Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đạo đức gia đình việt nam truyền thống và ảnh hưởng của nó với việc xây dựng đạo...

Tài liệu đạo đức gia đình việt nam truyền thống và ảnh hưởng của nó với việc xây dựng đạo đức gia đình ở tỉnh bắc ninh hiện nay.

.PDF
87
291
53

Mô tả:

HÀN LÂM VIỆN HÀN LÂMVIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỖ MINH HOÀNG NGUYỄN NGỌC HÂN ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA NÓ VỚI VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC LỜIBẮC CAM ĐOAN GIA ĐÌNH Ở TỈNH NINH HIỆN NAY Tôi xin cam đoan luận văn “Đạo đức gia đình Việt Nam truyền thống và ảnh hưởng của nó với việc xây dựng đạo đức gia đình ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay” là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả điều tra là trung thực và chưa từng công bố ở công trình nào khác. Các trích dẫn, nguồn tài liệu trong luận văn đều ghi rõ ràng để đảm bảo tính khách quan và quyền tác giả. LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Học viên Nguyễn Ngọc Hân HÀ NỘI, 2018 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA XÃ HỘI VIỆN HỌC HÀN LÂM NGUYỄN NGỌC HÂN ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA NÓ VỚI VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH Ở TỈNH BẮC NINH HIỆN NAY Ngành: Triết học Mã số: 82 29 001 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN THỊ HOÀI HÀ NỘI, 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Đạo đức gia đình Việt Nam truyền thống và ảnh hưởng của nó với việc xây dựng đạo đức gia đình ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay” là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả điều tra là trung thực và chưa từng công bố ở công trình nào khác. Các trích dẫn, nguồn tài liệu trong luận văn đều ghi rõ ràng để bảo đảm tính khách quan và quyền tác giả. Học viên Nguyễn Ngọc Hân MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬNVỀ ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG ...................................................................................9 1.1. Gia đình và gia đình Việt Nam truyền thống .............................................. 9 1.2. Đạo đức gia đình và đạo đức gia đình Việt Nam truyền thống....................... 15 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG ẢNH HƢỞNG CỦA ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG VỚI VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH Ở BẮC NINH HIỆN NAY .............................................................. 34 2.1. Khái quát về tỉnh Bắc Ninh và đặc điểm của gia đình ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay ................................................................................................................... 34 2.2. Ảnh hưởng của đạo đức gia đình Việt Nam truyền thống với việc xây dựng đạo đức gia đình ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay................................................................. 48 Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG VỚI VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH Ở TỈNH BẮC NINH HIỆN NAY ................................................................................................................ 61 3.1. Chăm lo, phát triển kinh tế gia đình, đảm bảo các điều kiện vật chất để gia đình nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc con cái .............................................. 61 3.2. Đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức gia đình trên toàn tỉnh ....................... 64 3.3. Xây dựng chuẩn mực đạo đức gia đình hiện đại trên cơ sở kế thừa, chọn lọc đạo đức gia đình Việt Nam truyền thống ........................................................... 71 3.4. Xã hội hóa công tác gia đình....................................................................... 75 KẾT LUẬN .................................................................................................... 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................... 80 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Trước những biến động không ngừng của tình hình kinh tế - xã hội hiện nay, con người dễ bị cuốn vào nhịp sống xô bồ, hối hả mà vô tình lãng quên đi tình cảm gia đình, những giá trị đạo đức gia đình mà lịch sử phải vun đắp rất lâu mới có được. Song có lẽ, sau tất cả, khi ta mỏi mệt, khi ta vấp ngã, khi ta cô đơn hay khi ta đã có tất cả thì gia đình vẫn là đích đến cuối cùng để ta có thể cảm nhận đầy đủ nhất ý nghĩa của cuộc đời. Gia đình là nơi sinh ra những cá nhân, là nơi đầu tiên và có sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của mỗi con người. Thông qua gia đình, con người tự hoàn thiện mình. Những bài học mà mỗi cá nhân học được từ môi trường gia đình, từ gia đình của chính họ sẽ ghi dấu trong suốt cuộc đời. Cũng từ đây mỗi cá nhân phát triển, và những gì họ có được từ gia đình bằng cách này hay cách khác sẽ tác động lại xã hội. Việt Nam đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ để trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Quá trình này này đã có tác động sâu sắc đến đời sống văn hóa tinh thần của mỗi cá nhân. Điều này phải kể đến sự du nhập của những trào lưu tư tưởng mới, lối sống mới đã và đang làm rạn nứt mối ràng buộc khăng khít giữa các thành viên trong gia đình. Trong khi đó những giá trị đạo đức truyền thống là những thứ không dễ thay đổi lại đang bộc lộ những hạn chế cần phải có những điều chỉnh phù hợp để giữ vững vị trí, vai trò của mình trong đời sống xã hội. Đạo đức gia đình truyền thống hình thành và phát triển qua một quá trình lịch sử lâu dài nhưng đứng trước những tác động to lớn của thời đại mới cũng không tránh khỏi sự biến đổi theo nhiều cách khác nhau. Do đó, để có thể đứng vững trước những sóng gió, để có thể tồn tại và phát triển vững mạnh, đạo đức gia đình cần phải không ngừng hoàn thiện về mọi mặt. Trong đó, gạt bỏ đi những yếu tố lạc hậu, lỗi thời, kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức tốt đẹp là một việc làm cần thiết hiện nay. 1 Bắc Ninh là một tỉnh có truyền thống văn hóa lâu đời. Người Bắc Ninh vẫn luôn nhắn nhủ nhau việc “trọng chữ tình” để làm lẽ đối nhân xử thế. Nhắc đến Bắc Ninh không thể không nhắc đến những làn điệu quan họ ngọt ngào chứa đựng cả nhân sinh quan, thế giới quan của người Kinh Bắc. Là mảnh đất thấm đẫm những nét văn hóa truyền thống, nhưng khi đứng trước những biến động không ngừng của thời đại mới, gia đình ở Bắc Ninh cũng đang gặp phải rất nhiều những biến đổi và thách thức. Từ sự thay đổi của nền kinh tế xã hội, sự du nhập của những trào lưu văn hóa mới đã và đang làm thay đổi nếp sống, nếp nghĩ và những chuẩn mực đạo đức trong gia đình dần thay đổi để thích ứng với những điều kiện mới. Điều này dẫn tới việc cần thiết phải xây dựng một hệ giá trị đạo đức gia đình chuẩn hiện nay càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong đó, dựa trên nền tảng những giá trị đạo đức gia đình truyền thống sẽ giúp cho công tác xây dựng đạo đức gia đình ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay có được sự kết hợp hài hòa giữa quá khứ và hiện đại, góp phần cho sự phồn vinh của xã hội, giúp cho mỗi gia đình được ấm no, hạnh phúc. Xuất phát từ những thực tế nêu trên tác giả đã lựa chọn vấn đề: “Đạo đức gia đình Việt Nam truyền thống và ảnh hưởng của nó với việc xây dựng đạo đức gia đình ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay” làm đề tài luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đạo đức gia đình Việt Nam truyền thống và việc xây dựng đạo đức gia đình hiện nay là vấn đề luôn được xã hội quan tâm. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, trước những tác động to lớn của toàn cầu hóa, của kinh tế thị trường…những giá trị của đạo đức gia đình truyền thống đã có nhiều biến đổi. Làm sao để gìn giữ những giá trị tốt đẹp và biến đổi những điều không phù hợp thành phù hợp với điều kiện mới là rất cần thiết. Nghiên cứu về đạo đức gia đình truyền thống đã có rất nhiều những bài viết, những công trình nghiên cứu, những ý kiến xây dựng của nhiều cá nhân trong xã hội. Có thể kể đến những công trình sau: 2 “Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam”, của tác giả Lê Ngọc Văn, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2011[56]. Công trình đề cập đến những vấn đề cơ bản của gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam hiện nay. Phần thứ nhất, tác giả đề cập đến những vấn đề lý luận về gia đình và biến đổi gia đình với những khái niệm về gia đình, cấu trúc gia đình, chức năng gia đình…Tác giả cũng đã đề cập đến những nhân tố ảnh hưởng đến biến đổi gia đình và các quan điểm lý thuyết trong việc tiếp cận những nghiên cứu về gia đình và biến đổi gia đình. Phần thứ hai, tác giả đề cập đến vấn đề biến đổi gia đình ở Việt Nam, tập trung ở sự biến đổi chức năng gia đình và sự biến đổi cấu trúc gia đình. Phần thứ ba, tác giả đưa ra những quan điểm, giải pháp chính sách về những vấn đề đặt ra do sự biến đổi của gia đình Việt Nam. Công trình mang đến những nhận thức đầy đủ hơn về vấn đề gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam trong hơn hai thập niên vừa qua và gợi ý cho những nghiên cứu tiếp theo về lĩnh vực gia đình trong giai đoạn tới. “Gia đình Việt Nam ngày nay” do tác giả Lê Thi làm chủ biên gồm nhiều những bài viết tại Hội thảo khoa học “Gia đình Việt Nam, các nguồn lực, các trách nhiệm trong sự đổi mới của đất nước và vấn đề xây dựng con người” được tổ chức vào tháng 4 năm 1995 do Trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ tổ chức. Nội dung cuốn sách gồm có hai phần, phần thứ nhất là gia đình và xã hội, các tác giả đã trình bày những vấn đề về gia đình, người phụ nữ trong gia đình. Vai trò của gia đình đối với sự phát triển của xã hội…Phần thứ hai là thực trạng gia đình Việt Nam ngày nay. Các tác giả đã nêu nên được những vấn đề thực tế đang diễn ra trong gia đình. Cuốn sách gồm những ý kiến thảo luận phong phú, đa dạng đem đến những thông tin mới và hữu ích về vấn đề gia đình. Điều này không chỉ có ý nghĩa ở thời điểm đó mà còn mang ý nghĩa đối với việc xây dựng gia đình trong công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước. 3 “Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới”, tác giả Lê Thi (chủ biên), Nxb Khoa học Xã hội, Hà nội 2002 [44]. Công trình đã trình bày những nội dung như: vấn đề gia đình, hướng tới xây dựng gia đình bình đẳng, tiến bộ hạnh phúc… Tác giả nêu lên một yêu cầu cấp bách trong xã hội hiện đại đó là xây dựng gia đình văn hóa. Theo tác giả, gia đình văn hóa là gia đình được hình thành trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các giá trị đạo đức tốt đẹp của gia đình truyền thống và tiếp thu kịp thời các giá trị tư tưởng tiên tiến hiện đại, đó là một việc làm không dễ dàng, đơn giản. Xây dựng mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đòi hỏi phải có tâm, có thiện và là trách nhiệm của mỗi người. Luận án“Đạo đức gia đình trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay”Học viện khoa học xã hội, 2010 của tác giả Nguyễn Thị Thọ[45] đã làm rõ các khái niệm gia đình, đạo đức gia đình, vấn đề đạo đức gia đình Việt Nam. Tác giả cũng trình bày những tác động của kinh tế thị trường đối với đạo đức gia đình và đưa ra một số giải pháp định hướng đối với việc xây dựng đạo đức gia đình ở nước ta hiện nay. Luận án tiến sĩ triết học của tác giả Nguyễn Thị Trang, học viện Khoa học xã hội, 2018, với đề tài “Giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay” đã trình bày những quan niệm gia đình, giáo dục của gia đình, vai trò của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ ở Việt Nam, nội dung và phương pháp giáo dục của gia đình đối với thế hệ trẻ, những nhân tố tác động đến giáo dục của gia đình đối với thế hệ trẻ ở Việt Nam hiện nay. “Gia đình và những vấn đề của gia đình hiện đại” tác giả Trần Thị Kim Xuyến, Nhà xuất bản Thống Kê 2001. Công trình đã làm rõ các vấn đề về gia đình như vai trò, vị trí của nó đối với cá nhân và xã hội. Đồng thời cùng với sự phát triển của xã hội là sự biến đổi của gia đình. 4 “Gia đình học”của tác giả Đặng Cảnh Khanh và Lê Thị Quý [20], Nhà xuất bản Lý luận chính trị 2007 là một công trình khoa học công phu, được biên soạn dưới hình thức giáo trình giảng dạy, nghiên cứu…Trong phần một, tác giả trình bày khái niệm gia đình, gia đình học, vị trí, vai trò và chức năng của gia đình. Phần hai, tác giả giới thiệu một số số liệu thống kê qua những cuộc điều tra và các nghiên cứu cơ bản về gia đình Việt Nam. Phần ba, tác giả trình bày các vấn đề: giới và gia đình trong xã hội hiện nay; thuyết nữ quyền và ảnh hưởng của nó trong nghiên cứu giới và gia đình hiện nay… Phần bốn, các tác giả trình bày các vấn đề: bạo lực gia đình và hệ quả xã hội của nó, sự sai lệch giá trị gia đình và việc hình thành nhân cách của trẻ em, vấn đề mại dâm, nhận thức và hành vi tình dục của thanh niên. Phần năm, tác giả đưa ra một số giải pháp nâng cao vai trò của gia đình trong xã hội hiện đại. Bên cạnh đó còn rất nhiều những bài viết được đăng trên báo, tạp chí về những vấn đề gia đình như:“Phát huy những giá trị tốt đẹp của truyền thống để xây dựng gia đình hiện đại”, tác giả Lê Thi, Tạp chí khoa học về phụ nữ, (Tháng 1 - 2006). Chuyên đề đã điểm lại các giá trị tích cực và hạn chế cần lưu ý trong gia đình truyền thống, thông qua đó tác giả đề xuất những giải pháp cần phải thực hiện cho việc xây dựng gia đình hiện đại. “Những giá trị truyền thống và hiện đại cần phát huy trong gia đình Việt Nam hiện nay” của tác giả Lê Thị Quý, tạp chí Cộng Sản tháng 6 năm 2013. “Biến đổi các giá trị, chuẩn mực văn hóa gia đình” của tác giả Lê Văn Hùng, tạp chí Cộng Sản tháng 8 năm 2016. “Gia đình truyền thống và những biến thái ở Nam Bộ Việt Nam” của tác giả Đỗ Thái Đồng, tạp chí Xã hội học số 3 năm 1990. “Gia đình truyền thống Việt Nam với ảnh hưởng của Nho giáo” của tác giả Trần Đình Hượu [18], tạp chí Xã hội học số 2 năm 1989. “Giá trị 5 đạo đức truyền thống và những yêu cầu đạo đức đối với nhân cách con người Việt Nam hiện nay” của tác giả Cao Thu Hằng [17], tạp chí Triết học số 7 năm 2004. “Từ đạo hiếu truyền thống nghĩ về đạo hiếu ngày nay”, tác giả Nguyễn Thị Thọ tạp chí Triết học số 6 năm 2007, “Giá trị đạo đức của gia đình Việt Nam truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa”, tác giả Nguyễn Thị Thọ [46], tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam số 7 năm 2014. “Văn hóa gia đình Việt Nam các giá trị truyền thống và hiện đại” tác giả Đào Thị Mai Ngọc, tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam số 3 năm 2014[33]. Những bài viết bàn về vấn đề giáo dục gia đình như: “Văn hóa gia đình và vấn đề giáo dục con cái xưa và nay” của tác giả Lê Thi. “Vấn đề giáo dục đạo đức và nếp sống văn hóa gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay” tác giả Lê Ngọc Anh. Các tác giả đã đưa ra những vấn đề về gia đình như: gia đình truyền thống, các giá trị đạo đức trong gia đình, giáo dục đạo đức trước những điều kiện mới, sự biến đổi của các giá trị đạo đức trong gia đình… Những công trình nghiên cứu trên đã đi vào những vấn đề gia đình, đạo đức gia đình, các giá trị đạo đức trong gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, những vấn đề gia đình ở tỉnh Bắc Ninh vẫn là nghiên cứu hết sức mẻ. Là một tỉnh vẫn còn mang đậm nét văn hóa truyền thống. Những tập tục vẫn còn in sâu trong đời sống văn hóa tinh thần đã tạo cho Bắc Ninh những nét đặc thù riêng trong quá trình xây dựng đạo đức gia đình. Do vậy việc nghiên cứu về “Đạo đức gia đình Việt Nam truyền thống và ảnh hưởng của nó với việc xây dựng đạo đức gia đình ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay” là điều hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của luận văn: Làm rõ đạo đức gia đình Việt Nam truyền thống và ảnh hưởng của đạo đức gia đình Việt Nam truyền thống với việc xây dựng đạo đức gia đình ở Bắc Ninh hiện nay. Từ đó đề xuất một số giải pháp cơ 6 bản nhằm phát huy giá trị đạo đức gia đình truyền thống trong xây dựng đạo đức gia đình ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay. Nhiệm vụ của luận văn Phân tích và làm rõ một số vấn đề lý luận về đạo đức gia đình Việt Nam truyền thống. Phân tích thực trạng ảnh hưởng của đạo đức gia đình Việt Nam truyền thống với việc xây dựng đạo đức gia đình ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay. Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy giá trị đạo đức gia đình truyền thống trong việc xây dựng đạo đức gia đình ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn : nghiên cứu đạo đức gia đình Việt Nam truyền thống và ảnh hưởng của nó với việc xây dựng đạo đức gia đình ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay. Phạm vi nghiên cứu của luận văn: nghiên cứu ảnh hưởng của đạo đức gia đình Việt Nam truyền thống với việc xây dựng đạo đức gia đình ở tỉnh Bắc Ninh từ 2010 cho đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Cở sở lý luận của luận văn: Luận văn dựa trên các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về gia đình và xây dựng gia đình Việt Nam Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp phân tích, phương pháp kết hợp lịch sử - logic, phương pháp quy nạp - diễn dịch, phương pháp so sánh, phương pháp điều tra và các phương pháp chung của khoa học xã hội. 7 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Ý nghĩa lý luận: Luận văn làm rõ vấn đề phát huy giá trị đạo đức gia đình truyền thống trong việc xây dựng gia đình hiện đại. Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn là nguồn tài liệu cho việc nghiên cứu đạo đức gia đình Việt Nam truyền thống trong việc xây dựng đạo đức gia đình ở tỉnh Bắc Ninh nói riêng và xây dựng đạo đức gia đình ở Việt Nam hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 8 tiết. 8 Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG 1.1. Gia đình và gia đình Việt Nam truyền thống 1.1.1. Gia đình Trong lịch sử nhân loại, từ khi hình thành xã hội loài người cho đến nay đã trải qua những hình thức và kiểu gia đình khác nhau. Do vậy mà đã có rất nhiều quan niệm, định nghĩa về gia đình được đề cập đến ở các góc độ khác nhau. Có thể khái quát một số định nghĩa về gia đình như sau: Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” khi nói về gia đình, C. Mác viết: “Hằng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh sôi nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình” [5, tr.41]. Như vậy, theo quan điểm của C. Mác, gia đình ra đời cùng với sự hình thành và phát triển của xã hội loài người, cùng với quá trình tái tạo ra chính bản thân con người. Gia đình được tạo ra bởi hai quan hệ cơ bản, là quan hệ hôn nhân giữa chồng và vợ, sau đó là quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Gia đình có hai nhiệm vụ chính: một là sản xuất ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu cho cá nhân và hai là gia đình đóng góp vào sự phát triển xã hội đồng thời tái sản xuất con người để duy trì nòi giống - đảm bảo cho sự trường tồn của xã hội. Theo Levi Strauss thì gia đình là một nhóm xã hội được quy định bởi ba đặc điểm nổi bật là: bắt nguồn từ hôn nhân bao gồm vợ chồng, con cái phát sinh từ sự hôn phối của đôi nam nữ, tuy nhiên trong gia đình có mặt của những người họ hàng, bà con hoặc con nuôi, họ gắn bó với nhau bởi các nghĩa vụ và quyền lợi có tính chất kinh tế và về sự cấm đoán tình dục giữa các thành viên. Theo quan niệm này thì khái niệm gia đình khá rộng, nó không chỉ dừng lại ở mối quan hệ vợ - chồng - con cái (hôn nhân, huyết thống), sự ràng buộc về 9 nghĩa vụ và quyền lợi về mặt kinh tế. Nó còn bao hàm cả những người họ hàng, những người con nuôi và nó có giới hạn về hôn nhân giữa những người cùng huyết thống. Theo nhà xã hội học Nga T.A. Phanaxeva thì có ba loại quan niệm về gia đình: - Thứ nhất: Gia đình là một nhóm nhỏ xã hội có liên kết với nhau bằng chỗ ở, bằng một ngân sách chung và các mối quan hệ ruột thịt. - Thứ hai: Gia đình là một nhóm nhỏ có quan hệ gắn bó giúp đỡ lẫn nhau bằng tình cảm và trách nhiệm. - Thứ ba: Gia đình hiện đại là một nhóm xã hội bao gồm cha mẹ và con cái của một vài thế hệ, các thành viên trong gia đình có mối quan hệ ràng buộc về vật chất, tinh thần theo những nguyên tắc, mục đích sống như nhau về các vấn đề chủ yếu trong sinh hoạt. Như vậy, trên thế giới, ở từng lĩnh vực khác nhau lại có cách định nghĩa khác nhau về gia đình tùy theo góc độ nghiên cứu. Ở Việt Nam cũng vậy, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về gia đình. Gia đình là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm, Văn kiện Đại hội VI của Đảng khẳng định: “Gia đình là tế bào của xã hội, có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chế độ mới, nền kinh tế mới, con người mới. Đảng, Nhà nước và các đoàn thể quần chúng cần đề ra phương hướng, chính sách và có biện pháp tổ chức thực hiện về xây dựng gia đình văn hóa mới, bảo đảm hạnh phúc gia đình. Nâng cao trình độ tự giác xây dựng những quan hệ tình cảm, đạo đức trong từng gia đình, bảo đảm sinh đẻ có kế hoạch và nuôi dạy con ngoan, tổ chức tốt cuộc sống vật chất, văn hóa của gia đình”[12, tr 429, 430]. Trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam thì gia đình được định nghĩa: “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ 10 huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của luật hôn nhân và gia đình” [28, tr.13]. Theo đó, trong gia đình, mối quan hệ giữa các thành viên còn là quyền và nghĩa vụ phải thực hiện theo những quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình. Các tác giả trong cuốn sách “Gia đình học” quan niệm: “Gia đình là một thiết chế đặc thù liên kết con người lại với nhau nhằm thực hiện việc duy trì nòi giống, chăm sóc và giáo dục con cái. Các mối quan hệ gia đình còn được gọi là các mối quan hệ họ hàng. Đó là những sự liên kết ít nhất là hai người dựa trên cơ sở huyết thống, hôn nhân và việc nhận con nuôi. Những người này có thể sống cùng hoặc khác mái nhà với nhau” [20, tr.54]. Do đó, những thành viên có thể có cùng huyết thống hoặc thông qua việc nhận con nuôi sống cùng một mái nhà vẫn có thể được gọi là gia đình. Giáo sư Lê Thi trong “Vai trò gia đình trong xây dựng nhân cách con người Việt Nam” cho rằng: “Gia đình là một khái niệm dùng để chỉ một nhóm xã hội hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống, nảy sinh quan hệ hôn nhân đó và cùng chung sống. Đồng thời gia đình có thể bao gồm một số người được nuôi dưỡng, tuy không có quan hệ huyết thống. Các thành viên trong gia đình gắn bó nhau về trách nhiệm và quyền lợi (kinh tế, văn hóa, tình cảm), giữa họ có những điều ràng buộc có tính pháp lý được nhà nước thừa nhận và bảo vệ. Đồng thời, trong gia đình có quy định rõ ràng về quyền được phép và những cấm đoán trong quan hệ tình dục giữa các thành viên” [443, tr.20]. Như vậy, có rất nhiều định nghĩa, quan niệm khác nhau về gia đình ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Nhưng nhìn chung, gia đình được hiểu là sự gắn kết giữa các cá nhân dựa trên quan hệ hôn nhânvà quan hệ huyết thống, giữa vợ chồng, giữa cha mẹ - con cái cùng với ông bà, anh chị em, có sự gắn kết nhau về trách nhiệm và quyền lợi, về kinh tế, về văn hóa và tình cảm. Hiện nay, tồn tại phổ biến hai mô hình gia đình cơ bản, đó là: Gia đình truyền thống và gia đình hiện đại 11 (gia đình hạt nhân). Gia đình truyền thống là gia đình có thể cùng chung sống từ ba thế hệ trở lên, có ông bà- cha mẹ - con cái mà người ta thường gọi là "tam, tứ, ngũ đại đồng đường”. Các thế hệ cùng chung sống có sự gắn bó tương đối chặt chẽ. Hình thức gia đình này tồn tại phần nhiều ở vùng nông thôn và vẫn còn giữ được những tập tục, nghi thức truyền thống. Con cái có điều kiện chăm sóc ông bà cha mẹ khi đau yếu. Tuy nhiên, mô hình gia đình này cũng hạn chế tự do cá nhân. Việc cùng chung sống nhiều thế hệ cũng nảy sinh những mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống hàng ngày. Gia đình hiện đại hay gia đình hạt nhân tồn tại phổ biến ở các đô thị và một số ít ở vùng nông thôn. Đây là kiểu gia đình trong đó có từ hai thế hệ trở xuống sống chung, tức là chỉ có hai vợ chồng hoặc hai vợ chồng và con của họ. Ngày nay, kiểu gia đình này ngày càng phổ biến bởi nó phù hợp và đáp ứng được những nhu cầu của cuộc sống hiện đại. Trong sự tồn tai của mình, gia đình phải thực hiện nhiều chức năng. Những chức năng này được quy định bởi nhiều yếu tố và trong lịch sử chức năng của gia đình có những biến đổi nhất định. Gia đình ở Việt Nam đang thực hiện những chức năng cơ bản sau: Chức năng sinh đẻ, tái sản xuất ra con người. Chức năng này một mặt đáp ứng nhu cầu xã hội, mặt khác thỏa mãn nhu cầu của chính những thành viên trong gia đình; Chức năng kinh tế: là sự đảm bảo các nhu cầu sinh sống của các thành viên đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tế cho xã hội; Chức năng xã hội hóa: Gia đình không chỉ có trách nhiệm trong việc nuôi dưỡng mà còn trong việc cư xử của trẻ em. Gia đình có trách nhiệm hoàn thiện nhân cách cho trẻ, đào tạo những công dân tốt cho xã hội; Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm lý, tình cảm: Đảm bảo sự cân bằng tâm lý, thỏa mãn nhu cầu tình cảm cho các thành viên, củng cố sự bền vững hôn nhân và gia đình, ổn định xã hội. 12 1.1.2. Gia đình Việt Nam truyền thống Gia đình Việt Nam truyền thống cũng là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và theo đó cũng có nhiều cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau. Cho đến nay “gia đình truyền thống” vẫn còn là một khái niệm rất dễ gây ra tranh luận giữa những người sử dụng nó. Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về “gia đình truyền thống”. Đôi khi người ta đồng nhất gia đình truyền thống với chỉ một trong số những nét nghĩa của nó, chẳng hạn như người ta đồng nhất gia đình truyền thống với gia đình Nho giáo hay gia đình phong kiến và coi chúng là những bất biến thể của cùng một hình thái gia đình… Gia đình truyền thống Việt Nam với tư cách là một định chế xã hội lâu đời và ít biến đổi, tồn tại trong một thời kỳ lịch sử lâu dài đã mang những đặc trưng riêng khác với gia đình hiện đại cũng như khác với gia đình truyền thống của một số quốc gia khác trong khu vực. Gia đình Việt Nam truyền thống là hình thái gia đình gắn liền với xã hội nông thôn - nông nghiệp có phương thức sản xuất khép kín. Theo tác giả Trần Đình Hượu, “gia đình Việt Nam truyền thống là kiểu gia đình tồn tại trước khi chịu ảnh hưởng Âu hoá, nghĩa là tồn tại cho đến cuối thế kỷ XIX, về sau vẫn còn phổ biến, nhưng chủ yếu là ở nông thôn” [18, tr.55]. Các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau bằng tình cảm, sự gắn bó giữa ông bà - cha mẹ - anh chị em… thường có ba, bốn thậm chí năm thế hệ cùng chung sống. Đây là kiểu gia đình phụ hệ, việc thờ cúng tổ tiên là hết sức quan trọng và vẫn còn chịu ảnh hưởng rất nhiều của Nho giáo. Ở Việt Nam, hình thái gia đình đó ít ra cũng chiếm vị trí độc tôn và tồn tại cho đến trước khi Việt Nam tiếp xúc với phương Tây, tức là tiếp xúc với văn minh đô thị và công nghiệp vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Đặc trưng của gia đình truyền thống đó chính là sự gắn bó theo huyết thống, giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống cũng như các tập tục, lễ nghi. Trong 13 gia đình, người già được tôn trọng và có điều kiện được chăm sóc bởi các thành viên khác. Đồng thời những kinh nghiệm và phương thức giáo dục của người lớn tuổi đối với các thế hệ khác trong gia đình luôn được coi trọng. Theo tác giả Nguyễn Thừa Hỷ “Trong xã hội Việt Nam truyền thống, có các loại gia đình quyền quý (quan hộ) và các gia đình bình dân (dân hộ), chủ yếu là nông dân. Các gia đình nhà trí thức nho sĩ ở vị trí trung gian, có danh tiếng nhưng thanh bạch” [16, tr.139]. Gia đình được coi như tế bào cơ sở có tư cách pháp nhân, một đơn vị sinh hoạt, kinh tế và pháp lý. Những thành viên trong gia đình cùng chung sống dưới một mái nhà, không có phòng riêng cho từng cá nhân. Hộ gia đình là một đơn vị lao động tập thể và hợp tác, nhất là trong việc làm ruộng theo mùa vụ cũng như trong các nghề thủ công. Hộ gia đình được coi như những cá thể trong cơ cấu làng xã, là đơn vị được chia phần ruộng công, chịu sưu thuế lao dịch và những đóng góp khác. Đó cũng là một đối tượng chịu liên đới trách nhiệm trước pháp luật. Toàn thể gia đình (và gia tộc) được hưởng chung những vinh dự của một thành viên cộng đồng có được. Khi một người đỗ đạt, cả gia đình đều được trọng vọng trong lễ vinh quy. Một người làm quan, ân tứ của triều đình ban phát đến cả những người thân thuộc của người đó như ông bà, cha mẹ, hoặc con cháu. Ngược lại, khi một thành viên trong gia đình bị tội, thì cả gia đình cũng bị vạ lây. Nếu là trọng tội như mưu phản, gia đình sẽ bị khép vào hình phạt tru di tam tộc. Pháp luật đề cao vai trò, trách nhiệm, quyền lực của người tôn trưởng, gia trưởng trong việc răn dạy con cháu. Biện pháp trừng phạt roi vọt được coi là chuyện bình thường và cần thiết trong việc giữ nghiêm gia pháp. Những gương sáng về lòng hiếu nghĩa, tiết liệt trong gia đình đã được nhà nước quan tâm, khen thưởng và tuyên dương bằng cách ban tặng các bằng sắc. Như vậy, có thể nói gia đình Việt Nam truyền thống là loại gia đình phụ hệ, gắn liền với nền kinh tế nông nghiệp, chịu ảnh hưởng của Nho giáo, lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống cũng như các tập tục, lễ nghi. 14 1.2. Đạo đức gia đình và đạo đức gia đình Việt Nam truyền thống 1.2.1. Đạo đức gia đình Trong Lời tựa viết cho Góp phần phê phán khoa kinh tế - chính trị, C. Mác đã viết: “Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung. Không phải ý thức của con người quyết định sự tồn tại của họ; trái lại, sự tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ” [3, tr.15]. Như vậy, theo quan điểm của C. Mác thì đời sống tinh thần của con người, trong đó có đạo đức được quyết định bởi tồn tại xã hội. Đạo đức (và các hiện tượng tinh thần khác) không phải là biểu hiện của một sức mạnh nào đó ở bên ngoài xã hội, bên ngoài các quan hệ người, cũng không phải là sự biểu hiện của những năng lực siêu nhiên, bất biến của con người. Đạo đức chính là một hình thái ý thức xã hội, nó phản ánh và bị quy định bởi tồn tại xã hội. Điều đó có nghĩa là, các quan niệm, quan điểm, các nguyên tắc, các chuẩn mực, các lý tưởng, niềm tin và tình cảm đạo đức,… tức toàn bộ ý thức đạo đức, xét đến cùng, đều là biểu hiện của một trạng thái, một trình độ phát triển nhất định những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội. Nhà đạo đức học Trần Hậu Kiêm đã định nghĩa về đạo đức như sau: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt bao gồm một hệ thống những quan điểm, quan niệm, những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội. Nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với xã hội” [22, tr.6]. Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù do đó các chuẩn mực đạo đức điều chỉnh các hành vi và các mối quan hệ gia đình là rất cần thiết. Đạo đức gia đình là một bộ phận của đạo đức xã hội, chịu quy định bởi đạo đức xã hội cho nên những yêu cầu về quan hệ đạo đức trong gia đình cũng là sự phản ánh những nhu cầu về đạo đức xã hội. Chính vì thế các nguyên tắc, các chuẩn mực của đạo đức gia đình 15 thường được biểu hiện thành hệ thống thậm chí được đưa vào các điều luật, là quy định chung cho mọi thành viên trong gia đình phải thực hiện. Đạo đức gia đình bao gồm tất cả những quan niệm về các giá trị và quy định về hành vi của con người trong vấn đề hôn nhân và gia đình. Mọi cử chỉ, hành vi, thái độ của mỗi người về hôn nhân và gia đình vừa thể hiện bản chất đạo đức cá nhân, vừa cho biết bản chất đạo đức của mối quan hệ trong gia đình. Sự hình thành đạo đức gia đình không chỉ dựa trên quy định của pháp luật, của phong tục tập quán và truyền thống dân tộc, mà còn dựa trên niềm tin và dư luận xã hội. Ở Việt Nam xưa, những yêu cầu đối với người phụ nữ như: "tam tòng tứ đức”, “chung thuỷ”, "trinh tiết", với cha mẹ - con cái là: “từ, hiếu”, với anh em là: “hiếu, đễ” là quy định của đạo đức gia đình. Cùng với sự phát triển của đất nước, tự do kết hôn, hôn nhân một vợ một chồng, tình yêu chung thuỷ đối với cả hai vợ chồng hay mối quan hệ giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình… cũng đã được coi là quy định của đạo đức gia đình mới. Do vậy, là một hiện tượng xã hội, đạo đức gia đình cũng mang tính giai cấp, tính dân tộc, tính thời đại và tính kế thừa. Ở trong xã hội có giai cấp, đạo đức gia đình cũng mang tính giai cấp. Mỗi giai cấp khác nhau, mức độ thực hiện chuẩn mực đạo đức trong gia đình cũng sẽ khác nhau. Trong thời kỳ phong kiến, với ảnh hưởng của Nho giáo, những quy định hà khắc trong các mối quan hệ của Nho giáo là sự trói buộc con người, kìm hãm sự phát triển của con người nhưng đối với nhân dân lao động, mặc dù cũng chịu ảnh hưởng của những quy định đó nhưng vẫn mang tính nhân văn nhiều hơn chứ không quá nặng nề theo quy định cứng nhắc. Đạo đức gia đình ở mỗi quốc gia, dân tộc cũng mang theo sắc thái riêng. Ở Việt Nam, do những đặc thù của cộng đồng dân cư cũng như sự dung hòa của nhiều nét văn hóa đã khiến cho các chuẩn mực đạo đức của xã hội phong kiến trong gia đình mang nhiều tính nhân văn, dân chủ. Ở mỗi thời đại với trình độ phát triển kinh tế - xã hội tương ứng bao giờ cũng có những yêu cầu phù hợp về đạo đức gia đình. Điều này đã xác lập nội dung cụ thể 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan