Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đánh giá tuân thủ quy trình rửa tay thường quy của điều dưỡng tại bệnh viện k tâ...

Tài liệu Đánh giá tuân thủ quy trình rửa tay thường quy của điều dưỡng tại bệnh viện k tân triều

.PDF
39
1
93

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGUYỄN VÂN ANH ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ QUY TRÌNH RỬA TAY THƯỜNG QUY CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN K TÂN TRIỀU BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH - 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGUYỄN VÂN ANH ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ QUY TRÌNH RỬA TAY THƯỜNG QUY CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN K TÂN TRIỀU Chuyên ngành: Điều dưỡng Nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GVHD: TS. TRỊNH HÙNG MẠNH NAM ĐỊNH – 2022 i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới những người đã giúp đỡ tôi trong quá trình làm chuyên đề cũng như trong suốt quãng thời gian học tập. Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học, Bộ môn Nội trường Đại học Điều dưỡng Nam Định; Xin cảm ơn khoa Khám bệnh Tân Triều và các khoa phòng Bệnh viện K đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành chuyên đề. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tớiGiảng viên TS.Bs Trịnh Hùng Mạnh, người thầy không chỉ đã trực tiếp hướng dẫn cho tôi trong quá trình làm chuyên đề, mà còn luôn tận tình dạy dỗ, chỉ bảo, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho chúng tôi trong suốt thời gian học tập. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tập thể các thầy, cô giáo Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định các thầy; các anh, chị và các bạn lớp chuyên khoa I – khóa 9 đã luôn giúp đỡ, động viên góp ý cho tôi trong quá trình học tập và làm báo cáo chuyên đề. Với thời gian thực hiện chuyên đề, do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên báo cáo không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp từ các quý thầy cô và các bạn cùng lớp để em sẽ hoàn thành tốt hơn bài báo cáo chuyên đề tốt nghiệp này. Xin trân trọng cảm ơn! Nam Định, ngày tháng năm 2022 Học viên Nguyễn Vân Anh ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là báo cáo chuyên đề của riêng tôi. Nội dung trong bài báo cáo này hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa được công bố trong bất cứ mộtcông trình nào khác. Báo cáo này do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn. Nếu có điều gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Học viên Nguyễn Vân Anh iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. ii DANH MỤC CÁC CHỮ TỪ VIẾT TẮT ........................................................... v DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................... vi DANH MỤC ẢNH .......................................................................................... vii ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ VÀ LÝ LUẬN THỰC TIỄN............................................ 3 1.1 Mục đích của kỹ thuật rửa tay thường quy.................................................... 3 1.2. Thời điểm rửa tay của NVYT ...................................................................... 4 1.3. Quy trình kỹ thuật rửa tay............................................................................ 4 1.3.1 Chuẩn bị .................................................................................................... 5 1.3.2 Các bước rửa tay ....................................................................................... 7 CHƯƠNG 2. MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ....................................... 12 2.1. Mô tả bệnh viện K………………………………………………………...13 2.2. Kết quả khảo sát…………………………………………………………...14 CHƯƠNG 3. BÀN LUẬN ............................................................................... 20 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ................................................. 20 3.2.Về kiến thức vệ sinh tay ............................................................................. 21 3.2.1. Qua đánh giá sơ bộ về kiến thức về vệ sinh tay, chúng tôi thấy: ...... Error! Bookmark not defined. 3.2.2.Về tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay .................................................................... 21 KẾT LUẬN...................................................................................................... 24 KIẾN NGHỊ ..................................................................................................... 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC iv DANH MỤC CÁC CHỮ TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Ý nghĩa NKBV Nhiễm khuẩn bệnh viện NVYT Nhân viên y tế VSBT Vệ sinh bàn tay VST Vệ sinh tay HSCC Hồi sức cấp cứu NV Nhân viên RT Rửa tay v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Thông tin chung vềgiới, chức danh và thâm niên công tác của đối tượng nghiên cứu........................................................................................................ 14 Bảng 2.2: Kiến thức về tác dụng của găng trong chăm sóc người bệnh ............ 15 Bảng 2.3: Nhận thức về 5 thời điểm VST ........................................................ 16 Bảng 2.4: Đánh giá hiệu quả của 2 phương pháp vệ sinh tay ............................ 16 Bảng 2.5: Tỷ lệ tuân thủ thực hành vệ sinh tay theo chức danh ........................ 16 Bảng 2.6: Tỷ lệ tuân thủ thực hành vệ sinh tay theo giới .................................. 17 Bảng 2.7: Khảo sát các đối tượng sử dụng phương thức vệ sinh tay ................. 19 vi DANH MỤC ẢNH, BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ tuân thủ thực hành vệ sinh tay theo thâm niên ..................... 17 Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ tuân thủ thực hành vệ sinh tay theo 5 thời điểm ........... Error! Bookmark not defined. Ảnh 1.1: 5 thời điểm phải vệ sinh tay ................................................................. 4 Ảnh 1.2: Quy trình rửa tay thường quy của Bộ Y tếError! defined. Bookmark not 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) là một trong những thách thức và mối quan tâm hàng đầu tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới vì đây là những nhiễm khuẩn mắc phải trong thời gian người bệnh nằm viện. Nhiều nghiên cứu cho thấy NKBV làm tăng tỉ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm viện, tăng việc sử dụng kháng sinh, tăng đề kháng kháng sinh và chi phí điều trị. Theo thống kê, tỉ lệnhiễm khuẩn bệnh viện chiếm khoảng 5 - 10% ở các nước phát triển, và 15 - 20% ở các nước đang phát triển [3]. Nỗ lực kiểm soát các tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện hiện tại và tương lai vẫn còn là một thách thức đối với những nhà quản lý y tế, những nhà nghiên cứu, thầy thuốc và điều dưỡng lâm sàng... Có nhiều yếu tố gây ảnh hưởng nhiễm khuẩn bệnh viện như: môi trường ô nhiễm, bệnh truyền nhiễm, xử lý dụng cụ, các thủ thuật xâm lấn nhưng ô nhiễm bàn tay của nhân viên y tế (NVYT) là một mắt xích quan trọng trong dây truyền nhiễm khuẩn bệnh viện. Nhiễm khuẩn bệnh viện gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng không chỉ với bệnh nhân mà còn đối với các nhân viên y tế. Sự tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế (như rửa tay với nước và xà phòng, rửa tay với dung dịch sát khuẩn tay chứa cồn) được coi là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất để phòng ngừa hiệu quả nhiễm khuẩn bệnh viện. Vệ sinh bàn tay đúng cách sẽ làm loại bỏ hầu hết lớp vi sinh vật gây ra nhiễm khuẩn bệnh viện cho bệnh nhân. Hiện nay vấn đề vệ sinh bàn tay chưa được nhân viên y tế coi trọng, nhiều người khi tiến hành các kỹ thuật trên bệnh nhân đã không có ý thức tuân thủ vệ sinh bàn tay nên đã để lại nhưng hậu quả nghiêm trọng cho bệnh nhân như nhiễm khuẩn vết mổ, áp xe nơi tiêm…. Tổ chức Y Tế Thế Giới khẳng định “Chăm sóc sạch và chăm sóc an toàn - vệ sinh tay là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất trong phòng ngừa nhiễm 2 khuẩn bệnh viện”. Đây là giải pháp rẻ tiền nhất, dễ thực hiện và hiệu quả nhất. Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã ban hành thông tư 18/2009/TT-BYT ngày 14/10/2009 hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở khám, chữa bệnh, trong đó đã quy định thầy thuốc, nhân viên y tế, sinh viên, học sinh và người bệnh, người nhà người bệnh khi đến bệnh viện phải rửa tay theo quy định và hướng dẫn của cơ sở khám chữa bệnh. Nội dung thông tư đã được phổ biến toàn thể cán bộ, nhân viên toàn các bệnh viện. Tuy nhiên, tại Bệnh viên Kchưa có một nghiên cứu nào về vấn đề trên. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá tuân thủ quy trình rửa tay thường quy của điều dưỡng tại Bệnh viện K Tân Triều” với 2 mục tiêu 1. Mô tả thực trạng tuân thủ quy trình rửa tay thường quy của điều dưỡng tại khoa Khám bệnh và các khoa Nội Bệnh viện K – Cơ sở Tân Triều năm 2022. 2. Đề xuất giải pháp để tăng cường tuân thủ rửa tay thường quy của điều dưỡng tại khoa Khám bệnh và các khoa Nội Bệnh viện K – Cơ sở Tân Triều 3 Chương 1 CƠ SỞ VÀ LÝ LUẬN THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Mục đích của kỹ thuật rửa tay thường quy Có thể nói rằng đôi bàn tay là bộ phận linh hoạt nhất trên cơ thể của con người. Bàn tay giúp chúng ta làm mọi việc từ lao động, ăn uống, vệ sinh cá nhân, cầm nắm các vật... Chính vì sự linh hoạt đó mà bàn tay của con người phải tiếp xúc với rất nhiều thứ từ đồ ăn, đất cát, phân, động vật hay đơn giản là tay nắm cửa. Năm 1938, Price P.B chia vi khuẩn trên da bàn tay làm 2 nhóm: Vi khuẩn vãng lai và vi khuẩn định cư. Vi khuẩn định cư: Gồm các cầu khuẩn gram (+): S. epidermidis, S. aurers, và các vi khuẩn gram (-): Acinetobacter, Enterobacter...Phổ vi khuẩn định cư thường cư trú ở lớp sâu của biểu bì da. VST thường quy không loại bỏ được các vi khuẩn này khỏi bàn tay nhưng VST thường xuyên có thể làm giảm mức độ định cư của vi khuẩn trên tay. Vi khuẩn vãng lai: Loại vi khuẩn này gồm các vi khuẩn nằm trên các bề mặt tiếp xúc với bàn tay. Tuy nhiên phổ vi khuẩn này có thể loại bỏ dễ dàng bằng việc rửa tay thường quy. Do phải tiếp xúc với nhiều đồ vật như vậy mà bàn tay có thể có những vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn E.coli sau khi chúng ta đi đại tiện;hay virus cúm, virus sởi sau khi dùng tay xì mũi. Như vậy nếu như không rửa tay thì chúng ta có thể reo rắc các vi khuẩn và virus này ở khắp nơi - những nơi mà chúng ta chạm tay hoặc chính những vi sinh vật này sẽ gây bệnh cho bản thân chúng ta. Các bước rửa tay giúp loại bỏ các vi sinh vật có hại trên bàn tay. Đây là một việc làm quan trọng, đơn giản, tiết kiệm giúp ngăn ngừa và phòng tránh lây lan bệnh tật. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), rửa tay giúp: - Giảm 23 - 40 % số người mắc bệnh tiêu chảy. 4 - Giảm 58% bệnh tiêu chảy ở những người có hệ miễn dịch yếu. - Giảm 16 -21% các bệnh về đường hô hấp, như cảm lạnh, trong dân số nói chung. - Giảm 29 - 57% tỷ lệ trẻ em phải nghỉ học do các bệnh về đường tiêu hóa. Ngoài ra, việc rửa tay còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh và lan truyền dịch bệnh cũng như giảm tỷ lệ kháng kháng sinh. Tuy nhiên, chỉ rửa tay bằng nước không là chưa đủ, NVYT cần rửa tay đúng lúc và đúng cách. 1.1.2. Thời điểm rửa tay của NVYT Ảnh 1.1: 5 thời điểm phải vệ sinh tay 1. Rửa tay trước khi tiếp xúc bệnh nhân khi chạm vào bệnh nhân. Để bảo vệ bệnh nhân khỏi vi khuẩn có trên tay bạn. 2. Rửa tay trước khi làm thủ thuật vô trùng. Để bảo vệ bệnh nhân khỏi vi khuẩn có hại kể cả của chính bệnh nhân 3. Rửa tay ngay sau khi phơi nhiễm với dịch tiết của bệnh nhân. Để bảo vệ bản thân và môi trường chăm sóc sức khỏe khỏi các vi khuẩn có hại 4. Rửa sạch tay ngay sau khi tiếp xúc với bệnh nhân và môi trường xung quanh bệnh nhân. Để bảo vệ bản thân và môi trường chăm sóc sức khỏe khỏi các vi khuẩn có hại. 5 5. Rửa sạch tay sau khi chạm vào bất cứ vật dụng nào xung quanh bệnh nhân, ngay cả khi không tiếp xúc với bệnh nhân. 1.1.3. Quy trình kỹ thuật rửa tay 1.1.3.1. Quy trình rửa tay bằng nước và xà phòng Quy trình này được thực hiện khi bắt đầu hoặc kết thúc một ngày làm việc, khi tay dây bẩn mà mắt nhìn thấy được hoặc cảm giác có dính bẩn, dính máu, dịch cơ thể. Phải tháo trang sức ở tay trước khi tiến hành các bước sau: · Bước 1: Lấy 3 - 5ml dung dịch vệ sinh tay hoặc chà bánh xà phòng lên lòng và mu hai bàn tay. Xoa hai lòng bàn tay vào nhau cho dung dịch xà phòng dàn đều. · Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ các ngón của bàn tay kia và ngược lại. · Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ ngón tay. · Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia. · Bước 5: Dùng lòng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại. · Buớc 6: Xoay đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Ghi chú: Mỗi bước chà tối thiểu 5 lần, thời gian vệ sinh tay tối thiểu là 30 giây 1.1.3.2. Sát khuẩn tay bằng chế phẩm chứa cồn Sát khuẩn tay bằng chế phẩm chứa cồn là một trong những giải pháp quan trọng nhất để tăng số lần vệ sinh tay của nhân viên y tế. Vì vậy, các khoa cần trang bị 6 các lọ đựng chế phẩm chứa cồn có sẵn ở những nơi cần thiết để nhân viên y tế sử dụng. Tối thiểu ở các vị trí sau đây: - Ðầu giường bệnh trong các khoa Cấp cứu, khoa Hồi sức tích cực, khoa Truyền nhiễm, khoa Gây mê - Hồi sức. - Trên các xe tiêm, xe thay băng, xe dụng cụ làm thủ thuật. - Trên các bàn khám bệnh - Tường cạnh cửa ra vào, cửa chính của mỗi khoa. Quy trình: · Bước 1: Lấy 3ml chế phẩm chứa cồn. Chà hai lòng bàn tay vào nhau cho dung dịch dàn đều. · Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ các ngón của bàn tay kia và ngược lại. · Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ ngón tay. · Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia. · Bước 5: Dùng lòng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại. · Bước 6: Xoay đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Chà sát tay đến khi tay khô. Ghi chú: Mỗi bước chà tối thiểu 5 lần, thời gian chà sát tay từ 20-30 giây, hoặc chà sát cho đến khi tay khô. -Khi thực hiện quy trình VST thường quy cần lưu ý một số điểm sau: · Lựa chọn đúng phương pháp VST. 7 · Lấy đủ 3ml -5 ml dung dịch VST cho mỗi lần VST. · Tuân thủ đúng kỹ thuật VST · Tuân thủ đúng thời gian VST -Không rửa lại tay bằng nước và xà phòng sau khi đã chà tay bằng dung dịch VST chứa cồn.Tránh làm ô nhiễm lại bàn tay sau VST: Sử dụng nước sạch để rửa tay, sử dụng khăn sợi bông/khăn giấy sạch dùng 1 lần để lau khô tay, sử dụng khăn đã dùng lau khô tay để đóng vòi nước. Không dùng một khăn lau tay chung cho nhiều lần rửa tay. - Phải đảm bảo bàn tay khô hoàn toàn trước khi bắt đầu bất kỳ hoạt động chăm sóc nào cho người bệnh. Không sử dụng máy sấy tay để làm khô tay. Xem xét lựa chọn loại găng tay không có bột talc để thuận lợi cho việc khử khuẩn tay bằng dung dịch VST chứa cồn. Các bước rửa tay của bộ y tế trong dịch Covid Trong tình hình đại dịch hoành hành trên toàn thế giới như hiện nay, một trong những biện pháp đơn giản, kinh tế, dễ thực hiện, nhưng lại rất quan trọng và hiệu quả để phòng tránh virus lây lan là rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch, dung dịch cồn y tế chứa ít nhất 60% cồn, hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn. WHO khuyến cáo người dân rửa tay thường xuyên với xà bông/xà phòng/nước rửa tay… có thể giảm được 44% sự lây truyền các bệnh hô hấp. 8 Ảnh 1.2: Quy trình rửa tay 6 bước của Bộ Y tế. 6 bước rửa tay đúng cách Bước 1: Làm ướt 2 lòng bàn tay bằng nước. Lấy xà phòng và chà 2 lòng bàn tay vào nhau Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại. Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ ngón tay. Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia. Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại. Bước 6: Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước và làm khô tay. Chỉ mất khoảng 30 giây cho các bước rửa tay nhưng lại đem lại rất nhiều lợi ích cho người bệnh và cũng như bản thân NVYT. Do đó, mỗi NVYT cần tự nâng cao 9 ý thức thực hiện rửa tay đúng cách để bảo vệ sức khỏe của người bệnh, bản thân và cả cộng đồng. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Trên thế giới Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy tỷ lệ tuân thủ VST ở NVYT thay đổi từ 13% - 81%, tính chung là 40,5%. Tỷ lệ tuân thủ VST không đồng nhất giữa các khu vực lâm sàng, khu vực hồi sức cấp cứu thường cao hơn các khu vực khác. Tỷ lệ tuân thủ VST ở bác sỹ thấp hơn các nhóm NVYT khác. Tại Hoa Kỳ, một số nghiên cứu về tỷ lệ này được thực hiện trong khoảng từ năm 1991 đến năm 2000 cho thấy tỷ lệ tuân thủ chỉ đạt 29% đến 40% . Một nghiên cứu nhằm thu thập các thông tin về VSTTQ để từ đó đưa ra các biện pháp KSNK. Trong số các sinh viên điều dưỡng Thổ Nhĩ Kỳ được hỏi theo bộ câu hỏi, có 80,2% sinh viên trả lời có VSTTQ sau mỗi lần làm thủ thuật cho bệnh nhân, thời gian trung bình một lần VSTTQ từ 1 phút trở lên chiếm 71,9%. Kết luận từ nghiên cứu cho thấy tất cả các sinh viên đều được học về cách vệ sinh tay nhưng thực sự sinh viên vẫn chưa quan tâm tới vệ sinh tay và chưa thực hành được kiến thức đã học Nghiên cứu của Khaled và cộng sự thực hiện năm 2018 tại bệnh viện Đại học Ain Shams (Cairo, Ai Cập) cho thấy điều dưỡng có kiến thức VST tốt hơn bác sĩ nhưng các bác sĩ lại là những người tuân thủ tốt hơn (37,5%), tuy nhiên, tỷ lệ VST đúng của họ chỉ là 11,6% 1.2.2. Tại Việt Nam Nghiên cứu can thiệp của Nguyễn Việt Hùng, Trương Anh Thư và cộng sự thực hiện năm 2015 cho thấy: trước can thiệp tỷ lệ tuân thủ VST của NVYT chỉ đạt 6,3%. Sau 4 tháng tổ chức chiến dịch vận động NVYT tăng cường VST, tỷ lệ tuân thủ rửa tay đã tăng lên 65,7% 10 Năm 2020, Đặng Thị Vân Trang đã khảo sát tỷ lệ tuân thủ VST theo 5 thời điểm tại bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả cho thấy tỷ lệ tuân thủ VST của NVYT trung bình là 25,7%, tỷ lệ tuân thủ VST của điều dưỡng (67,5%) cao hơn so với bác sĩ (24,6%), kỹ thuật viên (3,1%), nhân viên khác (4,8%). Tỷ lệ tuân thủ VST lần lượt là 17,0% trước khi tiếp xúc NB, 31,8% trước thao tác vô khuẩn, 56,7% sau tiếp xúc dịch, 29,2% sau tiếp xúc NB và 12,3% sau khi chạm vào môi trường xung quanh NB. Tỷ lệ tuân thủ rửa tay khác nhau ở khoa Hồi sức (36,1%), các khoa Nội (21,6%), và các khoa Ngoại (28,4%) Năm 2019, nghiên cứu khảo sát thực trạng sự tuân thủ VSTTQ của NVYT tại bệnh viện Tim Hà Nội. Kết quả cho thấy, Khi quan sát 400 cơ hội VSTTQ của NVYT tại 3 khoa lâm sàng, kết quả cho thấy tỷ lệ tuân thủ VST đạt 68,5%. Khi so sánh giữa các đối tượng NVYT tại 3 khoa lâm sàng số cơ hội VST của điều dưỡng là cao nhất (290; 72,5 %) BS là 75;18,6%, ít nhất là hộ lý có 35; 8,7% và sự tuân thủ VST của điều dưỡng cũng cao hơn bác sĩ và hộ lý (73,1% trong 290 cơ hội), hộ lý là đối tượng có tỉ lệ tuân thủ VST kém nhất (37,1% trong 35 cơ hội). VST thấp tại những khu vực có cường độ chăm sóc và điều trị cao, khối lượng chăm sóc điều trị càng lớn hay số cơ hội VST càng lớn thì tỷ lệ tuân thủ VST càng thấp. Về sự tuân thủ thực hành VST của NVYT theo từng thời điểm cho thấy 90 -100% NVYT đều có ý thức vệ sinh tay tại thời điểm ngay sau khi tiếp xúc với máu và dịch cơ thể và trước, sau khi làm thủ thuật xâm lấn, sau khi tháo găng . Dương Duy Quang và cộng sự năm 2019 cũng chỉ ra có 94,5% các bác sỹ, điều dưỡng tại các khoa lâm sàng đã hiểu đúng khái khái niệm vệ sinh tay. 98% đối tượng nghiên cứu cho rằng vệ sinh tay là biện pháp quan trọng và đơn giản nhất để phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện và các vi khuẩn kháng thuốc, 29% các bác sỹ, điều dưỡng có kiến thức chưa đúng về thời gian thích hợp để vệ sinh tay 11 Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ VST ở NVYT gồm thiếu phương tiện, thiếu kiến thức, thiếu NVYT (quá tải), lạm dụng găng, thiếu kiểm tra giám sát và thiếu các biện pháp tạo dựng thói quen VST . Thực hành rửa tay của NVYT và người đi học còn rất hạn chế. Thực hành VST khi tiếp xúc với NB lần 1 của các đối tượng nghiên cứu còn hạn chế (12,1 53,4%),thực hành VST trước khi thực hiện thủ thuật sạch/vô khuẩn lần 1 (12,8 71,5%), thực hành VST khi tiếp xúc dịch cơ thể lần 1 (6 - 58,3%). 12 Chương 2 MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 2.1. Mô tả bệnh viện K Tân Triều Bệnh viện K3 ra đời từ năm 2012 nhằm giảm tải cho Bệnh viện K1 Phan Chu Trinh (Quán Sứ) và K2 Tam Hiệp, cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa ung bướu cho bệnh nhân trên khắp cả nước. Là một trong ba cơ sở của Bệnh viện K, Bệnh viện K3 Tân Triều có thế mạnh trong khám, phát hiện sớm, chữa và chăm sóc bệnh nhân mắc các bệnh ung bướu. Bệnh viện có ưu thế trong việc sử dụng các phương pháp chẩn đoán và thực hiện các phác đồ điều trị của hầu hết các loại ung thư. Một số kĩ thuật điều trị ung thư tiên tiến đang được tiến hành tại Bệnh viện K3:  Sử dụng Robot trong phẫu thuật và xạ trị.  Nút động mạch gan, nút tĩnh mạch cửa nhằm tăng thể tích gan, đốt u bằng sóng cao tần, vi sóng.  Điều trị Gamma Knife thường quy cho các bệnh nhân u não và các bệnh lý khác về não như: U màng não, U sọ, Khối u nguyên phát di căn sang não, dị dạng động tĩnh mạch,...  Ứng dụng các liệu pháp miễn dịch, phương pháp điều trị nhắm trúng đích với bệnh nhân mắc ung thư vú, dạ dày, phổi.  Ứng dụng các kĩ thuật xạ trị hiện đại: Xạ trị từ ngoài, xạ trị áp sát trong điều trị Ung thư vú, Phụ khoa (Ung thư cổ tử cung, buồng trứng,...)  Bệnh viện K3 đi vào hoạt động với chức năng: Khám và điều trị bệnh, phòng chống và phục hồi chức năng chuyên khoa ung bướu và một số bệnh khác trong khả năng, nghiên cứu khoa học,..
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan