Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện ...

Tài liệu đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện mỹ lộc, tỉnh nam định

.PDF
91
1
104

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRẦN XUÂN PHONG ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 HUYỆN MỸ LỘC, TỈNH NAM ĐỊNH Ngành: Quản lý đất đai Mã số: 60 85 01 03 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Thị Tám NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./. Hà Nội, ngày 08 tháng 06 năm 2017 Tác giả luận văn Trần Xuân Phong i LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, những ý kiến đóng góp, chỉ bảo quý báu của các thầy cô giáo bộ môn Quy hoạch đất đai, Khoa Quản lý đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Để có được kết quả nghiên cứu này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự hướng dẫn chu đáo, tận tình của PGS.TS. Đỗ Thị Tám, là người hướng dẫn trực tiếp tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và viết luận văn. Tôi cũng nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của UBND huyện Mỹ Lộc, các phòng ban và nhân dân trong huyện, các anh chị em và bạn bè đồng nghiệp, sự động viên, tạo mọi điều kiện của gia đình và người thân. Với tấm lòng chân thành, tôi xin cảm ơn mọi sự giúp đỡ quý báu đó! Hà Nội, ngày 08 tháng 06 năm 2017 Tác giả luận văn Trần Xuân Phong ii MỤC LỤC Lời cam đoan ..................................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii Mục lục ........................................................................................................................... iii Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi Danh mục bảng biểu ....................................................................................................... vii Danh mục hình ............................................................................................................... viii Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix Thesis abstract.................................................................................................................. xi Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 2 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2 1.4. Những đóng góp của đề tài ................................................................................. 3 Phần 2. Tổng quan nghiên cứu ...................................................................................... 4 2.1. Cơ sở lý luận của quy hoạch sử dụng đất ........................................................... 4 2.1.1. Khái niệm về đất đai và những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất .......... 4 2.1.2. Khái niệm quy hoạch sử dụng đất ...................................................................... 5 2.1.3. Nhiệm vụ, nội dung và đặc điểm của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ............ 5 2.1.4. Nguyên tắc cơ bản của quy hoạch sử dụng đất................................................... 8 2.1.5. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với các loại hình quy hoạch khác..................................................................................................................... 8 2.1.6. Quy trình của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện: ............................................. 10 2.2. Cơ sở lý luận về đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phương án quy hoạch sử dụng đất ............................................................................................. 11 2.2.1. Khái niệm và tiêu chí đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phương án quy hoạch sử dụng đất ...................................................................................... 11 2.2.2. Bản chất và phân loại tính khả thi của phương án quy hoạch sử dụng đất....... 12 2.2.3. Bản chất và phân loại hiệu quả của phương án quy hoạch sử dụng đất ........... 13 iii 2.3. Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất................................................... 14 2.3.1. Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất của một số nước trên thế giới .................................................................................................................... 14 2.3.2. Tình hình quy hoạch và thực hiện quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam ........... 20 2.3.3. Công tác lập quy hoạch sử dụng đất tỉnh Nam Định ........................................ 24 Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 27 3.1. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 27 3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội huyện Mỹ Lộc ........................ 27 3.1.2. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất huyện Mỹ Lộc............................... 27 3.1.3. Đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định ................................................................ 28 3.1.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện phương án QHSD đất ......................................................................................................... 29 3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 29 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp............................................................... 29 3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 29 3.2.3. Phương pháp so sánh ........................................................................................ 29 3.2.4. Phương pháp minh họa trên bản đồ .................................................................. 30 Phần 4. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 31 4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Mỹ Lộc .......................... 31 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 31 4.1.2. Các nguồn tài nguyên ....................................................................................... 32 4.1.3. Thực trạng môi trường trên địa bàn huyện Mỹ Lộc ......................................... 34 4.1.4. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................. 35 4.1.5. Phân tích đánh giá bổ sung về biến đổi khí hậu tác động đến việc sử dụng đất. ........................................................................................................... 44 4.2. Tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất năm 2016 huyện Mỹ Lộc ........... 45 4.2.1. Phân tích, đánh giá bổ sung tình hình thực hiện một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai. .......................................................................................... 45 4.2.2. Phân tích, đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất ................................. 49 4.3. Đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020 ....................................................................................................... 54 iv 4.3.1. Phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Mỹ Lộc giai đoạn 2011 - 2020 ....... 54 4.3.2. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2015 huyện Mỹ Lộc ....... 56 4.3.3. Kết quả thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2015 theo quy hoạch sử dụng đất được duyệt ........................................................... 61 4.3.4. Kết quả thực hiện dự án, công trình đến năm 2015 .......................................... 62 4.3.5. Đánh giá những mặt được, những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại trong thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước .............................................. 70 4.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất .................................................................... 72 4.4.1. Về quy trình lập quy hoạch sử dụng đất ........................................................... 72 4.4.2. Về các chỉ tiêu kỹ thuật ngành.......................................................................... 72 4.4.3. Về đánh giá hiện trạng sử dụng đất và khả năng thực hiện công trình............. 73 4.4.4. Về bố trí nguồn vốn đầu tư ............................................................................... 73 4.4.5. Về chất lượng phương án quy hoạch sử dụng đất ............................................ 74 4.4.6. Vấn đề quản lý quy hoạch, giám sát thực hiện quy hoạch và ý thức chấp hành pháp luật đất đai ....................................................................................... 74 Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 75 5.1. Kết luận............................................................................................................. 75 5.2. Kiến nghị .......................................................................................................... 76 Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 77 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BNN Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất KQTH Kết quả thực hiện KTXH Kinh tế xã hội PAQH Phương án quy hoạch QĐ Quyết định QH Quy hoạch QHSDĐ Quy hoạch sử dụng đất SDĐ Sử dụng đất TH Thực hiện UBND Ủy ban nhân dân vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 4.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo giá so sánh 2010 ............. 36 Bảng 4.2. Diện tích, cơ cấu đất đai năm 2016 .............................................................. 49 Bảng 4.3. Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp năm 2016 ............................................... 50 Bảng 4.4. Diện tích, cơ cấu đất phi nông nghiệp năm 2016 huyện Mỹ Lộc ................ 51 Bảng 4.5. Biến động sử dụng đất từ năm 2005 đến năm 2010 huyện Mỹ Lộc ............ 52 Bảng 4.6. Phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Mỹ Lộc giai đoạn 2011-2020 .......... 54 Bảng 4.7. Chỉ tiêu các phương án quy hoạch sử dụng đất đến 2015............................ 56 Bảng 4.8. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2015 huyện Mỹ Lộc .............................................................................................. 58 Bảng 4.9. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất phi nông nghiệp đến năm 2015 huyện Mỹ Lộc ..................................................................................... 59 Bảng 4.10. Kết quả thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất giai đoạn 2011 -2015 huyện Mỹ Lộc .............................................................................................. 62 Bảng 4.11. Các công trình, dự án đã thực hiện theo phương án quy hoạch đến năm 2015 ...................................................................................................... 64 Bảng 4.12. Các công trình, dự án chưa thực hiện theo phương án quy hoạch đến năm 2015 ...................................................................................................... 67 Bảng 4.13. Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Mỹ Lộc ............. 69 vii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Diện tích, cơ cấu sử dụng đất cả nước năm 2020 ........................................ 21 Hình 4.1. Phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Mỹ Lộc giai đoạn 2011 - 2020 ....... 56 Hình 4.2. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất huyện Mỹ Lộc đến năm 2015 ...... 57 Hình 4.3. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất phi nông nghiệp đến năm 2015 huyện Mỹ Lộc ..................................................................................... 60 Hình 4.4. Kết quả thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2015 huyện Mỹ Lộc .............................................................................................. 63 viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Họ và tên học viên: Trần Xuân Phong Tên luận văn: Đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Chuyên ngành: Quản lý đất đai Mã số: 06 85 01 03 Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá việc thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định nhằm tìm ra những ưu điểm và tồn tại trong quá trình thực hiện. - Đề xuất giải pháp để khắc phục các tồn tại và nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất. Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn, sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính là: Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp Phương pháp thống kê và phân tích Phương pháp chuyên gia Phương pháp minh họa bằng bản đồ Phương pháp so sánh, đánh giá. Kết quả chính và kết luận 1) Mỹ Lộc là huyện nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, cách thành phố Nam Định 8 km về phía Tây Bắc, cách Thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam là 23 km về phía Đông Nam, có tổng diện tích hành chính là 7.448,87 ha, dân số năm 2015 là 70.152 người. Huyện có vị trí địa lý, tài nguyên đất đai, nguồn nước dồi dào và nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. 2) Công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Mỹ Lộc được thực hiện tương đối tốt. Đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý đất đai được đào tạo cơ bản, đa phần có trình độ chuyên môn cao, có tinh thần trách nhiệm trong việc hoàn thành nhiệm vụ được giao. Có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng có liên quan trong việc giải quyết dứt điểm các đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai. 3) Kết quả nghiên cứu tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Mỹ Lộc cho thấy: Chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp thực hiện được ix 5.065,11 ha vượt 7,02% so với quy hoạch được duyệt; Đất phi nông nghiệp thực hiện được 2.377,04 ha đạt 90,40% so với quy hoạch được duyệt; Diện tích đất chưa sử dụng là 6,71 ha vượt so với quy hoạch được duyệt ở mức cao (vượt 4,82%). 4) Giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất: - Đối với công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Cần có sự điều tra đánh giá cụ thể, chính xác về tiềm năng đất đai, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, điều kiện kinh tế xã hội, tập quán canh tác của vùng quy hoạch từ đó đưa ra những tiêu chí và chiến lược phát triển phù hợp; phương án quy hoạch ngoài chỉ tiêu về diện tích, cơ cấu đất đai cần quan tâm đến việc phân bổ không gian của các vùng sản xuất, từ đó có định hướng quy hoạch phát triển đồng ruộng cho phù hợp. - Đối với công tác tổ chức và quản lý thực hiện quy hoạch: việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất thường liên quan đến nhiều cấp, ngành ở nhiều lĩnh vực. Vì vậy đòi hỏi phải có cơ chế quản lý và tổ chức thực hiện chặt chẽ trong nhiều năm. Do đó, để làm được điều này, trên cơ sở phương án quy hoạch sử dụng đất đã được duyệt, UBND huyện cần xây dựng các chương trình, mục tiêu phát triển cụ thể và giao cho các ngành thực hiện. x THESIS ABSTRACT Master candidate: Tran Xuan Phong Thesis title: "Evaluation of the implementation situation of land use planning plan approach 2020 in Loc District, Nam Dinh Province". Major: Land Management Code: 06 85 01 03 Training Institution: Vietnam National University of Agriculture Research purpose of subject - Evaluation of the implementation situation of land use planning plan approach 2020 in Loc District, Nam Dinh Province to find out the advantages and existing in the implementation process. - Propose solutions to overcome the shortcomings and improve the efficiency of the organization work for implementing the land use planning. Research Methodology In the thesis, using the main research methods are: Method of investigation and collection of secondary data Method of investigation and collection of primary data Method of statistics and analysis Expert Method Method of illustrating by map Method of comparison, evaluation. Main results and conclusions 1) My Loc is located at the Red River delta, locates 8 km far from the city of Nam Dinh to the northwest, locates 23 km far from Phu Ly City to the southeast, has a total administrative area of 7,448.87 ha and a population of 70,152 in 2015. The District has geographic location, land resources, abundant water resources and many favorable conditions for socio-economic development. 2) The management of land at the area of My Loc District is relatively carried out well. The team of cadres and civil servants working in land management are basically trained, most highly qualified professionals level, with a sense of responsibility in completing assigned tasks. There is a close cooperation of the relevant competent authorities to definitively settle the complaints letters, accusations and land disputes. xi 3) Results of the study on the implementation of land use planning plan to 2020 in My Loc District showed that: the agricultural land use target implemented 5,065.11 ha, 7.02% higher than the approved plan; Non-agricultural land implemented 2,377.04 ha, reaching 90.40% compared to the approved plan; The area of unused land implemented 6.71 ha higher than the approved plan at a higher level (4.82%). 4) Solutions to improve the implementation efficiency of land use planning plan: - For the work of land use planning and plan: It is necessary to have a specific, accurate investigation, evaluation of land potential, structure of plants, of crop, animals, socio-economic conditions and farming practices of the planning area from which to develop appropriate development criteria and strategies; for the plan beyond the target of land area and structure, it is necessary to pay attention to the spatial distribution of production areas, which should be oriented planning development of the field accordingly. - For organizing and managing the planning implementation work: The implementation of land use planning often involves multiple levels and sectors in many areas. Therefore, a strict management and implementation mechanism is required for many years. So, to accomplish this, based on the approved land use planning plan, the District People's Committee should develop specific development programs and targets and assign them to the departments for implementation. xii PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng an ninh. Điều 53, Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” (Quốc Hội nước CHXHCNVN, 2013). Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định: Quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất là 1 trong 15 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai; việc cho thuê đất, giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Điều 35, Luật Đất đai năm 2013 quy định nhiệm vụ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện ở các cấp, đó là: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia; Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện; Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng; Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh. Trong hệ thống quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ) thì cấp huyện có vị trí quan trọng làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch SDĐ. QHSDĐ cấp huyện tác động trực tiếp đến việc sử dụng đất của các bộ, ngành, các vùng trọng điểm, các tỉnh… đảm bảo tính thống nhất về quản lý sử dụng đất đai cả nước. QHSDĐ cấp huyện, cụ thể hoá QHSDĐ cấp tỉnh trên địa bàn cụ thể. Tiếp đó Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư 29/2014/TTBTNMT quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Huyện Mỹ Lộc nằm ở phía bắc tỉnh Nam Định, có vị trí địa lý liền kề với thành phố Nam Định, với trung tâm kinh tế - chính trị là thị trấn Mỹ Lộc, cách trung tâm thành phố Nam Định 8 km về phía Tây Bắc. Huyện có 10 xã và 01 thị trấn, với tổng diện tích tự nhiên là 7.448,87 ha và dân số năm 2015 là 70.152 1 người. Với vị trí nằm liền kề với thành phố Nam Định, huyện Mỹ Lộc có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, tiêu thụ các sản phẩm nông sản và các sản phẩm của các làng nghề truyền thống. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) huyện Mỹ Lộc được UBND tỉnh Nam Định phê duyệt tại Quyết định số 1004/QĐ-UBND ngày 21/6/2013. Tuy nhiên, từ khi được phê duyệt đến nay thì việc tổ chức thực hiện quy hoạch vẫn chưa được đánh giá đúng mức và chưa có những nghiên cứu, đánh giá để rút kinh nghiệm toàn diện và đầy đủ cho việc thực hiện tiếp theo. Để đánh giá kết quả thực hiện phương án QHSDĐ đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 2011-2015; phân tích, đánh giá những kết quả đã đạt được và những tồn tại trong quá trình thực hiện quy hoạch và kiến nghị các giải pháp thực hiện nhằm nâng cao tính khả thi của phương án QHSDĐ là rất cần thiết. Xuất phát từ những yêu cầu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định”. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Đánh giá việc thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định nhằm tìm ra những ưu điểm và tồn tại trong quá trình thực hiện. - Đề xuất giải pháp để khắc phục các tồn tại và nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu - Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định; - Việc thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các công trình, dự án có sử dụng đất đã được phê duyệt. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: đề tài nghiên cứu trong phạm vi ranh giới hành chính huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. 2 - Phạm vi thời gian: số liệu thống kê, kiểm kê về đất đai, kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên… được lấy trong giai đoạn 2005 - 2015; hiện trạng sử dụng đất lấy năm 2015. Kết quả thực hiện phương án QHSDĐ được tính đến 31/12/2015. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Mỹ Lộc trong những năm tiếp theo, qua đó nâng cao hiệu quả công tác quản lý đất đai. 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 2.1.1. Khái niệm về đất đai và những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất 2.1.1.1. Khái niệm về đất đai “Đất đai” là một phần lãnh thổ nhất định có vị trí, hình thể, diện tích với những tính chất tự nhiên hoặc mới tạo thành (đặc tính thổ nhưỡng, điều kiện địa hình, địa chất, thuỷ văn, chế độ nước, thảm thực vật, các tính chất lý hoá tính...), tạo ra những điều kiện nhất định cho việc sử dụng theo các mục đích khác nhau. Như vậy, để sử dụng đất cần phải làm quy hoạch - đây là quá trình nghiên cứu, lao động sáng tạo nhằm xác định ý nghĩa mục đích của từng phần lãnh thổ và đề xuất một trật tự sử dụng đất nhất định. Về mặt bản chất, đất đai là đối tượng của các mối quan hệ sản xuất trong lĩnh vực sử dụng đất đai (gọi là các mối quan hệ đất đai) và việc tổ chức sử dụng đất như “tư liệu sản xuất đặc biệt” gắn chặt với phát triển kinh tế - xã hội nên quy hoạch sử dụng đất đai là một hiện tượng kinh tế - xã hội thể hiện đồng thời 3 tính chất: kinh tế, kỹ thuật và pháp chế (Đoàn Công Quỳ và cs., 2006). Trong đó: - Tính kinh tế: thể hiện bằng hiệu quả sử dụng đất đai; - Tính kỹ thuật: bao gồm các tác nghiệp chuyên môn kỹ thuật như điều tra, khảo sát, xây dựng bản đồ, khoanh định, xử lý số liệu... - Tính pháp chế: xác lập tính pháp lý về mục đích và quyền sử dụng đất theo quy hoạch nhằm đảm bảo sử dụng và quản lý đất đai đúng pháp luật. 2.1.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất Mục tiêu của việc sử dụng hợp lý tài nguyên đất là phát huy tối đa tiềm năng đất đai nhằm đạt hiệu quả KTXH, môi trường và sự phát triển bền vững. Vì vậy, phạm vi, cơ cấu và phương thức sử dụng đất vừa bị chi phối bởi các điều kiện quy luật sinh thái tự nhiên vừa bị chi phối bởi các điều kiện quy luật kinh tế - xã hội và các yếu tố kỹ thuật. Theo Viện điều tra quy hoạch đất đai (1998) có ba nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất là: Nhân tố điều kiện tự nhiên; Nhân tố kinh tế xã hội; Nhân tố không gian; 4 2.1.2. Khái niệm quy hoạch sử dụng đất “Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng, quản lý đất đai một cách đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất, thông qua việc tính toán, phân bổ quỹ đất cho các ngành, cho các mục đích sử dụng, cho các tổ chức và cá nhân sử dụng đất đai nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội và tạo điều kiện bảo vệ đất đai, môi trường sinh thái” (Đoàn Công Quỳ và cs., 2006). 2.1.3. Nhiệm vụ, nội dung và đặc điểm của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 2.1.3.1. Nhiệm vụ của quy hoạch sử dụng đất - Sử dụng có hiệu quả đất đai: Việc sử dụng có hiệu quả đất đai hết sức khác biệt giữa các chủ sử dụng đất. Cụ thể, với các cá nhân sử dụng đất thì việc sử dụng có hiệu quả chính là việc thu được lợi ích cao nhất trên một đơn vị tư bản đầu tư trên một đơn vị diện tích đất. Còn đối với Nhà nước thì vấn đề hiệu quả sử dụng đất mang tính tổng hợp hơn gồm các nội dung: toàn vẹn lãnh thổ, an toàn lương thực quốc gia, bảo vệ môi trường, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá… - Sử dụng đất phải có tính hợp lý chấp nhận được: Sử dụng đất đai phải có tính hợp lý và được xã hội chấp nhận. Những mục đích này bao gồm các vấn đề về an ninh lương thực, việc làm và đảm bảo thu nhập cho cư dân ở nông thôn. Sự cải thiện và phân phối lại đất đai có thể đảm bảo làm giảm sự không đồng đều về kinh tế giữa các vùng khác nhau, giữa các chủ sử dụng đất khác nhau và góp phần tích cực trong việc xoá đói, giảm nghèo. - Tính bền vững: Việc sử dụng đất bền vững là phương thức sử dụng đất mang lại hiệu quả, đáp ứng được các nhu cầu trước mắt đồng thời đảm bảo được tài nguyên đất đai đáp ứng được các nhu cầu sử dụng đất trong tương lai. 2.1.3.2. Nội dung của quy hoạch sử dụng đất - Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trên địa bàn thực hiện quy hoạch; - Đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất trong kỳ quy hoạch trước theo các mục đích sử dụng; - Đánh giá tiềm năng đất đai và sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất 5 so với tiềm năng đất đai, so với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ; - Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đã được quyết định, xét duyệt của kỳ quy hoạch trước; - Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch và định hướng cho kỳ tiếp theo phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của các ngành và các địa phương; - Xây dựng các phương án phân bổ diện tích các loại đất cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong kỳ quy hoạch; - Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của từng phương án phân bổ quỹ đất; - Lựa chọn phương án phân bổ quỹ đất hợp lý căn cứ vào kết quả phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường; - Thể hiện phương án quy hoạch sử dụng đất được lựa chọn trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất; - Xác định các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường cần phải áp dụng đối với từng loại đất, phù hợp với địa bàn quy hoạch; - Xác định giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất phù hợp với đặc điểm của địa bàn quy hoạch (Lương Văn Hinh và cs., 2003). 2.1.3.3. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất đai Các đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất được thể hiện cụ thể như sau (Đoàn Công Quỳ và cs., 2006): Tính lịch sử - xã hội: lịch sử phát triển của xã hội chính là lịch sử phát triển của quy hoạch sử dụng đất đai. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có một phương thức sản xuất của xã hội thể hiện theo hai mặt: lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Trong quy hoạch sử dụng đất đai, luôn nẩy sinh quan hệ giữa người với đất đai cũng như quan hệ giữa người với người về quyền sở hữu và sử dụng đất đai. Quy hoạch sử dụng đất đai thể hiện đồng thời vừa là yếu tố thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, vừa là yếu tố thúc đẩy các mối quan hệ sản xuất, vì vậy nó luôn là một bộ phận của phương thức sản xuất của xã hội. Tính tổng hợp: tính tổng hợp của quy hoạch sử dụng đất đai biểu hiện chủ yếu ở hai mặt: đối tượng của quy hoạch là khai thác, sử dụng, cải tạo, bảo vệ... 6 toàn bộ tài nguyên đất đai cho nhu cầu nền kinh tế quốc dân; quy hoạch sử dụng đất đai đề cập đến nhiều lĩnh vực về khoa học, kinh tế và xã hội như khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, dân số và đất đai, sản xuất nông, công nghiệp, môi trường sinh thái... Tính dài hạn: căn cứ vào các dự báo xu thế biến động dài hạn của những yếu tố kinh tế xã hội quan trọng, xác định quy hoạch trung và dài hạn về sử dụng đất đai, đề ra các phương hướng, chính sách và biện pháp có tính chiến lược, tạo căn cứ khoa học cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất ngắn hạn. Quy hoạch dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu đất để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Cơ cấu và phương thức sử dụng đất được điều chỉnh từng bước trong thời gian dài cho đến khi đạt được mục tiêu dự kiến. Thời hạn của quy hoạch sử dụng đất đai thường từ trên 10 năm đến 20 năm hoặc xa hơn. Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô: với đặc tính trung và dài hạn, quy hoạch sử dụng đất đai chỉ dự kiến trước các xu thế thay đổi phương hướng, mục tiêu, cơ cấu và phân bố sử dụng đất (mang tính đại thể, không dự kiến được các hình thức và nội dung cụ thể, chi tiết của sự thay đổi). Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất đai mang tính chiến lược, các chỉ tiêu của quy hoạch mang tính chỉ đạo vĩ mô, tính phương hướng và khái lược về sử dụng đất. Tính chính sách: Quy hoạch sử dụng đất đai thể hiện rất mạnh đặc tính chính trị và chính sách xã hội. Khi xây dựng phương án phải quán triệt các chính sách và quy định có liên quan đến đất đai của Đảng và Nhà nước, đảm bảo thực hiện cụ thể trên mặt bằng đất đai các mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển ổn định kế hoạch kinh tế - xã hội; tuân thủ các quy định, các chỉ tiêu khống chế về dân số, đất đai và môi trường sinh thái. Tính khả biến: Dưới sự tác động của nhiều nhân tố khó dự đoán trước, theo nhiều phương diện khác nhau, quy hoạch sử dụng đất đai chỉ là một trong những giải pháp biến đổi hiện trạng sử dụng đất sang trạng thái mới thích hợp hơn cho việc phát triển kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Khi xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, chính sách và tình hình kinh tế thay đổi, các dự kiến của Quy hoạch sử dụng đất đai không còn phù hợp. Việc điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch là biện pháp thực hiện và cần thiết. Điều này thể hiện tính khả biến của quy hoạch, Quy hoạch sử dụng đất đai luôn là quy hoạch động, một quá trình lặp lại theo chiều xoắn ốc "quy hoạch - thực hiện - quy hoạch lại hoặc 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất