ngành thủy sản khó có thể phát triển theo từng cá nhân riêng lẻ mà cần sự hợp tác, thống nhất của cả tập thể. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cần tính đồng bộ và trên diện rộng vì vậy cần có kế hoạch quản lý đầu tư và huy động nguồn vốn, thường là từ ngân sách và vốn từ doanh nghiệp, hộ gia đình cùng đóng góp. Đầu tư xây dựng các nhà máy công nghiệp phụ trợ như nhà máy sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi tôm và chăn nuôi công nghiệp, nhà máy chế biến v.v..đảm bảo đầu vào và đầu ra cho ngành. 2.2.2 Đầu tư khai thác thủy sản: Với tốc độ gia tăng dân số chóng mặt, sinh vật sống trong nước không phát triển kịp với tốc độ đánh bắt, khai thác của con người. Dần dần trữ lượng thủy hải sản ở vùng biển gần bờ cũng hết, để phát triển ngành thủy sản lâu dài và thu được 13 giá trị cao hơn, chúng ta cần phải biết đầu tư tàu thuyền, dụng cụ để đánh bắt được ở ngoài khơi xa. Ngư dân cũng cần trang bị thêm thiết bị, máy móc để tăng năng suất và hiệu quả, cũng như đảm bảo an toàn đi biển. Nhà nước cũng tích cực xây các đài phát sóng, phát tín hiệu giữ liên lạc với tàu thuyền trong hải phận nước mình, thông báo tin thời tiết, bão lũ để các tàu tránh bão kịp thời. Đầu tư phát triển mới còn cần kết hợp với biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đầu tư phát triển công nghệ lọc dầu, xử lý chất thải ở những vùng biển bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi dầu, chất thải công nghiệp và thuốc bảo vệ thực vật. Đầu tư phát triển công cụ khai thác, đánh bắt thủy sản hiện đại và an toàn hơn, không sử dụng các công cụ khai thác có tính hủy diệt nguồn lợi như: chất nổ, xung điện, chất độc… 2.2.3 Đầu tư nuôi trồng thủy sản: Phát triển nuôi trồng thủy sản kết hợp với việc lập dự án đầu tư cụ thể như quy hoạch phát triển thủy lợi và đê biển chung trên địa bàn nuôi trồng thủy sản. Những vùng ruộng sản xuất lúa kém hiệu quả cần khuyến khích người dân chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản. Tùy theo điều kiện sinh thái, môi trường, thổ nhưỡng và khả năng thủy lợi của từng vùng và địa phương mà chọn hướng đầu tư tổ chức và đầu tư vào công nghệ cho thích hợp như: như nuôi thâm canh, bán thâm canh, nuôi luân canh một vụ lúa, một vụ tôm hoặc cá, nuôi xen canh kết hợp lúa – cá, lúa – tôm, nuôi thủy sản kết hợp với trồng rừng, nuôi sinh thái hoặc làm vườn. Đầu tư vào khoa học công nghệ sản xuất giống thủy sản nhân tạo phục vụ cho nuôi trồng thủy sản. Nghiên cứu tạo ra nhiều giống mới có khả năng sinh sản cao, kháng bệnh tốt, thích ứng nhanh với thay đổi môi trường và cho năng suất cao, tạo khả năng chủ động về giống nuôi cho thủy sản thương phẩm ở quy mô ngày càng tăng. Đặc biệt, những giống thủy sản có giá trị xuất khẩu cao, có nhu cầu cao trên thị trường thế giới cần được quan tâm lai tạo để thích nghi được với khí hậu vùng nuôi trồng. Đầu tư xây dựng và nâng cấp các trung tâm giống thủy sản quốc gia và các trại giống cấp I cấp tỉnh. 2.2.4 Đầu tư cho chế biến và xuất khẩu thủy sản: 14 Đầu tư đổi mới công nghệ hiện đại và nâng cấp xí nghiệp chế biến, tạo ra sản phẩm chất lượng và có tính đa dạng, tạo ra những sản phẩm có chất lượng ổn định, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tiết kiệm nhiên liệu, giữ vệ sinh môi trường, an toàn cho người sử dụng. Đầu tư phát triển công nghệ vận chuyển, bảo quản nguyên liệu sau thu hoạch, đảm bảo khả năng cung cấp nguyên liệu cho hoạt động sản xuất vận hành với công suất tối đa. Đầu tư marketing, hệ thống phân phối để mở rộng thị trường và đa dạng hóa các mặt hàng chế biến cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Lấy sự đa dạng của mặt hàng chế biến để kích thích lại sự đa dạng của nguồn nguyên liệu từ khao thác và nuôi trồng. Đồng thời tận dụng sản phẩm của khai thác để tạo ra hàng hóa giá trị gia tăng, lấy chế biến làm cơ sở cho việc nâng cao giá trị các sản phẩm thủy sản. Nói chung, một mặt nâng cao khả năng cạnh tranh của thủy sản xuất khẩu, mặt khác tập trung khai thác thị trường nội địa có sức mua lớn, đang tiếp tục tăng cùng sự phát triển ngành du lịch nước ta. 2.2.5 Đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực: Con người là yếu tố quan trọng có tính quyết định đến quá trình phát triển sản xuất và chế biến sản phẩm. Vì vậy cần coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng để thường xuyên nâng cao trình độ về chuyên môn kỹ thuật cho người lao động làm công tác chế biến thủy sản. Đồng thời việc nâng cao cả thể trạng cho người lao động bằng các giải pháp thích hợp đảm bảo cho họ có đủ khả năng và thể lực dồi dào để thực hiện tốt yêu cầu nhiệm vụ chế biến thủy sản đặt ra. Đào tạo, thay đổi nhận thức ngư dân để họ không sử dụng các công cụ khai thác lỗi thời, lạc hậu, gây hủy diệt và ô nhiễm nguồn nước như chất nổ, chất độc, xung điện… Về lao động đánh cá, cần đào tạo mới và bổ sung nghiệp vụ cho số lao động này vì không có thuyền trưởng giỏi thì khó mà phát triển đánh bắt xa bờ. Chọn các thuyền trưởng và thuyền viên đã qua sản xuất đi đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ hoặc đưa đi đào tạo, bồi dưỡng đồng bộ ở nước ngoài theo loại nghề mà có chủ trương du nhập công nghệ. 15 Về lao động nuôi trồng thủy sản, cần chú trọng đào tạo chuyên môn, tạo nguồn nhân lực và khuyến ngư. Xóa bỏ tập quán nuôi trồng lạc hậu, áp dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng, đào tạo nguồn nhân lực làm chủ được các khoa học kỹ thuật áp dụng. 2.3 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả đầu tư phát triển Thủy Sản 2.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả Có rất nhiều chỉ tiêu đánh giá kết quả đầu tư, tuy nhiên sau đây là 2 chỉ tiêu quan trọng, và phản ánh chính xác nhất kết quả đầu tư phát triển ngành Thủy Sản. 2.3.1.1 Ảnh hưởng của ngành Thủy Sản tới sự phát triển chung của đất nước. - Tổng sản phẩm trong nước (GDP) chín tháng năm 2010 ước tính tăng 6,52% so với chín tháng năm 2009. Trong tổng sản phẩm trong nước chín tháng, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 21,09%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 40,85%; khu vực dịch vụ chiếm 38,06%; Trong đó Kinh tế thủy sản đóng góp 16,52% GDP trong khối nông – lâm – ngư nghiệp. Trong mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế chín tháng năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,89%. => Qua các số liệu trên cho thấy ngành thủy sản đã đóng góp một phần không nhỏ vào GDP của đất nước. Bên cạnh đó, do đặc trưng của ngành Thủy Sản có tính chất liên ngành cao, nên sư phát triển của ngành sẽ tác động tích cực tới sự phát triển của các ngành chuyên môn hóa hẹp như: công nghiệp đánh bắt cá biển, cơ khí chế tạo và sửa chữa tàu thuyền, công nghiệp chế biến thức ăn cho chăn nuôi thủy sản, công nghiệp chế biến thủy sản,… - Theo kế hoạch của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020 Kinh tế thủy sản đóng góp 20-35% GDP trong khối nông – lâm – ngư nghiệp,tạo việc làm cho 5 triệu lao động nghề cá có thu nhập bình quân đầu người cao gấp 3 lần so với hiện nay… 2.3.1.2 Giá trị sản xuất Thủy Sản Theo kết quả điều tra 8 tháng đầu năm 2010, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 3.347,6 nghìn tấn, tăng 4,6% so cùng kỳ năm trước; trong đó sản lượng cá đạt 2.557,4 nghìn tấn, tăng 4,4%, tôm 348,7 nghìn tấn, tăng 5,7%; sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 1.760,3 nghìn tấn, tăng 4,9%, sản lượng thủy sản khai thác đạt 1.587 16 nghìn tấn, tăng 4,2% (trong đó khai thác biển đạt 1.471 nghìn tấn). Về xuất khẩu thuỷ sản tháng 8 ước đạt 460 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2010 lên 2,9 tỷ USD. Tính riêng tháng 8/2010, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 454,4 nghìn tấn, tăng 4,3% so cùng kỳ năm trước; trong đó cá đạt 327 nghìn tấn tăng 3,6%, tôm 74,7 nghìn tấn, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2009. Được biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 4,5 tỷ USD trong năm nay. 2.3.2 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư 2.3.2.1 Chỉ tiêu : GDP / vốn đầu tư Trong đó : + GDP : Tổng sản phẩm + Vốn đầu tư: là số vốn đầu tư của một dự án, của nhiều dự án đầu tư hay của cả một tỉnh, một nước trong thời kì nhất định. Chỉ tiêu nay cho biết tỉ lệ tương ứng giữa GDP và vốn đầu tư: GDP gấp bao nhiêu lần vốn đầu tư của cùng năm đó và cũng cho biết mức độ tiết kiệm của nền kinh tế và hiệu quả của đồng vốn đầu tư của tỉnh. Nếu tỉ lệ tích lũy và tích kiệm của nền kinh tế cao ( tức là mức tiết kiệm cuả nền kinh tế bằng 30-35% GDP, nếu đảo ngược lại nghĩa là GDP gấp 3,4 lần mức tích lũy tiết kiệm ( hay vốn đầu tư). Trong các chỉ tiêu tính hiệu quả đầu tư trong ngành Thủy Sản thì đây là chỉ tiêu dễ tính nhất cũng như đơn giản nhất bởi vì các số liệu thu thập về GDP cũng như về vốn đầu tư là tương đối dễ. 2.3.2.2 Giá trị sản phẩm thuần túy tăng thêm (NVA) Đây là chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả kinh tế xã hội ở tầm vĩ mô của đầu tư. NVA là mức chênh lệch giữa giá trị đầu ra và giá trị đầu vào. Công thức tính : NVA = O – (MI+ Iv) Trong đó: + NVA: giá trị sản phẩm thuần túy tăng thêm do đầu tư mang lại + O : giá trị đầu ra của công cuộc đầu tư (doanh thu) + MI: giá trị đầu vào của vật chất thường xuyên và các dịch vụ mua ngoài theo yêu cầu để đạt được đầu ra trên đây ( năng lượng. nhiên liệu, lao động…) 17 + Iv: vốn đầu tư hoặc khấu hao. Trong ngành Thủy Sản, chỉ tiêu này rất phù hợp bởi nhiều dự án Thủy Sản mang lại lợi ích xã hội hơn là lợi nhuận. nếu tính theo chỉ tiêu này thì mức lợi ích tính được của đầu tư trong ngành Thủy sản là tương đói cao. Tuy nhiên đây lại là chỉ tiêu rất khó được xác định. 2.3.2.3 Hệ số ICOR: - Biểu hiện tập trung của mối quan hệ giữa đầu tư phát triển với tăng trưởng kinh tế thể hiện ở công thức tính hệ số ICOR. Ở đây ta chỉ xét đến mối quan hệ giữa đầu tư và phát triển kinh tế ngành. - Hệ số ICOR (Incremental Capital Output Ratio – tỷ số gia tăng của vốn so với sản lượng) là tỷ số giữa quy mô đầu tư tăng thêm với mức gia tăng sản lượng, hay là suất đầu tư cần thiết để tạo ra một đơn vị sản lượng tăng thêm. - Về phương pháp tính, hệ số ICOR ngành được tính như sau: = : hệ số ICOR ngành i Chia cả tử số và mẫu số cho giá trí sản lượng nghành, có công thức thứ hai: = Từ công thức trên cho thấy, nếu ICOR không thay đổi tốc độ tăng sản lượng ngành hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu tư. Tuy nhiên, hệ số ICOR ngành còn chịu ảnh hưởng của nhân tố: + Thứ nhất, sự phát triển của khoa học và công nghệ có ảnh hưởng hai mặt đến hệ số ICOR. Gia tăng đầu tư cho khoa học công nghệ làm cho tử số của công thức tăng, mặt khác, sẽ tạo ra nhiều công nghệ mới, giống nuôi mới, làm máy móc hoạt động hiệu quả hơn, năng suất cao hơn, kết quả đầu tư tăng lên (tăng mẫu số của công thức). Như vậy, hệ số ICOR tăng hay giảm phụ thuộc vào xu hướng nào chiếm ưu thế. 18 + Thứ hai, do thay đổi cơ chế chính sách và phương pháp tổ chức quản lý. Cơ chế chính sách phù hợp, đầu tư có hiệu quả hơn (nghĩa là, kết quả đầu tư ở mẫu số tăng lớn hơn chi phí tử số) làm cho ICOR giảm và ngược lại. - ICOR của mỗi mỗi ngành phụ thuộc vào nhiều nhân tố, thay đổi theo trình độ phát triển kinh tế và cơ chế chính sách của đất nước. Ở một số ngành, ICOR thường cao do phải đầu tư nhiều vào máy móc, công nghệ thay thế cho lao động, hoặc thời hạn đầu tư dài, chi phí đầu tư lớn, lao động không thay thế được như du lịch, công nghiệp điện tử…ICOR ngành thủy sản phải thấp do cần phải sử dụng nhiều lao động để thay thế cho vốn. ICOR ngành thủy sản mà cao chứng tỏ việc sử dụng vốn chưa hiệu quả, còn thất thoát lãng phí vốn. Tuy nhiên, hệ số ICOR là một chỉ tiêu phản ảnh mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng không hoàn hảo, do các nguyên nhân sau: + ICOR bỏ qua sự tác động của các ngoại ứng như điều kiện tự nhiên, xã hội, cơ chế chính… + Hệ số ICOR không tính đến yếu tố độ trể thời gian của kết quả và chi phí, nhiều khi đầu tư tăng ở thời kì, giai đoạn này đến thời kì sau mới có kết quả. Vì vậy hệ số ICOR sẽ có một số sai lệch nhất định, vấn đề tái đầu tư… 2.3.2.4 Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành thủy sản trong ngành nông lâm ngư nghiệp: - Để đánh giá tốc độ phát triển của ngành thủy sản so với các ngành khác trong nông lâm ngư nghiệp, chúng ta còn sử dụng tỷ trọng giá trị sản xuất ngành thủy sản trong ngành nông lâm ngư nghiệp. Theo mục tiêu hiện đại hóa – công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành nông nghiệp, tỷ trọng giá trị sản xuất ngành thủy sản phải ngày càng tăng. Tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành thủy sản so với các ngành nông lâm ngư nghiệp khác được tính bằng: D= x 100% - Ngoài ra có thể sử dụng chỉ tiêu dưới đây để đánh giá vai trò của đầu tư tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế 19 Hệ số co dãn giữa việc thay đổi cơ cấu đầu tư = với thay đổi cơ cấu kinh tế của ngành Chỉ tiêu này cho biết, để tăng 1% tỷ trọng GDP của ngành trong tổng GDP (thay đổi cơ cấu kinh tế) thì phải đầu tư cho ngành tăng thêm bao nhiêu. 2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển thủy sản 2.4.1 Cung – cầu thủy sản 2.4.1.1 Cầu Cần khẳng định ngay rằng thị trường và nhu cầu tiêu dùng có ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định đầu tư. Bởi vì thị trường và nhu cầu của xã hội là người đặt hàng cho tất cả các ngành nghề, cơ sở kinh tế, đến xu hướng phát triển và phân công lao động xã hội, đến lĩnh vực kinh tế trong toàn bộ nền kinh tế. Nếu như xã hội không có nhu cầu thì tất nhiên không có bất kì một quá trình sản xuất nào. Cũng như vậy không có thị trường thì không có kinh tế hàng hóa. Thị trường và nhu cầu xã hội không chỉ quy định về số lượng mà cả về chất lượng các sản phẩm hàng hóa dịch vụ, nên nó có tác động trực tiếp đến quy mô, trình độ phát triển của các vị trí, tỷ trọng của các ngành, các khu vực, các thành phần kinh tế trong cơ cấu đầu tư. Theo ước tính của Tổ chức lương thực thế giới (FAO), nhu cầu thủy hải sản trên thế giới ở mức cao. Đối với các nước công nghiệp phát triển, thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, mức tiêu thụ thủy hải sản là trên 30kg/người/năm. Trong khi đó, nhu cầu nội địa cũng đang tăng cao do đời sống người dân ngày càng được cải thiện. Theo ước tính hiện nay là trên 20kg/người/năm. Như vậy, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thủy hải sản là rất tiềm năng. Đặc biệt bước sang năm 2010, khi cuộc khủng hoảng kinh tế đã qua, đời sống người dân dần ổn định và nâng cao, nhu cầu tiêu thụ mặt hàng thủy hải sản trên thế giới cũng như nội địa sẽ tăng lên. 2.4.1.2 Cung Xét về nguồn cung thủy sản hiện nay ở Việt Nam, Việt Nam có hơn 1 triệu km đường bờ biển và 1,4 triệu hecta mặt nước nội địa vì vậy nguồn cung thủy hải 20 sản rất dồi dào và ổn định. Trữ lượng hải sản ở Việt Nam ước tính có khoảng 4,2 triệu tấn và nguồn tái tạo là khoảng 1,73 triệu tấn. Mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản và cải thiện khả năng khai thác đánh cá xa bờ đã giúp sản lượng thủy hải sản Việt Nam không ngừng tăng trong những năm qua. 2.4.1.3 Cung –cầu P D’ D S A’ C’ S’ B Tác động của cung, cầu và giá cả thủy sản Q Giả sử cung cầu thủy sản đang đạt điểm cân bằng tại C, lúc đó giá thủy sản ở P*, sản lượng đạt Q*. Nếu cung thủy sản tăng lên, tức là đường cung dịch chuyển sang phải, từ S dịch chuyển sang S’, lúc này giá thủy sản sẽ giảm xuống từ P* xuống . Nhà đầu tư nhận thấy đầu tư vào ngành thủy sản không còn hấp dẫn nữa, lợi nhuận không cao sẽ quyết định chuyển vốn sang đầu tư ngành khác. Nếu nhu cầu thủy sản tăng lên, đường tổng cầu dịch chuyển sang phải từ D chuyển sang D’, cung không đủ cầu, giá thủy sản tăng từ P* lên . Nhận thấy đầu tư vào ngành thủy sản có lợi nhuận cao, nhà đầu tư tăng đầu tư vào ngành thủy sản. Và tương tự ngược lại với nhu cầu giảm hoặc nguồn cung giảm. Tác động của cung, cầu và giá cả thủy sản có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định đầu tư ngành thủy sản.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan