Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá và quản lý chất lượng trong thi công các công trình thủy lợi, thủy điện...

Tài liệu đánh giá và quản lý chất lượng trong thi công các công trình thủy lợi, thủy điện việt nam

.PDF
136
3
88

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài luận văn Đánh giá và quản lý chất lượng trong thi công các công trình thủy lợi, thủy điện Việt Nam, tác giả bày tỏ sự cảm ơn trân trọng đến Giáo sư, Tiến sĩ Lê Kim Truyền đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tác giả về chuyên môn trong quá trình nghiên cứu. Tác giả trân trọng cảm ơn các giảng viên, khoa Công Trình, phòng đào tạo Đại học và sau Đại học, các Ban nghành đoàn thể, Ban Giám hiệu trường Đại Học Thủy Lợi đã tạo điều kiện cho tác giả được học tập nghiên cứu hoàn thành khóa học tại trường. Tác giả trân trọng cảm ơn tới lãnh đạo Công ty TNHHMTVKTCTTL tỉnh Hưng Yên, Xí nghiệp KTCTL Châu Giang đã tạo điều kiện cho tác giả được đi học tập, nghiên cứu hoàn thành khóa học. Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã ủng hộ, nhiệt tình giúp đỡ động viên để tác giả hoàn thành luận văn này./. Hà Nội, Ngày 28 tháng 05 năm 2012. Tác giả BẢN CAM ĐOAN Đề tài luận văn cao học Đánh giá và quản lý chất lượng trong thi công các công trình thủy lợi, thủy điện Việt Nam của học viên được nhà trường giao nghiên cứu theo Quyết định số 596/QĐ-ĐHTL ngày 29 tháng 6 năm 2011 của Hiệu trưởng trường Đại học Thủy lợi. Trong thời gian học tập tại trường với sự định hướng của các giảng viên cộng với kinh nghiệm làm việc tại cơ quan đơn vị, sự giúp đỡ của bạn bè và đặc biệt là sự giúp đỡ, chỉ bảo của GS.TS Lê Kim Truyền, học viên đã tự nghiên cứu và thực hiện đề tài. Nó là thành quả lao động, là sự tổ hợp của các yếu tố mang tính nghề nghiệp của tác giả./. Hà Nội, Ngày 28 tháng 05 năm 2012 Tác giả Đoàn Ngọc Sơn MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 I.Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1 II.Mục tiêu của đề tài .................................................................................. 1 III.Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ............................................. 2 IV.Dự kiến kết quả đạt được ....................................................................... 2 V. Nội dung luận văn .................................................................................. 2 CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM THI CÔNG VÀ NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH SỰ CỐ TRONG THI CÔNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI, THỦY ĐIỆN ............................................................................................................. 3 1.1. Đặc điểm các công trình thủy lợi, thủy điện ở nước ta.......................... 3 1.2. Sự cố các công trình thủy lợi, thủy điện ở nước ta.............................. 13 1.3 Nguyên nhân gây ra sự cố công trình thủy lợi, thủy điện..................... 31 1.4. Các phương pháp đánh giá chất lượng công trình............................... 36 Kết luận chương 1..................................................................................... 40 CHƯƠNG II: MÔ HÌNH VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÍ CHẤT LƯỢNG TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ................................. 41 2.1.Đặt vấn đề ........................................................................................... 41 2.2.Các mô hình và nguyên tắc quản lí chất lượng thi công các dự án....... 42 2.3.Quá trình kiểm soát chất lượng thi công dự án .................................... 46 2.4.Các yêu cầu về quản lí chất lượng thi công dự án................................ 57 2.5. Nội dung kiểm tra và quản lí chất lượng thi công dự án ..................... 61 Kết luận chương 2..................................................................................... 67 CHƯƠNG III: CƠ SỞ PHÁP LÍ ĐỂ QUẢN LÍ GIÁM SÁT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG ..................................................................... 69 3.1.Cơ sở pháp lí để quản lí giám sát chất lượng công trình xây dựng....... 69 3.2.Hệ thống đảm bảo chất lượng công trình ............................................. 69 3.3. Tiêu chuẩn quản lí chất lượng ISO 9001-2008 ................................... 80 3.4.Nộidung và trình tự giám sát kiểm tra chất lượng công trình của chủ đầu tư hoặc tổng thầu xây dựng ....................................................................... 82 3.5. Đánh giá và kiểm nghiệm chất lượng trình ......................................... 85 Kết luận chương 3..................................................................................... 88 CHƯƠNG IV: QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG CÔNG TRÌNH ĐẤT ............................................................................................................. 89 4.1. Mở đầu............................................................................................... 89 4.2. Đất và các loại đất trong xây dựng ..................................................... 89 4.3. Cơ sở pháp lý quản lý, giám sát chất lượng thi công công trình đất .... 91 4.4.Nội dung quản lý giám sát chất lượng thi công công trình đất ............. 93 Kết luận chương 4................................................................................... 113 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 114 DANH MỤC HÌNH ẢNH Ảnh 1.1 Đền thờ Vua Lê năm 938 đào kênh dẫn nước trên sông Bà Hòa. ... 6 Ảnh 1.2 Cống lấy nước Xuân Quan hệ thống TN Bắc Hưng Hải ( 1958) .... 7 Ảnh 1.3. Đập Thảo Long – tỉnh Thừa Thiên Huế kết hợp cầu giao thông để ngăn mặn, có âu thuyền đảm bảo giao thông thủy ....................................... 8 Ảnh 1.4 Sự cố đập Cửa Đạt cao trình 50 đang thi công bị phá hoại do lũ ngày 4/10/2007 ......................................................................................... 14 Ảnh 1.5 Vỡ đập thủy điện Khe Mơ- Hà Tĩnh năm 2010............................ 14 Ảnh 1.6 Vỡ đập thủy điện Hố Hô- Hà Tĩnh năm 2010 .............................. 15 Ảnh 1.7 Thấm nước qua đập bê tông trọng lực (đầm lăn) thủy điện sông Tranh 2. .................................................................................................... 15 DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng 1-1 Thống kê khối lượng công tác một số công trình thủy lợi, thủy điện. .......................................................................................................... 10 Bảng 1-2 Thống kê sự cố các công trình thủy lợi, thủy điện Việt Nam ..... 23 Sơ đồ 1.1 Sơ đồ quy trình đánh giá chất lượng công trình. ........................ 39 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của một công ty xây dựng.................................. 43 Sơ đồ 2.2 là sơ đồ quá trình kiểm soát chất lượng thi công dự án .............. 47 Sơ đồ 2.3 Quá trình kiểm soát chất lượng dự án thi công .......................... 48 Sơ đồ 2.4 Kiểm soát nhân tố chất lượng. ................................................... 48 1 MỞ ĐẦU I.Tính cấp thiết của đề tài Trong thời gian qua việc đầu tư cho phát triển thuỷ lợi, thuỷ điện được Đảng và Chính Phủ quan tâm, nhiều hệ thống công trình đã và đang được thi công thu hút hàng ngàn tỷ đồng. Nhiều công trình với nhiệm vụ phục vụ đa mục tiêu đã phát huy hiệu quả tích cực thúc đẩy kinh tế xã hội của nước ta phát triển và hội nhập. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau, công tác quản lý chất lượng trong thi công chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế đặt ra nên nhiều công trình hiệu quả đầu tư thấp, mới làm xong đã phải sửa chữa, nâng cấp hoặc đang thi công đã phát sinh sự cố…làm tăng kinh phí đầu tư và kéo dài thời gian thi công gây lãnh phí, tốn kém cho nhân dân. Nhiều nguyên nhân làm cho công trình hư hỏng, xuống cấp, tuổi thọ công trình giảm, mỹ thuật không đảm bảo…nhưng trong đó có nguyên nhân cơ bản là do chất lượng công trình chưa đạt yêu cầu so với thiết kế. Chất lượng xây dựng công trình là sự sống còn của đơn vị thi công xây dựng công trình, là hiệu quả đầu tư cho việc phát triển kinh tế, xã hội, là sự an toàn cho nhân dân, cho nên cần phải được quan tâm đúng mức trong việc đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện. Quản lý tốt chất lượng xây dựng công trình sẽ mang lại hiệu quả kinh tế lớn và an toàn cao cho người dân trong vùng của dự án hưởng lợi đó là ý nghĩa cấp thiết của đề tài. II.Mục tiêu của đề tài - Phân tích nguyên nhân phát sinh sự cố trong công trình thuỷ lợi, thuỷ điện từ đó nghiên cứu các mô hình, hệ thống và cơ sở pháp lý để quản lý đảm bảo chất lượng xây dựng công trình. - Nghiên cứu biện pháp quản lý chất lượng thi công công trình đất. 2 III.Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu - Cách tiếp cận: Thông qua các công trình thực tế và các ấn phẩm đã phát hành nghiên cứu, phân tích để giải đáp các mục tiêu đề ra của đề tài. - Phương pháp nghiên cứu: + Thu nhập thông tin liên quan, phân tích đánh giá lựa chọn giải pháp hợp lý. + Phương pháp nhân quả. + Phương pháp chuyên gia. IV.Dự kiến kết quả đạt được - Hệ thống được các nguyên nhân gây ra sự cố, hư hỏng các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện đã và đang xây dựng tại Việt nam. - Đề xuất phương pháp, cơ chế, chế tài quản lý chất lượng công trình xây dựng thuỷ lợi, thuỷ điện ở Việt Nam. V. Nội dung luận văn Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài. 2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu. 3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu. 4. Các nội dung chủ yếu: Chương 1: Đặc điểm thi công và nguyên nhân phát sinh sự cố trong thi công công trình thuỷ lợi, thuỷ điện. Chương 2: Mô hình và hệ thống quản lý chất lượng trong thi công xây dựng công trình. Chương 3: Cơ sở pháp lý để quản lý giám sát chất lượng công trình xây dựng. Chương 4: Quản lý chất lượng thi công công trình đất. Kết luận và kiến nghị. Tài liệu tham khảo. Phụ lục. 3 CHƯƠNG I ĐẶC ĐIỂM THI CÔNG VÀ NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH SỰ CỐ TRONG THI CÔNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI, THỦY ĐIỆN 1.1. Đặc điểm các công trình thủy lợi, thủy điện ở nước ta 1.1.1. Khái nhiệm công trình thủy lợi Là công trình thuộc kết cấu hạ tầng được xây dựng nhằm khai thác mặt có lợi của tài nguyên nước; phòng, chống và ngăn chặn giảm thiểu những tác hại do nước gây ra, bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái... phục vụ đời sống của con người. 1.1.2. Nhiệm vụ của công trình thủy lợi Làm thay đổi, cải biến trạng thái tự nhiên của dòng chảy sông, hồ, biển, nước ngầm để sử dụng nước có lợi nhất và bảo vệ môi trường xung quanh khỏi tác hại của dòng nước gây ra phục vụ đời sống con người. 1.1.3. Phân loại công trình thủy lợi Theo mục đích sử dụng công trình thủy lợi được chia thành các loại: 1.1.3.1. Thủy năng: sử dụng năng lượng của nước để phát điện; 1.1.3.2. Thủy nông: dùng biện pháp thủy lợi để tưới tiêu, thau chua rửa mặn phục vụ sản xuất nông nghiệp; 1.1.3.3.Công trình phòng chống lũ lụt giảm nhẹ thiên tai: dùng biện pháp công trình như đê sông, đê biển, các biện pháp chỉnh trị sông…; Công trình thủy lợi ngày nay với mục đích phục vụ đa mục tiêu với 2 loại (1.1.3.1;1.1.3.2) thì còn kết hợp cấp và thoát nước cho các khu công nghiệp, thành phố, nông thôn, trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; kết hợp giao thông thủy; phục vụ thể thao, du lịch và giải quyết môi trường. Đối với loại (1.1.3.3) trong thời điểm hiện nay biến đổi khí hậu là thách thức lớn đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Biến đổi khí hậu sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên toàn thế giới. Nhiệt 4 độ trái đất tăng gây ngập lụt, nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp, gây rủi ro lớn đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế xã hội trong tương lai. Ở Việt Nam biến đổi khí hậu làm cho thiên tai, bão lũ, hạn hán ngày càng ác liệt. Hậu quả biến đổi khí hậu đối với Việt Nam là nghiêm trọng, là một nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước. Các công trình thủy lợi (cống ngăn mặn, đê sông, đê biển…) phải đáp ứng yêu cầu cho sự phát triển kinh tế xã hội và an sinh cho con người trong điều kiện biến đổi khí hậu. 1.1.4. Sự phát triển của khoa học công trình thủy lợi 1.1.4.1. Trên thế giới Khoa học công trình thủy lợi được phát triển từ lâu. Các loại đập thấp, kênh mương và các công trình đơn giản để tưới nước cho cây trồng, cung cấp nước cho thành thị được xây dựng ở Ai cập 4400 năm trước Công nguyên, ở Trung quốc 2280 năm trước Công nguyên. Đập đầu tiên được xây dựng trên sông Lile cao 15m, dài 450m có cốt là đá và đất sét. Cùng với sự tiến bộ của loài người, khoa học kỹ thuật việc xây dựng công trình thủy lợi, thủy điện phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, quy mô và hình thức. Nói đến thủy lợi, thủy điện thì đặc trưng và điển hình là Hồ chứa (Hồ chứa là cụm công trình đầu mối nó có nhiều các hạng mục công trình để tạo thành hệ thống phục vụ sản xuất: đập dâng; đập tràn; dốc nước; cống lấy nước; tiêu năng; hệ thống kênh dẫn, nhà máy thủy điện, hệ thống nhà quản lý…), tiếp sau đó là: hệ thống đại thủy nông; các trạm bơm tưới tiêu; công trình đê sông, đê biển; các công ngăn triều… Đối với hồ chứa chiều cao đập từ chỗ vài mét buổi ban đầu, đến chiều cao đập (10 ÷15)m ở thế kỷ XV, đến 200 m ở thế kỷ XX và 300 m thế kỉ XXI. Vật liệu đắp đập từ chỗ làm bằng vật liệu địa phương đến đập bằng bê tông thường, bê tông đầm lăn… Về hình thức kế cấu đập thì từ đập 5 đồng chất đến đập đá đổ bê tông bản mặt, đập bê tông trọng lực, đập vòm, đập trụ chống… Hiện nay nước có nhiều đập nhất là Trung Quốc với trên 22.000 đập. Đứng thứ 2 là Mỹ với trên 6.575 đập. Đứng thứ 3 là Ấn Độ có trên 4.291 đập sau đó là Nhật Bản với trên 2.675 đập, tiếp đó là Tây Ban Nha có trên 1.196 đập. 1.1.4.2.Tại Việt Nam Lịch sử xây dựng và phát triển Thuỷ lợi Việt Nam gắn liền với lịch sử dựng nước và phát triển của dân tộc. Hàng nghìn năm trước đây, bằng những hình thức: đào kênh tiêu thoát nước, đắp bờ giữ nước, làm phai đập, guồng, cống để lấy nước, đắp đê phòng lụt... đến nay đã xây dựng được các công trình lớn như thủy điện Sơn La, các đê sông, đê biển, các trạm bơm lớn…. Kênh đào đầu tiên được Lê Hoàn cho đào năm 938 từ Sông Mã qua núi Đồng Cổ đến Sông Bà Hoà thuộc tỉnh Thanh Hóa. Lý Nhân Tông (10661127) là vị Vua thứ tư của triều Lý. Ông rất quan tâm đến nông nghiệp. Ông cho đắp đê chống lũ lụt, nổi tiếng nhất là đê Cơ Xá ( thuộc huyện Gia Lâm Hà Nội ngày nay), khởi đầu cho việc đắp đê ngăn lũ ở Việt Nam, nhằm giữ cho kinh thành khỏi ngập lụt. Năm 1438, Lê Thái Tông cho đào các kênh ở Thanh Hoá. Năm 1445, Lê Nhân Tông sai các quan đốc thúc quân lính đào các kênh ở lộ Thanh Hoá và Nghệ An. Năm 1744, vua Lê Hiển Tông tiếp tục cho khơi kênh từ Thanh Hoá vào Nghệ An. Kênh Nhà Lê đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thông, buôn bán từ các tỉnh miền Bắc Trung bộ ra Bắc bộ. Trong quá trình tồn tại, dòng kênh đã trở thành con đường huyết mạch về thủy lợi, giao thông trong thời bình cũng như thời chiến. Trải qua thời kỳ phong kiến, nô lệ, đến khi có Đảng, Bác Hồ lãnh đạo và khai sinh ra đất nước Việt Nam từ đó công cuộc tái thiết xây dựng thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp và chống lũ mới được quan tâm. Các hệ thống thủy lợi được quy hoạch, cải tạo, mở rộng và đầu tư xây dựng mới. Năm 1945 6 cả nước mới có 13 hệ thống công trình thủy lợi năng lực tưới khoảng 30 vạn ha và tiêu úng 8 vạn ha. Đến nay, cả nước đã xây dựng được hàng chục nghìn công trình thủy lợi các loại; trong đó có 904 hệ thống có diện tích phục vụ từ 200 ha trở lên. Theo thiết kế, tổng năng lực của các công trình có khả năng tưới cho khoảng 3,45 triệu ha đất canh tác, tiêu thoát nước cho 1,72 triệu ha đất nông nghiệp. Ảnh 1.1 Đền thờ Vua Lê năm 938 đào kênh dẫn nước trên sông Bà Hòa. Ngoài ra, mỗi năm các công trình thủy lợi trong cả nước còn cung cấp gần sáu tỷ m3 nước cho các ngành sản xuất công nghiệp và sinh hoạt. Tính đến năm 2009 cả nước đã xây dựng được 5.616 hồ chứa nước lớn, nhỏ các loại, với tổng dung tích gần 50 tỷ m3 nước (bao gồm cả các hồ tự nhiên). Trong đó, có 150 hồ chứa của các công trình thủy điện với tổng dung tích 39,6 tỷ m3 nước, 5.466 hồ chứa thủy lợi, với tổng dung tích 10,28 tỷ m3 nước, bảo đảm nước tưới cho 803.180 ha đất canh tác . 7 Tóm lại: Thủy lợi thực sự là biện pháp kỹ thuật hàng đầu trong nông nghiệp, góp phần quan trọng trong chiến lược đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và đưa nước ta từ một nước thiếu lương thực trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới. Ảnh 1.2 Cống lấy nước Xuân Quan hệ thống TN Bắc Hưng Hải ( 1958) 8 Ảnh 1.3. Đập Thảo Long – tỉnh Thừa Thiên Huế kết hợp cầu giao thông để ngăn mặn, có âu thuyền đảm bảo giao thông thủy 1.1.5. Đặc điểm công trình thủy lợi, thủy điện - Thường xuyên chịu sự phá hoại của môi trường nước về mặt cơ học, hóa học, lý học, hiện tượng thấm và chịu ảnh hưởng xấu của của các vi sinh vật trong nước. Ngoài ra công trình thủy lợi còn chịu sự phá hoại bất thường như bão, lũ lụt, động đất, sóng thần… gây ra. - Là kết quả tổ hợp của nhiều lĩnh vực: quy hoạch, nghiên cứu khoa học, khảo sát, thiết kế, chế tạo, thi công và quản lý khai thác… và điều đặc biệt quan trọng là sự tham gia quyết định về chiến lược phát triển kinh tế xã hội của các cấp lãnh đạo từ Trung Ương đến địa phương. 9 - Chứa đựng nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật xây dựng khác nhau. - Vốn đầu tư rất lớn. - Thời gian hoàn thành công trình từ khi còn là ý tưởng cho đến khi hoàn thiện sản phẩm rất lớn. Tuổi thọ của công trình từ hàng chục đến hàng trăm năm tùy theo cấp công trình. - Khi xây dựng công trình thì nó tác động mạnh đến môi trường xung quanh như xây hồ, đập ngăn nước và phát điện… - Hậu quả khi công trình hư hỏng là rất lớn và có trường hợp rất nghiêm trọng nó đe dọa đến đời sống của người dân trong vùng hạ du (Ví dụ như xảy ra vỡ đập của hồ chứa …). Những đặc điểm trên có ảnh hưởng trực tiếp đến chất chất lượng công trình, vì vậy nếu ở khâu nào đó, thời điểm nào đó để xảy ra kém chất lượng công trình thì có thể dẫn đến sự cố lớn nhỏ trong quá trình thi công, quản lý và khai thác. 1.1.6. Đặc điểm, nguyên tắc thi công công trình thủy lợi, thủy điện 1.1.6.1. Yêu cầu đối với thi công và cán bộ kỹ thuật quản lý thi công - Thi công là giai đoạn tất yếu quan trọng trong quá trình xây dựng công trình nhằm biến các đồ án thiết kế thành các công trình hiện thực phục vụ con người. - Xây dựng công trình thủy lợi là một quá trình nhiều khâu công tác khác nhau. Có những khâu có khối lượng lớn khống chế cả quá trình xây dựng như: công tác đất, bê tông và xây lát. Có những công trình đòi hỏi kỹ thuật cao: như đổ bê tông dưới nước, đóng cọc, phụt vữa ciment, thi công lắp ghép… - Phạm vi xây dựng công trình thường rất rộng, có nhiều công trình cần tiến hành xây dựng một lúc nhưng diện tích công trình xây dựng đơn vị hẹp phải sử dụng nhiều các loại máy móc thiết bị, mật độ nhân lực cao. - Do công tác thi công phức tạp nên không những cán bộ thi công phải có tinh thần trách nhiệm và trách nhiệm cao mà đòi hỏi cán bộ phải có khả 10 năng tổ chức và quản lý thi công giỏi, khả năng hướng dẫn công nhân thực hiện quy trình, quy phạm kỹ thuật, giải quyết các vướng mắc thông thường về mặt kỹ thật xảy ra trong quá trình thi công có như vậy mới vận động được quần chúng thi công công trình đảm bảo tiến độ, chất lượng cao, giá thành hạ, an toàn tuyệt đối. 1.1.6.2. Đặc điểm thi công công trình thủy lợi Khác với việc xây dựng các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, công tác thi công xây dựng công trình thủy lợi có đặc điểm sau: - Có khối lượng lớn: các công trình thủy lợi thường mang tính lợi dụng tổng hợp nguồn nước như phát điện, giao thông thủy, tưới, cắt lũ, nuôi trồng thủy sản, du lịch…Mỗi công trình có nhiều công trình đơn vị như đập dâng, đập tràn, cống lấy nước, âu thuyền, kênh mương, trạm thủy điện… Mỗi công trình đơn vị lại có nhiều loại, nhiều kiểu làm bằng các vật liệu khác nhau như đất, đá, bê tông, sắt, thép… với tổng khối lượng rất lớn có khi hàng trăm, hàng triệu m3. Bảng 1-1 thống kê khối lượng công tác một số công trình thủy lợi, thủy điện đã thi công tại Việt Nam. Bảng 1-1 Thống kê khối lượng công tác một số công trình thủy lợi, thủy điện. TT Tên công Đất, đá Bê tông Xây lát Sắt thép (m3) trình ( triệu m3) (m3) 1 Hòa Bình 50 2 Bản vẽ 3,79 3 Khoan phụt (Tấn) (1000m) 1.899.000 46.721 205 1.873.000 5.596 16,1 Tuyên Quang 13 950.103 15.103 101,1 4 Tân Giang 0,86 123.138 5 Sê san 3 0,82 28.273.103 6 Ngàn Trươi 5,215 131.709 7 Thạch Nam 18,8 159.000 8 Bản Mồng 9,271 800.000 9 Tả Trạch 9,92 285.922 10 Là Lơi 0,2 27.000 2.674 159.000 9.851 22.770 900.000 11 - Có chất lượng cao: Công trình thủy lợi yêu cầu phải ổn đinh, bền lâu, an toàn tuyệt đối trong quá trình quản lí khai thác. Do đó phải thỏa mãn các yêu cầu: chống lật, lún, nứt nẻ, chống thấm, chống xâm thực, xây lắp với độ chính xác cao. Yêu cầu đảm bảo an toàn cao vì ảnh hưởng đến sinh mạng hàng vạn người nếu xảy ra đổ vỡ. - Điều kiện thi công khó khăn: Công tác thi công công trình thủy lợi trên lòng sông, lòng suối, địa hình chật hẹp, mấp mô, địa chất xấu và chịu ảnh hưởng của nước mưa, nước ngầm, thấm do đó thi công rất khó khăn. Mặt khác vị trí thi công xa khu dân cư, điều kiện kinh tế chưa phát triển. - Thời gian thi công hạn chế: Công trình thủy lợi thường phải xây dựng trên lòng dẫn sông suối ngoài yêu cầu lợi dụng tổng hợp nguồn nước còn phải hoàn thành công trình vượt lũ trong mùa khô hay hoàn thành cơ bản với chất lượng cao do đó thời gian thi công hạn chế. - Cường độ thi công cao: Trước khi ngăn dòng phải thi công các công trình dẫn dòng và sau khi ngăn dòng phải thi công vượt lũ trong thời gian có hạn. 1.1.6.3. Tính chất của việc thi công các công trình thủy lợi - Tính phức tạp: thi công trong điều kiện khó khăn; Liên quan đến nhiều bộ môn khoa học kỹ thuật, nhiều ngành kinh tế quốc dân, nhiều địa phương, nhiều người; Phải đảm bảo lợi dụng tổng hợp và tiến hành thi công trong điều kiện khô giáo. - Tính khẩn trương: Do chất lượng đòi hỏi cao, khối lượng lớn, thi công trong điều kiện khó khăn, thời gian thi công ngắn, thời hạn thi công chỉ có được trong mùa khô và yêu cầu đưa công trình vào phục vụ sản xuất. - Tính khoa học: Trong thiết kế đảm bảo vững chắc, thỏa mãn các điều kiện của nhiệm vụ của thiết kế, tiện lợi cho quản lý và khai thác. Trong thi công sử dụng nhiều vật tư, máy móc thiết bị, nhân lực, vật lực và phải xử lý giải quyết những vấn đề kỹ thuật. Vì vậy nhiệm vụ của người thi công là phải tổ chức quản lý thi công tốt, giải quyết, xử lý kịp thời và tốt các tình huống kỹ thuật trên công trường. 12 - Tính quần chúng: Công tác thi công công trình thủy lợi yêu cầu có khối lượng lớn, phạm vi xây dựng rộng (công trình đầu mối, kênh mương…) nên phải sử dụng lực lượng lao động rất to lớn do vậy Đảng đưa ra chủ trương “ Nhà nước và nhân dân cùng làm” (Trong chương trình kiên cố hóa kênh mương, Nhà nước đầu tư kênh chính, kênh cấp 2 còn kênh loại 3 do nhân dân đóng góp thi công). 1.1.6.4. Những nguyên tắc cơ bản trong thi công - Thống nhất hóa trong thi công: Để đảm bảo nhanh nhiều, tốt, rẻ phải thống nhất hóa trong thi công trên cơ sở các tính chất kỹ thuật, tiêu chuẩn, qui trình qui phạm của nhà nước. - Công xưởng hóa thi công: Là tổ chức sản xuất các chi tiết kết cấu, các bộ phận công trình theo quy định đã thống nhất sau đó lắp ráp tại thực địa. - Cơ giới hóa trong thi công: Là sử dụng máy móc để thi công công trình, nếu tất cả các khâu được cơ giới hóa thì gọi là cơ giới hóa đồng bộ. - Thực hiện thi công dây chuyền: Trong dây chuyền công nghệ sản xuất các khâu dây chuyền do mỗi công nhân hoặc tổ, nhóm phụ trách. - Thực hiện thi công liên tục: nghiên cứu kỹ tiến độ thi công, nắm chắc tình hình khó khăn để có kế hoạch toàn diện, chủ động khắc phục khó khăn. - Tôn trọng đồ án thiết kế: Số liệu kích thước hình học sai trong phạm vi cho phép. Khi phát hiện thiết kế sai phải báo với chủ đầu tư, giám sát để có hướng giải quyết, không được tự ý thay đổi thiết kế. - Làm tốt công tác tổ chức và kế hoạch thi công: Thi công các công trình thủy lợi đòi hỏi phải hoàn thành khối lượng lớn, trong thời gian hạn chế lại gặp điều kiện khó khăn phức tạp và phải đảm bảo chất lượng cao, giá thành hạ do đó phải làm tốt công tác tổ chức và kế hoạch thi công bằng cách: * Lập kế hoạch tiến độ thi công hợp lý. * Tranh thủ mùa khô, chú trọng công trình trọng điểm. * Kế hoạch phải cụ thể, toàn diện và có biện pháp đối phó với những trường hợp bất lợi có thể xảy ra. 13 * Các bộ phận công trình phải phối hợp chặt chẽ với nhau hướng tập trung vào việc hoàn thành kế hoạch tiến độ. Tóm lại: các nguyên tắc thi công liên quan mật thiết với nhau, phải quán triệt đầy đủ trong các loại công tác, có vận dụng đầy đủ, sáng tạo và linh hoạt vào các điều kiện hoàn cảnh cụ thể thực tế công trường đặt ra. 1.2. Sự cố các công trình thủy lợi, thủy điện ở nước ta Công trình xây dựng nói chung và công trình thủy lợi, thủy điện nói riêng là một sản phẩm hàng hóa đặc biệt phục vụ cho sản xuất và đời sống con người. Trong những năm gần đây, hàng năm Chính Phủ đầu tư cho xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình thủy lợi nhiều tỷ đồng. Nhiều công trình hoàn thành với chất lượng cao đã phát huy hiệu quả khi đưa vào khai thác sử dụng, tạo diện mạo mới cho đất nước, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội cho các vùng sâu, vùng xa thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, miền xuôi và miền núi. Nhìn tổng thể, chất lượng các công trình xây dựng đã có nhiều chuyển biến tốt và không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên vẫn còn nhiều công trình có chất lượng không tốt và nhiều sự cố công trình gây tổn thất về con người, về kinh tế rất lớn và hậu quả nghiêm trọng đến an sinh xã hội. Khi nói đến công trình thủy lợi, thủy điện công trình đại diện phải nói đến Hồ Chứa, kế sau là trạm bơm, các công trình chỉnh trị sông, biển…. Cũng như các công trình xây dựng khác, công trình thủy lợi thường xảy ra những sự cố ở những thời gian, mức độ và tính chất khác nhau. Nhưng những sự cố thường gặp nhất, gây nên tổn thất về người và của nhất, hủy hoại môi trường lớn nhất thì có thể nói là những sự cố xảy ra đối với hồ chứa mà điển hình là: Đập Cửa Đạt (Thanh Hóa năm 2007); Sự cố vỡ đập thủy điện Khe Mơ Hà Tĩnh vào lúc 7 giờ ngày 16/10/2010. Sự cố vỡ đập thủy điện Hố Hô – Hà Tĩnh ngày 6/10/2010. Và vấn đề thời sự nóng bỏng nhất của nước ta khi gần đến mùa mưa bão năm 2012 là sự cố nước thấm ở thủy điện sông Tranh 2 gây tâm lý hoang mang không tốt cho người dân hạ du. 14 Ảnh 1.4 Sự cố đập Cửa Đạt cao trình 50 đang thi công bị phá hoại do lũ ngày 4/10/2007 Ảnh 1.5 Vỡ đập thủy điện Khe Mơ- Hà Tĩnh năm 2010.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan