Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý quỹ đất công ích trên địa bàn x...

Tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý quỹ đất công ích trên địa bàn xã cát tân, huyện phù cát, tỉnh bình định

.PDF
89
3
98

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ---------- PHAN HỮU TÙNG ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ QUỸ ĐẤT CÔNG ÍCH TRÊN ĐỊA BÀN XÃ CÁT TÂN, HUYỆN PHÙ CÁT, TỈNH BÌNH ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC HÀ NỘI - 2021 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ---------- PHAN HỮU TÙNG ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ QUỸ ĐẤT CÔNG ÍCH TRÊN ĐỊA BÀN XÃ CÁT TÂN, HUYỆN PHÙ CÁT, TỈNH BÌNH ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Chuyên ngành: Quản lý đất đai Mã số: 8850103.01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Ngô Anh Tú XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG Giáo viên hướng dẫn Chủ tịch hội đồng chấm luận văn thạc sĩ khoa học TS. Ngô Anh Tú PGS.TS. Phạm Quang Tuấn HÀ NỘI - 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng những số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Phan Hữu Tùng i LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội và quý thầy cô Khoa Địa lý – Địa chính (nay là Khoa Khoa học Tự nhiên), Trường Đại học Quy Nhơn đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và truyền đạt kiến thức cho em trong hai năm học vừa qua, đã mang lại cho em những kiến thức quý báu, bổ ích về lĩnh vực chuyên ngành Quản lý đất đai – Định hướng ứng dụng. Đ c biệt, em xin chân thành cảm ơn sự động viên và hướng dẫn tận tình của thầy TS. Ngô nh Tú, người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phù Cát và UBND xã Cát Tân, huyện Phù Cát đã giúp đỡ em trong quá trình thu thập thông tin, dữ liệu phục vụ cho nội dung của luận văn. Và chân thành cảm ơn Tập thể Lớp Cao học Quản lý đất đai đã luôn nhiệt tình, động viên, giúp đỡ mình trong suốt quá trình học tập. Tuy đã c nhiều cố gắng để hoàn thành đề tài một cách tốt nhất nhưng chắc chắn đề tài không tránh kh i những thiếu s t. Rất mong nhận được sự đ ng g p ý kiến của quý thầy cô, các chuyên gia và các bạn quan tâm để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Bình Định, ngày tháng năm 2021 Học viên thực hiện Phan Hữu Tùng ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. MỤC LỤC .................................................................................................................... DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................... DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................ MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................2 4. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................2 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................3 6. Cơ sở tài liệu để thực hiện luận văn ....................................................................3 7. Cấu trúc thực hiện luận văn .................................................................................4 Chƣơng 1 - TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................5 1.1. Khái quát cơ sở khoa học và pháp lý về quản lý đất đai ......................................5 1.1.1. Khái niệm về đất đai .........................................................................................5 1.1.2. Quản lý nhà nước về đất đai .............................................................................6 1.1.3. Khái niệm, đặc điểm về đất nông nghiệp ..........................................................9 1.2. Chính sách quản lý, sử dụng quỹ đất công ích ...................................................10 1.2.1. Nguồn gốc hình thành .....................................................................................10 1.2.2. Chính sách quản lý, sử dụng đất công ích qua các thời kỳ .............................13 1.3. Cơ sở thực tiễn về quản lý và sử dụng đất .........................................................19 1.3.1. Tình hình quản lý, sử dụng đất đai của một số quốc gia trên thế giới ...........19 1.3.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất công ích của một số tỉnh ở Việt Nam ............21 1.3.3. Sơ lược tình hình quản lý, sử dụng đất công ích trên địa bàn tỉnh Bình Định ...................................................................................................................................26 1.4. Căn cứ pháp lý để đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất ...........................28 1.5. Tiểu lược chương 1 ............................................................................................29 Chƣơng 2 – ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUỸ ĐẤT CÔNG ÍCH TẠI XÃ CÁT TÂN, HUYỆN PHÙ CÁT, TỈNH BÌNH ĐỊNH...........................................30 2.1. Khái quát về khu vực nghiên cứu ......................................................................30 2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên............................................................................30 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................34 2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội...................................37 2.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất tại xã Cát Tân ...................................................39 2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2019...................................................................39 2.2.2. Công tác thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai ..............................................................................................................................41 2.2.3. Công tác lập địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính ...............................................................................................42 iii 2.2.4. Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất ............................43 2.2.5. Công tác quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất ...................................................44 2.2.6. Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất .................................................................................46 2.2.7. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai .................................................................46 2.2.8. Công tác quản lý tài chính về đất đai .............................................................46 2.2.9. Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai ...........................................................47 2.2.10. Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai .............................................................48 2.2.11. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai ............................................48 2.2.12. Đánh giá chung về tình hình quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn nghiên cứu .............................................................................................................................48 2.3. Tiểu lược chương 2 ............................................................................................50 Chƣơng 3 – THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐẤT CÔNG ÍCH TẠI XÃ CÁT TÂN, HUYỆN PHÙ CÁT, TỈNH BÌNH ĐỊNH ......51 3.1. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất công ích tại xã Cát Tân ...................................51 3.1.1. Quy mô, diện tích đất công ích .......................................................................51 3.1.2. Thời hạn cho thuê quỹ đất công ích ................................................................54 3.1.3. Đối với các chủ thể quản lý đất công ích ........................................................55 3.1.4. Đối với người sử dụng đất công ích ................................................................56 3.1.5. Về sử dụng nguồn tài chính thu được từ đất công ích ....................................57 3.1.6. Hiện trạng biến động quỹ đất công ích giai đoạn 2009-2019 ........................58 3.1.7. Đánh giá chung về hiện trạng quản lý, sử dụng đất công ích trên địa bàn nghiên cứu .................................................................................................................62 3.2. Những vấn đề cấp thiết đ t ra đối với quản lý quỹ đất công ích trên địa bàn xã Cát Tân ......................................................................................................................65 3.3. Căn cứ đề xuất giải pháp quản lý quỹ đất công ích ...........................................65 3.4. Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực quản lý, sử dụng đất công ích trên địa bàn xã Cát Tân ..........................................................................................................66 3.4.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách .............................................................66 3.4.2. Nhóm giải pháp về kỹ thuật .............................................................................69 3.4.3. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện..............................................................73 3.5. Tiểu lược chương 3 ............................................................................................74 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................76 1. Kết luận .................................................................................................................76 2. Kiến nghị ...............................................................................................................77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................78 PHỤ LỤC ..................................................................... Error! Bookmark not defined. iv DANH MỤC BẢNG STT 1 2 Bảng Bảng 1 Bảng 2 3 Bảng 3 4 Bảng 4 Tên bảng Trang Số liệu dân số các thôn năm 2019 37 Một số nguồn thu năm 2019 xã Cát Tân 47 Số liệu thu từ quỹ đất công ích và đất công năm 2008, 57 2009, 2018, 2019 xã Cát Tân Diện tích các loại đất công ích năm 2009, năm 2019 xã 58 Cát Tân v DANH MỤC HÌNH ẢNH STT Hình 1 Hình 1 2 Hình 2 3 Hình 3 4 Hình 4 5 Hình 5 6 Hình 6 7 Hình 7 8 Hình 8 9 Hình 9 10 11 12 Hình 10 Hình 11 Hình 12 13 Hình 13 14 Hình 14 15 Hình 15 16 Hình 16 17 Hình 17 18 Hình 18 19 Hình 19 20 Hình 20 21 22 23 Hình 21 Hình 22 Hình 23 Tên hình Trang Quyết định số 4034/QĐ-UB ngày 27/11/1993 của 26 UBNB tỉnh Bình Định Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu 30 Sơ đồ phân bố nh m đất nông nghiệp xã Cát Tân năm 39 2019 Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất xã Cát Tân năm 2019 40 Biểu đồ diện tích theo nh m đất năm 2014 và năm 41 2019 Minh họa Sổ địa chính và Sổ mục kê đất được lập năm 43 1996 xã Cát Tân Minh họa bản đồ đo đạc chỉnh lý năm 1996, tờ số 01 xã 44 Cát Tân Phương án giao quyền sử dụng ruộng đất xã Cát Tân 51 Sơ đồ vị trí phân bố các loại đất công ích xã năm 2019 52 xã Cát Tân Biểu đồ các loại đất công ích xã Cát Tân năm 1996 53 Biểu đồ các loại đất công ích xã Cát Tân năm 2009 53 Biểu đồ các loại đất công ích xã Cát Tân năm 2019 54 Minh họa mẫu đơn xin thuê đất công ích xã Cát Tân 55 năm 2006 Minh họa mẫu Hợp đồng thuê đất công ích xã Cát Tân 55 năm 2017 Các hộ dân đấu giá đất công ích tại thôn Kiều n năm 56 2020 Biểu đồ biến động các loại đất giai đoạn 2009-2019 59 Sơ đồ phân bố đất công ích xã Cát Tân giai đoạn 200959 2019 Biểu đồ diện tích các loại đất biến động giai đoạn 60 2009-2019 Biểu đồ phân bố loại đất ký hợp đồng thuê đất năm 61 2019 Biểu đồ phân bố loại đất không ký hợp đồng thuê đất 61 năm 2019 Ý kiến của hộ dân về hạn mức cho thuê đất 67 Ý kiến của hộ dân về thời gian cho thuê đất 68 Ý kiến của hộ dân về đối tượng thuê đất 69 vi DANH MỤC VIẾT TẮT STT Tên viết tắt 1 GCN 2 GIS 3 GPMB 4 HTXNN 5 HĐND 6 TNMT 7 QL 8 UBND 9 VLAP Diễn giải Giấy chứng nhận Geographic Information Systems: Hệ thống thông tin địa lý Giải ph ng m t bằng Hợp tác xã nông nghiệp Hội đồng nhân dân Tài nguyên môi trường Quốc lộ Ủy ban nhân dân Vietnam Land dministration Project: Hoàn thiện và hiện đại h a hệ thống quản lý đất đai Việt Nam vii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã khẳng định tại khoản 1, Điều 54: “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật . Thật vậy, đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất quan trọng và đ c biệt, là nguồn nội lực to lớn của đất nước; đồng thời đất đai là thành phần vô cùng quan trọng tạo nên môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư và là không gian để xây dựng, mở rộng các cơ sở kinh tế, văn h a, xã hội, an ninh, quốc phòng. Một đất nước muốn phát triển bền vững thì phải đảm bảo được sự phát triển đồng bộ của ba lĩnh vực: kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Cả ba lĩnh vực này đều chịu sự tác động trực tiếp từ quản lý và sử dụng đất đai. Để phục vụ cho việc quản lý và sử dụng tài nguyên đất đai một cách c hiệu quả và bền vững thì công tác quản lý đất đai c vai trò quan trọng. Những năm trở lại đây, chính sách quản lý đất nông nghiệp n i chung và quản lý quỹ đất công ích nói riêng c những thay đổi nhất định, đ t ra nhiều thách thức cho công tác quản lý. Đất công ích cũng là một trong những nội dung quan trọng trong quản lý nhà nước về đất đai Việt Nam, phục vụ cho lợi ích chung của xã hội. Xã Cát Tân là xã nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng tâm của huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định; c vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên trục đường huyết mạch Quốc lộ 1 , c ga hàng không, gần các khu trung tâm hành chính lớn của huyện Phù Cát và thị xã n Nhơn. Xã Cát Tân c điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội khá thuận lợi để phát triển kinh tế nông nghiệp và giao lưu buôn bán. Trong những năm vừa qua, công tác quản lý quỹ đất công ích luôn được cấp đảng ủy, chính quyền xã Cát Tân quan tâm. Tuy nhiên, bên cạnh những m t đạt được, công tác quản lý quỹ đất công ích của xã cũng g p không ít những kh khăn, còn tồn tại một số bất cập cần phải khắc phục đ là: quản lý trên hồ sơ giấy tờ không đúng quy định và chưa phù hợp với hiện trạng thực tế; nhiều thửa đất nằm phân tán và chồng lấn trên thửa đất thổ cư; tình trạng lấn, chiếm, tự chuyển mục đích sử dụng đất trái phép hay nhiều thửa để hoang, chưa đưa vào sử dụng, làm 1 giảm hiệu quả kinh tế từ đất. Những vấn đề và hiện tượng tiêu cực này đã và đang ảnh hưởng bất lợi đến chính sách đất đai của Nhà nước và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của xã. Xuất phát từ các lý do nêu trên, vấn đề đ t ra là cần phải đưa ra các giải pháp cụ thể để quản lý quỹ đất công ích một cách c hiệu quả. Từ thực tế và nhu cầu cần thiết này, học viên đã chọn đề tài nghiên cứu “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý quỹ đất công ích trên địa bàn xã Cát Tân, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá thực trạng công tác quản lý quỹ đất công ích đối với yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai; đề xuất các giải pháp quản lý đất công ích hiệu quả phục vụ điều tiết thị trường quyền sử dụng đất, các nhu cầu về lợi ích công cộng và cộng đồng dân cư sử dụng đất tại xã Cát Tân, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Thu thập tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý quỹ đất công ích ở địa bàn nghiên cứu; - Xác định thực trạng và công tác quản lý quỹ đất nông nghiệp và quỹ đất công ích trên địa bàn xã Cát Tân, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định; - Xác định biến động quỹ đất công ích khu vực nghiên cứu giai đoạn 20092019; - Đánh giá công tác quản lý và sử dụng quỹ đất công ích trên địa bàn xã Cát Tân, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định; - Đề xuất các giải pháp quản lý quỹ đất công ích tại xã Cát Tân, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. 4. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu liên quan đến quỹ đất công ích. - Phạm vi về không gian: xã Cát Tân, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. - Phạm vi thời gian: Số liệu phục vụ nghiên cứu được sử dụng từ năm 2009 đến năm 2019. 2 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra, thu thập thông tin: Được sử dụng nhằm điều tra để lấy ý kiến hộ gia đình, cá nhân đối với nh m giải pháp về cơ chế chính sách quản lý quỹ đất công ích; thu thập tài liệu, thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội năm 2019, các biểu thống kê đất đai năm 2019, các loại sổ sách địa chính, bản đồ địa chính, số liệu về quyết toán ngân sách xã năm 2019 địa bàn xã Cát Tân. - Phương pháp thống kê: Trên cơ sở các số liệu điều tra lấy ý kiến sẽ tiến hành thống kê, tổng hợp lại; thống kê diện tích đất công ích năm 2009, năm 2019 để thành lập biểu đồ biến động theo loại đất. - Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp: Sử dụng để phân tích sự tăng, giảm các loại đất thuộc quỹ đất công ích, cũng như biến động quỹ đất công ích năm 2009, năm 2019, cơ sở để tổng hợp đề xuất giải pháp. - Phương pháp bản đồ và ứng dụng GIS: Được dùng để thể hiện và quản lý dữ liệu không gian liên quan đến quỹ đất công ích bằng phần mềm Microstation. Ngoài ra, đề tài sử dụng các chức năng của phần mềm rcGIS trong việc xử lý dữ liệu bản đồ, dữ liệu thuộc tính đối với quỹ đất công ích, cũng như trình bày bản đồ. 6. Cơ sở tài liệu để thực hiện luận văn a) Tài liệu khoa học tham khảo: bao gồm các sách, giáo trình, luận văn, công trình nghiên cứu, tạp chí khoa học trong và ngoài nước liên quan tới hướng nghiên cứu lý thuyết của đề tài: hệ thống chính sách pháp luật đất đai; quản lý hồ sơ địa chính; công tác quản lý, sử dụng đất nông nghiệp; công tác quản lý quỹ đất công ích; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất,... b) Các văn bản pháp lý liên quan - Luật Đất đai 2003; - Luật Đất đai 2013; - Các Nghị định của Chính phủ, Thông tư của các Bộ, ngành về hướng dẫn thực hiện Luật Đất đai; - Các văn bản quy định, hướng dẫn của UBND tỉnh Bình Định về xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, giao quyền sử dụng ruộng đất theo Nghị định 64/CP. 3 c) Tài liệu, số liệu thu thập tại địa phương Các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình quản lý nhà nước về đất đai, tình hình cho thuê quỹ đất công ích xã từ năm 1994 đến 2020: STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Năm ban hành Nội dung Phương án v/v cấp giấy chứng nhận giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân xã Cát Tân 1996 Mẫu Sổ Địa chính 1996 Mẫu Sổ Mục kê đất 2006 Hợp đồng thuê đất (Thuộc quỹ đất công ích của xã) 26/02/2009 Báo cáo Quyết toán thu - chi ngân sách xã Cát Tân năm 2008 08/3/2010 Báo cáo Quyết toán thu - chi ngân sách xã Cát Tân năm 2009 Đề án xây dựng nông thôn mới xã Cát Tân, huyện Phù Cát 27/6/2013 giai đoạn 2012-2020 Kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng 15/7/2016 nông thôn mới 19 tiêu chí nông thôn mới xã Cát Tân, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định 2017 Hợp đồng thuê đất (Thuộc quỹ đất công ích của xã) 28/2/2018 Báo cáo Quyết toán thu - chi ngân sách xã Cát Tân năm 2017 28/2/2019 Báo cáo Quyết toán thu - chi ngân sách xã Cát Tân năm 2018 Báo cáo tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2019 và 30/12/2019 phương hướng, nhiệm vụ năm 2020 Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ xã kh a XII 25/4/2020 trình tại Đại hội đại biểu Đảng bộ xã lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2020-2025 01/6/2020 Báo cáo Quyết toán thu - chi ngân sách xã Cát Tân năm 2019 15/01/2020 Các biểu số liệu thống kê, kiểm kê đất đai xã Cát Tân 10/6/1994 7. Cấu trúc thực hiện luận văn Mở đầu Chương 1 - Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Chương 2 - Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và công tác quản lý đất đai ảnh hưởng đến quỹ đất công ích tại xã Cát Tân, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định Chương 3 - Đề xuất giải pháp quản lý đất công ích tại xã Cát Tân, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định Kết luận và kiến nghị 4 Chƣơng 1 - TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Khái quát cơ sở khoa học và pháp lý về quản lý đất đai 1.1.1. Khái niệm về đất đai Theo quy định của pháp luật, đất đai được hiểu như sau: Đất đai là một vùng đất c ranh giới, vị trí, diện tích cụ thể và c các thuộc tính tương đối ổn định ho c thay đổi nhưng c tính chu kỳ, c thể dự đoán được, c ảnh hưởng tới việc sử dụng đất trong hiện tại và tương lai của các yếu tố tự nhiên, kinh tế – xã hội như: thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa chất, thuỷ văn, thực vật, động vật cư trú và hoạt động sản xuất của con người [1]. Theo quy định tại Điều 10, Luật Đất đai 2013, căn cứ theo mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau: Nhóm đất nông nghiệp; Nh m đất phi nông nghiệp; Nh m đất chưa sử dụng. Trong mõi nh m đất lại được phân thành nhiều loại đất khác nhau, như: Đất chuyên trồng lúa nước (LUC), Đất trồng cây lâu năm khác (LNK), Đất giao thông (DGT), Đất ở tại nông thôn (ONT),… Đ c điểm của đất đai: Do đất đai không thể di chuyển được nên đất đai có tính cố định vị trí, giới hạn về quy mô theo không gian và chịu sự chi phối của các yếu tố môi trường nơi c đất. Giá trị của đất đai ở các vị trí khác nhau lại không giống nhau. Đất đai ở đô thị c giá trị lớn hơn ở nông thôn và vùng sâu, vùng xa; đất đai ở những nơi tạo ra nguồn lợi lớn hơn, các điều kiện cơ sở hạ tầng hoàn thiện hơn sẽ c giá trị lớn hơn những đất đai c điều kiện kém hơn. Chính vì vậy, khi vị trí đất đai, điều kiện đất đai từ chỗ kém thuận lợi nếu các điều kiện xung quanh n trở nên tốt hơn thì đất đ c giá trị hơn. Vị trí đất đai ho c điều kiện đất đai không chỉ tác động đến việc sản xuất, kinh doanh tạo nên lợi thế thương mại cho một công ty, một doanh nghiệp mà n còn c ý nghĩa đối với một quốc gia. Chẳng hạn, Việt Nam là cửa ngõ của khu vực Đông Nam Á, chúng ta c biển, c các cảng nước sâu thuận lợi cho giao thông đường biển, cho buôn bán với các nước trong khu vực và trên thế giới, điều mà nước bạn Lào không thể c được. Đất đai là một tài sản không hao mòn theo thời gian và giá trị đất đai luôn c xu hướng tăng lên theo thời gian. 5 Đất đai c tính đa dạng phong phú tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng đất đai và phù hợp với từng vùng địa lý, đối với đất đai sử dụng vào mục đích nông nghiệp thì tính đa dạng phong phú của đất đai do khả năng thích nghi cuả các loại cây, con quyết định và đất tốt hay xấu xét trong từng loại đất để làm gì, đất tốt cho mục đích này nhưng lại không tốt cho mục đích khác. Đất đai là tư liệu sản xuất gắn liền với hoạt động của con người. Con người tác động vào đất đai nhằm thu được sản phẩm để phục vụ cho các nhu cầu của cuộc sống. Tác động này c thể trực tiếp ho c gián tiếp và làm thay đổi tính chất của đất đai c thể chuyển đất hoang thành đất sử dụng được ho c là chuyển mục đích sử dụng đất. Tất cả những tác động đ của con người biến đất đai từ một sản phẩm của tự nhiên thành sản phẩm của lao động. Trong điều kiện sản xuất tư bản chủ nghĩa, những đầu tư vào ruộng đất c liên quan đến các quan hệ kinh tế – xã hội. Trong xã hội c giai cấp, các quan hệ kinh tế – xã hội phát triển ngày càng làm các mâu thuẫn trong xã hội phát sinh, đ là mối quan hệ giữa chủ đất và nhà tư bản đi thuê đất, giữa nhà tư bản với công nhân... Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ đất đai phong phú hơn rất nhiều, quyền sử dụng đất được trao đổi, mua bán, chuyển nhượng và hình thành một thị trường đất đai. Lúc này, đất đai được coi như là một hàng hoá và là một hàng hoá đ c biệt. Thị trường đất đai c liên quan đến nhiều thị trường khác và những biến động của thị trường này c ảnh hưởng đến nền kinh tế và đời sống dân cư [25]. 1.1.2. Quản lý nhà nước về đất đai a. Nguyên tắc quản lý Nhà nước về đất đai Nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai là các quy tắc xử sự chung, những tiêu chuẩn hành vi mà các cơ quan quản lý nhà nước và các chủ sử dụng đất phải tuân thủ trong quá trình quản lý và sử dụng [5]. Quản lý nhà nước về đất đai c các nguyên tắc sau: (1) Đảm bảo sự quản lý tập trung và thống nhất của Nhà nước: Đất đai là tài nguyên của quốc gia, là tài sản chung của toàn dân. Vì vậy, không thể c bất kỳ một cá nhân hay một nh m người nào chiếm đoạt tài sản chung thành tài sản riêng của mình được. Chỉ c Nhà nước - chủ thể duy nhất đại diện hợp 6 pháp cho toàn dân mới c toàn quyền trong việc quyết định số phận pháp lý của đất đai, thể hiện sự tập trung quyền lực và thống nhất của Nhà nước trong quản lý n i chung và trong lĩnh vực đất đai n i riêng [8]. Vấn đề này được quy định tại Điều 54, Hiến pháp 2013 “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả và được cụ thể hơn tại Điều 4, Luật Đất đai 2013 “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này . Tuy nhiên, sự tập trung và thống nhất quản lý nhà nước về đất đai cũng phải đảm bảo tính công khai minh bạch bằng việc công khai thông tin đất đai, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên cổng thông tin điện tử của các cơ quan c thẩm quyền quản lý. (2) Đảm bảo quyền lợi ích của chủ thể sử dụng đất: Từ khi Hiến pháp 1980 ra đời quyền sở hữu đất đai ở nước ta chỉ nằm trong tay Nhà nước còn quyền sử dụng đất đai vừa c ở Nhà nước, vừa c ở trong từng chủ sử dụng cụ thể. Nhà nước không trực tiếp sử dụng đất đai mà thực hiện quyền sử dụng đất đai thông qua việc thu thuế, thu tiền sử dụng... từ những chủ thể trực tiếp sử dụng đất đai. Vì vậy, để sử dụng đất đai c hiệu quả Nhà nước phải giao đất cho các chủ thể trực tiếp sử dụng và phải quy định một hành lang pháp lý cho phù hợp để vừa đảm bảo lợi ích cho người trực tiếp sử dụng, vừa đảm bảo lợi ích của Nhà nước. Vấn đề này được thể hiện ở Điều 5, Luật Đất đai 2013 “Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này,… . Như vậy, theo quy định trên, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước với tư cách đại diện chủ sỡ hữu và thống nhất quản lý sẽ trao quyền sử dụng đất cho các chủ thể sử dụng đất (người sử dụng đất) dưới các hình thức Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai 2013. Muốn đảm bảo kết tốt quyền sở hữu toàn dân và quyền từng người sử dụng phải c cơ chế kết hợp, trong đ , quyền và trách nhiệm của các bên (Nhà nước và người sử dụng) phải được công nhận và thể chế h a bằng các văn bản pháp luật [8]. 7 (3) Tiết kiệm và hiệu quả: Tiết kiệm và hiệu quả là nguyên tắc của quản lý kinh tế. Thực chất quản lý đất đai cũng là một dạng của quản lý kinh tế nên cũng phải tuân theo nguyên tắc này. Tiết kiệm là cơ sở, là nguồn gốc của hiệu quả. Nguyên tắc này trong quản lý đất đai được thể hiện bằng việc: - Xây dựng tết các phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, c tính khả thi cao; - Quản lý và giám sát hết việc thực hiện các phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. C như vậy, quản lý nhà nước về đất đai mới phục vụ hết cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo sử dụng tiết kiệm đất đai nhất mà vẫn đạt được mục đích đề ra [8]. b. Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai Từ khi Luật Đất đai 2013 ra đời, mở ra nhiều nội dung, điểm mới cho việc thực hiện các thủ tục liên quan đến lĩnh vực đất đai, tạo thuận tiện cho người dân khi làm các thủ tục liên quan đến đất đai. Ngoài vấn đề quy định những điểm mới, Luật Đất đai 2013 còn giữ lại những nguyên tắc cốt lõi, đ c biết là vấn để quản lý đất đai, nhà nước luôn thống nhất quản lý. Điều này được thể hiện rõ trong Điều 4, Luật Đất đai 2013 “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này . Theo quy định hiện nay, c 15 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai: “1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó. 2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính. 3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất. 4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 8 5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. 6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất. 7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 8. Thống kê, kiểm kê đất đai. 9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai. 10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất. 11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. 12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. 13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai. 14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai. 15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai [7]. 1.1.3. Khái niệm, đặc điểm về đất nông nghiệp a. Khái niệm đất nông nghiệp Trên cơ sở nghiên cứu các quan niệm khác nhau về đất nông nghiệp, c thể khái niệm đất nông nghiệp như sau: Đất nông nghiệp là phần đất c thể sử dụng để thực hiện các hoạt động sản xuất nông nghiệp, bao gồm tổng thể các loại đất c đ c tính sử dụng giống nhau, với tư cách là tư liệu sản xuất chủ yếu phục vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng; khoanh nuôi tu bổ, bảo vệ rừng; bảo vệ môi trường sinh thái; nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp. b. Đặc điểm đất nông nghiệp Thứ nhất, đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất đ c biệt, không thể thay thế được trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối. Thứ hai, đất nông nghiệp là loại đất mà giá trị sử dụng phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng đất đai, độ màu mỡ phì nhiêu của đất. 9 Thứ ba, do những điều kiện đ c thù về lịch sử, địa lý, kinh tế và xuất phát điểm của Việt Nam là nền văn minh lúa nước, nên đất nông nghiệp là loại đất chiếm diện tích lớn nhất trong tổng quỹ đất quốc gia và được trải rộng ở khắp các vùng miền, các địa bàn trong cả nước [10]. Nh m đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây: a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác; b) Đất trồng cây lâu năm; c) Đất rừng sản xuất; d) Đất rừng phòng hộ; đ) Đất rừng đ c dụng; e) Đất nuôi trồng thủy sản; g) Đất làm muối; h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh [7]. 1.2. Chính sách quản lý, sử dụng quỹ đất công ích 1.2.1. Một số quan niệm về đất công ích a. Đất phần trăm Ở từng thời kỳ của đất nước, quy định về đất đai c nhiều loại khác nhau, nguồn gốc, tên gọi cũng khác nhau, đất phần trăm là loại đất ít được nhắc đến hiện nay nhưng trên thực tế n vẫn tồn tại. Cuối những năm 60, sau khi hình thành các hợp tác nông nghiệp, ngày 17/12/1959, Điều lệ mẫu hợp tác xã nông nghiệp bậc thấp được ban hành quy định ruộng đất của xã viên phải giao cho hợp tác xã thống nhất sử dụng, nhưng để tăng nguồn nông sản ổn định kinh tế của mỗi hộ gia đình, ngoài đất làm nền nhà, sân, chuồng lợn... cần để lại cho mỗi gia đình xã viên một ít đất theo mức mỗi nhân khẩu 10 không quá 5% diện tích bình quân của nhân khẩu trong xã để trồng rau, trồng hoa quả... Cụm từ “đất phần trăm còn gọi là đất làm kinh tế gia đình xuất hiện từ đ . “Người vào hợp tác xã nông nghiệp hay được hợp tác xã lao động góp toàn bộ ruộng đất của mình vào hợp tác xã nông nghiệp bao gồm: ruộng đất đang canh tác, đồng cỏ, rừng cây, ao hồ, đầm, đìa cá,… là của tư, hương hỏa hay được chia cấp trong xã hay nơi khác, không được giấu bớt, làm riêng hoặc cho thuê [9]. “Ruộng đất 5% chỉ cấp 1 lần lúc tổ chức hợp tác xã, người giảm đi không lấy bớt, đẻ ra không cấp thêm, để làm kinh tế gia đình không được cầm, bán, đổi, chác, cho thuê, làm nhà, lập vườn… khi không dùng hay chuyển đi nơi khác thì giao lại cho hợp tác xã [9]. Sau khi c Luật Đất đai 1988, đất làm kinh tế gia đình được quy định để lại mỗi người không quá 10% đất nông nghiệp (khoản 1, Điều 27). Đất phần trăm (đất làm kinh tế gia đình) tồn tại từ khi c điều lệ hợp tác xã sản xuất nông nghiệp bậc thấp (năm 1959) cho đến khi Chính phủ ban hành Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 quy định về giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Theo Nghị định 64/CP, toàn bộ đất nông nghiệp đang sử dụng được giao hết cho hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp, trừ đất giao cho các tổ chức, đất dùng cho nhu cầu công ích của xã theo quy định của Nghị định này. b. Đất công ích Đất công ích là quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn được sử dụng để xây dựng ho c bồi thường khi sử dụng đất khác để xây dựng các công trình công cộng của địa phương; cho hộ gia đình, cá nhân tại địa phương thuê để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và được sử dụng vào các mục đích khác theo quy định của Chính phủ. Đất công ích của xã thì trước hết phục vụ cho mọi người trong xã (phường, thị trấn). Nhà nước quy định cụ thể về đất công ích tại Điều 45 Luật Đất đai 1993, Điều 14 Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993, Điều 72 Luật Đất đai 2003, Điều 132 Luật Đất đai 2013 đã cụ thể hoá chính sách quản lý, sử dụng đất công ích như: Căn cứ vào quỹ đất, đ c điểm và nhu cầu của địa phương, mỗi xã, phường, thị trấn được lập quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan