Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá về công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng dự án cải tạo, sửa chữa hồ chứa nư...

Tài liệu đánh giá về công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng dự án cải tạo, sửa chữa hồ chứa nước khe chè, tỉnh quảng ninh

.PDF
113
2
127

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI ĐỒNG DIỆU LINH ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ ÁN CẢI TẠO, SỬA CHỮA HỒ CHỨA NƯỚC KHE CHÈ, TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI, NĂM 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI ĐỒNG DIỆU LINH ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ ÁN CẢI TẠO, SỬA CHỮA HỒ CHỨA NƯỚC KHE CHÈ, TỈNH QUẢNG NINH Chuyên ngành: QUẢN LÝ XÂY DỰNG Mã số: 60580302 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. LÊ VĂN HÙNG HÀ NỘI, NĂM 2018 LỜI CAM ĐOAN Tác giả cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào.Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định. Tác giả luận văn Chữ ký Đồng Diệu Linh i LỜI CÁM ƠN Sau thời gian học tập và nghiên cứu cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp, luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý xây dựng với đề tài “ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ ÁN CẢI TẠO, SỬA CHỮA HỒ CHỨA NƯỚC KHE CHÈ, TỈNH QUẢNG NINH” đã được hoàn thành. Tác giả biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Lê Văn Hùng đã hướng dẫn tận tình tác giả thực hiện nghiên cứu của mình. Tác giả bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo và cán bộ Trường Đại học Thủy lợi về những kiến thức học được trong thời gian qua. Tác giả đã nỗ lực để hoàn thành luận văn một cách tốt nhất, nhưng do còn hạn chế về kiến thức, thời gian, kinh nghiệm và tài liệu tham khảo nên luận văn còn thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô và đồng nghiệp. Trân trọng cảm ơn! ii MỤC LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH.................................................................................... iii DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................v MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI .............................................................................................3 1.1. Khái quát chung về công tác chuẩn bị đầu tư ...........................................................3 1.1.1. Dự án và dự án đầu tư xây dựng công trình ..........................................................3 1.1.2. Công trình xây dựng và chuẩn bị đầu tư xây dựng công trình xây dựng ..............5 1.1.3. Các văn bản liên quan đến công tác chuẩn bị đầu tư ............................................6 1.2. Công tác chuẩn bị đầu tư của các dự án sửa chữa nâng cấp công trình thủy lợi ..........9 1.2.1. Đánh giá chung về về công tác chuẩn bị đầu tư của các dự án sửa chữa nâng cấp công trình thủy lợi ...........................................................................................................9 1.2.2. Công tác chuẩn bị đầu tư của các dự án sửa chữa nâng cấp hồ chứa nước thủy lợi ...................................................................................................................................13 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác chuẩn bị đầu tư các dự án sửa chữa nâng cấp công trình thủy lợi ..........................................................................................................18 1.3.1. Quy hoạch thủy lợi ..............................................................................................18 1.3.2. Các yếu tố khác ...................................................................................................19 Kết luận chương 1 .........................................................................................................20 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC DỰ ÁN CẢI TẠO SỬA CHỮA CÔNG TRÌNH THỦY LỢI 21 2.1. Các quy định về công tác chuẩn bị đầu tư ..............................................................21 2.1.1. Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có) ....21 2.1.2. Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thihoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật ....................................................................................................................23 2.2. Phân tích đánh giá hiệu quả của dự án trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư ................25 2.1.1 Mục đích ....................................................................................................25 2.1.2 Phương pháp luận ......................................................................................25 2.1.3 Trình tự thực hiện ......................................................................................26 2.3. Lập kế hoạch vốn của dự án ODA .........................................................................32 i 2.3.1. Nguyên tắc lập kế hoạch vốn ODA ..................................................................... 32 2.3.2. Nội dung kế hoạch vốn đầu tư ............................................................................ 32 2.3.3. Quy trình lập và thông báo vốn đầu tư ................................................................ 32 2.3.4. Điều chỉnh kế hoạch ............................................................................................ 34 2.4. Các nội dung, tiêu chí đánh giá công tác chuẩn bị đầu tư các dự án sửa chữa nâng cấp hồ chứa nước thủy lợi ............................................................................................. 35 2.4.1. Nội dung đánh giá ............................................................................................... 35 2.4.2. Tiêu chí đánh giá ................................................................................................. 37 Kết luận chương 2 ......................................................................................................... 37 CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ ÁN CẢI TẠO, SỬA CHỮA HỒ CHỨA NƯỚC KHE CHÈ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ............................................................................................................ 39 3.1 Thông tin về dự án cải tạo, sửa chữa hồ chứa nước Khe Chè ........................ 39 3.1.1 Vùng dự án ................................................................................................ 39 3.1.2 Thông tin về hồ chứa nước Khe Chè ........................................................ 41 3.1.3 Tóm tắt dự án và tổng hợp chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật ................................. 41 3.1.4 Các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng .......................................................... 46 3.2. Đánh giá chung về công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng dự án cải tạo, sửa chữa hồ chứa nước Khe Chè, tỉnh Quảng Ninh .......................................................................... 47 3.2.1. Sự phù hợp với quy hoạch, kế hoạch .................................................................. 47 3.2.2. Công tác lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư ................................................. 49 3.2.3. Công tác lập báo cáo nghiên cứu khả thi ............................................................ 49 3.3. Đề xuất giải pháp khi lập dự án chuẩn bị đầu tư sửa chữa nâng cấp công trình thủy lợi ................................................................................................................................... 58 3.3.1. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư ............................................................................................................................. 58 3.3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng báo cáo nghiên cứu khả thi ................... 61 3.4. Kết luận chương 3 .................................................................................................. 66 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 69 PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 70 ii DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Sơ đồ Quản lý dự án đầu tư xây dựng .............................................................5 Hình 1.2 Thi công thử nghiệm tường hào đất-Bentonite .............................................10 Hình 1.3 Đập tràn cao su ..............................................................................................10 Hình 1.4 Đập tràn cao su ..............................................................................................11 Hình 1.5 Một số hình ảnh về sự cố hồ đập năm 2018 ..................................................14 Hình 3.1 Bản đồ tỉnh Quảng Ninh ................................................................................39 Hình 3.2 Vị trí vùng dự án tại huyện Đông Triều ........................................................40 Hình 3.3 Quy trình các bước lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư ...........................59 Hình 3.4 Quy trình các bước lập báo cáo nghiên cứu khả thi ......................................65 iii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Một số tiêu chí đánh giá hiệu quả dự án thủy lợi ......................................... 31 Bảng 3.1 Một số tiêu chuẩn qui chuẩn chủ yếu sử dụng trong thiết kế, thi công và nghiệm thu ..................................................................................................................... 46 Bảng 3.2 Bảng phân tích độ nhạy của dự án (rủi ro) ................................................... 56 iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CĐT : Chủ đầu tư CLCT: Chất lượng công trình CLSP: Chất lượng sản phẩm BNNPTNT: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn CLCT : Chất lượng công trình CTXD: Công trình xây dựng ĐTM: Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTXD: Dự án đầu tư xây dựng O&M: Chi phí vận hành và bảo dưỡng NSNN: Ngân sách nhà nước HĐXD: Hoạt động xây dựng PCCC: Phòng cháy chữa cháy QCVN : Quy chuẩn Việt Nam QLDA : Quản lý dự án QLNN : Quản lý nhà nước XDCT: Xây dựng công trình v MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong giai đoạn hiện nay việc xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các công trình Thủy lợi nhằm ổn định dân sinh, kinh tế, chống biến đổi khí hậu là một nhiệm vụ hàng đầu. Do đặc thù ngành xây dựng nói chung và thủy lợi nói riêng nên đa số các công trình xây dựng thủy lợi hiện nay đều có quy mô lớn, chi phí lớn, thời gian xây dựng và khai thác kéo dài. Nguồn vốn dành cho xây dựng thường chiếm tỷ trọng lớn trong ngân sách hàng năm của nhà nước cũng như kế hoạch vốn hàng năm của các doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc lựa chọn ưu tiên dự án mang lại hiệu quả đầu tư rất quan trọng. Trong nhiều năm qua, qua nhiều giai đoạn điều chỉnh sửa đổi, đến nay Nhà nước đã ban hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật tương đối đầy đủ nhằm hoàn thiện từng bước công tác quản lý hoạt động đầu tư xây dựng. Ngoài các Bộ Luật điều chỉnh chung, thì các hoạt động thuộc lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình đã được điều chỉnh trực tiếp bởi Luật Xây Dựng và Luật Đấu Thầu cùng với các Nghị định hướng dẫn có liên quan. Cùng với đó, công tác quản lý đầu tư xây dựng công trình của các đơn vị thành viên không ngừng nâng cao, các công trình xây dựng đã phát huy mục đích đầu tư, tăng năng lực phục vụ quản lý, sản xuất cho các đơn vị. Tuy nhiên, ở một số đơn vị công tác quản lý chi phí, quản lý chất lượng trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng còn có những tồn tại cần phải khắc phục. Do vậy, việc đánh giá công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng công trình là cần thiết. 2. Mục đích của đề tài Đánh giá công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng công trình dự án cải tạo, sửa chữa hồ chứa nước Khe Chè, tỉnh Quảng Ninh. Từ đó, rút ra nhưng bài học thực tiễn phục vụ cho công tác chuẩn bị đầu tư các công trình thủy lợi sau này. 3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 3.1. Cách tiếp cận: − Tiếp cận lý thuyết, tìm hiểu các tài liệu đã được nghiên cứu 1 − Tiếp cận và nghiên cứu hệ thống pháp luật các tiêu chuẩn, định mức, quy trình có liên quan − Tiếp cận các công trình thủy lợi thực tế đã xây dựng ở Việt Nam nói chung và công trình dự án cải tạo, sửa chữa hồ chứa nước Khe Chè, tỉnh Quảng Ninh nói riêng. 3.2.Phương pháp nghiên cứu: − Phương pháp nghiên cứu tổng quan − Phương pháp đối chiếu với hệ thống văn bản pháp quy, TCVN, QCVN − Phương pháp điều tra khảo sát thu thập phân tích tổng hợp tài liệu; 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng; Phạm vi nghiên cứu: Trọng tâm là các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Trên cơ sở đánh giá công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng, làm rõ được vai trò quan trọng mang tính quyết định thành công của dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi và những vướng mắc hay bất cập thường gặp. Từ đó rút ra các bài học về lý luận cũng như thực tiễn xây dựng công trình thủy lợi. 6. Kết quả đạt được Giải pháp đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng dự án cải tạo, sửa chữa hồ chứa nước Khe Chè thông qua công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng. Trên cơ sở vận dụng lý luận, nghiên cứu, từ đó rút ra những bài học thực tiễn trong công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi. 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI 1.1. Khái quát chung về công tác chuẩn bị đầu tư 1.1.1. Dự án và dự án đầu tư xây dựng công trình 1.1.1.1. Khái niệm về dự án Dự án được hiểu là một công việc với các đặc tính như nguồn lực (con người, tài chính, máy móc), có mục tiêu cụ thể, phải được hoàn thành với thời gian và chất lượng định trước, có thời điểm khởi đầu và kết thúc rõ ràng, có khối lượng và công việc cụ thể cần thực hiện, có nguồn kinh phí bị hạn chế và là sự kết nối hợp lý của nhiều phần việc lại với nhau. Theo Viện quản lý dự án Quốc tế PMI 2007: Quản lý dự án là một quá trình đơn nhất, gồm một tập hợp các hoạt động có phối hợp và được kiểm soát, có thời hạn bắt đầu và kết thúc, được tiến hành để đạt được một mục tiêu phù hợp với các yêu cầu quy định, bao gồm cả các ràng buộc về thời gian, chi phí và nguồn lực. 1.1.1.2. Dự án đầu tư xây dựng a. Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng công trình (XDCT) - Dự án đầu tư có XDCT thì được gọi là dự án đầu tư xây dựng (ĐTXD) công trình. - Dự án đầu tư XDCT là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những CTXD nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao CLCT hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Theo luật xây dựng số 50/2013/QH13 [1], Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. b. Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng công trình 3 Sản phẩm của dự án đầu tư XDCT thường mang tính đơn chiếc, được xây dựng và sử dụng tại chỗ, vốn đầu tư lớn, thời gian xây dựng và thời gian sử dụng lâu dài; kích thước và khối lượng công trình lớn, cấu tạo phức tạp. Dẫn đến, sản phẩm CTXD thường có tính biến động, chi phí sản xuất lớn và công tác thực hiện tiến hành ngoài trời nên phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên;ngoài ra, việc tổ chức quản lý thực hiện liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành và trình độ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội từng thời kỳ nên tương đối phức tạp.Do vậy, khi triển khai xây dựng đôi khi có tính rủi ro cao, quá trình thực hiện thường phải điều chỉnh so với kế hoạch tiến độ ban đầu; giá thành dự án thay đổi do biến động giá cả. Những đặc điểm của dự án đầu tư XDCT,cho thấy việc tạo ra sản phẩm công trình đảm bảo chất lượng có sự khác biệt so với việc sản xuất tạo ra sản phẩm của các ngành công nghiệp khác. c. Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Khi nói đến quản lý dự án (QLDA) thì có rất nhiều nhà khoa học đưa ra các luận điểm về quản lý dự án. - Theo Luật Xây dựng: QLDA xây dựng là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho công trình dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt, đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật, chất lượng; đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường (VSMT) bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép. - Theo Viện QLDA Quốc tế PMI 2007: QLDA chính là sự áp dụng các hiểu biết, khả năng, công cụ và kỹ thuật vào một tập hợp rộng lớn các hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu của một dự án cụ thể. Tóm lại: Quản lý dự án XDCT là tổ chức, điều hành phân phối các nguồn lực hợp lý để đạt được mục tiêu đề ra, trong sự ràng buộc bởi điều kiện không gian, thời gian, quy mô kết cấu công trình và những quy định bắt buộc. 4 Bản chất của quản lý dự án đầu tư xây dựng là môn khoa học cần có những kiến thức về quản lý, chuyên môn và các kiến thức hỗ trợ (pháp luật, tổ chức nhân sự, kỹ thuật, môi trường, tin học...) Hình 1.1 Sơ đồ Quản lý dự án đầu tư xây dựng 1.1.2. Công trình xây dựng và chuẩn bị đầu tư xây dựng công trình xây dựng 1.1.2.1. Công trình xây dựng Là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với nền đất, bao gồm phần trên và dưới mặt đất, phần trên và dưới mặt nước và được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, năng lượng và các công trình khác. 1.1.2.2. Nội dung chuẩn bị đầu tư xây dựng công trình Tất cả các công trình xây dựng dự định đầu tư đều phải trải qua giai đoạn chuẩn bị đầu tư để chuẩn bị chu đáo các công tác sau đây: - Nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư xây dựng công trình. - Tiếp xúc thăm dò thị trường trong nước hoặc ngoài nước để tìm nguồn cung ứng vật tư, thiết bị tiêu thụ sản phẩm, khả năng có thể huy động các nguồn vốn để đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư. - Điều tra khảo sát, chọn địa điểm xây dựng. - Lập dự án đầu tư. - Gửi hồ sơ dự án và các văn bản trình đến người có thẩm quyền quyết định đầu tư, tổ 5 chức cho vay vốn đầu tư và cơ quan thẩm định dự án. 1.1.3. Các văn bản liên quan đến công tác chuẩn bị đầu tư Chuẩn bị đầu tư xây dựng công trình được thực hiện bằng các văn bản quy phạm, pháp luật của Nhà nước. Trong thời gian qua, các văn bản quy phạm này đã đổi mới theo sự phát triển của nền kinh tế đất nước và hướng tới tiệm cận với thông lệ, tập quán Khu vực và Quốc tế. Nội dung đó đã thể hiện tính pháp lý ngày càng rõ ràng hơn, trách nhiệm của chủ thể các ngành, các cấp đã phân định rõ hơn; đặc biệt, đã tách dần chức năng quản lý sản xuất, kinh doanh ra khỏi chức năng QLNN về công trình xây dựng. Chính quyền không can thiệp trực tiếp mà gián tiếp thông qua công cụ pháp luật tác động vào công tác quản lý sản xuất hàng ngày giữa người đặt hàng (Chủ đầu tư) và người bán hàng (Nhà thầu) để làm ra sản phẩm xây dựng - một loại sản phẩm đặc thù có tính đơn chiếc, thể hiện cụ thể như sau: - Bản chất của QLNN về chuẩn bị đầu tư xây dựng công trình mang tính vĩ mô, định hướng, hỗ trợ và cưỡng chế của cơ quan công quyền. Các cơ quan QLNN chịu trách nhiệm về CTXD trên địa bàn được phân cấp cụ thể quản lý công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng từng công trình. - Nội dung QLNN về chuẩn bị đầu tư xây dựng công trình là tổ chức xây dựng văn bản pháp luật để tạo hành lang pháp lý, điều chỉnh hành vi và mối quan hệ của các chủ thể tham gia HĐXD nghiên cứu, soạn thảo và ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm đưa ra các tiêu chí chuẩn mực để làm ra sản phẩm xây dựng. Sau khi đã tạo được môi trường pháp lý và kỹ thuật, Nhà nước phải tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, cưỡng chế các chủ thể thực hiện theo quy định của pháp luật về công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng công trình, nhằm không chỉ bảo vệ lợi ích của CĐT, của các chủ thể khác mà cao hơn là lợi ích của cả cộng đồng. Tóm lại: Cơ sở để quản lý công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng các công trình là những văn bản của Nhà nước, tiêu chuẩn của ngành, quy chuẩn Quốc gia và tiêu chuẩn cho công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các văn bản đó luôn luôn được bổ sung, cập nhật các tiến bộ xã hội và phát triển của khoa học. 6 Qua các thời kỳ việc hình thành, phát triển và đổi mới, các văn bản QLNN về chuẩn bị đầu tư xây dựng công trình ở Nước ta, có thể thống kê được như sau: Trước khi có Luật Xây dựng số 16/2003QH11: Văn bản đầu tiên về quản lý HĐXD là Nghị định số 232/NĐ-CP ngày 06/6/1981, tiếp đó là Nghị định 385/NĐ-HĐBT ngày 07/8/1990 sửa đối bổ sung thay thế Nghị định số 232/CP ngày 06/6/1981; Nghị định 177/CP ngày 20/10/1994 về quản lý dự án đầu tư”; Nghị định 42/NĐ-CP ngày 16/7/1996. Sau sửa thành Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 “Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng” đã cải cách hành chính và phân rõ quản lý nguồn vốn, điều chỉnh vị thế của CĐT. Khi có Luật Xây dựng 2003: Sự kiện quan trọng nhất trong tiến trình pháp chế hóa HĐXD của Nước ta là, tại kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khóa XI ngày 26/11/2003 ban hành Luật xây dựng số 16/2003/QH11; đến ngày 19/6/2009 Quốc hội thứ XII ban hành Luật số 38/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung các nội dung liên quan đến ĐTXD cơ bản. Sau đó là các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn (Nghị định, thông tư, các quyết định...), nội dung đã khá đầy đủ và chi tiết, cụ thể như sau: - Nghị định của Chính phủ: số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 về quản lý dự án đầu tư XDCT; số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004, số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 về quản lý CLCT xây dựng; số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài. - Thông tư của Bộ Xây dựng: số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 quy định về QLDA đầu tư XDCT; số 22/2009/TT-BXD ngày 06/7/2009 quy định về điều kiện năng lực trong HĐXD; số 22/2010/TT-BXD ngày 03/12/2010 quy định an oàn lao đông (ATLĐ) trong thi công xây dựng; Ngoài ra, đối với các Bộ, Ngành có chức năng quản lý đầu tư XDCT đã ban hành một số văn bản quản lý, như: Thông tư số 84/2011/TT-BNNPTNT ngày 12/12/2011 của Bộ NN&PTNT về quản lý dự án XDCT sử dụng nguồn vốn NSNN do Bộ quản lý;… Nhận xét chung: các văn bản trên đã quy định các nguyên tắc cơ bản, quy định khá chi tiết việc quản lý, tổ chức thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng công trình. 7 Tuy nhiên, sau 10 năm cần có thay đổi cho phù hợp với thực tiễn. Khi có Luật Xây dựng 2014 và Luật Đầu tư công 2014: Luật xây dựng 2014 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 18/6/2014. Đặc biệt, cũng trong ngày 18/6/2014, tại kỳ họp thứ 7 của Quốc hội khóa XIII, lần đầu tiên nước ta có Luật đầu tư công. Với sự ra đời của Luật đầu tư công và Luật xây dựng năm 2014, công tác xây dựng công trình nói chung và công tác chuẩn bị đầu tư nói riêng bước sang một giai đoạn mới. Sau khi Luật có hiệu lực, các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn được ban hành, trong đó liên quan đến công tác chuẩn bị đầu tư gồm: - Nghị định của Chính phủ: số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về quản lý dự án đầu tư XDCT (thay thế Nghị định số 12/2009/NĐ-CP);số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về quản lý CLCT xây dựng(thay thế Nghị định số 209/2004/NĐ-CP); số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016 về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài (thay thế Nghị định số 38/2013/NĐ-CP); số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công. - Thông tư của Bộ Xây dựng số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình; - Năm 2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về quản lý dự án đầu tư XDCT. Nhận xét chung: các văn bản trên đã quy định các nguyên tắc cơ bản, quy định chi tiết hơn việc quản lý, tổ chức thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng công trình, phù hợp hơn với điều kiện thực tiễn. - Đối với quản lý nhà nước: thông qua công cụ pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích của Quốc gia và lợi ích cộng đồng và thực hiện trách nhiệm QLNN về CLCT xây dựng, giám sát sự tuân thủ pháp luật của các chủ thể; trong đó chứ năng QLNN được Thủ tướng Chính phủ 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan