Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng dự án nhà ở th...

Tài liệu đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng dự án nhà ở thấp tầng và dự án sở chỉ huy bộ tư lệnh hải quân tại huyện gia lâm, thành phố hà nội

.PDF
123
1
97

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN VĂN ĐÔNG ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG DỰ ÁN NHÀ Ở THẤP TẦNG VÀ DỰ ÁN SỞ CHỈ HUY BỘ TƯ LỆNH HẢI QUÂN TẠI HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Ngành: Quản lý đất đai Mã số: 60 85 01 03 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Khắc Thời NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017 LỜI CAM ĐOAN - Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. - Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Đông i LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành được nội dung luận văn này, tôi đã nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ rất tận tình của PGS.TS. Nguyễn Khắc Thời, sự giúp đỡ, động viên của các thầy cô giáo trong bộ môn Trắc địa bản đồ, các thầy cô giáo Khoa Quản lý đất đai, Ban Đào tạo. Nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Khắc Thời và những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo trong Khoa Quản lý đất đai. Tôi xin chân thành cảm ơn các lãnh đạo, cán bộ UBND huyện Gia Lâm, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng, Chi cục thống kê huyện Gia Lâm, chính quyền các xã Ninh Hiệp, Đa Tốn và xã Đông Dư, cùng các hộ gia đình, cá nhân có liên quan đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và các bạn đồng nghiệp động viên, giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Đông ii MỤC LỤC Lời cam đoan ................................................................................................................ i Lời cám ơn ................................................................................................................... ii Mục lục ..................................................................................................................... iii Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................. vi Danh mục bảng .......................................................................................................... vii Danh mục hình .......................................................................................................... viii Phần 1. Mở đầu ..........................................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................2 1.2.1. Mục đích của đề tài .........................................................................................2 1.2.2. Yêu cầu...........................................................................................................2 1.3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................3 1.4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .......................3 Phần 2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu .................................................................4 2.1. Cơ sở lý luận về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất ........4 2.1.1. Khái quát chung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ..........................................4 2.1.2 Đặc điểm, nguyên tắc bồi thường giải phóng mặt bằng ...................................5 2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ..............................6 2.2. Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở một số nước và một số tổ chức trên thế giới.....................................................................................................8 2.2.1. Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của một số nước trên thế giới .........8 2.2.2. Bài học kinh nghiệm về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho Việt Nam ...........15 2.2.3. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Ngân hàng thế giới (WB) và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) ............................................................ 16 2.2.4. Bài học kinh nghiệm về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho Việt Nam ...........17 2.3. Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của việt nam qua các thời kỳ ........18 2.3.1. Giai đoạn trước khi có Luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực ............................18 2.3.2. Giai đoạn Luật đất đai năm 1993 có hiệu lực .................................................19 2.3.3. Giai đoạn Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực ................................................ 21 2.3.4. Giai đoạn từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến nay .........................24 iii 2.4. Cơ sở pháp lý về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ............................................30 2.4.1. Các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành. .....................................................................................................................30 2.4.2. Các văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành. ............................................................................................................. 31 2.5. Tình hình thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ của nhà nước khi thu hồi đất của Việt Nam hiện nay .................................................................................. 33 2.5.1. Cả nước ........................................................................................................33 2.5.2. Thành phố Đà Nẵng ...................................................................................... 34 2.5.3. Thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................... 36 2.5.4. Thành phố Hà Nội......................................................................................... 38 2.5.5. Nhận xét công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của cả nước .......................39 Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 43 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................43 3.2. Thời gian nghiên cứu .................................................................................... 43 3.3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 43 3.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 43 3.4.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu..............................................................43 3.4.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu ...............................................44 3.4.3. Phương pháp thống kê, tổng hợp và xử lý số liệu ..........................................45 3.4.4. Phương pháp phân tích, so sánh .................................................................... 46 Phần 4. Kết quả và thảo luận ................................................................................... 47 4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Gia Lâm .................. 47 4.1.1. Điều kiện tự nhiên.........................................................................................47 4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội............................................................. 48 4.1.3. Dân số lao động, việc làm .............................................................................48 4.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội.................................... 49 4.2. Thực trạng quản lý, sử dụng đất và công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại huyện Gia Lâm ............................................................................................. 51 4.2.1. Thực trạng quản lý, sử dụng đất tại huyện Gia Lâm ...................................... 51 4.2.2. Thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Gia Lâm .......................................................................... 56 iv 4.3. Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của 2 dự án nghiên cứu................................................................................................ 69 4.3.1. Khái quát về các dự án nghiên cứu ................................................................ 69 4.3.2. Đối tượng và điều kiện được bồi thường, hỗ trợ ............................................79 4.3.3. Công tác bồi thường, hỗ trợ về đất tại 02 dự án nghiên cứu ........................... 83 4.3.4. Bồi thường tài sản, vật kiến trúc và cây cối hoa màu tại 02 dự án nghiên cứu ... .....................................................................................................................87 4.3.5. Việc thực hiện chính sách hỗ trợ tại 2 dự án nghiên cứu ................................ 91 4.3.6. Việc thực hiện chính sách tái định cư tại 02 dự án nghiên cứu .......................95 4.3.7. Đánh giá chung công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư 02 Dự án.................. 95 4.4. Một số tồn tại, nguyên nhân và giải pháp đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng từ 02 dự án nghiên cứu ........................................................ 96 4.4.1. Tồn tại và nguyên nhân ................................................................................. 96 4.4.2. Đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng tại huyện Gia Lâm98 Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................ 101 5. 1. Kết luận ...................................................................................................... 101 5.2. Kiến nghị .................................................................................................... 102 Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 103 Phụ lục ................................................................................................................... 105 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BT, HT, TĐC Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư BHXH Bảo hiểm xã hội CNH Công nghiệp hóa GCN Giấy chứng nhận GPMB Giải phóng mặt bằng PTQĐ Phát triển quỹ đất QSDĐ Quyền sử dụng đất TP Thành phố vi DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Gia Lâm năm 2016 ................................... 52 Bảng 4.2. Kết quả GPMB huyện Gia Lâm năm giai đoạn 2012-2016 ...................... 57 Bảng 4.3. Tổng hợp Bồi thường hỗ trợ GPMB tại 02 Dự án ....................................71 Bảng 4.4. Chính sách bồi thường hỗ trợ dự án nhà ở thấp tầng ................................ 74 Bảng 4.5. Chính sách bồi thường, hỗ trợ dự án Sở chỉ huy Bộ tư lệnh Hải Quân .... 77 Bảng 4.6. Bảng đối tượng được bồi thường và không được bồi thường ...................80 Bảng 4.7. Ý kiến của người bị thu hồi đất về đối tượng được bồi thường và không được bồi thường ......................................................................................82 Bảng 4.8. Bảng đơn giá bồi thường về đất tại 2 dự án..............................................83 Bảng 4.9. So sánh mức độ chênh lệch giữa giá bồi thường của 2 dự án và giá thị trường tại thời điểm thu hồi đất ............................................................... 85 Bảng 4.10. Ý kiến của người bị thu hồi đất về giá đất tính bồi thường tại 2 dự án..... 86 Bảng 4.11. Tổng hợp kinh phí bồi thường, hỗ trợ công trình, vật kiến trúc, cây cối hoa màu trên đất bị thu hồi tại 02 dự án ........................................................90 Bảng 4.12. Ý kiến của người có đất trong việc xác định giá bồi thường cây trồng, công trình, trên đất tại dự án .................................................................... 90 Bảng 4.13. Ý kiến của người có đất bị thu hồi trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ ........................................................................................................... 94 vii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ vị trí Dự án 1 và Dự án 2 tại huyện Gia Lâm, TP Hà Nội....................3 Hình 4.1. Vị trí địa lý huyện Gia Lâm, TP Hà Nội ..................................................... 47 Hình 4.2. Cơ cấu kinh tế huyện Gia Lâm năm 2016 ................................................... 48 Hình 4.3. Hiện trạng đã GPMB dự án 1 (nhà ở thấp tầng) .......................................... 72 Hình 4.4. Phối cảnh tổng thể mặt bằng dự án 1 .......................................................... 73 Hình 4.5. Sơ đồ mặt bằng dự án 2 ..............................................................................76 Hình 4.6. Hiện trạng khu đất đã GPMB dự án 2 .........................................................76 viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Họ và tên tác giả: Nguyễn Văn Đông Tên luận văn: “Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng dự án Nhà ở thấp tầng và dự án Sở chỉ huy Bộ Tư lệnh Hải Quân tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”. Ngành: Quản lý đất đai Mã số: 60 85 01 03 Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu luận văn - Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất đối với 02 dự án: - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất thực hiện dự án trên địa bàn huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu Qua phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu từ các phòng, ban, đơn vị tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, điều tra, phỏng vấn trực tiếp người dân bị thu hồi đất. Từ đó đánh giá việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất hiện tại; đưa ra những giải pháp góp phần thực hiện tốt chính sách bồi thường, hỗ trợ trên địa bàn huyện Gia Lâm. Kết quả chính và kết luận 1. Gia Lâm là huyện ngoại thành Hà Nội nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của thành phố Hà Nội có tổng diện tích tự nhiên 11.472,99 ha. Năm 2016, kinh tế duy trì mức ổn định và có bước phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 11%. Tính đến 31/12/2016, toàn huyện có 250.121 người. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 33,5 triệu đồng/người/năm. 2. Công tác GPMB giai đoạn từ 2012 – 2016 của huyện Gia Lâm Trong giai đoạn từ năm 2012 – 2016 trên địa bàn huyện Gia Lâm đã triển khai 126 dự án có liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng, diện tích thu hồi 1.436,33ha, bố trí 984 suất tái định cư. 3. Về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại 02 Dự án nghiên cứu : Dự án xây dựng Nhà ở thấp tầng tại xã Ninh Hiệp, Diện tích thu hồi là 44.012 m2 với tổng kinh phí bồi thường là 19.753.247.269 đồng liên quan đến 176 hộ dân và 01 tổ chức (UBND xã). Dự án xây dựng sở chỉ huy Bộ tư lệnh Hải quân tại xã Đông ix Dư, Đa Tốn với diện tích thu hồi là 365.126 m2 liên quan đến 527 hộ dân có đất nông nghiệp, 9 hộ có đất ở và 02 tổ chức (UBND xã), đã có 527/527 hộ dân có đất nông nghiệp bị thu hồi đã nhận tiền và bàn giao mặt bằng với tổng số tiền là 275.640.714.300 đồng, còn lai 9 hộ dân với tổng diện tích 884m2 đất ở bị thu hồi đang thực hiện giải phóng mặt bằng theo quy định. 4. Việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tai 02 dự án nghiên cứu. - Về xác định đối tượng bồi thường, hỗ trợ của 02 dự án được xác định một cách, tỷ mỷ, chính xác 100% số phiếu đồng ý về đối tượng được bồi thường và không được bồi thương, hỗ trợ. - Bồi thường, hỗ trợ về đất nông nghiệp: Đối với giá bồi thường, hỗ trợ đất nông nghiệp tại dự án Nhà ở thấp tầng tại xã Ninh Hiệp có 64/64 hộ chiếm 100% số hộ không đồng thuận, tại dự án Sở chỉ huy Bộ tư lệnh Hải Quân có 63/84 hộ chiếm 75% số hộ không đồng thuận, đa số họ cho rằng giá bồi thường hỗ trợ theo quy định là quá thấp so với giá thị trường khoảng 8,9 đến 14,8 lần. - Bồi thường, hỗ trợ về công trình, vật kiến trúc, cây cối, hoa màu trên đất: 100% số hộ được hỏi đồng thuận với đơn giá bồi thường về công trình, vật kiến trúc, bồi thường cây trồng hoa màu trên đất tại thời điểm thu hồi. - Về khoản hỗ trợ ổn định đời sống, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm, hỗ trợ tiền thưởng tiến độ bàn giao mặt bằng: Đa số các hộ hài lòng với các khoản hỗ trợ này. 5. Để góp phần hoàn thiện hơn công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất cần thực hiện các giải pháp sau: Tiếp tục hoàn thiện về chính sách bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất; tăng cường công tác quản lý đất đai; Cụ thể hóa việc công khai dân chủ về việc triển khai dự án cũng như số liệu phương án BTHT của người bị thu hồi đất; Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động; Cụ thể hóa từng bước, từng quy trình trong việc tổ chức thực hiện và nâng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. x THESIS ABSTRACT Master candidate: Nguyen Van Dong Thesis title: “Assessment on the implementation of the compensation policy for ground clearance for the projects building low-rise housing area and Navy Command Headquarter in Gia Lam district, Hanoi". Major: Land Management Code: 60 85 01 03 Educational organigation: Vietnam National University of Agriculture Purpose of the thesis study - To assess the implementation of the compensation and support policies when the State recovers land for 02 projects: - To propose some solutions to improve the efficiency of ground clearance due to recovering land for project implementation in Gia Lam district, Hanoi. Research Methodology Through the methods of collecting information and data from the departments and units in Gia Lam District, Hanoi, investigations, interviews directly people whose land is recovered. Since then evaluate the implementation of the compensation, the State supports the current land acquisition; offering solutions that contribute to better implementation of compensation policies, supported on Gia Lam District. Main results and conclusions 1. Gia Lam is a suburban north-eastern district of Hanoi city with a total natural area of 11,472.99 hectares. In 2016, the economy developed stably with the growth rate of 11%. Up to 31/12/2016, the district had 250,121 people whose income per capita is estimated at 33.5 million dong. 2. The ground clearance in Gia Lam district in period of 2012 - 2016 In the period from 2012 to 2016, Gia Lam district implemented 126 projects relating to compensation for ground clearance with recovered land area of 1,436.33 ha and held 984 resettlements. 3. The compensation and resettlement support in the two researched projects: The project of building low-rise housing area in Ninh Hiep commune has the recovered land area of 44,012 m2 with a total compensation cost of VND19,753,247,269 for 176 households and 1 organization (the Commune People's Committee). The construction project of the Navy Command Headquarter in Dong Du, xi Da Ton Communes with the recovered area of 365,126 m2 for 527 households having agricultural land, 9 households having housing land 02 organizations (commune People's Committee ). In which, there were 527/527 households having agricultural land who gave land and received the total compensation money amount of VND 275,640,714,300, but the remaining 9 households having total housing land area of 884 m2 who have been being recovered for clearance according to the regulations. 4. The implementation of the policy on compensation and resettlement support when the State recovers land of the two researched projects. - The determination of beneficiaries of compensation and support of the projects is carried out thoroughly and exactly with 100% of the agreeing votes on the compensated subjects as well as the ones whose won’t be compensated and supported. - The compensation and support cost for agricultural land: For price for compensation and support for the agricultural in the project building low-rise housing area in Ninh Hiep commune, 64 out of 64 households (100%) disagreed; in the project building The Navy Command Headquarters, 63/84 households (accounting for 75%) disagreed. Most of them claimed that the regulated compensated price was about 8.9 to 14, 8 times lower than the market price. - The compensation and support cost for works, architectural objects, trees and crops on the land: 100% of questioned households agreed with the compensated price at the time of land recovery. - The support cost for stabilizing life, changing and searching jobs as well as bonus for quick progress of land handover: The majority of households were satisfied with these allowances. 5. In order to improve the compensation and resettlement support when the State recovers land, the following measures should be implemented: Continuing to improve the policy on compensation and support for the land recovered by the State; Strengthening the land management; Specifying the publicity of the project implementation as well as the data of the compensation and support scheme for recovered land owners; Strengthening the propaganda; specifying each step and each process in organizing the project as well as enhancing the professional capacity of officials performing the work of compensation and resettlement support. xii PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất không thể thay thế được, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng, là yếu tố cấu thành lãnh thổ của mỗi quốc gia. Nhằm phục vụ cho công cuộc đổi mới và phát triển, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhiều dự án đầu tư xây dựng, cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, cơ sở sản xuất, đô thị mới, chỉnh trang đô thị, mở rộng khu dân cư... đang được triển khai xây dựng một cách mạnh mẽ. Để phục vụ cho các mục đích này, Nhà nước phải thu hồi đất của người đang sử dụng và một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu là vấn đề bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà Nước thu hồi đất để thực hiện dự án. Làm thế nào để đảm bảo lợi ích giữa Người dân – Nhà Nước – Nhà đầu tư và sự phát triển bền vững của quốc gia? Việc triển khai thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất là vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp. Nó liên quan trực tiếp đến quyền lợi của chủ sử dụng đất, chủ sử dụng tài sản, nó tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - chính trị - xã hội hiện nay. Trong điều kiện quỹ đất ngày càng hạn hẹp, nhận thức của người dân ngày một cao, giá trị sinh lời của đất ngày càng tăng cùng với tốc độ phát triển kinh tế thì việc giải phóng mặt bằng để tạo ra quỹ đất sạch triển khai dự án theo đúng tiến độ ngày càng trở nên cấp thiết và quan trọng bởi không có đất sạch thì không thể triển khai dự án theo đúng tiến độ đề ra. Tuy nhiên vì quyền lợi của người dân và vì nhận thức luôn phải có lợi cho mình của người dân lúc nào cũng đòi hỏi phải được bồi thường thỏa đáng nên nếu việc giải phóng mặt bằng không theo quy định của pháp luật, không tuân theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước thì cơ quan thực hiện việc giải phóng mặt bằng sẽ không bao giờ đáp ứng được đầy đủ theo đúng nguyện vọng của nhân dân do vậy để giải quyết hài hòa mối quan hệ nhà nước và quyền lợi của người dân thì việc giải phóng mặt bằng phải suy nghĩ tìm hiểu nguyên nhân là ở đâu? do người dân? do ở những người thực hiện chính sách hay vấn đề chính trong các chính sách? 1 Huyện Gia Lâm nằm ở phía đông của Thủ đô Hà Nội. Trong thời gian qua trên địa bàn huyện tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, bộ mặt kiến trúc quy hoạch huyện đã có nhiều thay đổi. Chính vì vậy tốc độ phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị, việc xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội. các công trình công cộng và lợi ích quốc gia diễn ra rất nhanh, quá trình đó đi liền với việc thu hồi đất bao gồm cả đất nông nghiệp và đất ở của một bộ phận dân cư. Giải quyết việc làm, ổn định và từng bước nâng cao đời sống cho người bị thu hồi đất là nhiệm vụ của cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Gia Lâm. Tuy nhiên cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, huyện Gia Lâm cũng gặp phải nhiều khó khăn trong việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư đến đời sống việc của người dân khi nhà nước thu hồi đất. Để đánh giá đúng thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và đề xuất những giải pháp để hoàn thiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì việc thực hiện “Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng dự án nhà ở thấp tầng và dự án Sở chỉ huy, Bộ Tư lệnh Hải Quân tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội” là rất cần thiết. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục đích của đề tà - Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất đối với 02 dự án: + Dự án xây dựng Khu nhà ở thấp tầng tại xã Ninh Hiệp + Dự án xây dựng Sở chỉ huy, cơ quan Bộ Tư lệnh Hải Quân tại các xã Đông Dư, Đa Tốn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất thực hiện dự án trên địa bàn huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội. 1.2.2. Yêu cầu - Nắm vững các chính sách của Nhà nước có liên quan đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất. - Điều tra, thu thập phải phản ánh đúng quá trình thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, có độ chính xác qua 02 dự án được thực hiện trên địa bàn huyện Gia Lâm. 2 - Các giải pháp đề xuất phải phù hợp với thực tế của địa phương và đúng quy định của pháp luật hiện hành. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện Dự án xây dựng Nhà ở thấp tầng tại xã Ninh Hiệp (Dự án 1) và Dự án xây dựng Sở chỉ huy, cơ quan bộ Tư lệnh Hải Quân tại xã Đông Dư, Đa Tốn (Dự án 2) trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội (Hình 1.1). Hình 1.1. Sơ đồ vị trí Dự án 1 và Dự án 2 tại huyện Gia Lâm, TP Hà Nội 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Qua đề tài nghiên cứu đề xuất các nội dung nhằm khắc phục các tồn tại, hạn chế trong Chính sách bồi thường GPMB; đưa ra những giải pháp nhằm đẩy nhanh công tác GPMB, bên cạnh đó vẫn đảm bảo lợi ích chính đáng của người bị thu hồi đất, đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư, đảm bảo chính sách chung của Nhà nước. 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT 2.1.1. Khái quát chung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư - Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất Theo quy định tại Khoản 6, Điều 4, Luật đất đai năm 2003; Khoản 12, Điều 3, Luật đất đai năm 2013: Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất”. - Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất: Theo quy định tại Khoản 7, Điều 4, Luật đất đai năm 2003: Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất “Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới”; Quy định tại Khoản 14, Điều 3, Luật đất đai năm 2013: “Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất bị thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển”. - Tái định cư (TĐC) khi Nhà nước thu hồi đất: Tái định cư là những chính sách, biện pháp của Nhà nước nhằm thông qua các hoạt động hỗ trợ để giúp đỡ những người bị thu hồi đất ở nằm trong diện phải di dời khi có dự án đầu tư, đến nơi ở mới được ổn định đời sống, ổn định sản xuất để phát triển kinh tế-xã hội (Phạm Phương Nam và NNK, 2013). Hiện nay ở nước ta, khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì người sử dụng đất được bố trí TĐC bằng một trong các hình thức sau: - Bồi thường bằng nhà ở. - Bồi thường bằng giao đất ở mới. - Bồi thường bằng tiền để người dân tự lo chỗ ở (Điều 4, Nghị định 197/2004/NĐ-CP). TĐC là một bộ phận không thể tách rời và giữ vị trí rất quan trọng trong chính sách GPMB. 4 2.1.2 Đặc điểm, nguyên tắc bồi thường giải phóng mặt bằng 2.1.2.1. Đặc điểm của bồi thường, giải phóng mặt bằng Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư mang tính phức tạp và đa dạng. Tính phức tạp: Đất đai là tài sản có giá trị cao, có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế- xã hội đối với mọi người dân. Đối với khu vực nông thôn, dân cư chủ yếu sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà đất đai lại là tư liệu sản xuất quan trọng trong khi trình độ sản xuất của nông dân thấp, khả năng chuyển đổi nghề nghiệp khó khăn do đó tâm lý dân cư vùng này là giữ được đất để sản xuất, thậm chí họ cho thuê đất còn được lợi nhuận cao hơn là sản xuất nhưng họ vẫn không cho thuê. Trước tình hình đó đã dẫn đến công tác tuyên truyền, vận động dân cư tham gia di chuyển là rất khó khăn và việc hỗ trợ chuyển nghề nghiệp là điều cần thiết để đảm bảo đời sống dân cư sau này. Mặt khác cây trồng, vật nuôi trên vùng đó cũng đa dạng, không được tập trung một loại nhất định nên gây khó khăn cho công tác định giá bồi thường (Phạm Phương Nam và Nguyễn Thanh Trà, 2013). Đối với đất ở lại càng phức tạp hơn do những nguyên nhân sau: + Đất ở là tài sản có giá trị lớn, gắn bó trực tiếp với đời sống và sinh hoạt của người dân mà tâm lý, tập quán là ngại di chuyển chỗ ở. + Nguồn gốc sử dụng đất khác nhau qua nhiều thời kỳ với chế độ quản lý khác nhau, cơ chế chính sách chưa đáp ứng với nhu cầu thực tế sử dụng đất nên chưa giải quyết được các vướng mắc và tồn tại cũ. + Thiếu quỹ đất do xây dựng khu tái định cư cũng như chất lượng khu tái định cư thấp chưa đảm bảo được yêu cầu. + Dân cư một số vùng sống chủ yếu bằng nghề buôn bán nhỏ và sống bám vào các trục đường giao thông của khu dân cư làm kế sinh nhai nay chuyển đến ở khu vực mới thì điều kiện kiếm sống bị thay đổi nên họ không muốn di chuyển. Tính đa dạng thể hiện: mỗi dự án được tiến hành trên một vùng đất khác nhau với điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội dân cư khác nhau. Đối với khu vực đô thị, mật độ dân cư cao, ngành nghề đa dạng, giá trị đất và tài sản trên đất lớn dẫn đến quá trình thực hiện công tcas bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có những đặc trưng nhất định. Đối với khu vực ven đô, mức độ tập trung dân cư khá cao, ngành nghề dân cư phức tạp, hoạt động sản xuất đa dạng: công nghiệp, tiểu thủ công 5 nghiệp, thương mại, buôn bán nhỏ... quá trình giải phóng mặt bằng và giá đất tính bồi thường, hỗ trợ cũng có đặc trưng riêng của nó. Còn đối với khu vực ngoại thành, hoạt động sản xuất chủ yếu của dân cư là sản xuất nông nghiệp. Do đó giải phóng mặt bằng và giá đất tính bồi thường, hỗ trợ cũng được tiến hành với những đặc điểm riêng biệt (Phạm Phương Nam và Nguyễn Thanh Trà, 2013). 2.1.2.2. Nguyên tắc bồi thường Người bị Nhà nước thu hồi đất có đủ điều kiện do pháp luật quy định thì được bồi thường; trường hợp không đủ điều kiện được bồi thường thì UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét, hỗ trợ; Người bị thu hồi đất đang sử dụng vào mục đích nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị QSDĐ tại thời điểm có quyết định thu hồi; trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới hoặc bằng nhà, nếu có chênh lệch về giá trị thì phần chênh lệch được thực hiện thanh toán bằng tiền; Trường hợp người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật thì phải khấu trừ số tiền đó vào số tiền được bồi thường, hỗ trợ để hoàn trả ngân sách Nhà nước (Trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ ngành xây dựng, 2007). 2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 2.1.3.1. Chính sách áp dụng Chính sách áp dụng là yếu tố quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, đó là chính sách về giá đất và chính sách về tái định cư. Đối với người dân Việt Nam, coi nhà và đất là tài sản quan trọng nhất của một gia đình. Do đó khi bắt buộc phải di dời khỏi ngôi nhà của mình, cũng tức là gia đình mất đi tài sản quan trọng nhất, người dân luôn yêu cầu một sự đền bù thỏa đáng. Khi lập kế hoạch về chính sách giá đất bồi thường, nếu cơ quan quản lý không đưa ra một phương án chính xác về giá đất thì rất dễ gây ra sự phản đối từ phía người dân. Trong thực tế đã có không ít vụ việc gây xôn xao dư luận liên quan đến những người trong diện giải phóng mặt bằng, đã có hành vi biểu tình, chống đối, khiếu kiện cấp cao, tố cáo cơ quan quản lý giải phóng mặt bằng đưa ra giá đền bù không thỏa đáng. Quan trọng hơn, việc đưa ra giá đền bù không thỏa đáng sẽ dẫn tới việc người dân cho rằng, cơ quan 6 quản lý giải phóng mặt bằng có hành vi quan liêu, tham nhũng. Như vậy, ta thấy rằng, bước quan trọng nhất khi tiến hành giải phóng mặt bằng, đó là xác định được mức bồi thường thỏa đáng cho những người trong diện bị giải tỏa. Làm tốt điều này sẽ giúp cho việc giải phóng mặt bằng tránh được những rắc rối phát sinh từ phía người dân, giúp giảm thời gian và công sức khi tiến hành giải phóng mặt bằng (Trương Khánh Duy, 2015). 2.1.3.2. Yếu tố tâm lý người dân Văn hóa của người Việt Nam dù ở nông thôn hay thành thị, đều mang ít nhiều tính chất của văn hóa làng xã. Điểm nổi bật trong văn hóa làng xã, đó là việc tâm lý của người dân bị tác động rất nhiều từ phía những người sống xung quanh mình. Ta có thể thấy trên thực tế đã xảy ra những tình huống như thế này: Một hộ gia đình trong diện giải tỏa không đồng ý với mức bồi thường, đã quyết định khiếu nại để được bồi thường với mức giá cao hơn. Hàng xóm của gia đình này, những hộ dân cũng trong diện giải tỏa, thấy hộ gia đình kia có khả năng được đền bù với mức giá cao hơn, cũng đâm đơn khiếu nại. Kết quả là tất cả các hộ dân thuộc diện giải tỏa đều có đơn khiếu nại, khiếu kiện về mức giá bồi thường. Mặc dù những rắc rối này có thể giải quyết bằng con đường pháp lý và biện pháp cưỡng chế. Tuy nhiên, các phương pháp này mất nhiều thời gian và gây mất lòng tin của người dân vào các dự án thu hồi đất của nhà nước sau này. Để hạn chế những rắc rối phát sinh từ tâm lý của người dân, chúng ta nên có những biện pháp hạn chế trước khi chúng phát sinh, ví dụ như là việc mở các buổi tuyên truyền, gặp gỡ trực tiếp những người dân trong diện giải tỏa. Nâng cao công tác tuyên truyền đến cơ sở, đặc biệt là tuyên truyền, phổ biến tính đúng đắn của việc thu hồi đất, bàn giao mặt bằng đến những người có uy tín trong khu vực giải tỏa, ví dụ như trưởng thôn, tổ trưởng dân phố…(Trương Khánh Duy, 2015). 2.1.3.3. Mục đích thu hồi đất Mục đích thu hồi đất được quy định rất rõ trong các văn bản pháp luật về đất đai. Tuy đã được quy định trong pháp luật nhưng không phải cứ thu hồi theo đúng pháp luật là được người dân ủng hộ. Trong một số trường hợp, người dân tự nguyện bàn giao đất, thậm chí hiến đất nếu mục đích thu hồi để sử dụng cho các mục đích công cộng phục vụ chính những người đã bàn giao lại đất. Nhưng cũng có nhiều trường hợp, mặc dù thu hồi đúng theo mục đích mà pháp luật quy định nhưng vẫn vấp phải sự phản đối gay gắt từ phía những người dân, ví dụ như 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất