Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về biến đổ...

Tài liệu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về biến đổi khí hậu trong ngành công an.

.PDF
83
509
142

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH HOÀNG VĂN NHỊ ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG NGÀNH CÔNG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU HÀ NỘI – 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH HOÀNG VĂN NHỊ ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG NGÀNH CÔNG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Chuyên ngành: Biến đổi khí hậu Mã số: Chƣơng trình đào tạo thí điểm Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Mạnh Khải HÀ NỘI – 2017 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................4 1.1. Một số khái niệm và giải thích thuật ngữ ..................................................4 1.2. Tổng quan về biế n đổi khí hậu ..................................................................4 1.2.1. Nguyên nhân của BĐKH .......................................................................6 1.2.2. Tác động của BĐKH ............................................................................10 1.3. Tổng quan về công tác truyền thông .......................................................14 1.3.1. Khái niệm ........................................................................................................14 1.3.2. Đặc điểm truyền thông ....................................................................................15 1.3.3. Quá trình truyền thông ....................................................................................17 1.3.4. Mô hình truyền thông ......................................................................................20 1.3.5. Phân loại truyền thông ....................................................................................22 1.3.6. Vai trò, mục đích của truyền thông .................................................................25 1.3.7. Các chính sách của Đảng và Nhà nƣớc có liên quan đến BĐKH và truyền thông về BĐKH .........................................................................................................26 1.4. Tổng quan về Lực lƣợng Công an nhân dân Việt Nam và công tác truyền thông về BĐKH trong Lực lƣợng Công an nhân dân ...............................................28 1.4.1. Sơ lƣợc về lực lƣợng Công an nhân dân Việt Nam .............................28 1.4.2. Tổ chức bộ máy và nội dung công tác quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng trong CAND ..................................................................................................29 1.4.3. Công tác truyền thông về BĐKH trong CAND ......................................30 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................36 Chƣơng 3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG TRONG NGÀNH CÔNG AN ........38 3.1. Đánh giá hiệu quả công tác truyền thông trong ngành Công an. ............38 3.1.1. Đánh giá mức độ sử dụng các phƣơng tiện truyền thông ...............................39 3.1.2. Đánh giá mức độ quan tâm tới lĩnh vực trong đời sống xã hội.......................41 3.1.3. Thời gian dùng thu thập thông tin về BĐKH ..................................................45 3.1.4. Đánh giá sự hiểu biết về BĐKH. ....................................................................52 3.1.5. Đánh giá mối liện giữa độ tuổi với công tác truyền thông..............................54 3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về BĐKH trong ngành Công an .................................................................................................63 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...........................................................................66 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................68 PHỤ LỤC LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Mạnh Khải, không sao chép các công trình nghiên cứu của ngƣời khác. Số liệu và kết quả của luận văn chƣa từng đƣợc công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác. Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn. Tác giả Hoàng Văn Nhị LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Biến đổi khí hậu “Đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về Biến đổi khí hậu trong ngành Công an” hoàn thành vào tháng 12 năm 2016. Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Trƣớc hết, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới Thầy giáo PGS.TS Nguyễn Mạnh Khải đã trực tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Tác giả xin bày tỏ biết ơn sâu sắc tới các Thầy Cô giáo, Cán bộ Khoa Các khoa học liên ngành - Đại học Quốc Gia Hà Nội, đã nhiệt tình giảng dạy, tạo điều kiện và hƣớng dẫn tác giả trong suốt quá trình học cũng nhƣ hoàn thiện luận văn. Bên cạnh đó, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Lãnh đạo, các anh chị đồng nghiệp thuộc Phòng Quản lý môi trƣờng, Cục Quản lý khoa học công nghệ và môi trƣờng, Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ Công an đã tạo điều kiện cho tác giả tham gia và đƣợc phép sử dụng kết quả điều tra, thu thập số liệu của nhiệm vụ: “Điều tra, khảo sát công tác ứng phó với Biến đổi khí hậu trong ngành Công an” theo Kế hoạch bảo vệ môi trƣờng ngành Công an năm 2015. Đồng thời tác giả cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và ngƣời thân đã luôn giúp đỡ, khích lệ tác giả trong suốt thời gian qua. Trong khuôn khổ một luận văn, do thời gian và điều kiện hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng Tác giả Hoàng Văn Nhị năm 2017 DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT BĐKH: Biến đổi khí hậu CBCS: Cán bộ chiến sỹ CAND: Công an nhân dân TCIV: Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật, Bộ Công an. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: So sánh giữa các phƣơng tiện truyền thông Bảng 1.2. Tổ chức các khóa tập huấn Bảng 2.1. Danh sách Công an các đơn vị, địa phƣơng và Trại giam gửi phiếu Điều tra khảo sát DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Độ tuổi các đối tƣợng tham gia khảo sát Hình 3.2. Trình độ các đối tƣợng tham gia khảo sát Hình 3.3. Giới tính các đối tƣợng tham gia khảo sát Hình 3.4. Mức độ sử dụng phƣơng tiện truyền thông Báo Hình 3.5. Mức độ sử dụng phƣơng tiện truyền thông Tạp chí Hình 3.6. Mức độ sử dụng phƣơng tiện truyền thông Tivi Hình 3.7. Mức độ sử dụng phƣơng tiện truyền thông Đài phát thanh Hình 3.8. Mức độ quan tâm tới lĩnh vực Thời sự, Chính trị Hình 3.9. Mức độ quan tâm tới lĩnh vực Kinh tế - Xã hội Hình 3.10. Mức độ quan tâm tới lĩnh vực Giải trí Hình 3.11. Mức độ quan tâm tới lĩnh vực Khoa học công nghệ Hình 3.12. Mức độ quan tâm tới lĩnh vực Môi trƣờng và BĐKH Hình 3.13. Mức độ quan tâm tới lĩnh vực Thể thao Hình 3.14. Mức độ quan tâm tới lĩnh vực Y tế, Sức khỏe Hình 3.15. Mức độ quan tâm tới lĩnh vực Khác Hình 3.16. Thời gian thu thập thông tin BĐKH từ Báo Hình 3.17. Thời gian thu thập thông tin BĐKH từ Đài phát thanh Hình 3.18. Thời gian thu thập thông tin BĐKH từ Tivi Hình 3.19. Thời gian thu thập thông tin BĐKH từ Tạp chí Hình 3.20. Thời gian thu thập thông tin BĐKH từ Internet Hình 3.21. Thời gian thu thập thông tin BĐKH từ Sách Hình 3.22. Thời gian thu thập thông tin BĐKH từ tài liệu Hội nghị, Hội thảo Hình 3.23. Thời gian thu thập thông tin BĐKH từ tài liệu lớp Tập huấn Hình 3.24. Sự hiểu hiết Khái niệm về BĐKH. Hình 3.25. Sự hiểu hiết về nguyên nhân của BĐKH. Hình 3.26. Sự hiểu hiết về Biểu hiện của BĐKH. Hình 3.27. Sự hiểu hiết về các hiện tƣợng của BĐKH. Hình 3.28. Sự hiểu hiết về các loại Khí nhà kính. Hình 3.29. Mức độ sử dụng các phƣơng tiện truyền thông của CBCS có độ tuổi dƣới 30 tuổi Hình 3.30. Mức độ quan tâm các lĩnh vực đời sống của CBCS có độ tuổi dƣới 30 tuổi Hình 3.31. Thời gian thu thập thông tin về BĐKH từ các phƣơng tiện truyền thông của CBCS có độ tuổi dƣới 30 tuổi. Hình 3.32. Mức độ sử dụng các phƣơng tiện truyền thông của CBCS có độ tuổi từ 30-45 tuổi. Hình 3.33. Mức độ quan tâm các lĩnh vực đời sống của CBCS có độ tuổi từ 30-45 tuổi. Hình 3.34. Thời gian thu thập thông tin về BĐKH từ các phƣơng tiện truyền thông của CBCS có độ tuổi từ 30-45 tuổi MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, hiện tƣợng BĐKH đang diễn ra ngày càng phức tạp và ảnh hƣởng mạnh đến tự nhiên và đời sống con ngƣời, BĐKH trở thành một vấn đề nóng đang đƣợc quan tâm trên toàn thế giới. Sự thay đổi của khí hậu mang tính chất toàn cầu đó ảnh hƣởng rất lớn và ngày càng nghiêm trọng đối với tài nguyên thiên nhiên và con ngƣời. Trong bối cảnh BĐKH tác động đến tất cả các ngành các lĩnh vực thì Lực lƣợng Công an nhân dân cũng không thể tránh khỏi trƣớc những hậu quả mà BĐKH gây ra. Nhằm giúp các Cán bộ chiến sĩ hiểu rõ hơn về BĐKH và tác động của BĐKH tới các mặt công tác và chiến đấu của Lực lƣợng Công an nhân dân, Lãnh đạo Bộ Công an hàng năm đều phê duyệt một nguồn kinh phí và giao cho các đơn vị chức năng thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền một cách sâu rộng về BĐKH. Hàng năm, Bộ Công an mà trực tiếp là Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật (cụ thể là Cục Quản lý Khoa học công nghệ và Môi trƣờng) tổ chức công tác này cho tất cả Cán bộ chiến sĩ. Nhƣng để đánh giá đƣợc hiệu quả của công tác truyền thông đó thì chƣa có một báo cáo đánh giá nào cụ thể và thiết thực. Xuất phát từ tình hình thực tế đó tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: “Đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về biến đổi khí hậu trong ngành Công an” để lựa chọn và đề xuất đƣợc Lãnh đạo các cấp một số loại hình truyền thông hiệu quả trong Lực lƣợng Công an nhân dân. 2. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá thực trạng công tác truyền thông và hiệu quả truyền thông về biến đổi khí hậu trong ngành Công an. - Đề xuất đƣợc một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về biến đổi khí hậu trong ngành Công an. 3. Những đóng góp của đề tài Những đóng góp của đề tài về mặt khoa học cũng nhƣ thực tiễn. Lực lƣợng Công an nhân dân là lực lƣợng đặc thù, do vậy nghiên cứu này góp phần nhìn nhận rõ vai trò của từng phƣơng tiện truyền thông, phƣơng thức truyền thông và hiệu quả các biện pháp truyền thông về BĐKH đối với Lực lƣợng Công an nhân dân. Trên cơ sở những đánh giá về mặt hiệu quả đạt đƣợc của từng 1 phƣơng thức truyền thông, những giải pháp đề xuất để nâng cao hơn nữa công tác truyền thông về BĐKH đối với ngành Công an. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Nội dung và phƣơng pháp truyền thông trong lực lƣợng Công an nhân dân đối với vấn đề BĐKH. - Phạm vi nghiên cứu: Khối Trại giam và một số Công an các đơn vị, địa phƣơng. 5. Vấn đề nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 5.1. Vấn đề nghiên cứu - Tác động của BĐKH tới Lực lƣợng Công an nhân dân. - Công tác truyền thông và hiệu quả của công tác truyền thông trong Lực lƣợng Công an nhân dân. - Loại hình truyền thông nào đƣợc sử dụng hiệu quả nhất qua công tác truyền thông đã đƣợc ứng dụng trong Lực lƣợng Công an nhân dân. 5.2. Giả thuyết nghiên cứu Công tác truyền thông về môi trƣờng và BĐKH đã đƣợc Lãnh đạo các cấp Bộ Công an đã xác định là một trong các nội dung quan trọng trong công tác quản lý về môi trƣờng trong CAND, nhằm việc nâng cao nhận thức về BĐKH và ứng phó với BĐKH trong CAND cho các đối tƣợng là Lãnh đạo, CBCS làm công tác thông tin tuyên truyền tại Công an các đơn vị, địa phƣơng. Hàng năm, Bộ Công an đã tổ chức truyền thông về môi trƣờng và BĐKH, các phƣơng tiện truyền thông khác nhau dẫn đến hiệu quả tuyên truyền sẽ khác nhau đối với từng đối tƣợng khác nhau. Nghiên cứu này đƣợc thực hiện nhằm đƣa ra những đánh giá cụ thể về tính hiệu quả của các phƣơng tiện truyền thông lên các đối tƣợng, lên khả năng nhận thức về BĐKH của các đối tƣợng cụ thể tại các khoảng thời gian khác nhau. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp thu thập, thống kê, tổng hợp tài liệu Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện trên cơ sở kế thừa, phân tích và tổng hợp các nguồn tài liệu và số liệu thông tin có liên quan một cách có chọn lọc, từ đó, đánh giá chúng theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu. 2 6.2. Phương pháp điều tra Khảo sát bằng các mẫu phiếu điều tra gửi về Công an các đơn vị, địa phƣơng nhằm mục đích so sánh, đối chiếu, kiểm định đƣợc tính hiệu quả của các loại hình truyền thông. 6.3. Phương pháp xử lý số liệu Phiếu điều tra trên các đối tƣợng đƣợc xử lý, so sánh bởi phần mềm SPSS. 7. Cấu trúc luận văn CHƢƠNG 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu CHƢƠNG 2. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu CHƢƠNG 3. Đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác truyền thông trong ngành Công an KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 3 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Một số khái niệm và giải thích thuật ngữ 1.1.1. Khái niệm về thời tiết Thời tiết đƣợc biểu hiện bằng trạng thái nhất thời của khí quyển tại một địa điể m nhấ t đinh ̣ nhƣ : nắng, mƣa, mây, gió, nóng lạnh..., thƣờng thay đổi nhanh chóng trong một thời gian ngắ n: mô ̣t ngày,mô ̣t buổ i hoă ̣c ngắ n hơn. 1.1.2. Khái niệm về khí hậu Tổng hợp của thời tiết đƣợc đặc trƣng bởi các trị số thống kê dài hạn của các yếu tố khí tƣợng biến động trong một khu vực địa lý.Thời kỳ trung bình thƣờng là vài thập kỷ. Tổ chức khí tƣợng thế giới (WMO) định nghĩa: "Tổng hợp các điều kiện thời tiết ở một khu vực nhất định đặc trưng bởi các thống kê dài hạn các biến số của trạng thái khí quyển ở khu vực đó ". Theo Nguyễn Đức Ngữ (2008), khí hậu là trạng thái trung bình của thời tiết tại một khu vực nào đó (ví dụ nhƣ một tỉnh, một nƣớc hay một châu lục). Khi ta nói, khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm, điều đó có nghĩa là nƣớc ta thƣờng xuyên có nhiệt độ trung bình hàng năm cao và lƣợng mƣa trung bình hàng năm lớn, đồng thời có sự thay đổi theo mùa. Khí hậu thƣờng ít thay đổi và có tính ổn định tƣơng đối, còn thời tiết thay đổi mạnh. 1.1.3. Khái niệm về biế n đổi khí hậu Theo UNFCCC (1994) thì sự BĐKH đƣợc quy trực tiếp hay gián tiếp là do hoạt động của con ngƣời làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và đóng góp thêm vào sự BĐKH tự nhiên trong các thời gian có thể so sánh đƣợc. Như vậy, BĐKH là sự khác biệt giữa các giá trị trung bình dài hạn của một tham số hay thống kê khí hậu, trong đó trung bình được thực hiện trong một khoảng thời gian xác định, thường là vài thập kỷ, thậm chí thế kỷ (Ví dụ: ấm lên, lạnh đi...). Sự biến động của khí hậu dài hạn sẽ dẫn tới BĐKH. 1.2. Tổng quan về biế n đổi khí hậu BĐKH toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Biểu hiện rõ nhất là sự nóng lên của trái đất, là băng tan, nƣớc biển dâng cao; là các hiện tƣợng thời tiết cực đoan nhƣ bão lũ, sóng thần, động đất, hạn hán và giá rét…diễn ra với tần suất nhiều hơn và cƣờng độ mạnh hơn… dẫn đến thiếu lƣơng thực, thực phẩm và xuất hiện hàng loạt dịch bệnh trên ngƣời, gia súc, gia cầm… 4 Có thể thấy tác hại theo hƣớng nóng lên toàn cầu đƣợc biểu hiện sau đây: gia tăng mực nƣớc biển, băng hà lùi về hai cực, những đợt nóng, bão tố và lũ lụt, khô hạn, tai biến, suy thoái kinh tế, xung đột và chiến tranh, mất đi sự đa dạng sinh học và phá huỷ hệ sinh thái. Những minh chứng cho các vấn đề này đƣợc biểu hiện qua hàng loạt tác động cực đoan của khí hậu trong thời gian gần đây nhƣ đã có khoảng 250 triệu ngƣời bị ảnh hƣởng bởi những trận lũ lụt ở Nam Á, châu Phi và Mexico. Các nƣớc Nam Âu đang đối mặt nguy cơ bị hạn hán nghiêm trọng dễ dẫn tới những trận cháy rừng, sa mạc hóa, còn các nƣớc Tây Âu thì đang bị đe dọa xảy ra những trận lũ lụt lớn, do mực nƣớc biển dâng cao cũng nhƣ những đợt băng giá mùa đông khốc liệt. Những trận bão lớn vừa xảy ra tại Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ... có nguyên nhân từ hiện tƣợng trái đất ấm lên trong nhiều thập kỷ qua. Những dữ liệu thu đƣợc qua vệ tinh từng năm cho thấy số lƣợng các trận bão không thay đổi, nhƣng số trận bão, lốc cƣờng độ mạnh, sức tàn phá lớn đã tăng lên, đặc biệt ở Bắc Mỹ, tây nam Thái Bình Dƣơng, Ân Độ Dƣơng, bắc Đại Tây Dƣơng. Một nghiên cứu với xác suất lên tới 90% cho thấy sẽ có ít nhất 3 tỷ ngƣời rơi vào cảnh thiếu lƣơng thực vào năm 2100, do tình trạng ấm lên của Trái đất. Sự nóng lên của Trái đất, băng tan đã dẫn đến mực nƣớc biển dâng cao. Nếu khoảng thời gian 1962-2003, lƣợng nƣớc biển trung bình toàn cầu tăng 1,8mm/năm, thì từ 1993 - 2003 mức tăng là 3,1mm/năm. Tổng cộng, trong 100 năm qua, mực nƣớc biển đã tăng 0,31m. Theo quan sát từ vệ tinh, diện tích các lớp băng ở Bắc cực, Nam cực, băng ở Greenland và một số núi băng ở Trung Quốc đang dần bị thu hẹp. Chính sự tan chảy của các lớp băng cùng với sự nóng lên của khí hậu các đại dƣơng toàn cầu (tới độ sâu 3.000m) đã góp phần làm cho mực nƣớc biển dâng cao. Dự báo đến cuối thế kỷ XXI, nhiệt độ trung bình sẽ tăng lên khoảng từ 2,0 - 4,5oC và mực nƣớc biển toàn cầu sẽ tăng từ 0,18m - 0,59m. Việt Nam là 1 trong những nƣớc chịu ảnh hƣởng nặng nề nhất của sự BĐKH và dâng cao của nƣớc biển. Theo thống kê, số đợt không khí lạnh ảnh hƣởng đến Việt Nam giảm rõ rệt trong vòng 2 thập kỷ qua. Từ 29 đợt mỗi năm (từ 1971 - 1980) xuống còn 15 - 16 đợt mỗi năm từ 1994 - 2007. Số cơn bão trên biển Đông ảnh hƣởng đến nƣớc ta cũng ngày càng ít đi nhƣng ngƣợc lại số cơn bão mạnh có chiều hƣớng tăng lên, mùa bão kết thúc muộn, quỹ đạo của bão trở nên dị thƣờng và số cơn bão ảnh 5 hƣởng đến khu vực Nam Trung bộ, Nam bộ ngày càng tăng. Bên cạnh đó, số ngày mƣa phùn ở miền Bắc giảm một nửa (từ 30 ngày/năm trong thập kỷ 1961 - 1970 xuống còn 15 ngày/năm trong thập kỷ 1991 - 2000). Lƣợng mƣa biến đổi không nhất quán giữa các vùng, hạn hán có xu hƣớng mở rộng, đặc biệt là ở khu vực Nam Trung bộ (trong đó có Khánh Hòa), dẫn đến gia tăng hiện tƣợng hoang mạc hóa. Hiện tƣợng El Nino và La Nina ảnh hƣởng mạnh đến nƣớc ta trong vài thập kỷ gần đây, gây ra nhiều đợt nắng nóng, rét đậm rét hại kéo dài có tính kỷ lục. Dự đoán vào cuối thế kỷ XXI, nhiệt độ trung bình nƣớc ta tăng khoảng 30C và sẽ tăng số đợt và số ngày nắng nóng trong năm; mực nƣớc biển sẽ dâng cao lên 1m. Điều này dẫn đến nhiều hiện tƣợng bất thƣờng của thời tiết. Đặc biệt là tình hình bão lũ và hạn hán. Nƣớc biển dâng dẫn đến sự xâm thực của nƣớc mặn vào nội địa, ảnh hƣởng trực tiếp đến nguồn nƣớc ngầm, nƣớc sinh hoạt cũng nhƣ nƣớc và đất sản xuất nông - công nghiệp. Nếu nƣớc biển dâng lên 1m sẽ làm mất 12,2% diện tích đất là nơi cƣ trú của 23% dân số (17 triệu ngƣời) của nƣớc ta. Trong đó, khu vực ven biển miền Trung sẽ chịu ảnh hƣởng nặng nề của hiện tƣợng BĐKH và dâng cao của nƣớc biển. Riêng đồng bằng sông Cửu Long, dự báo vào năm 2030, khoảng 45% diện tích của khu vực này sẽ bị nhiễm mặn cục độ và gây thiệt hại mùa màng nghiêm trọng do lũ lụt và ngập úng. Nếu không có kế hoạch đối phó, phần lớn diện tích của đồng bằng sông Cửu Long sẽ ngập trắng nhiều thời gian trong năm và thiệt hại ƣớc tính sẽ là 17 tỷ USD. BĐKH còn kéo theo sự thay đổi của thời tiết, ảnh hƣởng trực tiếp đến cây trồng, sản xuất nông, lâm, công nghiệp và nuôi trồng, đánh bắt thủy - hải sản. Đặc biệt là sự xuất hiện của dịch bệnh và khan hiếm về lƣơng thực, nƣớc ngọt. Dự báo, sẽ có khoảng 1,8 tỷ ngƣời trên thế giới sẽ khó khăn về nƣớc sạch và 600 triệu ngƣời bị suy dinh dƣỡng vì thiếu lƣơng thực do ảnh hƣởng của BĐKH toàn cầu trong những năm tới. [13] 1.2.1. Nguyên nhân của BĐKH 1.2.1.1. Nguyên nhân do tự nhiên Nguyên nhân gây ra BĐKH do tự nhiên bao gồm thay đổi cƣờng độ sáng của Mặt trời (biểu hiện là sự xuất hiện các điểm đen Mặt trời-Sunpots), hoạt động phun trào núi lửa, thay đổi quỹ đạo quay của trái đất. 6 Số Sunspots xuất hiện trung bình năm từ năm 1610 đến 2000. Với sự xuất hiện các Sunspots làm cho cƣờng độ tia bức xạ mặt trời chiếu xuống trái đất thay đổi, nghĩa là năng lƣợng chiếu xuống mặt đất thay đổi làm thay đổi nhiệt độ bề mặt trái đất. Sự thay đổi cƣờng độ sáng của Mặt trời cũng gây ra sự thay đổi năng lƣợng chiếu xuống mặt đất thay đổi làm thay đổi nhiệt độ bề mặt trái đất. Cụ thể là từ khi tạo thành Mặt trời đến nay gần 4,5 tỷ năm cƣờng độ sáng của Mặt trời đã tăng lên hơn 30%. Nhƣ vậy có thể thấy khoảng thời gian khá dài nhƣ vậy thì sự thay đổi cƣờng độ sáng mặt trời là không ảnh hƣởng đáng kể đến BĐKH. Núi lửa phun trào - Khi một ngọn núi lửa phun trào sẽ phát thải vào khí quyển một lƣợng cực kỳ lớn khối lƣợng sulfur dioxide (SO2), hơi nƣớc, bụi và tro vào bầu khí quyển. Khối lƣợng lớn khí và tro có thể ảnh hƣởng đến khí hậu trong nhiều năm. Các hạt nhỏ đƣợc gọi là các sol khí đƣợc phun ra bởi núi lửa, các sol khí phản chiếu lại bức xạ (năng lƣợng) mặt trời trở lại vào không gian vì vậy chúng có tác dụng làm giảm nhiệt độ lớp bề mặt trái đất. Đại dƣơng ngày nay - Các đại dƣơng là một thành phần chính của hệ thống khí hậu. Dòng hải lƣu di chuyển một lƣợng lớn nhiệt trên khắp hành tinh. Thay đổi trong lƣu thông đại dƣơng có thể ảnh hƣởng đến khí hậu thông qua sự chuyển động của CO2 vào trong khí quyển. Thay đổi quỹ đạo quay của Trái Đất - Trái đất quay quanh Mặt trời với một quỹ đạo. Trục quay có góc nghiêng 23,5°. Thay đổi độ nghiêng của quỹ đạo quay trái đất có thể dẫn đến những thay đổi nhỏ. Tốc độ thay đổi cực kỳ nhỏ có thể tính đến thời gian hàng tỷ năm, vì vậy có thể nói không ảnh hƣởng lớn đến BĐKH. Có thể thấy rằng các nguyên nhân gây ra BĐKH do các yếu tố tự nhiên đóng góp một phần rất nhỏ vào sự BĐKH và có tính chu kỳ kể từ quá khứ đến hiện nay. Theo các kết quả nghiên cứu và công bố từ Ủy Ban Liên Chính Phủ về BĐKH thì nguyên nhân gây ra BĐKH chủ yếu là do các hoạt động của con ngƣời. [14] 1.2.1.2. Nguyên nhân do con người - Gia tăng các chất khí nhà kính Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp (khoảng từ năm 1750), con ngƣời đã sử dụng ngày càng nhiều năng lƣợng, chủ yếu từ các nguồn nguyên liệu hóa thạch (than, 7 dầu, khí đốt), qua đó đã thải vào khí quyển ngày càng tăng các chất khí gây hiệu ứng nhà kính của khí quyển, dẫn đến tăng nhiệt độ của trái đất. Những số liệu về hàm lƣợng khí CO2 trong khí quyển đƣợc xác định từ các lõi băng đƣợc khoan ở Greenland và Nam cực cho thấy, trong suốt chu kỳ băng hà và tan băng (khoảng 18.000 năm trƣớc), hàm lƣợng khí CO2 trong khí quyển chỉ khoảng 180 -200ppm (phần triệu), nghĩa là chỉ bằng khoảng 70% so với thời kỳ tiền công nghiệp (280ppm). Từ khoảng năm 1.800, hàm lƣợng khí CO2 bắt đầu tăng lên, vƣợt con số 300ppm và đạt 379ppm vào năm 2005, nghĩa là tăng khoảng 31% so với thời kỳ tiền công nghiệp, vƣợt xa mức khí CO2 tự nhiên trong khoảng 650 nghìn năm qua. Hàm lƣợng các khí nhà kính khác nhƣ khí mêtan (CH4), ôxit nitơ (N2O) cũng tăng lần lƣợt từ 715ppb và 270ppb trong thời kỳ tiền công nghiệp lên 1774ppb (151%) và 319ppb (17%) vào năm 2005. Riêng các chất khí chlorofluoro carbon (CFCs) vừa là khí nhà kính với tiềm năng làm nóng lên toàn cầu lớn gấp nhiều lần khí CO2, vừa là chất phá hủy tầng ôzôn bình lƣu, chỉ mới có trong khí quyển do con ngƣời sản xuất ra kể từ khi công nghiệp làm lạnh, hóa mỹ phẩm phát triển. Đánh giá khoa học của Ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC) cho thấy, việc tiêu thụ năng lƣợng do đốt nhiên liệu hóa thạch trong các ngành sản xuất năng lƣợng, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng… đóng góp khoảng một nửa (46%) vào sự nóng lên toàn cầu, phá rừng nhiệt đới đóng góp khoảng 18%, sản xuất nông nghiệp khoảng 9% các ngành sản xuất hóa chất (CFCs, HCFC) khoảng 24%, còn lại (3%) là từ các hoạt động khác. Từ năm 1840 đến 2004, tổng lƣợng phát thải khí CO2 của các nƣớc giàu chiếm tới 70% tổng lƣợng phát thải khí CO2 toàn cầu, trong đó ở Hoa Kỳ và Anh trung bình mỗi ngƣời dân phát thải 1.100 tấn, gấp khoảng 17 lần ở Trung Quốc và 48 lần ở Ấn Độ. Riêng năm 2004, lƣợng phát thải khí CO2 của Hoa Kỳ là 6 tỷ tấn, bằng khoảng 20% tổng lƣợng phát thải khí CO2 toàn cầu. Trung Quốc là nƣớc phát thải lớn thứ 2 với 5 tỷ tấn CO2, tiếp theo là Liên bang Nga 1,5 tỷ tấn, Ấn Độ 1,3 tỷ tấn, Nhật Bản 1,2 tỷ tấn, CHLB Đức 800 triệu tấn, Canada 600 triệu tấn, Vƣơng quốc Anh 580 triệu tấn. Các nƣớc đang phát triển phát thải tổng cộng 12 tỷ tấn CO2, 8 chiếm 42% tổng lƣợng phát thải toàn cầu so với 7 tỷ tấn năm 1990 (29% tổng lƣợng phát thải toàn cầu), cho thấy tốc độ phát thải khí CO2 của các nƣớc này tăng khá nhanh trong khoảng 15 năm qua. Một số nƣớc phát triển dựa vào đó để yêu cầu các nƣớc đang phát triển cũng phải cam kết theo Công ƣớc BĐKH. Năm 1990, Việt Nam phát thải 21,4 triệu tấn CO2. Năm 2004, phát thải 98,6 triệu tấn CO2, tăng gần 5 lần, bình quân đầu ngƣời 1,2 tấn/năm (trung bình của thế giới là 4,5 tấn/năm, Singapo 12,4 tấn, Malaysia 7,5 tấn, Thái Lan 4,2 tấn, Trung Quốc 3,8 tấn, Inđônêxia 1,7 tấn, Philippin 1,0 tấn, Myanma 0,2 tấn, Lào 0,2 tấn). Nhƣ vậy, phát thải các khí CO2 của Việt Nam tăng khá nhanh trong 15 năm qua, song vẫn ở mức thấp so với trung bình toàn cầu và nhiều nƣớc trong khu vực. Dự tính tổng lƣợng phát thải các khí nhà kính của Việt Nam sẽ đạt 233,3 triệu tấn CO2 tƣơng đƣơng vào năm 2020, tăng 93% so với năm 1998. Tuy nhiên, điều đáng lƣu ý là trong khi các nƣớc giàu chỉ chiếm 15% dân số thế giới, nhƣng tổng lƣợng phát thải của họ chiếm 45% tổng lƣợng phát thải toàn cầu; các nƣớc châu Phi và cận Sahara với 11% dân số thế giới chỉ phát thải 2%, và các nƣớc kém phát triển với 1/3 dân số thế giới chỉ phát thải 7% tổng lƣợng phát thải toàn cầu. Đó là điều mà các nƣớc đang phát triển nêu ra về bình đẳng và nhân quyền tại các cuộc thƣơng lƣợng về Công ƣớc khí hậu và Nghị định thƣ Kyoto. Chính vì thế, một nguyên tắc cơ bản, đầu tiên đƣợc ghi trong Công ƣớc Khung của Liên hợp quốc về BĐKH là: “Các bên phải bảo vệ hệ thống khí hậu vì lợi ích của các thế hệ hôm nay và mai sau của nhân loại, trên cơ sở công bằng, phù hợp với trách nhiệm chung nhưng có phân biệt và bên các nước phát triển phải đi đầu trong việc đấu tranh chống BĐKH và những ảnh hưởng có hại của chúng”. - Khí nhà kính và hiệu ứng nhà kính Trong thành phần của khí quyển trái đất, khí nitơ chiếm 78% khối lƣợng, khí oxy chiếm 21%, còn lại khoảng 1% các khí khác nhƣ CO2, NH4, N2O, O3,… và hơi nƣớc. Tuy chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, các khí vết này, đặc biệt là khí CO2, CH4, NOx, và CFCs - một loại khí mới chỉ có trong khí quyển từ khi công nghệ làm lạnh phát triển, là những khí có vai trò rất quan trọng đối với sự sống trên trái đất. Trƣớc hết, đó là vì các chất khí nói trên hấp thụ bức xạ hồng ngoại do mặt đất phát ra, sau đó, một phần lƣợng bức xạ này lại đƣợc các chất khí đó phát xạ trở lại mặt đất, qua 9 đó hạn chế lƣợng bức xạ hồng ngoại của mặt đất thoát ra ngoài khoảng không vũ trụ và giữ cho mặt đất khỏi bị lạnh đi quá nhiều, nhất là về ban đêm khi không có bức xạ mặt trời chiếu tới mặt đất. Các chất khí nói trên, trừ CFCs, đã tồn tại từ lâu trong khí quyển và đƣợc gọi là các khí nhà kính tự nhiên. Nếu không có các chất khí nhà kính tự nhiên, trái đất của chúng ta sẽ lạnh hơn hiện nay khoảng 33oC, tức là nhiệt độ trung bình trái đất sẽ khoảng âm 18oC. Ngoài ra, khí ôzôn tập trung thành một lớp mỏng trên tầng bình lƣu của khí quyển có tác dụng hấp thụ các bức xạ tử ngoại từ mặt trời chiếu tới trái đất và thông qua đó bảo vệ sự sống trên trái đất. Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp về trƣớc, ít nhất khoảng 10.000 năm, nồng độ các chất khí nhà kính rất ít thay đổi, trong đó khí CO2 chƣa bao giờ vƣợt quá 300ppm. Chỉ riêng lƣợng phát thải khí CO2 do sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã tăng hàng năm trung bình tỷ lệ từ 6,4 tỷ tấn cacbon (xấp xỉ 23,5 tỷ tấn CO2) trong những năm 1990 lên đến 7,2 tỷ tấn cacbon (xấp xỉ 45,9 tỷ tấn CO2) mỗi năm trong thời kỳ từ 2000 – 2005. Các nhân tố khác, trong đó có các sol khí (bụi, cacbon hữu cơ, sulphat, nitrat…) gây ra hiệu ứng âm (lạnh đi) với lƣợng bức xạ cƣỡng bức tổng cộng trực tiếp là 0,5W/m2 và gián tiếp phản xạ của mây là 0,7W/m2; thay đổi sử dụng đất làm thay đổi suất phản xạ bề mặt, tạo ra lƣợng bức xạ cƣỡng bức tổng cộng đƣợc xác định bằng 0,02W/m2; trái lại, sự gia tăng khí ôzôn trong tầng đối lƣu do sản xuất và phát thải các hóa chất và sự thay đổi trong hoạt động của mặt trời trong thời kỳ từ năm 1750 đến nay đƣợc xác định là tạo ra hiệu ứng dƣơng đối với tổng lƣợng bức xạ cƣỡng bức lần lƣợt là 0,35 và 0,12W/m2. Nhƣ vậy, tác động tổng cộng của các nhân tố khác, ngoài khí nhà kính, đã tạo ra lƣợng bức xạ cƣỡng bức âm. Vì thế, trên thực tế, sự tăng lên của nhiệt độ trung bình toàn cầu quan trắc đƣợc trong thời gian qua đã bị triệt tiêu một phần, nói cách khác, sự tăng lên của riêng hàm lƣợng khí nhà kính nhân tạo trong khí quyển làm trái đất nóng lên nhiều hơn so với những gì đã quan trắc đƣợc, và điều đó càng khẳng định sự BĐKH hiện nay là do các hoạt động của con ngƣời chứ không phải do quá trình tự nhiên. [15] 1.2.2. Tác động của BĐKH 1.2.2.1. Tài nguyên đất 10 Đất vốn đã bị thoái hoá do quá lạm dụng phân vô cơ, hiện tƣợng khô hạn, rửa trôi do mƣa tăng sẽ dẫn tới tình trạng thoái hoá đất trầm trọng hơn. Nhiệt độ tăng lên ảnh hƣởng đến các hệ sinh thái tự nhiên, làm dịch chuyển các ranh giới nhiệt của các hệ sinh thái lục địa và hệ sinh thái nƣớc ngọt, làm thay đổi cơ cấu các loài thực vật và động vật ở một số vùng, một số loài có nguồn gốc ôn đới và á nhiệt đới có thể bị mất đi dẫn đến suy giảm tính đa dạng sinh học. Nhiệt độ nóng lên làm quá trình bay hơi diễn ra nhanh hơn, đất bị mất nƣớc trở nên khô cằn, các quá trình chuyển hoá trong đất khó xảy ra. Mƣa axit rửa trôi hoàn toàn chất dinh dƣỡng và vi sinh vật tồn tại trong đất. Các hợp chất chứa nhôm trong đất sẽ phóng thích các ion nhôm và các ion này có thể hấp thụ bởi rễ cây và gây độc cho cây. Tại một số nơi băng tan lại khiến đất trồi lên do mặt đất thoát khỏi sức nặng của hàng tỷ tấn băng đè lên. Mặt đất nâng lên nhanh đến nỗi nó không đƣợc bù kịp bằng mực nƣớc biển tăng do Trái đất nóng lên. Nƣớc biển rút xa làm tụt giảm mạch nƣớc ngầm, làm khô các dòng chảy và vùng đầm lầy: đất trồi lên từ nƣớc và chiếm chỗ những vùng ẩm ƣớt. Các hiện tƣợng cực đoan có xu hƣớng xảy ra nhiều và mạnh hơn nhƣ: ảnh hƣởng của bão, áp thấp nhiệt đới, giông lốc sẽ nhiều hơn. Đặc biệt, xâm nhập mặn và hạn hán là vấn đề thời sự. [1] 1.2.2.2. Tài nguyên nước Do sự nóng lên của khí hậu toàn cầu nên các lớp băng tuyết sẽ bị tan nhanh trong những thập niên tới. Trong thế kỷ XX, mực nƣớc biển tại châu Á dâng lên trung bình 2,4 mm/năm, riêng thập niên vừa qua là 3,1 mm/năm, dự báo sẽ tiếp tục dâng cao hơn trong thế kỷ XXI khoảng 2,8mm - 4,3 mm/năm. Mực nƣớc biển dâng lên có thể nhấn chìm nhiều vùng rộng lớn, nơi ở của hàng triệu ngƣời sống ở các khu vực thấp ở Việt Nam, Bangladesh, Ấn Độ và Trung Quốc,… làm khan hiếm nguồn nƣớc ngọt ở một số nƣớc châu Á do BĐKH đã làm thu hẹp các dòng sông băng ở dãy Hymalayas. Việt Nam là một trong các nƣớc sẽ chịu ảnh hƣởng nghiêm trọng của BĐKH và nƣớc biển dâng. Theo tính toán của các chuyên gia nghiên cứu biến đối khí hậu, đến năm 2100, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 30C và mực nƣớc 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan