Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đánh giá thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo tại t...

Tài liệu Đánh giá thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo tại trường đại học thủ dầu một

.PDF
71
1
50

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KINH TẾ *********** BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Sinh viên thực hiện : SIRIPHANH XAYANANH Lớp : D17QT02 Khoá : KINH TẾ Ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH Giảng viên hướng dẫn : Bình Dương, tháng 11/2020 1 MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................................... 1 PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 2 PHẦN NỘI DUNG............................................................................................................. 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC .................................................................... 5 1.1 Một số khái niệm liên quan..................................................................................... 5 1.1.1 Đào tạo ............................................................................................................... 5 1.1.2 Đào tạo đại học .................................................................................................. 7 1.1.3 Hiệu quả và hiệu quả đào tạo ........................................................................... 7 CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT .................... 9 2.1 Lịch sử hình thành phát triển trường Đại học Thủ Dầu Một ............................. 9 2.2 Chiến lược phát triển ............................................................................................ 12 2.3 Cơ cấu tổ chức........................................................................................................ 14 2.4 Đội ngũ cán bộ, giảng viên .................................................................................... 16 2.5 Chương trình đào tạo tại trường Đại học Thủ Dầu Một ................................... 17 2.6 Cơ sở vật chất ......................................................................................................... 18 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT .............................................................................................................. 21 3.1 Chất lượng đầu vào ............................................................................................... 21 3.2 Chất lượng đầu ra.................................................................................................. 25 3.3 Công tác đào tạo và đảm bảo hiệu quả đào tạo tại trường ................................ 29 3.3.1 Hoạt động tuyển sinh ...................................................................................... 29 3.3.2 Hoạt động dạy học ........................................................................................... 30 3.3.3 Công tác đánh giá và đảm bảo chất lượng ..................................................... 38 3.3.4 Hợp tác quốc tế và nghiên cứu khoa học ....................................................... 44 3.3.5 Liên kết với doanh nghiệp ............................................................................... 49 3.4 Đánh giá hiệu quả công tác đào tạo ..................................................................... 50 3.4.1 Thành tựu đạt được ......................................................................................... 50 3.4.2 Một số hạn chế ................................................................................................. 60 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT ....................................................... 63 4.1 Định hướng các hoạt động đào tạo, nghiên cứu của trường Đại học Thủ Dầu Một ................................................................................................................................ 63 4.2 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo tại trường Đại học Thủ Dầu Một ........................................................................................................................ 65 PHẦN KẾT LUẬN .......................................................................................................... 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... Error! Bookmark not defined. DANH MỤC VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 AUN ASEAN University Network (Hệ thống các trường đại học Đông Nam Á) 2 AUN-QA ASEAN University Network - Quality Assurance (Tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng giáo dục của khu vực ASEAN) 3 Bộ GD & ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo 4 CDIO Conceive Design Implement Operate (Hình thành ý tưởng, thiết kế, thực hiện và vận hành) 5 ĐGNL Đánh giá năng lực 6 ĐKXT Điều kiện xét tuyển 7 GDTX Giáo dục thường xuyên 8 KNST Khởi nghiệp sáng tạo 9 MOU Memorandum of Understanding (Bản ghi nhớ) 10 TDMU Trường đại học Thủ Dầu Một 11 THPT Trung học phổ thông 12 TMCP Thương mại cổ phần 13 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 14 TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển của xã hội, các trường đại học chính quy với quy trình đào tạo bài bản được thành lập ngày càng nhiều với mục tiêu tạo ra môi trường dạy học, nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống các lĩnh vực từ kinh tế, khoa học kỹ thuật đến khoa học xã hội và nhân văn, sư phạm,… Vấn đề chất lượng, hiệu quả của công tác đào tạo các cử nhân, thạc sĩ,… trở nên rất quan trọng khi mà các trường đại học công lập lẫn tư thục được xây dựng nhiều hơn hay thậm chí là tràn lan. Chính vì sự bão hòa này mà người ta đặt ra nhiều dấu hỏi cho chất lượng giáo dục và đây cũng trở thành mối quan tâm hàng đầu khi các sinh viên và phụ huynh lựa chọn một trường đại học để rèn luyện và phát triển. Chất lượng đào tạo của trường đại học quyết định rất nhiều đến năng lực, khả năng tìm kiếm việc làm,… của các học viên. Điều này cũng thúc đẩy các trường đại học không chỉ chạy đua trong việc marketing, công tác tuyển sinh mà quan trọng hơn hết là phải đảm bảo và nâng cao chất lượng đài tạo, tạo cơ hội học hỏi, phát triển về sau cho các học viên. Chính vì vậy, việc đi tìm các phương án nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác đào tạo tại các trường đại học ngày càng được quan tâm, trở nên quan trọng, quyết định đến uy tín, chất lượng của nhà trường. Trường Đại học Thủ Dầu Một là một trong những ngôi trường công lập nổi tiếng, đóng vai trò quan trọng trong đào tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cho địa bàn tỉnh Bình Dương nói riêng và tập trung tại khu vực phía Nam nói chung. Cùng với những đổi mới liên tục trong quản lý giáo dục, điều kiện kinh tế - xã hội, công tác đào tạo của trường cũng liên tục có nhiều cải biên để phù hợp với các giai đoạn phát triển sao cho chất lượng, hiệu quả đào tạo được đảm bảo. Có thể thấy rõ qua các thông kê hàng năm những thành tựu nhà trường đã đạt được để thấy rằng việc không ngừng đổi mới, phát triển của nhà trường đã phù hợp với tình hình chung và đem lại kết quả. Trường đào tạo đa ngành nghề, bao gồm các chuyên ngành liên quan đến kinh tế, kiến trúc, ngoại ngữ, sư phạm,… và đều gặt hái được nhưng thành công nhất định trong công tác giảng dạy, trở thành môi trường học tập được nhiều sinh viên, học viên lựa chọn. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều thực 2 trạng cần được nhìn nhận cẩn thận và có biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo. Để hoàn thiện hơn công tác đào tạo, cần có sự phối hợp giữa các phòng ban, sự quản lý của nhà trường, sự nghiêm túc thực hiện của các cá nhân,… Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Đánh giá thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo tại trường Đại học Thủ Dầu Một”. Bài viết tập trung phân tích, đánh giá thực trạng công tác đào tạo, ghi nhận những thành tựu, phát hiện những tồn tại và tìm hiểu các nguyên nhân dẫn tới nhưng tồn tại này. Từ các điểm trên, kết hợp với phương hướng phát triển của nhà trường, bài viết đưa ra một số khuyến nghị giúp cải thiện hiệu quả công tác đào tạo tại trường Đại học Thủ Dầu Một. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thực trạng công tác đào tạo tại trường ĐH TDM - Đề xuất một số khuyến nghị cải thiện, nâng cao hiệu quả công tác đào tạo tại trường ĐHTDM. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả công tác đào tạo tại trường ĐH TDM - Phạm vi nghiên cứu: Về phạm vi không gian, đề tài thực hiện trên phạm vi trường ĐH Thủ Dầu Một Về phạm vi thời gian, đề tài sử dụng dữ liệu thứ cấp từ năm 2015 – 2019, các biện pháp định hướng đến 2023 – 2025. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được sử dụng kết hợp các phương pháp như phương pháp thu thập dữ liệu, tổng hợp, phân tích thông tin logic, phương pháp so sánh đối chiếu,… 5. Đóng góp của nghiên cứu Một là, bài luận văn dựa trên những cơ sở lý thuyết về quản lý đào tạo đại học và thực tiễn của công tác đào tạo tại trường đại học để chỉ ra những thành tựu cũng những hạn chế của trường đại học Thủ Dầu Một trong hoạt động đào tạo cử nhân, thạc sĩ,… Hai là, từ tình trạng thực tế của trường đại học Thủ Dầu Một, tác giả đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo tại trường, phát huy những điểm mạnh, 3 khắc phục hoặc loại bỏ những yếu điểm để trường hoàn thiện hơn trong phương pháp, chất lượng đào tạo. 6. Cấu trúc bài viết Bài luận văn gồm 3 phầm: phần mở đầu, phần nội dung và kết luận. Phần nội dung trình bày các vấn đề chính của luận văn bao gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận về giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo tại trường Đại học Trong chương này, tác giả đưa ra cơ sở lý thuyết bao gồm các khái niệm liên quan đến đề tài (đào tạo, giáo dục, hiệu quả đào tạo) và một số tiêu chí đánh giá, các tác nhân ảnh hưởng đến hiệu quả công tác đào tạo đại học. Chương 2: Khái quát về trường Đại học Thủ Dầu Một Chương 2 cung cấp sơ lược các thông tin về trường đại học Thủ Dầu Một, đưa ra cái nhìn tổng quan về trường với bề dày kinh nghiệm trong đào tạo đại học và sau đại học. Tác giả cung cấp các thông tin về nguồn lực, cơ cấu hoạt động, định hướng chiến lược được thể hiện qua tầm nhìn, sứ mệnh và các chương trình đào tạo của trường. Chương 3: Thực trạng công tác đào tạo tại trường Đại học Thủ Dầu Một Chương này sẽ trình bày về công tác đào tạo của trường, bao gồm các yêu cầu về chuẩn đầu vào và đầu ra cho học viên, các hoạt động hỗ trợ, những thành tựu trong công tác đào tạo của trường. Bên cạnh đó, quan trọng là chỉ ra được những điểm hạn chế còn tồn tại khiến công tác đào tạo chưa đạt hiệu quả tốt nhất. Chương 4: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo tại trường Đại học Thủ Dầu Một Từ những phân tích ở trên kết hợp với các định hướng của nhà trường và sự phát triển chung của giáo dục đại học tại Việt Nam, trong chương 4, tác giả đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả đào tạo của trường đại học Thủ Dầu Một. 4 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC 1.1 Một số khái niệm liên quan 1.1.1 Đào tạo Trước hết, tác giả cần làm rõ một số khái niệm chính sẽ là công cụ hỗ trợ cho đề tài. Trong đó, định nghĩa đào tạo cần được quan tâm đầu tiên. Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, đầo tạo được định nghĩa là quá trình tác động đến một con người nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo,… một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân công lao động nhất định, góp phần mình vào sự phát triển kinh tế xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài người. Theo tác giả Trần Khánh Đức, đào tạo được hiểu là “một quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm hình thành một cách có hệ thống các tri thức, kỹ năng, thái độ để hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo tiền đề cho họ có thể vào đời hành nghề, có năng suất và hiệu quả”. Lê Đức Ngọc lại có nhận định rằng đào tạo là “ hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn các chức năng, nhiệm vụ của mình. Nói một cách cụ thể thì đào tạo liên quan đến việc tiếp thu các kiến thức, kỹ năng đặc biệt, nhằm thực hiện những công việc cụ thể một cách hoàn hảo hơn”. Như vậy, các khái niệm có thể thay đổi một số nét nhưung nhìn chung vẫn mang các điểm đặc trưng: đào tạo là một hoạt động truyền đạt một cách có hệ thống tri thức, kỹ năng đặc biệt, xây dựng thái độ cho các cá nhân để phục vụ cho một lĩnh vực nào đó hiệu quả. Và những kiến thức, kỹ năng này có thể chuyên biệt cho một lĩnh vực nào đó mà thôi. Khác với giáo dục với nghĩa rộng hơn, nó bao gồm rất nhiều lĩnh vực chung trong cuộc sống như đạo đức, kiến thức,… thì đào tạo lại mang ý nghĩa hướng người học vào một lĩnh vực riêng, chuyên sâu nào đó. Nếu như giáo dục được thực hiện đối với mỗi cá nhân ngay từ nhỏ thì việc đào tạo thường ở giai đoạn sau, khi mà người học đã đến một 5 trình độ nhất định. Để phân biệt, chúng ta có thể thấy qua một ví dụ so sánh. Chúng ta gọi là giáo dục tiểu học tức thể hiện các chương trình dạy học giúp học sinh hiểu biết cơ bản trên tất cả các lĩnh vực ở mức độ phù hợp với nhận thức của trẻ bậc tiểu học. Hệ thống tiểu học cung cấp kiến thức, kỹ năng chung trên nhiều linh vữ như văn học, toán học, khoa học xã hội,… và định hướng thái độ, suy nghĩ qua giáo dục đạo đức,… Trong khi đó, cũng đối với lứa tuổi tiểu học nhưng khi chúng theo học bộ môn múa bale chẳng hạn thì khi đó, chung được gọi là đang theo chương trình đào tạo riêng. Đó là nằm trong bộ môn chuyên nghiệp mà không phải đứa trẻ nào cũng cần phải học. Đào tạo bao gồm rất nhiều các hoạt động truyền tải thông tin để giúp người học có những thay đổi về kiến thức, kỹ năng, tư duy, thái độ,… Đào tạo cần phải tùy theo từng đối tượng, nhu cầu cá nhân trong lĩnh vực mà họ muốn hoạt động. Đào tạo là một quá trình gồm 3 giai đoạn: - Quảng cáo thông tin mới và dữ liệu: đây là giai đoạn người học được tiếp nhận các thông tin và dữ liệu mới. - Phân tích các thông tin, dữ liệu mới giúp mở rộng kiến thức: trên nền tảng những hiểu biết chung đã được giáo dục trước đó, họ có đủ năng lực để phân tích các thông tin, dữ liệu trên để hiểu và mở rộng kiến thức. - Liên kết kiến thức mới với những kiến thức đã có: việc liên kết hiệu quả giữa các kiến thức thành một chuỗi và có hệ thống sẽ giúp người học nắm vững và hiểu rõ bản chất vấn đề, hiểu chuyên sâu về kiến thức chuyên ngành. Để làm tròn nhiệm vụ của mình, chương trình đào tạo phải hướng đến đúng đối tượng, họ đã được dạy những gì, thiết lập chương trình đào tạo tiếp theo như thế nào là phù hợp, hiệu quả. Đồng thời, chương trình đó cũng phải theo dõi mức độ tiếp nhận kiến thức mới của người học như thế nào, đủ khả năng hiểu biết và phát triển để phục vụ cho lĩnh vực theo học hay không. Vì đào tạo áp dụng đối với những mục đích cụ thể, không phải là kiến thức chung như chương trình tiểu học, trung học,… nên sự tiếp thu và thích ứng, phù hợp của học viên là rất quan trọng. 6 1.1.2 Đào tạo đại học Trên cơ sở xem xét chức năng và bản chất, trường đại học có thể hiểu là cộng đồng những người theo đuổi tri thức trong những lĩnh vực nhất định. Nó là trường học cung cấp kiến thức, phổ biến, chuyển giao và ứng dụng tri thức. Thông qua các hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu, vui chơi,… thì văn hóa, tri thức được truyền tải. Tuy nhiên, cáhc hiểu này còn khá chung chung, không nói lên được đặc điểm riêng biệt của trường đại học. Trường đại học tại Việt Nam chính là một cơ sở giáo dục bậc cao dành cho các học sinh có khả năng, nguyện vọng tiếp tục học tập lên trên, cung cấp tri thức, kỹ năng trong một hay một số lĩnh vực, ngành nghề nhất định. Trường đại học là bậc cao hơn của trường trung học phổ thông theo hệ thống giáo dục Việt Nam. Trường đại học có thể cung cấp các chương trình đào tạo đại học và sau đại học. Đào tạo đại học là các hoạt động cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ tăng, định hướng thái độ,… cho sinh viên theo một chuyên ngành nhất định. Đào tạo đại học thường đóng vai trò quan trọng, không chỉ là các kiến thức thường thức như bậc tiểu học, trung học nữa mà cung cấp kiến thức chuyên môn, là cơ sở để phục vụ công việc cho các học viên. Vì vậy, đào tại đại học mang chức năng đào tạo nguồn lao động tri thức cho xã hội. 1.1.3 Hiệu quả và hiệu quả đào tạo Hiêu quả có thể được hiểu là một phép so sánh để chỉ ra mối quan hệ giưuã kết quả thực hiện được so với chi phí mà chủ thể phải bỏ ra để có được kết quả đó trong một điều kiện nhất định. Trong những điều kiện bắt buộc của tình huống về chí phí, nguồn lực,… thì liệu rằng kết quả đó đã đạt được kỳ vọng, tương xứng với chí phì phải bỏ ra hay chưa. Tức là nó đánh giá việc sử dụng các nguồn lực giới hạn để thực hiện một công việc như thế nào, tỉ số giữa kết quả và nguồn lực đầu tư quyết định xem liệu nó hoạt động đó được thực hiện hiệu quả hay chưa. Hiệu quả đào tạo với ý nghĩa hẹp hơn khi chỉ tập trung vào hoạt động đào tạo. Hiệu quả hoạt động đào tạo cũng là một phép so sánh để thấy được liệu rằng kết quả thực hiện được có đạt được mục tiêu hoạt động đào tạo, kết quả đó liệu có tương xứng với chi phí phải bỏ ra hay chưa. Đối với lĩnh vực đào tạo thì hiệu quả hay không được thể hiện qua nhiều yếu tố như chất lượng đầu vào và đầu ra của học viên, học viên thay đổi như thế nào, 7 tích lũy được gì. Những điều này thường được lượng hóa qua các tiêu chuẩn đầu vào, đầu ra để thể hiện sinh viên liệu đã đạt được trình độ ở mức tối thiểu hay chưa. Khác với nưhũng con số khá rõ ràng trong lĩnh vực kinh doanh, lượng hóa mọi thứ dưới dạng tiền tệ để tính toán, việc đào tạo con người gặp nhiều khó khăn trong việc xem xét hiệu quả hay không. Việc thể hiện các kiến thức, kỹ năng, thái độ của sinh viên đối với ngành học cần sự đánh giá phức tạp qua những bộ tiêu chuẩn hoặc quy về điểm số. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều khó lượng hóa được, có rất nhiều yếu tố không được xét đến trong đầu vào nhưng lại có tác động lớn đến đầu ra. 8 CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT 2.1 Lịch sử hình thành phát triển trường Đại học Thủ Dầu Một Trường Đại học Thủ Dầu Một (tên tiếng anh: Thu Dau Mot University hay viết tắt là TDMU) tiền thân là Trường Cao đẳng Sư phạm Bình Dương được thành lập tại tỉnh Bình Dương năm 1992. Ngày 24 tháng 6 năm 2009, trường được chính thức đổi thành trường Đại học Thủ Dầu Một theo quyết định số 900/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với trách nhiệm đào tạo nhân lực trong nhiều ngành nghề phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, là đơn vị cung cấp nguồn nhân lực trí thức quan trọng cho tỉnh Bình Dương nói riêng và vùng kinh tế phía Nam nói chung. Đây cũng trở thành trung tâm nghiên cứu quan trọng của khu vực. Năm 2015, trường trở thành thành viên của tổ chức CDIO thế giới. Đến năm 2017, trường tiếp tục là thành viên liên kết của hiệp hội các trường đại học Đông Nam Á AUN. Với những nỗ lực từ phía ban lãnh đạo, chuyên môn và trình độ của giảng viên và sự phối hợp từ phái các sinh viên, học viên, trường đạt Chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục quốc giá vào tháng 11/2017. Năm 2019, trường thực hiện đánh giá ngoài và đặt chuẩn kiểm định của Bộ Gíao dục và Đào tạo thêm 4 ngành khác. Cũng trong năm này, trường tiến hành đánh giá 4 chương trình đạo tạo theo chuẩn AUN và đã được công nhận. Hiện nay, trường tọa lạc tại số 6 Trần Văn Ơn, Phường Phú Hòa, Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương với khuôn viên rộng 6,74 ha. Hình 2.1: Logo trường Đại học Thủ Dầu Một 9 Trường xây dựng và phát triển hệ thống tổ chức và nhân sự theo hai cấp: Đại học Thủ Dầu Một, các trường đại học trực thuộc (kinh tế, kỹ thuật và công nghệ, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học quản lý, khoa học giáo dục) định hướng đại học thông minh. Trường hiện đào tạo 13.000 sinh viên chính quy và hơn 700 học viên theo học chương trình sau đại học phân bố trên 47 ngành học đại học, 9 ngành cao học và 1 ngành tiến sĩ. 47 ngành đại học bao gồm 33 ngành đào tạo cử nhân, 11 ngành đào tạo kỹ sư và 3 nagfnh đào tạo kiến trúc sư. Trường đào tạo các ngành nghề trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, kỹ thuật, khóa học tự nhiên, khoa học xã hội, sư phạm. Nhà trường không ngừng thực hiện những đổi mới phù hợp, hoàn thiện lộ trình xây dựng chương trình đào tạo để nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, lấy bộ tiêu chuẩn AUN-QA làm tiêu chuẩn cho việc đánh giá và cũng là để tăng chất lượng nguồn lao động sau khi hoàn thành khóa học. Bên cạnh vai trò giảng dạy, trường còn là trung tâm nghiên cứu khoa học, tư vấn có uy tín với các đề án kết hợp giữa nghiên cứu với ứng dụng, giữa đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực. Các đề án lớn mà trường đã và đang triển khai là đề án nghiên cứu trọng điểm là Đề án nghiên cứu về Đông Nam Bộ, Đề án nghiên cứu Nông nghiệp chất lượng cao, Đề án nghiên cứu Thành phố thông mình Bình Dương, Đề án nghiên cứu Chất lượng giáo dục. Trường cũng được đánh giá thuộc top 50 cơ sở giáo dục có công bố quốc tế tốt nhất Việt Nam trong 2 năm liền (2018 và 2019). Một trong những hoạt động quan trọng khác là thiết lập quan hệ hợp tác liên kết đào tạo với các đơn vị giáo dục lớn trên thế giới và thiết lập mối quan hệ hợp tác với doanh nghiệp. Nhà trường có tiến hành liên kết đào tạo với hơn 50 đơn vị giáo dục trên thế giới và thực hiện hỗ trợ đào tạo cho các sinh viên Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào theo giữa tỉnh Bình Dương và tỉnh Champasak từ năm 2010. Cho đến nay, nhà trường đã đạt được nhiều thành tích với các giải thưởng:  Giai đoạn từ năm 1992 – 2009: * Nhà trường - Huân chương lao động: hạng Ba năm 1997; hạng nhì năm 2002 - Huy chương vì sự nghiệp Giáo dục: 59 cá nhân 10 - Huy chương vì sự nghiệp Bảo vệ an ninh Tổ quốc: 01 cá nhân - Nhà giáo ưu tú: 02 - Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ: 07 (05 cá nhân) - Bằng khen của Bộ Công an, Bộ Nội vụ: 04 (01 cá nhân ) - Bằng khen của Bộ GD-ĐT tặng cho đơn vị, tập thể và cá nhân: 52 - Chiến sĩ thi đua cấp Tỉnh và cơ sở: 390 lượt CBGV đạt danh hiệu - Bằng khen của UBND tỉnh tặng cho đơn vị, tập thể, cá nhân: 181 - Giấy khen của Sở GD-ĐT và các Sở, Ban khác của Tỉnh: 328 * Công đoàn - Huy chương vì sự nghiệp Công đoàn và kỷ niệm chung: 14 - Bằng khen của Tổng LĐLĐ Việt Nam: 08 (cá nhân 05) - Cờ thi đua do Liên đoàn Lao động Tỉnh trao tặng: 02 - Bằng khen của Công đoàn GDViệt Nam và LĐLĐ Tỉnh: 138 - Ngoài ra còn nhiều Giấy khen của Công đoàn Giáo dục Tỉnh * Đoàn thanh niên - Huân chương lao động hạng ba: 01 - Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ: 01 cá nhân - Huy chương vì sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ của TW Đoàn: 05 - Kỷ niệm chương và Huy chương danh dự của TW Đoàn: 03 - Cờ thi đua của Trung ương Đoàn: 02 - Bằng khen của Trung ương Đoàn: 02 - Bằng khen của Trung ương HLHTN: 01 - Bằng khen của UBND Tỉnh: 06 - Bằng khen của Tỉnh Đoàn: 09 - Bằng khen của Bộ Tư lệnh Quân khu 7: 01  Giai đoạn từ năm 2009 đến nay: * Nhà trường - Huân chương lao động hạng nhất: 01 11 - Bằng khen của Bộ Công an: 03 - Bằng khen của UBND Tỉnh: 05 * Đoàn Thanh niên - Bằng khen của UBND tỉnh Bình Dương: 05 - Bằng khen của UBND tỉnh Bình Tây Ninh: 02 - Bằng khen của UBND tỉnh Đăk Nông: 01 - Bằng khen của Trung ương Đoàn : 01 - Bằng khen của Trung ương Hội sinh viên: 05 - Bằng khen của Tỉnh đoàn Bình Dương: 05 - Bằng khen của Tỉnh đoàn Tây Ninh: 02 2.2 Chiến lược phát triển Theo nghị quyết số 05/NQ-HĐTr ngày 22/06/2018, nhà trường khẳng định tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi trong công tác đào tạo của mình: - Sứ mệnh: Là trung tâm văn hóa, giáo dục và khoa học, công nghệ. Cung cấp nguồn nhân lực, sản phẩm khoa học và công nghệ có chất lượng phục vụ phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế tỉnh Bình Dương, miền Đông Nam Bộ và cả nước. Sứ mạng được xây dựng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của trường gắn kết với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương, khu vực Đông Nam Bộ - vùng kinh tế trọng điểm phía nam và cả nước. Sứ mệnh được thể hiện rõ ràng, nhất quán trong chiến lược phát triển đến năm 2020 đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Chiến lưuọc được triển khai thực hiện trên thực tế bằng những đề án, chương trình, kế hoạch cụ thể, được rà soát và điều chỉnh phù hợp với quá trình phát triển và hội nhập, được công bố rộng rãi trên website với toàn xã hội, được triển khai đến toàn thể cán bộ, giảng viên và sinh viên. - Tầm nhìn: Trở thành trường đại học thông minh có uy tín trong nước và quốc tế, vào top 350 đại học tốt nhất Châu Á. - Giá trị cốt lõi: 12 Khát vọng (Aspiration): có ý thức phấn đấu vươn lên đỉnh cao trí thức, ước vọng tới những điều tốt đẹp và quyết tâm thực hiện một cách mạnh mẽ nhất. Trách nhiệm (Responsibility): có thái độ tích cực và tinh thần trách nhiệm với chính mình, với gia đình, xã hội, Tổ quốc, nhân loại; có đủ năng lực và kỹ năng để chịu trách nhiệm. Sáng tạo (Creativity): có tư duy đổi mới, có đủ năng lực và trình độ chuyên môn để tạo ra giá trị mới đáp ứng yêu cầu và phục vụ cho sự phát triển của xã hội. - Triết lý giáo dục: Học tập trải nghiệm - Nghiên cứu khoa học ứng dụng - Phục vụ cộng đồng Sinh viên trở thành người phát triển toàn diện về năng lực và tố chất thông qua quá trình học tập trải nghiệm, kết hợp với NCKH nhằm phục vụ cộng đồng. Theo đuổi triết lý giáo dục “Học tập trải nghiệm - Nghiên cứu khoa học ứng dụng Phục vụ cộng đồng”, nhà trường tạo ra môi trường văn hoá học tập ứng dụng và nuôi dưỡng khát vọng phục vụ cộng đồng của sinh viên. Nhà trường tin rằng sinh viên sẽ trở thành người hữu ích của xã hội, có ý thức phục vụ cộng đồng và thể hiện trách nhiệm của người trí thức thông qua việc học tập trải nghiệm để hình thành năng lực nghề nghiệp, khả năng NCKH, lòng đam mê sáng tạo và sự tôn trọng đạo đức nghề nghiệp. - Mục tiêu: Phát triển theo định hướng ứng dụng, trở thành trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực theo các chuẩn mực quốc tế tiên tiến, hiện đại. Mục tiêu của trường được xác định rõ ràng, phù hợp với Luật Giáo dục và sứ mạng của nhà trường; được cụ thể hóa bằng các chuẩn đầu ta theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, CDIO, AUN-QA và các chương trình đào tạo. Mục tiêu đào tạo của trường luôn được rà soát, bổ sung và điều chỉnh theo định kỳ. 13 2.3 Cơ cấu tổ chức Hình 2.2: Cơ cáu tổ chức trường Đại học Thủ Dầu Một Cơ cấu tổ chức của trường Đại học Thủ Dầu Một Cụ thể, trường hiện nay bao gồm 9 khoa: - Khoa Kinh tế - Khoa kiến trúc - Khoa đào tạo kiến thức chung - Khoa công nghệ thực phẩm - Khoa Ngoại ngữ - Khoa khoa học xã hội và nhân văn - Khoa sư phạm - Khoa khoa học quản lý - Khoa mỹ thuật - âm nhạc 14 Phòng ban: - Phòng đào tạo đại học - Phòng khoa học - Phòng hợp tác quốc tế - Phòng công tác sinh viên - Phòng tổ chức 14 - Văn phòng - Phòng kế toán - Phòng thanh tra - Phòng đảm bảo chất lượng - Phòng cơ sở vật chất - Ban xuất bản - Phòng truyền thông - Tạp chí địa học Thủ Dầu Một - Trạm y tế 16 Trung tâm – viện: - Viện Đào tạo Sau Đại học - Viện Kỹ thuật - Công nghệ - Trung tâm Tuyển sinh - Trung tâm Hợp tác doanh nghiệp và Khởi nghiệp - Trung tâm Ngoại ngữ - Trung tâm Đào tạo quốc tế - Trung tâm Công nghệ thông tin - Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Trung tâm Học liệu - Trung tâm Đào tạo kiến thức chung - Viện Phát triển Ứng dụng - Trung tâm Đào tạo Kỹ năng xã hội - Viện Phát triển chiến lược - Viện Đông Nam Bộ - Trung tâm Dịch vụ Đại học - Trung tâm Kiểm định và Tư vấn Xây dựng 3 Đoàn thể: - Đảng ủy - Công đoàn - Ban liên lạc cựu giáo chức 15 - Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên 2.4 Đội ngũ cán bộ, giảng viên Cho đến này, trường có đội ngũ nhân viên chuyên môn cao và tâm huyết, nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy để có phương pháp phù hợp và hiệu quả. Hiện trường có 700 giảng viên cơ hữu, trong đó có 20 giáo sư, phó giáo sư; 120 tiến sĩ và 560 thạc sĩ đảm bảo yêu cầu cả về số lượng và chất lượng cho công tác giảng dạy. Để nâng cao chất lượng giảng dạy và đảm bảo hiệu quả, tỷ lệ giảng viên, cán bộ có trình độ Đại học trở xuống đã giảm xuống rất thấp, tăng lực lượng giảng viên trẻ là thạc sĩ và đội ngũ giáo viên nhiều kinh nghiệm, chuyên môn cao (tiến sĩ, phó Gíao sư). Hình 2.3: Số lượng cán bộ, giảng viên trường TDMU qua các năm (2009 – 2019) Đội ngũ cán bộ quản lý được phân công, phân nhiệm đảm nhiệm đúng tiêu chuẩn, trình tự, quy trình hướng dẫn về công tác bổ nhiệm cán bộ theo các văn bản quy định của cấp trên. Bên cạnh đó, nhằm trau dồi, nâng cao năng lực của giảng viên, nhà trường thường xuyên tổ chức và cử cán bộ, giảng viên, nhân viên tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng 16 chuyện môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với sự phát triển của thời đại. Đồng thời, nhà trường cũng hỗ trợ và khuyến khích cán bộ nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, có chế độ chính sách phù hợp. Đội ngũ cán bộ, giảng viên đều được tuyển chọn vừa có lực lượng trẻ, năng động, nhạy bén, dễ tiếp cận cái mới, học hỏi các chuẩn mực giáo dục đại học thế giới và gần gũi, hiểu về sinh viên; vừa có các cán bộ, giảng viên kỳ cựu, nhiều năm kinh nghiệm và nghiên cứu chuyên sâu để đảm bảo công tác chuyên môn luôn được duy trì. Sự dẫn dắt của các cán bộ, giảng viên kỳ cựu và sự hỗ trợ, đóng góp của các thế hệ trẻ giúp vận hành các hoạt động đào tạo tốt hơn, đảm bảo chuyên môn cao mà vẫn phát triển phù hợp với xu thế thời đại. 2.5 Chương trình đào tạo tại trường Đại học Thủ Dầu Một Hiện tại trường Đại học Thủ Dầu Một đào tạo theo 4 hình thức là Đại học chính quy, thạc sĩ/tiến sĩ, hệ thường xuyên và các khóa học ngắn hạn. Với chương trình đào tạo đại học chính quy, nhà trường đào tạo các khối ngành: - Sư phạm: sư phạm văn, sử, giáo dục dục tiểu học và giáo dục mầm non - Kinh tế: logistic và quản lý chuối cung ứng, quản lý công nghiệp, quản trị kinh doanh, tài chính – ngân hàng, kế toán. - Ngoại ngữ: ngôn ngữ Trung Quốc, ngôn ngữ Anh - Âm nhạc – mỹ thuật: âm nhạc, mỹ thuật, thiết kế đồ họa, văn hóa học - Tự nhiên – thực phẩm: đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm, công nghệ thực phẩm, toán kinh tế, hóa học - Khoa học quản lý: tâm lý học, chính trị học, quản lý đất đai, luật, giáo dục học, quản lý nhà nước, quản lý tài nguyên và môi trường, khoa học môi trường - Kỹ thuật công nghệ: kỹ thuật điện tử - viễn thông, trí tuệ nhân tạo và khoa học dữ liệu, công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật ô tô, kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, kỹ thuật cơ điện tử, kỹ thuật điện, kỹ thuật phần mềm, hệ thống thông tin (cntt) - Quy hoạch – kiến trúc – xây dựng: quản lý đô thị, kỹ nghệ gỗ (công nghệ chế biến lâm sản), quy hoạch vùng và đô thị, kiến trúc, kỹ thuật xây dựng 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất