Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện ...

Tài liệu đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện ân thi, tỉnh hưng yên

.PDF
134
1
111

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN VĂN MẠNH ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 HUYỆN ÂN THI, TỈNH HƯNG YÊN Chuyên ngành: Quản lý đất đai Mã số: 60 85 01 03 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Quang Học NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Mạnh ii LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành được bản luận văn này, trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS Nguyễn Quang Học đã trực tiếphướng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo khoa Quản lý Đất Đai, Ban Quản lý đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Ân Thi, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Kinh tế và Hạ tầng, Chi cục thống kê huyện Ân Thi, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên đã giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình và đồng nghiệp đã khích lệ, tạo những điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2017 Tác giả luận văn NguyễnVănMạnh ii MỤC LỤC Lời cam đoan .................................................................................................................... ii Lời cám ơn ........................................................................................................................ ii Mục lục ........................................................................................................................... iii Danh mục các từ viết tắt .................................................................................................. vi Danh mục bảng ............................................................................................................... vii Danh mục hình ............................................................................................................... viii Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1 1.2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 2 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2 1.4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn......................................... 3 Phân 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .......................................................................... 4 2.1. Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của việc lâp QHSDĐ ......................................... 4 2.1.1. Cơ sở lý luận của việc lập quy hoạch sử dụng đất.............................................. 4 2.1.2. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với các quy hoạch khác .................. 13 2.1.3. Cơ sở pháp lý của việc lập quy hoạch sử dụng đất ........................................... 16 2.2. Tình hình thực hiện qhsdđ của một số nước trên thế giới, của việt nam và của tỉnh Hưng Yên ....................................................................................... 17 2.2.1. Tình hình thực hiện QHSDĐ của một số nước trên Thế giới ........................... 18 2.2.2. Tình hình quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở Việt Nam ................................. 19 2.2.3. Tình hình quy hoạch sử dụng đất ớ tỉnh Hưng Yên ......................................... 23 Phần 3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu ....................................... 25 3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 25 3.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 25 3.2.1. Về không gian:.................................................................................................. 25 3.2.2. Về thời gian: ..................................................................................................... 25 3.3. Nội dungnghiêncứu của đề tài .......................................................................... 25 iii 3.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tác động đến quy hoạch sử dụng đất huyện Ân Thi giai đoạn 2011-2015 ................................................... 25 3.3.2. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai của huyện Ân Thi ................... 25 3.3.3. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Ân Thi giai đoạn 2011-2015................................................................................... 26 3.3.4. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Ân Thi, tỉnh Hưng yên .................................... 26 3.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 26 3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu .............................................................. 26 3.4.2. Phương pháp thống kê, phân tích, xử lý số liệu ............................................... 27 3.4.3. Phương pháp kế thừa các tài liệu có liên quan ................................................. 27 Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 28 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Ân Thi .................................... 28 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 28 4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ............................................................... 31 4.1.3. Đánh giá chungđiều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ........................................... 40 4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất của huyện Ân Thi........................................ 42 4.2.1. Tình hình quản lý đất đai của huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên .......................... 42 4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên năm 2015 ............. 47 4.2.3. Tình hình biến động sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Ân Thi giai đoạn 2011-2015 ......................................................................................................... 53 4.3. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến giai đoạn 2011 – 2015 huyện Ân Thi ........................................................................................... 59 4.3.1. Phương án quy hoạch sử dụng đất của huyện Ân Thi giai đoạn 2011-2015 ......................................................................................................... 59 4.3.2. Kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020 thực hiện đến năm 2015 .................................................................................... 63 4.3.3. Kết quả thực hiện dự án, công trình theo phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015 .............................................................................................. 68 4.3.4. Kết quả thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất từ năm 2011 đến năm 2015 theo quy hoạch đã được phê duyệt .......................................................... 73 4.3.5. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2016 ........................... 74 iv 4.3.6. Đánh giá những mặt đạt được và tồn tại trong việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất tại huyện Ân Thi ........................................................................... 79 4.4. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất........................................................................................................ 82 4.4.1. Giải pháp về quản lý hành chính ...................................................................... 82 4.4.2. Giải pháp về kinh tế .......................................................................................... 83 4.4.3. Giải pháp về kỹ thuật ........................................................................................ 84 4.4.4. Giải pháp về quy hoạch .................................................................................... 84 4.4.5. Về quản lý đất đai ............................................................................................. 85 Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 88 5.1. Kết luận............................................................................................................. 88 5.2. Kiến nghị .......................................................................................................... 89 Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 91 Phụ lục .......................................................................................................................... 93 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt ATNG An toàn giao thông CTSN Công trình sự nghiệp GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất GPMB Giải phóng mặt bằng HĐND Hội đồng nhân dân HTXDVNN Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp KHSSDĐ Kế hoạch sử dụng đất KT-XH Kinh tế - Xã hội MNCD Mặt nước chuyên dùng MTTQ Mặt trận tổ quốc PAĐCQH Phương án điều chỉnh quy hoạch PNN Phi nông nghiệp QHKH Quy hoạch kế hoạch QHSDĐ Quy hoạch sử dụng đất QHSDĐĐ Quy hoạch sử dụng đất đai QSDĐ Quyền sử dụng đất TDTT Thể dục thể thao TN&MT Tài nguyên và Môi trường TTCN Tiểu thủ công nghiệp UBND Uỷ ban nhân dân XDCB Xây dựng cơ bản vi DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện Ân Thi năm 2010 2016.............................................................................................................. 32 Bảng 4.2. Cơ cấu kinh tế các ngành của huyện Ân Thi năm 2010 - 2016 ................... 32 Bảng 4.3. Dân số huyện Ân Thi năm 2010 - 2016 ....................................................... 34 Bảng 4.4. Hiện trạng sử dụng đất huyện Ân Thi năm 2015 ......................................... 47 Bảng 4.5. Biến động sử dụng đất giai đoạn (2011-2015)............................................. 53 Bảng 4.6. Phương án quy hoạch sử dụng đất của huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên ....... 61 Bảng 4.7. Kết quả thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2015 .................................................................................................. 64 Bảng 4.8. Kết quả thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất phi nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2015 .................................................................................................. 65 Bảng 4.9. Tổng hợp tóm tắt số lượng công trình, dự án 2011-2015 ............................ 68 Bàng 4.10. Kết quả thực hiện một số công trình, dự án 2011-2015 ............................... 73 Bàng 4.11. Diện tích đất chuyển mục đích trong giai đoạn 2011 – 2015 ...................... 73 Bảng 4.12. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất năm 2016 ................................. 77 Bảng 4.13. Công trình, dự án thực hiện trong năm 2016 ............................................... 78 vii DANH MỤC HÌNH Hình 4.1. Sơ đồ vị trí địa lý huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên ........................................... 28 Hình 4.2. Hiện trạng sử dụng đất .................................................................................... 49 Hình 4.3. Cơ cấu thành phần đất nông nghiệp ................................................................ 49 Hình 4.4. Biến động sử dụng đất trong giai đoạn 2011 - 2015 ....................................... 55 viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Nguyễn Văn Mạnh Tên Luận văn: “Đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên”. Ngành: Quản lý đất đai Mã số: 60.85.01.03 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu Đánh giá việc thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất, tồn tại, hạn chế từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tổ chức thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện các nội dung của đề tài, tôi sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu. - Phương pháp thống kê và phân tích xử lý tổng hợp số liệu. - Phương pháp so sánh, đánh giá. - Phương pháp minh họa bản đồ. Kết quả chính và kết luận Kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất cơ bản đáp ứng những yêu cầu phát triển kinh tế của huyện, của tỉnh. Tuy nhiên qua đánh giá kết quả thực hiện phương án QHSDĐ, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011-2015) của huyện Ân Thi cho thấy mức độ, chất lượng lập và thực hiện quy hoạch còn chưa đạt yêu cầu. Theo quy hoạch đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011-2015) đất nông nghiệp trên địa bàn huyện là 8.805,84ha, nhưng kết quả đất nông nghiệp thực hiện theo phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) là 9.098,87ha, đạt 103,33% chỉ tiêu được phê duyệt. Đất phi nông nghiệp theo kế hoạch được duyệt là 4.062,21ha, diện tích đất phi nông nghiệp thực hiện kỳ đầu (2011-2015) là 3.888,37ha, đạt 95,72% so với kế hoạch được duyệt. Đất chưa sử dụng theo kế hoạch được phê duyệt là 5,0ha, đất chưa sử dụng thực hiện trong kỳ kế hoạch (2011-2015) là 10,95ha, tăng 5,95ha so với kế hoạch được phê duyệt. Trong tổng số 211 dự án công trình trong kỳ kế hoạch sử dụng đất (2011-2015) thì có 111 dự án đã thực hiện với diện tích 66,93ha, đạt 52,6% so với tổng số dự án, còn ix 100 dự án triển khai chậm, chưa thực hiện, chiếm 47,4% so với tổng số dự án. Điều đó chứng tỏ việc triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011-2015 vẫn còn thấp. Trong quá trình tổ chức thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011-2015) của huyện đã bộc lộ một số tồn tại như thời gian lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn kéo dài, chưa sát với tình hình thực tế tại địa phương cũng như điều kiện kinh tế - xã hội của vùng. Để quy hoạch sử dụng đất kỳ tới đạt kết quả tốt cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp đặc biệt là việc xác định đúng chỉ tiêu quy hoạch và phân bổ chỉ tiêu quy hoạch hợp lý cho cả thời kỳ quy hoạch đồng thời cân đối đủ nguồn vốn cho xây dựng hạ tầng. x THESIS ABSTRACT Master candidate: Nguyen Van Manh Thesis title: “Evaluation of implementation plan for land use planning up to the year of 2020 An Thi district, Hưng Yên Province” Major: Land Management Code: 60.85.01.03 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research Objectives Assess the implementation of the land use plan, exist, limit, from which proposed a number of measures to improve the implementation plan for land use planning up to the year of 2020 of An Thi district, Hung Yen province. Materials and Methods To make the contents of the subject, I used the following methods: - The method of investigation, collect documents. - Statistical methods and analysis and synthesis of data processing. - Comparison and reviews method. - The illustrated map method. Main findings and conclusions Results of the implementation plan for land use planning, basically meet the requirements of economic development of the district, the province. However, by assessing the result of the implementation of plans land use planning, land use planning early period (2011-2015) of An Thi district showed that the level and quality of preparation and implementation planning was unsatisfactory. According to the 2020 master plan, land use plan early period (2011-2015) of agricultural land in the district is 8,805.84ha, but the results of the implementation of agricultural land under the land use plan of 2020, the land use plan early 5 years (20112015) is 9,098.87ha, equivalent to 103.33% of the approved quotas. Non-agricultural land according to the approved plan is 4,062.21ha, non-agricultural land first implementation period (2011-2015) is 3,888.37ha, reaching 95.72% compared with the approved plans. Unused landaccording to the approved plan is 5,0ha, unused land is done in the period (2011-2015) plan is 10.95ha, 5.95ha increase compared to the approved plan. xi In total 211 works projects in the land use plan period (2011-2015), there are 111 projects were implemented with 66.93ha area, reaching 52.6% of the total number of projects, 100 projects development slow opening, unrealized, representing 47.4% of the total project. This demonstrates that the implementation plan, land use plan (20112015) remains low early. In the course of implementing the land use plan of 2020, the land use plan early (2011-2015) of the district has exposed some time existed as planned, plans to use lingering land, not close to the actual situation as well as local economic conditions – society of the region. For land-use planning to achieve any good results to make synchronizing multiple solutions above especially true determining planning criteria and allocation of reasonable planning criteria for the planning period while balance sufficient funds for construction of infrastructure. xii PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đất đa là nguồn tà nguyên vô cùng quý g á và quan trọng bậc nhất vớ mỗ quốc gia; là cơ sở không gian của mọi quá trình sản xuất, là tư liệu sản xuất đặc b ệt trong nông ngh ệp, là thành phần quan trọng nhất của mô trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, công trình k nh tế, văn hóa, xã hộ , an n nh, quốc phòng. Đất đa là nguồn tà nguyên có g ớ hạn về số lượng, là tư l ệu sản xuất không gì có thể thay thế được đặc b ệt là trong nông nghiệp. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 tại Chương III, điều 53 quy định: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” (Quốc Hội nước CHXHCNVN, 2013). Ngày nay quá trình đô thị hoá diễn ra với tốc độ nhanh, cùng với sức ép về dân số, nhu cầu về đất ở, đất xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ngày càng tăng, nhiều diện tích đất nông nghiệp đã phải chuyển sang mục đích phi nông nghiệp. Trước tình hình đó, một vấn đề đặt ra là phải có biện pháp sử dụng tài nguyên đất một cách hợp lý nhằm đảm bảo tính tiết kiệm hiệu quả và bền vững đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển trong tương lai. Biện pháp thích hợp nhất là quản lý và sử dụng đất một cách có quy hoạch, kế hoạch. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có vai trò và chức năng rất quan trọng, nó tạo ra những điều kiện lãnh thổ cần thiết để tổ chức sử dụng đất có hiệu quả cao. Điều 54 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: “1. Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luâṭ. 2. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền vànghĩa vụ theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ”. Một trong những quy định của Pháp luật về quản lý, sử dụng đất là quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Để có được phương án quy hoạch sử dụng đất phù hợp với thực tế, đảm bảo tính khả thi thì việc phân tích, đánh giá được đầy đủ kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn thời kỳ trước là một trong những nhiệm vụ quan 1 trọng không thể thiếu của các nhà quy hoạch, các nhà quản lý là phải tìm ra những mặt được, những tồn tại và các nguyên nhân, làm cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao tính khả thi của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Ủy ban nhân dân huyện Ân Thi đã xây dựng quy hoạch sử dụng đất của huyện đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) được UBND tỉnh Hưng Yên phê duyệt tại Quyết định số 2561/QĐ-UBND ngày 27/12/2013. Việc tổ chức triển khai thực hiện phương án quy hoạch đóng vai trò quyết định tính khả thi và hiệu quả của phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Tuy nhiên, việc thực hiện đó ra sao, kết quả đạt được thế nào, còn tồn tại những vấn đề gì, nguyên nhân do đâu, cần phải có giải pháp nào khắc phục,... Cho đến nay vẫn chưa có những nghiên cứu, đánh giá, bàn luận để rút kinh nghiệm một cách đầy đủ và toàn diện. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, việc thực hiện đề tài “Đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên” là một vấn đề quan trọng và cần thiết. 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU + Đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu đã đươc duyệt trong phương án QHSDĐ huyện Ân Thi giai đoạn 2011 - 2015tìm ra những mặt tích cực, những tồn tại và nguyên nhân của các tồn tại. + Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu - Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện Ân Thi đã được phê duyệt, - Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất được duyệt theo thời gian và không gian tại huyện. 1.3.2.Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Quỹ đất trong phạm vi hành chính cả huyện Ân Thi. - Thời gian: Số liệu thống kê, điều kiện kinh tế, xã hội... giai đoạn 20112015; hiện trạng sử dụng đất năm 2015; kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu của huyện. 2 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Ân Thi đến năm 2020 qua đó nâng cao hiệu quả công tác quản lý đất đai. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách trong việc ra quyết định sử dụng đất hiệu quả góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội bền vững. 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VIỆC LÂP QHSDĐ 2.1.1. Cơ sở lý luận của việc lập quy hoạch sử dụng đất 2.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại quy hoạch sử dụng đất Xét trên phương diện mục đích của quy hoạch sử dụng đất, tổ chức nông lương thế giới (FAO-Food and agriculture Organization) đã khẳng định: “Quy hoạch sử dụng đất thực chất phải là hệ thống đánh giá các yếu tố tự nhiên, xã hội và kinh tế theo cách để giúp đỡ và động viên người sử dụng đất lựa chọn phương án sử dụng đất làm tăng năng suất, sử dụng bền vững đồng thời đáp ứng nhu cầu của xã hội. Người nông dân và những người sử dụng đất đai khác nên tham gia vào các hoạt động trong QHSDĐ, vì họ có kiến thức thực tế, có sự kiểm nghiệm so sánh giữa nhu cầu phát triển thực tiễn với lý thuyết phát triến bền vững" (FAO, 1993). Xét trên phương diện bản chất, do dất dai là tiềm năng của quá trình phát triển và việc tổ chức sử dụng đất gán chặt với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội nên quy hoạch sử dụng đất là một hiện tượng kinh tế xã hội. Theo (Võ Tử Can, 2001), QHSDĐ thuộc loại quy hoạch có tính lịch sử - xã hội, tính khống chế vĩ mô, tính chỉ dạo, tính tổng hợp trung và dài hạn, là bộ phận hợp thành quan trọng của hệ thống kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế quốc dân. Đất đai là điều kiện tiên quyết cho mọi hoạt động của con người. Trong cuộc sống đất đai là nơi diễn ra mọi hoạt động của con người. Con người sống, sinh hoạt, tiến hành sản xuất tạo ra của cải vật chất cho xã hội trực tiếp hoặc gián tiếp và vô số những hoạt động khác đều nhờ vào đất đai. Trong công nghiệp, đất đai chỉ là nơi làm nhà xưởng. Trong nông nghiệp thì đất đai là tư liện sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế được. Đất đai được gọi là tư liệu sản xuất đặc biệt vì nó vừa là tư liệu lao động, vừa là đối tượng lao động. Đất đai là đối tượng lao động vì đất đai chịu sự tác động của con người như cày, xới để có môi trường tốt cho sinh vật phát triển. Đất đai là tư liệu lao động vì nó phát huy tác dụng như một công cụ lao động. Con người dùng đất đai để trồng cấy và chăn nuôi. Vì vậy, không có đất đai thì không có sản xuất nông nghiệp. 4 * Phân loại đất đai Theo Thông tư số 02/2011/TT-BKHĐT ngày 10 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định nội dung Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; danh mục và nội dung Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã. Mục đích sử dụng đất đai nước ta được chia là 3 nhóm bao gồm: - Nhóm đất nông nghiệp là đất theo mục đích sử dụng vào sản xuất nôngnghiệp bao gồm các loại đất: Đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác. - Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm: Đất ở (gồm đất ở tại nông thôn và đất ở tại đô thị), đất chuyên dùng (gồm đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng), đất tôn giáo tín ngưỡng, đất nghĩa trang nghĩa địa, đất sông ngòi, kênh rạch, suối và mặt nước, đất phi nông nghiệp khác. - Nhóm đất chưa sử dụng bao gồm: Đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, núi đá không có rừng cây. * Phân theo đối tượng sử dụng đất đai gồm 5 loại gồm: - Đất do hộ gia đình, cá nhân trong nước sử dụng; - Đất do tổ chức trong nước (tổ chức kinh tế, cơ quan đơn vị của Nhà nước, tổ chức sự nghiệp công lập, tổ chức khác) sử dụng; - Đất do tổ chức nước ngoài (Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức ngoại giao) sử dụng; - Đất do người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng; - Đất do cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo sử dụng. * Phân loại theo đối tượng quản lý đất đai gồm 3 loại: - Đất do UBND cấp xã quản lý; - Đất do tổ chức phát triển quỹ đất quản lý; - Đất do cộng đồng dân cư và tổ chức khác quản lý; a. Khái niệm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không 5 gian sử dụng cho các mục tiêu phát trển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định; Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất (Quốc hội, Luật Đất đai năm 2013). Về mặt bản chất quy hoạch sử dụng đất đai là một hiện tượng kinh tế - xã hội thể hiện đồng thời 3 tính chất: kinh tế, kỹ thuật và pháp chế. Trong đó: - Tính kinh tế: Thể hiện bằng hiệu quả sử dụng đất đai; - Tính kỹ thuật: Bao gồm các tác nghiệp chuyên môn kỹ thuật như điều tra, khảo sát, xây dựng bản đồ, khoanh định, xử lý số liệu...; - Tính pháp chế: Xác lập tính pháp lý về mục đích và quyền sử dụng đất theo quy hoạch nhằm đảm bảo sử dụng và quản lý đất đai đúng pháp luật. Về thực chất, quy hoạch sử dụng đất đai là quá trình hình thành các quyết định nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững để mang lại lợi ích cao nhất, thực hiện đồng thời 2 chức năng: Điều chỉnh các mối quan hệ đất đai và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội kết hợp bảo vệ đất và môi trường (Lương Văn Hinh và cs, 2003). Quy hoạch sử dụng đất đóng vai trò quan trọng, là cơ sở để Nhà nước thống nhất quản lý đất đai hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả. Nó được xây dựng dựa trên định hướng phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển đô thị, yêu cầu bảo vệ môi trường, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cản; Hiện trạng quỹ đất và nhu cầu sử dụng đất; Định mức sử dụng đất, tiến bộ khoa học kỹ thuật; kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước. Trên cơ sở đó, có thể đưa ra khái niệm: “Quy hoạch sử dụng đất đai là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bổ quỹ đất đai (khoanh định cho các mục đích và các ngành) và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất (các giải pháp sử dụng cụ thể), nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai và môi trường”. (Lương Văn Hinh và cs., 2003). b. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất QHSDĐĐ là quy hoạch có tính lịch sử - xã hội, tính khống chế vĩ mô, tính 6 chỉ đạo, tính tổng hợp trung và dài hạn, là bộ phận hợp thành quan trọng của hệ thống kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế quốc dân. Các đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất được thể hiện cụ thể như sau: - Tính lịch sử xã hội:Lịch sử phát triển của xã hội chính là lịch sử phát triển của QHSDĐ. Kéo theo đó, thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai cũng mang tính lịch sử, xã hội. Mỗi hình thái kinh tế xã hội đều có một phương thức sản xuất của xã hội thể hiện theo 2 mặt: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai, luôn nảy sinh quan hệ giữa người với đất đai cũng như quan hệ giữa người với người về quyền sở hữu và sử dụng đất đai. Thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai thể hiện đồng thời vừa là yếu tố thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, vừa là yếu tố thúc đẩy các mối quan hệ sản xuất, vì vậy nó luôn là một bộ phận của phương thức sản xuất của xã hội (Lê Quang Trí, 2010). - Tính tổng hợp: Tính tổng hợp của quy hoạch sử dụng đất biểu hiện chủ yếu ở hai mặt. Thứ nhất, đối với quy hoạch sử dụng đất là khai thác, sử dụng, cải tạo, bảo vệ... tài nguyên đất đai cho nhu cầu toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Thứ hai, quy hoạch sử dụng đất đề cập đến nhiều lĩnh vực về khoa học, kinh tế và xã hội như: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, dân số đất đai, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, môi trường sinh thái... (Lương Văn Hinh và cs., 2003). - Tính dài hạn: Căn cứ vào các dự báo xu thế biến động dài hạn của những yếu tố kinh tế xã hội quan trọng (như sự thay đổi về nhân khẩu, tiến bộ kỹ thuật, đô thị hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp...), từ đó xác định quy hoạch trung và dài hạn về sử dụng đất đai, đề ra các phương hướng, chính sách và biện pháp có tính chiến lược, tạo căn cứ khoa học cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm và ngắn hạn. Quy hoạch dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đất để phát triển lâu dài kinh tế - xã hội. Cơ cấu và phương thức sử dụng đất được điều chỉnh từng bước trong thời gian dài (cùng với quá trình phát triển dài hạn kinh tế - xã hội) cho đến khi đạt được mục tiêu dự kiến. Thời hạn (xác định phương hướng, chính sách và biện pháp sử dụng đất để phát triển kinh tế và hoạt động xã hội) của quy hoạch sử dụng đất đai thường từ trên 10 năm đến 20 năm hoặc xa hơn (Lê Quang Trí, 2010). - Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô: Với đặc tính trung và dài hạn, QHSDĐ chỉ dự kiến trước các xu thế thay đổi phương hướng, mục tiêu, cơ cấu 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất