Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đấu tranh phòng chống tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ở việt nam ...

Tài liệu Đấu tranh phòng chống tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ở việt nam

.PDF
61
1
83

Mô tả:

1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA LUẬT BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2015-2016 ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN Ở VIỆT NAM 2 Bình Dương, ngày 14 tháng 03 năm 2016 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA LUẬT BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2015-2016 ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN Ở VIỆT NAM Sinh viên thực hiện: Đặng Vũ Khánh Nam, Nữ: Nam Dân tộc: Kinh Lớp, khoa: D14LU02, Luật Năm thứ: 2 /Số năm đào tạo: 4 Ngành học: Người hướng dẫn:Th.s Huỳnh Thị Lệ Kha 3 UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN: Ảnh 4x6 Họ và tên: Đặng Vũ Khánh Sinh ngày: 23 tháng 02 năm 1996 Nơi sinh: huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh Lớp: D14LU02 Khóa: 2014-2018 Khoa: Luật Địa chỉ liên hệ: 248/50/32 tổ 4, khu 8, phường Phú Hòa, tp.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương Điện thoại: 0937894596 Email: [email protected] II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP * Năm thứ 1: Ngành học: Luật Khoa: Luật Kết quả xếp loại học tập: Khá Sơ lược thành tích: HK I: 7.53 ; HK II: 8.14; cả năm: 7.82 * Năm thứ 2: Ngành học: Luật Khoa: Luật Kết quả xếp loại học tập: khá Sơ lược thành tích: HK I: 7.02 Ngày 14 tháng 03 năm 2016 Xác nhận của lãnh đạo khoa Sinh viên chịu trách nhiệm chính (ký, họ và tên) thực hiện đề tài (ký, họ và tên) 4 UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: “Đấu tranh phòng chống tội phạm do người chưa thành niên thực hiện” - Sinh viên/ nhóm sinh viên thực hiện: ST T Họ và tên MSSV Lớp Khoa Năm thứ/ Số năm đào tạo 1 Đặng Vũ Khánh 1423801010089 D14LU02 Luật 2/4 2 Nguyễn Thị Thu Hiền 1423801010072 D14LU02 Luật 2/4 - Người hướng dẫn: Th.s Huỳnh Thị Lệ Kha 2. Mục tiêu đề tài: Đề tài là tâm huyết của những con người đang hằng ngày đi tìm ánh sáng pháp luật. Qua đề tài, tác giả mong muốn cải thiện về tư duy, lối suy nghĩ, nhận thức của những người chưa thành niên và những chủ thể khác có liên quan trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm do người chưa thành niên thực hiện. Đề tài còn cho mọi người nhìn thấy rõ tình trạng người chưa thành niên phạm tội ở nước ta hiện nay, khai thác những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và đưa ra những giải pháp cụ thể giáo dục và răn đe nhằm hướng người chưa thành niên có những nhận thức, hành động đúng đắn, có lối sống tích cực hơn trong cuộc sống và làm kéo giảm tình hình tội phạm do người chưa thực hiện. 3. Tính mới và sáng tạo: Vận dụng hài hòa các phương pháp nghiên cứu khoa học và tiếp thu có chọn lọc từ những tài liệu, công trình nghiên cứu khác có liên. Liên hệ từ thực tế cuộc sống để phát triển vấn đề. 4. Kết quả nghiên cứu: Đề tài đã làm rõ tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ở Việt Nam hiện nay, nguyên nhân và điều kiện dẫn đến người chưa thành niên phạm tội. Từ đó, đưa ra các biện pháp phòng chống người chưa thành niên phạm tội. 5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và khả năng áp dụng của đề tài: Đề tài giúp chúng ta thấy rõ tình hình tội phạm do người thành niên thực hiện ở nước ta hiện nay, hiểu rõ các nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó và những biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm do người chưa thành niên thực hiện. Từ đó, các chủ thể có liên quan sẽ có những biện pháp, chính sách, chiến lược đúng đắn để ngăn chặn, kéo giảm tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ở nước ta. Đề tài còn có thể được xem như một tài liệu để tuyên truyền rộng rãi để mọi người cùng chung tay 5 đấu tranh phòng chống tội phạm do người chưa thành niên thực hiện, với mong muốn phát triển thế hệ tương lai của đất nước. Ngày 14 tháng 03 năm 2016 Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực hiện đề tài: Ngày Xác nhận của lãnh đạo khoa (ký, họ và tên) tháng năm Người hướng dẫn (ký, họ và tên) 6 MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG I. TÌNH HÌNH TỘI PHẠM DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY...............................................................4 1.1.Khái niệm tội phạm do người chưa thành niên thực hiện.......................4 1. 1.1 Khái niệm người chưa thành niên..........................................................4 1.1.2 Khái niệm tội phạm do người chưa thành niên gây ra............................5 1.1.3 Dấu hiệu pháp lý các tội phạm do người chưa thành niên gây ra……...8 1.2. Tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện......................11 1.2.1Tình hình tội phạm ở Việt Nam giai đoạn 2001- 2012.........................11 1.2.2 Tình hình tội phạm do người chưa thành niên gây ra ở Việt Nam........14 1.3. Đặc điểm nhân thân người chưa thành niên phạm tội..........................20 1.3.1 Đặc điểm nhân thân người chưa thành niên phạm tội giai đoạn trước năm 2007.....................................................................................20 1.3.2 Đặc điểm nhân thân người chưa thành niên phạm tội giai đoạn 2008-nay …….…………………………………………………………...…22 1.4.Dự báo về diễn biến tình hình tội phạm ở Việt Nam thời gian tới...............24 CHƯƠNG II: NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM DO NGƯỜI CHƯA THỰC HIỆN Ở VIỆT NAM.................................29 2.1 Nguyên nhân và điều kiện từ phía người chưa thành niên phạm tội.....29 2.2 Nguyên nhân và điều kiện từ phía gia đình.............................................30 2.3 Nguyên nhân và điều kiện từ phía nhà trường........................................33 2.4 Các nguyên nhân khác..............................................................................34 Chương III. CÁC BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM DO NGƯỜI CHƯA THỰC HIỆN Ở VIỆT NAM...............................................38 3.1. Nguyên tắc chỉ đạo công tác đấu tranh phòng chống tội phạm do người chưa thành niên thực hiện...................................................................38 3.1.1 Huy động sức mạnh của hệ thống chính trị .........................................38 3.1.2 Chú trọng tăng cường, nâng cao hiệu quả các biện pháp phòng ngừa xã hội ..................................................................................................38 3.1.3 Từng bước nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm của các cơ quan bảo vệ pháp luật và các lực lượng chuyên trách............................................39 3.1.4 Chủ động, tích cực mở rộng quan hệ đối ngoại và tăng cường hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm....................................................39 3.2. Các chủ thể có trách nhiệm trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm do người chưa thành niên thực hiện..............................................39 3.2.1 Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam ......................................................41 3.2.2 Quốc hội, Hội đồng nhân dân...............................................................41 3.2.3. Các cơ quan hành chính nhà nước.......................................................42 3.2.3.1 Chính phủ......................................................................................42 3.2.3.2 Uỷ ban nhân dân các cấp...............................................................43 3.2.4. Các cơ quan công an, Viện kiểm sát, Tòa án.......................................43 3.2.4.1 Cơ quan công an............................................................................43 3.2.4.2 Viện Kiểm sát................................................................................43 3.2.4.3 Tòa án ...........................................................................................44 3.2.5 Các tổ chức, cá nhân người chưa thành niên và công dân....................44 7 3.3. Các giải pháp cụ thể đấu tranh phòng chống tội phạm do người chưa thành niên thực hiện.............................................................................45 3.3.1 Tiếp tục hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật quản lý nhà nước về an ninh, trật tự..........................................................................45 3.3.2 Đối với nhà nước, chính quyền các cấp, truyền thông, giáo dục, các tổ chức đoàn thể và gia đình...................................................................46 3.3.3 Lực lượng Công an cần tiếp tục đổi mới hoạt động phòng chống người chưa thành niên phạm tội....................................................................50 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 8 PHẦN MỞ ĐẦU Hơn nửa thế kỷ đấu tranh phòng, chống tội phạm, Đảng, Nhà nước ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi công tác phòng ngừa tội phạm là vấn đề cơ bản, có ý nghĩa chiến lược. Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, thành lập chính quyền cách mạng non trẻ, trong Sắc lệnh số 23/SL ngày 21 tháng 2 năm 1946 của Chính phủ về việc hợp nhất Sở Cảnh sát, Sở Liêm phóng thành Việt Nam Công an, vụ tư tưởng về phòng ngừa tội phạm đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định: "Đề nghị và thi hành các phương pháp đề phòng những sự hành động làm rối việc trị an và mất trật tự trong nước...".Trước tình hình hiện nay quốc tế và khu vực đang diễn ra hết sức phức tạp, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta vẫn đang tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện về kinh tế - xã hội, nhiều thời cơ thuận lợi mới nhưng xuất hiện cũng không ít những khó khăn, thách thứcvà cả những nguy cơ đan xen, nhiệm vụ giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội đã trở thành một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của Đảng,Nhà nước, toàn quân và toàn dân ta. Do vậy, để góp phần phục vụ thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, Nhà nước ta đã đề ra nhiều chương trình hành động phòng chống tội phạm, trong đó có chương trình hành động phòng chống tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên. Thanh thiếu niên là nguồn nhân lực tương lai của đất nước, có vai trò quan trọng, xung kích trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ là một trong những mối quan tâm hàng đầu, là vấn đề chiến lược của Đảng và Nhà nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta đã căn dặn: "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là việc làm rất quan trọng và cần thiết". Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế tri thức đang chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình phát triển đất nước thì lực lượng thanh, thiếu niên là những người đóng góp rất lớn vào sự phát triển chung này.Tuy nhiên, bên cạnh lực lượng thanh, thiếu niên tích cực, còn một số thanh, thiếu niên không chịu học tập, lao động, khôngcó ý chí vươn lên, có những nhận thức sai lệch, sa ngã vào các hoạt động tệ nạn xã hội, nguy hiểm hơn là đi vào con đường phạm tội, gây ra những hậu quả xấu cho xã hội và dư luận không tốt trong nhân dân. Trên cơ sở phân tích, tổng hợp tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ở Việt Nam thời gian qua chúng ta có thể nhận thấy rằng: Đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là tội phạm do người chưa thành niên thực hiện để giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội, phục vụ cho sự nghiệp đổi mới đất nước là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu- đó không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước, của toàn Đảng, mà còn là trách nhiệm, sự đóng góp của toàn dân ta. Qua đó,“Chủ động phòng ngừa và đấu tranh phòng chống các thế lực thù địch tội phạm và bọn tội phạm. Sử dụng đồng bộ các biện pháp đấu tranh, kết hợp chặt chẽ phòng ngừa với tiến công, lấy phòng ngừa là cơ bản, nghiêm trị khoan hồng, trấn áp với giáo dục cải tạo” phương châm này luôn được nhấn mạnh trong các kì Đại hội Đảng VI, VII, VIII, IX. Bên cạnh đó theo chỉ thị 135-CT/HĐBT ngày 14/4/1989 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng cũng chỉ rõ: “Phát động quần chúng xây dựng phong trào toàn dân giữ gìn trật tự an toàn xã hội, toàn dân tham gia phòng ngừa và đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội”. Chính vì những lí do và tình hình trên mà nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài 9 “Đấu tranh phòng chống tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ở Việt Nam” để nghiên cứu, một vấn đề mang tính thực tiễn và vô cùng cấp thiết. 1. Tính cấp thiết của đề tài Tội phạm ở nước ta ngày càng diễn biến phức tạp, có dấu hiệu gia tăng về số lượng tội phạm và tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội. Đặc biệt người chưa thành niên phạm tội ngày càng nhiều, với các hành vi côn đồ, man rợ, hoạt động ngày càng tinh vi và có tổ chức. Đòi hỏi nước ta cần phải có những quy định, những biện pháp thiết thực vừa mang tính giáo dục, thuyết phục và phải thật sự đủ sức mạnh cưỡng chế để làm một một rào cản ngăn chặn những hành vi phạm tội của người chưa thành niên và hướng các em trở thành một người tốt, một công dân có ích cho xã hội và là một thế hệ tiếp nối cha anh đầy tiềm năng. Do đó việc nghiên cứu đề tài “Đấu tranh phòng chống tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ở Việt Nam” là vấn đề mang tính thời sự và cấp thiết. 2. Lịch sử nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu từ năm 2000-2015 về tình hình phạm tội của người chưa thành niên. Quan sát thực tế, cập nhật thông tin từ các sách, báo, tạp chí pháp luật. Ngoài ra, tác giả còn bám sát những công trình nghiên cứu có giá trị cao như: Tội phạm học Việt Nam, GS.TS Nguyễn Xuân Yêm; Những khía cạnh tâm lý xã hội về tình trạng phạm tội của người chưa thành niên, Nhà xuất bản Pháp Lý, Hà Nội;...và vận dụng các kiến thức đã được học vào bài nghiên cứu. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài là tâm huyết của những con người đang hằng ngày đi tìm ánh sáng pháp luật. Qua đề tài, tác giả mong muốn cải thiện về tư duy, lối suy nghĩ, nhận thức của những người chưa thành niên và những chủ thể khác có liên quan trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm do người chưa thành niên thực hiện. Đề tài còn cho mọi người nhìn thấy rõ tình trạng người chưa thành niên phạm tội ở nước ta hiện nay, khai thác những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và đưa ra những giải pháp cụ thể giáo dục và răn đe nhằm hướng người chưa thành niên có những nhận thức, hành động đúng đắn, có lối sống tích cực hơn trong cuộc sống và làm kéo giảm tình hình tội phạm do người chưa thực hiện. Nhiệm vụ nghiên cứu: nghiên cứu về tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện giai đoạn 2000 - 2015, nguyên nhân dẫn đến người chưa thành niên vi phạm pháp luật và các biện pháp cụ thể để phòng, chống tội phạm do người chưa thành niên thực hiện. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Những quy định đối với người chưa thành niên phạm tội trong bộ luật Hình sự Việt Nam 1999 (sửa đổi bổ sung 2009), Tội phạm học, các văn bản pháp luật, các bài viết, bài báo cáo, các công trình nghiên cứu, sách, báo, tạp chí có liên quan và những người chưa thành niên. - Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu chủ yếu vào những yếu tố có liên quan đến người chưa thành niên, tình hình phạm tội do người chưa thành niên thực hiện từ giai đoạn 2000-2015, những nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện dưới góc độ tội phạm và những biện pháp đấu tranh phồng, chống do người chưa thành niên thực hiện. Trên cơ sở đó đề xuất tiếp tục các biện pháp phòng ngừa trên phạm vi cả nước. 10 - Cách tiếp cận: từ sách vở, các phương tiện truyền thông và thực tế cuộc sống. - Phương pháp nghiên cứu: Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chính sách của Đảng và nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thanh thiếu niên; về đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và phòng chống tội phạm do người chưa thành niên thực hiện nói riêng. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, tác giả còn vận dụng và kết hợp các phương pháp như: phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, giải thích, phân tích, so sánh, toán học,... 3. Kết cấu của đề tài Đề tài bao gồm các phần: lời nói đầu, nội dung, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Nội dung bài nghiên cứu được chia thành ba chương: Chương I: Tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ở Việt Nam hiện nay Chương II: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ở Việt Nam Chương III: Các biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ở Việt Nam 11 CHƯƠNG I. TÌNH HÌNH TỘI PHẠM DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1 Khái niệm tội phạm do người chưa thành niên thực hiện 1. 1.1 Khái niệm người chưa thành niên   Người chưa thành niên là những người chưa hoàn toàn phát triển đầy đủ về nhân cách, chưa có đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân. Pháp luật ở mỗi quốc gia quy định độ tuổi cụ thể của người chưa thành niên.   Điều 1 Công ước quốc tế về quyền trẻ em được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 20/11/1989 có ghi: “Trong phạm vi Công ước này, trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng đối với trẻ em có quy định tuổi thành niên sớm hơn”.   Ở Việt Nam, độ tuổi người chưa thành niên được xác định thống nhất trong Hiến Pháp năm 2013, Bộ luật Hình sự năm 1999, Bộ luật Tố tụng hình sự , Bộ luật Lao động, Bộ luật Dân sự, Luật Xử lý vi phạm hành chính và một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Tất cả các văn bản pháp luật đó đều quy định tuổi của người chưa thành niên là dưới 18 tuổi và quy định riêng những chế định pháp luật đối với người chưa thành niên trong từng lĩnh vực cụ thể.   Khái niệm người chưa thành niên khác với khái niệm trẻ em. Theo Điều 1 Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004: “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”.   Tóm lại, khái niệm người chưa thành niên được xây dựng dựa trên sự phát triển về mặt thể chất và tinh thần của con người và được cụ thể hoá bằng giới hạn độ tuổi trong các văn bản pháp luật của từng quốc gia. Theo đó, người ta quy định những quyền và nghĩa vụ cụ thể của người chưa thành niên.     Tham khảo thêm các văn bản pháp luật quốc tế liên quan đến người chưa thành niên gồm: Công ước về Quyền trẻ em (United Nations Convention on the Rights of the Child) được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 20-11-1989; Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về áp dụng pháp luật với người chưa thành niên (United Nations Standard Minimum Rules for the Administration of Juvenile Justice /Beijing Rules) ngày 29-11-1985; Hướng dẫn của Liên hợp quốc về phòng ngừa phạm pháp ở người chưa thành niên (United Nations Guidelines for the Prevention of Juvenile delinquency/ Riyadh Guidelines) ngày 14-12-1990. Theo quan niệm quốc tế thì trẻ em (Child) là người dưới 18 tuổi, người chưa thành niên (Juvenile) là người từ 15 đến 18 tuổi, thanh niên (Youth) là người từ 15 đến 24 tuổi, người trẻ tuổi (Young persons) bao gồm trẻ em, người chưa thành niên và thanh niên.   Ở Việt Nam, tuổi kết nạp Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là từ 10 đến 15 tuổi, tuổi kết nạp Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là từ 15 đến 30 tuổi. 12 Trong tuổi Đoàn gọi là thanh niên, trong tuổi Đội là thiếu niên, dưới tuổi Đội gọi là nhi đồng. Ở mỗi lứa tuổi, người chưa thành niên được Nhà nước và xã hội quan tâm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục để phát triển tốt nhất về thể chất và nhân cách, trở thành người khỏe mạnh, có ích cho xã hội.1 Như vậy, có thể khái niệm: Người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi, chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần, chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý như người đã thành niên.   1.1.2 Khái niệm tội phạm do người chưa thành niên gây ra  Theo Điều 20, Bộ luật dân sự hiện hành quy định: “ Người từ đủ 18 tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên”. Điều 68 Bộ luật Hình sự hiện hành thay đối với việc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội ghi rõ: “ Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của chương này đồng thời theo những quy định khác của phần chung bộ luật không trái với những quy định của chương này”. Điều 12 Bộ luật hình sự quy định cụ thể về tuổi chiu trách nhiệm hình sự: “1. Người từ đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm . 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”. Theo quy định này: + Người chưa thành niên từ 16 tuổi trở lên thì tội phạm mà họ thực hiện có thể là mọi loại tội được quy định trong Bộ luật hình sự nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm. + Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi - chưa đủ 16 tuổi thì tội phạm mà họ thực hiện là loại tội rất nghiêm trọng - tức là có mức hình phạt do lỗi cố ý hoặc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, tức là có khung hình phạt cao nhất mà khung hình phạt cao nhất đối với tội ấy là chung thân hoặc tử hình. Theo Điều 15 Bộ luật hình sự năm 2015quy định: “1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật hình sự 2015 có quy định khác. 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau đây: a) Điều 143 (tội cưỡng dâm); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán  http://luatminhgia.com.vn TGV.ThS. Bùi Thành Chung 1 13 người dưới 16 tuổi); b) Điều 170 (tội cưỡng đoạt tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 173 (tội trộm cắp tài sản); Điều 178 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản); c) Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy); d) Điều 265 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 266 (tội đua xe trái phép); đ) Điều 285 (tội sản xuất, mua bán, công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật); Điều 286 (tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 287 (tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 289 (tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác); Điều 290 (tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản); e) Điều 299 (tội khủng bố); Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 304 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự)”. Theo quy định tại điều này thì: + Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm mà họ thực hiện nếu có đầy đủ các đấu hiệu cấu thành tội phạm. + Người từ đủ 14 tuổi trở lên - chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng trong các Điề u khoản quy định cụ thể trong Bộ luật Hình sự năm 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2016). Khác với quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 1999 ( sửa đổi bổ sung năm 2009). Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 8, bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì: “2. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được quy định trong bộ luật này, tội phạm được phân thành tội phạm ít nghiêm trọng. Tội phạm nghiêm trọng, tội pham rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. 3.Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất khung hình phạt đối với tội ấy là đến 3 năm tù ,tội phạm nghiêm trọng là tội phạm nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội áy là đến bảy năm tù ; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây thiệt hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.” Như vậy, người chưa thành niên phạm tội và phải chịu trách nhiệm hình sự có thể là: - Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. 14 - Nguời từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi loại tội được quy định trong Bộ luật Hình sự. phạm   Đối với người chưa thành niên, việc xác định một trường hợp cụ thể người có hành vi phạm tội có trở thành tội phạm hay không còn căn cứ vào nguyên tắc được quy định tại Điều 69 Bộ luật Hình sự: “1. Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.   Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của người chưa thành niên, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.   2. Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục.   3. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.   4. Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, thì Tòa án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp được quy định tại Điều 70 của Bộ luật này.” … Trên cơ sở các quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự và quy định tại khoản 2, khoản 3 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và phân loại tội phạm, người chưa thành niên phạm tội trong độ tuổi mà pháp luật hình sự quy định (từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi) khi thực hiện nguy hiểm tương ứng với một trong 4 loại tội phạm quy định tại khoản 2,3 Điều 8 Bộ luật Hình sự và tương ứng với độ tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự và khi đó cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để tiến hành điều tra xử lý theo đúng nguyên tắc, trình tự thủ tục. Như vậy, theo quy định của Bộ luật Hình sự về phần các tội phạm cụ thể cũng như quy định về phân loại tội phạm theo khoản 2,3 Điều 8 Bộ luật Hình sự, có thể khẳng định rằng có rất nhiều tội danh quy định trong bộ luật hình sự (trừ các tội phạm có dấu hiệu đặc biệt) có thể là tội phạm của người chưa thành niên gây ra. Qua đó ta thấy, tội phạm do người chưa thành niên gây ra chỉ xuất hiện (phát sinh) khi có đầy đủ 3 điều kiện sau đây:   Một là, có hành vi phạm tội do người chưa thành niên thực hiện.   Hai là, người thực hiện hành vi phạm tội đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự tương ứng với loại tội phạm và lỗi gây ra tội phạm.   15 Ba là, người đó thực tế phải chịu trách nhiệm hình sự sau khi các cơ quan có thẩm quyền cân nhắc tính cần thiết phải xử lý bằng hình sự mà không thể áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp khác để quản lý, giáo dục và phòng ngừa tội phạm. Như vậy, tội phạm do người chưa thành niên gây ra là những hành vi phạm tội do người chưa đủ 18 tuổi nhưng đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện, phù hợp với loại tội phạm và lỗi theo quy định của pháp luật hình sự và bị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự. 1.1.3 Dấu hiệu pháp lý các tội phạm do người chưa thành niên gây ra Các tội phạm do người chưa thành niên gây ra, về mặt lý thuyết là rất nhiều, tuy nhiên căn cứ vào thực tế đấu tranh phòng chống tội phạm và phạm vi nghiên cứu, tác giả chỉ đề cập đến tội danh : Giết người (Điều 93); Cố ý gây thương tích làm tổn hại đến sức khỏe của người khác (Điều 104); Hiếp dâm (Điều 111); Hiếp dâm trẻ em (Điều 112); Cướp tài sản (Điều 133); Cuớp giật tài sản (Điều 136), Trộm cắp tài sản (Điều 138), Đua xe trái phép (Điều 207), Gây rối trật tự công cộng (Điều 245); Chống người thi hành công vụ (Điều 257)... Trên cơ sở các cấu thành cơ bản của tội danh này, có thể tổng hợp các dấu hiệu pháp lý các tội phạm do người chưa thành niên gây ra như sau: - Khách thể của tội phạm: Các tội phạm do người chưa thành niên gây ra xâm phạm vào các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Tùy từng tội danh mà người phạm tội thực hiện có thể xâm phạm vào khách thể như: Quyền sống, quyền bảo vệ sức khỏe, quyền bất khả xâm phạm về tự do, quyền sở hữu về tự do, quyền sở hữu tài sản, trật tự quản lý hành chính, trật tự an toàn xã hội, trật tự công cộng,.. - Khách quan của tội phạm: Đa số các tội phạm được thực hiện bằng hình thức hành động. Tùy từng tội danh, người phạm tội có thể sử dụng các công cụ phương tiện khác nhau để phạm tội hoặc sử dụng sức mạnh vật chất thông qua chân tay để tác động đến đối tượng tác động của tội phạm. - Chủ quan của tội phạm; tội phạm do người chưa thành niện gây ra đa số bằng hình thức lỗi cố ý, với dộng cơ, mục đích phạm tôi khác nhau, tủy từng tội danh và từng vụ phạm tội cụ thể. - Chủ thể của tội phạm; là người chưa thành niên từ đủ 14 tuồi dến dưới 18 tuổi có đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Tùy từng tội phạm theo phân loại tội phạm, có thể xác định đối tượng phạm tội ở độ tuổi theo quy định. 1.3 Tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện 1.3.2 Tình hình tội phạm ở Việt Nam giai đoạn 2001- 2012 Trong những năm qua, nhất là sau Đại hội lần thứ VI của Đảng đất nước ta có những đổi mới sâu sắc và đã có những kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. Đảng và chính phũ đã có nhiều chủ trương, biện pháp, ban hành nhiều văn bản pháp luật, pháp lệnh nhằm tăng cường quản lý nhà nước về an ninh trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm, ngăn chặn tệ nạn xã hội, giữ vững an ninh chính trị và đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Tình hình hoạt động các loại tội phạm tuy đã được kiềm chế, không có những đột biến xảy ra nhưng vẫn diễn biến phức tạp. 16 Theo thống kê chưa đầy đủ của ngành Công an, từ năm 2001 đến năm 2012, trên toàn quốc đã phát hiện 925.659 vụ phạm tội các loại, trong đó có: 614.905 vụ xâm hại trật tự an toàn xã hội; 152.667 vụ phạm tội về kinh tế; 159,184 vụ phạm tội về ma túy. BẢNG THỐNG KÊ TÌNH HÌNH TỘI PHẠM Ở VIỆT NAM TỪ 2001 ĐẾN 2012 Năm Tội xâm phạm Tội phạm về Tội phạm về trật tự xạ hội kinh tế, tham ma túy nhũng 2001 55.533 12.627 12.627 2001 53.644 14.788 13.959 2003 49.270 10.018 12.888 2004 47.477 7.937 12.068 2005 50.855 11.134 11.772 2006 53.847 11.256 10.783 2007 50.878 12.003 8.905 2008 53.573 14.453 12.850 2009 50.963 17.290 13.219 2010 48.836 14.093 14.828 2011 49.393 15.130 17.417 2012 50.636 11.620 17.823 Cộng 614.905 152.677 159.184 Nguồn: : “Tội phạm học Việt Nam”, tập 2, GS.TS Nguyễn Xuân Yêm Tổng số vụ 81.115 82.931 72.176 67.482 73.761 74.994 71.831 80.876 81.472 77.575 81.940 80.079 925.659 Theo số liệu thống kê cho thấy, mỗi năm từ năm 2001 đến năm 2012 trên phạm vi toàn quốc xảy ra trung bình khoảng 77.138 vụ phạm tội các loại, 51.242 vụ xâm hại trật tự an toàn xã hội; 12.723 vụ phạm tội về kinh tế và 13.265 vụ phạm tội về ma túy. Nhìn chung các loại tội phạm đếu có xu hướng giảm hoặc tốc độ gia tăng đã được kiềm chế và kiểm soát. Tuy nhiên ở giai đọn này, các vụ tội phạm nghiên trọng như giết người, cướp, cố ý gây thương tích, hiếp dâm, bắt cóc trẻ em, tội phạm do nguyên nhân xã hội, tội phạm về may túy lại có chiều hướng diễn biến rất phức tạp. Kết quả phân tích tình hình tội phạm từ năm 2001- 2012 cho thấy, về cơ bản tội phạm tiếp tục được kiềm chế nhưng ở các tỉnh, thành phố lớn và các địa bàn trọng điểm còn diễn biến rất phức tạp, tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng hơn. Phân tích hai năm gần nhất, 2011 – 2012, nổi lên một số ấn đề sau: Một là, đối với tội phạm về trật tự an toàn xã hội và tệ nạn xã hội: Tội phạm có tồ chức tiềm ẩn phức tạp trở lại nhất là các đô thị lớn (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương,…) có sự đan xen, gắn kết với các hoạt động kinh tế; các băng nhóm hình sự hoạt động bảo kê, đâm thuê, chém mướn, siết nợ, đòi nợ thuê, cưỡng đoạt tài sản, cho vay nặng lãi, tổ chức các hoạt động cờ bạc, cá độ đá bóng,…hoạt động phức tạp, có lúc, có nơi chúng hoạt động lộng hành, gây ra nhiều vụ đâm chém, rằn mặt, thanh toán, trả thù, gây bức xúc dư luận xã hội. Năm 2011- 2012, lực lượng cảnh sát đã tập trung đấu tranh với 330 băng nhóm, 1.912 đối tượng nghi vấn phạm tội (tại 18 địa bàn quan trọng điểm chiếm 46,6%). 17 Tính chất của tội phạm hình sự manh động hơn, nhiều vụ hành vi gây án dã man, tàn bạo, trắng trợn gây lo lắng trong nhân dân (thảm sát 4 người cướp tiệm vàng ở Phố Sàn, Bắc Giang; giết 03 người cướp tài sản ở Hà Giang…); xảy ra nhiều vụ sử dụng vũ khí nóng gây án (195 vụ), trong khi vũ khí trôi nổi ngoài xã hội còn nhiều, thậm chí được rao bán công khai qua mạng Internet là điều kiện thuận lợi để tội phạm sử dụng gây án. Tội phạm cướp, cướp giật tài sản diễn ra phức tạp tạo các thành phố lớn và các tuyến quốc lộ trọng điểm, số vụ cướp tiệm vàng, chi nhánh ngân hàng, trộm cắp tiền từ máy ATM có chiều hướng gia tăng, nhiều vụ nghiêm trọng (Hà Nội, Bắc Giang, Hải Dương, Bình Thuận, thành phố Hồ Chí Minh,...). Các băng nhóm cướp, cướp giật tài sản hoạt động có tính chất lưu động cao, liên tuyến, liên tỉnh nếu không bị bắt giữ thì liên tục gây án. Tội phạm trộm cắp tài sản chiếm 50,2% số vụ phạm pháp hình sự. Nhóm tội phạm do nguyên nhân từ mâu thuẫn xã hội có chiều hướng gia tăng (giết người do nguyên nhân xã hội tăng 1,6% trong đó 15% là giết người thân trong gia đình, cố ý gây thương tích tăng 3,2%). Phân tích 36000 bị can cho thấy số đối tượng phạm tội lần đầu chiếm 78,5%, đốit tượng phạm tội trong độ tuổi từ 18-30 chiếm 68,,7%. Đáng lưu ý, số đối tượng thanh thiếu niên phạm tội ngày càng nhiểu, chủ yế uliên quan đến số thanh thiếu niên bỏ học, bỏ nhà đi lang thang (tụ tập thành các hội “tam mao”), chơi bời, càn quấy,…đa phần bị ảnh hưởng tiêu cực văn hóa phẩm đồi trụy, trò chơi bạo lực trên mạng Internet. Tội phạm chống người thi hành công vụ tăng 5,9%, nhiều vụ ngang nhiên, công khai, trắng trợn thể hiện những vấn đề đang báo động về kỉ cương xã hội. Tội phạm mua bán vẫn diễn ra phức tạp, chủ yếu là mua bán phụ nữ, rẻ em sang Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Singapore làm gái mại dâm, ép lấy chồng hoặc làm con nuôi.Đáng lưu ý, phát hiện đường dây mua bán đua người sang Trung Quốc để bán lấy thận, tuy nhiên do pháp luật chưa quy định nên rất khó xử lý. Tệ nạn xã hội, nhất là cờ bạc, mại dâm diễn ra phổ biến ở nhiều địa phương; tình trạng đánh bạc, cá độ xuyên quốc gia qua mạng Imnternet chưa ngăn chặn được. Đáng lo ngại là tình trạng người Việt Nam sang Campuchia đánh bạc nghiêm trọng hơn, số Casino, trường gà tiếp tục tăng, một số có sự bảo kê của số cán bộ cao cấp Campuchia. Trung bình 01 ngày có khoảng trên 3.500 người Việt Nam qua biên giới đánh bạc với số tiền mỗi ngày lên đến khoảng 02 triệu USD. Đã hình thành các đường dây bảo kê, môi giới, dẫn dắt người Việt Nam sang Capuchia đánh bạc kiên siết nợ, đòi nợ thuê, bắt giữ con bạc đòi tiền chuộc làm tình hình thêm phức tạp. Nguyên nhân của tình hình tội phạm chủ yếu là do tình hình kinh tế - xã hội khó khăn, nhiều doanh nghiệp phá sản, lao động mất việc làm; lạm phát tăng cao tác động trực tiếp tới các giai tầng trong xã hội, phân hóa giàu nghào tiếp tục diễn ra sâu sắc; sự xuống cấp về đạo đức xã hội có mặt nghiêm trọng hơn, nhất là trong thanh thiếu niên; tác động tiêu cực của văn hóa phẩm đồi trụy, trò chơi trực tuyến (game online) trên mạng Internet chưa có giải pháp ngăn chặn. Các yếu tố tiềm ẩn nguy cơ phát sinh tội phạm chưa được giải quyết cơ bản (gần 17.000 đối tượng truy nã; trên 126.000 người nghiện ma túy…). Hệ thống văn bản pháp luật còn nhiều bất cập, nhất là các quy định liên quan đến xử lý tình trạng vay nợ trong nhân dân, tạo điều kiện cho sự tồn tại của tội siết nợ, đòi nợ thuê. Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm còn nhiều hạn chế, hiệu quả trấn áp chưa cao, công tác nghiệp vụ cơ bản bị buông lỏng trong thời gian dài; sự vào cuộc của các nghành, đoàn thể còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao; phong trào toàn dân phòng, chống tội phạm ở cơ sở chưa rộng khắp… 18 Hai là, đối với tội phạm và vi phạm pháp luật về kinh tế, tham nhũng: Do tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt, hoạt động sản xuất các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh, lãi suất cho vay ở mức độc cao, nợ xấu ngân hàng tăng,…làm cho bức tranh về tình hình tội phạm kinh tế, tham nhũng ảm đạm hơn, cụ thể là: Tình hình tội phạm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng rất đáng báo động với tính chất nghiêm trọng, thiệt hại gây ra lớn nhất từ trước đến nay (đã phát hiện trên 40 vụ, thiệt hại trên 5.250 tỷ đồng), có vụ gây thiệt hại rất lớn như vụ tại Công ty cho thuê tài chính II thiệt hại trên 600 tỷ đồng, mất khả năng thanh toán trên 8.000 tỷ đồng; vụ án Huỳnh Thị Huyền Như (34 tuổi, trú tại Quận 4, thành phố Hồ Chí Minh), nguyên Phó phòng Quản lý rủi ro Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank), chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh đã câu kết với 9 bị can khác từ tháng 3/2010 đến tháng 9/2011, với thủ đoạn lấy danh nghĩa huy động vốn cho Vietinbank, chi nhánh Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh, làm giả 8 con dấu của Vietinbank, chi nhánh Nhà Bè cùng nhiều đơn vị, cá nhân khác để lừa đảo, chiếm đoạt của 9 công ty, 3 ngân hàng, 3 cá nhân với tổng số tiền hơn 4.911 tỷ đồng,… Hầu hết các vụ đều có sự tiếp tay trực tiếp hoặc gián tiếp của một số cán bộ thoái hóa biến chất trong ngành Ngân hàng, kể cả những cán bộ làm công tác thanh tra, giám sát. Phương thức, thủ đoạn chủ yếu là: + Nhóm các đối tượng là cán bộ ngân hàng: làm giả con dấu, chữ ký, của lãnh đạo có thẩm quyền trong ngân hàng để tạo ra các giấy tờ giả rút tiền trong ngân hàng chiếm đoạt; sử dụng chức vụ quyền hạn, vị trí công tác để tạo uy tín đối với khách hàng; rút tài sản đảm bảo của khách hàng mang đi bán, cầm cố, chiếm đoạt; nhận hối lộ và tạo điều kiện để các đối tượng ngoài xã hội chiếm đoạt tiền của ngân hàng; trộm cắp mật khẩu điện tử của đổng nghiệp trong ngân hàng; tạo các lệnh chuyển tiền đi nơi khác để chiếm đoạt; nhận tiền gửi của khách hàng nhưng không nhập vào hệ thống mà làm giả giấy tờ rồi chiếm đoạt... + Nhóm các đối tượng ngoài xã hội: Đưa hối lộ, đem thế chấp tài sản bằng hàng hóa hình thành từ nguồn vốn vay sau đó đem hàng hóa đi bán và chiếm đoạt; lập các dự án “ma”, dùng cổ phiếu giả, giấy tờ có giá giả, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán căn hộ giá rẻ để thế chấp vay tiền rồi chiếm đoạt... Tình trạng “tín dụng đen”, huy động vốn tự phát trong nhân dân diễn ra hầu hết ở các địa phương nhưng chưa có cơ chế kiểm soát, nhiều vụ mất khả năng thanh toán dẫn đến vỡ nợ, vỡ hụi tác động xấu đến an ninh, trật tự ở nhiều địa phương, số tiền vỡ nợ lên đấn hàng nghìn tỷ đồng. Nhìn chung, tội phạm tham nhũng vẫn diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực, nhất là trong xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, thực hiện các chính sách xã hội gây bức xúc dư luận xã hội. Riêng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, sai phạm diễn ra ở hầu hết các khâu của dự án, từ việc mua bán thầu đến thông đồng, móc ngoặc khai khống vật liệu, nâng giá quyết toán khống, nhũng nhiễu trong giám sát, quyết toán, xác nhận khối lượng thi công để đòi hối lộ...Trong lĩnh vựa đất đai, các sai phạm chủ yếu là lợi dụng chức vụ quyền hạn phê duyệt các dự án sử dụng đất sai quy định, thông đồng trong đền bù, giải phóng mặt bằng để chiếm đoạt tài sản... Tội phạm buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng cấm, trốn thuế tiếp tục diễn ra phức tạp, nhất là buôn lậu hàng hóa từ Trung Quốc vào Việt Nam và xuất lậu khoáng sản từ Việt Nam sang Trung Quốc gây nhiều hệ lụy phức tạp cả trước mắt và lâu dài. Ngoài các phương thức, thủ đoạn truyền thống trên đường bộ còn phát hiện các vụ buôn lậu lớn qua đường sắt liên vận, đường tàu viễn dương hoặc lợi dụng phương thức tạm 19 nhập, tái xuất hàng hóa qua cửa khẩu. Nguyên nhân của tình hình trên là do: Công tác quản lý Nhà nước về kinh tế chưa theo kịp sự phát triển của tình hình và còn nhiều sơ hở, thiếu sót để tội phạm lợi dụng hoạt động, nhất là trong các lĩnh vực: tài chính, ngân hàng, quản lý đầu tư công, quản lý thị trường vàng, ngoại tệ, chứng khoán, quản lý đất đai, xuất nhập khẩu, khai thác khoáng sản...; chưa phân định rõ vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước với đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp dẫn đến buông lỏng quản lý; các quy định pháp luật về thành lập doanh nghiệp, đầu tư ngoài luồng như chứng khoán, bất động sản còn rất lỏng lẻo. Sự thoái hóa, biến chất của một bộ phận không nhỏ cán bộ trong các cơ quan công quyền dẫn đến tham nhũng, tiêu cực, nhũng nhiễu, tiếp tay cho đối tượng phạm tội; công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán còn nhiều tồn tại,... Ba là, tội phạm sử dụng công nghệ cao: Cùng với xu hướng gia tăng của tội phạm sử dụng công nghệ cao trên thế giới, tội phạm sử dụng công nghệ cao ở Việt Nam tiếp tục diễn ra phức tạp. Nổi lên là các hành vi tấn công, phá hoại website, phát tán virus, phần mềm gián điệp thông qua mạng Internet; vi phạm các quy định về an ninh, an toàn hệ thống cơ sở dữ liệu, các quy định về bảo mật hệ thống để chiếm đoạt tiền của các ngân hàng; sử dụng công nghệ cao trộm cắp, sử dụng trái phép, làm giả thẻ tín dụngđể mua hàng từ nước ngoài rồi chuyển về Việt Nam; lừa đảo trong lĩnh vực thương mại điện tử và thanh toán điện tử, nhắn tin lừa đảo...đáng lưu ý, phát hiện thủ đoạn lấy cắp thông tin và làm giả thẻ tín dụng để lấy tiền từ các máy ATM; tình trạng các đối tượng Đài Loan, Trung Quốc sử dụng công nghệ thông tin, truyền thông để lừa đảo diễn ra phức tạp ở các nước ASEAN trong đó có nước ta. Nguyên nhân của tình hình trên là do: Tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao trên thế giới diễn ra phức tạp tác động đến nước ta. Trong khi đó hạ tầng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet và thiết bị số ở nước ta chưa được đảm bảo tốt về an ninh, an toàn; nhận thức các cấp, ngành và nhân dân về tác hại của tội phạm công nghệ cao còn hạn chế; hành lang pháp lý còn thiếu, lực lượng chuyên trách đấu tranh chống tội phạm sử dụng công nghệ cao chưa đủ mạnh... Bốn là, tội phạm vi phạm pháp luật về môi trường: Diễn ra phổ biến, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nhân dân và sự phát triển bền vững của đất nước. Đáng quan tâm là: Tình trạng xả thải công nghiệp không qua xử lý tiếp tục diễn ra nghiêm trọng ở nhiều địa phương, nhiều doanh nghiệp không xây dựng hệ thống xử lý nước thải, có xây dựng nhưng không vận hành hoặc chỉ vận hành để đối phó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng các dòng sông, kênh rạch như sông Hồng, Nhuệ, Đáy, La Ngà, Trà Khúc, Đồng Nai, Thị Vải, Tiền, Hậu, kênh Tham Lương, Ba Bò...Vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm tiếp tục diễn ra đáng báo động (chủ yếu là các dạng thu mua hàng giả, kém chất lượng rồi đóng gói mới, làm giả bao bì sản phẩm; sử dụng dầu thực vật tái chế hoặc đã qua sử dụng nhiều lần, sử dụng các chất phụ gia độc hại, không đảm bảo vệ sinh để chế biến thực phẩm; vận chuyển, buôn bán các loại gai cầm không qua kiểm dịch...). Tình hình nhập khẩu phế liệu lẫn tạp chất và chất thải nguy hại qua các cửa khẩu lớn tại Hải Phòng, Quảng Ninh, thành phố Hồ Chí Minh vẫn tiếp diễn. Hoạt động săn bắn, nuôi nhốt, vận chuyển buôn bán động vật hoang dã, quý hiếm có chiều hướng gia tăng. Tình hình khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép lâm sản, khai thác cát, sỏi trái phép diễn ra phức tạp ở nhiều địa phương, gây ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống người dân. Nguyên nhân của tình hình trên là do: Công tác quản lý Nhà nước về mội trường 20 bị buông lỏng trong thời gian dài, nhiều vi phạm kéo dài nhưng chưa giải quyết dứt điểm; ý thức bảo vệ môi trường nhìn chung còn thấp, nhiều doanh nghiệp vì lợi ích kinh tế mà xem nhẹ công tác bảo vệ môi trường. Các quy định pháp luật về môi trường còn thiếu và chưa đồng bộ nên phần lớn các vụ vi phạm chỉ dừng ở mức xử phạt hành chính, việc xử lý hình sự rất khó khăn do đó chưa đủ sức răn đe, phòng ngừa các vi phạm. Năm là, tội phạm về ma túy tiếp tục diễn ra gay gắt và quyết liệt: Nguồn ma túy chủ yếu được vận chuyển từ nước ngoài vào nước ta qua các tuyến biên giới, một phần sử dụng trong nước và mộ phần chuyển tiếp sang nước thứ ba. Ma túy hiện nay chủ yếu là Heroin, thuốc phiện, cần sa giảm dần nhưng ma túy tổng hợp tăng nhanh và ngày càng có nhiều ma túy tổng hợp dạng mới không nằm trong danh mục kiểm soát. Đã phát hiện một số vụ tội phạm sử dụng phương pháp thủ công để điều chế ma túy tổng hợp trong nước xảy ra ở Hải Phòng, Hà Nội, Thái Bình, Thanh Hóa, thành phố Hồ Chí Minh với thủ đoạn chủ yếu là tách chiết các chất gây nghiện từ các loại thuốc ho, cảm cúm rồi pha trộn thêm một số tiền chất thành ma túy tổng hợp. Đáng lưu ý, phát hiện phương thức vận chuyển tiển chất sang Campuchia sản xuất ma túy tổng hợp sau đó vận chuyển về Việt Nam và chuyển sang Australia tiêu thụ bằng đường biển. Tình trạng trên đã làm gia tăng tình trạng thanh thiếu niên tụ tập, sử dụng trái phép ma túy tổng hợp trong các quán bar, nhà hàng, karaoke, vũ trường, khách sạn, nhất là ở các tỉnh, thành phố lớn (Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh...). Phương thức thủ đoạn của tội phạm ma túy ngày càng tinh vi, xảo quyệt, manh động hơn, hầu hết có sử dụng vũ khí nóng, sẵn sàng chống trả quyết liệt khi bị phát hiện, bắt giữ; đặc biệt, tội phạm ma túy có xu hướng câu kết với tội phạm hình sự để hoạt động làm cho tính chất nguy hiểm ngày càng tăng lên. Trên cả nước còn 126.498 người nghiện ma túy có hồ sơ kiểm soát. Nguyên nhân của tình hình trên là do: Sự gia tăng của tội phạm ma túy khu vực tam giác vàng và một số nước trong khu vực đã tác động trực tiếp đến nước ta; đời sống của đồng bào dân tộc khu vực biên giới còn nhiều khó khăn nên dễ bị các đối tượng lợi dụng, lôi kéo phạm tội; số người nghiện ma túy còn cao trong khi công tác cai nghiện chưa đáp ứng yêu cầu, tạo ra nhu cầu sử dụng ma túy trong nước rất lớn. Lực lượng chuyên trách về phòng, chống ma túy còn thiếu, trang bị phương tiện phục vụ chiến đấu chưa đáp ứng nhu cầu. Sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền một số nơi trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm ma túy còn hình thức. Sự phối hợp giữa các lực lượng trong ngăn chặn ma túy khu vực biên giới, cửa khẩu còn hạn chế... Sáu là, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài có liên quan đến Việt Nam tiếp tục diễn ra phức tạp trên nhiều lĩnh vực (số lượng tin tức trao đổi liên quan đến tội phạm xuyên quốc gia qua kênh Interpol tăng 47%); số đối tượng truy nã người nước ngoài trốn vào Việt Nam ngày càng nhiều, người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam mở rộng hơn về diện đối tượng với nhiều phương thức thủ đoạn mới tinh vi. Tình trạng người Việt Nam phạm tội ở nước ngoài có chiều hướng gia tăng, chủ yếu liên quan đến các hoạt động nhập cư bất hợp pháp ở các nước châu Âu; trồng cây cần sa tại Cộng hòa Séc, Vương quốc Anh, Cộng hòa Ai- len, Cộng hòa liên bang Đức... 1.2.2 Tình hình tội phạm do người chưa thành niên gây ra ở Việt Nam
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất