Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Hóa học Dap an an mon kim loai dien phan...

Tài liệu Dap an an mon kim loai dien phan

.PDF
5
181
79

Mô tả:

-----------------ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 05 trang) CHUYÊN ĐỀ: ĂN MÒN KIM LOẠI – ĐIỆN PHÂN MÔN THI HÓA HỌC Thời gian làm bài 15 phút (không kể thời gian phát đề) ------------------------- Câu 1. Dung dịch FeSO4 và dung dịch CuSO4 đều tác dụng được với A. Ag. B. Fe. C. Cu. D. Zn. Câu 2. Khi so sánh trong cùng một điều kiện thì Cr là kim loại có tính khử mạnh hơn. A. Fe. B. K. C. Na. D. Ca. Câu 3. Kim loại Cu phản ứng được với dung dịch D. HCl. A. FeSO4. B. AgNO3. C. KNO3. Câu 4. Để hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm hai kim loại Cu và Zn, ta có thể dùng một lượng dư dung dịch A. HCl. B. AlCl3. C. AgNO3. D. CuSO4. Câu 5. Cho các kim loại: Ni, Fe, Cu, Zn số kim loại tác dụng với dung dịch Pb(NO3)2 là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 6. Dung dịch muối nào sau đây tác dụng được với cả Ni và Pb ? A. Pb(NO3)2. B. Cu(NO3)2. C. Fe(NO3)2. D. Ni(NO3)2. Câu 7. Trong dung dịch CuSO4, ion Cu2+ không bị khử bởi kim loại A. Zn. B. Ag. C. Mg. D. Fe. Câu 8. Dãy các kim loại được xếp theo chiều giảm dần tính khử là A. Zn, Cu, K. B. K, Zn, Cu. C. K, Cu, Zn. D. Cu, K, Zn. Câu 9. Kim loại nào sau đây khử được ion Fe2+ trong dung dịch ? A. Ag. B. Mg. C. Cu. D. Fe. Câu 10. Ở điều kiện thường, kim loại Fe phản ứng được với dung dịch nào sau đây? A. ZnCl2. B. FeCl3. C. NaCl. D. MgCl2. Câu 11. Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra A. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu. B. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+. C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu. D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+. Câu 12. Cho phản ứng hóa học: Cu + 2AgNO3Cu(NO3)2 + 2Ag. Kết luận nào sau đây là đúng? A. Trong phản ứng xảy ra sự khử Cu. B. Trong phản ứng, Ag+ bị oxi hoá. D. Tính oxi hóa của Ag+ mạnh hơn Cu2+. C. Tính khử của Cu yếu hơn Ag. Câu 13. Cho các phản ứng sau: Fe + 2Fe(NO3)33Fe(NO3)2 AgNO3 + Fe(NO3)2Fe(NO3)3 + Ag ; Dãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hóa của các ion kim loại là: D. Ag+, Fe3+, Fe2+. A. Fe2+, Fe3+, Ag+. B. Ag+, Fe2+, Fe3+. C. Fe2+, Ag+, Fe3+. Câu 14. Cho các phản ứng xảy ra sau đây: (1) AgNO3 + Fe(NO3)2 Fe(NO3)3 + Ag (2) Mn + 2HClMnCl2 + H2 Dãy các ion được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá là A. Ag+, Mn2+, H+, Fe3+. B. Mn2+, H+, Ag+, Fe3+. C. Ag+, Fe3+, H+, Mn2+. D. Mn2+, H+, Fe3+, Ag+. Câu 15. Hai kim loại X, Y và các dung dịch muối clorua của chúng có các phản ứng hóa học sau: ; X + 2YCl3XCl2 + 2YCl2 Y + XCl2YCl2 + X Phát biểu đúng là: A. Ion Y2+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion X2+. B. Kim loại X khử được ion Y2+. D. Ion Y3+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion X2+. C. X có tính khử mạnh hơn Y. Câu 16. Cho biết các phản ứng xảy ra sau: 2FeBr2 + Br22FeBr3 2NaBr + Cl2NaCl + Br2 Phát biểu đúng là: B. Tính oxi hoá của Br2 mạnh hơn Cl2. A. Tính khử của Cl mạnh hơn Br . 2+ C. Tính khử của Br mạnh hơn Fe . D. Tính oxi hoá của Cl2 mạnh hơn của Fe3+. Câu 17. Phương trình hóa học nào sau đây là sai ? A. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2. B. Ca + 2HCl → CaCl2 + H2. C. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. D. Cu + H2SO4 → CuSO4 + H2. 2+ Câu 18. Thứ tự một số cặp OXH - khử như sau: Fe Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+. Cặp chất không phản ứng với nhau là A. Cu và dung dịch FeCl3. B. dung dịch FeCl2 và dung dịch CuCl2. C. Fe và dung dịch CuCl2. D. Fe và dung dịch FeCl3. Câu 19. Cho các cặp oxi hóa – khử được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của dạng oxi hóa như sau: Fe2+/Fe, Cu2+/Cu, Fe3+/Fe2+. Phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Cu2+ oxi hóa được Fe2+ thành Fe3+. B. Fe3+ oxi hóa được Cu thành Cu2+. C. Cu khử được Fe3+ thành Fe. D. Fe2+ oxi hóa được Cu thành Cu2+. Câu 20. Để khử ion Fe3+ trong dung dịch thành ion Fe2+ có thể dùng một lượng dư A. kim loại Cu. B. kim loại Ag. C. kim loại Ba. D. kim loại Mg. Câu 21. Cho dãy các kim loại: Cu, Ni, Zn, Mg, Ba, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch FeCl3 là A. 3 B. 5 C. 6 D. 4 Câu 22. Cho các cặp oxi hóa - khử được sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hóa của các ion kim loại: Al3+/Al; Fe2+/Fe; Sn2+/Sn; Cu2+/Cu. Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho sắt vào dung dịch đồng (II) sunfat. (b) Cho đồng vào dung dịch nhôm sunfat. (c) Cho thiếc vào dung dịch đồng (II) sunfat. (d) Cho thiếc vào dung dịch sắt (II) sunfat. Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra phản ứng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 23. Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch gồm các chất tan A. Fe(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3. B. Fe(NO3)2, AgNO3. C. Fe(NO3)3, AgNO3. D. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3. Câu 24. Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và một phần Fe không tan. Chất tan có trong dung dịch Y là A. MgSO4 và Fe2(SO4)3. B. MgSO4, Fe2(SO4)3 và FeSO4. C. MgSO4 và FeSO4. D. MgSO4. Câu 25. Cho hỗn hợp bột Al, Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn gồm ba kim loại là: A. Fe, Cu, Ag. B. Al, Cu, Ag. C. Al, Fe, Cu. D. Al, Fe, Ag. Câu 26. Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn vào dd AgNO3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X là A. Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2. B. Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2. C. AgNO3 và Zn(NO3)2. D. Fe(NO3)2 và AgNO3. Câu 27. Cho hỗn hợp gồm Fe và Mg vào dung dịch AgNO3, khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X (gồm hai muối) và chất rắn Y (gồm hai kim loại). Hai muối trong X là A. Mg(NO3)2 và Fe(NO3)2 B. Fe(NO3)2 và AgNO3 C. Fe(NO3)3 và Mg(NO3)2 D. AgNO3 và Mg(NO3)2 Câu 28. Cho bột Fe vào dung dịch gồm AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X và hai kim loại trong Y lần lượt là A. Cu(NO3)2; AgNO3 và Cu; Ag. B. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2 và Cu; Fe. C. Fe(NO3)2 ; Fe(NO3)3 và Cu; Ag. D. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2 và Ag; Cu. Câu 29. Cho hỗn hợp gồm Al và Zn vào dung dịch AgNO3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X chỉ chứa một muối và phần không tan Y gồm hai kim loại. Hai kim loại trong Y và muối trong X là A. Al, Ag và Zn(NO3)2 B. Al, Ag và Al(NO3)3 C. Zn, Ag và Al(NO3)3 D. Zn, Ag và Zn(NO3)2 Câu 30. Cho Al từ từ đến dư vào dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2, AgNO3, Mg(NO3)2, Fe(NO3)3 thì thứ tự các ion bị khử là: A. Ag+, Fe3+, Cu2+, Mg2+ B. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+ C. Ag+, Cu2+, Fe3+, Mg2+ D. Fe3+, Ag+, Cu2+, Mg2+ Câu 31. Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa ? A. Sợi dây bạc nhúng trong dung dịch HNO3. B. Đốt lá sắt trong khí Cl2. C. Thanh nhôm nhúng trong dung dịch H2SO4 loãng. D. Thanh kẽm nhúng trong dung dịch CuSO4. Câu 32. Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng; (b) Đốt dây Fe trong bình đựng khí O2; (c) Cho lá Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3; (d) Cho lá Zn vào dung dịch HCl; Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa là A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Câu 33. Nếu vật làm bằng hợp kim Fe-Zn bị ăn mòn điện hoá thì trong quá trình ăn mòn A. kẽm đóng vai trò catot và bị oxi hoá B. sắt đóng vai trò anot và bị oxi hoá C. kẽm đóng vai trò anot và bị oxi hoá D. sắt đóng vai trò catot và ion H+ bị oxi hoá Câu 34. Biết rằng ion Pb2+ trong dung dịch oxi hóa được Sn. Khi nhúng hai thanh kim loại Pb và Sn được nối với nhau bằng dây dẫn điện vào một dung dịch chất điện li thì A. chỉ có Pb bị ăn mòn điện hoá. B. chỉ có Sn bị ăn mòn điện hoá. C. cả Pb và Sn đều không bị ăn mòn điện hoá. D. cả Pb và Sn đều bị ăn mòn điện hoá. Câu 35. Cho lá Al vào dung dịch HCl, có khí thoát ra. Thêm vài giọt dung dịch CuSO4 vào thì A. phản ứng ngừng lại B. tốc độ thoát khí không đổi C. tốc độ thoát khí giảm D. tốc độ thoát khí tăng Câu 36. Trường hợp nào sau đây, kim loại bị ăn mòn điện hóa học? A. Thép cacbon để trong không khí ẩm. B. Kim loại kẽm trong dung dịch HCl. C. Đốt dây sắt trong khí oxi khô. D. Kim loại sắt trong dung dịch HNO3 loãng. Câu 37. Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là: A. I, II và IV. B. I, II và III. C. I, III và IV. D. II, III và IV. Câu 38. Cho các hợp kim: Fe-Cu; Fe-C; Zn-Fe; Mg-Fe tiếp xúc với không khí ẩm. Số hợp kim trong đó Fe bị ăn mòn điện hóa là A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 39. Để bảo vệ thép, người ta tiến hành tráng lên bề mặt thép một lớp mỏng thiếc. Hãy cho biết phương pháp chống ăn mòn kim loại trên thuộc vào phương pháp nào sau đây ? A. điện hóa B. tạo hợp kim không gỉ. C. cách ly D. dùng chất kìm hãm. Câu 40. Để bảo vệ thép cacbon, trong thực tế người ta thường phủ lên thép một lớp kim loại. Kim loại nào giúp việc bảo vệ là tốt nhất ? A. Zn B. Cu C. Sn D. Pb. Câu 41. Để bảo vệ ống thép (dẫn nước, dẫn dầu, dẫn khí đốt) bằng phương pháp điện hoá, người ta gắn vào mặt ngoài của ống thép những khối kim loại A. Ag. B. Zn. C. Cu. D. Pb. Câu 42. Dãy gồm các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy của chúng, là A. Na, Ca, Al. B. Na, Ca, Zn. C. Na, Cu, Al. D. Fe, Ca, Al. Câu 43. Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối (với điện cực trơ) là A. Ni, Cu, Ag. B. Li, Ag, Sn. C. Ca, Zn, Cu. D. Al, Fe, Cr. Câu 44. Trong công nghiệp, kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ được điều chế bằng phương pháp A. điện phân nóng chảy. B. điện phân dung dịch. C. nhiệt luyện. D. thủy luyện. Câu 45. Điện phân dung dịch hỗn hợp gồm AgNO3, Cu(NO3)2 và Fe(NO3)3 (với điện cực trơ). Các kim loại lần lượt xuất hiện tại catot theo thứ tự (từ trái sang phải) A. Ag; Cu; Fe. B. Fe; Ag; Cu. C. Fe; Cu; Ag. Câu 46. Phương trình điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ là D. Cu; Ag; Fe. A. CuSO4 → Cu + S + 2O2 B. CuSO4 → Cu + SO2 + 2O2 C. CuSO4 + H2O → Cu(OH)2 + SO3 D. 2CuSO4 + 2H2O → 2Cu + 2H2SO4 + O2 Câu 47. Khi điện phân dung dịch KCl và dung dịch CuCl2 bằng điện cực trơ, ở cực dương đều xảy ra quá trình đầu tiên là A. 2H2O → 4H+ + O2 + 4e. B. 2H2O + 2e → H2 + 2OH . D. Cu2+ + 2e → Cu. C. 2Cl- → Cl2 + 2e. Câu 48. Điện phân dung dịch X chứa hỗn hợp các muối sau: NaCl, CuCl2, FeCl3, ZnCl2. Kim loại cuối cùng thoát ra ở catot trước khi có khí thoát ra là A. Fe. B. Cu. C. Na. D. Zn. Câu 49. Trong các ion sau đây, ion nào có tính oxi hóa mạnh nhất? A. Ca2+. B. Ag+. C. Cu2+. Câu 50. Kim loại Fe không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch? D. Zn2+. A. CuSO4. B. MgCl2. C. FeCl3. Câu 51. Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng? D. AgNO3. A. Cho kim loại Cu vào dung dịch HNO3. B. Cho kim loại Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3. C. Cho kim loại Ag vào dung dịch HCl. D. Cho kim loại Zn vào dung dịch CuSO4. Câu 52. Trong thực tế, không sử dụng cách nào sau đây để bảo vệ kim loại sắt khỏi bị ăn mòn? A. Gắn đồng với kim loại sắt. B. Tráng kẽm lên bề mặt sắt. C. Phủ một lớp sơn lên bề mặt sắt. D. Tráng thiếc lên bề mặt sắt. Câu 53. Trong các ion sau: Ag+, Cu2+, Fe2+, Au3+. Ion có tính oxi hoá mạnh nhất là: A. Ag+ B. Cu2+ C. Fe2+ D. Au3+ Câu 54. Tiến hành 3 thí nghiệm như hình vẽ sau: Đinh sắt trong cốc nào sau đây bị ăn mòn nhanh nhất? A. Cốc 2 B. Cốc 1 C. Cốc 3 D. Tốc độ ăn mòn như nhau Câu 55. Có 4 dung dịch riêng biệt: CuSO4, ZnCl2, FeCl3, AgNO3. Nhúng vào mỗi dung dịch 1 thanh Ni. Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là: A. 1 B. 4 C. 3 D. 2 Câu 56. Tiến hành các thí nghiệm sau: - TN1: Cho hơi nước đi qua ống đựng bột sắt nung nóng. - TN2: Cho đinh sắt nguyên chất vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4. - TN 3: Cho từng giọt dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3 . - TN 4: Để miếng gang (hợp kim của sắt với cacbon) trong không khí ẩm một thời gian. - TN 5: Nhúng lá kẽm nguyên chất vào dung dịch CuSO4. Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hoá học là: A. 3 B. 4 C. 1 D. 2 Câu 57. Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Thả một viên Fe vào dung dịch HCl. (2) Thả một viên Fe vào dung dịch Cu(NO3)2. (3) Thả một viên Fe vào dung dịch FeCl3. (4) Nối một dây Ni với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm. (5) Đốt một dây Fe trong bình kín chứa đầy khí O2. (6) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời CuSO4 và H2SO4 loãng. (7) Nối một dây Mg với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm Trong các thí nghiệm trên thì số thí nghiệm mà Fe bị ăn mòn điện hóa học là A. 4 B. 6 C. 3 D. 5 Câu 58. Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Nhúng thanh Zn vào dung dịch AgNO3. (2) Cho vật bằng gang vào dung dịch HCl. (3) Cho Na vào dung dịch CuSO4. (4) Để miếng tôn (Fe trắng Zn) có vết xước sâu ngoài không khí ẩm (5) Cho đinh sắt vào dung dịch H2SO4 2M. (6) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư. Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là A. 5 B. 3 C. 2 D. 4 Câu 59. Một dung dịch X chứa đồng thời NaNO3, Cu(NO3)2, Fe(NO3)3, Zn(NO3)2, AgNO3. Thứ tự các kim loại thoát ra ở catot khi điện phân dung dịch trên là A. Ag, Fe, Cu, Zn, Na. B. Ag, Cu, Fe, Zn. C. Ag, Cu, Fe. D. Ag, Cu, Fe, Zn, Na. Câu 60. Điện phân dung dịch X chứa hỗn hợp các muối sau: NaCl, CuCl2, FeCl3, ZnCl2. Kim loại cuối cùng thoát ra ở catot trước khi có khí thoát ra là A. Fe. B. Cu. C. Na. D. Zn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan