Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá tình hình biến động đất đai, quy hoạch sử dụng đất theo hƣớng bền vững ...

Tài liệu đánh giá tình hình biến động đất đai, quy hoạch sử dụng đất theo hƣớng bền vững trên địa bàn huyện phù cát, tỉnh bình định

.PDF
122
11
134

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ---------- DƢƠNG THÀNH NAM ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI, QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THEO HƢỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÙ CÁT, TỈNH BÌNH ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC HÀ NỘI - 2021 i ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ---------- DƢƠNG THÀNH NAM ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI, QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THEO HƢỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÙ CÁT, TỈNH BÌNH ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Chuyên ngành: Quản lý đất đai Mã số: 8850103.01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Chu Thị Quỳnh Diệp XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG Giáo viên hƣớng dẫn Chủ tịch hội đồng chấm luận văn thạc sĩ khoa học TS. Chu Thị Quỳnh Diệp PGS.TS. Phạm Quang Tuấn HÀ NỘI - 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là nghiên cứu riêng của tôi, các kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn này là trung thực khách quan và chƣa từng dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, Ngày tháng năm 2021 Dƣơng Thành Nam i LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến TS. Chu Thị Quỳnh Diệp ngƣời đã chỉ bảo và hƣớng dẫn tôi tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn này. Trong thời gian thực hiện Luận văn này tôi đã nhận đƣợc sự tạo điều kiện, hƣớng dẫn nhiệt tình, chu đáo từ các thầy cô giáo của Khoa Địa lý, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, các thầy cô giáo của Bộ môn Địa lý, Khoa Khoa học Tự nhiên, Trƣờng Đại học Quy Nhơn, cùng sự ủng hộ giúp đỡ của ngƣời thân, bạn bè đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của các cơ quan, ban ngành của huyện Phù Cát mà trực tiếp là Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, phòng Kinh tế - Hạ tầng, phòng Thống kê… đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này. Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn mọi sự giúp đỡ quý báu đó! Ngoài sự tri ân trên đây, tôi xin cam đoan những nội dung đƣợc trình bày ở đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tôi rất biết ơn và mong mỏi nhận đƣợc những ý kiến đóng góp và phản hồi đối với nội dung nghiên cứu của công trình này. Hà Nội, Ngày tháng năm 2021 Dƣơng Thành Nam ii MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU: .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn .................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3 3. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 3 6. Cấu trúc Luận văn ......................................................................................... 4 Chƣơng I: Tổng quan và cơ sở khoa học biến động sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất ......................................................................................................... 5 1.1. Sử dụng đất và biến độ sử dụng đất trên thế giới và Việt Nam .................. 5 1.1.1. Khái niệm về sử dụng đất và biến động sử dụng đất .............................. 5 1.1.2. Sử dụng đất và biến động sử dụng đất trên thế giới ................................ 6 1.1.3. Sử dụng đất và biến động sử dụng đất ở Việt Nam ................................. 10 1.2. Cơ sở lý luận, Cơ sở khoa học về biến động sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất và quan điểm phát triển bền vững ...................................................... 14 1.2.1. Khái niệm và vai trò của đất đai .............................................................. 14 1.2.2. Quản lý sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất ....................................... 16 1.2.3. Mối quan hệ giữa hiện trạng sử dụng đất, biến đông sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất bền vững ....................................................................... 19 1.2.4. Những yếu tố ảnh hƣởng đến biến động sử dụng đất .............................. 20 CHƢƠNG 2: Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng quản lý sử dụng đất huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định ......................................... 24 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định 24 2.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Phù Cát .................................................... 24 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Phù Cát ......................................... 33 2.1.3. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Phù Cát và tác động đến biến động sử dụng đất ........................................................................ 41 2.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn huyện Phù Cát ...................... 43 2.2.1. Tình hình quản lý nhà nƣớc về đất đai tại huyện Phù Cát ...................... 43 2.2.2. Sử dụng đất và biến động sử dụng đất huyện Phù Cát ............................ 50 iii 2.2.3. Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 và tình hình biến động sử dụng đất của huyện Phù Cát giai đoạn 2010-2015 ........................................................... 2.2.4. Hiện trạng sử dụng đất năm 2020 và tình hình biến động sử dụng đất của huyện Phù Cát giai đoạn 2015-2020 ........................................................... CHƢƠNG 3: Định hƣớng và một số giải pháp quy hoạch sử dụng đất theo hƣớng bền vững trên địa bàn huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định đến năm 2030 3.1. Phân tích ảnh hƣởng của các yếu tự nhiên và Kinh tế - xã hội đến biến động sử dụng đất huyện Phù Cát ........................................................................ 3.1.1. Các yếu tự nhiên ảnh hƣởng đến biến động sử dụng đất huyện Phù Cát 3.1.2. Các yếu Kinh tế - xã hội ảnh hƣởng đến biến động sử dụng đất huyện Phù Cát .............................................................................................................. 3.2. Đánh giá biến động sử dụng đất huyện Phù Cát ........................................ 3.2.1. Đánh giá biến động sử dụng đất của huyện Phù Cát giai đoạn 20102015 ................................................................................................................... 3.2.2. Đánh giá biến động sử dụng đất của huyện Phù Cát giai đoạn 20152020 ................................................................................................................... 3.3. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu phƣơng án quy hoạch sử dụng đất huyện Phù Cát giai đoạn 2010-2020 ............................................................................ 3.3.1. Tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong giai đoạn 2010-2020 .......................................................................................................... 3.3.2. Nhận xét chung về thực trạng biến động sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất huyện Phù Cát ..................................................................................... 3.4. Định hƣớng các loại hình sử dụng đất theo quan điểm bền vững và đề xuất các giải pháp thực hiện trên địa bàn nghiên cứu ....................................... 54 61 70 70 70 71 72 72 76 88 88 91 92 3.4.1. Quan điểm sử dụng đất bền vững ở Việt Nam ........................................ 92 3.4.2. Quan điểm sử dụng đất ở huyện Phù Cát ................................................ 93 3.5. Định hƣớng sử dụng đất đến năm 2030 và những năm tiếp theo ............... 95 3.5.1. Về quy hoạch đất nông nghiệp ................................................................ 96 3.5.2. Về quy hoạch đất phi nông nghiệp .......................................................... 97 3.5.3. Về quy hoạch đất chƣa sử dụng đƣa vào sử dụng ................................... 99 3.6. Nhóm các giải pháp chung ......................................................................... 99 3.6.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách .............................................................. 99 3.6.2. Giải pháp nguồn lực và đầu tƣ ................................................................ 100 3.6.3. Giải pháp về khoa học và công nghệ ....................................................... 101 iv 3.6.4. Giải pháp bảo vệ cải tạo đất và bảo vệ môi trƣờng trong điều kiện biến đổi khí hậu ......................................................................................................... 101 3.6.5. Giải pháp tổ chức thực hiện ..................................................................... 105 3.6.6. Giải pháp cụ thể cho từng loại đất ........................................................... 107 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 109 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 110 v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DTTN Diện tích tự nhiên ĐVT Đơn vị tính FAO Tổ chức Nông lƣơng Liên hợp quốc UBND Ủy ban nhân dân TNMT Tài nguyên môi trƣờng NXB Nhà xuất bản STT Số thứ tự USGS Cục khảo sát địa chất Hoa Kỳ NQ/HĐND Nghị quyết, Hội đồng nhân dân NĐ/CP Nghị định, chính phủ HĐBT Hội đồng bộ trƣởng HSĐC Hồ Sơ địa chính KT-XH Kinh Tế - Xã hội QHSDĐ Quy hoạch sử dụng đất vi DANH MỤC BẢNG STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Tên bảng Bảng 1.1. Hệ thống phân loại đất của USGS Bảng 1.2. Hiện trạng và biến động đất nông nghiệp giai đoạn 20002017, Việt Nam Bảng 1.3. Hiện trạng và biến động đất phi nông nghiệp giai đoạn 2000-2017, Việt Nam Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu tăng trƣởng kinh tế chủ yếu giai đoạn 2019 – 2025, huyện Phù Cát. Bảng 2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thời kỳ 2015 – 2020 huyện Phù Cát Bảng 2.3. Mật độ dân số huyện Phù Cát năm 2019 Bảng 2.4. Hiện trạng và biến động đất nông nghiệp giai đoạn 20102020, huyện Phù Cát Bảng 2.5. Hiện trạng và biến động đất phi nông nghiệp giai đoạn 2010-2020, huyện Phù Cát. Bảng 2.6. Diện tích, cơ cấu các loại đất chính năm 2015, huyện Phù Cát Bảng 2.7. Diện tích tự nhiên phân theo đơn vị hành chính năm 2015, huyện Phù Cát Bảng 2.8. Diện tích, cơ cấu các loại đất chính năm 2020, huyện Phù Cát 12 Bảng 3.1. Bảng so sánh với diện tích năm 2010 13 Bảng 3.2. Bảng phân tích nguyên nhân tăng giảm của từng loại đất so với năm 2010 Trang 6 11 12 33 34 38 51 53 54 55 62 72 74 14 Bảng 3.3. Bảng so sánh với diện tích năm 2015 76 15 Bảng 3.4. Bảng phân tích nguyên nhân tăng giảm của từng loại đất 78 vii so với năm 2015 16 Bảng 3.5. Bảng so sánh kế hoạch sử dụng đất với năm 2020 89 16 Bảng 3.6. Bảng kê quy hoạch đất nông nghiệp đến năm 2030 97 17 Bảng 3.7. Bảng kê quy hoạch đất Phi nông nghiệp đến năm 2030 98 18 Bảng 3.8. Ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu 102 19 Bảng 3.9. Tác động của các yếu tố quy hoạch đến môi trƣờng 103 DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢN ĐỒ STT Tên biểu đồ Trang 1 Hình 1: Sơ đồ vị trí huyện Phù Cát. 25 3 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015 huyện Phù Cát 113 4 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2020 huyện Phù Cát 114 viii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia bởi nó là tƣ liệu sản xuất đặc biệt, thành phần quan trọng hàng đầu của môi trƣờng sống, địa bàn phân bố các khu dân cƣ, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng. Trong xã hội hiện nay dƣới sức ép của gia tăng dân số thì đất đai đã trở thành vấn đề sống còn của mỗi quốc gia và một trong những chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của mỗi quốc gia đôi khi đƣợc tính theo biến động trong quá trình sử dụng đất của mỗi quốc gia đó. Chính sự gia tăng dân số, sự phát triển của đô thị và quá trình công nghiệp hóa gây sức ép lớn trong việc sử dụng đất. Diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm kéo theo đó là sự tăng lên của đất phi nông nghiệp nhƣ nhu cầu về nhà ở, đất xây dựng các công trình công cộng, khu công nghiệp tăng. Đây là bài toán nan giải, bức xúc hiện nay. Để giải quyết vấn đề này mỗi quốc gia cần xây dựng những chƣơng trình, kế hoạch, chiến lƣợc riêng phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của mình để sử dụng đất đai hợp lý. Biến động sử dụng đất là một trong những động lực chính làm biến đổi môi trƣờng toàn cầu, là trung tâm của những tranh luận về phát triển bền vững (Turner and Lambin, 2001). Biến động sử dụng đất làm ảnh hƣởng đến hệ thống chức năng của trái đất, gây nhiều hậu quả nhƣ thay đổi thảm thực vật, biến đổi các tính chất lý hóa của đất, các hệ thống thủy văn và tài nguyên động, thực vật. Biến động sử dụng đất là một trong những nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu và mất cân bằng sinh thái. Những biến đổi trong sử dụng đất diễn ra nhanh chóng và rộng khắp trên thế giới, bao gồm việc chuyển đất rừng tự nhiên thành đất sản xuất nông nghiệp, một phần đất nông nghiệp lại đƣợc dùng để xây dựng khu dân cƣ, mở rộng khu đô thị,... (Mas, 1999). Mặc dù, biến động sử dụng đất xảy ra ở từng khu vực nhƣng lại tác động trên phạm vi toàn cầu. Do đó, những hiểu biết nguyên nhân, động lực cũng nhƣ ảnh hƣởng của biến động sử dụng đất có vai trò quan trọng. Ở Việt Nam, áp lực về gia tăng dân số và phát triển kinh tế xã hội đã tác động mạnh mẽ đến sử dụng đất làm cho hiện trạng đất có nhiều thay đổi. Diện tích đất để phát triển các khu dân cƣ và đô thị tăng lên, đất sản xuất ở các khu vực đồng 1 bằng bị thu hẹp. Việt Nam có ¾ diện tích tự nhiên là đồi núi, chủ yếu phân bố ở khu vực phía Bắc và Bắc Trung Bộ, đây là địa bàn cƣ trú của đại đa số cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đây cũng là nơi có địa hình chia cắt mạnh, nhiều núi cao, giao thông đi lại khó khăn, kinh tế xã hội chậm phát triển. Đời sống của một bộ phận không nhỏ ngƣời dân trong vùng còn gặp nhiều khó khăn do diện tích đất canh tác nhỏ hẹp, điều kiện sản xuất có rất nhiều hạn chế. Do đó biến động trong sử dụng đất nhƣ mở rộng đất canh tác hay du canh, du cƣ dƣờng nhƣ là cơ chế phản hồi để thích nghi với điều kiện khó khăn nhƣ nhằm ổn định cuộc sống. Tuy nhiên việc chuyển đổi từ đất rừng sang đất sản xuất đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, năm 1995 nƣớc ta chỉ còn 9,3 triệu ha rừng tự nhiên, độ che phủ rừng thấp ở mức kỷ lục là 28,2%, nhiều diện tích đất trống đồi trọc rất khó phục hồi. Phù Cát là một huyện ven biển Duyên hải miền Trung, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn 36km về phía Bắc với diện tích tự nhiên 68.071,1 ha. Địa hình Phù Cát đa dạng, dãy núi Bà nằm ở giữa, chia cắt địa hình thành 4 vùng: vùng phía Bắc và vùng phía Nam, vùng phía Tây và vùng ven biển ở phía Đông. Phù Cát là huyện đang trên đà phát triển, có quá trình đô thị hóa khá nhanh, thực hiện nhiều dự án phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lƣợng cuộc sống dân cƣ. Tình hình sử dụng đất của Phù Cát có nhiều biến động, nhiều dự án đƣợc triển khai đầu tƣ trên địa bàn. Nông nghiệp là ngành sản xuất chính trên địa bàn huyện nên bất kỳ sự thay đổi nào trong sử dụng đất sẽ tác động mạnh mẽ của ngƣời dân đồng thời ảnh hƣởng đến môi trƣờng sinh thái. Trên cơ sở đánh giá biến động đất đai trong phƣơng án quy hoạch sử dụng đất nhằm đƣa ra những giải pháp và định hƣớng quy hoạch sử dụng đất theo hƣớng bền vững, đáp ứng nhu cầu đất đai cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của huyện và mục tiêu phát triển các nghành, các lĩnh vực, các địa phƣơng trong huyện. Xuất phát từ thực tế và nhu cầu cần thiết này, học viên đã chọn đề tài nghiên cứu “Đánh giá tình hình biến động đất đai, quy hoạch sử dụng đất theo hƣớng bền vững trên địa bàn huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định”. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá biến động sử dụng đất và xác định ảnh hƣởng của các yếu tố tự nhiên, xã hội đến biến động sử dụng đất huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. - Đề xuất các giải pháp quản lý quy hoạch sử dụng đất hợp lý theo hƣớng bền vững trên địa bàn huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. 3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Phạm vi nội dung khoa học: Tập trung nghiên cứu hiện trạng và biến động sử dụng đất từ đó đề xuất định hƣớng quy hoạch sử dụng đất theo hƣớng bền vững của huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở khoa học đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất phục vụ định hƣớng quy hoạch sử dụng đất theo hƣớng bền vững huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. - Điều tra, thu thập tài liệu, số liệu, bản đồ liên quan hƣớng đề tài và khu vực nghiên cứu. - Nghiên cứu các nhân tố thành tạo và ảnh hƣởng tới đặc điểm và biến động sử dụng đất khu vực nghiên cứu. - Phân tích hiện trạng và đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 – 2015, 2015- 2020. Đánh giá kết quả thực hiện phƣơng án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010-2020 ở huyện Phù Cát. Dự báo xu thế biến động sử dụng đất khu vực nghiên cứu đến năm 2030. - Phân tích nguyên nhân biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 – 2019 tại khu vực nghiên cứu. - Đề xuất định hƣớng quy hoạch sử dụng đất theo hƣớng bền vững đến năm 2030 khu vực nghiên cứu. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu: Sử dụng để thu thập thông tin, tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các số liệu thống kê, kiểm kê về diện tích các loại đất, tình hình quản lý sử dụng đất của huyện Phù Cát phục vụ cho mục đích đánh giá. 3 - Phương pháp thống kê, so sánh: Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập đƣợc tiến hành thống kê, so sánh số liệu giữa các năm để thấy đƣợc sự biến động, thay đổi về cơ cấu sử dụng các loại đất phục vụ cho mục đích nghiên cứu. - Phƣơng pháp phân tích, đánh giá tổng hợp: Phân tích các số liệu, tài liệu thu thập để tổng hợp và đánh giá làm rõ thực trạng biến động sử dụng đất qua các giai đoạn 2010-2015 và 2015-2020 của huyện Phù Cát, góp phần định hƣớng quy hoạch của khu vực nghiên cứu theo hƣớng bền vững. - Phƣơng pháp bản đồ: dùng để thành lập, trình bày và biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015, bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2020. 6. Cấu trúc Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung của luận văn gồm 3 chƣơng: Chƣơng I: Tổng quan và cơ sở khoa học biến động sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất. Chƣơng II: Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng quản lý sử dụng đất huyện Phù Cát, tỉnh Bình Đình. Chƣơng III: Đánh giá biến động sử dụng đất và định hƣớng Quy hoạch sử dụng đất bền vững huyện Phù Cát đến năm 2030. 4 CHƢƠNG I TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 1.1. Sử dụng đất và biến độ sử dụng đất trên thế giới và Việt Nam 1.1.1. Khái niệm về sử dụng đất và biến động sử dụng đất a. Khái niệm về sử dụng đất Sử dụng đất là hoạt động của con ngƣời tác động vào đất đai nhằm đạt kết quả mong muốn trong quá trình sử dụng đất. Theo FAO (1999), sử dụng đất đƣợc thực hiện bởi con ngƣời bao gồm các hoạt động cải tiến môi trƣờng tự nhiên hoặc những vùng hoang vu vào sản xuất nhƣ đồng ruộng, đồng cỏ hoặc xây dựng các khu dân cƣ. Thực chất sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ giữa con ngƣời với đất đai. Theo Đào Châu Thu và Nguyễn Khang (1998, Đánh giá đất. NXB nông nghiệp), có nhiều kiểu sử dụng đất bao gồm: sử dụng trên cơ sở sản xuất trực tiếp (cây trồng, đồng cỏ, gỗ rừng), sử dụng trên cơ sở sản xuất gián tiếp (chăn nuôi), sử dụng đất vì mục đích bảo vệ và theo các chức năng đặc biệt nhƣ đƣờng xá, dân cƣ, công nghiệp,.... Con ngƣời sử dụng đất nghĩa là tạo thêm tính năng cho đất, đồng thời cũng thay đổi chức năng của đất và môi trƣờng. Vì vậy việc sử dụng đất phải đƣợc dựa trên những cơ sở khoa học và cân nhắc tới sự bền vững. a. Khái niệm về biến động sử dụng đất Lớp phủ là bề mặt tự nhiên trên bề mặt trái đất bao gồm nƣớc, thực vật, đất trống và các công trình nhân sinh. Sử dụng đất là hoạt động có mục đích của con ngƣời thực hiện trên lớp phủ (IGBP, 1997). Theo Từ điển khoa học trái đất "Biến động sử dụng đất và lớp phủ (LUCC), đƣợc biết nhƣ biến động đất đai, đây là một thuật ngữ chung chỉ nững thay đổi bề mặt lãnh thổ trái đất xảy ra do tác động của con ngƣời" (dẫn theo Ellis, 2010). Sherbinnin (2002) cho rằng, biến động sử dụng đất là nguyên nhân dẫn tới biến động lớp phủ, điều đó có nghĩa là biến động lớp phủ chính là hệ quả của biến động sử dụng đất. 5 Biến động sử dụng đất là sự thay đổi trạng thái tự nhiên của lớp phủ bề mặt đất gây ra bởi hành động của con ngƣời, là một hiện tƣợng phổ biến liên quan đến tăng trƣởng dân số, phát triển thị trƣờng, đổi mới công nghệ, kỹ thuật và sự thay đổi thể chế, chính sách. Biến động sử dụng đất có thể gây hậu quả khác nhau đối với tài nguyên thiên nhiên nhƣ sự thay đổi thảm thực vật, biến đổi trong đặt tính vật lý của đất, trong quần thể động, thực vật và tác động đến các yếu tố hình thành khí hậu (Turner et al., 1995; Lambin et al., 1999; Aylward, 2000 dẫn theo Muller, 2004). Muller (2003) chia biến động sử dụng đất thành 2 nhóm. Nhóm thứ nhất là sự thay đổi từ loại hình sử dụng đất hiện tại sang loại hình sử dụng đất khác. Nhóm thứ hai là sự thay đổi về cƣờng độ sử dụng đất trong cùng một loại hình sử dụng đất. Biến động sử dụng đất và lớp phủ đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử, là hệ quả từ các hoạt động trực tiếp và gián tiếp của con ngƣời nhằm đảm bảo nhu cầu thiết yếu. Ban đầu chỉ có thể là hoạt động đốt rừng để khai hoang mở rộng đất nông nghiệp, dẫn đế sự suy giảm rừng và thay đổi bề mặt trên trái đất. Gần đây, công nghiệp hóa đã làm gia tăng sự tập trung dân cƣ trong các đô thị và giảm dân cƣ nông thôn, kéo theo đó là khai thác quá tải trên khu vực đất màu mỡ và bỏ hoang các khu vực đất không thích hợp. Tất cả những nguyên nhân và hệ quả của các biến động này đều có thể nhìn thấy ở mọi nơi trên thế giới. 1.1.2. Sử dụng đất và biến động sử dụng đất trên thế giới 1.1.2.1. Quỹ đất nông nghiệp trên thế giới Tài nguyên đất trên toàn cầu có 13.021,15 triệu ha, trong đó đất nông ghiệp 4.932,4 triệu ha chiếm 37,6%. Tuy nhiên diện tích đất canh tác chiếm khoảng 10,9% tổng diện tích đất (FAO, 2007). Theo Eswaran et al. (1999), có 11 đến 12% diện tích đất thích hợp cho sản xuất lƣơng thực và sợi, 24% đƣợc sử dụng cho chăn thả gia súc, rừng chiếm khoảng 31% và 33% còn lại có nhiều hạn chế đối với hầu hết các mục đích sử dụng. Bảng 1.1. Hệ thống phân loại đất của USGS Loại đất TT 1. Đô thị hoặc đất xây dựng 1.1 Khu dân cƣ 1.2 Khu công nghiệp và dịch vụ 6 1.3 Đất đô thị và xây dựng khác 2. Đất nông nghiệp 2.1 Đất lúa và đồng cỏ 2.2 Đất cây lâu năm, vƣờn ƣơm, cây cảnh 2.3 Đất cây hàng năm khác 2.4 Đất nông nghiệp khác 3. Đất chăn thả gia súc 3.1 Đất chăn thả cây thân thảo 3.2 Đất chăn thả cây bụi 3.3 Đất chăn thả hỗn hợp 4. Đất rừng 4.1 Rừng cây lá kim, rụng lá 4.2 Rừng cây lá rộng thƣờng xanh 4.3 Rừng hỗn hợp 5. Nƣớc 5.1 Suối, kênh, rạch 5.2 Hồ, vịnh, cửa sông 6. Đất mặt nƣớc 6.1 Rừng ngập nƣớc 6.2 Đất mặt nƣớc không có rừng 7. Đất trống 7.1 Đất làm muối 7.2 Bãi biển, cát 7.3 Núi đá, mỏ đá 7.4 Đất trống hỗn hợp 8. Băng tuyết 8.1 Băng tuyết vĩnh cửu 8.2 Sông băng 1.1.2.2. Phân bổ đất nông nghiệp trên thế giới Diện tích đất nông nghiệp trên thế giới phân bổ không đồng đều giữa các châu lục. Theo số liệu thống kê của FAO (2015), quy mô đất nông nghiệp đƣợc 7 phân bổ nhƣ sau: châu Mỹ chiếm 24,3%, châu Á chiếm 33,6%, châu Âu chiếm 9,6%, châu Phi chiếm 23,6%, châu Đại Dƣơng chiếm 8,9%. Kết quả phân tích của World Bank (2017) cho thấy, diện tích đất canh tác trên đầu ngƣời trung bình của thế giới năm 2014 là 0,16 ha. Khu vực Đông Nam Á tính trung bình từ năm 2010 – 2015 nhƣ sau: Indonesia 0,08 ha; Malaysia 0,05 ha; Philippin 0,04 ha; Thái Lan 0,42 ha; Lào 0,22 ha; Campuchia 0,28 ha; Myanmar 0,23 ha; Việt Nam 0,06 ha. Trong khi đó Brazil 0,3 ha; canada 1,34 ha; Ấn Độ 0,1ha; Trung Quốc 0,08 ha. Tuy nhiên, đất sản xuất nông nghiệp có nƣớc tƣới khá hạn chế chỉ chiếm 25% diện tích đất canh tác, 75% diện tích còn lại canh tác nhờ nƣớc trời. Theo ƣớc tính của FAO (2015), ở khu vực Bắc Phi tiềm năng mở rộng đất canh tác chủ động nguồn nƣớc tƣới khoảng 2 triệu ha. Khu vực Nam Á diện tích đất canh tác chủ động tăng từ 76 triệu ha lên 99 triệu ha trong những năm qua kể từ năm 1990 đến năm 2015. Các khu vực khác sự gia tăng diện tích đất đƣợc tƣới đều thấp. Trong đất nông nghiệp, đất đồi núi chiếm khoảng 65,9% và có khoảng 544 triệu ha đất canh tác mất khả năng sản xuất. Các vùng đồi núi trên thế giới có độ dốc trên 100 chiếm 50- 60% đất nông nghiệp (Nguyễn Công Vinh và Mai Thị Lan Anh, 2011). Ở châu Á, diện tích đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp chiếm 52,8% tổng diện tích tự nhiên. Mặc dù chiếm 60% dân số thế giới nhƣng diện tích đất nông nghiệp ở châu Á chỉ chiếm 33,4% diện tích đất nông nghiệp toàn cầu (FAO, 2007). Tiềm năng đất trồng trọt nhờ nƣớc trời nhìn chung là khá lớn, khoảng 407 triệu ha, trong đó xấp xỉ 282 triệu ha đang trồng trọt và khoảng 100 triệu ha nằm trong vùng nhiệt đới ẩm của Đông Nam Á (Nguyễn Công Vinh và Mai Thị Lan Anh, 2011). Phần lớn những diện tích này là đất dốc, chua nhiệt đới, loại đất này trƣớc đây vốn đƣợc rừng tự nhiên bao phủ đến nay do hoạt động của con ngƣời nên rừng đã bị tàn phá và thảm thực vật đã chuyển thành cây bụi và cỏ. 1.1.2.3. Biến động sử dụng đất trên thế giới Trong những năm qua, tình hình sử dụng đất trên thế giới có nhiều thay đổi. Quá trình đô thị hóa, sự gia tăng dân số, các công ƣớc bảo vệ rừng, bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên đã làm thay đổi sử dụng đất. Nhiều nơi biến động sử 8 dụng đất xảy ra theo chiều hƣớng tích cực nhƣng có nhiều khu vực thì tình hình ngƣợc lại. a. Đất rừng Trong giai đoạn 1990 – 2015, trung bình hàng năm diện tích rừng bị mất đi là 18,0 triệu ha, do chuyển sang đất sản xuất nông nghiệp 17,5 triệu ha, chuyển sang đất đô thị 0,5 triệu ha. Đồng thời do sự mở rộng rừng tự nhiên và trồng rừng, diện tích rừng tăng 5,7 triệu ha, trongđó chuyển đổi từ đất sản xuất nông nghiệp là 4,3 triệu ha và từ đất đồng cỏ là 1,4 triệu ha. Sự chuyển đổi giữa đất mặt nƣớc và đất hoặc rừng trong một số trƣờng hợp gây hậu quả nghiêm trọng đến môi trƣờng sinh thái của khu vực ví dụ nhƣ chuyển đổi rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản, khai thác mỏ hoặc công trình, xây dựng đập thủy điện. Tuy nhiên xét ở cấp độ toàn cầu thì ảnh hƣởng đó không đáng kể. Nhƣ vậy, tính trung bình mỗi năm trên toàn cầu, diện tích rừng mất đi là 7,3 triệu ha. Nguyên nhân chủ yếu là do mở rộng sản xuất nông nghiệp, tăng diện tích đồng cỏ và đất đô thị. b. Đất đồng cỏ Hàng năm đất đồng cỏ tăng lên 2,4 triệu ha. Một mặt do đất đồng cỏ chuyển sang các loại đất khác 2,6 triệu ha và ngƣợc lại từ các loại khác chuyển sang đất đồng cỏ 5,0 triệu ha. c. Đất sản xuất nông nghiệp Trong thời gian qua đất nông nghiệp mở rộng 2,9 triệu ha mỗi năm. Hàng năm đất sản xuất nông nghiệp tăng lên 10,8 triệu ha do chuyển từ đất rừng sang 9,8 triệu ha và chuyển từ đất đồng cỏ sang 1,0 triệu ha. Đồng thời đất sản xuất nông nghiệp giảm 7,9 triệu ha do chuyển sang đất đô thị 1,6 triệu ha, chuyển sang đất rừng 4,3 triệu ha và chuyển sang đất đồng cỏ 2,0 triệu ha. Ngoài ra, diện tích đất nông nghiệp bị mất đi do bị xói mòn, hoang hóa và do bị xâm nhập mặn ƣớc tính khoảng 2,0 triệu ha. 9 d. Đất đô thị Hàng năm đất cơ sở hạ tầng và các đô thị lớn đều có sự mở rộng rất đáng kể. Tốc độ mở rộng đô thị toàn cầu ƣớc tính khoảng 2,0 triệu ha mỗi năm, hầu hết đều đƣợc lấy từ đất nông nghiệp. Theo ƣớc tính, việc mở rộng đô thị có đến 80% xảy ra trên đất nông nghiệp, 10% trên đất rừng và 10% trên đất đồng cỏ. Sự chuyển đổi từ các loại đất khác sang đất đô thị không đáng kể (Angel et al, 2005). 1.1.3. Sử dụng đất và biến động sử dụng đất ở Việt Nam 1.1.3.1.Quỹ đất ở Việt Nam Tính đến ngày 31/12/2017, tổng diện tích đất đai của cả nƣớc là 33.123,6 nghìn ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 27.289,5 nghìn ha chiếm 82,4% tổng DTTN, đất phi nông nghiệp 3.773,8 nghìn ha chiếm 11,4% tổng DTTN, đất chƣa sử dụng 2.105,3 nghìn ha chiếm 6,2% tổng DTTN (Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, 2017). Bình quân diện tích đất theo đầu ngƣời 3.816 m2 (Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, 2017) xếp thứ 68 trên thế giới. Tuy nhiên, bình quân diện tích đất canh tác trên đầu ngƣời rất thấp. Với 89.708,9 nghìn ngƣời (năm 2017), Việt Nam là nƣớc đông dân thứ 3 ở Đông Nam Á (Tổng cục Thống kê, 2018) trong khi nguồn tài nguyên đất thì hạn hẹp. Bình quân diện tích đất canh tác trên đầu ngƣời ở Việt Nam liên tục giảm từ 0,2 ha năm 1940 xuống còn 0,11 ha năm 2017. 1.1.3.2. Hiện trạng và biến động sử dụng đất ở Việt Nam a. Đất nông nghiệp Diện tích đất nông nghiệp không ngừng đƣợc mở rộng, đến năm 2017 diện tích đất nông nghiệp là 27.289,5 nghìn ha, tăng 6.349,9 ha (gấp 1,3 lần) so với năm 2000. Nhƣ vậy, trung bình mỗi năm diện tích đất nông nghiệp tăng hơn 373,5 nghìn ha. Trong đó lƣợng tăng chủ yếu là do mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp và đất lâm nghiệp. Đối với đất sản xuất nông nghiệp: Những chính sách khuyến khích đầu tƣ cơ bản, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, khai hoang phục hóa mở rộng diện tích nên đất sản xuất nông nghiệp có sự gia tăng tƣơng đối. Từ năm 2000 đến năm 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan