Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đấu thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ theo phá...

Tài liệu đấu thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ theo pháp luật đấu thầu ở việt nam hiện nay

.PDF
88
126
124

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ ĐỨC BÌNH ĐẤU THẦU MUA SẮM HÀNG HÓA THEO PHƯƠNG THỨC MỘT GIAI ĐOẠN, HAI TÚI HỒ SƠ THEO PHÁP LUẬT ĐẤU THẦU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ Hà Nội - 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ ĐỨC BÌNH ĐẤU THẦU MUA SẮM HÀNG HÓA THEO PHƯƠNG THỨC MỘT GIAI ĐOẠN, HAI TÚI HỒ SƠ THEO PHÁP LUẬT ĐẤU THẦU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: Luật kinh tế Mã số: 8.38. 01 .07 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. BÙI NGUYÊN KHÁNH Hà Nội - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Học viện Khoa học xã hội. Vậy tôi viết lời cam đoan này đề nghị Ban Chủ nhiệm Khoa của Học viện xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN LÊ ĐỨC BÌNH MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU MUA SẮM HÀNG HÓA THEO PHƯƠNG THỨC MỘT GIAI ĐOẠN, HAI TÚI HỒ SƠ ................................................................................ 8 1.1. Khái niệm về đấu thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ .............................................................................. 8 1.2. Pháp luật về đấu thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ ............................................................................ 16 Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT ĐẤU THẦU MUA SẮM HÀNG HÓA THEO PHƯƠNG THỨC MỘT GIAI ĐOẠN, HAI TÚI HỒ SƠ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ............................... 41 2.1. Kết quả đạt được .............................................................................. 41 2.2. Hạn chế và nguyên nhân .................................................................. 50 Chương 3: KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐẤU THẦU MUA SẮM HÀNG HÓA THEO PHƯƠNG THỨC MỘT GIAI ĐOẠN, HAI TÚI HỒ SƠ.................................................................... 66 3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật đấu thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ ............................................... 66 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật đấu thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ ................ 73 KẾT LUẬN .................................................................................................... 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 79 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tên viết tắt Diễn giải HSMT Hồ sơ mời thầu HSDT Hồ sơ dự thầu KQLCNT Kết quả lựa chọn nhà thầu HSĐXKT Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật HSĐXTC Hồ sơ đề xuất về tài chính CĐT Chủ đầu tư BMT Bên mời thầu MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, thị trường mua sắm hàng hóa ở Việt Nam đang phát triển khá rầm rộ với rất nhiều mặt hàng cũng như nhiều bên cung ứng hàng hóa. Hơn nữa, trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, việc mua sắm hàng hóa với những dự án lớn, dự án sử dụng nhiều vốn thường được các bên đặc biệt chú trọng. Những loại hàng hóa này không chỉ đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn của bên mua mà còn phải đảm bảo về giá thành. Chính vì vậy, nhằm tạo ra một thị trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các bên cũng như mở rộng sự lựa chọn nhà thầu, pháp luật đã quy định thêm hình thức đấu thầu mua sắm hàng hóa. Căn cứ vào phương thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư và tính chất của gói thầu, đấu thầu mua sắm hàng hóa được chia thành đấu thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ, phương thức đấu thầu một giai đoạn hai túi hồ sơ, phương thức đấu thầu hai giai đoạn hai túi hồ sơ và phương thức đấu thầu hai giai đoạn một túi hồ sơ. Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc đấu thầu mua sắm hàng hóa nói chung, pháp luật Việt Nam hiện hành đã có rất nhiều văn bản khác nhau điều chỉnh về vấn đề này. Điển hình trong đó phải kể tới Luật Đấu thầu năm 2013 và hệ thống các thông tư, nghị định hướng dẫn thi hành. Nhờ có những văn bản, quá trình đấu thầu mua sắm hàng hóa giữa các bên được đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước, các vấn đề có liên quan cũng được bóc tách, quy định cụ thể và rõ ràng hơn. Đồng thời, hoạt động đấu thầu còn có nhiều đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, hoạt động đấu thầu hiện nay còn tồn tại một thực tế đáng buồn như đấu thầu thiếu minh bạch, thiếu công 1 bằng, tình trạng thông thầu giữa chủ đầu tư và nhà thầu, giữa các bên đấu thầu với nhau,… Không chỉ vậỵ, trải qua hơn năm năm kể từ ngày Luật Đấu thầu năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành có hiệu lực, các văn bản này đã dần bộc lộ những hạn chế nhất định. Một số quy định về đấu thầu mua sắm không còn phù hợp với tình hình thực tại. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài “Đấu thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ theo pháp luật đấu thầu ở Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu và hoàn thành Luận văn Thạc sĩ Luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đấu thầu mua sắm hàng hóa là một lĩnh vực quan trọng, luôn dành được rất nhiều sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, của các bên tham gia vào quan hệ đấu thầu. Đặc biệt, đây cũng là một lĩnh vực tốn khá nhiều giấy mực của giới Luật học trong và ngoài nước. Có thể kể tới một số công trình nghiên cứu về đề tài này như: Cuốn “Quản lý đấu thầu - Thực trạng ở Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế” của tác giả Ngô Vinh Hải, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội; Bài viết “Bảo đảm dự thầu trong đấu thầu mua sắm hàng hóa theo pháp luật Việt Nam hiện nay” của tác giả Cao Thị Lê Thương, Viện Nhà nước và pháp luật – Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, năm 2019; Bài viết “Hoàn thiện các quy định về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)” của tác giả Lê Vũ Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 13/2015, tr. 23 - 30. Bên cạnh đó, có một số học giả cũng lựa chọn đề tài này để làm Luận văn Thạc sĩ của mình như; “Đấu thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn ngành khí tượng thủy văn” Luận văn Thạc sĩ Luật học, của tác giả Nguyên Thị Hiệp, Học viện khoa học xã hội, năm 2017; “Pháp luật Việt Nam về đấu thầu xây 2 dựng – thực trạng và hướng hoàn thiện”, Luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả Nguyễn Thành Nam, Khoa Luật – đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2014. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của Luận văn là nhằm làm sáng tỏ những vấn đề đấu thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ; Phân tích các quy định của pháp luật và đánh giá thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về đấu thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ ở Việt Nam hiện nay. Từ đó, tái hiện bức tranh tổng quan nhất về tình hình thực hiện pháp luật đấu thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ. Dựa trên kết quả đánh giá này, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hơn nữa hiệu quả áp dụng pháp luật đấu thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích nghiên cứu nêu trên, Luận văn đi sâu và tập trung tiến hành các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau: Một là, nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về đấu thầu và pháp luật về đấu thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ. Hai là, phân tích và tìm hiểu thực trạng pháp luật Việt Nam hiện nay về đấu thầu và pháp luật về đấu thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ. Ba là, phân tích và đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về đấu thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ ở Việt Nam hiện nay. 3 Bốn là, đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về đấu thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ ở Việt Nam hiện nay. Năm là, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật đấu thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận văn bao gồm: (1) Lý thuyết chung về đấu thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ; (2) Pháp luật Việt Nam hiện hành về đấu thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của Luận văn là những quy định của Luật Đấu thầu năm 2013 về đấu thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ. Đồng thời, phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật về đấu thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ ở Việt Nam hiện nay; đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật đấu thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ. Về phạm vi thời gian, Luận văn nghiên cứu trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 07 năm 2014 - kể từ khi Luật Đấu thầu năm 2013 chính thức có hiệu lực thi hành tới nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Để đạt được những mục đích nghiên cứu, Luận văn đã vận dụng các phương pháp luận nghiên cứu khoa học của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, của tư 4 tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về Nhà nước và pháp luật, về xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường của Việt Nam theo hướng xã hội chủ nghĩa, tự do hóa thương mại và đề cao tinh thần hội nhập kinh tế quốc tế. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở những phương pháp luận đã nêu trên, với mục đích nghiên cứu toàn diện và cụ thể hơn các quy định của pháp luật, thực tiễn áp dụng pháp luật về đấu thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau: - Phương pháp thống kế, tổng hợp: Luận văn đã thống kê, tổng hợp các quy định của pháp luật hiện hành về đấu thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ. Để từ đó, có một cái nhìn khái quát và toàn diện nhất về những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về vấn đề này. Không chỉ vậy, phương pháp thống kê, tổng hợp còn được sử dụng trong việc thu thập và kế thừa các thông tin, tài liệu tổng kết thi hành Luật Đấu thầu năm 2013, số liệu của các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố. - Phương pháp phân tích, bình luận, đánh giá: Trên cơ sở những thông tin đã thống kê, tổng hợp được, Luận văn tiếp tục sử dụng phương pháp phân tích và đánh giá để có cái nhìn đa chiều hơn về đấu thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ. Đồng thời, chỉ ra được những kết quả đã đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại trong các quy định của pháp luật hiện nay về đấu thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ. - Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh này được Luận văn sử dụng để đối chiếu giữa các quy định của pháp luật, tìm ra các điểm bất cập, chưa hợp lý, chưa thống nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành về đấu 5 thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ. Đồng thời, tìm ra điểm nào chưa phù hợp giữa quy định của pháp luật và thực tiễn thi hành các quy định này trong thực tế. - Phương pháp quy nạp, diễn dịch: Với tất cả những thông tin đã có được nhờ việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu nêu trên, Luận văn đã vận dụng một cách linh hoạt phương pháp quy nạp và phương pháp diễn dịch. Mục đích của việc sử dụng phương pháp này là nhằm nghiên cứu và chứng minh những kiến nghị để hoàn thiện pháp luật và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật đấu thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ. Bên cạnh đó, Luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác để đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra và nhằm làm cho bài Luận văn cụ thể, sinh động hơn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn tiếp tục nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện những vấn đề lý luận và các quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề đấu thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn đánh giá thực trạng thi hành pháp luật về đấu thầu mua sắm hàng hóa theo phương mức một giai đoạn, hai túi hồ sơ nhằm chỉ ra những mặt được, những hạn chế còn tồn tại cũng như nguyên nhân của những hạn chế đó trong quá trình áp dụng pháp luật về đấu thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ. Trên cơ sở đó, Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về đấu thầu mua sắm hàng hóa. Đồng thời, sau khi hoàn thiện, bài Luận văn này 6 cũng là tài liệu tham khảo cho các học giả quan tâm về đấu thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bố cục của bài Luận văn Thạc sĩ bao gồm ba chương với các nội dung như sau: Chương 1: Lý luận chung và pháp luật về đấu thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật đấu thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ ở Việt Nam hiện nay Chương 3: Kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật đấu thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ. 7 Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU MUA SẮM HÀNG HÓA THEO PHƯƠNG THỨC MỘT GIAI ĐOẠN, HAI TÚI HỒ SƠ 1.1. Khái niệm về đấu thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ 1.1.1. Khái niệm “Đấu thầu” Trước hết, thuật ngữ “đấu thầu” đã xuất hiện từ lâu. Theo Từ Điển Luật học A Law Dictionary, Adapted to the Constitution and Laws of the United States bởi John Bouvier, xuất bản năm 1856 có viết: “A bid is an offer to pay a specified price for an article about to be sold at auction. The bidder has a right to withdraw his bid at any time before it is accepted, which acceptance is generally manifested by knocking down the hammer.” [33] (Tạm dịch: Đấu thầu là một đề nghị trả giá xác định cho một sản phẩm sắp được bán đấu giá. Nhà thầu có quyền rút lại giá thầu của mình bất cứ lúc nào trước khi được chấp nhận, sự chấp nhận này thường được biểu hiện bằng cách hạ búa). Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, xuất bản năm 2003, NXB Đà Nẵng – Từ điển học, trang 302 thì “đấu thầu là việc tổ chức cuộc đọ sức công khai ai nhận làm, ai bán với điều kiện tốt nhất”[26,tr.302] Dưới góc độ pháp lý, khoản 1 Điều 214 Luật Thương mại 2005 có quy định về khái niệm đấu thầu đối với hàng hóa, dịch vụ như sau: “Đấu thầu hàng hoá, dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên mua hàng hoá, dịch vụ thông qua mời thầu (gọi là bên mời thầu) nhằm lựa chọn trong số các thương nhân tham gia đấu thầu (gọi là bên dự thầu) thương nhân đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do bên mời thầu đặt ra và được lựa chọn để ký kết và thực hiện hợp đồng (gọi là bên trúng thầu)”[29]. 8 Trước đây, tại khoản 2 Điều 4 Luật đấu thầu năm 2005 quy định khái niệm đấu thầu như sau: “Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án quy định tại Điều 1 của Luật này trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.”[27] Theo đó, các hoạt động đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hoá, xây lắp đối với gói thầu thuộc các dự án sau đây: “1. Dự án sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên cho mục tiêu đầu tư phát triển, bao gồm: a) Dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp mở rộng các dự án đã đầu tư xây dựng; b) Dự án đầu tư để mua sắm tài sản kể cả thiết bị, máy móc không cần lắp đặt; c) Dự án quy hoạch phát triển vùng, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn; d) Dự án nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật; đ) Các dự án khác cho mục tiêu đầu tư phát triển; 2. Dự án sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; 3. Dự án sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản nhằm phục vụ việc cải tạo, sửa chữa lớn các thiết bị, dây chuyền sản xuất, công trình, nhà xưởng đã đầu tư của doanh nghiệp nhà nước.” Theo thời gian, để phù hợp với tình hình thực tế, pháp luật đấu thầu hiện hành đã có sự điều chỉnh lại khái niệm đấu thầu như sau: “Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, 9 dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.”[30] Như vậy, từ quy định nêu trên, có thể thấy, đấu thầu được hiểu là quá trình mà chủ đầu tư lựa chọn ra nhà thầu có thể đáp ứng các yêu cầu của mình để ký kết và thực hiện hợp đồng như hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; hoặc thông qua quá trình này lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất. Trong đó, thông qua đấu thầu mà bên mua tổ chức thì bên bán, chính là các nhà thầu sẽ cạnh tranh nhau để giành được quyền cung cấp mua hàng hóa, dịch vụ đó với giá đủ bù đắp các chi phí đầu vào và đảm bảo mức lợi nhuận cao nhất có thể cho bên mình. Bên mua sẽ lựa chọn nhà thầu nào mà mang lại cho bên mua hàng hóa hoặc dịch vụ có thể thỏa mãn các yêu cầu về kĩ thuật, chất lượng trong hồ sơ mời thầu và đặc biệt là chi phí thấp nhất. Nói chung, bản chất của đấu thầu như 1 sự cạnh tranh lành mạnh có tính công bằng, minh bạch và mang lại hiệu quả kinh tế để được thực hiện công việc nào đó, yêu cầu nào. Đấu thầu có một số đặc điểm cơ bản như sau: Thứ nhất, đấu thầu là một hoạt động thương mại mà bên dự thầu là các thương nhân đáp ứng đủ điều kiện và hướng tới là lợi nhuận từ việc ký kết, thực hiện hợp đồng; còn bên mời thầu thông qua hoạt động đấu thầu để ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa, hoặc sử dụng dịch vụ với bên nhà thầu mà có thể đáp ứng các điều kiện tốt nhất của mình. Thứ hai, đấu thầu là một giai đoạn tiền hợp đồng. Mục đích cuối cùng của đấu thầu là lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng theo quy định của Luật đấu thầu. Sau khi quá trình lựa chọn nhà thầu hoàn tất, nhà thầu trúng thầu được lựa chọn sẽ cùng với đơn vị tổ chức đấu thầu đàm phán, 10 thương thảo để kí kết và thực hiện hợp đồng. Vì vậy, có thể coi đấu thầu là giai đoạn tiền hợp đồng. Thứ ba, các bên tham gia đấu thầu hàng hóa, dịch vụ cũng chính là bên mua và bên bán hàng hóa/ dịch vụ. Bên mời thầu có nhu cầu mua sắm hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ. Thông qua hoạt động đấu thầu, thương nhân nào có năng lực cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ cho gói thầu mà bên mời thời yêu cầu thì sẽ tham gia dự thầu. Nếu lựa chọn được nhà thầu, các bên tiến hành thương thảo, ký kết hợp đồng. Khi đó, bên dự thầu mà trúng thầu sẽ trở thành bên mua, bên mời thầu sẽ trở thành bên bán trong quan hệ mua bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ. Thứ tư, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là một quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ với sự tham gia của một bên mời thầu và nhiều nhà thầu khác. Đấu thầu là cách thức cạnh tranh giữa các nhà thầu để có thể được lựa chọn thực hiện gói thầu. Vì vậy mà đấu thầu thu hút nhiều nhà thầu khác tham gia để cùng cạnh tranh với mình. Từ đó, giúp người mua lựa chọn người bán phù hợp nhất đáp ứng các yêu cầu của mình. Thứ năm, hình thức pháp lý của quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ được thể hiện ở hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu. Theo quy định của pháp luật đấu thầu thì hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư. Còn hồ sơ dự thầu là toàn bộ tài liệu do nhà thầu, nhà đầu tư lập và nộp cho bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Các hồ sơ này thể hiện năng lực có thể đáp ứng của bên dự thầu theo những yêu cầu được thể hiện ở hồ sơ mời thầu để có thể nhà thầu phù hợp nhất. Thứ sáu, giá của gói thầu là giá trị của gói thầu được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Bên dự thầu nếu đưa ra giá cao hơn khả năng tài 11 chính được thể hiện tại kế hoạch lựa chọn nhà thầu của bên mời thầu thì chất lượng hàng hóa, dịch vụ có tốt cũng khó có thể trúng thầu. Nhà thầu dự thầu nào có thể đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu nhưng có giá càng thấp so với giá của gói thầu thì sẽ càng có cơ hội chiến thắng. 1.1.2. Vai trò của đấu thầu Đấu thầu là cách thức cạnh tranh trong việc nhận dự án một cách công khai, minh bạch và công bằng nhất cho các nhà thầu tham gia đấu thầu. Thông qua đấu thầu, bên mời thầu có thể lựa chọn được nhà thầu phù hợp nhất với giá thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo cho việc hiệu quả kinh tế trong việc đầu tư dự án của mình. Vai trò của đấu thầu với chủ đầu tư dự án: Việc tổ chức đấu thầu là quá trình giúp chủ đầu tư dự án tìm ra được nhà thầu phù hợp nhất để thực hiện có hiệu quả về yêu cầu chất lượng của dự án; hàng hóa, dịch vụ đảm bảo cả về chất lượng và giá cả, giúp tiết kiệm nguồn vốn đầu tư dự án nhưng vẫn đem lại hiệu quả kinh tế. Vai trò của đấu thầu với nhà thầu: Khi tham gia đấu thầu, các nhà thầu buộc phải cạnh tranh nhau để có thể tìm kiếm các cơ hội tham dự đấu thầu các gói thầu, để có thể trúng thầu và thương thảo, kí kết hợp đồng, tạo cơ hội việc làm cho người lao động nhà thầu và phát triển sản xuất. Thông qua việc tham gia đấu thầu các dự án, nhà thầu biết cách hoàn thiện hơn ở mọi phương diện để đáp ứng yêu cầu của dự án, để có thể trúng thầu. Từ đó, các nhà thầu sẽ phải nâng cao năng lực của mình, nâng cao kỹ thuật để có thể thực hiện các dự án. Vai trò với kinh tế đất nước: thông qua hoạt động đấu thầu, chủ đầu tư lựa chọn được nhà thầu với chi phí tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng. Từ đó, tạo ra môi trường đấu thầu cạnh tranh một cách công bằng, 12 bình đẳng; góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế của đất nước. 1.1.3. Đấu thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ Trước hết, cần hiểu hàng hóa theo quy định Luật đấu thầu bao gồm những hàng hóa gì? Khái niệm “hàng hóa” trong thương mại được hiểu là: “2. Hàng hóa bao gồm: a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; b) Những vật gắn liền với đất đai.” [ 30] Còn khái niệm “hàng hóa” trong đấu thầu được quy định với phạm vi hẹp hơn, cụ thể được quy định tại Khoản 25 điều 4 Luật đấu thầu 2013 bao gồm “máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phụ tùng; hàng tiêu dùng; thuốc, vật tư y tế dùng cho các cơ sở y tế.” [30] Theo quy định tại điều 29 Luật đấu thầu 2013 thì phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ là phương thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư mà “Nhà thầu, nhà đầu tư nộp đồng thời hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và hồ sơ đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu” [ 30, điều 29]. Theo đó, “việc mở thầu được tiến hành hai lần. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở ngay sau thời điểm đóng thầu. Nhà thầu, nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật sẽ được mở hồ sơ đề xuất về tài chính để đánh giá.” [30, điều 29, 3]. Theo quy định tại khoản 1 điều 29 Luật đấu thầu 2013 thì phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp sau đây: - Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp; - Đấu thầu rộng rãi đối với lựa chọn nhà đầu tư. Còn đối với phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ thì áp dụng với trường hợp sau: Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp 13 dịch vụ phi tư vấn; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ. Theo quy định “gói thầu quy mô nhỏ là gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa có giá trị gói thầu không quá 10 tỷ đồng”. Như vậy, đối với những gói thầu mua sắm hàng hóa trên 10 tỷ thì phải áp dụng theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ. Luật Đấu thầu 2013 được các đánh giá cao bởi sự không ràng buộc về giá, không bắt buộc lấy tiêu chí giá thấp nhất mà thay vào đó sử dụng tiêu chí xác định toàn diện, cả về kỹ thuật và năng lực tổ chức thi công. Trước đây, theo Luật đấu thầu 2005, các trường hợp nhà thầu bỏ giá thấp nhất đều trúng thầu, trong đó có rất nhiều nhà thầu Trung Quốc. Trường hợp nếu doanh nghiệp bỏ giá thứ 2 nhưng đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về kỹ thuật thì vẫn trúng thầu. Ngoài ra, một trong những điểm nổi bật tạo ra sự minh bạch trong đấu thầu của việc áp dụng phương thức đấu thầu một giai đoạn hai túi hồ sơ. Điều đó đồng nghĩa là túi hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được đánh giá trước và nhà thầu nào đáp ứng về kinh nghiệm, năng lực kỹ thuật chất lượng thì mới được bóc túi hồ sơ về tài chính ra để cùng so sánh. Nếu như trước đây, theo Luật đấu thầu 2005, việc đấu thầu sẽ mở cùng lúc túi về tài chính cũng như túi về kỹ thuật. Trong trường hợp thì nhà thầu không mạnh về kỹ thuật nhưng họ chào với giá thấp thì tổ chuyên gia sẽ gặp phải lúng túng. Còn theo Luật đấu thầu 2013 không bóc túi tài chính nên không biết giá mà nhà thầu chào thầu cao hay thấp, tổ chuyên gia sẽ làm việc một cách khách quan hơn. Từ những phân tích trên, có thể hiểu đấu thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ là phương thức lựa chọn nhà thầu để mua sắm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phụ tùng; hàng tiêu dùng; thuốc, vật tư y tế dùng cho các cơ sở y tế. Theo đó, khi thực hiện đấu thầu, Nhà thầu nộp đồng thời hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và hồ sơ đề 14 xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Việc mở thầu được tiến hành hai lần. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở ngay sau thời điểm đóng thầu. Nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật sẽ được mở hồ sơ đề xuất về tài chính để đánh giá. Theo đó, có thể đưa ra một số đặc điểm cơ bản của đấu thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ: Thứ nhất, đối tượng đấu thầu là máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phụ tùng; hàng tiêu dùng; thuốc, vật tư y tế dùng cho các cơ sở y tế. Thứ hai, là phương thức lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng mua sắm hàng hóa trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Thứ ba, lưu ý về quy trình thực hiện đấu thầu: nhà thầu nộp đồng thời hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và hồ sơ đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Việc mở thầu được tiến hành hai lần. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở ngay sau thời điểm đóng thầu. Nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật sẽ được mở hồ sơ đề xuất về tài chính để đánh giá. Về mặt lý thuyết, có thể thấy đấu thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ giữ vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế. Phương thức đấu thầu này tạo nên sự cạnh tranh bình đẳng đối với tất cả doanh nghiệp, nhà cung cấp hàng hóa trên thị trường. Thông qua hoạt động đấu thầu, nhà đầu tư mua sắm được hàng hóa với giá thấp nhất nhưng vẫn đạt yêu cầu về chất lượng của hàng hóa. Thông qua đấu thầu giúp thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế cũng như sự hoàn thiện và phát triển của doanh nghiệp do tính cạnh tranh mà hoạt động đấu thầu tạo ra. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan