Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá thực trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã long sơn...

Tài liệu đánh giá thực trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã long sơn, huyện anh sơn, tỉnh nghệ an qua giai đoạn 2008 2010

.PDF
71
472
78

Mô tả:

Khóa luận tốt nghiệp ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN  KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LONG SƠN, HUYỆN ANH SƠN, TỈNH NGHỆ AN QUA GIAI ĐOẠN 2008 - 2010 VÕ THỊ LÊ NA Khóa học: 2007-2011 Khóa luận tốt nghiệp ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN  KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LONG SƠN, HUYỆN ANH SƠN, TỈNH NGHỆ AN QUA GIAI ĐOẠN 2008 - 2010 Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Võ Thị Lê Na TS. Trương Tấn Quân Lớp: K41B-KTNN Niên khóa: 2007-2011 Huế, tháng 5 năm 2011 LÔØI CAÛM ÔN Khoùa luaän toát nghieäp laø keát quaû cuûa 4 naêm hoïc taäp vaø nghieân cöùu taïi tröôøng ñaïi hoïc Kinh Teá Hueá vôùi söï daïy doã taän tình cuûa thaày coâ. Ñeå hoaøn thaønh khoùa luaän naøy, cho pheùp toâi ñöôïc baøy toû loøng bieát ôn ñeán: Giaûng vieân TS.Tröông Taán Quaân, ngöôøi ñaõ tröïc tieáp höôùng daãn vaø taän tình giuùp ñôõ toâi trong suoát quaù trình thöïc hieän ñeà taøi nghieân cöùu. Toaøn theå caùc thaày coâ giaùo trong tröôøng Ñaïi Hoïc Kinh Teá Hueá, caùc thaày coâ trong Khoa Kinh Teá Vaø Phaùt Trieån ñaõ trang bò cho toâi nhöõng kieán thöùc cô sôû ñeå hoaøn thaønh khoùa luaän toát nghieäp naøy. Caùc chuù, caùc anh chò UBND xaõ ñaõ nhieät tình giuùp ñôõ, taïo ñieàu kieän thuaän lôïi cho toâi trong suoát quaù trình thöïc taäp taïi ñòa phöông. Cuoái cuøng, toâi xin chaân thaønh caûm ôn nhöõng tình caûm ñoäng vieân vaø giuùp ñôõ cuûa gia ñình baïn beø trong suoát thôøi gian thöïc taäp, hoaøn thaønh khoùa luaän. Tuy coù nhieàu coá gaéng nhöng trong ñeà taøi naøy khoâng theå traùnh khoûi nhöõng thieáu soùt haïn cheá. Kính mong quyù thaày, coâ, caùc baïn sinh vieân vaø nhöõng ngöôøi quan taâm ñeán ñeà taøi tieáp tuïc giuùp ñôõ, ñoùng goùp yù kieán ñeå ñeà taøi ñöôïc hoaøn thieän hôn. Hueá, 2011 thaùng 5 naêm Sinh vieân thöïc hieän Voõ Thò Leâ Na Khóa luận tốt nghiệp MỤC LỤC MỤC LỤC ......................................................................................................................i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................iv ĐƠN VỊ QUY ĐỔI .......................................................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU................................................................................vi PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ...............................................................................................1 1. Tầm quan trọng của đề tài ..........................................................................................1 2. Mục đích của nghiên cứu............................................................................................2 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................3 5. Hạn chế của đề tài.......................................................................................................4 6. Cấu trúc của đề tài ......................................................................................................4 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.......................................................................5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .........................5 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................................................5 1.1.1 Khái niệm đất, đất nông nghiệp, độ phì của đất ....................................................5 1.1.1.1 Khái niệm về đất, đất nông nghiệp .....................................................................5 1.1.1.2. Độ phì của đất....................................................................................................6 1.1.2. Đặc điểm của đất đai ............................................................................................7 1.1.3. Đặc điểm của đất đai trong nông nghiệp ..............................................................8 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất................................................9 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN .............................................................................................12 1.2.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới. ..............................................12 1.2.2. Cơ sở pháp lý và thực trạng đất nông nghiệp Việt Nam ....................................12 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA XÃ LONG SƠN, HUYỆN ANH SƠN, TỈNH NGHỆ AN ..........................................................16 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI XÃ LONG SƠN ..........................16 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ..............................................................................................16 SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN i Khóa luận tốt nghiệp 2.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình........................................................................................16 2.1.1.2. Khí hậu ............................................................................................................16 2.1.1.3.Tình hình các nguồn tài nguyên .......................................................................17 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................................18 2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động ..........................................................................18 2.1.2.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và đời sống...........................22 2.1.2.3. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội ................................................................23 2.2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở XÃ LONG SƠN, HUYỆN ANH SƠN, TỈNH NGHỆ AN ......................................................................................26 2.2.1. Quy mô, cơ cấu, diện tích các loại đất................................................................26 2.2.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp xã Long Sơn ..............................................28 2.2.3. Quy mô, cơ cấu diện tích gieo trồng các loại cây trồng hàng năm ...................32 2.3. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP XÃ LONG SƠN ......................................................................................................................................35 2.3.1.Năng suất và sản lượng một số cây trồng chính của xã ......................................35 2.3.1.1. Năng suất và sản lượng cây lương thực của xã ...............................................35 2.3.1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng cây lấy củ của xã .......................................38 2.3.1.3. Năng suất, sản lượng cây thực phẩm của xã ..................................................40 2.3.1.4. Năng suất, sản cây công nghiệp của xã ..........................................................42 2.3.2. Một số đánh giá về hiệu quả sử dụng đất ở xã Long Sơn ..................................44 2.3.2.1. Hệ số sử dụng đất ở xã Long Sơn....................................................................44 2.3.2.2. Năng suất cây trồng, năng suất ruộng đất ở xã Long Sơn...............................45 2.4. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT Ở XÃ LONG SƠN............................................................................................46 2.4.1. Các nhân tố điều kiện tự nhiên ...........................................................................46 2.4.2. Các nhân tố kinh tế xã hội ..................................................................................47 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA XÃ LONG SƠN...................................................................52 3.1. Quan điểm khai thác sử dụng đất ..........................................................................52 3.2. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp của xã ........................................................52 SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN ii Khóa luận tốt nghiệp 3.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cho xã Long Sơn ..53 3.3.1 . Giải pháp về quản lý..........................................................................................54 3.3.2. Nhóm giải pháp khoa học kỹ thuật.....................................................................55 3.3.3. Nhóm giải pháp về vốn, lao động và thị trường.................................................57 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................58 3.1. Kết luận..................................................................................................................58 3.1.1. Những thuận lợi..................................................................................................58 3.1.2. Khó khăn: ...........................................................................................................58 3.2. Kiến nghị ...............................................................................................................59 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN iii Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CNH - HĐH Công nghiệp hóa- hiện đại hóa TLSX Tư liệu sản xuất CN Công nghiệp GTVT Giao thông vận tải HĐND - UBND Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân DTGT Diện tích gieo trồng DTCT Diện tích canh tác ĐVT Đơn vị tính SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN iv Khóa luận tốt nghiệp ĐƠN VỊ QUY ĐỔI 1 sào = 500 m2 1 ha = 10000 m2 = 20 sào 1 tạ = 100 kg 1tấn = 100 kg 1 tấn = 10 tạ SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN v Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Tình hình dân số và lao động của xã Long Sơn qua 3 năm 2008 - 2010...................19 Bảng 2: Quy mô, cơ cấu giá trị sản xuất của xã Long Sơn qua 3 năm 2008- 2010 ................25 Bảng 3: Hiện trạng sử dụng đất năm 2010.................................................................................27 Bảng 4: Quy mô, cơ cấu, diện tích đất nông nghiệp xã Long Sơn qua 3 năm 2008 - 2010...29 Bảng 5: Biến động diện tích gieo trồng một số cây trồng chủ yếu của xã Long Sơn qua 3 năm 2008-2010 ............................................................................................................................33 Bảng 6: Năng suất, sản lượng cây lương thực của xã Long Sơn qua 3 năm 2008 - 2010......36 Bảng 7: Năng suất, sản lượng cây lấy củ của xã Long Sơn qua 3 năm 2008 - 2010..............39 Bảng 8: Năng suất, sản lượng cây thực phẩm của xã Long Sơn qua 3 năm 2008 - 2010 ......41 Bảng 9: Năng suất, sản lượng cây cây công nghiệp của xã Long Sơn qua 3 năm 2008 2010...............................................................................................................................................43 Bảng 10 . Hệ số sử dụng đất canh tác của xã Long Sơn qua 3 năm 2008- 2010 ....................44 Bảng 11: Năng suất cây trồng, năng suất ruộng đất của xã Long Sơn qua 3 năm ..................45 Bảng 12: Tình hình đầu tư thủy lợi trên địa bàn xã Long Sơn..................................................48 Bảng 13: Tình hình đầu tư phân bón đối với các loại cây trồng chính của xã Long Sơn................................................................................................................................................50 SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN vi Khóa luận tốt nghiệp PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tầm quan trọng của đề tài Đất đai là một vật thể sống tự nhiên được hình thành qua nhiều thiên niên kỷ và là một trong những thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mọi quốc gia là một trong những yếu tố quan trọng nhất của môi trường sống và là địa bàn phân bố dân cư. Khi nói đến đất nông nghiệp thì người ta thường nói đất sử dụng chủ yếu vào sản xuất các ngành nông nghiệp. Đất đai không chỉ là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp mà còn là môi trường và là nơi cư trú cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật và con người. Thông qua đất đai con người tiến hành các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi làm ra sản phẩm để nuôi sống mình. Nếu không có đất đai thì không có quá trình lao động nào diễn ra. Tuy nhiên đất đai bị giới hạn về diện tích và chất lượng đối với mỗi đơn vị sản xuất, mỗi địa phương và đối với mỗi quốc gia. Với một nước thuần nông, đi lên từ một nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu, nông nghiệp có liên quan đến đời sống của 70% là nông dân như nước ta thì đất nông nghiệp càng có vai trò và vị trí quan trọng. Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn tăng tốc cho quá trình Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa (CNH-HĐH). Vì vậy nhu cầu sử dụng đất cho các hoạt động phi nông nghiệp ngày càng tăng. Quỹ đất được chuyển dần sang xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất đã gây nên những áp lực cho khai thác và sử dụng đất. Đặc biệt quá trình đô thị hóa diễn ra ngày càng nhanh làm cho quỹ đất nông nghiệp vốn đã ít càng trở nên hạn hẹp khi một bộ phận đất nông nghiệp đang trở thành các khu dân cư hay đô thị Việt Nam cũng còn phải đối mặt với áp lực tăng dân số cũng như nhu cầu lương thực ngày càng tăng nhiều làm tăng sức ép lên việc sử dụng ruộng đất. Sự mất cân bằng sinh thái và phương thức canh tác thiếu khoa học đã làm cho đất ngày càng suy thoái, gây ảnh hưởng đến chất lượng đất, chất lượng nông sản, chất lượng môi trường sinh thái và ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Vì thế việc quản lý và sử dụng đất đai đặc biệt là đất nông nghiệp một cách hợp lý, đúng mục đích, để có thể khai thác và tận dụng được hết tiềm năng và sức sản xuất của đất là việc làm hết sức cần SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN 1 Khóa luận tốt nghiệp thiết để góp phần nâng cao chất lượng đất, nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, từ đó từng bước nâng cao thu nhậpvà cải thiện đời sống cho người dân, bảo vệ môi trường sống và giải quyết các vấn đề xã hội, đảm bảo cho một nền nông nghiệp phát triển bền vững. Trong bối cạnh hiện nay khi Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), bên cạnh những thuận lợi thì còn đặt ra những khó khăn và thách thức cho nền nông nghiệp nước ta. Cạnh tranh càng trở nên khốc liệt hơn, yêu cầu về chất lượng và sản phẩm ngày càng cao hơn, an toàn sản phẩm càng được chú trọng. Do đó, việc tiến hành hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ngày càng trở nên cần thiết. Để đạt được mục tiêu đó thì cần sự đóng góp không nhỏ của việc sử dụng hợp lý quỹ đất, đặc biệt là đất nông nghiệp. Long Sơn là một xã nằm cách trung tâm huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An về phía Đông 4 Km. Có quốc lộ 7A chạy dọc theo hướng Đông tây với chiều dài hơn 4Km. Đây là địa phương chịu ảnh hưởng lớn của xu thế mở rộng đô thị khi tốc độ đô thị hóa diễn ra ngày càng nhanh. Thực trạng này gây ra áp lực đối với quá trình sử dụng đất khi phần lớn dân số của địa phương có sinh kế phụ thuộc vào nông nghiệp và nông thôn. Xuất phát từ thực tế trên, tôi chọn đề tài: “Đánh giá thực trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Long Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An qua giai đoạn 2008 - 2010” làm đề tài thực tập khóa luận của mình. 2. Mục đích của nghiên cứu Mục tiêu chung: Là nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Long Sơn, từ đó cải thiện mức sống cho người dân địa phương. Mục tiêu cụ thể: Để đạt được mục tiêu trên, đề tài có các mục tiêu cụ thể sau: Mục tiêu 1: Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề sử dụng đất và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Mục tiêu 2: Đánh giá thực trạng sử dụng đất và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp xã Long Sơn qua 3 năm 2008 - 2010. SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN 2 Khóa luận tốt nghiệp Mục tiêu 3: Tìm hiểu và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của địa phương Mục tiêu 4: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở địa phương trong thời gian tới. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu : Là quá trình sử dụng đất nông nghiệp của các đơn vị sử dụng đất khác nhau ở trên địa bàn nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu: Không gian: xã Long Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. Thời gian: tập trung nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất giai đoạn 2008 - 2010. 4. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu vấn đề trên và đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài sử dụng một số phương pháp sau :  Phương pháp luận: Phương pháp duy vật biện chứng: phương pháp này nhằm xây dựng tiền đề lý luận của đề tài. Trên cơ sở đó xem xét các sự vật hiện tượng sự vận biến đổi của nó trong mối quan hệ phổ biến và liên hệ chặt chẽ với nhau.  Phương pháp thu thập thông tin, số liệu: Số liệu thứ cấp: Từ báo cáo của các cơ quan quản lý địa phương, các nghiên cứu trước đây và một số tạp chí.Hầu hết các số liệu phân tích trong bài này tập trung chủ yếu các số liệu thứ cấp. Số liệu sơ cấp: Thông qua phỏng vấn sâu cán bộ quản lý địa phương và một số hộ nông dân để làm rõ các thông tin từ các số liệu thứ cấp.  Phương pháp phân tích thông tin: Phương pháp thống kê: Dựa vào sự tổng hợp các số liệu thống kê để so sánh, phân tích , làm cơ sở cho những vấn đề có tính quy luật. Phương pháp so sánh: Dựa vào con số thống kê để so sánh các nhóm đối tượng khác nhau, các loại đất khác nhau để tìm ra quy luật và xu hướng biến động của chúng. Phương pháp chuyên gia: Qúa trình phân tích sẽ được tham khảo hay tham vấn với các chuyên gia địa phương và sự tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực này. SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN 3 Khóa luận tốt nghiệp 5. Hạn chế của đề tài Trong khuôn khổ nghiên cứu này, đề tài chỉ tập trung phân tích hiệu quả sử dụng đất trên cơ sở sử dụng các số liệu thứ cấp đã được tổng hợp. Vì vậy đề tài chỉ phân tích hiệu quả sử dụng đất của các loại cây trồng khác nhau, các loại đất khác nhau. Đề tài không điều tra hộ gia đình nên không đi sâu phân tích các nhân tố vốn, lao động và một số đặc điểm khác ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả sử dụng đất. Nếu có những phân tích kết hợp như thế thì đề tài sẽ sâu sắc và thuyết phục hơn. Do thời gian và năng lực hạn chế, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy mong nhận được sự đóng góp của thầy cô, bạn bè cùng những người nghiên cứu để đề tài được hoàn thiện hơn. 6. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài gồm có 3 chương: Chương I: Cơ sở khoa học của đề tài nghiên cứu Chương II: Thực trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở xã Long Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của xã Long Sơn SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN 4 Khóa luận tốt nghiệp PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1 Khái niệm đất, đất nông nghiệp, độ phì của đất 1.1.1.1 Khái niệm về đất, đất nông nghiệp Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia. Đất đai là sản phẩm của tự nhiên nhưng nó chứa đựng những yếu tố lao động sống hoặc lao động vật hóa của con người. Đất đai ở mỗi quốc gia, mỗi vùng địa lý có những đặc trưng khác nhau về khí hậu địa hình nên tính chất cũng khác nhau. Tính chất đất khác nhau của đất đai còn thể hiện ở các phương thức quản lý. Điều này quyết định bởi từng chế độ chính trị và trình độ hiểu biết của con người, của mỗi dân tộc. Sự hình thành đất là một quá trình lâu dài và phức tạp, có thể chia các quá trình hình thành đất thành ba nhóm: quá trình phong hóa, quá trình tích lũy và biến đổi chất hữu cơ trong đất, quá trình di chuyển khoáng chất và vật liệu hữu cơ trong đất. Theo nguồn gốc phát sinh, tác giả Đookutraiep coi: “Đất là một vật thể tự nhiên được hình thành do sự tác động tổng hợp của năm yếu tố là: Khí hậu, đá mẹ, địa hình, sinh vật và thời gian”. Theo C.Mac “ Đất là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhất của sản xuất nông nghiệp, là điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và tái sinh của hàng loạt thế hệ loài người kế tiếp nhau”. Theo các nhà kinh tế, thổ nhưỡng và quy hoạch Việt Nam cho rằng:“ Đất đai là phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở ở đó cây cối có thể mọc được” Như vậy đã có rất nhiều khái niệm và định nghĩa khác nhau về đất nhưng có thể hiểu với khái niệm chung nhất: Đất đai là khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng bao gồm: Khí hậu của bầu khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất. Theo chiều ngang, trên mặt đất là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn, thảm thực vật với các thành phần khác, nó tác động giữ vai trò to lớn đối với các hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống xã hội của loài người. SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN 5 Khóa luận tốt nghiệp Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu. thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng: Bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất sản xuất nông nghiệp khác. 1.1.1.2. Độ phì của đất Độ phì nhiêu là một đặc trưng cơ bản của đất. là cơ sở để đánh giá và phân hạng đất; là dấu hiệu biểu hiện chất lượng của ruộng đất, nó ảnh hưởng đặc biệt đến mức độ tăng năng suất cây trồng. Độ phì nhiêu của đất được chia thành các loại sau tùy theo mục đích khác nhau: - Độ phì nhiêu tự nhiên: là độ phì nhiêu được hình thành dưới tác dụng của các yếu tố tự nhiên, chưa có sự tác động của con người. Được hình thành do quá trình phong hóa của vỏ trái đất dưới tác động của lý, hóa và sinh học. - Độ phì nhiêu nhân tạo: là độ phì nhiêu được hình thành do quá trình lao động sản xuất của con người tác động vào đất đai thông qua các hoạt động như cày xới, bón phân, cải tạo đất, thủy lợi, các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp. Độ phì nhiêu nhân tạo phụ thuộc nhiều vào vào sự phát triển của lực lượng sản xuất, vào trình độ khoa học kỹ thuật và khả năng ứng dụng chúng vào việc khai thác sử dụng đất cũng như quan hệ sản xuất xã hội. - Độ phì nhiêu kinh tế: là độ phì nhiêu mang lại lợi ích kinh tế cụ thể, là sự thống nhất giữa độ phì nhiêu tự nhiên và độ phì nhiêu nhân tạo, có tác dụng thiết thực đối với cây trồng và năng suất của chúng trong quá trình sản xuất và được xã hội thừa nhận. - Độ phì nhiêu tiềm tàng: là độ phì nhiêu tự nhiên mà cây trồng tạm thời chưa sử dụng đến. Độ phì nhiêu tự nhiên có một phần tác dụng ngay đến cây trồng, có một phần vì nhiều lý do mà chưa ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng. Như vậy độ phì nhiêu của đất có ý nghĩa to lớn đối với việc nâng cao năng suất trong lao động. Khai thác và phát triển độ phì nhiêu của đất là mục đích cơ bản lâu dài trong quá trình sử dụng đất, là mục đích cấp bách lâu dài trong sản xuất nông nghiệp. SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN 6 Khóa luận tốt nghiệp 1.1.2. Đặc điểm của đất đai Đất đai có những đặc điểm độc đáo, khác biệt với các tư liệu sản xuất khác và có một số đặc điểm chủ yếu sau: Thứ nhất, Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là tặng vật của thiên nhiên cho loài người, con người không thể làm ra đất. Đất đai được cố định bởi không gian và diện tích nhất định nó chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác, từ mục đích sử dụng này thành mục đích sử dụng khác. Thứ hai: Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, bất cứ quốc gia nào, nhà nước nào cũng cần có đất và phải có đất để tồn tại và phát triển. Chính là tài nguyên quý giá của quốc gia cho nên phải biết quý trọng và bảo vệ giữu gìn để phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Đất đai là sản phẩm của tự nhiên nhưng nó có chứa đựng những yếu tố lao động sống hoặc lao động vật hóa của con người. Thứ ba: Đất đai là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Có đất thì mới có sinh vật, mới có sự sống. Trong đời sống xã hội đất đai là công cụ lao động chung là điều kiện cần thiết để thực hiện tất cả các quá trình sản xuất. Đưa đất vào sản xuất thì đất trở thành tư liệu sản xuất nhưng vai trò của đất đai trong các lĩnh vực không giống nhau. Đất đai gắn bó mật thiết với môi trường sống, môi trường sống lại ảnh hưởng trực tiếp tới đất đai. Tính chất của đất cũng phần nào ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh lý của con người sống trên đất đó. Thứ tư: Đất đai là địa bàn phân bố dân cư là chỗ đứng của khu công nghiệp, an ninh quốc phòng. Con người cũng như mọi sinh vật cũng cần có đất để trú ngụ. Thông qua lao động con người trồng trọt, chăn nuôi trên đất, từ đất cho con người sản phẩm để nuôi mình. Trong CN chế biến và xây dựng thì đất đai là địa điểm, là chỗ đứng, là nền tảng không gian để thực hiện quá trình lao động và còn là kho tàng nguyên nhiên vật liệu. Đất đai còn là nơi xây dựng khu văn hóa, du lịch, là địa bàn phân bố an ninh quốc phòng. Thứ năm: Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt đối với Nông lâm nghiệp. Đất khác với tư liệu sản xuất khác ở chỗ đất đai là tư liệu sản xuất gắn chặt với sự cố định địa điểm. Trong Nông nghiệp, Lâm nghiệp đất đai hạn chế về diện tích và không gì thay thế được. Các tư liệu sản xuất khác theo mức độ phát triển của lực lượng sản xuất có SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN 7 Khóa luận tốt nghiệp thể thay đổi về số lượng, những cái chưa được hoặc kém hoàn thiện có thể thay thế những cái hoàn thiện hơn. Trong sản xuất Nông Lâm nghiệp đất đai có đặc tính tuyệt vời sử dụng đúng thì độ phì nhiêu tăng và từ đó tăng năng suất cây trồng. 1.1.3. Đặc điểm của đất đai trong nông nghiệp - Đất đai vừa là sản phẩm của tự nhiên vừa là sản phẩm của lao động: Đất đai vốn là sản phẩm của tự nhiên, đất đai đã kết tinh lao động con người và đồng thời trở thành sản phẩm của lao động từ khi con người tiến hành khai phá đưa đất hoang hóa vào sử dụng để tạo ra sản phẩm cho con người. Đặc điểm này cần được lưu ý, trong quá trình sử dụng đất con người phải không ngừng cải tạo và bồi dưỡng ruộng đất. Bên cạnh đó khi xây dựng các chính sách kinh tế có liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp thì cũng cần quan tâm đến đặc điểm này. - Đất đai bị giới hạn về mặt không gian, nhưng sức sản xuất của đất đai là không có giới hạn: cần phải quý trọng và sử dụng hợp lý đất đai, sử dụng một cách tiết kiệm, hạn chế việc chuyển dịch ruộng đất sang mục đích khác vì số lượng diện tích đất đai đưa vào canh tác bị giới hạn bởi không gian nhất định. Mặc dù bị giới hạn về mặt không gian nhưng sức sản xuất của đất đai không có giới hạn. Điều đó có nghĩa là mỗi đơn vị diện tích đất đai nhờ tăng cường đầu tư sức lao động, đầu tư vốn và đưa khoa học công nghệ mới vào trong sản xuất mà sản phẩm mang lại trên một đơn vị diện tích ngày càng nhiều. - Ruộng đất có vị trí cố định và chất lượng không đồng đều: Các TLSX khác có thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác khi cần thiết còn ruộng đất thì ngược lại. Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu có vị trí cố định gắn liền với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế và điều kiện xã hội của mỗi vùng, ruộng đất không thể di chuyển theo ý muốn của con người. Do đó, khi sử dụng ruộng đất để sản xuất cần căn cứ vào điều kiện tự nhiên, xã hội và văn hóa của từng vùng để bố trí sản xuất. Ruộng đất có chất lượng không đồng đều giữa các khu vực và ngay cả trên từng cánh đồng, đây là kết quả của một mặt là của quá trình hình thành đất, mặt khác quan trọng hơn là do quá trình canh tác của con người. - Đất đai không bị hao mòn và đào thải khỏi quá trình sản xuất, nếu sử dụng hợp lý thì chất lượng đất đai sẽ ngày càng tốt hơn. Các TLSX khác sau một thời gian SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN 8 Khóa luận tốt nghiệp sử dụng sẽ đều bị hao mòn hữu hình hoặc hao mòn vô hình, và cuối cũng sẽ bị đào thải khỏi quá trình sản xuất và sẽ được thay thế bằng những tư liệu sản xuất mới có chất lượng tốt hơn và giá cả rẻ hơn. Còn đối với TLSX là ruộng đất thì nếu được sử dụng hợp lý thì chất lượng sẽ ngày càng tốt hơn, sức sản xuất sẽ tốt hơn và mang lại nhiều sản phẩm hơn trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Đặc điểm này yêu cầu người sử dụng đất phải nắm được quy luật tự nhiên về đất, để có phương pháp sử dụng hợp lý. Đồng thời còn phụ thuộc vào chính sách ruộng đất của Nhà nước, các chính sách kinh tế vĩ mô khác và tùy thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và các tiến bộ khoa học- công nghệ của từng giai đoạn phát triển nhất định. - Đất đai thường không đồng nhất về mặt chất lượng: đặc điểm này là do cấu tạo vị trí, địa hình, thổ nhưỡng, độ màu mỡ của đất đai thường là khác nhau, bên cạnh đó còn do chế độ chăm sóc, tưới nước, bón phân, luân canh cây trồng trong quá trình sử dụng của con người. Từ những đặc điểm trên đã cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của đất đai. Để giữ gìn, bảo vệ và phát triển quỹ đất ngày càng hạn hẹp như hiện nay thì cần phải nắm chắc chất lượng đất, đầu tư thâm canh cải tạo đất, sử dụng đất hợp lý để tăng năng suất cây trồng. 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất - Điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên có rất nhiều yếu tố như: ánh sáng, nhiệt độ, lượng mưa, thủy văn, không khí….trong các yếu tố đó khí hậu là nhân tố hàng đầu ảnh hưởng đến việc sử dụng đất đai, sau đó là điều kiện đất đai chủ yếu là địa hình, thổ nhưỡng và các nhân tố khác. - Điều kiện khí hậu: Đây là nhóm yếu tố ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người. Tổng tích ôn nhiều hay ít, nhiệt độ cao hay thấp, sự sai khác về nhiệt đô về thời gian và không gian, biên độ tối cao hay tối thấp giữa ngày và đêm…trực tiếp ảnh hưởng đến sự phân bố, sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Lượng mưa nhiều hay ít, bốc hơi mạnh yếu có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ nhiệt độ và ẩm độ của đất, cũng như khả năng đảm bảo khả năng cung cấp nước cho các cây, con sinh trưởng, phát SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN 9 Khóa luận tốt nghiệp - Điều kiện đất đai: Sự khác nhau giữa địa hình, địa mạo, độ cao so với mực nước biển, độ dốc hướng dốc…thường dẫn đến đất đai, khí hậu khác nhau, từ đó ảnh hưởng đến sản xuất và phân bố các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp. Địa hình và độ dốc ảnh hưởng đến phương thức sử dụng đất nông nghiệp, là căn cứ cho việc lựa chọn cơ cấu cây trồng, xây dựng đồng ruộng, thủy lợi canh tác và cơ giới hóa. Mỗi vùng địa lý khác nhau có sự khác biệt về điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, nguồn nước và các điều kiện tự nhiên khác. Các yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng, công dụng và hiệu quả sử dụng đất. Vì vậy cần tuân theo các quy luật của tự nhiên, tận dụng các lợi thế đó nhằm đạt được hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội và môi trường. - Con người là nhân tố quan trọng bởi vì con người có khả năng nắm bắt nhanh, nắm bắt được những thông tin cần thiết, thông qua những kiến thức và kinh nghiệm con người con có những sáng tạo làm cho việc lựa chọn cây trồng, vật nuôi gì, thâm canh như thế nào sẽ có quyết định rất lớn đến kết quả thu được của từng thửa đất. Hiện nay, với nền kinh tế thị trường khi nền sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển, khoa học công nghệ, công nghệ sinh học tiến bộ đạt đến trình độ cao trong khi thực tế đất đai ngày càng khan hiếm thì trình độ và sự học hỏi nhanh sẽ mang lại sự thành công. Bên cạnh những sự tác động tích cực đó thì trong quá trình sản xuất và sinh hoạt của mình con người cũng đã có những tác động trực tiếp và gián tiếp gây ra ảnh hưởng xấu tới đất canh tác, chẳng hạn như việc khai thác bừa bãi, bỏ hoang đất.... Những hành động đó không chỉ làm cho diện tích đất ngày càng bị thu hẹp mà còn làm cho chất lượng đất ngày một xấu đi. - Các yếu tố kỹ thuật canh tác Kỹ thuật canh tác của nước ta trước đây rất lạc hậu, nhưng qua thời gian cùng với sự vận động và phát triển kinh tế của đất nước thì các tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày được áp dụng nhiều hơn vào trong sản xuất nên từ đó dẫn đến việc sử dụng đất nông nghiệp ngày càng hiệu quả hơn. Những sự tác động của con người vào cây trồng, vật nuôi và đất đai để kết hợp hài hòa các yếu tố của quá trình sản xuất để đạt được lợi ích cao trên cơ sở nghiên cứu những quy luật tự nhiên của sinh vật đó chính là các biện phápkỹ thuật canh tác. Sử SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan