Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá tổng hợp các nguồn lực tự nhiên phục vụ xây dựng mô hình hệ kinh tế sin...

Tài liệu đánh giá tổng hợp các nguồn lực tự nhiên phục vụ xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái lưu vực hồ thủy điện sơn la

.PDF
238
497
136

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ------***------ NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÁC NGUỒN LỰC TỰ NHIÊN PHỤC VỤ XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỆ KINH TẾ SINH THÁI LƯU VỰC HỒ THỦY ĐIỆN SƠN LA LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ Hà Nội - 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ------***------ NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÁC NGUỒN LỰC TỰ NHIÊN PHỤC VỤ XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỆ KINH TẾ SINH THÁI LƯU VỰC HỒ THỦY ĐIỆN SƠN LA Chuyên ngành: Địa lí tự nhiên Mã số: 9.44.02.17 LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Ngọc Khánh Hà Nội - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, các kết quả, số liệu nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Thị Hồng Nhung LỜI CẢM ƠN Luận án được hoàn thành tại khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Ngọc Khánh. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Thầy – người đã luôn dạy dỗ, chỉ bảo, động viên tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận án. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả còn nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô, các nhà khoa học trong khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và các cơ sở đào tạo ngoài trường: Viện Địa lí – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, phòng Sau đại học, Ban Chủ nhiệm khoa Địa lí, bộ môn Địa lí tự nhiên đã luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp tác giả được học tập, nghiên cứu trong suốt thời gian qua. Tác giả chân thành cảm ơn các cơ quan Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La; Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La, tỉnh Lai Châu; Cục thống kê các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên; UBND các huyện Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Sìn Hồ, Tủa Chùa… đã tận tình giúp đỡ, chia sẻ thông tin của địa phương. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đối với Trường Đại học Tây Bắc, khoa Sử - Địa – nơi tác giả đang công tác và gắn bó đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả hoàn thành nhiệm vụ. Sự giúp đỡ, ủng hộ, động viên kịp thời của gia đình, người thân, bạn bè trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án là nguồn động lực để tác giả hoàn thành luận án này. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Thị Hồng Nhung MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của luận án............................................................................................ 1 2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu ............................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................... 3 4. Các luận điểm bảo vệ .................................................................................................... 3 5. Những điểm mới của luận án ...................................................................................... 4 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ..................................................................................... 4 7. Cơ sở tài liệu của luận án ............................................................................................. 4 8. Cấu trúc của luận án..................................................................................................... 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÁC NGUỒN LỰC TỰ NHIÊN PHỤC VỤ XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỆ KINH TẾ SINH THÁI LƯU VỰC HỒ THỦY ĐIỆN .................... 6 1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan ............................................... 6 1.1.1 Các nghiên cứu về hệ kinh tế sinh thái, mô hình hệ kinh tế sinh thái ..................... 6 1.1.2 Các nghiên cứu đánh giá tổng hợp nguồn lực tự nhiên .......................................... 9 1.1.3 Các nghiên cứu về cảnh quan và đánh giá cảnh quan ........................................... 11 1.1.4 Các nghiên cứu về vùng Tây Bắc và lưu vực hồ thủy điện Sơn La........................ 15 1.2 Cơ sở lí luận xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái áp dụng cho khu vực nghiên cứu.......................................................................................................................... 19 1.2.1 Hệ kinh tế sinh thái, mô hình hệ kinh tế sinh thái ................................................... 19 1.2.2 Nguồn lực tự nhiên, đánh giá tổng hợp nguồn lực tự nhiên .................................. 27 1.2.3 Cảnh quan và đánh giá cảnh quan phục vụ xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái .............................................................................................................................. 29 1.3 Quan điểm, hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ................................... 39 1.3.1 Quan điểm nghiên cứu .............................................................................................. 39 1.3.2 Hướng tiếp cận nghiên cứu luận án......................................................................... 40 1.3.3 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 41 1.3.4 Một số mô hình sử dụng trong luận án .................................................................... 43 Tiểu kết chương 1 ............................................................................................................... 45 CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CÁC NGUỒN LỰC TỰ NHIÊN VÀ SỰ PHÂN HÓA CẤU TRÚC CẢNH QUAN LƯU VỰC HỒ THỦY ĐIỆN SƠN LA............ 46 2.1 Nhóm các nhân tố tự nhiên thành tạo cảnh quan ................................................. 46 2.1.1 Nhóm nhân tố vị trí địa lí – tài nguyên vị thế, địa chính trị ................................... 46 2.1.2 Nhóm nhân tố nền vật chất rắn của cảnh quan ...................................................... 48 2.1.3. Nhóm nhân tố nền nhiệt ẩm..................................................................................... 55 2.1.4 Nhóm nhân tố nền vật chất hữu cơ .......................................................................... 63 2.2 Một số nguồn tài nguyên thiên nhiên chính của khu vực nghiên cứu ............... 71 2.3.Nhóm các nhân tố kinh tế, xã hội ............................................................................ 72 2.3.1 Đặc điểm dân cư, dân tộc ......................................................................................... 72 2.3.2 Hiện trạng sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; khai thác thủy điện và du lịch ........ 74 2.4 Đặc điểm cảnh quan lưu vực hồ thủy điện Sơn La............................................... 80 2.4.1 Hệ thống phân loại cảnh quan lưu vực hồ thủy điện Sơn La tỉ lệ 1:100.000........ 80 2.4.2 Bản đồ cảnh quan lưu vực hồ thủy điện Sơn La tỉ lệ 1:100.000 ............................ 83 2.4.3 Phân tích cấu trúc cảnh quan lưu vực hồ thủy điện Sơn La .................................. 83 Tiểu kết chương 2 ............................................................................................................... 97 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÁC NGUỒN LỰC TỰ NHIÊN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH HỆ KINH TẾ SINH THÁI LƯU VỰC HỒ THỦY ĐIỆN SƠN LA ................................................................................... 99 3.1 Đánh giá mức độ thích nghi cảnh quan cho phát triển nông, lâm nghiệp lưu vực hồ thuỷ điện Sơn La.................................................................................................. 99 3.1.1 Đánh giá thích nghi cảnh quan cho các nhóm cây nông nghiệp .......................... 100 3.1.2 Đánh giá thích nghi cảnh quan cho mục đích phát triển lâm nghiệp................... 107 3.2 Hiện trạng và hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các mô hình hệ kinh tế sinh thái lưu vực hồ thủy điện Sơn La ............................................................ 111 3.2.1 Cấu trúc các mô hình hệ kinh tế sinh thái .............................................................. 111 3.2.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các mô hình hệ kinh tế sinh thái hiện có thuộc lưu vực ......................................................................................... 112 3.3 Đề xuất các mô hình hệ kinh tế sinh thái và kiến nghị ........................................ 123 3.3.1 Cơ sở đề xuất các mô hình hệ kinh tế sinh thái ...................................................... 123 3.3.2 Đề xuất các mô hình hệ kinh tế sinh thái và kiến nghị .......................................... 140 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 149 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ ..................... 152 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt AHP (Analytic Hierarchy Process) DFID (Department for International Development) Đọc là Phương pháp phân tích thứ bậc Ban Phát triển quốc tế DL-TS Du lịch – thủy sản ĐKTN Điều kiện tự nhiên EU (European Union) Ủy ban Châu Âu FAO (Food and Agriculture Organization Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên of the United Nations) hiệp quốc HST Hệ sinh thái HGĐ Hộ gia đình HTX Hợp tác xã IUCN (International Union for Conservation of Nature and Natural Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Resources) ISEE (International Society for Ecological Economics) IWRM (Integrated Water Resource Management) Hiệp hội Quốc tế Kinh tế sinh thái Quản lý tổng hợp tài nguyên nước GIS (Geographic Information System) Hệ thống thông tin địa lý KTST Kinh tế sinh thái KT-XH Kinh tế - xã hội LVS Lưu vực sông NLTN Nguồn lực tự nhiên NQ-CP Nghị quyết – chính phủ NR-V-C Nương – vườn – chuồng NR-V-C-TS Nương – vườn – chuồng – thủy sản NR-Rg-V-C-TS PRA (Participatory Rural Appraisal) Nương – ruộng – vườn – chuồng – thủy sản Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn PTBV Phát triển bền vững Rg-V-C Ruộng – vườn – chuồng RUSLE (Revised Universal Soil Loss Equation) Phương trình mất đất phổ dụng hiệu chỉnh SKH Sinh khí hậu STCQ Sinh thái cảnh quan TBTN Tai biến thiên nhiên TĐC Tái định cư TĐHB Thủy điện Hòa Bình TNTN Tài nguyên thiên nhiên TĐLC Thủy điện Lai Châu TĐSL Thủy điện Sơn La TP Thành phố TTBĐ Tri thức bản địa TTV Thảm thực vật DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1: Đặc trưng của hệ thống tự nhiên và hệ thống văn hóa xã hội .................... 31 Bảng 1.2: Cấu trúc mô hình SWOT trong phân tích các mô hình hệ kinh tế sinh thái lưu vực hồ thủy điện Sơn La .............................................................. 43 Bảng 2.1: Các đơn vị hành chính lưu vực hồ Thủy điện Sơn La ................................ 46 Bảng 2.2: Diện tích lưu vực theo đơn vị hành chính cấp huyện ................................. 47 Bảng 2.3: Diện tích và tỉ lệ phân theo độ cao thuộc lưu vực hồ thủy điện Sơn La .... 51 Bảng 2.4: Bức xạ tổng cộng trung bình tháng và năm (kcal/cm2/n) ........................... 55 Bảng 2.5: Số giờ nắng tháng và năm tại các trạm đo (giờ) ......................................... 56 Bảng 2.6: Lượng mưa trung bình tháng và năm tại các trạm (mm)............................ 57 Bảng 2.7: Hệ thống chỉ tiêu phân kiểu sinh khí hậu lưu vực hồ thủy điện Sơn La......... 59 Bảng 2.8: Mô tả đặc điểm các kiểu sinh khí hậu lưu vực hồ thủy điện Sơn La ......... 60 Bảng 2.9: Quy mô và cơ cấu các loại đất lưu vực hồ thủy điện Sơn La ..................... 64 Bảng 2.10: Diện tích và cơ cấu các kiểu thảm thực vật thuộc lưu vực hồ thủy điện Sơn La ........................................................................................................ 66 Bảng 2.11: Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các huyện thuộc lưu vực hồ thủy điện Sơn La giai đoạn 2010 – 2015 (%) ............................................ 75 Bảng 2.12: Giá trị sản xuất nông, lâm thủy sản của các huyện thuộc lưu vực hồ thủy điện Sơn La (tính theo giá hiện hành) (triệu đồng) ........................... 75 Bảng 2.13: Hệ thống phân loại cảnh quan lưu vực hồ thủy điện Sơn La ................... 81 Bảng 2.14: Thống kê diện tích các phụ lớp cảnh quan lưu vực hồ thủy điện Sơn La .......... 85 Bảng 2.15: Mực nước sông Đà trong điều kiện tự nhiên tại trạm Tạ Bú (m) ............. 92 Bảng 2.16: Dao động mực nước hồ chứa Sơn La trung bình nhiều năm.................... 93 Bảng 3.1: Kết quả phân cấp chỉ tiêu đánh giá cho một số cây, nhóm cây trồng ...... 103 Bảng 3.2: Tổng hợp kết quả phân cấp các mức độ thích nghi và khoảng điểm đối với từng nhóm cây ................................................................................... 104 Bảng 3.3: Tổng hợp kết quả đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển nhóm cây nông nghiệp ở lưu vực hồ thủy điện Sơn La ..................................... 106 Bảng 3.4: Tổng hợp chỉ tiêu đánh giá mức độ ưu tiên cho mục đích phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn ........................................................................ 108 Bảng 3.5: Phân cấp mức độ ưu tiên của từng loại cảnh quan cho mục tiêu phát triển rừng phòng hộ ................................................................................. 109 Bảng 3.6: Tổng hợp chỉ tiêu đánh giá mức độ ưu tiên của các loại cảnh quan cho mục đích phát triển rừng sản xuất............................................................ 110 Bảng 3.7: Phân cấp mức độ ưu tiên của từng loại cảnh quan cho mục tiêu phát triển rừng sản xuất ................................................................................... 111 Bảng 3.8: Hiệu quả kinh tế của các mô hình (điều tra năm 2016 – 2017)............... 112 Bảng 3.10: Số lượng các hộ tiến hành phỏng vấn tại các bản thuộc huyện Quỳnh Nhai, Mường La, Tủa Chùa, Sìn Hồ ....................................................... 124 Bảng 3.11: Thống kê diện tích các loại cảnh quan có mức độ rất thích nghi (S1) và thích nghi trung bình (S2) theo phụ lớp cảnh quan ............................ 125 Bảng 3.12: Định hướng tổ chức không gian lãnh thổ các huyện thuộc lưu vực hồ thủy điện Sơn La đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 ...................... 130 Bảng 3.14: Định hướng sử dụng các loại cảnh quan và đề xuất mô hình hệ kinh tế sinh thái lưu vực hồ thủy điện Sơn La cho mục tiêu phát triển nông, lâm, thủy sản và du lịch ........................................................................... 140 Bảng 3.15: Định hướng các mô hình hệ kinh tế sinh thái theo đơn vị cấp phụ lớp cảnh quan ................................................................................................. 145 Bảng 3.16: Định hướng không gian phát triển các mô hình hệ kinh tế sinh thái theo đơn vị hành chính cấp huyện ........................................................... 146 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1: Cấu trúc và mối liên hệ giữa các hợp phần trong hệ kinh tế sinh thái ........ 20 Hình 1.2: Sơ đồ các bước đánh giá mô hình hệ kinh tế sinh thái (Nguyễn Cao Huần, 2005) ... 22 Hình 1.3: Cấu trúc và chức năng theo chiều đứng với các hợp phần chính của các quyển tự nhiên có tác động của con người .................................................... 32 Hình 1.4: Sơ đồ quy trình đánh giá thích nghi sinh thái các cảnh quan ..................... 36 Hình 1.5: Sơ đồ cấu trúc thứ bậc trong AHP (Thomas L.Staaty, 1980) ..................... 37 Hình 1.6: Sơ đồ khung lý thuyết nghiên cứu của đề tài .............................................. 40 Hình 1.7: Khung sinh kế bền vững của DFID (2001) ................................................. 44 Hình 1.8: Sơ đồ quy trình nghiên cứu ......................................................................... 44 Hình 2.1: Biểu đồ tỉ lệ dân số của các xã thuộc lưu vực hồ thủy điện Sơn La ........... 72 Hình 2.2: Sản lượng điện sản xuất, phí dịch vụ môi trường rừng của thủy điện Sơn La và Lai Châu ................................................................................... 78 Hình 2.3: Nguồn doanh thu nộp ngân sách Nhà nước của 3 tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên......................................................................................... 78 Hình 2.4: Sơ đồ hệ thống phân loại cảnh quan lưu vực hồ thủy điện Sơn La ............ 80 Hình 2.5: Giá trị kích thước trung bình của từng loại cảnh quan thuộc lưu vực hồ thủy điện Sơn La ........................................................................................ 96 Hình 2.6: Độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên kích thước của các mảnh cảnh quan (theo đơn vị hành chính cấp huyện) .......................................................... 96 Hình 2.7: Độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên kích thước của các loại cảnh quan ....... 96 Hình 3.1: Kênh tiêu thụ trực tiếp các sản phẩm từ nguồn cá nuôi trồng và đánh bắt trên hồ thủy điện Sơn La.................................................................... 114 Hình 3.2: Sơ đồ chuỗi giá trị du lịch cộng đồng tại địa phương ............................... 115 Hình 3.3: Biểu đồ hiệu quả kinh tế của một số hộ trồng thảo quả ............................ 118 DANH MỤC BẢN ĐỒ, LÁT CẮT Bản đồ số Tên bản đồ Sau trang 2.1 Bản đồ hành chính lưu vực hồ thủy điện Sơn La 46 2.2 Bản đồ địa chất lưu vực hồ thủy điện Sơn La 49 2.3 Bản đồ phân tầng độ cao lưu vực hồ thủy điện Sơn La 51 2.4 Bản đồ sinh khí hậu lưu vực hồ thủy điện Sơn La 59 2.5 Bản đồ thổ nhưỡng lưu vực hồ thủy điện Sơn La 63 2.6 Bản đồ lớp phủ thực vật lưu vực hồ thủy điện Sơn La 65 2.7 Bản đồ đa dạng dân tộc lưu vực hồ thủy điện Sơn La 73 2.8 Bản đồ cảnh quan lưu vực hồ thủy điện Sơn La 83 2.9 Lát cắt cảnh quan lưu vực hồ thủy điện Sơn La (A – B) 83 2.10 Lát cắt cảnh quan lưu vực hồ thủy điện Sơn La (C – D) 83 2.11 Bản đồ cảnh quan phục vụ mục đích phát triển cây thảo quả 104 lưu vực hồ thủy điện Sơn La 2.12 Bản đồ đánh giá cảnh quan phục vụ mục đích phát triển cây mắc ca 104 lưu vực hồ thủy điện Sơn La 2.13 Bản đồ đánh giá cảnh quan phục vụ mục đích phát triển cây ăn quả 105 lưu vực hồ thủy điện Sơn La 2.14 Bản đồ đánh giá cảnh quan phục vụ mục đích phát triển cây hằng năm 106 lưu vực hồ thủy điện Sơn La 2.15 Bản đồ đánh giá cảnh quan ưu tiên phát triển rừng phòng hộ 109 lưu vực hồ thủy điện Sơn La 2.16 Bản đồ đánh giá cảnh quan ưu tiên phát triển rừng sản xuất lưu vực hồ thủy điện Sơn La 110 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Trên vùng đất đầu nguồn lưu vực sông Đà (phần lãnh thổ Việt Nam), các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên đều có lợi thế nổi trội về tiềm năng năng lượng. Để khai thác nguồn tiềm năng đó, ba bậc thang lớn trên dòng chính đã đi vào hoạt động cùng hàng loạt công trình thủy điện vừa và nhỏ trên các phụ lưu đã, đang và sẽ hoàn thành đã tác động đến các điều kiện tự nhiên (ĐKTN), tài nguyên thiên nhiên (TNTN) của lưu vực. Đồng thời, sẽ dẫn đến hàng loạt những ảnh hưởng về sinh kế, xáo trộn đời sống dân sinh, kinh tế của hàng nghìn hộ dân, gây nên hiệu ứng xã hội lâu dài đòi hỏi cần được xem xét, khắc phục một cách khoa học và hợp lý. Trong bối cảnh đó, việc lựa chọn các mô hình hệ kinh tế sinh thái (KTST) phù hợp với điều kiện canh tác mới, trên vùng đất mới là một hướng đi hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của thực tiễn. Các mô hình được đề xuất phải phù hợp với lối sống, tập quán canh tác của các cộng đồng dân cư địa phương; được xác định theo hướng quy hoạch chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, hình thành các vùng chuyên canh nông sản hàng hóa của địa phương. Dựa trên sự phát triển của Địa lí học hiện đại, để có thể đề xuất các mô hình hệ KTST phù hợp cần thiết phải tiến hành nghiên cứu, đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN theo hướng tiếp cận KTST nhằm đảm bảo hiệu quả trên cả ba mặt: kinh tế, thích nghi sinh thái (TNST) và bảo vệ môi trường, xã hội. Trong đó, phân tích đặc điểm và sự phân hóa cảnh quan được xem là cơ sở cho đánh giá NLTN của hoạt động sản xuất, nhất là các sinh kế truyền thống. Vì lẽ đó, việc nghiên cứu như thế nào, khu vực nào, hiệu quả ra sao vẫn là vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm, đòi hỏi phải giải quyết một cách triệt để trên cơ sở nghiên cứu toàn diện, tổng hợp mối quan hệ tương hỗ, hài hòa giữa các yếu tố hợp phần tự nhiên – kinh tế – nhân văn. Do đó, trong mỗi giai đoạn phát triển, công tác điều tra tốt, đánh giá thực chất các NLTN, kinh tế - xã hội (KT-XH) sẽ là chìa khóa, là khởi nguồn cho các phương án xây dựng các mô hình sản xuất có tính khả thi cao. Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên; đồng thời hướng tới một trong những nhiệm vụ trọng tâm và là chương trình trọng điểm được nhấn mạnh: “huy động các nguồn lực, tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng 2 KT-XH; phát triển kinh tế vùng... tạo thành các vùng kinh tế động lực dọc theo hệ thống quốc lộ; tập trung sản xuất lương thực, cây ăn quả, cây chè... nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch cộng đồng; vùng kinh tế nông, lâm nghiệp, sinh thái sông Đà... theo quy mô hộ gia đình (HGĐ) và trang trại, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ... phát triển các vùng có thế mạnh du lịch” [85] thì việc đề xuất các mô hình KTST theo các quy mô khác nhau là vấn đề cấp thiết, có tính thực tiễn, phù hợp với thực trạng của các tỉnh miền núi Tây Bắc, với chủ trương triển khai Chương trình Tây Bắc [181]. Đó là lý do để đề tài luận án hướng vào việc “Đánh giá tổng hợp các nguồn lực tự nhiên phục vụ xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái lưu vực hồ thủy điện Sơn La” nhằm phân tích tiềm năng, thực trạng các NLTN, điều kiện để hình thành các mô hình hệ KTST và đề xuất một số mô hình phù hợp đối với khu vực nghiên cứu. 2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 2.1 Mục tiêu Xác lập cơ sở khoa học và đề xuất mô hình hệ KTST theo hướng tiếp cận đánh giá sinh thái cảnh quan (STCQ), góp phần đa dạng sinh kế, nâng cao mức sống cho người dân (chú trọng đến người dân TĐC) gắn với bảo vệ môi trường cho lưu vực hồ TĐSL. 2.2 Nội dung nghiên cứu Để đạt được mục tiêu đề ra, luận án tập trung giải quyết các nội dung cụ thể sau: - Tổng quan có chọn lọc những vấn đề lí luận về hệ KTST, mô hình hệ KTST dựa vào các NLTN thông qua đánh giá cảnh quan. - Xây dựng bản đồ phân loại cảnh quan lưu vực hồ TĐSL dựa trên sự phân hóa đa dạng của các nhân tố thành tạo cảnh quan. - Đánh giá tính TNST của các nhóm cây nông, lâm nghiệp theo các đơn vị cảnh quan, từ đó xem xét tính hiệu quả về kinh tế và tính bền vững về môi trường và xã hội phục vụ định hướng xây dựng các mô hình hệ KTST phù hợp. - Nghiên cứu hiện trạng các mô hình hệ KTST hiện có gắn với tiềm năng các nguồn vốn sinh kế, phong tục tập quán, phương thức canh tác của người dân. 3 - Đề xuất các mô hình hệ KTST quy mô HGĐ, HTX và trang trại theo định hướng chuyển đổi cơ cấu tổ chức sản xuất nông nghiệp hàng hóa. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các ĐKTN, TNTN, điều kiện nhân văn cho các mô hình hệ KTST góp phần đa dạng sinh kế cho người dân vùng lòng hồ. 3.2 Phạm vi nghiên cứu 3.2.1 Phạm vi không gian Không gian lưu vực hồ TĐSL trong phạm vi nghiên cứu của đề tài (gọi tắt là lưu vực hồ TĐSL) được xác định là một phần diện tích cung cấp nước cho hồ TĐSL, bao gồm phạm vi của dòng chảy chính và hệ thống 16 phụ lưu cấp cuối cùng đổ vào lưu vực hồ, được xác định trên cơ sở không gian quy hoạch lâm phận phòng hộ đầu nguồn Việt Nam, có điều chỉnh lại ranh giới trên bản đồ địa hình tỉ lệ 1:50.000. Theo đó, diện tích lưu vực hồ TĐSL bao gồm cụm nhà máy thủy điện và một hồ chứa nước với diện tích 315.850ha [124] thuộc phạm vi hành chính của 3 trong 6 tỉnh vùng Tây Bắc là Lai Châu, Điện Biên, Sơn La. 3.2.2 Phạm vi khoa học Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu theo các nội dung trọng tâm sau: 1/ Xác lập cơ sở khoa học về các vấn đề cần nghiên cứu trong đề tài (hệ KTST, mô hình hệ KTST, đánh giá tổng hợp NLTN). 2/ Phân tích sự phân hóa đa dạng của cảnh quan lưu vực hồ TĐSL. 3/ Đánh giá TNST của các đơn vị cảnh quan cho mục đích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp gắn với sinh kế và kinh nghiệm tri thức tộc người cho việc đề xuất các mô hình KTST hợp lý theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hóa. 4. Các luận điểm bảo vệ - Luận điểm 1: Lưu vực hồ TĐSL có sự phân hóa đa dạng đặc thù của cảnh quan miền núi, bao gồm 03 lớp, 04 phụ lớp, 01 kiểu, 05 phụ kiểu và 146 loại cảnh quan, chịu tác động sâu sắc bởi yếu tố kỹ thuật – công trình TĐSL, nhân tố làm thay đổi cấu trúc và sự phát triển của các mô hình hệ KTST. 4 - Luận điểm 2: Đánh giá TNST các đơn vị cấp loại cảnh quan cho mục đích nông, lâm, thủy sản gắn với đặc điểm nguồn vốn sinh kế, kinh nghiệm sản xuất của cộng đồng dân cư; đây là cơ sở để đề xuất các mô hình hệ KTST qui mô lớn. 5. Những điểm mới của luận án - Đánh giá tổng hợp các NLTN lưu vực hồ thủy điện TĐSL trên cơ sở đánh giá cảnh quan gắn với yếu tố nhân văn đã góp phần định hướng không gian các mô hình hệ KTST theo các cấp phân chia cảnh quan. - Đề xuất mô hình hệ KTST với quy mô HGĐ, trang trại, HTX dựa trên kết quả đánh giá mức độ thích nghi của các cảnh quan lưu vực hồ TĐSL; hiện trạng các mô hình hiện có; định hướng quy hoạch phát triển KT-XH của các địa phương và phù hợp với đặc thù nguồn lực nhân văn của khu vực. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Ý nghĩa khoa học: Góp phần hoàn thiện về lý luận và phương pháp đánh giá tổng hợp STCQ gắn với sinh thái nhân văn cho mục tiêu phát triển nông, lâm, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa làm cơ sở đề xuất định hướng phát triển mô hình hệ KTST tại lưu vực hồ thủy điện. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài là những luận cứ khoa học có thể tham khảo để định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường theo hướng bền vững với một số mô hình KTST phù hợp, với kết quả đánh giá cảnh quan, đảm bảo sinh kế bền vững cho các cộng đồng dân cư dân tộc ít người TĐC trên lưu vực hồ TĐSL. 7. Cơ sở tài liệu của luận án - Tài liệu khoa học: gồm các báo cáo, bài báo nghiên cứu, tạp chí khoa học, đề tài, dự án nghiên cứu có liên quan đến luận án và khu vực nghiên cứu. - Tài liệu bản đồ: + Bản đồ địa chất tỉ lệ 1:200.000 do Phan Sơn (chủ biên), Đào Đình Thục, Nguyễn Viết Thắng, Trần Văn Tỵ thực hiện. + Bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ sinh khí hậu tỉ lệ 1:100.000. - Các công trình nghiên cứu, bài báo của tác giả có liên quan đến luận án - Kết quả khảo sát, điều tra thực địa. 5 8. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu đánh giá tổng hợp các nguồn lực tự nhiên phục vụ xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái lưu vực hồ thủy điện. Chương 2: Đặc điểm các nguồn lực tự nhiên và sự phân hóa cấu trúc cảnh quan lưu vực hồ thủy điện Sơn La. Chương 3: Đánh giá tổng hợp các nguồn lực tự nhiên và định hướng phát triển mô hình hệ kinh tế sinh thái lưu vực hồ thủy điện Sơn La. 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÁC NGUỒN LỰC TỰ NHIÊN PHỤC VỤ XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỆ KINH TẾ SINH THÁI LƯU VỰC HỒ THỦY ĐIỆN 1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan 1.1.1 Các nghiên cứu về hệ kinh tế sinh thái, mô hình hệ kinh tế sinh thái 1.1.1.1 Trên thế giới Trong khoa học địa lý, KTST xuất hiện vào những năm 80 của thế kỉ XX với các mô hình hệ KTST được khởi nguồn từ Liên Xô, điển hình như Geraximov I.P (1979), Sishenko (1991) đã đề xuất các mô hình cho từng vùng trên lãnh thổ Liên bang Nga hay mô hình PTBV ngành nông nghiệp cho khu vực thảo nguyên Nam Ucraina... Ở phương Tây, các tác giả tiêu biểu như Conway G.R (1983), Marten G.G (1988), Costanza R. (1991, 1997), P.K Ramachandran Nair (1993)... cũng đã tập trung nghiên cứu hệ KTST và các mô hình theo hướng tổng hợp hoặc chuyên sâu. Nhiều bài báo của Costanza R., F. H. Skalr, S.C. Farber, J. Maxwell, G.L. Chmura, L. Cornwell... đều đề cập đến nhiều khía cạnh của mô hình sinh thái trong thời đại mới. Trong bài What is ecological economics (1989) [155] của Costanza R. đã khẳng định sự gắn kết giữa kinh tế và sinh thái, không tồn tại ranh giới hay sự tách bạch giữa hai phạm trù này; đồng thời tác giả cũng nhấn mạnh tới việc giải quyết các mối quan hệ giữa các hệ sinh thái và hệ thống kinh tế theo nghĩa rộng nhất, đó là nhiệm vụ của các nhà KTST. Năm 1997, trong cuốn An introduction to ecological economics ông và đồng nghiệp một lần nữa chỉ rõ các vấn đề, nguyên tắc của KTST cũng như vai trò, chính sách, thể chế của các tổ chức nhằm thích ứng với quá trình đánh giá KTST và quản lí bảo vệ môi trường sống [154]. Bên cạnh việc nghiên cứu chuyên sâu về KTST ở quy mô rộng, ở một số khu vực có ĐKTN đặc thù các học giả tập trung đề xuất các mô hình hệ KTST, phổ biến cho khu vực miền núi cao là các mô hình nông lâm kết hợp, thể hiện trong công trình An introduction to agroforestry, của P.K Nair [166] có các nội dung liên quan đến các thành phần (điều kiện xây dựng) và mô hình nông lâm kết hợp. Ở khu vực 7 Đông Nam Á, Trung Mỹ để phù hợp với đặc thù về ĐKTN, TNTN các mô hình hệ KTST được đề xuất tập trung theo hướng phát triển nông, lâm kết hợp. Ví dụ như, ở khu vực Trung Mỹ, các nước nằm trong miền khí hậu nhiệt đới chủ yếu trồng xen kẽ các loại cây với nhau: cây ăn quả (dừa, đu đủ, cam, quýt) - cây công nghiệp (ca cao, cà phê, ngô) và các loại cây làm lớp phủ như bí đao – mô hình này được xem là “bắt chước cấu hình phân lớp của các khu rừng nhiệt đới hỗn hợp” (Wilken, 1977); ở Philippines các mô hình canh tác khá phức tạp (gọi là Hanunoo), trong đó, để trồng cây lương thực dưới tán rừng có độ ẩm cao, người dân chủ động tỉa bỏ đi một số cây nhất định để tạo tán cây mới vào cuối mùa vụ nhằm hạn chế khả năng đất tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời; ở Indonexia, mô hình Homegaderns khá phổ biến, đó là sự kết hợp nhà vườn sinh thái, cây thân thảo, cây thân gỗ, cây ăn quả và gia súc; còn ở Malayxia, Thái Lan, Myanmar, Ấn Độ người dân lựa chọn mô hình Taungya – tiền thân của nông lâm kết hợp, thể hiện sự kết hợp giữa việc trồng cây nông nghiệp hàng năm với các cây lâm nghiệp trong những năm đầu hình thành rừng, đơn giản có thể gọi là làng rừng... [166]. Còn ở châu Phi, do điều kiện khí hậu khô nóng nên các mô hình chủ yếu là trồng cây dưới tán các loại cây như khoai mỡ, bí ngô, đậu (Forde, 1937) hay lựa chọn các loại cây thân thảo, cây bụi xen kẽ với các loại cây trồng – đây là mô hình không quá tiên tiến như các khu vực khác, song lại có khả năng duy trì chất dinh dưỡng, hạn chế khả năng bị rửa trôi và xói mòn, phù hợp với điều kiện sinh thái (Ojo, 1966). Bên cạnh các mô hình kinh tế cụ thể, các tác giả Nair (1983), Young (1984) cũng đã đưa ra các khuyến nghị về công nghệ trong quá trình áp dụng các mô hình nông lâm kết hợp cho các vùng đồi núi, các khu vực đất dốc hoặc các khu vực cần cải tạo đất [166], chú trọng đến các loại cây đa mục đích hay cây bản địa có khả năng giữ đất, cải tạo đất được lựa chọn trồng xen canh với nhau. Như vậy, xu hướng nghiên cứu hệ KTST là một lĩnh vực phát triển đa hướng nhằm mục đích cải thiện và mở rộng các lý thuyết kinh tế để tích hợp các hệ thống tự nhiên của Trái Đất với giá trị, sức khỏe và phúc lợi con người [177]. Sự kết hợp kinh tế - sinh thái đạt đến tầm cao mới được đánh dấu bằng sự ra đời của tổ chức Hiệp hội Quốc tế Kinh tế sinh thái (ISEE) vào năm 1989 với mục
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan