Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trường và đề xuất các giải pháp quản lý, bảo vệ ...

Tài liệu đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trường và đề xuất các giải pháp quản lý, bảo vệ môi trường tại các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh hà nam

.PDF
116
2
121

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI NGUYỄN THỊ HƢỜNG ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TẠI CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI - 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI NGUYỄN THỊ HƢỜNG ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TẠI CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG MÃ SỐ: 608502 LUẬN VĂN THẠC SĨ Cán bộ hƣớng dẫn: GS.TS. Lê Đình Thành HÀ NỘI - 2015 i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, ngoài những cố gắng của bản thân, tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô, bạn bè, trong trƣờng và các cá nhân, tập thể trên địa bàn nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới GS.TS. Lê Đình Thành đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi xây dựng luận văn, luôn góp ý chân thành và chỉ bảo tôi một cách tận tình. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy, các cô thuộc Khoa Môi Trƣờng - trƣờng Đại học Thủy Lợi, các thầy cô đã truyền thụ cho tôi những kiến thức, ý tƣởng trong suốt quá trình tôi đƣợc tham gia học tập tại trƣờng, tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Trong thời gian thực hiện luận văn, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp tại Chi cục Bảo vệ môi trƣờng, Trung tâm Quan trắc phân tích tài nguyên và môi trƣờng - Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, Sở Công Thƣơng tỉnh Hà Nam đã ủng hộ, tạo mọi điều kiện cho việc thu thập tài liệu, số liệu cũng nhƣ việc lấy phiếu điều tra đƣợc diễn ra thuận lợi. Do kinh nghiệm và kiến thức của bản thân còn hạn chế, luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong sẽ nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của các thầy cô cùng bạn đọc để luận văn tốt nghiệp này đƣợc hoàn thiện và có chất lƣợng tốt hơn nữa. Hà Nội, ngày tháng 8 năm 2015 Học viên Nguyễn Thị Hƣờng ii LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là : Nguyễn Thị Hƣờng Mã số học viên : 138.440.301.017 Lớp : 21KHMT21 Chuyên ngành : Khoa học Môi trƣờng Mã số : 60-85-02 Khóa học : K21 (2013 - 2015) Tôi xin cam đoan quyển luận văn đƣợc chính tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của GS.TS. Lê Đình Thành với đề tài nghiên cứu trong luận văn “Đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trường và đề xuất các giải pháp quản lý, bảo vệ môi trường tại các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Hà Nam”. Đây là đề tài nghiên cứu mới, không trùng lặp với các đề tài luận văn nào trƣớc đây, do đó không có sự sao chép của bất kì luận văn nào. Nội dung của luận văn đƣợc thể hiện theo đúng quy định, các nguồn tài liệu, tƣ liệu nghiên cứu và sử dụng trong luận văn đều đƣợc trích dẫn nguồn. Nếu xảy ra vấn đề gì với nội dung luận văn này, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm theo quy định./. NGƢỜI VIẾT CAM ĐOAN Nguyễn Thị Hƣờng iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................. vi DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................vii DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... viii MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU - CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM ................................. 5 1.1. Tổng quan về các làng nghề của Việt Nam ....................................................... 5 1.1.1. Sự hình thành và phát triển các làng nghề ở Việt Nam ............................... 5 1.1.2. Vai trò của các làng nghề trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, vùng miền và cả nƣớc .............................................................................. 8 1.1.3. Các vấn đề ô nhiễm môi trƣờng làng nghề hiện nay ở Việt Nam ............. 11 1.2. Giới thiệu tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Hà Nam ......................................... 12 1.2.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................... 12 1.2.2. Điều kiện kinh tế, xã hội ............................................................................ 15 1.3. Tổng quan về các làng nghề của tỉnh Hà Nam ................................................ 15 1.3. 1. Làng nghề truyền thống ............................................................................ 15 1.3.2. Làng nghề tiểu thủ công nghiệp ................................................................. 21 1.3.3. Làng có nghề .............................................................................................. 23 1.4. Các vấn đề môi trƣờng cần quan tâm ở Hà Nam ............................................ 24 CHƢƠNG 2 ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TẠI CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG.................................................................................................... 25 2.1. Tình trạng ô nhiễm môi trƣờng tại các làng nghề truyền thống ...................... 25 2.1.1. Các làng nghề truyền thống thuộc tỉnh Hà Nam........................................ 25 iv 2.1.2. Các nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng và mức độ phát thải tại các làng nghề truyền thống ................................................................................................ 33 2.1.3. Tình trạng ô nhiễm môi trƣờng tại các làng nghề truyền thống và đánh giá ảnh hƣởng của nó tới môi trƣờng xung quanh và sức khỏe cộng đồng ......... 37 2.2. Hiện trạng công tác quản lý, BVMT tại các làng nghề truyền thống .............. 53 2.2.1. Cơ sở pháp lý về quản lý môi trƣờng tại các làng nghề truyền thống ....... 53 2.2.2. Hiện trạng công tác tổ chức quản lý môi trƣờng tại các làng nghề truyền thống ......................................................................................................... 55 2.2.3. Đánh giá hiệu quả công tác quản lý môi trƣờng tại các làng nghề truyền thống .................................................................................................................... 63 2.2.4. Những yêu cầu thực tế trong quản lý ô nhiễm làng nghề ở Hà Nam ........ 64 2.3. Những vấn đề tồn tại về môi trƣờng cần giải quyết trong phát triển làng nghề ở Hà Nam ....................................................................................................... 69 CHƢƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TẠI CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM....................................................................................... 71 3.1. Các cơ sở khoa học và thực tiễn đề xuất giải pháp ......................................... 71 3.1.1. Những tồn tại trong quá trình tổ chức sản xuất và quản lý môi trƣờng làng nghề ở Hà Nam ............................................................................................ 71 3.1.2. Những cải tiến trong quy trình công nghệ sản xuất ................................... 72 3.1.3. Các cơ sở pháp lý cho việc đề xuất giải pháp: ........................................... 73 3.2. Đề xuất giải pháp tổng thể nhằm cải thiện quản lý và kiểm soát chất thải và CL môi trƣờng ................................................................................................... 75 3.2.1. Quy hoạch tổng thể phát triển làng nghề ................................................... 75 3.2.2. Cơ chế quản lý, chính sách ........................................................................ 76 3.2.2. Quản lý và xử lý các loại chất thải (rắn, nƣớc thải, khí thải nói chung) .... 78 3.2.3. Đề xuất chƣơng trình giám sát CL môi trƣờng:......................................... 82 3.2.4. Phối hợp quản lý môi trƣờng tại các làng nghề truyền thống đối với các bên liên quan ........................................................................................................ 83 v 3.3. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý môi trƣờng tại các làng nghề truyền thống ................................................................................................... 87 3.3.1. Tổ chức tập huấn cán bộ quản lý tại các làng nghề truyền thống, tăng cƣờng nhân lực quản lý bảo vệ môi trƣờng ......................................................... 87 3.3.2. Tăng cƣờng giáo dục, truyền thông môi trƣờng đến các đối tƣợng khác nhau ...................................................................................................................... 89 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 93 PHỤ LỤC vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu STT Tiếng Việt 1 BOD Nhu cầu oxy sinh hóa 2 BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trƣờng 3 BVMT Bảo vệ môi trƣờng 4 COD Nhu cầu oxy hóa học 5 CCN Cụm công nghiệp 6 CN-TTCN Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp 7 DO Nồng độ oxy hòa tan 8 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 9 KT – XH Kinh tế - xã hội 10 KCN Khu công nghiệp 11 LNTT Làng nghề truyền thống 12 LTTP Lƣơng thực thực phẩm 13 MT Môi trƣờng 14 NT Nƣớc thải 15 NM Nƣớc mặt 16 QCVN Quy chuẩn Việt Nam 17 QLMT Quản lý môi trƣờng 18 SDD Suy dinh dƣỡng 19 TCMN Thủ công mỹ nghệ 20 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 21 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 22 TSS Tổng chất rắn lơ lửng 23 TTCN Tiểu thủ công nghiệp 24 TTCN-LN Tiểu thủ công nghiệp-làng nghề 25 TT Truyền thống 26 UBND Ủy ban nhân dân 27 VSMT Vệ sinh môi trƣờng vii DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Các nhóm ngành nghề của các làng nghề Việt Nam ..................................6 Hình 2.1. Quy trình công nghệ dệt nhuộm (tại Nha Xá - Mộc Nam) .......................29 Hình 2.2. Sơ đồ công nghệ dệt Nhật Tân .................................................................30 Hình 2.3. Sơ đồ công nghệ tẩy tại Nha Xá - Mộc Nam và Đại Hoàng - Lý Nhân ...30 Hình 2.4. Quy trình sản xuất bánh đa nem................................................................30 Hình 2. 5. Quy trình làm trống Đọi Tam ..................................................................31 Hình 2. 6.Quy trình sản xuất dũa cƣa tại làng nghề dũa Đại Phu .............................31 Hình 2. 7. Quy trình sản xuất mây giang đan Ngọc Động ........................................32 Hình 2.8. Nồng độ các chất ô nhiễm đặc trƣng trong MT nƣớc mặt LNTT Nha Xá ....49 Hình 2.9. Tỷ lệ mắc bệnh giữa làng làm nghề và không làm nghề ...........................53 Hình 2. 10. Sơ đồ tổ chức quản lý môi trƣờng làng nghề tỉnh Hà Nam ...................56 viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Các xu thế phát triển chính của làng nghề Việt Nam. ................................8 Bảng 1.2. Số liệu quan trắc thời tiết khí hậu năm 2013 ............................................14 Bảng 1. 3. Giá trị sản xuất của một số làng nghề truyền thống tỉnh Hà Nam...........16 Bảng 1.4. Danh sách các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Hà Nam ...........17 Bảng 1.5. Diện tích các cụm TTCN làng nghề hiện tại so với quy hoạch tại Quyết định số 1421/QĐ-UBND .........................................................................20 Bảng 1. 6. Giá trị sản xuất của một số làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh ...........................................................................................................22 Bảng 2.1. Các loại nguyên, nhiên liệu chính của một số làng nghề truyền thống ....27 Bảng 2.2. Khối lƣợng nƣớc thải sản xuất từ một số LNTT dệt may, nhuộm ...........34 Bảng 2.3. Kết quả phân tích nƣớc thải tại cống thải tập trung làng nghề Nha Xá ....37 Bảng 2.4. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nƣớc thải của các làng nghề dệt nhuộm..38 Bảng 2.5. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nƣớc thải sản xuất của LN thêu ren ......39 Bảng 2.6. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nƣớc thải làng nghề mây giang đan Ngọc Động ...............................................................................................41 Bảng 2.7. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nƣớc thải chế biến lƣơng thực, thực phẩm ........................................................................................................42 Bảng 2.8. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nƣớc thải làng nghề trống Đọi Tam và làng nghề sừng Đô Hai ............................................................................43 Bảng 2.9. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nƣớc thải làng nghề dũa cƣa Đại Phu .....44 Bảng 2.10. Tải lƣợng các chất ô nhiễm trong hoạt động làng nghề .........................45 Bảng 2.11. Chất lƣợng môi trƣờng không khí tại khu vực làng nghề ......................45 Bảng 2.12. Thành phần các loại rác thải chủ yếu tại 1 số làng nghề ........................47 Bảng 2.13. Chất lƣợng nƣớc mặt tại khu vực LNTT Nha Xá ...................................48 Bảng 2.14. Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc mặt tại LNTT mây giang đan .........50 Bảng 2.15. Chất lƣợng nƣớc mặt tại một số làng nghề truyền thống chế biến LTTP ...51 Bảng 2.16. Số liệu thu phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải công nghiệp tại LNTT .......................................................................................................59 ix Bảng 2.17. Một số làng nghề đã và đang đƣợc đầu tƣ hệ thống xử lý nƣớc thải......62 Bảng 2.18. Các LNTT nằm trong danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng ............................................................................................65 Bảng 3.1. Phân công chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức, cá nhân trong quản lý MT làng nghề ...........................................................................................83 Biểu đồ 2.1. Biểu đồ các loại hình làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Nam ..................19 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời gian qua, với chính sách phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã và đang làm động lực cho việc phát triển mạnh mẽ của các làng nghề. Theo số liệu báo cáo của Sở Công Thƣơng, năm 2009, trên địa bàn tỉnh Hà Nam mới chỉ có 53 làng nghề, làng có nghề (trong đó có 15 làng nghề truyền thống đƣợc công nhận), nhƣng đến hết 31/12/2014, đã có tới 163 làng nghề, làng có nghề (trong đó có làng nghề truyền thống là 30 làng, làng nghề tiểu thủ công nghiệp là 22 làng, làng có nghề là 111 làng). Việc phát triển mạnh mẽ các làng nghề trên địa bàn tỉnh đã mang lại công ăn, việc làm và thu nhập, nâng cao đời sống, góp phần xóa đói giảm nghèo đặc biệt cho những lao động tại các vùng nông thôn. Bên cạnh sự phát triển nhanh, mạnh của các hoạt động trong làng nghề nhƣng các cơ sở, hộ gia đình trong các làng nghề, làng có nghề ngày càng phải đối mặt với những vấn đề môi trƣờng trầm trọng. Đa phần các làng nghề trong tỉnh đều đƣợc hình thành và phát triển một cách tự phát với công nghệ và thiết bị lạc hậu. Một số làng nghề đã đƣa máy móc, thiết bị, điện khí hoá, cơ khí hoá vào sản xuất nhƣ làng nghề mây giang đan, thêu ren, dệt, dũa, gốm. Tuy nhiên mức độ đầu tƣ cho cải tiến công nghệ phụ thuộc vào khả năng tài chính của từng cơ sở. Thêm vào đó, hầu hết các làng nghề nằm xem kẽ trong khu dân cƣ nên khó khăn về mặt bằng sản xuất cũng nhƣ việc đầu tƣ cho các công trình xử lý chất thải. Đi đôi với việc tăng sản lƣợng hàng hóa, sự phát triển làng nghề đã tạo ra một khối lƣợng lớn các chất thải. Sự phát triển của các loại hình làng nghề truyền thống đã đóng góp làm nên thƣơng hiệu của xã, huyện, tỉnh nhƣng vấn đề chất lƣợng môi trƣờng tại các làng nghề nói chung đặc biệt là các làng nghề truyền thống của tỉnh Hà Nam nhƣ dệt nhuộm, bánh đa nem, nón lá, dũa cƣa, sừng, trống….đang là một trong những vấn đề nóng bỏng, chƣa nhận đƣợc nhiều sự quan tâm của các cấp, ngành cũng nhƣ các địa phƣơng. Mức độ ô nhiễm môi trƣờng tại các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh ngày càng trầm trọng đối nghịch với sự gia tăng đóng góp phát triển kinh tế của các làng nghề. Nƣớc thải của hầu hết các làng nghề đều chƣa đƣợc xử lý nhƣ: 2 nƣớc thải từ quá trình sản xuất bún bánh, dũa cƣa, dệt nhuộm, thêu ren, chế biến lƣơng thực…thải thẳng ra môi trƣờng xung quanh, cùng với nƣớc thải sinh hoạt càng làm môi trƣờng nƣớc tại các khu làng nghề ô nhiễm trầm trọng. Bên cạnh đó, rác thải sản xuất, khí thải cũng góp phần không nhỏ làm gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trƣờng tại các làng nghề. Đặc biệt tại các làng nghề truyền thống về mây tre đan các loại, sừng, dũa cƣa, lƣơng thực thực phẩm…Tình trạng phát sinh chất thải của các làng nghề ngày càng lớn, khi các hộ gia đình làm nghề ngày càng mở rộng quy mô sản xuất nhƣng công tác quản lý Nhà nƣớc về môi trƣờng tại các làng nghề truyền thống lại vẫn đang bị bỏ ngỏ. Công tác quan trắc, báo cáo môi trƣờng định kỳ về các làng nghề đều không đƣợc thực hiện, các số liệu về môi trƣờng làng nghề rời rạc, không đủ để đánh giá, dự báo diễn biến chất lƣợng môi trƣờng trong thời gian tới. Các làng nghề phần lớn lại nằm xen kẽ trong khu dân cƣ, công nghệ sản xuất lạc hậu, chi phí đầu tƣ cho sản xuất của mỗi hộ gia đình, cơ sở không nhiều nên kinh phí đầu tƣ cho các công trình xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trƣờng của các hộ gia đình là không có. Vì vậy, càng gây những vấn đề ô nhiễm môi trƣờng bức xúc trong khu dân cƣ, khó giải quyết. Trƣớc các thách thức nhƣ vậy, công tác quản lý, bảo vệ môi trƣờng tại các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã bộc lộ nhiều hạn chế, tồn tại. Do đó, đề tài: “Đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trường và đề xuất các giải pháp quản lý, bảo vệ môi trường tại các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Hà Nam” là yêu cầu cấp thiết nhằm góp phần bảo vệ môi trƣờng tại các làng nghề truyền thống của tỉnh theo hƣớng phát triển bền vững. 2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài + Phân tích, đánh giá hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng và hiện trạng quản lý môi trƣờng tại các làng nghề truyền thống ở Hà Nam; + Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trƣờng tổng thể tại các làng nghề truyền thống. 2.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Hệ thống các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Hà Nam, gồm 30 làng nghề tập trung tại các huyện Lý Nhân (10 làng nghề), Thanh Liêm (06 làng nghề), 3 Duy Tiên (05 làng nghề), Bình Lục (04 làng nghề), Kim Bảng (02 làng nghề) và thành phố Phủ Lý (03 làng nghề) 3. Nội dung và các phƣơng pháp nghiên cứu: 3.1. Nội dung nghiên cứu - Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội tỉnh Hà Nam - Đánh giá về các loại hình của các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh - Đánh giá hiện trạng môi trƣờng tại các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Hà Nam - Đánh giá hiện trạng quản lý và bảo vệ môi trƣờng tại các làng nghề truyền thống - Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trƣờng tại các làng nghề truyền thống 3.2. Các phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp điều tra, thu thập, tổng hợp số liệu Điều tra, đánh giá các cơ sở đang hoạt động sản xuất bằng phiếu điều tra về các nhóm hình sản xuất chính, quy trình công nghệ sản xuất chính trong các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh. Điều tra, đánh giá công tác quản lý và bảo vệ môi trƣờng của các cơ quan quản lý nhà nƣớc đối với làng nghề. Đơn vị quản lý trực tiếp là Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn nơi có làng nghề truyền thống. Điều tra, đánh giá: Số lƣợng cơ sở, hộ gia đình làm nghề trong làng nghề, thu nhập bình quân đầu ngƣời của làng nghề, công tác quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng (báo cáo hiện trạng môi trƣờng định kỳ, các công trình xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trƣờng đƣợc nhà nƣớc xây dựng...), những tồn tại, khó khăn, vƣớng mắc và đề xuất trong công tác quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng đối với làng nghề truyền thống của địa phƣơng. Thu thập, tổng hợp số liệu đã điều tra có liên quan đến đề tài, thu thập tất cả các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu. 3.2.2 Phương pháp kế thừa. Kế thừa các đánh giá diễn biến chất lƣợng môi trƣờng trong thời gian vừa qua tại các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh. Kế thừa số liệu điều tra, đánh 4 giá từ các dự án về BVMT tại một số làng nghề truyền thống của tỉnh nhƣ “Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và trạm xử lý nƣớc thải làng nghề dệt nhuộm Hòa Hậu và Nha Xá, tỉnh Hà Nam” thuộc Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trƣờng; Dự án “Xử lý nƣớc thải 5 xóm làng nghề Nhật Tân - huyện Kim Bảng - tỉnh Hà Nam” - thuộc Hợp phần Kiểm soát ô nhiễm tại các khu vực đông dân cƣ nghèo… 3.2.3. Phương pháp khảo sát thực địa, quan trắc môi trường và phân tích trong phòng thí nghiệm - Phƣơng pháp khảo sát thực địa: phƣơng pháp này nhằm khảo sát, điều tra các thành phần của môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng kinh tế xã hội tại các làng nghề truyền thống (khu vực nghiên cứu). Trong khảo sát thực địa sẽ sử dụng phƣơng pháp điều tra để thu thập các thông tin, số liệu về khu vực nghiên cứu - Lấy mẫu phân tích trong phòng thí nghiệm: Sau khi khảo sát thực địa, kết hợp với việc tổng quan các tài liệu đã có, xác định đƣợc cần bổ sung lấy thêm những mẫu môi trƣờng phân tích trong phòng thí nghiệm để đánh giá hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng: nƣớc mặt, nƣớc ngầm, không khí tại các làng nghề truyền thống. 3.2.4. Phương pháp thống kê, đánh giá, dự báo các tác động môi trường Dựa trên cơ sở định lƣợng và định tính các thông số hiện trạng môi trƣờng để đánh giá các tác động của nó đến chất lƣợng môi trƣờng xung quanh làng nghề. 4. Nội dung của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, các nội dung chính của luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng: Chƣơng 1. Tổng quan về đối tƣợng nghiên cứu - các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Hà Nam Chƣơng 2. Đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trƣờng và công tác quản lý, bảo vệ môi trƣờng tại các làng nghề truyền thống Chƣơng 3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ môi trƣờng tại các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Hà Nam 5 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU - CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM 1.1. Tổng quan về các làng nghề của Việt Nam 1.1.1. Sự hình thành và phát triển các làng nghề ở Việt Nam a) Sự hình thành và phát triển các làng nghề ở Việt Nam Từ xa xƣa, các hoạt động sản xuất nghề thủ công đã là một trong những nét văn hóa đặc thù trong đời sống của ngƣời dân nông thôn Việt Nam. Theo thời gian, các hoạt động sản xuất đơn lẻ dần dần gắn kết với nhau, hình thành nên các làng nghề, xóm nghề, trong đó có nhiều làng mang tính truyền thống, tồn tại lâu đời, trở thành một hình thức kết cấu kinh tế - xã hội của nông thôn. Bên cạnh sự đóng góp vào đời sống kinh tế, hoạt động sản xuất nghề còn giúp ngƣời dân gắn bó với nhau, tạo ra những truyền thống tốt đẹp trong đời sống văn hóa, tinh thần cho nông thôn Việt Nam. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, làng nghề nƣớc ta cũng đang có tốc độ phát triển mạnh thông qua sự tăng trƣởng về số lƣợng và chủng loại ngành nghề sản xuất mới. Nhiều làng nghề đã từng bị mai một trong thời kỳ bao cấp thì nay cũng đang dần đƣợc khôi phục và phát triển trở lại. Nhiều sản phẩm thủ công truyền thống của làng nghề có đƣợc vị thế trên thị trƣờng, đƣợc khách hàng trong và ngoài nƣớc ƣa chuộng. Tuy nhiên, có một thực tế là đã và đang có sự biến thái, pha tạp giữa làng nghề thực sự mang tính chất thủ công, truyền thống và làng nghề với sự phát triển công nghiệp nhỏ ở khu vực nông thôn, tạo nên một bức tranh hỗn độn của làng nghề Việt Nam. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tính đến 31/12/2014, cả nƣớc có 5.096 làng nghề và làng có nghề [21]. Số làng nghề đƣợc công nhận theo tiêu chí làng nghề hiện nay của Chính phủ là 1.748 thu hút khoảng 10 triệu lao động (trong đó riêng Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề với 286 làng nghề đã đƣợc Ủy ban nhân dân thành phố công nhận là làng nghề truyền thống). Có nhiều làng tồn tại từ 500 đến 1.000 năm trở lại đây, đó là những làng nghề tiêu biểu, đƣợc cả nƣớc và thế giới biết đến nhƣ: Lụa Vạn Phúc, tranh Đông 6 Hồ, gốm sứ Bát Tràng, Chu Đậu, gốm Bầu Trúc, gỗ Sơn Đồng, Ý Yên, mây tre Phú Vinh, bạc mỹ nghệ Đồng Xâm…[21] b) Sự phân bố của các làng nghề ở Việt Nam Các làng nghề ở nƣớc ta chủ yếu tập trung tại những vùng nông thôn, vì vậy, khái niệm làng nghề luôn đƣợc gắn với nông thôn. Tuy nhiên, hiện nay do xu thế đô thị hóa, nhiều khu vực nông thôn đã trở thành đô thị, hoặc tập trung tại các khu vực dân cƣ đông đúc nhƣng vẫn duy trì nét sản xuất văn hóa truyền thống, chính điều này đã tạo ra nhiều vấn đề bất cập trong chính sách phát triển và hành lang pháp lý về quản lý làng nghề. Trên bình diện cả nƣớc, làng nghề phân bố không đồng đều giữa các vùng, miền. Tính chất của làng nghề theo vùng, miền cũng không giống nhau. Làng nghề tập trung nhiều nhất ở miền Bắc, chiếm khoảng 60%, trong đó Đồng bằng sông Hồng chiếm khoảng 50%, chủ yếu tập trung tại các tỉnh Bắc Ninh, Hƣng Yên, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định,…; ở miền Trung chiếm khoảng 23,6%, tập trung chủ yếu tại các tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên Huế…; miền Nam chiếm khoảng 16,4%, tập trung chủ yếu tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Dƣơng, Cần Thơ…. [4] Về loại hình sản xuất cũng rất đa dạng, đƣợc phân thành 08 nhóm ngành nghề theo hình 1.1: Loại hình khác 25% Loại hình chế biến lương thực, thực phẩm 24% Loại hình dệt, nhuộm, thuộc da 5% Loại hình tái chế chất thải 1% Loại hình sản xuất vật liệu xây dựng 3% Loại hình thủ công, mỹ nghệ 37% Loại hình gia công cơ kim khí 4% Loại hình chăn nuôi, giết mổ gia súc 1% Hình 1.1. Các nhóm ngành nghề của các làng nghề Việt Nam Nguồn: Báo cáo về việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu kinh tế, làng nghề, Chính phủ, 2011 [4] 7 Tại các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng, với đặc điểm diện tích chật hẹp, mật độ dân cƣ cao, hoạt động sản xuất quy mô công nghiệp và bán công nghiệp gắn liền với sinh hoạt, nên các hậu quả của ô nhiễm môi trƣờng đang là vấn đề rõ rệt nhất. Trong khi đó, tại các tỉnh miền Trung và miền Nam, do phân bố các làng có nghề khá thƣa thớt, diện tích đất rộng, nên tuy vẫn nằm xen kẽ trong các khu dân cƣ nhƣng hậu quả môi trƣờng là chƣa đáng báo động. Hơn nữa, do đặc điểm phát triển nên tại các tỉnh miền Trung và miền Nam, làng nghề vẫn mang đậm nét thủ công truyền thống, tận dụng nhân công nhàn rỗi tại chỗ và nguyên vật liệu địa phƣơng, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của cộng đồng dân cƣ quanh vùng, nên thực chất, phát triển làng nghề một cách có định hƣớng tại các khu vực này là hết sức cần thiết. c) Xu thế phát triển Số lƣợng các làng nghề ở các vùng nói chung có xu hƣớng tăng lên, chỉ có ngành khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng có xu thế giảm do chính sách của nhà nƣớc cũng nhƣ hậu quả của ô nhiễm môi trƣờng đến cộng đồng dân cƣ, và quan trọng hơn cả là chất lƣợng không cạnh tranh đƣợc với các sản phẩm sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, tại khu vực Đồng bằng sông Hồng là nơi có số lƣợng làng nghề lớn nhất trên cả nƣớc thì số lƣợng vẫn tiếp tục tăng so với các khu vực khác nên khu vực này đƣợc coi là đại diện nhất của bức tranh về ô nhiễm môi trƣờng làng nghề Việt Nam. Trong khi đó, tại các vùng Đông Bắc và Tây Bắc số lƣợng có chiều hƣớng giảm dần trong những năm gần đây. Dự báo cho xu thế phát triển làng nghề đến năm 2015 đƣợc thể hiện trong bảng 1.1 [2]. 8 Bảng 1.1. Các xu thế phát triển chính của làng nghề Việt Nam. Dệt Chế biến lƣơng nhuộm, thực, thực Tái chế Thủ công liệu xây ƣơm tơ, phẩm, chăn phế liệu mỹ nghệ dựng, khai thuộc da nuôi, giết mổ 2 1 2 2 -1 Đông Bắc 1 1 0 1 0 Tây Bắc 1 1 0 1 0 Bắc Trung Bộ 1 2 1 2 1 Nam Trung Bộ 2 2 1 2 1 Tây Nguyên 1 0 0 2 1 Đông Nam Bộ 1 1 1 2 -1 1 1 1 2 -1 Vùng kinh tế Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Cửu Long Sản xuất vật thác đá Ghi chú: -1: suy thoái; 0: duy trì nhưng không phát triển; 1: phát triển vừa; 2: phát triển mạnh (Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008 - Môi trường làng nghề Việt Nam) 1.1.2. Vai trò của các làng nghề trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng miền và cả nước Trong thời gian qua, các làng nghề truyền thống của Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong việc phát triển kinh tế, giải quyết công ăn việc làm và các vấn đề xã hội tại các vùng, miền, địa phƣơng có làng nghề: a) Vai trò của các làng nghề Việt Nam trong phát triển kinh tế và giải quyết lao động, việc làm: Sự phát triển sản xuất nghề trong những năm gần đây đã và đang góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn. Tại các làng có nghề, đại bộ phận ngƣời dân tham gia làm nghề thủ công nhƣng vẫn duy trì sản xuất nông nghiệp ở một mức độ nhất định. Kết quả thống kê tại nhiều làng có nghề, tỷ trọng 9 công nghiệp và dịch vụ đạt từ 60-80%; nông nghiệp chiếm khoảng 20 - 40%. Số hộ sản xuất và cơ sở ngành nghề nông thôn đang ngày một tăng lên với tốc độ tăng bình quân từ 8,8 - 9,8%/năm, kim ngạch xuất khẩu từ các sản phẩm làng nghề không ngừng gia tăng. Mức thu nhập của ngƣời lao động sản xuất nghề cao gấp 3 4 lần so với thu nhập của sản xuất thuần nông [4]. Hoạt động sản xuất nghề tại các khu vực nông thôn đã tạo ra việc làm cho hơn 11 triệu lao động, thu hút khoảng 30% lực lƣợng lao động nông thôn, đặc biệt có những địa phƣơng đã thu hút đƣợc hơn 60% nhân lực lao động của cả làng. Mức thu nhập từ sản xuất nghề cao hơn nhiều so với nguồn thu từ nông nghiệp, đặc biệt là đối với vùng đất chật ngƣời đông nhƣ đồng bằng sông Hồng. Tại các làng nghề quy mô lớn, trung bình mỗi cơ sở, doanh nghiệp tƣ nhân tạo việc làm ổn định cho khoảng 30 lao động thƣờng xuyên và 8-10 lao động thời vụ; các hộ cá thể tạo việc làm cho 4-6 lao động thƣờng xuyên và 2-5 lao động thời vụ. Đặc biệt tại các làng nghề dệt, thêu ren, mây tre đan thì mỗi cơ sở, vào thời kỳ cao điểm, có thể thu hút 200-250 lao động. Bên cạnh những tích cực đã nêu ở trên, việc thu hút lao động ở những địa phƣơng khác tập trung vào các làng có nghề sẽ kéo theo những tác động tiêu cực đến xã hội và môi trƣờng khu vực nông thôn. Sự phát triển của làng nghề đã và đang đóng góp đáng kể vào GDP, góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Làng nghề truyền thống còn đƣợc xem nhƣ một nguồn tài nguyên văn hóa vật thể và phi vật thể đầy tiềm năng cho du lịch. Nhiều tên tuổi sản phẩm đã gắn với thƣơng hiệu của các làng nghề từ Nam đến Bắc, đƣợc ngƣời tiêu dùng trong nƣớc và nƣớc ngoài ƣa chuộng nhƣ gốm sứ Bình Dƣơng; gốm Bát Tràng, Hà Nội; gốm Chu Đậu, Hải Dƣơng; gốm Phù Lãng, Bắc Ninh; đồ gỗ Đồng Kỵ, Bắc Ninh; đồ gỗ Gò Công, Tiền Giang; dệt Vạn Phúc, Hà Nội; cơ khí Ý Yên, Nam Định; mây tre đan Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh; mây tre đan Chƣơng Mỹ, Hà Nội; chạm bạc Đồng Xâm, Thái Bình; đúc đồng Đại Bái, Bắc Ninh; đồ đá mỹ nghệ Non Nƣớc, Đà Nẵng...Nhiều địa phƣơng đã phát triển hiệu quả mô hình kết hợp các tuyến du lịch với thăm quan làng nghề, từ gian trƣng bày và bán sản phẩm, đến các khu vực sản xuất, thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nƣớc.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan