Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá tình hình và hiệu quả sử dụng đất canh tác huyện nam đàn, tỉnh nghệ an...

Tài liệu đánh giá tình hình và hiệu quả sử dụng đất canh tác huyện nam đàn, tỉnh nghệ an

.PDF
85
463
141

Mô tả:

Khoá Luận Tốt Nghiệp MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT............................................................v ĐƠN VỊ QUY ĐỔI .......................................................................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU................................................................................vii PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................2 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.....................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................3 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU........................................................................4 CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .........................4 1.1 Cơ sở lý luận.............................................................................................................4 1.1.1 Khái niệm và phương pháp xác định hiệu quả kinh tế ...........................................4 1.1.2 Một số khái niệm và phân loại đất nông nghiệp.....................................................7 1.1.3 Vai trò, đặc điểm của đất đai trong sản xuất nông nghiệp ..................................10 1.1.3 Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất ..................................................12 1.3.4 Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sử dụng đất ...................................13 1.3.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất......................................................14 1.3.6 Quan điểm sử dụng đất bền vững.........................................................................16 1.2 Cơ sở thực tiễn .......................................................................................................17 1.2.1 Tình hình sử dụng đất ở Việt Nam .......................................................................17 1.2.2 Tình hình sử dụng đất tỉnh Nghệ An ....................................................................17 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT CANH TÁC HUYỆN NAM ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN ......................................................................19 2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ...............................................................................19 SVTH: Trần Thị Đỗ Quyên K41AKTNN ii Khoá Luận Tốt Nghiệp 2.1.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................................19 2.1.1.1 Vị trí địa lý .................................................................................................19 2.1.1.2 Địa hình......................................................................................................19 2.1.1.3 Khí hậu .......................................................................................................20 2.1.1.4 Tài nguyên nước - thuỷ lợi ........................................................................22 2.1.1.5 Tài nguyên đất............................................................................................22 2.1.1.6 Tài nguyên khoáng sản...............................................................................23 2.1.1.7 Tài nguyên nhân văn và cảnh quan môi trường ........................................24 2.1.1.8 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên ........................................................24 2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội........................................................................................25 2.1.2.1 Hiện trạng sử dụng đất huyện Nam Đàn năm 2010 .................................25 2.1.2.2 Tình hình dân số và lao động của huyện qua 3 năm 2008-2010 ...............27 2.1.2.3 Tình hình cơ sở hạ tầng..............................................................................29 2.1.2.4 Giáo dục - đào tạo......................................................................................30 2.1.2.5 Y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng ........................................................30 2.1.2.6 Văn hoá, thông tin, thể dục thể thao ..........................................................31 2.1.2.7 Tình hình phát triển kinh tế. .......................................................................31 2.1.2.8 Nhận xét chung về điều kiện kinh tế xã hội................................................34 2.2 Tình hình sử dụng đất canh tác huyện Nam Đàn...............................................36 2.2.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Nam Đàn ....................................36 2.2.2 Cơ cấu diện tích đất canh tác huyện Nam Đàn ....................................................38 2.2.3 Cơ cấu các loại cây trồng hàng năm của huyện Nam Đàn...................................41 2.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác của các hộ điều tra .................45 2.3.1 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra .....................................................................45 2.3.2 Tình hình trang bị tư liệu sản xuất và vay vốn của nông hộ ..................................47 2.3.3 Tình hình đất đai của các hộ điều tra .....................................................................48 SVTH: Trần Thị Đỗ Quyên K41AKTNN iii Khoá Luận Tốt Nghiệp 2.3.4 Các công thức luân canh phân theo hạng đất của các hộ điều tra ..........................49 2.3.5 Tình hình đầu tư của các nông hộ theo từng công thức luân canh trên trên từng hạng đất..........................................................................................................................53 2.3.6 Năng suất đất theo các công thức luân canh.........................................................58 2.3.7 Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất canh tác của các hộ điều tra ...................60 CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN NAM ĐÀN ....................................................................................................66 3.1 Phương hướng và quan điểm sử dụng đất của huyện Nam Đàn ......................66 3.1.1 quan điểm khai thác..............................................................................................66 3.1.2 Phương hướng sử dụng đất canh tác ....................................................................67 3.2 Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ........67 3.2.1 Cơ sở của giải pháp ..............................................................................................67 3.2.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất ..........................................68 3.2.2.1 Giải pháp về chính sách ............................................................................68 3.2.2.2 Các giải pháp về quản lý đất đai ...............................................................69 3.2.2.3 Khoa học kỹ thuật.......................................................................................70 3.2.2.4 Khuyến khích thành lập các HTX dịch vụ nông nghiệp .............................70 3.2.2.5 Đổi mới về chính sách hỗ trợ đầu tư..........................................................71 3.2.2.6 Mở rộng và tìm kiếm thị trường ................................................................71 3.2.2.7 các giải pháp đối với nông hộ....................................................................71 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................73 1. Kết luận ....................................................................................................................73 2. Kiến nghị ..................................................................................................................75 SVTH: Trần Thị Đỗ Quyên K41AKTNN iv Khoá Luận Tốt Nghiệp DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT CNH – HĐH Công nghiệp hóa hiện đại hóa KHKT Khoa học kỹ thuật KTXH Kinh tế xã hội THPT Trung học phổ thông THCS Trung học cơ sở GDTX Giáo dục thường xuyên NN Nông nghiệp NTTS Nuôi trồng thủy sản BVTV Bảo vệ thực vật ĐVT Đơn vị tính LĐ Lao động LĐNN Lao động nông nghiệp SL Số lượng DT Diện tích CC Cơ cấu CTLC Công thức luân canh LN Lợi nhuận TR Tổng thu TC Tổng chi phí SVTH: Trần Thị Đỗ Quyên K41AKTNN v Khoá Luận Tốt Nghiệp ĐƠN VỊ QUY ĐỔI 1 sào = 500 m2 1 ha = 10.000m2 = 20 sào 1tạ = 100 kg 1 tấn = 1000 kg SVTH: Trần Thị Đỗ Quyên K41AKTNN vi Khoá Luận Tốt Nghiệp DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Quy mô và hiện trạng sử dụng đất của huyện Nam Đàn năm 2010 ................26 Bảng 2: Tình hình nhân khẩu và lao động huyện Nam Đàn qua 3 năm 2008 – 2010.. 28 Bảng 3: Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Nam Đàn qua 3 năm 2008 – 2010 .. 32 Bảng 4: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Nam Đàn qua 3 năm 2008 – 2010 .............................................................................................................................. 37 Bảng 5: Cơ cấu đất canh tác huyện Nam Đàn qua 3 năm 2008 – 2010 ........................40 Bảng 6: Diện tích năng suất, sản lượng các loại cây trồng hàng năm của huyện qua 3 năm 2008 – 2010 .......................................................................................................... 44 Bảng 7: Tình hình nhân khẩu, lao động của các hộ điều tra............................................ 46 Bảng 8: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ điều tra ...................................... 47 Bảng 9: Tình hình đất đai của các hộ điều tra.................................................................. 48 Bảng 10: Các công thức luân canh phân theo hạng đất của các hộ điều tra .................50 Bảng 11: Lịch thời vụ một số cây trồng ....................................................................... 51 Bảng 12: Tình hình đầu tư của các nông hộ tính bình quân trên một ha đất canh tác . 56 Bảng 13: Năng suất ruộng đất theo công thức luân canh và theo hạng đất của các hộ điều tra .......................................................................................................................... 59 Bảng 14: Hiệu quả kinh tế của các công thức luân canh phân theo hạng đất tính trên một ha đất canh tác ....................................................................................................... 62 SVTH: Trần Thị Đỗ Quyên K41AKTNN vii Khoá Luận Tốt Nghiệp TÓM TẮT NGHIÊN CỨU * Mục tiêu nghiên cứu Tiến hành nghiên cứu đề tài này tôi nhằm tìm hiểu hiệu quả sử dụng đất canh tác, từ đó dưa ra một số nhân định, kiến nghị và đề xuất một sô giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác của huyện, đảm bảo cho mục tiêu phát triển nền nông nghiệp hàng hó trong xu thế hội nhập. * Dữ liệu phục vụ nghiên cứu Các số liêu thô thu thập từ phòng nông nghiệp, phòng tài nguyên và môi trường, phòng thống kê huyện nam đàn. các kiến thức đã học ở trường và tham khảo các tài liệu như sách, báo, tạp chí, mạng internet, … liên quan tới nội dung nghiên cứu của đề tài. Thu thập các số liệu qua phỏng vấn điều tra các nông hộ. * Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu Phương pháp phân tích so sánh Phương pháp hạch toán chi phí Phương pháp điều tra, phỏng vấn nông hộ Phương pháp nghiên cứu tài liệu Phương pháp chuyên gia chuyên khảo * Kết quả nghiên cứu đạt được Qua nghiên cứu tôi thấy huyện nam đàn có diện tích đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu là đất canh tác. Tuy nhiên, do tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp còn cao nên bình quân diện tích đất canh tác trên một lao động nông nghiệp và trên hộ nông nghiệp thấp. Đất canh tác còn manh mún, nhiều ô thửa gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng đất. Trong những năm qua, huyện đã nỗ lực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng nhiều công thức luân canh mới vào địa phương, bước đầu đã mang lại hiệu quả đáng kể, nâng hệ số sử dụng đất của huyện lên tới 2,88 lần (năm 2010). SVTH: Trần Thị Đỗ Quyên K41AKTNN viii Khoá Luận Tốt Nghiệp Người dân tích cực ủng hộ các chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tiến hành thâm canh trong sản xuất nông nghiệp. Đây là tiền đề cho việc nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác, nâng cao thu nhập cho ngường dân. Song hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp chưu được được đầu tư đồng bộ, sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, đất bỏ hoang nhiều gây trở ngại lớn cho việc phát triển nền nông nghiệp của huyện theo hướng sản xuất hàng hóa. SVTH: Trần Thị Đỗ Quyên K41AKTNN ix Khoá Luận Tốt Nghiệp PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Đất đai là tặng phẩm của tự nhiên ban cho con người, là yếu tố cấu thành nên lãnh thổ mỗi quốc gia. Đất đai có giới hạn về mặt diện tích và được cố định về mặt không gian. Nó không mất đi mà chỉ có thể chuyển đối từ dạng này sang dạng khác, từ mục đích này sang mục đích khác theo nhu cầu của con người. Trong nông nghiệp đặc biệt là trong trồng trọt, đất đai có vị trí hết sức quan trọng, là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt, là cơ sở tự nhiên sinh ra của cải vật chất cho xã hội. Ngày xưa ông cha ta rất coi trọng đất đai, đất đai được ví như vàng “Bao nhiêu tấc đất bấy nhiêu tấc vàng”. Đúng như Uyliam Petty nói: “Lao động là cha, đất đai là mẹ của mọi của cải vật chất”. Cuộc sống với những khó khăn vốn có của nó buộc con người phải khai thác nguồn tài nguyên quý giá nhưng không phải vô tận này. Dân số ngày càng tăng, nhu cầu lương thực ngày càng nhiều, sức ép của việc sử dụng đất ngày càng lớn đó là quy luật tất yếu dù muốn hay không con người vẫn phải chấp nhận. Do đó vấn đề đặt ra là phải sử dụng đất nông nghiệp như thế nào trong đó đặc biệt là đất canh tác - một bộ phận quan trọng của đất nông nghiệp, khai thác ra làm sao để vừa tăng độ phì nhiêu vừa giảm sức ép đối với đất đai và nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đây là vấn đề đã và đang cần có sự quan tâm nhiều hơn nữa của từng quốc gia từng địa phương và chính bản thân mỗi người dân. Việt Nam, đất nước với nền nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế, đang phát triển một cách vượt bậc. Tuy nhiên quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước đã tạo sức ép đến việc khai thác và sử dụng đất nhất là đất nông nghiệp. Tỷ lệ nghịch với sự gia tăng hàng loạt các khu công nghiệp, khu chế xuất là sự suy giảm cả về diện tích lẫn khả năng của đất nông nghiệp. Cùng với sự tác động tiêu cực của thời tiết khí hậu và sự mất cân bằng môi trường sinh thái, phương thức canh tác thiếu khoa học đã làm đất đai SVTH: Trần Thị Đỗ Quyên K41AKTNN 1 Khoá Luận Tốt Nghiệp ngày càng bị suy thoái, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nông sản và đe dọa đến sức khỏe của con người. Nếu không có những biện pháp canh tác hợp lý thì ngay từ lúc này chúng ta đang đánh mất độ phì nhiêu vốn có của đất đai và hủy hoại nguồn sống của chính mình. Vì vậy việc đánh giá tình hình đất đai là một vấn đề hết sức cấp thiết trong tình hình hiện nay. Nam Đàn là huyện nửa đồng bằng, nửa đồi núi của tỉnh Nghệ An, có tổng diện tích đất tự nhiên 29.399,38 ha, trong đó đất nông nghiệp 19.612,32 ha. Địa hình của huyện khá đa dạng, đồi núi chia cắt địa bàn tạo nên nhiều tiểu vùng, hội tụ đủ 3 dạng đặc trưng là miền núi, trung du và đồng bằng. Để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đồng thời bảo vệ tài nguyên và môi trường trong khai thác sử dụng đất trước mắt cũng như lâu dài thì vấn đề đặt ra là làm sao nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp mà vẫn đảm bảo phát triển nền nông nghiệp bền vững tức là chú trọng phát triển theo chiều sâu. Xuất phát từ vấn đề trên, tôi lựa chọn huyện Nam Đàn thực hiện đề tài: “Đánh giá tình hình và hiệu quả sử dụng đất canh tác Huyện Nam Đàn, Tỉnh Nghệ An”. 2. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế đất đai. - Đánh giá thực trạng sử dụng đất canh tác ở huyện Nam Đàn. - Đánh giá thực trạng cơ cấu cây trồng hàng năm và hiệu quả của các công thức luân canh hiện có tính đến đất canh tác của hộ. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác của hộ trong thời gian tới. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Từ điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của huyện, để đạt được mục đích nghiên cứu, tôi đã tiến hành điều tra 80 hộ thuộc 2 xã để đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác của huyện. SVTH: Trần Thị Đỗ Quyên K41AKTNN 2 Khoá Luận Tốt Nghiệp 4. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành đề tài của mình, trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp bao gồm: + Số liệu về hiện trạng sử dụng đất (Tổng diện tích đất tự nhiên, đất canh tác nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, lâm nghiệp…). + Số liệu dân số, lao động của huyện Nam Đàn. + Thu thập thông tin về các loại cây trồng, năng suất, sản lượng hàng năm của địa phương. - Phương pháp phân tích so sánh: Phương pháp này nhằm xử lý số liệu thu thập được, dùng để đối chiếu, so sánh số liệu các năm, sự tăng giảm các chỉ tiêu qua các kỳ và rút ra nhận xét về sự thay đổi đó. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này được dụng để tìm hiểu để hệ thống hóa cơ sở lý luận về huyện Nam Đàn. Đồng thời cũng được sử dụng để nghiên cứu những số liệu thu thập được. - Phương pháp điều tra phỏng vấn hộ nông dân: Căn cứ vào địa hình, đất đai của huyện Nam Đàn tôi đã chọn 80 hộ đại diện thuộc 2 xã Nam Nghĩa và Nam Thái để điều tra phỏng vấn thu thập các thông tin phục vụ cho vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp chuyên gia chuyên khảo: Tham khảo ý kiến của các cán bộ kỹ thuật, cán bộ quả lý cấp xã và một sô trương thôn, chủ hộ có trình độ văn hóa cao có nhiều kinh nghiệm. Do thời gian tiếp cận vấn đề nghiên cứu không dài, đề tài nghiên cứu rộng, trình độ và chuyên môn của nhóm còn hạn chế, nên tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Kính mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, các cán bộ chuyên môn, bạn bè để chuyên đề nghiên cứu được hoàn thiện hơn. SVTH: Trần Thị Đỗ Quyên K41AKTNN 3 Khoá Luận Tốt Nghiệp PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Khái niệm và phương pháp xác định hiệu quả kinh tế * Khái niệm Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế là phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới nền sản xuất hàng hóa và với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác. Vì vậy, hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được ba vấn đề. + Mọi hoạt động của con người đều tuân theo quy luật: “Tiết kiệm thời gian”. + Hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm của lý thuyết hệ thống. + Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường các nguồn lực có sẵn có phục vụ lợi ích cho con người. Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mối tương quan cần xét cả phần so sánh tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó. Cần phân biệt rõ 3 khái niệm về hiệu quả. Hiệu quả kỹ thuật: Là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực được sử dụng để sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp. Hiệu quả này thường được phản ánh trong mối quan hệ về các hàm sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất. Nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Hiệu quả kỹ thuật của việc sử dụng nguồn lực được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, giữa các đầu vào với nhau và giữa các sản phẩm khi nông dân ra quyết định sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật phụ thuộc SVTH: Trần Thị Đỗ Quyên K41AKTNN 4 Khoá Luận Tốt Nghiệp nhiều vào bản chất kỹ thuật và công nghệ áp dụng vào nông nghiệp, kỹ năng của người sản xuất cũng như môi trường kinh tế xã hội. Hiệu quả phân phối là chỉ tiêu hiệu quả trong đó yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí tăng thêm về đầu vào hoặc nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân phối là hiệu quả kỹ thuật có liên quan đến giá yếu tố đầu vào và giá các yếu tố đầu ra. Việc xác định hiệu quả này giống như việc xác định các điều kiện về lý thuyết biên để tối đa hóa lợi nhuận. Điều đó có nghĩa là giá trị biên của sản phẩm phải bằng giá trị chi phí biên của nguồn lực được sử dụng vào trong sản xuất. Hiệu quả kinh tế là phạm trù mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật lẫn hiệu quả phân phối. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu chỉ đạt một trong hai yếu tố hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả phân phối thì mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ cho đạt hiệu quả kinh tế. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lức đạt cả chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế. Bản chất của việc phân tích hiệu quả là so sánh giữa chi phí và kết quả theo những mục tiêu nhất định dưới dạng hiện vật. Đó là số lượng, chất lượng của dịch vụ đầu vào và đầu ra. Những sản phẩm này không thể so sánh trực tiếp với nhau nên những chi phí và lợi ích cần được tính ra giá trị tương xứng. Muốn vậy phải thông qua giá cả, trong phạm vi đề tài và sự hạn chế về khả năng tôi xin phép dừng lại ở việc chỉ sử dụng giá cả thị trường để đánh giá hiệu quả kinh tế. * Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế Như chúng ta đã biết hiệu quả kinh tế là mối tương quan giữa kết quả thu được và lượng chi phí bỏ ra trong một chu kỳ sản xuất. Do đó muốn xác định được hiệu quả kinh tế thì phải xác định được kết quả và chi phi bỏ ra. Chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh là chi phí cho các yếu tố đầu vào như: đất đai, lao động, tiền vốn, nguyên vật liệu…. Tùy theo mục đích phân tích và nghiên cứu mà chi phí bỏ ra có thể tính toàn bộ hoặc có thể tính cho từng yếu tố. SVTH: Trần Thị Đỗ Quyên K41AKTNN 5 Khoá Luận Tốt Nghiệp Sau khi đã xác định được kết quả sản xuất và chi phí bỏ ra chúng ta có thể tính được hiệu quả kinh tế theo những cách sau: +H=Q–C H: Hiệu quả kinh tế Q: kết quả đạt được C: chi phỉ bỏ ra Theo phương pháp này cho ta biết được tổng lợi nhuận đạt được một cách chính xác nhưng không thấy được cái giá phải trả để có được kết quả đó. + H = Q/C Phương pháp này phản ánh rõ nét trình độ sử dụng các nguồn lực, xem xét được một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả, do đó giúp ta so sánh được hiệu quả ở các quy mô khác nhau + Hiệu quả kinh tế có thể được xác định bằng cách so sánh phần tăng thêm của kết quả thu được và phần tăng thêm của chi phí bỏ ra. Công thức được xác định như sau: H = Q/C Q: Phần tăng thêm của kết quả C: Phần tăng thêm của chi phí Phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu đầu tư theo chiều sâu, nó xác định lượng kết quả thu thêm trên một đơn vị chi phí tăng thêmhay nói cách khác một đơn vị chi phí tăng thêm đã tạo bao nhiêu kết quả thu thêm. Với cách tính này nó sẽ cho ta biết được tổng thu nhập, tổng lợi nhuận đạt được một cách chính xác cụ thể hơn nhưng không thể so sánh được hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp, các đơn vị kinh doanh có quy mô khác nhau. Như vậy, theo phân tích như trên thì hiệu quả kinh tế có rất nhiều cách tính khác nhau, mỗi cách tính đều phản ánh một khía cạnh nhất định về hiệu quả kinh tế. Do đó tùy theo từng điều kiện của mỗi doanh nghiệp để chọn cho mình một cách tính phù hợp. SVTH: Trần Thị Đỗ Quyên K41AKTNN 6 Khoá Luận Tốt Nghiệp 1.1.2 Một số khái niệm và phân loại đất nông nghiệp  Một số khái niệm về đất đai * Khái niệm chung Đất là một phần của vỏ trái đất, nó là lớp phủ lục địa mà bên dưới nó là đá và khoáng sinh ra nó, bên trên là thảm thực bì và khí quyển. Đất là lớp mặt tươi xốp của lục địa có khả năng sản sinh ra sản phẩm của cây trồng. Đất là lớp phủ thổ nhưỡng là thổ quyển, là một vật thể tự nhiên, mà nguồn gốc của thể tự nhiên đó là do hợp điểm của 4 thể tự nhiên khác của hành tinh là thạch quyển, khí quyển, thủy quyển và sinh quyển. Sự tác động qua lại của bốn quyển trên và thổ quyển có tính thường xuyên và cơ bản. Với những hiểu biết và góc nhìn của từng người đã có những quan điểm khác nhau về đất. Theo Doccu Raiep (1846-1903) người nga đã đưa ra một định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về đất: “Đất là một thể tự nhiên được hình thành do tổng hợp gồm các yếu tố: khí hậu, sinh vật, đá mẹ, địa hình”. Theo William (1863-1939) định nghĩa về đất thì ông đi sâu vào đất trồng hơn và ông cho rằng: “Đất là mặt tơi xốp của lục địa có khả năng sản xuất ra sản phẩm cây trồng”. Theo luật đất đai của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì: “Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trương sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng”. * Khái niệm về đất nông nghiệp Đất nông nghiệp là toàn bộ đất đai được sử dụng hoặc có khả năng sử dụng vào sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc được sử dụng để nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp. (Giáo trình thống kê nông nghiệp trường đại học nông nghiệp I). * Khái niệm đất canh tác Đất canh tác hay còn gọi là đất hàng năm được sử dụng để trồng các loại cây ngắn ngày có chu kỳ sinh trưởng không quá một năm. Đây là bộ phận có vị trí hết sức SVTH: Trần Thị Đỗ Quyên K41AKTNN 7 Khoá Luận Tốt Nghiệp quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, phần lớn các sản phẩm như lương thực, thực phẩm cung cấp cho con người đều được sản xuất trên đất này.  Phân loại đất đai * Phân loại đất nông nghiệp Trong quỹ đất nông nghiệp, theo các tiêu thức khác nhau người ta phân thành các loại đất khác nhau. - Phân loại theo quyền sở hữu: Phân loại đất nông nghiệp theo quyền sở hữu được thay đổi qua các thời kỳ lịch sử xã hội. + Dưới chế độ thực dân + Thời kỳ 1945 đến 1990, đất nông nghiệp được chia ra:  Ruộng đất thuộc sở hữu toàn dân.  Ruộng đất thuộc sở hữu tập thể  Ruộng đất thuộc sở hữu cá thể + Từ năm 1991 đến nay, đất nông nghiệp được chia thành:  Ruộng đất thuộc sở hữu toàn dân.  Ruộng đất thuộc sở hữu tập thể  Ruộng đất thuộc sở hữu tư nhân  Ruộng đất thuộc sở hữu cá thể  Ruộng đất thuộc sở hữu hỗn hợp - Phân loại theo mục đích sử dụng: Nước ta là một nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, vì vậy tập đoàn cây trồng rất phong phú và đa dạng nên đất nông nghiệp cũng được dùng vào nhiều mục đích khác nhau. Về cơ bản được chia làm 2 loại: Đất đang dùng vào sản xuất nông nghiệp và đất có khả năng nông nghiệp. + Đất đang dùng vào sản xuất nông nghiệp Căn cứ vào tình hình cụ thể, đất đang dùng được chia làm sáu loại: SVTH: Trần Thị Đỗ Quyên K41AKTNN 8 Khoá Luận Tốt Nghiệp  Đất trồng cây hàng năm là đất trồng các loại chu kỳ sản xuất trong vòng 1 năm.  Đất trồng cây lâu năm là đât trồng các loại cây có chu kỳ sản xuất lớn hơn 1 năm.  Đất trồng cỏ và bãi cỏ tự nhiên là những diện tích trồng cỏ và thức ăn xanh cho gia súc.  Đất nuôi trồng thuỷ sản là những diện tích mặt nước tự nhiên hoặc nhân tạo có sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản hoặc thả rau, bèo làm thức ăn chăn nuôi cho chăn nuôi.  Đất mới khai hoang phục hoá trong năm là những diện tích được các tổ chức tập thể của Nhà Nước hoặc cá nhân mới khai hoang trong năm mà trước đó không phải là đất nông nghiệp  Đất trồng đai rừng chắn gió được sở dụng để trồng cây chắn gió bảo vệ cho cây trồng khác. + Đất có khả năng nông nghiệp Ngoài những loại đất đang dùng vào sản xuất nông nghiệp như đã nêu trên, số lượng diện tích đất có khả năng đưa vào sản xuất nông nghiệp vẫn còn lớn, phân bố hầu hết trên các vùng của đất nước, mà tập trung chủ yếu ở trung du, miền núi và các con sông lớn. đặc điểm của loại đất này là nếu đầu tư thêm sức người, tiền của vào để khai phá, cải tạo thì sẽ dùng vào sản xuất nông nghiệp được. * Phân loại đất canh tác Để theo dõi và nắm vững diện tích đất canh tác trên phạm vi rộng, người ta có nhiều cách phân loại đất canh tác hàng năm khác nhau. + Phân loại đất canh tác theo khả năng gieo trồng  Đất 4 vụ: là những diện tích có khả năng gieo trồng 4 vụ trong năm, loại đất này chủ yếu là đất chuyên màu.  Đất 3 vụ: là những diện tích có thẻ gieo trồng được 3 vụ trong năm.  Đất 2 vụ: là những diện tích có thể gieo trồng được 2 vụ trong năm. SVTH: Trần Thị Đỗ Quyên K41AKTNN 9 Khoá Luận Tốt Nghiệp  Đất 1 vụ: là những diện tích chỉ có thể gieo trồng được 1 vụ trong năm  Đất chuyên mạ: là đất chỉ để gieo mạ các vụ trong năm mà không gieo trồng một loại cây gì khác. + Phân loại đất theo giá trị dinh dưỡng: Căn cứ vào mức độ sinh lời của đất người ta phân loại đất theo hạng của đất đai: đất trồng cây hàng năm và đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản được chia làm 6 hạng, đất trồng cây lâu năm được chia làm 5 hạng. + Phân loại đất theo tính chất thổ nhưỡng, nông hóa được căn cứ vào nhiều tiêu thức: căn cứ vào nguồn gốc đá mẹ- yếu tố hình thành nên kết cấu đất( đất feralit, đất bazan…), thành cơ giới đất (đất cát, đất cát pha, thịt nhẹ, thịt tring bình,thịt nặng, sét) theo hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất (đất nghèo, trung bình, giàu các chất đạm, lân, kali…) theo độ chua, kiềm (PH). 1.1.3 Vai trò, đặc điểm của đất đai trong sản xuất nông nghiệp * Vai trò của đất đai trong sản xuất nông nghiệp Trong sản xuất nông nghiệp đất đai là một yếu tố sản xuất đặc biệt quan trọng và không thể thay thế được. Vì đất đai trong nông nghiệp không chỉ là nơi, địa điểm sản xuất như một nhà máy mà còn là phương tiện như vật tư sản xuất riêng đối với sự phát triển có tính sinh học của cây trồng. Trong nông nghiệp ngoài vai trò là cơ sở không gian đất còn có hai chức năng đặc biệt quan trọng: - Là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của con người trong quá trình sản xuất. - Đất tham gia tích cực vào quá trình sản xuất, cung cấp cho cây trồng nước, muối khoáng và các chất dinh dưỡng khác cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Như vậy, đất trở thành công cụ sản xuất. Năng suất và chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào độ phì nhiêu của đất. Trong tất cả các loại tư liệu sản xuất dùng trong nông nghiệp chỉ có đất mới có chức năng này. SVTH: Trần Thị Đỗ Quyên K41AKTNN 10 Khoá Luận Tốt Nghiệp * Đặc điểm của đất đai trong sản xuất nông nghiệp Đất đai có những đặc điểm độc đáo, khác với các tư liệu sản xuất khác và có một số đặc điểm sau: - Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, vừa là sản phẩm của lao động Đất đai là tặng vật của thiên nhiên cho không loài người, con người không làm ra đất đai. Tuy nhiên thông qua lao động, con người làm tăng giá trị của nó. Đất đai thuộc sở hữu chung của xã hội, điều này đã được khẳng định trong luật đất đai ban hành năm 2003: “Đất đai thuộc sở hữu của toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý”. Tuy nhiên luật đất đai cũng khẳng định quyền sử dụng đất đai sẽ thuộc người sản xuất. Nông dân có quyền sử dụng, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp, thuê mướn đất đai. Từ khi con người tiến hàng khai phá để đưa đất đai hoang hoá vào sử dụng, để tạo ra sản phẩm cho con người thì ruộng đất đã kết tinh lao động con người và trở thành sản phẩm lao động. - Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt. + Trong nông nghiệp đất đai hạn chế về diện tích và không gì thay thế được đất. Các tư liệu sản xuất khác thì theo mức độ phát triển của lực lượng sản xuất có thể thay đổi về số lượng về những cái chưa được hoặc kém hoàn thiện có thể thay thế bằng những cái hoàn thiện hơn. Diện tích có giới hạn do giới hạn trong từng nông trại từng vùng và từng phạm vi lãnh thổ, sự giới hạn diện tích đất còn thể hiện ở khả năng có hạn về khai hoang, tăng vụ trong từng điều kiện cụ thể. Đặc điểm này ảnh hưởng tới việc mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp là có hạn và ngày càng khan hiếm do nhu cầu ngày càng cao về đất đai của việc đô thị hoá, công nghiệp hoá - hiện đại hoá và xây dựng nhà ở để đáp ứng dân số ngày càng tăng. Do vậy cần quản lý sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hạn chế chuyển dịch ruộng đất nông nghiệp sang sử dụng mục đích khác. + Đất đai có vị trí cố định và nó gắn liền với điều kiện thời tiết, khí hậu của từng vùng cụ thể, vì thế con người không thể di chuyển đất đai từ nơi này sang nơi khác được, mà phải bố trí hệ thống canh tác (cây trồng, vật nuôi) phù hợp với từng vùng sinh thái theo vị trí đất đai. SVTH: Trần Thị Đỗ Quyên K41AKTNN 11 Khoá Luận Tốt Nghiệp + Trong sản xuất nông nghiệp thì đất đai có đặc tính tuyệt vời sử dụng hợp lý, có hệ thống canh tác phù hợp thì độ phì của đất không những không bị hao mòn mà còn tăng thêm, không hợp lý, không bảo vệ thì xấu đi. Như vậy, để sử dụng đất có hiệu quả thì phải làm tốt công tác quản lý đất đai, phân loại chính xác hạng đất, bố trí cây trồng hợp lý trên từng hạng đất, gìn giữ và bảo vệ tài nguyên đất Độ phì nhiêu của đất là khả năng của đất cung cấp cho cây trồng về nước, thức ăn, khoáng và các yếu tố cần thiết khác để cây trồng sinh trưởng và phát triển bình thường. Độ phì nhiêu của đất là cơ sở để đánh giá phân hạng đất. 1.1.3 Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất “Thế giới đang sử dụng khoảng 1,5 tỷ ha đất cho sản xuất nông nghiệp. Tiềm năng đất nông nghiệp của thế giới khoảng 3 – 5 tỷ ha. Nhân loại đang làm hư hại đất nông nghiệp khoảng 1,4 tỷ ha đất và hiện nay có khoảng 6 – 7 triệu ha đất nông nghiệp bị bỏ hoang do xói mòn và thoái hóa. Để giải quyết nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp, con người phải thâm canh, tăng vụ tăng năng suất cây trồng và mở rộng diện tích đất nông nghiệp” (FAO, 1976). Để nắm vững số lượng và chất lượng đất đai cần phải điều tra thành lập bản đồ đất, đánh giá phân hạng đất, điều tra hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất hợp lý là điều rất quan trọng mà các quốc gia đặc biệt quan tâm nhằm ngăn chặn những suy thoái tài nguyên đât đai do sự thiếu hiểu biết của con người, đồng thời nhằm hướng dẫn về sử dụng đất và quản lý đất đai sao cho nguồn tài nguyên này được khai thác tốt nhất mà vẫn duy trì sản xuất trong tương lai. Phát triển nông nghiệp bền vững có tính chất quyết định trong sự phát triển chung của toàn xã hội. Điều cơ bản nhất của phát triển nông nghiệp bền vững là cải thiện chất lượng cuộc sống trong sự tiếp xúc đúng đắn về môi trường để giữ gìn tài nguyên cho thế hệ sau này. SVTH: Trần Thị Đỗ Quyên K41AKTNN 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan