Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đạo trị nước trong tư tưởng khổng mạnh và ý nghĩa của nó....

Tài liệu đạo trị nước trong tư tưởng khổng mạnh và ý nghĩa của nó.

.PDF
161
308
72

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI  ĐINH THỊ KIM LAN ĐẠO TRỊ NƢỚC TRONG TƢ TƢỞNG KHỔNG - MẠNH VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2018 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI  ĐINH THỊ KIM LAN ĐẠO TRỊ NƢỚC TRONG TƢ TƢỞNG KHỔNG - MẠNH VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ Ngành: Triết học Mã số: 9.22.90.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. TRỊNH DOÃN CHÍNH 2. TS. CAO XUÂN LONG HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong Luận án là trung thực, được tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc và kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước đã được tiếp thu một cách chân thực, cẩn trọng, có trích nguồn dẫn cụ thể trong Luận án. Những kết luận khoa học của Luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Người thực hiện Đinh Thị Kim Lan MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................................................................... 5 1.1. Những công trình nghiên cứu về điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội và tiền đề hình thành đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh .......................................... 5 1.2. Những công trình nghiên cứu về Nho giáo nói chung và đạo trị nước trong Nho giáo Khổng - Mạnh nói riêng trong dòng chảy lịch sử triết học Trung Quốc .. 11 1.3. Những công trình nghiên cứu về giá trị, hạn chế và ý nghĩa của đạo trị nước trong Nho giáo Khổng - Mạnh .................................................................................. 16 1.4. Những vấn đề đặt ra mà luận án cần giải quyết ................................................. 29 Chƣơng 2: ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH ĐẠO TRỊ NƢỚC TRONG TƢ TƢỞNG KHỔNG - MẠNH .............................. 30 2.1. Điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội hình thành đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh ........................................................................................................... 30 2.2. Tiền đề và nhân tố chủ quan cho sự hình thành đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh ........................................................................................................... 38 Chƣơng 3: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐẠO TRỊ NƢỚC TRONG TƢ TƢỞNG KHỔNG - MẠNH ................................................................................... 61 3.1. Nội dung cơ bản của đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh ..................... 61 3.2. Đặc điểm cơ bản của đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh ................... 110 Chƣơng 4: GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA ĐẠO TRỊ NƢỚC TRONG TƢ TƢỞNG KHỔNG - MẠNH .............................................. 120 4.1. Giá trị và hạn chế của đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh ................. 120 4.2. Ý nghĩa lịch sử của đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh ..................... 133 KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................ 146 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ................................ 149 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 150 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong lịch sử xã hội loài người, cùng với các vấn đề về phát triển đời sống, về kinh tế, xã hội, thì vấn đề trị nước, tổ chức và quản lý xã hội là một vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng được quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia. Bởi vì, trị nước là hoạt động trung tâm của toàn bộ quá trình tổ chức và thực hiện những công việc của đất nước. Thực tế cho chúng ta thấy, nếu cách thức tổ chức và quản lý tốt thì sẽ làm cho xã hội ổn định, phát triển đi lên. Ngược lại, nếu cách thức tổ chức và quản lý kém sẽ làm cho xã hội trì trệ, thậm chí còn rối loạn thêm nữa. Trong điều kiện xã hội hiện nay, việc mội quốc gia cần phải xây dựng một đường lối trị nước phù hợp, đúng đắn góp phần phát triển đất nước là vấn đề hết sức cần thiết. Vì vậy, đòi hỏi chúng ta phải nhìn về quá khứ để không ngừng học hỏi, tiếp thu và phát huy những giá trị, khắc phục những hạn chế trong lịch sử của nhân loại kết hợp với thời đại trên phương diện này. Trong lịch sử Việt Nam, xuất phát từ thực tiễn của việc trị nước, từ thời kỳ dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước,các thế hệ đi trước đã rất chú trọng vấn đề trị nước, tổ chức và quản lý xã hội. Trong đó, do điều kiện đất chúng ta, từ việc chống lại sự đồng hoá về văn hoá tư tưởng thời Bắc Thuộc đã tiến đến kế thừa, tiếp thu nhiều tư tưởng về đường lối trị nước của Trung Quốc mà đặc biệt là đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh để thiết lập trật tự xã hội. Từ thời, Lý, Hồ, Trần, Lê… và đặc biệt là dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước. Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn luôn chú trọng việc xây dựng bộ máy nhà nước, xây dựng chính quyền, đấu tranh giành chính quyền, tổ chức và quản lý xã hội để nhằm hướng tới xây dựng một xã hội văn minh, giàu đẹp. Với những cách thức, con đường, phương pháp vận hành một đất nước bằng các thể chế và hệ thống chính trị đúng đắn, phù hợp cùng với mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” [12, tr.85-86], chúng ta cũng đã đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Cho đến ngày nay, những tư tưởng đó còn được chúng ta tiếp tục tiếp thu và kế thừa để vận dụng trong việc xây dựng và phát triển đất nước. 1 Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng đất nước, bên cạnh những thành tựu to lớn mà chúng ta đã đạt được thì cũng còn nhiều vấn đề bất cập, yếu kém, bên cạnh “Đa số các cán bộ, đảng viên phát huy được vai trò tiên phong, năng động, sáng tạo trong công tác, lao động, rèn luyện phẩm chất, năng lực, có bước trưởng thành đóng vai trò nòng cốt trong công cuộc đổi mới, góp phần xứng đáng vào thành quả chung của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc” [13, tr.261], vẫn còn đó một bộ phận không nhỏ những cán bộ, đảng viên và nhân dân suy thoái về đạo đức, với lối sống chạy theo đồng tiền, làm xói mòn nghiên trọng những giá trị đạo đức của con người. Chính những tồn tại, những yếu kém về đạo đức, lối sống đó đã ảnh hưởng đến sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo và ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X cũng đã viết: “Thoái hóa, biến chất về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, tệ nạn quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu nhân dân trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên diễn ra nghiêm trọng, kéo dài chưa được ngăn chặn, đẩy lùi” [13, tr. 263]. Thực trạng trên đã có ảnh hưởng lớn đến quá trình thực hiện công cuộc đổi mới và uy tín của Đảng, nhà nước và chế độ ta. Cho nên, nhiệm vụ đặt ra là bên cạnh việc quan tâm đến giáo dục đạo đức để xây dựng và phát triển đất nước cần phải có đường lối, cách thức tổ chức, quản lý xã hội hiệu quả là một vấn đề rất cần thiết và cấp bách. Vì vậy, để công cuộc xây dựng đất nước thực hiện thành công, bên cạnh việc chú trọng phát triển kinh tế, chúng ta phải không ngừng giáo dục đạo đức trong xã hội và đặc biệt là việc kế thừa các kinh nghiệm và bài học về đạo trị nước của truyền thống dân tộc mình cũng như của nhân loại là điều rất cần thiết để đạt được mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đề ra. Vì thế, chúng ta phải có cái nhìn đúng đắn trong việc nghiên cứu và đánh giá giá trị về đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh để lọc bỏ những cái hạn chế, kế thừa những điều tốt là một việc làm cần thiết, tạo điều kiện tốt hơn để phát triển đất nước vững chắc, góp phần làm nên một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng đất nước ngày một phát triển đi lên. Quan điểm đạo trị nước của Khổng - Mạnh nếu biết gạt bỏ và khắc phục những hạn chế về điều kiện lịch sử và dấu ấn của lợi ích giai cấp, nó sẽ phát huy những yếu tố hợp lý, tiến bộ, nó còn có những giá trị và ý nghĩa lịch sử nhất định trong đời sống xã 2 hội hiện đại trước những cơn lốc của cơ chế thị trường. Những giá trị ấy chỉ ra rằng, sức mạnh của việc tổ chức và quản lý xã hội, vấn đề đạo trị nước sẽ chỉ là nữa vời, thậm chí vô nghĩa nếu như không chú ý đúng mức vấn đề giáo dục đạo đức cho con người cùng với việc phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, từ những ý nghĩa thực tiễn và lý luận, tác giả chọn vấn đề “Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa của nó” làm đề tài luận án tiến sỹ triết học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án Về mục đích của luận án: Luận án tập trung làm rõ một cách hệ thống nội dung, đặc điểm của đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh và ý nghĩa lịch sử của nó. Để đạt được những mục đích trên, luận án cần thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau: Một là, trình bày và phân tích những điều kiện lịch sử xã hội, những tiền đề lý luận và nhân tố chủ quan cho sự hình thành đạo trị nước trong tư tưởng Khổng Mạnh. Hai là, trình bày và phân tích những nội dung cơ bản của đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh. Ba là, từ đó, phân tích, đánh giá những đặc điểm, giá trị, hạn chế và rút ra ý nghĩa lịch sử của đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu của luận án: Luận án tập trung nghiên cứu đạo trị nước trong tư tưởng Nho giáo cùng với ý nghĩa của nó. b. Phạm vi nghiên cứu của luận án: Luận án chỉ đi sâu nghiên cứu nội dung và ý nghĩa của đạo trị nước trong tư tưởng của Khổng Tử và Mạnh Tử trong thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc và rút ra ý nghĩa của nó. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Về cơ sở lý luận: Luận án dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin, đặc biệt là chủ nghĩa Duy vật biện chứng và chủ nghĩa Duy vật lịch sử. Kết hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt 3 Nam, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về vấn đề chính trị - xã hội để định hướng cho việc nghiên cứu đề tài. Về phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả sử dụng các phương pháp lịch sử - logic, phân tích - tổng hợp, so sánh - đối chiếu, quy nạp - diễn dịch, lý luận, để nghiên cứu và trình bày luận án, luận án tiếp cận dưới góc độ lịch sử triết học. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Thứ nhất, Luận án góp phần làm phong phú, sâu sắc thêm trong việc nghiên cứu đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh, làm rõ nội dung đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh. Thứ hai, khẳng định những giá trị của đạo trị nước đối việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói riêng và đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước nói chung. Đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh không chỉ là bài học bổ ích và quý báu cho các triều đại phong kiến Việt Nam trong lịch sử mà nó còn có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước giai đoạn hiện nay. Đồng thời, không chỉ có sự ảnh hưởng đến Việt Nam ta mà nó còn có ảnh hưởng sâu rộng tới các nước phương Đông nói chung. 6. Ý nghĩa của luận án - Về phương diện lý luận: Luận án đã làm rõ có hệ thống một số vấn đề lý luận về đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh. - Về phương diện thực tiễn: Những giá trị và ý nghĩa lịch sử nêu ra trong luận án có thể là bài học bổ ích trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Những kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy và những ai có quan tâm đến vấn đề này. 7. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả liên quan đến luận án, nội dung của luận án được kết cấu gồm 4 chương 10 tiết. 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Đạo trị trong tư tưởng Khổng - Mạnh là một trong những nội dung cơ bản của Nho giáo. Nó đã giữ một vai trò to lớn trong lịch sử dân tộc Việt Nam nói riêng và các dân tộc ở châu Á nói chung. Nó đã trở thành một thành tố văn hoá truyền thống của đất nước, đã ăn sâu bám rễ trong đời sống xã hội của người Việt Nam và các nước. Chính từ vai trò, giá trị quan trọng ấy, cho nên chủ đề này đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học dưới nhiều góc độ và cách tiếp cận khác nhau, nhưng tựu trung lại có thể khái quát thành ba hướng chính như sau. 1.1. Những công trình nghiên cứu về điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội và tiền đề hình thành đạo trị nƣớc trong tƣ tƣởng Khổng - Mạnh Trên bình diện này, trước hết phải kể đến công trình Đại cương triết học Trung Quốc, Quyển thượng, của tác giả Giản Chi - Nguyễn Hiến Lê. Cuốn sách là sự khảo cứu về lịch sử triết học Trung Hoa bao gồm các nội dung như sự phát sinh, phát triển, những vấn đề về vũ trụ luận và tri thức luận của triết học Trung Hoa. Nằm ở phần thứ nhất có nội dung: Thời đại Tiên Tần (tr. 28) tác phẩm đã đề cập đến một vài nét về hoàn cảnh lịch sử của xã hội Trung Quốc và quá trình tiến triển của triết học Trung Quốc thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc. Tác giả kết luận: “Tóm lại, về phương diện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, thời Xuân Thu - Chiến Quốc là thời biến chuyển lớn, thế tất phải đi tới sự thống nhất, nên phong trào lập thuyết để cứu thế mới phát triển bồng bột như dưới đây ta sẽ thấy”[33, tr. 32]. Sang phần thứ 3: Bình minh xuất hiện (tr. 33), tác phẩm nói đến sơ qua về Khổng Tử cùng những quan điểm triết học của ông như: quan điểm về vũ trụ, về tri thức luận, về chính trị, về nhân sinh quan… Có thể nói: “Người đầu tiên đứng lên mở đường cho phong trào là Khổng Tử, và ta có thể nói rằng bình minh của triết học Trung Hoa xuất hiện ở nước Lỗ”[33, tr. 33]. Cùng với những quan điểm của Khổng Tử, ở trang 49 tác giả cũng đề cập đến Mạnh Tử với những vấn đề như: quan điểm về dân, về vua, về đức hạnh, bản tính thiện của con người. Có thể nói, Mạnh Tử là người đã bổ sung, hoàn thiện học thuyết của Khổng Tử lên một bước cao hơn nữa. Nhìn chung, tác phẩm đã đề cập đến đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh một cách khá 5 đầy đủ, tuy nhiên những nội dung đó còn ở tầm khái quát chứ chưa đi sâu vào phân tích một cách có hệ thống theo chuyên đề, vì vậy, chúng tôi sẽ coi đây là tài liệu bổ ích để tiếp tục hoàn thiện luận án của mình. Hay cuốn Lịch sử triết học Trung Quốc, (Tập 1) của Hà Thúc Minh. Trong cuốn sách này tác giả đã trình bày khái quát về lịch sử phát triển của triết học Trung Quốc từ triều đại nhà Hán (206 TCN - 220 TCN) trở về trước. Đây là thời kỳ tìm tòi và xác định triết học Trung Hoa. Cho đến khi nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời (1949), thời kỳ triết học Trung Quốc chịu ảnh hưởng của văn minh phương Tây. Trong phần 1: Triết học Trung Quốc thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc - Lưỡng Hán (770 TCN - 220 sau CN), (tr. 7). Ở chương I: Thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc (tr. 9), đã trình bày một số nét về xã hội Trung Quốc trong buổi đầu bình minh. Phần II: Học thuyết Khổng Tử (tr. 14), tác giả trình bày học thuyết của Khổng Tử với những vấn đề như: cuộc đời, tác phẩm và những tư tưởng của Khổng Tử mà đặc biệt với tư tưởng đức trị. Tác giả viết: “Đức trị bắt đầu từ Khổng Tử và được quán triệt trong lịch sử nhiều nước phương Đông hàng nghìn năm như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên… Sở dĩ đức trị được chấp nhận nhiều hơn pháp trị bởi vì dầu sao thì pháp trị cũng bộc lộ tính tàn khốc nhiều hơn đức trị. Chẳng trách Platon gọi pháp luật là thứ đạo đức không có tình cảm. Đã vậy, phạm vi của đức trị vẫn rộng hơn pháp trị. Đức trị và pháp trị là hai vòng tròn đồng tâm nhưng vòng tròn đức trị lại rộng hơn. Hơn nữa, bản thân pháp luật là bình đẳng (ít ra cũng bình đẳng trước pháp luật) thế nhưng trong xã hội đẳng cấp như xã hội phong kiến thì làm sao thực hiện được điều đó. Đẳng cấp trên làm sao có thể chịu ngang hàng với đẳng cấp dưới trước pháp luật”[41, tr. 28]. Sang phần IV: Học thuyết Mạnh Tử (tr. 36), tác phẩm cũng trình bày khái quát về cuộc đời, sự nghiệp, học thuyết nhân chính, tính thiện, quan niệm về nghĩa, lợi, lao tâm - lao lực của Mạnh Tử. Nhìn chung, tác phẩm đã trình bày một cách cô đọng về lịch sử triết học Trung Quốc nói chung và đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh nói riêng. Đặc biệt trong cuốn Trung Quốc triết học sử đại cương của Hồ Thích, tác phẩm đã trình bày một cách hệ thống lịch sử triết học Trung Quốc thời cổ đại, nguyên nhân ra đời của các học thuyết triết học Trung Quốc cổ đại và những giá trị của học thuyết đó. Liên qua đến đề tài, tác giả đã trình bày một cách khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Khổng Tử và Mạnh Tử cùng với những vấn đề trong tư 6 tưởng đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh như: học thuyết chính danh, những phạm trù trong học thuyết chính trị - xã hội và luân lý đạo đức như: nhân, lễ, trung, thứ, hiếu, quân tử - tiểu nhân, nhà cầm quyền về trị dân… vấn đề bản tính thiện của con người, học thuyết nhân chính, đề cao dân… Hay công trình, Tư tưởng phương Đông - gợi những điểm nhìn tham chiếu của giáo sư Cao Xuân Huy, cấu thành 4 phần. Trong đó, phần 1: Từ góc nhìn phương pháp luận đi sâu vào phân tích sự khác nhau giữa triết học phương Đông và phương Tây. Phần thứ 2: Phác hoạ tiến trình tư tưởng Việt Nam từ cổ truyền đến canh tân qua một vài chặng mốc tiêu biểu. Sang phần thứ 3: Đề cương các bài giảng về bách gia chư tử và phần 4: Bảng tra cứu và chú giải về tên người, tên sách. Ở phần thứ 3: Đề cương bài giảng triết học cổ đại Trung Quốc (tr. 369), đây là những bài giảng còn ở dạng đề cương được tác giả tập hợp lại. Ở tiết I: Xã hội và tư tưởng cổ đại Trung Quốc (tr. 370), tác giả đề cập đến một số vấn đề về xã hội và tư tưởng thời cổ đại Trung Quốc, trong đó có xã hội và tư tưởng thời Xuân Thu - Chiến Quốc. Sang tiết thứ 2: Khổng Tử (tr. 389), tác giả đề cập vài nét về tiểu sử của Khổng Tử, về sách Luận ngữ và học thuyết của Khổng Tử về thế giới quan, tư tưởng chính trị - xã hội, đạo đức. Trong học thuyết về thế giới quan, Khổng Tử đã đề cập nhiều tới thượng đế, thiên mệnh, thiên nhân hợp nhất: “Khổng Tử tin rằng, thượng đế là một đấng chủ tể, có nhân cách, ý chí và tình cảm.v.v…”[7, tr. 400]. Sang học thuyết chính trị - xã hội và đạo đức, Khổng Tử đã đề cao phạm trù nhân và lễ, ông bàn đến rất nhiều về hai vấn đề này và “Trong tư tưởng của Khổng Tử, chữ “nhân” và chữ “lễ” có quan hệ mật thiết với nhau”[7, tr. 411]. Trong tiết thứ V: Mạnh Tử (tr. 465), tác giả đã đề cập vài nét sơ qua về tiểu sử của Mạnh Tử cùng với một số nội dung tư tưởng của ông như: vấn đề về kinh tế, chính trị, xã hội. Đồng thời, tác phẩm cũng phân tích nội dung bản tính thiện và những quan điểm về luân lý đạo đức của ông. Nhìn chung, tác phẩm với tính chất là đại cương bài giảng nên chỉ trình bày một cách khái quát những nội dung liên quan đến đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh chứ không đi sâu phân tích những nội dung này. Trong bộ sách Lịch sử triết học phương Đông của Nguyễn Đăng Thục. Với cách nhìn nhận và phân tích khách quan tác giả đã trình bày các học thuyết triết học phương Đông và triết học Trung Quốc như một quá trình thống nhất, vạch ra những mối liên hệ tất yếu của các trường phái và các trào lưu khác nhau, vạch ra sự tiến bộ 7 của từng giai đoạn trong quá trình hình thành và phát triển của triết học phương Đông. Riêng với học thuyết đức trị của Nho giáo, tác phẩm đã đề cập một cách khá cụ thể những nội dung cơ bản về Khổng Tử và Mạnh Tử. Ở chương I: Môn đệ của Khổng Tử (tr. 7), chương này đã đề cập đến những quan niệm của Khổng Tử về lễ và hiếu cùng những tác dụng của nó. Sang chương thứ 3: Manh Tử (tr. 37), tác giả đã có bàn luận vài nét về bối cảnh và thời đại của Mạnh Tử. Đến chương thứ IV: Triết lý nhân sinh của Mạnh Tử (tr. 43), đã bàn về bản tính thiện của con người, đây là vấn đề cơ bản về triết học nhân sinh của ông. Qua chương VI: Triết học chính trị của Mạnh Tử (tr. 60), trình bày những quan điểm về dân, về người cầm quyền, về vương đạo và bá đạo… Nhìn chung, tác phẩm đã trình bày một cách khái quát một số nội dung liên quan đến đạo trị nước từ Khổng Tử đến Mạnh Tử, tuy nhiên, tác giả chưa đi phân tích có hệ thống nội dung của tư tưởng này, nhưng có thể nói, đây là tài liệu bổ ích để chúng tôi tiếp tục hoàn thiện luận án của mình. Cuốn Các bài giảng về tư tưởng phương Đông của tác giả Trần Đình Hượu. Tập sách là tập hợp các bài giảng về tư tưởng phương Đông. Về nội dung liên quan tới đề tài tư tưởng đạo trị nước của Khổng - Mạnh, tác giả đã đánh giá khá sâu sắc những nội dung như nhân, nghĩa, lễ, hiếu, để và mẫu người lý tưởng với những phẩm chất đạo đức cần có như nhân, trí, dũng… Có thể nói, tác phẩm đã phân tích một cánh khái quát những nội dung đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh. Tuy nhiên, do hạn chế của tư liệu nên những nội dung đó chỉ mới được đề cập một cách rất khái quát, chứ chưa đi sâu vào từng nội dung cụ thể của đề tài. Hay cuốn Lịch sử văn minh Trung Hoa của Will Durant (Bản dịch của Nguyễn Hiến Lê), đây là tài liệu quý báu, là công trình tổng hợp nền văn minh Trung Hoa để chúng ta đi ngược lại những thời kỳ lịch sử trước đây của đất nước Trung Hoa. Với các giai đoạn lịch sử xa xưa, tác giả đã trình bày một cách uyên bác, dẫn chứng các tư liệu phong phú để trình bày về văn hoá và con người Trung Hoa trong từng giai đoạn lịch sử. Liên quan đến đề tài ở tác phẩm có chương I: Thời đại các triết gia, chương này gồm ba tiết bắt đầu từ trang 25 - 122. Ở tiết II: Khổng Tử (tr. 61), tác giả đã trình bày về cuộc đời và sự nghiệp của Khổng Tử, cùng với những quan điểm về đạo đức và những quan điển về chính trị - xã hội của ông. Đồng thời, tác phẩm cũng đề cập đến sự ảnh hưởng của đạo Khổng trong xã hội Trung Quốc thời bấy giờ. Đến tiết III: Các nhà theo chủ nghĩa xã hội và các nhà chủ trương vô chính 8 phủ (tr. 94), tác giả đã đề cập tới triết gia Mạnh Tử với các nội dung như: cuộc đời, sự nghiệp, những quan điểm của Mạnh Tử về chính quyền, về đạo đức của người cầm quyền, về bản tính của con người, về dân, về chiến tranh… Mạnh Tử được coi là một đấng đại trượng phu của Trung Hoa, một Á thánh danh vọng và ảnh hưởng chỉ kém Khổng Tử trong lịch sử triết học chính thống. Chính nhờ ông và Chu Hy đời Tống, mà Khổng Tử được coi là bậc tôn sư về tư tưởng Trung Hoa trên 2000 năm. Trong công trình Lịch sử văn hoá Trung Quốc do Đàm Gia Kiệm chủ biên, Tác phẩm đã trình bày và phân tích các mặt: kinh tế, chế độ chính trị, văn hoá, triết học, văn học, nghệ thuật, tôn giáo, khoa học. Về nội dung liên quan tới đề tài, ở chương I: Triết học thời Tiên Tần (tr. 43). Với chương này, tác giả đã đề cập đến triết học Tiên Tần, đặc biệt là thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc, là ngọn nguồn đầu tiên một cao trào của sự phát triển triết học Trung Quốc, đã xuất hiện đông đảo các nhà tư tưởng triết học thành một cục diện trăm nhà đua tiếng (Bách gia tranh minh). Trong số cửu lưu thập gia, thì 4 phái: Nho gia, Mặc gia, Đạo, Pháp gia có ảnh hưởng lớn lao hơn cả. Học thuyết của họ hình thành phương thức tư duy và đặc trưng tâm lý của cộng đồng dân tộc Trung Hoa. Đối với trường phái Nho gia và đặc biệt là tư tưởng đạo trị nước của Khổng - Mạnh. Tác phẩm đã trình bày một cách khái quát về cuộc đời cũng như những tư tưởng đạo đức của Khổng Tử và Mạnh Tử. Mặc dù tác phẩm chưa đi sâu phân tích những vấn đề này nhưng đã cho người đọc có cái nhìn tổng quát về triết học Nho gia nói chung và đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh nói riêng. Đây là tập sách trình bày khá toàn diện những kiến thức cơ bản lịch sử văn hoá Trung Quốc. Nhằm cung cấp cho người đọc những kiến thức chắc chắn về nền văn hoá đồ sộ, lâu đời của Trung Quốc. Tập sách là tài liệu bổ ích cho chúng ta trong việc nghiên cứu vai trò của văn hoá trong phát triển, nhằm phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nước mà Đảng và Nhà nước đề ra. Trong hướng nghiên cứu này chúng ta có thể kể đến công trình Đại cương lịch sử tư tưởng Trung Quốc của, GS. TS. Lê Văn Quán. Tác phẩm đã trình bày những quan điểm của các nhà lịch sử tư tưởng Trung Quốc. Nó bao gồm rất nhiều lĩnh vực, không chỉ phản ánh tư tưởng triết học mà còn cả tư tưởng ở các mặt: sử học, văn học, kinh tế, khoa học kỹ thuật, tôn giáo… Ở từng thời kỳ lịch sử. Trong lĩnh vực tư tưởng triết học, tác phẩm đã trình bày những quan điểm chính của các nhà triết học Trung Quốc, lịch sử tư tưởng Trung Quốc. Đặc biệt, liên quan tới đề 9 tài, tác phẩm đã trình bày khái quát cuộc đời, sự nghiệp và những tư tưởng của ông như: tư tưởng chính trị, học thuyết chính danh, tư tưởng luân lý - nhân, tư tưởng triết học và tư tưởng giáo dục… Đồng thời, tác giả đã trình bày một cách cô đọng về cuộc đời, sự nghiệp và những tư tưởng của Mạnh Tử như: tư tưởng chính trị, tính thiện luận, tư tưởng thiên mệnh, nhận thức luận… Nhìn chung, tác phẩm đã trình bày một cách khái quát về cuộc đời, sự nghiệp và những tư tưởng của Khổng Tử và Mạnh Tử. Tuy nhiên, cuốn sách cung cấp cho chúng ta những điều cần thiết nhất có tính cách nhập môn về lịch sử tư tưởng Trung Quốc. Vì vậy, nó chưa đi sâu vào từng lĩnh vực của lịch sử tư tưởng Trung Quốc và cũng chưa đi sâu vào phân tích những nội dung về đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh. GS. TS. Nguyễn Hùng Hậu (Chủ biên) với cuốn Triết học dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh. Cuốn sách gồm 154 trang chia làm 5 chuyên đề. Liên quan đến đề tài tác giả tập trung ở chuyên đề 2: Lịch sử triết học Trung Quốc (cổ trung đại), [tr. 35 - 60]. Chuyên đề này được chia làm 3 tiết. Tiết 1: Một số đặc điểm của lịch sử xã hội Trung Quốc cổ trung đại. Với nội dung này, tác giả đã trình bày sơ qua một số đặc điểm của lịch sử xã hội Trung Quốc cổ trung đại, trong đó có giai đoạn Xuân Thu - Chiến Quốc. Sang tiết thứ 2: Đặc điểm kinh tế - xã hội Trung Quốc cổ trung đại (tr. 36 - 38). Với tiết này, tác giả đã trình bày một vài nét sơ qua về điều kiện kinh tế - xã hội Trung Quốc thời Xuân Thu - Chiến Quốc. Với tiết thứ 4: Một số học thuyết tiêu biểu (tr. 40 - 46). Tác giả đã hệ thống một số học thuyết tiêu biểu của triết học Trung Quốc, trong đó có học thuyết của Nho gia. Đề cập đến học thuyết Nho gia, tác giả đã điểm qua một vài nét về tiểu sử của Khổng Tử và thời đại ông sống. Đồng thời, tác phẩm còn đề cập đến học thuyết chính trị, đạo đức, xã hội, như: thuyết chính danh, nhân, lễ… cùng với những tư tưởng triết học như: thuyết thiên mệnh, quỷ thần, con người… Trong vấn đề lý luận nhận thức, ông cũng nhấn mạnh đến vai trò của giáo dục và sự nổ lực chủ quan của cá nhân trong quá trình nhận thức thế giới khách quan. Đây là một quan điểm tiến bộ, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc của Khổng Tử. Hay với công trình Lịch sử triết học Trung Quốc từ giai đoạn Thương Chu đến giai đoạn Xuân Thu - Chiến Quốc của tập thể tác giả do Doãn Chính chủ biên. Với độ dày 551 trang chia làm 14 chương. Đây là công trình khá toàn diện nghiên cứu quá trình phát sinh, phát triển của của triết học Trung Quốc từ giai đoạn 10 Thương, Chu đến giai đoạn Xuân Thu - Chiến Quốc. Trong đó, ở chương II (tr. 37), tác giả đã tập trung nghiên cứu khái quát về lịch sử và những đặc điểm về kinh tế, về chính trị, xã hội, thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc. Có thể nói, đây là cơ sở của sự hình thành và phát triển những tư tưởng triết học trong giai đoạn này. Tác giả đã trình bày khái quát một vài nét về triết học Nho gia, về tiểu sử và tác phẩm của Khổng Tử cùng với hệ thống triết học của ông bao gồm những nội dung như: cuộc sống, con người, thế giới, đạo đức, tôn giáo, chính trị - xã hội. Đồng thời, tác phẩm cũng phân tích khá sâu sắc những tư tưởng triết học đó của Khổng Tử. Có thể nói: “Tư tưởng của Khổng Tử không phải lúc nào cũng được trọng dụng mặc dù nó có những nét tiến bộ nhất định; nhưng nhìn chung tư tưởng này có mặt trong tất cả các triều đại Trung Hoa, nó để lại dấu ấn của mình không chỉ trong sách vở mà trong cả cuộc sống thực của nhiều thế hệ và nó đã vượt biên giới của nước mình cắm rễ vào phong tục, tập quán của nhiều nước láng giềng lân cận”[22, tr. 132]. Đồng thời, tác giả đã đề cập và phân tích khá cụ thể về tiểu sử và tác phẩm của Mạnh Tử, cùng với học thuyết tính thiện và học thuyết về chính trị - xã hội trong triết học của ông. Nhìn chung, công trình này đã trình bày một cách có hệ thống khá sâu sắc các vấn đề về triết học Trung Quốc nói chung và nội dung tư tưởng của Nho giáo nói riêng. Còn về nội dung đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh, vấn đề này được tác giả đề cập với tư cách là những nội dung cơ bản trong tư tưởng của Nho giáo nói chung mà chưa phải là tử tưởng đạo trị của Khổng - Mạnh nói riêng. Ngoài các công trình nghiên cứu nói trên, ở trong nước đến nay đã có rất nhiều công trình khoa học các cấp, luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ được công bố. Mặc dù tác giả đã có những điểm mới trong việc tìm hiểu và phân tích đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh, nhưng các tác giả mới chỉ dừng lại ở việc trích dẫn và giải thích quan điểm của các nhà Nho chứ chưa đi sâu phân tích một cách có hệ thống nội dung đạo trị nước trong Nho giáo Khổng Mạnh để thấy rõ được vai trò và sự ảnh hưởng của nó đối với Việt Nam chúng ta và một số nước trên thế giới như thế nào. 1.2. Những công trình nghiên cứu về Nho giáo nói chung và đạo trị nƣớc trong Nho giáo Khổng - Mạnh nói riêng trong dòng chảy lịch sử triết học Trung Quốc Ở khía cạnh này đã có rất nhiều công trình được các nhà khoa học bàn tới theo những lát cắt khác nhau. Công trình phải kể đến đầu tiên là tác phẩm Nho giáo 11 của Trần Trọng Kim. Đây là một trong số nhiều cuốn sách ra đời sớm nhất thời hiện đại nghiên cứu về toàn bộ lịch sử hình thành và phát triển của Nho giáo Trung Hoa từ thời Khổng Tử cho đến triều đại nhà Thanh. Đồng thời, tác giả đã vạch ra những ảnh hưởng lớn lao của nó trong đời sống văn hoá Việt Nam hàng nghìn năm nay. Có thể nói, Trần Trọng Kim đã đã dựa trên những quan điểm và lập trường của nhà Nho khi bàn về Nho giáo và tư tưởng trị nước. Tuy nhiên, tác giả vẫn còn hạn chế đó là chưa có tinh thần phê phán khoa học, chưa có cái nhìn khách quan khi đánh giá về Nho giáo. Mặc dù vậy, ông cũng đã có những đóng góp to lớn trong việc nghiên cứu và dịch thuật. Trong cuốn Luận ngữ của Nguyễn Hiến Lê (Chú dịch và giới thiệu), đây là tác phẩm sưu tập ghi chép lại những lời dạy của Khổng Tử và những lời nói của người đương thời. Sách Luận ngữ gồm 20 thiên, mỗi thiên đều lấy chữ đầu mà đặt tên, giữa các thiên không có liên hệ với nhau. Đọc Luận ngữ, người ta hiểu được phẩm chất, tư cách và tính tình của Khổng Tử, nhất là về giáo dục, ông tỏ ra là người thấu hiểu tâm lý của từng học trò, khéo đem lời giảng dạy thích hợp từng trình độ, từng hoàn cảnh của mỗi người. Có khi cùng một câu hỏi mà ông trả lời cho mỗi người một cách khác nhau. Sách Luận ngữ dạy đạo quân tử một cách thực tiễn, miêu tả tính tình đức độ của Khổng Tử để làm mẫu mực cho người đời sau noi theo. Với cuốn Khổng Tử của Nguyễn Hiến Lê, tác giả đã giới thiệu chi tiết về đời sống, con người, môn sinh, môn đệ cùng những tư tưởng của Khổng Tử như: tư tưởng chính trị, chính sách trị dân và đạo làm người của ông. Đề cập tới việc trị nước bằng đạo đức, tác giả đã nhấn mạnh những vấn đề như: chính danh, đức trị, phải tu thân, phải học và những đức cần có như: đức chính danh, đức kính, đức tín, đức nhân và đức lễ; trong những đức đó thì Khổng Tử nhấn mạnh đức nhân và đức lễ hơn cả. Sang chương VI (tr. 185), tác giả lại đi sâu phân tích về chính sách trị dân với những nội dung như “dưỡng dân, giáo dân và chính hình”. Đồng thời, tác giả còn phân tích các nội dung như kẻ sĩ, quân tử, trời, thiên mệnh, quỷ thần. Có thể nói, đây là công trình công phu của tác giả, trình bày một cách khái quát về cuộc đời, sự nghiệp cùng với những với những tư tưởng và tài năng của Khổng Tử. Trong tác phẩm, với những cống hiến lớn lao mà ông đã để lại cho đời, tác giả nhận định: “Trong lịch sử nhân loại, chưa có một triết thuyết chính trị nào được một số dân đông nhất thế giới coi là quốc giáo liên tiếp trên 2000 năm (từ Hán đến cuối Thanh) như Khổng giáo” [78, tr. 253]. 12 Hay với cuốn Mạnh Tử của Nguyễn Hiến Lê. Với tài năng của mình, tác giả đã trình bày một cách cô đọng và khái quát nhất những vấn đề về cuộc đời, con người và những tư tưởng của Mạnh Tử như: Tư tưởng chính trị và tư tưởng về kinh tế - xã hội. Trong đó, tác giả đề cập đến những quan điểm về vua, về dân, vai trò của dân, chủ trương dưỡng dân và giáo dân, việc trọng người hiền tài, ông lên án chiến tranh và đưa ra chủ trương để hạn chế chiến tranh. Trong tác phẩm này, ông đã dùng nhiều dung lượng của cuốn sách để phân tích những chính sách kinh tế - xã hội của Mạnh Tử như: việc coi trọng nhân nghĩa, giảm tô thuế cho dân, việc điều chế điền sản cho dân, nhắc nhở người cầm quyền phải quan tâm đến đời sống của nhân dân, đặc biệt là quan tâm đến những người khó khăn, đói khổ trong xã hội để giảm bớt sự phân hoá giàu nghèo, hỗn loạn trong xã hội nhằm ổn định trật tự xã hội lúc bấy giờ. Có thể nói, những tư tưởng của Mạnh Tử đã có nhiều giá trị to lớn để lại cho đời sau học hỏi và vận dụng. Tác giả nhận định: “Mạnh Tử xứng đáng với danh hiệu Á thánh mà người đời sau dành tặng ông”[79, tr. 208]. Có thể nói, bộ sách Khổng Tử và Mạnh Tử là công trình nghiên cứu khá hệ thống của tác giả Nguyễn Hiến Lê về tư tưởng của Khổng Tử và Mạnh Tử. Trong đó, tác giả đã trình bày khá đầy đủ về những nội dung của tư tưởng đạo trị nước được thể hiện rõ trong quan niệm và chủ trương về chính trị của hai ông. Đặc biệt, tác giả đã có sự so sánh, đánh giá sự kế thừa và phát triển và những điểm khác biệt trong chủ trương chính trị từ Khổng Tử đến Mạnh Tử. Tuy nhiên, những nội dung mà tác giả đã bàn đến trong hai tác phẩm này chỉ mới đề cập ở góc độ khái quát, chưa phải là những chuyên đề về đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh. Vì vậy, trên cơ sở đó, chúng tôi tiếp tục đi sâu nghiên cứu và làm rõ tư tưởng trị nước của Khổng Tử và Mạnh Tử. Công trình Đức trị và pháp trị trong Nho giáo của Giáo sư Vũ khiêu, tác phẩm đã đề cao đến tư tưởng trị nước của các triết gia Trung Quốc. Trong công trình này, tác giả đã trình bày một cách có hệ thống những nội dung cơ bản của của tư tưởng đức trị và pháp trị làm cho người đọc dễ hiểu và tiếp cận với nó. Trong nội dung đức trị, tác giả đã bàn đến một số nội dung như: lấy đức để cai trị, người cầm quyền quân tử, trọng dân, trọng hiền tài,… Nhấn mạnh vai trò của đức trị, Khổng Tử nói: “Dùng đức mà thi hành chính trị, thì mọi người đều theo. Tỷ như ngôi sao Bắc Đẩu ở một chổ mà mọi vì sao đều chầu theo”[137, tr. 49]. Còn Mạnh Tử lại 13 nói: “Dùng lực mà thu phục người thì tâm người ta chẳng phục (chỉ phục bề ngoài thôi), ấy là tại người ta chẳng đủ sức đương cự với mình. Còn nếu dùng nhân đức mà thu phục thì người ta vui lòng mà phục tùng mình một cách thành thật, như 70 vị đệ tử phục đức Khổng Tử vậy”[137, tr. 51]. Đồng thời, Khổng Tử và Mạnh Tử đều chú trọng vai trò của người cầm quyền quân tử, coi trọng dân và coi trọng người hiền tài trong xã hội, v.v… Đây là những nội dung quan trọng trong tư tưởng đạo trị nước của hai ông. Có thể nói, cả Khổng Tử và Mạnh Tử đều rất đề cao đạo đức trong việc trị nước. Vì vậy, Khổng Tử là người đã đề ra đường lối đức trị và sau này chính Mạnh Tử đã phát triển tư tưởng này thành đường lối đức trị Khổng - Mạnh. Đặc biệt, trong công trình Khổng học đăng của Phan Bội Châu. Đây là một bộ sách biên khảo có giá trị bậc nhất của Phan Bội Châu trong những năm sống ở Bến Ngự. Nhà xuất bản Anh Minh đã nói rằng: “Có lẽ là di cảo có giá trị nhất và công phu nhất của cụ Sào Nam Phan Bội Châu. Với nhan đề Khổng học đăng, nhà chí sỹ tiền bối có ý đưa ra cái tinh hoa của nền Khổng học, một nền cổ học siêu việt đã chế ngự tư tưởng phương Đông”[98, tr. 10]. Có thể nói rằng, Phan Bội Châu đã có công lao rất lớn trong việc hệ thống hoá các quan điểm của Nho giáo nói chung và các quan điểm đạo trị nước của Khổng - Mạnh nói riêng. Riêng với đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh, tác giả đã bàn về chủ trương chính trị của Khổng Tử và Mạnh Tử với các nội dung như: vấn đề dưỡng dân và giáo dân của nhà cầm quyền, yêu chuộng hoà bình mà ghét chiến tranh. Nhìn chung, tác giả đã đi phân tích những nội dung đó để làm rõ quan điểm chính trị của Khổng Tử và Mạnh Tử. Tuy nhiên, do đứng trên lập trường cải lương, vì vậy việc đánh giá, nhận xét của tác giả thường thiên về ca ngợi cái hay của Nho giáo mà chưa thấy được những hạn chế của nó. Trong các tác phẩm Đại học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh Tử, của Đoàn Trung Còn; Luận ngữ của Nguyễn Hiến Lê; Kinh Thi của Tạ Quang Phát; Kinh Dịch của Ngô Tất Tố; Kinh Dịch của Nguyễn Hiến Lê, 1994; Kinh Thư bản dịch của Thẩm Quỳnh, Trung tâm học liệu, Bộ giáo dục, Sài Gòn, 1972 v.v... Đây là các bản dịch và giải thích các tác phẩm kinh điển của Nho giáo từ tiếng Trung Quốc sang tiếng Việt. Nhìn chung, những bản dịch này chỉ mới dừng lại ở việc cung cấp tư liệu về học thuyết Nho gia nói chung và đạo trị nước trong tư tưởng Khổng Mạnh nói riêng, chứ chưa đưa ra được những nhận xét, đánh giá có tính khách quan và hệ thống. 14 Với công trình lớn Kinh điển văn hoá 5000 năm Trung Hoa, của tác giả Dương Lực. Công trình gồm có 3 tập đồ sộ có giá trị văn hoá lớn, đã giới thiệu tóm lược toàn bộ nền văn hoá lâu đời của đất nước Trung Hoa một cách đầy đủ, sâu sắc, khoa học trên nhiều bình diện. Bằng hình thức: hệ thống, tình bày, phân tích, nghiên cứu, lập luận thông minh sắc sảo, tác giả đã dẫn người đọc đến với các chủ đề: Lịch sử văn hoá, điển tịch, nhân vật, triết học, tư tưởng, tôn giáo, nghệ thuật, văn tự, v.v… một cách khoa học, cụ thể, đầy hào hứng. Có thể nói, đây là bộ sách quý, giàu tính văn hoá lịch sử. Tác phẩm đã đề cập đến những tư tưởng của Khổng Tử và Mạnh Tử một cách khái quát. Tác giả đã phân tích một cách sâu sắc những phạm trù liên quan tới tư tưởng đức trị trong học thuyết của ông đó là nhân, lễ, hiếu; và những quan điểm về chính trị - xã hội như: thiên đạo, nhân đạo, về dân.v.v… Cùng với những ảnh hưởng của nó trong đời sống xã hội Trung Quốc thời bấy giờ và những cống hiến to lớn của Khổng Tử đối với nền văn hoá Trung Quốc nói riêng và đối với nền văn hoá thế giới nói chung. Với Mạnh Tử, tác giả trình bày một cách khái quát nhất về cuộc đời và sự nghiệp của Mạnh Tử. Tác giả lại trình bày những quan điểm của ông về vương đạo, nhân chính, tính thiện, cùng với những phạm trù nhân, nghĩa… Nhìn chung, tác phẩm đã đi sâu phân tích những nội dung liên quan tới đề tài đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh. Tác giả khẳng định: “Văn hoá Khổng Mạnh đã thấm nhuần trong các lĩnh vực các giai cấp, tư tưởng, văn hoá, văn học nghệ thuật của Trung Quốc, rõ ràng tính xuyên suốt của tư tưởng Khổng Mạnh cho dù một số tư tưởng này chưa có ý nghĩa tích cực nhưng vẫn có thể nói là bộ sử phát triển văn hoá truyền thống Trung Quốc. Tư tưởng Khổng Mạnh đối với quá trình phát triển văn hoá giáo dục, luân lý tư tưởng cổ đại Trung Quốc đã có những ảnh hưởng to lớn, đã có những cống hiến vĩ đại cho việc rèn luyện tố chất dân tộc và văn hoá Trung Hoa”[31, tr. 554]. Ngoài ra, trong hướng nghiên cứu này phải kể đến cuốn Sử ký Tư Mã Thiên. Có thể nói, đây là một công trình sử học lớn nhất của Trung Quốc và là một trong những quyển sử có tiếng nhất thế giới. Công trình gồm 779 trang chia làm 44 thiên. Liên quan tới nội dung của luận án, tác giả đã dành cho Khổng Tử một tiểu sử rất kỹ và rất công phu. Tác giả xây dựng được đúng đắn hình tượng Khổng Tử và thấy rõ tác dụng của ông đối với các dân tộc. Với tình cảm và sự tôn trọng Khổng tử, tác giả nhận định: “Tôi đọc sách họ Khổng, tưởng tượng như thấy người. Đến khi đến 15 Lỗ xem nhà thờ Trọng Ny, nào xe cộ, nào áo, nào đồ tế lễ, học trò tập về lễ nghi ở nhà Khổng Tử theo đúng từng mùa, tôi bồi hồi nán lại bỏ đi không dứt. Trong thiên hạ các vua chúa và người tài giỏi rất nhiều, khi sống thì vinh hiển, nhưng lúc chết là hết. Khổng Tử là một người áo vải thể truyền hơn mười đời, các học giả đều tôn làm thầy, từ thiên tử tới vương hầu ở Trung Quốc hễ nói đến lục nghệ đều lấy Khổng Tử làm tiêu chuẩn. Có thể gọi là bậc chí thánh vậy”[126, tr. 251]. Đồng thời, tác giả đã phác hoạ một số nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của Mạnh Tử trong lịch sử triết học Trung Quốc. Vì đây là cuốn sử ký nên nó mang tính chất ghi chép lại một số nét trong cuộc đời của hai ông, chứ không đi vào phân tích có hệ thống nội dung tư tưởng triết học nói chung và nội dung đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh nói riêng. Tuy nhiên, đây là cuốn sử ký cung cấp cho tác giả nhiều tài liệu bổ ích để nghiên cứu nội dung đề tài của mình. Nhìn chung, những công tình nghiên cứu được kể trên, các tác giả đã trình bày và tiếp cận vấn đề Nho giáo nói chung và đạo trị nước trong tư tưởng Khổng Mạnh nói riêng ở mức độ chung, theo những góc độ khác và theo mục đích nhất định. Tuy các tác giả đã có những phân tích và có những nhận định sâu sắc về đạo trị nước trong tư tưởng Khổng - Mạnh. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống và đẩy đủ về đạo trị nước từ Khổng Tử đến Mạnh Tử. Chính vì vậy, trong luận án này trên tinh thần kế thừa, tiếp thu các công trình đã công bố từ đó tác giả phân tích, nhận định, đánh giá hệ thống đạo trị nước từ Khổng Tử đến Mạnh Tử một cách hoàn chỉnh hơn, đồng thời làm rõ vai trò và ý nghĩa của nó trong lịch sử dân tộc nói riêng và một số nước mà Nho giáo có ảnh hưởng đến nói chung. 1.3. Những công trình nghiên cứu về giá trị, hạn chế và ý nghĩa của đạo trị nƣớc trong Nho giáo Khổng - Mạnh Khi nói đến các công trình nghiên cứu Nho giáo ở góc độ này, trước tiên phải kể đến các công trình như: Nho giáo và phát triển ở Việt Nam. Tác giả đã trình bày một cách có hệ thống về hoàn cảnh ra đời và sự thăng trầm của Nho giáo qua các thời kỳ lịch sử ở Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á cùng với việc đặt ra vấn đề là cần phải khai thác Nho giáo trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. Qua đó, chỉ ra kinh nghiệm vận dụng Nho giáo của các nước Nhật Bản, Singapo, Hàn Quốc… Đồng thời, tác giả cũng đề cập đến quá trình du nhập của Nho giáo và những ảnh 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan