Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá vai trò của tài nguyên nước mặt đối với cấp nước sinh hoạt và sản xuất ...

Tài liệu đánh giá vai trò của tài nguyên nước mặt đối với cấp nước sinh hoạt và sản xuất công nghiệp tại thành phố hồ chí minh

.PDF
168
5
78

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN ------------oOo----------- THÁI THỊ THU NGA ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT ĐỐI VỚI CẤP NƯỚC SINH HOẠT VÀ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (ASSESSING THE ROLE OF SURFACE WATER RESOURCE IN DOMESTIC AND INDUSTRIAL ACTIVITIES IN HO CHI MINH CITY) Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường Mã số: 60 85 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2018 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG-HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học 1 : TS. LÊ NGỌC TUẤN Cán bộ hướng dẫn khoa học 2: PGS. TS. VÕ LÊ PHÚ Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS.TS. Nguyễn Thống Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Đỗ Thị Thu Huyền Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG TP.HCM ngày 31 tháng 01 năm 2018 Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ) 1. Chủ tịch: PGS. TS. Lê Văn Khoa 2. Ủy viên: TS. Phan Thu Nga 3. Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thống 4. Phản biện 2: TS. Đỗ Thị Thu Huyền 5. Thư ký: TS. Nguyễn Nhật Huy Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và trưởng khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có). CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ và tên Ngày, tháng, năm sinh Chuyên ngành I. : THÁI THỊ THU NGA MSHV: 1570464 Nơi sinh: Bình Định : 31/07/1992 : Quản Lý Tài Nguyên và Môi Trường Mã số: 60 85 01 01 TÊN ĐỀ TÀI Đánh giá vai trò của tài nguyên nước mặt đối với cấp nước sinh hoạt và sản xuất công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh NHIỆM VỤ LUẬN VĂN  Đánh giá được hiện trạng và chỉ ra các thách thức đối với tài nguyên nước mặt tại TP.HCM.  Đánh giá nhu cầu sử dụng nước trong sinh hoạt và sản xuất công nghiệp tại TP.HCM hiện nay.  Đánh giá khả năng đáp ứng của tài nguyên nước mặt đối với nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp tại TP.HCM.  Đề xuất được các biện pháp nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước mặt. II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 06 – 02 - 2017 III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 01 – 01 - 2018 IV. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:  TS. Lê Ngọc Tuấn – Khoa Môi trường, trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP.HCM.  PGS.TS. Võ Lê Phú – Khoa Môi trường và Tài nguyên, Trường Đại học Bách khoa Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh Ngày tháng 01 năm 2018 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 1 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 2 TS. Lê Ngọc Tuấn PGS. TS. Võ Lê Phú TRƯỞNG KHOA PGS. TS. Nguyễn Phước Dân CHỦ NHIỆM BỘ MÔN PGS. TS. Lê Văn Khoa LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn cao học này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các Thầy Cô Khoa Môi trường – Đại học Bách khoa Tp.HCM đã tận tình giảng dạy cho tôi trong suốt quãng thời gian học tập và nghiên cứu. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS. TS Võ Lê Phú và TS. Lê Ngọc Tuấn, hai người Thầy đã luôn khuyến khích, quan tâm giúp đỡ, truyền đạt kiến thức và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận văn này trong thời gian vừa qua. Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn đến Sở Khoa học & Công nghệ Tp.HCM đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ hỗ trợ nhiệt tình của các bạn Nguyễn Văn Bằng, Trần Thị Thúy, Nguyễn Lê Phương Nguyệt, Đoàn Văn Huy trong Viện Khí tượng Thủy văn Hải văn và Môi trường – IMHOEN, chị Trương Thị Viết Hà – cán bộ Chi cục BVMT Tp.HCM đã giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này. Cảm ơn tất cả các bạn bè và đồng nghiệp đã đồng hành, giúp đỡ trong công việc, đồng thời động viên về mặt tinh thần và chia sẻ những khó khăn với tôi trong quá trình hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tôi muốn được bày tỏ lòng biết ơn của mình đến gia đình, là nguồn động lực to lớn để tôi cố gắng phấn đấu trong học tập cũng như trong cuộc sống. Tp.HCM, ngày 18 tháng 01 năm 2018 Học viên Thái Thị Thu Nga TÓM TẮT Tp.HCM là đầu tàu kinh tế của cả nước và công nghiệp là một ngành thế mạnh của thành phố. Dân số tăng nhanh cùng với ngành công nghiệp là ngành có nhu cầu sử dụng nước cao, vì vậy việc đảm bảo cung cấp đầy đủ nguồn nước là một trong những vấn đề quan trọng, đáng quan tâm. Tuy nhiên, tài nguyên nước mặt đang đứng trước nguy cơ suy thoái cả về số lượng lẫn chất lượng, trước các sức ép về gia tăng dân số, phát triển công nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung. Xuất phát từ những thực tế trên, đề tài “Đánh giá vai trò của tài nguyên nước mặt đối với cấp nước sinh hoạt và sản xuất công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh” là cần thiết. Mục tiêu của đề tài là đánh giá được vai trò của tài nguyên nước mặt đối với cấp nước sinh hoạt và sản xuất công nghiệp tại Tp.HCM. Để thực hiện được mục tiêu đó thì đề tài cần thực hiện các nội dung: (1) đánh giá được hiện trạng và chỉ ra các thách thức đối với tài nguyên nước mặt tại Tp.HCM; (2) Đánh giá được nhu cầu sử dụng nước trong sinh hoạt và sản xuất công nghiệp tại Tp.HCM và khả năng đáp ứng của tài nguyên nước mặt tại địa phương; (3) Đề xuất được các biện pháp nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước mặt. Nhằm hoàn thành các nội dung trên, đề tài đã phối hợp 9 hướng tiếp cận chính như sau: (i) thu thập số liệu, tài liệu; (ii) xử lý số liệu; (iii) tính toán chỉ số chất lượng nước WQI; (iv) GIS; (v) tính toán tải lượng ô nhiễm; (vi) tính toán nhu cầu sử dụng nước; (vii) tính toán chỉ số áp lực nước WSI, (viii) phương pháp SWOT, (ix) phương pháp kế thừa. Kết quả nghiên cứu cho thấy trữ lượng tài nguyên nước mặt hiện nay dồi dào tuy nhiên trữ lượng nước tại các nhà máy nước cung cấp cho các quận huyện thì đang chịu áp lực cao, đặc biệt là Bình Chánh, Hóc Môn (nơi tập trung dân cư đông và số lượng các KCN, CCN nhiều). Chất lượng nước mặt tài thành phố đang suy giảm qua các năm, chủ yếu là ô nhiễm vi sinh. Dưới thách thức tải lượng ô nhiễm từ các nguồn thải cao cùng với ranh xâm nhập mặn ngày càng tiến vào đất liền thì cần phải có những biện pháp khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt hợp lý. Do đó, để khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên nước mặt đối với sinh hoạt và sản xuất công nghiệp, việc áp dụng các giải pháp quản lý, giải pháp kỹ thuật cùng với giải pháp hỗ trợ cần được thực hiện. Đề tài đưa ra 14 giải pháp sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ thấp đến cao, trong đó có một số giải pháp như: truyền thông việc xây dựng, đầu tư hệ thống xử lý nước thải hướng tới phát triển bền vững, tách hệ thống nước mưa và nước thải riêng biệt, phát triển hệ thống thu gom để xử lý và tái sử dụng, truyền thông chương trình sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất,… Tuy nhiên, những kết quả của đề tài còn có những hạn chế nhất định trong đó vì nguồn số liệu việc đánh giá khả năng tiếp nhận chất ô nhiễm từ nguồn thải sinh hoạt và sản xuất công nghiệp chưa được thực hiện. Do vậy, việc tính toán khả năng tiếp nhận nước thải từ các nguồn thải của sông Sài Gòn, Đồng Nai cần được nghiên cứu tiếp theo. ABSTRACT Ho Chi Minh City is the economic hub of the country and industry is a strong sector of the city. Rapid population growth along with industry has a high demand for water, so ensuring adequate water supply is one of the most important issues. Surface water resources, however, are at risk of deterioration in both quantity and quality, under the pressure of population growth, industrial development in particular and socio-economic development in general. Based on these facts, the topic of "Assessing the role of surface water resources in domestic and industrial activities in Ho Chi Minh City" is necessary. The objective of the project is to evaluate the role of surface water resources for domestic water supply and industrial production in Ho Chi Minh City. To achieve that goal, the topic should be: (1) assess the status quo and identify challenges to surface water resources in Ho Chi Minh City; (2) Assess the demand for water in daily life and industrial production in Ho Chi Minh City and the capacity of local surface water resources; (3) Proposing measures to improve the efficiency of exploitation, use and protection of surface water resources. To accomplish the above, the topic has coordinated nine main approaches as follows: (i) data collection; (ii) data processing; (iii) calculation of WQI; (iv) GIS; (v) calculation of pollutant discharge load; (vi) calculation of water use demand; (vii) calculation of WSI water pressure index, (viii) SWOT method, (ix) inheritance method. The results show that the surface water resources are abundant, but the water supply at the water plants supplied to the districts is under pressure, especially in Binh Chanh and Hoc Mon districts large population and a large number of industrial parks. The surface water quality of the city has been deteriorating over the years, mainly in microorganisms. Under the challenge of pollutant discharge from high discharge sources along with saline intrusion into the land, it is necessary to take appropriate measures to exploit and use surface water resources. Therefore, in order to exploit the rational use of surface water resources for living and industrial production, the application of management solutions, technical solutions and support solutions should be implemented. The theme presents 14 solutions arranged in order of priority from low to high, including some solutions such as communication construction, investment wastewater treatment system towards sustainable development, separation separate rainwater and waste water systems, development of collection systems for treatment and reuse, communication of cleaner production programs at production facilities, etc. However, the results of the project have some limitations in that because the data source of the assessment of the ability to receive pollutants from domestic and industrial production has not been implemented. Therefore, the calculation of receiving capacity of wastewater from Sai Gon and Dong Nai rivers should be studied further. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Thái Thị Thu Nga - học viên cao học chuyên ngành “Quản lý tài nguyên và Môi trường” khóa 2015, MHV: 1570464. Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của tôi, được sự hướng dẫn khoa học của TS. Lê Ngọc Tuấn và PGS. TS Võ Lê Phú. Các hình ảnh, số liệu và kham khảo trong luận văn này được thu thập từ những nguồn đáng tin cậy, đã qua kiểm chứng, công bố rộng rãi và được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng ở phần tài liệu kham khảo. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn được thực hiện một cách nghiêm túc, trung thực và không trùng lặp với các đề tài nghiên cứu khác. TP.HCM, ngày 18/01/2018. Học viên Thái Thị Thu Nga i MỤC LỤC MỤC LỤC .....................................................................................................................i DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. iv DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. vii MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................2 2. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................3 4. Ý nghĩa đề tài ....................................................................................................3 Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................4 1.1. Khái niệm và vai trò tài nguyên nước mặt........................................................5 1.1.1. Khái niệm tài nguyên nước mặt ...........................................................5 1.1.2. Vai trò của tài nguyên nước mặt ..........................................................5 1.2. Tổng quan nghiên cứu về hiện trạng tài nguyên nước mặt ..............................6 1.2.1. Nghiên cứu về trữ lượng nước mặt ......................................................6 1.2.2. Nghiên cứu về chất lượng nước mặt ....................................................8 1.2.3. Thách thức đối với tài nguyên nước mặt .............................................9 1.3. Tổng quan nghiên cứu về khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng nước .............15 1.4. Tổng quan về khu vực nghiên cứu ..................................................................23 1.4.1. Tổng quan về khu vực Tp.HCM ........................................................23 1.4.2. Tổng quan các nghiên cứu đã triển khai tại TP.HCM .......................31 1.5. Tiểu kết chương 1............................................................................................34 Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................36 2.1. Phương pháp luận............................................................................................37 2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................39 2.2.1. Thu thập số liệu, tài liệu ...........................................................................42 2.2.2. Xử lý số liệu .............................................................................................47 2.2.3 Phương pháp tính toán chỉ số chất lượng nước WQI (theo Quyết định 879/QĐ-TCMT) .................................................................................................48 2.2.4. Phương pháp GIS .....................................................................................49 2.2.5. Phương pháp tính toán nhu cầu sử dụng nước ........................................51 2.2.6. Phương pháp đánh giá trữ lượng nước (chỉ số WSI)...............................56 ii 2.2.7 Phương pháp SWOT ..............................................................................57 2.2.8 Phương pháp đánh giá cho điểm các giải pháp trọng tâm ....................57 2.2.9 Phương pháp kế thừa .............................................................................58 Chương 3. TP.HCM ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TẠI ............................................................................................................59 3.1. Trữ lượng tài nguyên nước mặt tại Tp.HCM .................................................60 3.1.1. Tài nguyên nước mặt tại các vị trí khai thác nguồn nước .......................60 3.1.2. Lượng nước mặt có thể khai thác ở khu vực Tp.HCM ...........................64 3.2. Chất lượng nước mặt tại Tp.HCM ..................................................................65 3.3. Các thách thức đối với chất lượng nước mặt phục vụ cấp nước ....................75 3.3.1. Xâm nhập mặn .........................................................................................75 3.3.2. Tải lượng ô nhiễm trong nước thải ..........................................................79 Tiểu kết chương 3...................................................................................................82 Chương 4. ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT ĐỐI VỚI SINH HOẠT VÀ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP ................................................................84 4.1 Tính toán nhu cầu sử dụng nước tại Tp.HCM ................................................85 4.1.1 Trong sinh hoạt ......................................................................................85 4.1.2 Trong nông nghiệp .................................................................................85 4.1.3 Trong sản xuất công nghiệp...................................................................88 4.1.4. Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước tại Tp.HCM từ năm 2016 – 2025 .......90 4.2. Tình hình khai thác nước mặt, xử lý và cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp tại Tp.HCM .......................................................................................91 4.2.1. Tình hình khai thác nước mặt tại Tp.HCM .............................................91 4.2.2. Xử lý và cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp tại Tp.HCM 93 4.3. Khả năng đáp ứng của tài nguyên nước mặt tại Tp.HCM: trữ lượng, chất lượng .........................................................................................................................94 4.3.1 Đánh giá khả năng đảm bảo trữ lượng nguồn nước ..............................94 4.3.2. Đánh giá khả năng đảm bảo chất lượng nước .........................................99 4.5. Tiểu kết chương 4 .........................................................................................103 Chương 5. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHAI THÁC, SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT ĐỐI VỚI CẤP NƯỚC SINH HOẠT VÀ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TẠI TP.HCM ...............................................................................105 5.1 Phân tích SWOT............................................................................................106 5.2. Phân tích chiến lược ......................................................................................108 iii 5.3. Tổng hợp các giải pháp đề xuất khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên nước mặt đối với cấp nước sinh hoạt và sản xuất công nghiệp. ..........................................109 5.3.1. Nhóm giải pháp quản lý .........................................................................109 5.3.2. Nhóm giải pháp kỹ thuật, công nghệ .....................................................109 5.3.3. Nhóm giải pháp hỗ trợ ...........................................................................111 5.4. Đánh giá cho điểm các giải pháp trọng tâm .................................................111 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................115 1. Kết luận .........................................................................................................116 2. Kiến nghị .......................................................................................................117 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................118 PHỤ LỤC .................................................................................................................124 iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT AH BB BC BD BĐKH BS BP CLN CG CL CM ĐT HA NBD NB N46 N7 SG PA PM PC OT XNM TN&MT TNN Tp.HCM TT TC RT VS VC TTH TT TH TP An Hạ Bà Bếp Bến Củi Bình Điền Biến đổi khí hậu Bến Sức Bình Phước Chất lượng nước Cầu Ghềnh Cát Lái Cái Mép Đồng Tranh Hóa An Nước biển dâng Nhà Bè Kênh N46 Ngã 7 Sài Gòn Phú An Phú Mỹ Phú Cường Cầu Ông Tiếp Xâm nhập mặn Tài nguyên & Môi trường Tài nguyên nước Thành phố Hồ Chí Minh Thị Tính Thầy Cai Rạch Tra Vàm Sát Vàm Cỏ Tam Thôn Hiệp Tám Tắt Ngã 3 Thạnh Hội Cảng Thạnh Phước v DANH MỤC BẢNG Bảng 2-1. Các chỉ thị phát triển từ phương pháp luận DPSIR ..................................38 Bảng 2-2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ......................................................41 Bảng 2-3. Một số đặc trưng độ mặn trong giai đoạn 2006 - 2016 ............................45 Bảng 2-4. Các số liệu thứ cấp cần thu thập................................................................46 Bảng 2-5. Bảng tổng hợp các công thức tính WQI ...................................................48 Bảng 2-6. Bảng đánh giá chất lượng nước theo giá trị WQI .....................................49 Bảng 2-7. Phương pháp tính toán tải lượng ô nhiễm cho các nguồn thải khác nhau52 Bảng 2-8. Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt Tp.HCM giai đoạn 2010, 2020...............54 Bảng 2-9. Nồng độ nước thải sinh hoạt (mg/l) ..........................................................54 Bảng 2-10. Định mức nước (lít/ con/ ngày) dùng cho một số loài vật nuôi theo TCVN 4454:2012 ...................................................................................................................54 Bảng 2-13: Nồng độ nước thải chăn nuôi của từng loại vật nuôi..............................55 Bảng 2-14: Nồng độ thải của cơ sở sản xuất nằm ngoài KCN ..................................55 Bảng 2-16. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn ............................56 Bảng 2-18. Ngưỡng, mức độ căng thẳng và đánh giá chỉ số Falkenmark ................56 Bảng 3-7. Một số đặc trưng độ mặn trong giai đoạn 2006 - 2016 ............................75 Bảng 3-2. Tải lượng ô nhiễm tổng .............................................................................80 Bảng 3-3. Tải lượng các chất ô nhiễm (tấn/năm) phân theo nguồn thải tại TP.HCM .....................................................................................................................................81 Bảng 4-1. Nhu cầu sử dụng nước (m3/ ngày.đêm) trong nông nghiệp tại Tp.HCM từ năm 2016 – 2025 ........................................................................................................87 Bảng 4-2. Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước (triệu m3/ năm) tại Tp.HCM từ năm 2016 – 2025 .........................................................................................................................90 Bảng 4-3. Hiện trạng và quy hoạch các nhà máy cấp nước ......................................92 Bảng 4-4. Tổng lưu lượng nước mặt và nước ngầm (triệu m3) từ các NMN cho các đơn vị hành chính trên địa bàn Tp.HCM năm 2016 ..................................................93 Bảng 4-6. Chỉ số áp lực nước theo phương pháp tính và phân loại của OECD tại TP.HCM......................................................................................................................96 Bảng 4-7. Chỉ số áp lực nước của Tp.HCM năm 2016 theo Falkenmark .................97 Bảng 4-8. Chỉ số áp lực nước của Tp.HCM năm 2016 theo OECD .........................98 Bảng 4-9. Nồng độ Mn và dầu (mg/l) tại các trạm quan trắc trên sông Sài Gòn và Đồng Nai năm 2016 .................................................................................................102 vi Bảng 5-1. Kết quả đánh giá các giải pháp trọng tâm khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên nước mặt đối với sinh hoạt vẩn xuất công nghiệp ......................................111 Bảng 5-2. Danh mục thứ tự các giải pháp trọng tâm ...............................................113 vii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ hành chính Tp.HCM ........................................................................24 Hình 1.2. Sơ đồ địa hình thành phố Hồ Chí Minh .....................................................25 Hình 1.3. Bản đồ mạng lưới sông, kênh, rạch TP Hồ Chí Minh ...............................26 Hình 1.4. Lưu vực sông Đồng Nai .............................................................................29 Hình 2.1. Mạng lưới trạm quan trắc thành phố Hồ Chí Minh ...................................44 Hình 2.2. Cách thức GIS xây dựng thế giới thực ......................................................50 Hình 2.3. Mô tả phương pháp nội suy nghịch đảo khoảng cách ...............................51 Hình 3.1. Phân phối dòng chảy năm theo lưu lượng bình quân tháng tại Bến Than trong điều kiện tự nhiên giai đoạn 1981-2013 ...........................................................61 Hình 3.2. Phân phối dòng chảy năm theo lưu lượng bình quân tháng tại Hóa An trong điều kiện tự nhiên giai đoạn 1981-2013 ....................................................................61 Hình 3.3. Phân phối dòng chảy năm theo lưu lượng bình quân tháng tại Bình An trong điều kiện tự nhiên giai đoạn 1981-2013 ....................................................................62 Hình 3.4. Dòng chảy trung bình tháng nhiều năm tại vị trí trạm bơm Hòa Phú trong điều kiện tự nhiên và trong điều kiện điều phối của công trình thủy lợi Dầu Tiếng 63 Hình 3.5. Dòng chảy trung bình tháng nhiều năm tại vị trí trạm bơm Hóa An trong điều kiện tự nhiên và dưới sự điều phối của các công trình Phước Hòa và Trị An ..63 Hình 3.6. Dòng chảy trung bình tháng nhiều năm tại vị trí trạm bơm Bình An trong điều kiện tự nhiên và dưới sự điều phối của các công trình Phước Hòa và Trị An ..64 Hình 3.8. Bản đồ CLN mặt tại các sông, kênh rạch Tp.HCM mùa mưa năm 2013 .66 Hình 3.9. Bản đồ CLN mặt tại các sông, kênh rạch Tp.HCM mùa khô năm 2013 ..66 Hình 3.10. Bản đồ CLN mặt tại các sông, kênh rạch Tp.HCM mùa mưa năm 2014 .....................................................................................................................................67 Hình 3.11. Bản đồ CLN mặt tại các sông, kênh rạch Tp.HCM mùa khô năm 2014 67 Hình 3.12. Bản đồ CLN mặt tại các sông, kênh rạch Tp.HCM mùa mưa năm 2015 .....................................................................................................................................68 Hình 3.13. Bản đồ CLN mặt tại các sông, kênh rạch Tp.HCM mùa khô năm 2015 68 Hình 3.14. Bản đồ CLN mặt tại các sông, kênh rạch Tp.HCM mùa mưa năm 2016 .....................................................................................................................................69 Hình 3.15. Bản đồ CLN mặt tại các sông, kênh rạch Tp.HCM mùa mưa khô 2016 69 Hình 3.16. Vị trí các trạm đoạn từ Bến Củi đến trạm Phú Long ...............................70 Hình 3.17. Vị trí các trạm đoạn từ cầu Tân Thái – Thầy Cai đến cầu An Hạ...........71 Hình 3.18. Vị trí các trạm đoạn từ Bình Phước tới Bình Điền ..................................72 viii Hình 3.19. Vị trí các trạm đoạn từ Hóa An đến Cát Lái – Nhà Bè ...........................73 Hình 3.20. Vị trí các trạm khu vực Cần Giờ đoạn từ Nhà Bè - Đồng Tranh – Tam Thôn Hiệp – Cái Mép .................................................................................................74 Hình 3.21. Bản đồ độ mặn cực đại trên các sông chính năm 2011 ...........................78 Hình 3.22. Bản đồ độ mặn cực đại trên các sông chính năm 2012 ...........................78 Hình 3.23. Bản đồ độ mặn cực đại trên các sông chính năm 2013 ...........................78 Hình 3.24. Bản đồ độ mặn cực đại trên các sông chính năm 2014 ...........................78 Hình 3.25. Bản đồ độ mặn cực đại trên các sông chính năm 2015 ...........................79 Hình 3.26. Bản đồ độ mặn cực đại trên các sông chính năm 2016 ...........................79 Hình 4.1. Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt (m3/ngày.đêm) phân theo đơn vị hành chính TP.HCM từ năm 2016 – 2025 ..........................................................................85 Hình 4.2. Nhu cầu sử dụng nước (m3/ ngày.đêm) trong trồng trọt tại Tp.HCM từ năm 2016 – 2025 ................................................................................................................86 Hình 4.3. Nhu cầu sử dụng nước (m3/ ngày.đêm) trong chăn nuôi tại Tp.HCM từ năm 2016 – 2025 ................................................................................................................87 Hình 4.4. Nhu cầu sử dụng nước của các CSSX trong KCN và CCN từ năm 2016 đến 2025 ............................................................................................................................88 Hình 4.5. Nhu cầu sử dụng nước (m3/ngày.đêm) các CSSX ngoài KCN phân theo đơn vị hành chính từ năm 2016 đến 2025 .........................................................................89 Hình 4.6. Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước (m3/ngày.đêm) trong công nghiệp tại TP.HCM từ năm 2016 - 2025.....................................................................................90 Hình 4.7. Độ pH tại vị trí các trạm quan trắc trên sông Sài Gòn, Đồng Nai năm 2016 phục vụ mục đích cấp nước ........................................................................................99 Hình 4.8. Nồng độ TSS (mg/l) tại vị trí các trạm quan trắc trên sông Sài Gòn, Đồng Nai năm 2016 phục vụ mục đích cấp nước ..............................................................100 Hình 4.9. Nồng độ BOD (mg/l) tại vị trí các trạm quan trắc trên sông Sài Gòn, Đồng Nai năm 2016 phục vụ mục đích cấp nước ..............................................................100 Hình 4.10. Nồng độ COD (mg/l) tại vị trí các trạm quan trắc trên sông Sài Gòn, Đồng Nai năm 2016 phục vụ mục đích cấp nước ..............................................................101 Hình 4.11. Nồng độ Coliform (MPN/100ml) tại vị trí các trạm quan trắc trên sông Sài Gòn, Đồng Nai năm 2016 phục vụ mục đích cấp nước...........................................101 Hình 4.12. Nồng độ độ mặn (g/l) tại vị trí các trạm quan trắc trên sông Sài Gòn, Đồng Nai năm 2016 phục vụ mục đích cấp nước ..............................................................102 Trang 1 MỞ ĐẦU TÓM TẮT Phần này sẽ trình bày các nội dung chính bao gồm: 1. Tính cấp thiết đề tài 2. Mục tiêu nghiên cứu 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4. Ý nghĩa đề tài Trang 2 1. Tính cấp thiết của đề tài Tài nguyên nước nói chung và tài nguyên nước mặt nói riêng rất quan trọng đối với nhiều lĩnh vực đời sống xã hội. Tuy nhiên tài nguyên nước mặt đang đứng trước nguy cơ suy thoái cả về số lượng lẫn chất lượng, trước các sức ép về gia tăng dân số, phát triển công nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung. TP.HCM là đầu tàu kinh tế của cả nước và công nghiệp là một ngành thế mạnh của thành phố. Thành phố là nơi tạo ra 1/3 tổng sản phẩm quốc nội (GDP), 1/3 giá trị sản lượng công nghiệp, 30% tổng thu ngân sách, hơn 30% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và thu hút lượng lớn vốn FDI vào Việt Nam. (Niên giám thống kê, 2016). Ngành công nghiệp là ngành có nhu cầu sử dụng nước cao, vì vậy việc đảm bảo cung cấp đầy đủ nguồn nước là một trong những vấn đề quan trọng, đáng quan tâm. Các nguồn cung cấp nước chủ yếu cho nông nghiệp, sinh hoạt và công nghiệp của TP.HCM lấy từ nguồn nước hồ Dầu Tiếng qua hệ thống kênh Đông, từ sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và một phần nước ngầm. Thời gian vừa qua, vấn đề cấp nước cho thành phố đang gặp một số khó khăn như: nguồn nước sông Sài Gòn tại vị trí nhà máy nước Bến Than bị nhiễm mặn, không đảm bảo nguồn nước cấp cho sinh hoạt trong khi nhà máy hoạt động ở giai đoạn 1 chỉ với một nửa công suất (150.000 m3/ngày.đêm (Arup, 2010). Theo Viện Nước và Công nghệ Môi trường, 2015 (hội Bảo vệ môi trường và thiên nhiên Việt Nam), các chỉ tiêu đối với chất lượng nước cấp như: pH, amoniac, mangan (Mn), sắt, coliform và độ đục trên sông Sài Gòn đều vượt mức cho phép. Kim loại Mn luôn tồn tại trong nguồn nước và vượt tiêu chuẩn chất lượng nước mặt sử dụng cho mục đích sinh hoạt và sản xuất công nghiệp. Đặc biệt là hàm lượng coliform và amoniac tăng mạnh, vượt tiêu chuẩn nhiều lần. Bên cạnh đó, tình trạng xâm nhập mặn nước sông Sài Gòn ngày càng phức tạp, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Theo đó, các thách thức đối với tài nguyên nước mặt cũng như các hoạt động sử dụng nước phục vụ phát triển kinh tế xã hội ngày càng tăng cao. Xuất phát từ những thực tế trên, đề tài “Đánh giá vai trò của tài nguyên nước mặt đối với cấp nước sinh hoạt và sản xuất công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng tài nguyên nước mặt tại TP.HCM trong mối quan hệ với hoạt động cấp nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất công nghiệp, chỉ ra các thách thức (tự nhiên cũng như nhân tạo), qua đó, đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước mặt tại địa phương. 2. Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu tổng quát Đánh giá được vai trò của tài nguyên nước mặt đối với cấp nước sinh hoạt và sản xuất công nghiệp tại Tp.HCM.  Mục tiêu cụ thể  Đánh giá được hiện trạng và chỉ ra các thách thức đối với tài nguyên nước mặt tại Tp.HCM. Trang 3  Đánh giá được nhu cầu sử dụng nước trong sinh hoạt và sản xuất công nghiệp tại Tp.HCM và khả năng đáp ứng của tài nguyên nước mặt tại địa phương.  Đề xuất được các biện pháp nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước mặt. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu Đối tượng của đề tài là tài nguyên nước mặt tại TP.HCM. Các hoạt động có liên quan được xem xét đánh giá bao gồm: sinh hoạt và sản xuất công nghiệp.  Phạm vi nghiên cứu Đề tài thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 4. Ý nghĩa đề tài Là tiền đề cho những nghiên cứu chuyên sâu về vai trò của tài nguyên nước mặt đối với phát triển KTXH nói chung, các mục đích sử dụng nước nói riêng và bảo vệ môi trường. Cung cấp các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý và quản lý hiệu quả nguồn nước mặt phục vụ cấp nước sinh hoạt, sản xuất công nghiệp nói riêng và hoạt động kinh tế - xã hội nói chung, đồng thời có giá trị tham khảo và áp dụng tại TP.HCM. Trang 4 Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÓM TẮT Chương này trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan trên thế giới và tại Việt Nam và sơ lược khu vực nghiên cứu, bao gồm: 1 Khái niệm và vai trò tài nguyên nước mặt 2 Tổng quan nghiên cứu về hiện trạng tài nguyên nước mặt 3 Tổng quan nghiên cứu về khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng nước 4 Tổng quan về khu vực nghiên cứu Trang 5 1.1. Khái niệm và vai trò tài nguyên nước mặt 1.1.1. Khái niệm tài nguyên nước mặt Luật Tài nguyên nước, 2012 giải thích tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tài nguyên nước mặt (dòng chảy sông ngòi) của một vùng lãnh thổ hay một quốc gia là tổng lượng dòng chảy sông ngòi từ ngoài vùng chảy vào và lượng dòng chảy được sinh ra trong vùng (dòng chảy nội địa). Do đó, nguồn nước mặt hay còn gọi là tài nguyên nước mặt - một trong những yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế xã hội (KT-XH) của một vùng lãnh thổ hay một quốc gia - bao gồm các nguồn nước ở sông ngòi, kênh mương, hồ tự nhiên, hồ chứa (hồ nhân tạo), đầm lầy, đồng ruộng (Trần Thanh Xuân, 2003). Theo Báo cáo môi trường quốc gia (2012) - Báo cáo môi trường nước mặt, tài nguyên nước mặt của nước ta tương đối phong phú, chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy của các sông trên thế giới; trong đó, khoảng 60% lượng nước tập ở lưu vực sông Mê Kông, 16% ở lưu vực sông Hồng, khoảng 4% ở lưu vực sông Đồng Nai, các lưu vực lớn khác, tổng lượng nước chỉ chiếm phần nhỏ còn lại. 1.1.2. Vai trò của tài nguyên nước mặt Nguồn nước đóng vai trò quan trọng trong mọi khía cạnh của cuộc sống, đảm bảo cung cấp đầy đủ nước cho toàn bộ quần thể hành tinh này, đồng thời giữ được các chức năng thủy văn, sinh học và hóa học của các hệ sinh thái, thích ứng các hoạt động của con người trong giới hạn năng lực tự nhiên và chống lại các dịch bệnh liên quan tới nước (UNESCO, 2006). Nước được cấp để uống, để sản xuất thực phẩm, để rửa - về bản chất để duy trì sức khoẻ của chúng ta. Nước cũng cần thiết cho việc sản xuất nhiều sản phẩm công nghiệp, sản xuất điện, giao thông vận tải - tất cả đều rất quan trọng cho sự vận hành của một xã hội hiện đại và phát triển. Ngoài ra, nước cần thiết để đảm bảo tính toàn vẹn và tính bền vững của các hệ sinh thái của trái đất (UNESCO, 2006). Trong những năm gần đây sự sẵn có và tiếp cận với nước đã được nhấn mạnh là một trong những vấn đề quan trọng nhất của tài nguyên thiên nhiên mà thế giới đang phải đối mặt. Báo cáo môi trường của Liên hợp quốc GEO 2000 cho biết tình trạng thiếu nước toàn cầu là một tình huống khẩn cấp toàn diện, trong đó "chu kỳ nước trên thế giới dường như không thể thích nghi được với những yêu cầu sẽ được thực hiện trong thập kỷ tới" (UNEP, 1999). Tương tự, Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Thế giới (WWF) nhấn mạnh rằng nước là điều cần thiết đối với sức khoẻ con người, nông nghiệp, công nghiệp và các hệ sinh thái tự nhiên, nhưng hiện đang khan hiếm ở nhiều vùng trên thế giới "(WWF, 1998). Koïchiro Matsuura, 2006 đã viết trong Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ rằng nước là yếu tố thiết yếu cho sự sống, nước tràn ngập cuộc sống của chúng ta và gắn sâu trong nền văn hoá của tất cả mọi người. Nhu cầu cơ bản của con người về cung cấp thực phẩm an toàn và không bị bệnh tật đều phụ thuộc vào nước. Phát triển xã hội, y tế, giáo dục… cũng dựa trên sự sẵn có của nước. Phát triển kinh tế đòi hỏi các nguồn năng lượng và các hoạt động công nghiệp -cả hai đều phụ thuộc vào nước. Vì vậy, tài nguyên nước nói chung và
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan