Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho hộ lý trong các cơ sở y tế...

Tài liệu đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho hộ lý trong các cơ sở y tế

.DOC
107
27
74

Mô tả:

Bµi 1 Tæ chøc bÖnh viÖn MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, học viên có thể: 1. Mô tả được sự phân tuyến hệ thống bệnh viện và phân loại bệnh viện 2. Trình bày được chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện và một số khoa phòng trong bệnh viện 1. ĐỊNH NGHĨA BỆNH VIỆN Theo tổ chức Y tế thế giới, bệnh viện là một bộ phận không thể tách rời của tổ chức xã hội y tế, chức năng của nó là chăm sóc sức khoẻ toàn diện cho nhân dân, cả phòng bệnh, chữa bệnh và dịch vụ ngoại trú của bệnh viện phải vươn tới gia đình và môi trường cư trú. Bệnh viện còn là trung tâm đào tạo cán bộ y tế và nghiên cứu khoa học. 2. PHÂN TUYẾN HỆ THỐNG BỆNH VIỆN Hệ thống khám, chữa bệnh gồm 3 tuyến kỹ thuật từ thấp đến cao, bảo đảm tính liên tục về cấp độ chuyên môn. Tuyến 1: bao gồm các bệnh viện đạt tiêu chuẩn hạng III, gồm có bệnh viện quận, huyện, thị xã (gọi chung là bệnh viện huyện), bệnh viện đa khoa khu vực liên huyện, một số bệnh viện ngành và bệnh viện tư nhân, cung cấp các dịch vụ khám, chữa bệnh cơ bản; tiếp nhận bệnh nhân từ cộng đồng hay từ các trạm y tế cơ sở. Tuyến 2: bao gồm các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bệnh viện tư nhân và một số bệnh viện ngành tại các thành phố trực thuộc Trung ương đạt tiêu chuẩn bệnh viện hạng II trở lên; cung cấp các dịch vụ khám, chữa bệnh với các kỹ thuật chuyên khoa, chuyên ngành, đáp ứng hầu hết nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân; là cơ sở thực hành cho học sinh các trường y dược trong tỉnh, thành phố. Mỗi tỉnh có ít nhất 1 bệnh viện đa khoa, với quy mô từ 300 đến 800 giường, được xác định theo tỷ lệ 01 giường bệnh phục vụ từ 1.600 đến 1.800 người dân. 3 Tuyến 3: bao gồm các bệnh viện đạt tiêu chuẩn hạng I hoặc hạng đặc biệt, là tuyến thực hiện các kỹ thuật chuyên khoa sâu, nghiên cứu khoa học, đồng thời là cơ sở thực hành cho sinh viên các trường Đại học Y - Dược. Duy trì và phát triển các bệnh viện đa khoa Trung ương hiện có với quy mô từ 500 đến 1.500 giường. 3. PHÂN LOẠI BỆNH VIỆN Theo quy định của Bộ y tế, căn cứ vào vị trí, chức năng và nhiệm vụ, quy mô và nội dung hoạt động, cơ cấu lao động và trình độ cán bộ, khả năng chuyên môn, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị các bệnh viện được phân hạng thành 4 hạng. - Bệnh viện hạng 1: là bệnh viện đa khoa, chuyên khoa trực thuộc Bộ Y tế, một số bệnh viện tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, có đội ngũ cán bộ y tế có trình độ kỹ thuật cao, năng lực quản lý tốt, được trang bị hiện đại, có các chuyên khoa sâu và hạ tầng cơ sở phù hợp . - Bệnh viện hạng 2: là bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, một số bệnh viện đa khoa khu vực, bệnh viện ngành có khả năng chuyên môn, có đội ngũ cán bộ đa khoa và chuyên khoa, có trang thiết bị thích hợp, đủ khả năng hỗ trợ cho bệnh viện hạng 3. - Bệnh viện hạng 3 và 4: là đơn vị độc lập hoặc một bộ phận cấu thành của trung tâm y tế huyện, thị, một số bệnh viện ngành làm nhiệm vụ cấp cứu khám chữa bệnh thông thường, chỉ đạo chuyên môn đối với y tế xã phường, công , nông, lâm trường, xí nghiệp, trường học để làm nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu. 4. TỔ CHỨC Mô hình tổ chức bệnh viện về cơ bản được chia thành 3 khối chính - Khối các phòng chức năng - Khối các khoa lâm sàng và khoa khám bệnh - Khối các khoa cận lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh. 5. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ BỆNH VIỆN Bệnh viện có 7 nhiệm vụ sau: 5.1. Khám bệnh, chữa bệnh - Bệnh viện là nơi tiếp nhận mọi người bệnh đến cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú theo các chế độ chính sách nhà nước quy định. 4 - Tổ chức khám sức khoẻ và chứng nhận sức khoẻ theo quy định của Nhà nước. 5.2. Đào tạo cán bộ Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế. Các thành viên trong bệnh viện phải có khả năng hướng dẫn cho các học viên, học sinh, sinh viên thực hiện các quy chế bệnh viện và các quy định về qui trình kỹ thuật chăm sóc người bệnh, vệ sinh bệnh viện và công tác phòng chống bệnh tật cho nhân dân. 5.3. Nghiên cứu khoa học Bệnh viện là nơi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ người bệnh. 5.4. Chỉ đạo tuyến Hệ thống các bệnh viện được tổ chức theo tuyến kỹ thuật. Tuyến trên có trách nhiệm chỉ đạo kỹ thuật cho tuyến dưới. 5.5. Phòng bệnh Song song với khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh là nhiệm vụ quan trọng của bệnh viện. 5.6 Hợp tác quốc tế Theo đúng các quy định của Nhà nước. 5.7 Quản lý kinh tế trong bệnh viện Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi ngân sách của bệnh viện, từng bước tổ chức thực hiện việc hạch toán chi phí về khám bệnh, chữa bệnh trong bệnh viện. 6. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ MỘT SỐ PHÒNG TRONG BỆNH VIỆN 6.1. Phòng Kế hoạch tổng hợp - Căn cứ vào nhiệm vụ của bệnh viện, hướng dẫn các khoa, phòng lập kế hoạch thực hiện các mặt hoạt động của bệnh viện. - Tổ chức, theo dõi, đôn đốc, đánh giá hiệu quả việc thực hiện kế hoạch, chế độ chuyên môn và quy chế công tác của bệnh viện, thường xuyên báo cáo Giám đốc xem xét, chỉ đạo. 5 - Tổ chức đào tạo liên tục cho cán bộ, công chức, viên chức của bệnh viện và cán bộ tuyến trước gửi đến. Phối hợp với các trường tổ chức đào tạo và thực tập cho học sinh, sinh viên. - Tổ chức đánh giá công tác chuyên môn, triển khai công tác nghiên cứu khoa học trong toàn bệnh viện. - Tổ chức việc điều hoà phối hợp công tác giữa các khoa, phòng trong bệnh viện; giữa bệnh viện với các cơ quan có liên quan, nhằm nâng cao hiệu quả công tác khám chữa bệnh của bệnh viện. - Phối hợp với phòng chỉ đạo tuyến để chỉ đạo và hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho tuyến trước. - Tổ chức thực hiện công tác hợp tác quốc tế theo kế hoạch của bệnh viện và quy định của nhà nước . - Đảm bảo việc lưu giữ, thống kê khai thác hồ sơ bệnh án theo quy định. Tổ chức thực hiện công tác thống kê theo quy định của Bộ . - Giúp giám đốc tổ chức công tác trực chuyên môn cho toàn bệnh viện - Xây dựng quy hoạch phát triển bệnh viện để trình giám đốc xét duyệt và báo cáo cấp trên. - Tổng kết công tác điều trị theo định kỳ, báo cáo giám đốc và cơ quan cấp trên theo biểu mẫu, theo yêu cầu và theo thời gian quy định . - Có kế hoạch giúp giám đốc chuẩn bị các phương án phòng chống thiên tai, thảm hoạ và các trường hợp bất thường khác. 6.2. Phòng hành chính quản trị - Phòng hành chính quản trị là phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện. Phòng có trách nhiệm đảm bảo công văn đi, đến và cung ứng đầy đủ vật tư trang thiết bị thông dụng, giúp giám đốc tổ chức, thực hiện công tác hành chính quản trị trong toàn bệnh viện, phòng hành chính quản trị có nhiệm vụ: - Căn cứ kế hoạch công tác của bệnh viện, lập kế hoạch công tác của phòng, trình giám đốc xem xét, quyết định để tổ chức thực hiện. 6 - Lập kế hoạch cung ứng vật tư, trang thiết bị thông dụng cho các khoa, phòng trong bệnh viện theo kế hoạch đã được duyệt, đảm bảo đầy đủ, đúng chủng loại, đúng quy định về quản lý hành chính. - Thường xuyên kiểm tra chế độ bảo quản, sử dụng, vận hành các máy móc thiết bị thông dụng của các khoa, phòng trong bệnh viện. - Quản lý nhà cửa, kho tàng, vật tư máy móc thông dụng của bệnh viện. - Quản lý các phương tiện vận tải trong bệnh viện. Điều động xe đi công tác và cấp cứu theo quy định của bệnh viện. - Tổ chức thực hiện công tác sửa chữa nhà cửa, bảo dưỡng các máy móc thông dụng theo kế hoạch. - Đảm bảo cung cấp đầy đủ nước sạch, cung ứng điện, nơi sấy hấp tiệt khuẩn, xử lý chất thải của bệnh viện. - Đảm bảo hệ thống vệ sinh, môi trường sạch đẹp (vườn hoa, cây cảnh) trong bệnh viện. Định kỳ tổ chức kiểm tra vệ sinh chung trong bệnh viện. - Tổ chức tốt công tác quản lý có hệ thống các công văn giấy tờ đi và đến của bệnh viện; hệ thống bảo quản, lưu trữ hồ sơ theo quy định. Đảm bảo hệ thống thông tin liên lạc của bệnh viện. - Đảm bảo công tác tiếp khách, tổ chức các buổi hội nghị toàn bệnh viện. - Đảm bảo công tác trật tự, an ninh chung. Định kỳ kiểm tra công tác an toàn lao động trong bệnh viện. - Định kỳ tổ chức công tác cung cấp, mua sắm vật liệu, vật tư trang thiết bị thông dụng…để báo cáo giám đốc. - Nghiên cứu xây dựng định mức tiêu hao vật tư thông dụng để trình giám đốc duyệt và tổ chức thực hiện. Kiểm tra đôn đốc chống lãng phí, tham ô, sử dụng hợp lý, hiệu quả. 6.3. Phòng Tổ chức cán bộ 7 - Căn cứ vào nhiệm vụ chung của bệnh viện để lập kế hoạch tổ chức bộ máy, nhân lực trình giám đốc xét, tổ chức thực hiện. - Xây dựng lề lối làm việc và mối quan hệ công tác giữa các khoa, phòng, trình giám đốc xét duyệt, tổ chức thực hiện. - Tổ chức thực hiện công tác cán bộ, quản lý hồ sơ lý lịch theo phương pháp khoa học, làm thống kê báo cáo theo quy định. - Tổ chức thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước, của ngành Y tế đối với cán bộ, công chức, viên chức và bệnh nhân trong bệnh viện. - Tổ chức thực hiện tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, quan hệ chặt chẽ với các tổ chức Đảng, chính quyền địa phương để phối hợp trong các công việc có liên quan. - Phối hợp với các đoàn thể quần chúng, tổ chức phong trào thi đua, các đợt học tập thời sự, chính trị, chính sách, văn hoá để nâng cao y đức, tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ. - Phối hợp các khoa, phòng chức năng, đề xuất với giám đốc giải quyết những vấn đề có liên quan đến người bệnh thuộc diện chính sách xã hội. 6.4. Phòng Điều dưỡng - Tổ chức, chỉ đạo công tác chăm sóc người bệnh trong toàn bệnh viện. - Đôn đốc, kiểm tra, giám sát điều dưỡng và hộ lý thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật, quy chế chuyên môn và các việc làm thường quy hàng ngày, báo cáo ngay những việc đột xuất, bất thường và đề xuất biện pháp để trình giám đốc bệnh viện giải quyết kịp thời. - Lập chương trình và tổ chức huấn luyện để nâng cao kiến thức nghề nghiệp, kỹ năng thực hành và giáo dục y đức cho điều dưỡng và hộ lý trong bệnh viện, tham gia huấn luyện học sinh, sinh viên và công tác chỉ đạo tuyến. - Kiểm tra tay nghề điều dưỡng trước khi tuyển dụng và là thành viên Hội đồng tuyển dụng, thi đua, Hội đồng kỷ luật và Hội đồng lương của bệnh viện. 8 - Tham gia dự trù, phân phối, kiểm tra sử dụng và bảo quản thiết bị y tế, vật tư tiêu hao cho công tác chăm sóc người bệnh. - Tổ chức thực hiện công tác vệ sinh, chống nhiễm khuẩn tại các buồng bệnh và phòng khám. - Đánh giá chất lượng chăm sóc người bệnh, định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo giám đốc và cơ quan cấp trên theo mẫu quy định. Ngoài ra, còn chức năng, nhiệm vụ của một số phòng ban khác như tài chính, vật tư trang thiết bị, chúng tôi không đề cập đến trong tài liệu này. 9 Bµi 2 nhiÖm vô cña hé lý MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, học viên có thể: 1. Trình bày được mối quan hệ tổ chức của người hộ lý trong bệnh viện 2. Mô tả được nhiệm vụ của người hộ lý trong bệnh viện 1. QUAN HỆ TỔ CHỨC - Dưới sự quản lý trực tiếp của Điều dưỡng trưởng khoa, hộ lý có nhiệm vụ phối hợp và chịu sự giám sát của các thành viên trong khoa để hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ của mình. - Trong công việc hàng ngày, người hộ lý còn có quan hệ với: Điều dưỡng trong khoa, người bệnh, người nhà người bệnh, hộ lý các khoa, nhân viên vệ sinh ngoại cảnh, nhân viên nhà giặt, nhà ăn. 2. NHIỆM VỤ CHÍNH - Thực hiện vệ sinh sạch đẹp, ngăn nắp khoa phòng - Phục vụ người bệnh - Phụ giúp điều dưỡng chăm sóc người bệnh trong một số trường hợp - Thu gom và quản lý chất thải - Bảo quản tài sản trong phạm vi được phân công 3. NHIỆM VỤ CỤ THỂ 3.1. Thực hiện công tác vệ sinh - Đảm bảo cho các buồng làm việc, buồng bệnh, buồng thủ thuật, buồng vệ sinh và các khu vưc công cộng luôn sạch sẽ, trật tự, ngăn nắp. - Thực hiện các công việc vệ sinh theo đúng qui trình kỹ thuật và qui chế quản lý buồng bệnh. 3.2. Phục vụ người bệnh - Cung cấp đầy đủ nước uống cho người bệnh. 10 - Giúp người bệnh tỉnh đi lại được, thay quần áo, thay khăn trải giường - Đổi đồ vải cho người bệnh và người nhà - Đổ bô, chất thải của người bệnh - Cọ rửa và khử khuẩn dụng cụ đựng chất thải của người bệnh theo qui định. 3.3. Phụ Điều dưỡng chăm sóc người bệnh toàn diện - Vệ sinh thân thể cho người bệnh - Thay quần áo, thay khăn trải giường cho bệnh nhân nặng - Vận chuyển người bệnh - Thay đổi tư thế tránh mảng mục cho người bệnh. 3.4. Thu gom và quản lý chất thải trong khoa - Đặt thùng rác có nắp đậy tại các vị trí qui định của khoa - Trong thùng rác có lót túi nilon theo qui định - Tập trung các loại chất thải từ các buồng bệnh, buồng thủ thuật vào thùng rác riêng của khoa - Buộc túi nilon khi rác đầy 2/3 túi và dán nhãn - Thu gom và bỏ rác thải vào thùng, không để rơi vãi ra ngoài - Cọ rửa thùng rác hàng ngày. 3.5. Bảo quản tài sản trong phạm vi được phân công - Quản lý đồ vải trong khoa - Quản lý dụng cụ vệ sinh: xô, chậu - Phát hiện và báo cáo kịp thời dụng cụ, phương tiện phục vụ bệnh nhân hỏng mất - Mang sửa chữa dụng cụ hỏng Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Điều dưỡng trưởng 11 BÀI 3 KỸ NĂNG GIAO TIẾP CƠ BẢN MỤC TIÊU Sau khi học xong, học viên có thể: 1. Trình bày được ý nghĩa và mục đích của giao tiếp 2. Mô tả được 2 hình thức giao tiếp bằng ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ 3. Ứng dụng kỹ năng giao tiếp vào công tác giao tiếp với người bệnh và gia đình bệnh nhân 1. GIAO TIẾP LÀ GÌ? - Là nghệ thuật, là kỹ năng. - Là sự trao đổi, tiếp xúc qua lại giữa các cá thể. 2. VAI TRÒ, Ý NGHĨA CỦA GIAO TIẾP: - Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Để có thể sống, lao động, học tập, công tác con người không thể không dành thời gian để giao tiếp với các cá nhân khác. - Giao tiếp chính là động lực thúc đẩy sự hình thành và phát triển của nhân cách. Nhờ giao tiếp con người sẽ tự hiểu mình được nhiều hơn, đồng thời cũng qua giao tiếp hiểu được tâm tư, tình cảm, ý nghĩa, nhu cầu của người khác. - Ngày nay có 3 yếu tố làm tăng hiệu lực của điều trị, chăm sóc người bệnh, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự áp dụng các máy móc, trang thiết bị hiện đại trong chẩn đoán, điều trị và lòng nhân ái, tính nhạy cảm, nghệ thuật giao tiếp, ứng xử của nhân viên Y tế nói chung và bác sĩ, điều dưỡng viên nói riêng. 3. MỤC ĐÍCH CỦA GIAO TIẾP - Giao tiếp nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất, tinh thần. - Qua giao tiếp, con người có thể trao đổi với nhau, phát và nhận thông tin, so sánh và xử lý các thông tin (về chẩn đoán bệnh, về nhu cầu, giáo dục sức khoẻ, phòng và chữa bệnh). 12 - Bằng con đường giao tiếp người thầy thuốc, điều dưỡng viên có thể nâng đỡ, bồi dưỡng, giáo dục nhân cách của người bệnh. Từ đó làm tăng hiệu lực chăm sóc và điều trị 4. HÌNH THỨC GIAO TIẾP Có hai hình thức giao tiếp: giao tiếp bằng ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ. 4.1. Giao tiếp bằng ngôn ngữ Giao tiếp bằng ngôn ngữ Ngôn ngữ viết (viết - đọc) Ngôn ngữ nói (nói - nghe) Những yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp bằng lời: - Ngôn ngữ mang đặc tính cá nhân: tuổi, giới tính, trình độ văn hoá, giáo dục, nghề nghiệp. - Âm điệu: giọng nói nhẹ nhàng, lịch sự dễ đi vào lòng người. - Tính phong phú: lượng từ càng nhiều, càng phong phú, sinh động, giàu hình ảnh càng dễ gây ấn tượng, cảm xúc mạnh. - Tính đơn giản, dễ hiểu: trong giao tiếp không nên dùng từ một cách cầu kỳ, quá hoa mỹ. Nên dùng từ phổ thông, dễ hiểu, tránh dùng thuật ngữ chuyên môn đối với người bệnh. - Sự trong sáng: từ ngữ rõ ràng có tác dụng lớn đối với người nhận thông tin. - Tốc độ: không nên nói quá nhanh, quá chậm hoặc nói nhát ngừng. - Nói đúng chỗ, đúng lúc. - Tuỳ từng đối tượng khác nhau, chọn cách giao tiếp ứng xử cho thích hợp. - Bầu không khí giao tiếp: thân mật. - Thời gian cho phép giao tiếp: vừa phải, không làm mất thời giờ của người bệnh. - Thái độ khi giao tiếp: chân thành, cởi mở, thân mật. 13 - Lưu ý trong khi nghe: nghe là một quá trình tích cực, trong đó người nghe tập trung vào người nói để có thể "nuốt từng ý, từng lời" của người nói. Lắng nghe tích cực có thể giúp ta phát hiện được nhu cầu, các vấn đề và mối qua tâm của bệnh nhân. 4.2. Giao tiếp phi ngôn ngữ - Cảm xúc và thái độ thường được biểu hiện qua hành vi, cử chỉ. Loại thông tin này bao gồm: + Ánh mắt. + Điều độ. + Cử chỉ. + Nét mặt, nụ cười. + Những vận động của cơ thể. + Phong cách biểu hiện. Ánh mắt Điệu bộ Cử chỉ Giao tiếp phi ngôn ngữ Nét mặt Nụ cười. Vận động cơ thể . Phong cách. - Qua giao tiếp không lời, người nhận thông tin cũng có thể hiểu được, vì: + Cử chỉ có thể diễn đạt cảm xúc buồn, mệt mỏi, thích thú. + Điệu bộ có thể diễn đạt sự tức giận, lo lắng, vui sướng. + Nét mặt có thể diễn đạt sự yêu thương, căm ghét, ngạc nhiên, vui buồn. 14 + Ánh mắt có thể là tín hiệu của yêu thương, buồn rầu, lo lắng, sợ hãi, không thích thú. + Sự vận động của cơ thể, có thể là "ngôn ngữ" nói lên sự cảm thông. - Người cán bộ y tế luôn luôn nhớ rằng trong buổi đầu gặp gỡ, bệnh nhân theo chúng ta về ánh mắt, nụ cười, điệu bộ, nét mặt, dáng đứng, điệu đi, thái độ, tác phong. Và tất cả những thông tin này đều có thể chữa bệnh hoặc gây ra bệnh. 4.3. Làm thế nào để trở thành người lắng nghe tốt - Nghe là một phương pháp quan trọng trong trong giao tiếp. Bằng cách lắng nghe tích cực, chúng ta có thể thu thập được nhiều thông tin quan trọng. Nó càng có ý nghĩa trong việc nhận định, điều trị, chăm sóc bệnh nhân và trong công tác quản lý. - Lắng nghe tốt giúp ta nghe được nhiều thông tin, từ đó giúp con người xử lý thông tin, giải mã thông tin một cách chính xác. - Muốn tạo được thói quen lắng nghe tốt, chúng ta cần làm những việc sau đây:  Tránh ngắt lời những người khác khi họ đang nói hoặc dừng lại để suy nghĩ.  Không nên nói chen ngang, “nói leo".  Nghe một cách chủ động, tích cực: thể hiện bằng các kiểu tán thưởng sau: * Nét mặt vui. * Cười duyên dáng. * Các câu trả lời ngắn (" vâng", "đồng ý" ," nhất trí","đúng") * Cái nhìn hướng về người đang nói. * Không nói chuyện riêng, không làm việc khác khi đang nghe.  Sự cảm thông, đồng cảm: sẵn sàng chia sẻ vui buồn, khó khăn với người nói.  Đừng bao giờ nói dối người bệnh.  Chọn thời điểm thích hợp để nghe thông tin là rất quan trọng. 15 BÀI 4 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BỆNH VÀ GIA ĐÌNH NGƯỜI BỆNH MỤC TIÊU Sau khi học xong, học viên có thể: 1. Trình bày được các quyền lợi của người bệnh và gia đình người bệnh 2. Trình bày được các nghĩa vụ của người bệnh và gia đình khi nằm điều trị trong bệnh viện I. QUYỀN LỢI 1. Người bệnh được khám, chữa bệnh và chăm sóc theo bệnh lý. 2. Người bệnh được phục vụ ăn uống theo chế độ ăn uống bệnh lý. 3. Người bệnh được sử dụng quần áo, chăn, màn, chiếu và dụng cụ sinh hoạt của bệnh viện theo quy định. 4. Người bệnh và gia đình người bệnh được nghe thầy thuốc giải thích về tình trạng bệnh tật, công khai thuốc được sử dụng, cách ăn, uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi và tự bảo vệ sức khoẻ. 5. Người bệnh và gia đình được góp ý kiến xây dựng về tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ của các thành viên trong bệnh viện. 6. Gia đình người bệnh được đến thăm người bệnh theo quy định của bệnh viện. II. NGHĨA VỤ 1. Người bệnh phải thực hiện nghiêm chỉnh y lệnh của thầy thuốc. 2. Người bệnh có trách nhiệm thanh toán tiền viện phí theo qui định của nhà nước. 3. Người bệnh có trách nhiệm giữ gìn tài sản được mượn, khi để mất phải bồi thường. 16 4. Người bệnh và gia đình người bệnh phải giữ gìn vệ sinh trật tự giường bệnh, buồng bệnh, toàn bệnh viện và tự giác chấp hành nội quy bệnh viện và luật pháp Nhà nước. 5. Người bệnh và gia đình người bệnh đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa người bệnh và gia đình người bệnh trong thời gian chữa bệnh. 6. Người bệnh và gia đình người bệnh tôn trọng thầy thuốc và nhân viên. 17 PHẦN II QUY TRÌNH KỸ THUẬT VỆ SINH BỆNH VIỆN 18 BÀI 5 NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng: 1. Trình bày được 6 nguyên nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện 2. Trình bày được các đường lây truyền bệnh trong bệnh viện 3. Áp dụng được các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn liên quan đến công tác vệ sinh bệnh viện. 1. KHÁI NIỆM VỀ NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN Nhiễm khuẩn bệnh viện là nhiễm khuẩn mà người bệnh mắc phải trong thời gian nằm viện. Thông thường nhiễm khuẩn bệnh viện xảy ra sau 48 giờ nhập viện. Nhiễm khuẩn bệnh viện phản ánh chất lượng chuyên môn của bệnh viện, sự an toàn của người bệnh và của nhân viên y tế và phản ánh trình độ thực hành của những thầy thuốc, điều dưỡng, hộ lý và người quản lý bệnh viện. Nhiễm khuẩn bệnh viện xảy ra ở khắp các bệnh viện trên thế giới. Hiện nay, mặc dù kiến thức chống nhiễm khuẩn bệnh viện ngày càng được nâng cao, kháng sinh mới có phổ tác dụng rộng ngày càng nhiều và biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn ngày càng được tăng cường, song nhiễm khuẩn bệnh viện vẫn chưa giảm và trong tương lai nó vẫn là một thách thức không nhỏ đối với những nhà quản lý bệnh viện, những nhà nghiên cứu, thầy thuốc và điều dưỡng viên lâm sàng. Đặc biệt trong thời đại HIV/AIDS và trước khả năng bùng phát các dịch bệnh nguy hiểm như dịch SARS, cúm A (H5N1) thì việc khống chế nhiễm khuẩn bệnh viện và ngăn ngừa dịch bệnh qua các dịch vụ y tế là một trong những thách thức lớn đối với các cơ sở chăm sóc sức khoẻ để đảm bảo an toàn cho người bệnh, an toàn cho nhân viên y tế và an toàn cho cộng đồng. 2. NGUY CƠ NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN Người bệnh, người nhà người bệnh, nhân viên y tế và khách tới thăm đều có nguy cơ bị mắc phải nhiễm khuẩn bệnh viện. 19 Các điều tra quy mô vùng, quốc gia và liên quốc gia của các nước và tổ chức y tế thế giới (WHO) đều ghi nhận tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện dao động từ 3,5% - 10% số người bệnh nhập viện. Theo ước tính của tổ chức y tế thế giới ở bất kỳ thời điểm nào cũng có khoảng 1,4 triệu người bị mắc nhiễm khuẩn bệnh viện. Hoa kỳ thông báo hàng năm có 2 triệu trường hợp mắc nhiễm khuẩn bệnh viện, Ôxtralia có 150.000 ca mắc nhiễm khuẩn bệnh viện mỗi năm, trong đó có gần 7.000 trường hợp tử vong. Ở nước ta, một số điều tra ban đầu về nhiễm khuẩn bệnh viện cho thấy: tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện từ 3,5 - 8%. Do quy mô điều tra còn nhỏ, việc tổ chức điều tra chưa có hệ thống nên chưa có được bức tranh đầy đủ về hiện trạng nhiễm khuẩn bệnh viện. 3. NGUYÊN NHÂN NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN ĐỐI VỚI NGƯỜI BỆNH - Do can thiệp thủ thuật, phẫu thuật trên người bệnh. - Do môi trường bệnh viện có nhiều nguy cơ: quá tải, nước thải, chất thải… - Do sức đề kháng của người bệnh suy yếu vì bệnh tật - Do vi khuẩn bệnh viện là những chủng vi khuẩn kháng thuốc - Do dụng cụ y tế không đảm bảo vô khuẩn - Do thực hành của nhân viên y tế. 4. CÁC ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN BỆNH TRONG BỆNH NHÂN 4.1. Đường tiếp xúc trực tiếp Tiếp xúc qua da, qua niêm mạc đường hô hấp (do không khí chứa các hạt khí mang vi khuẩn hoặc do các giọt bắn li ti từ người bệnh SARS, H5N1, cúm…) 4.2. Đường tiếp xúc gián tiếp Thông qua các dụng cụ như bát, đũa, bô vịt, ống thông… 4.3. Đường tiếp xúc qua vật chủ trung gian Ruồi, mỗi, gián, rệp, chuột…là vật chủ trung gian lây truyền một số dịch bệnh. 20 5. HẬU QUẢ CỦA NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN - Làm tăng tỷ lệ mắc bệnh; - Làm tăng tỷ lệ tỷ vong; - Làm tăng ngày điều trị; - Làm tăng chi phí điều trị; - Làm tăng sự kháng thuốc của vi khuẩn; - Làm giảm chất lượng điều trị; - Làm giảm uy tín của bệnh viện 6. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN - Vệ sinh tay theo quy định - Cách ly và điều trị sớm cho người bệnh mắc các bệnh có nguy cơ lây nhiễm - Vệ sinh môi trường, xử lý chất thải y tế đúng quy định - Khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ y tế đúng quy định - Đảm bảo cung cấp nước sạch cho các hoạt động chuyên môn trong bệnh viện - Đào tạo nhân viên y tế về biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện - Thiết lập hệ thống chống nhiễm khuẩn bệnh viện - Tuyên truyền vệ sinh, phòng bệnh cho nhân viên y tế, người bệnh và người nhà. 21
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan