Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất trên...

Tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất trên địa bàn tỉnh tuyên quang

.PDF
126
106
55

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HỨA VĂN LƯỢNG ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÁI NGUYÊN - 2015 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HỨA VĂN LƯỢNG ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG Ngành: PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Mã số: 60 62 01 16 LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐỖ ANH TÀI THÁI NGUYÊN - 2015 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2015 Tác giả luận văn Hứa Văn Lượng ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp theo chương trình đào tạo Thạc sỹ Nông nghiệp, chuyên ngành Phát triển nông thôn tại Đại học Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Tác giả luôn nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu của các Thầy, Cô giáo, các cơ quan, đơn vị, bạn bè và gia đình. Nhân dịp này, tác giả xin chân thành cảm ơn: - Ban giám hiệu Nhà trường, đào tạo Sau đại học và toàn thể Giáo viên Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi hoàn thành khoá đào tạo. - PGS.TS. Đỗ Anh Tài là người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp này. - Cơ quan nơi tôi đang công tác, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang, các huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Sơn Dương, Lâm Bình và Công ty Lâm nghiệp Chiêm Hóa, Công ty Lâm nghiệp Sơn Dương đã tạo mọi điều kiện để tôi thu thập số liệu, tài liệu phục vụ nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và người thân trong gia đình đã động viên kịp thời, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thiện luận văn. Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng chắc rằng luận văn không tránh khỏi thiếu sót, tôi mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các Thầy, các Cô giáo và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin cam đoan các số liệu, tài liệu thu thập, kết quả nghiên cứu và tính toán, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ dẫn nguồn gốc. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 10 năm 2015 Tác giả Hứa Văn Lượng iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................vii DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... viii MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Sự cần thiết ................................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 2 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................. 4 1.1. Trên thế giới ........................................................................................... 4 1.1.1. Cơ sở pháp lý và nguyên lý quản lý rừng bền vững ....................... 4 1.1.2. Lợi ích kinh tế từ rừng trồng ........................................................... 6 1.1.3. Các nghiên cứu về kỹ thuật tạo lập và nâng cao sản lượng rừng trồng ...................................................................................................... 6 1.2. Ở Việt Nam .......................................................................................... 10 1.2.1. Những chính sách quản lý rừng bền vững và vấn đề quản lý TRSX tại Việt Nam ..................................................................................... 10 1.2.2. Những chính sách quản lý bền vững rừng trồng là rừng sản xuất ..... 18 1.2.3. Về phân chia lập địa và quy hoạch vùng trồng ............................. 24 1.2.4. Về chính sách và thị trường .......................................................... 25 1.3. Nhận vét và đánh giá chung ................................................................. 27 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 29 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................ 29 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 29 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................... 29 iv 2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 29 2.2.1. Nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang................................................................................................ 29 2.2.2. Đánh giá thực trạng phát triển rừng trồng sản xuất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ................................................................................. 29 2.2.3. Đánh giá tình hình sinh trưởng và phát triển của một số loài cây giống chính trên địa bàn tỉnh ................................................................ 29 2.2.4. Đánh giá hiệu quả trồng rừng của một số loài cây trồng chính trên địa bàn tỉnh ........................................................................................... 29 2.2.5. Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, dự báo sự phát triển của ngành lâm nghiệp trong thời gian tới .................. 29 2.2.6. Đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất ................... 29 2.3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 30 2.3.1. Cách tiếp cận của đề tài................................................................. 30 2.3.2. Các bước tiến hành nghiên cứu ..................................................... 30 2.3.3. Phương pháp nghiên cứu cụ thể .................................................... 31 2.3.4. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu............................................ 33 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 36 3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang......... 36 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 36 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................. 43 3.2. Đánh giá thực trạng phát triển rừng trồng sản xuất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ........................................................................................ 48 3.2.1. Đánh giá hiện trạng rừng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ............ 48 3.2.2. Đánh giá công tác tổ chức, sản xuất và kinh doanh rừng ............. 60 3.2.3. Đánh giá hệ thống thể chế, chính sách của Nhà nước và của tỉnh về lâm nghiệp và định hướng phát triển trong giai đoạn tới................ 62 v 3.2.4. Đánh giá sinh trưởng và hiệu quả trồng rừng của một số loài cây trồng chính trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang .......................................... 72 3.3.5. Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, dự báo sự phát triển của nghành lập nghiệp trong thời gian tới ........ 88 3.2.6. Đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất ................... 95 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................ 102 1. Kết luận ................................................................................................. 102 2. Đề nghị .................................................................................................. 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 104 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 106 vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN BCR: Tỷ suất giữa lợi nhuận và chi phí BPV: Giá trị hiện tại của thu nhập BQLR: Ban quản lý rừng BV&PTR: Bảo vệ và phát triển rừng CBTT: Cây bụi thảm tươi CBA: Phân tích hiệu quả kinh tế CPV: Giá trị hiện tại của chi phí DT: Dân tộc ĐVT: Đơn vị tính GDP: Thu nhập bình quân người/năm GIS: Hệ thống thông tin địa lý IRR: Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ KCN: Khu công nghiệp KH&SXLN: Khoa học và sản xuất lâm nghiệp KHCN: Khoa học công nghệ KHKT: Khoa học kỹ thuật LSNG: Lâm sản ngoài gỗ NN & PTNT: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NPV: Giá trị lợi nhuận ròng OTC: Ô tiêu chuẩn QĐ: Quyết định RSX: Rừng sản xuất RTSX: Rừng trồng sản xuất TB: Trung bình TRSX: Trồng rừng sản xuất TT: Thứ tự TCLN: Tổng cục Lâm nghiệp TN & MT Tài nguyên và Môi trường vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Diện tích đất lâm nghiệp tỉnh Tuyên Quang ....................................... 48 Bảng 4.2. Hiện trạng rừng sản xuất .................................................................... 49 Bảng 4.4. Diện tích đất chưa có rừng phân theo đơn vị hành chính .................... 51 Bảng 4.5. Kết quả thực hiện quy hoạch lâm nghiệp giai đoạn 2010 - 2015.............. 51 Bảng 4.6. Diện tích đất lâm nghiệp qua các thời kỳ ........................................... 52 Bảng 4.7. Hiện trạng sử dụng đất đai tỉnh Tuyên Quang .................................... 53 Bảng 4.8: Kết quả sản xuất lâm nghiệp giai đoạn 2010-2015 ............................. 54 Bảng 4.9: Danh mục các loài cây được đưa vào trồng rừng sản xuất của tỉnh Tuyên Quang .................................................................................... 54 Bảng 4.10: Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh được áp dụng trong các mô hình ....... 55 Bảng 4.11: Sinh trưởng của loài Keo tai tượng tại các địa điểm khác nhau.............. 73 Bảng 4.12: Năng suất rừng trồng Keo tai tượng tại các địa điểm khác nhau ...... 74 Bảng 4.13: Sinh trưởng của loài Keo lai tại các địa điểm khác nhau .................. 76 Bảng 4.14: Năng suất rừng trồng Keo lai tại các địa điểm khác nhau ................. 77 Bảng 4.15: Sinh trưởng của loài Mỡ tại các địa điểm khác nhau ........................ 78 Bảng 4.16: Năng suất rừng trồng Mỡ tại các địa điểm khác nhau....................... 79 Bảng 4.17: Sinh trưởng của loài Quế tại các địa điểm khác nhau ....................... 80 Bảng 4.18: Năng suất rừng trồng Quế tại các địa điểm khác nhau...................... 80 Bảng 4.19: Sinh trưởng của Loài Sơn ta tại các địa điểm khác nhau .................. 81 Bảng 4.20: Năng suất rừng trồng Sơn ta tại các địa điểm khác nhau .................. 82 Bảng 4.21: Hiệu quả kinh tế của các loài cây trồng chính trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang .................................................................................... 83 Bảng 4.22: Xác định loài cây tối ưu cho trồng rừng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ............................................................................................... 87 Bảng 4.23: Dự báo phát triển dân số .................................................................. 91 Bảng 4.24: Dự báo lao động và việc làm theo cơ cấu ngành kinh tế................... 91 Bảng 4.25: Dự báo một số chỉ tiêu phát triển kinh tế ......................................... 92 Bảng 4.26: Dự báo nhu cầu lâm sản................................................................... 92 viii DANH MỤC CÁC HÌNH Sơ đồ 2.1. Phương hướng giải quyết vấn đề của luận văn .................................. 30 Sơ đồ 2.2: Các bước tiến hành nghiên cứu ......................................................... 30 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết Trong nhiều năm gần đây, tài nguyên rừng nhiệt đới ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh thái môi trường và đời sống của người dân. Trên thế giới trung bình hàng năm rừng nhiệt đới mất đi khoảng 11 triệu ha. Mất rừng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như hạn hán, lũ lụt thường xuyên xảy ra, nạn ô nhiễm môi trường cũng đang là vấn đề bức thiết ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của con người. Ngày nay biến đổi khí hậu là vấn đề của toàn nhân loại chứ không chỉ riêng của bất cứ một quốc gia nào, chúng ta đang phải trả giá cho những hành động phá rừng, khai thác quá mức. Theo nhận định của Hội thảo khoa học về biến đổi khí hậu toàn cầu (Hà Nội, 10/2009) cho rằng Việt Nam là một trong năm nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu gây ra. Nhằm đẩy nhanh tốc độ phục hồi rừng, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, áp dụng nhiều giải pháp, đầu tư nhiều chương trình, dự án trồng rừng. Kết quả diện tích rừng ở nước ta đã tăng lên từ 13,12 triệu ha rừng (2008) đến 13,954 ha (2014), độ che phủ đạt 41,0% (Bộ NN & PTNT, 2015), đáp ứng nhu cầu về lâm sản, môi trường sinh thái và cảnh quan du lịch. Tuy nhiên, sự quan tâm của chúng ta trong thời gian qua tập trung nhiều vào 2 đối tượng là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, rừng trồng sản xuất (RTSX) chưa được quan tâm chú ý nhiều và thực tiễn sản xuất hiện nay đang đặt ra rất nhiều vấn đề cần phải có lời giải đáp, cả về kỹ thuật, kinh tế, chính sách và thị trường, gây ảnh hưởng trực tiếp tới người trồng rừng. Xuất phát từ thực trạng tài nguyên rừng ngày càng suy giảm ở nước ta và khả năng quỹ đất dành cho phát triển rừng, cùng với những đòi hỏi phải thực hiện cấp quốc gia về sinh thái, môi trường, kinh tế - xã hội, Chính phủ Việt Nam đã có rất nhiều dự án về phát triển rừng mà gần đây nhất là chương trình 327, Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng đặt ra nhiệm vụ phải trồng 3 triệu ha rừng sản xuất (RSX) giai đoạn 1998 - 2010, tuy nhiên cho đến nay chúng ta chưa đạt được kế hoạch đặt ra. Chính vì vậy, Chính phủ đã chỉ đạo trong thời gian tới cần tập trung 2 đẩy mạnh phát triển TRSX, mới đây nhất Chính phủ mới ban hành cơ chế chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020. Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc có tổng diện tích đất lâm nghiệp 446.926,17 ha, trong đó diện tích có rừng là 399.716,19 ha, độ che phủ của rừng hàng năm được giữ ổn định trên 60% và 43.914,59 ha đất trống đồi núi trọc là đối tượng của sản xuất lâm nông nghiệp. Trong những năm gần đây tỉnh đã chú trọng trong việc phát triển trồng rừng sản xuất, lựa chọn giống cây trồng, loài cây phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương. Từ năm 2010 đến nay, mỗi năm toàn tỉnh trồng được gần 15 nghìn ha rừng sản xuất, đã có nhiều diện tích rừng trồng sản xuất tập trung, với nhiều loài cây trồng được áp dụng, trồng thí điểm tạo ra được sản lượng gỗ hàng năm lớn đã góp phần xói đói, giảm nghèo, giải quyết các vấn đề xã hội của tỉnh. Tuyên Quang là tỉnh có diện tích rừng lớn, độ che phủ cao và có nhiều bài học và kinh nghiệm thực tiễn trong việc tổ chức trồng rừng sản xuất. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác tổ chức sản xuất của ngành lâm nghiệp còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế, đời sống của người làm nghề rừng dù đã được cải thiện nhưng còn nhiều khó khăn. Trước thực trạng cả nước đã và đang tiến hành triển khai Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp đã được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt tại Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2014. Với lợi thế về rừng và đất lâm nghiệp, lao động hiện có trên địa bàn tỉnh, để đưa lâm nghiệp trở thành ngành sản xuất có đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài cho luận văn tốt nghiệp "Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang" là thiết thực đối với đời sống kinh tế xã hội của người dân địa phương. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất nhằm góp phần ổn định đời sống của người dân, thu hút cộng đồng các dân tộc địa phương vào công tác quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng ở tỉnh Tuyên Quang. 3 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được thực trạng trồng rừng sản xuất ở tỉnh Tuyên Quang. - Xác định được một số luận cứ cho việc phát triển trồng rừng sản xuất bền vững ở tỉnh Tuyên Quang. - Đề xuất được một số các giải pháp nhằm phát triển rừng trồng sản xuất bền vững ở tỉnh Tuyên Quang. 2.3. Ý nghĩa của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài đã bám sát mục tiêu, nhận diện được những thành công, bất cập trong một số chính sách, chương trình, dự án đầu tư phát triển trồng rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong thời gian qua; đề xuất các giải pháp có tính khả thi góp phần đẩy mạnh phát triển rừng trồng sản xuất của tỉnh, giai đoạn 2015 - 2020. Vì vậy, đây là luận cứ khoa học phục vụ cho sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quản lý của tỉnh và trong việc thực hiện chủ trương bảo vệ và phát triển rừng bền vững của tỉnh, nhằm cụ thể hóa các chủ trưởng, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc tái cơ cấu ngành lâm nghiệp trong thời gian tới. Đề tài góp phần quan trọng trong việc làm rõ thực trạng, đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học, sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển rừng bền vững. Vì vậy, đề tài có giá trị thực tiễn, giải quyết vấn đề vừa mang tính cấp bách, vừa lâu dài, đồng thời góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận, nhận thức sâu sắc hơn các vấn đề liên quan đến phát triển lâm nghiệp. 4 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Khái niệm rừng: là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên [6]. Khái niệm về rừng sản xuất: là được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường [6]. Khái niệm về phát triển rừng: là việc trồng mới rừng, trồng lại rừng sau khai thác, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng, cải tạo rừng nghèo và việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh khác để tăng diện tích rừng, nâng cao giá trị đa dạng sinh học, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và các giá trị khác của rừng [6]. 1.1. Trên thế giới Để nâng cao năng suất chất lượng và phát triển trồng rừng sản xuất (TRSX), các nhà khoa học nhiều nước trên thế giới đã tập trung nghiên cứu khá toàn diện về tất cả các lĩnh vực từ chọn giống và sản xuất giống tốt đã chọn lọc; các khâu kỹ thuật trồng rừng; chọn loài cây trồng theo hướng nghiên cứu mở rộng các loài cây bản địa bằng cách thuần hóa, di thực để đáp ứng nhu cầu đa dạng của con người lại phù hợp với khí hậu của địa phương; nghiên cứu phương thức và phương pháp tạo rừng cho công nghiệp; nghiên cứu mở rộng tạo rừng hỗn loài, nhiều tầng để tăng giá trị phòng hộ và môi sinh;… cho tới các chính sách, thị trường và chế biến lâm sản. Có thể nói cho đến nay cơ sở khoa học cho việc phát triển rừng trồng sản xuất ở các nước phát triển đã được hoàn thiện và đi vào phục vụ sản xuất lâm nghiệp trong nhiều năm qua. 1.1.1. Cơ sở pháp lý và nguyên lý quản lý rừng bền vững Quản lý rừng bền vững bằng các biện pháp phù hợp nhằm đạt các mục tiêu đề ra (sản xuất gỗ nguyên liệu, gỗ gia dụng, lâm sản ngoài gỗ...; phòng hộ môi trường, bảo vệ đầu nguồn, bảo vệ chống cát bay, chống sạt lở đất...; bảo tồn 5 đa dạng sinh học, bảo tồn loài, bảo tồn các hệ sinh thái...). Bảo đảm sự bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường, cụ thể: Bền vững về kinh tế là bảo đảm kinh doanh rừng lâu dài liên tục với năng suất, hiệu quả ngày càng cao (không khai thác lạm vào vốn rừng; duy trì và phát triển diện tích, trữ lượng rừng; áp dụng các biện pháp kỹ thuật làm tăng năng suất rừng). Bền vững về mặt xã hội là bảo đảm kinh doanh rừng phải tuân thủ các luật pháp, thực hiện tốt các nghĩa vụ đóng góp với xã hội, bảo đảm quyền hạn và quyền lợi cũng như mối quan hệ tốt với nhân dân, với cộng đồng địa phương. Bền vững về môi trường là bảo đảm kinh doanh rừng duy trì khả năng phòng hộ môi trường và duy trì được tính đa dạng sinh học của rừng, đồng thời không gây tác hại đối với các hệ sinh thái khác. Các nguyên lý quản lý rừng bền vững: Nguyên lý thứ nhất: Sự bình đẳng giữa các thế hệ trong sử dụng tài nguyên rừng: Cuộc sống con người luôn gắn với sử dụng tài nguyên thiên nhiên và để sử dụng nó, chúng ta cần phải bảo vệ nó vì tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận.Theo định nghĩa Brundtland thì phát triển bền vững là “sự phát triển đáp ứng được các nhu cầu của hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến các khả năng của các thế hệ tương lai đáp ứng được các nhu cầu của họ”. Vấn đề mấu chốt để bảo đảm nguyên lý bình đẳng giữa các thế hệ trong quản lý tài nguyên rừng là bảo đảm năng suất và các điều kiện tái sinh của nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo này. Một trong những nguyên tắc cần tuân thủ là tỷ lệ sử dụng lâm sản không được vượt quá khả năng tái sinh của rừng. Nguyên lý thứ hai: Trong quản lý tài nguyên rừng bền vững, sự phòng ngừa, nó được hiểu là: ở đâu có những nguy cơ suy thoái nguồn tài nguyên rừng và chưa có đủ cơ sở khoa học thì chưa nên sử dụng biện pháp phòng ngừa suy thoái về môi trường. Nguyên lý thứ ba: Sự bình đẳng và công bằng trong sử dụng tài nguyên rừng ở cùng thế hệ : Đây là một vấn đề khó, bởi vì trong khi cố tạo ra sự công bằng cho các thế hệ tương lai thì chúng ta vẫn chưa tạo được những cơ hội bình 6 đẳng cho những người sống ở thế hệ hiện tại. Rawls, (1971)[19] cho rằng, sự bình đẳng trong cùng thế hệ hàm chứa hai khía cạnh: Tất cả mọi người đều có quyền bình đẳng về sự tự do thích hợp trong việc được cung cấp các tài nguyên từ rừng; Sự bình đẳng trong xã hội và kinh tế chỉ có thể được tồn tại nếu: (a) sự bình đẳng này là có lợi cho nhóm người nghèo trong xã hội và (b) tất cả mọi người đều có cơ hội tiếp cận nguồn tài nguyên rừng như nhau. Nguyên lý thứ tư: tính hiệu quả. Tài nguyên rừng phải được sử dụng hợp lý và hiệu quả nhất về mặt kinh tế và sinh thái. 1.1.2. Lợi ích kinh tế từ rừng trồng Khi nghiên cứu về phương diện kinh tế của rừng trồng cũng được nhiều người quan tâm. Theo tài liệu lưu trữ trong Tree CD-ROM (CAB.international for asia) từ năm 1939 đến năm 1995 có 48 công trình đánh giá hiệu quả kinh tế trong lâm nghiệp, trong đó có 9 công trình đánh giá hiệu quả kinh tế của rừng trồng và chủ yếu tập trung đánh giá hiệu quả của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh. HansM - Gregersen và AmoldoH. Contresal (1979)[14], trong cuốn "Phân tích kinh tế các dự án trong lâm nghiệp" đã đưa ra các phương pháp tính hiệu quả kinh tế trong trồng rừng với các nội dung cơ bản về lãi xuất, cơ sở tính lãi suất, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế. Hiệu quả của dự án theo phương pháp này được đánh giá trên 2 mặt. Phân tích tài chính là sự đánh giá, mô tả tính sinh lợi thương mại mà các nhà đầu tư, các doanh nghiệp thu được từ hoạt động sản xuất của dự án. Phân tích kinh tế ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường, theo đó phân tích kinh tế là "Đánh giá những hiệu quả xã hội thu được từ việc đầu tư nguồn lực". 1.1.3. Các nghiên cứu về kỹ thuật tạo lập và nâng cao sản lượng rừng trồng Từ hàng ngàn năm về trước, con người đã tiến hành các hoạt động đầu tiên của việc trồng rừng bằng việc đưa các loài cây có giá trị kinh tế ra gây trồng rộng rãi bên ngoài vùng phân bố tự nhiên của chúng. Cho đến những năm đầu 7 tiên của thế kỷ 20, con người vẫn chưa chú ý nhiều đến việc trồng rừng công nghiệp bởi lẽ mật độ dân số không cao và nguồn tài nguyên khai thác từ rừng tự nhiên vẫn còn rất đa dạng, phong phú, điều này đã không làm cho các quốc gia quan tâm đến việc trồng rừng kinh tế. Tuy nhiên, một vài quốc gia đã sớm nhận ra được khả năng thiếu hụt nguồn tài nguyên thiên thiên nhiên vốn dĩ không phải là vô hạn. Do vậy trong nửa đầu của thế kỷ 20 việc trồng rừng đã sớm được tiến hành tại các quốc gia ở Tây Âu, Mỹ, úc, Newzealand, Nam Phi và một số các quốc gia đang phát triển như ấn độ, Chi lê, Indonêxia, Braxin. Không lâu sau đó trong thập niên 50, các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đã khởi động những chương trình trồng rừng trên qui mô quốc gia. (Cossalter, 2003)[15]. Đến thập niên 60 của thế kỷ 20 đã diễn ra sự khởi động những chương trình trồng rừng tập trung ở qui mô rộng lớn tại nhiều quốc gia vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, từ giữa những năm 1965 đến năm 1980 diện tích trồng rừng tại các nước vùng nhiệt đới đã tăng gấp 3 lần. Trong giai đoạn này, Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO) đã đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp những hỗ trợ về thông tin, kỹ thuật và thúc đẩy các chương trình trồng rừng. Theo đó hầu hết các chương trình trồng rừng được thực hiện với sự trợ giúp tài chính từ các nhà tài trợ nước ngoài hay vốn vay tín dụng ưu đãi, nhưng những lợi ích từ việc trồng rừng thường không được coi trọng, các chương trình trồng rừng thường bị quản lý và thực hiện bởi các cơ quan nhà nước. Sự nghèo nàn về việc quảng bá sản phẩm và những sai lầm trong việc thiết lập mối liên hệ tương tác giữa các doanh nghiệp trồng rừng và các công ty có khả năng tiêu thụ sản phẩm gỗ nguyên liệu đã dẫn đến nhiều dự án trồng rừng đã sớm kết thúc khi nguồn vốn hỗ trợ từ bên ngoài chấm dứt. Mặc dù vậy, diện tích rừng trồng vẫn tăng mạnh. Theo số liệu về “ Đánh giá tài nguyên rừng toàn cầu năm 2002” của FAO, diện tích rừng trồng toàn cầu đã tăng từ 17,8 triệu ha vào năm 1980 lên đến 43,6 triệu ha năm 1990 và đạt tới 187 triệu ha vào năm 2000. (Cossalter, 2003) [15]. Ngày nay, 1/3 diện tích rừng trồng tập trung tại vùng nhiệt đới, 2/3 diện tích còn lại tập trung tại các vùng ôn đới và phía bắc bán cầu, 5 quốc gia hàng đầu trong việc trồng rừng công nghiệp là Trung Quốc, Mỹ, Liên Bang Nga, ấn 8 Độ, Nhật Bản chiếm tới trên 65% tổng diện tích rừng trồng của thế giới nhưng rất ít diện tích trong số đó dành cho các loài cây mọc nhanh. Trong khi những nghiên cứu tại địa phương về sự suy giảm sản lượng của rừng trồng tại Đan Mạch, Hà Lan hay Pháp đã được tiến hành nhưng các kết quả nghiên cứu đã không được chú ý và phổ biến rộng rãi. Tại Anh, các nghiên cứu ở cây Sồi Sitka (Picea sitchensis) lại cho thấy phần lớn năng suất của rừng trồng tại luân kỳ 2 thường vượt trội so với luân kỳ đầu (Taylor 1990). [20] Tại Trung Quốc, ngay từ những năm 1960 những diện tích rừng trồng công nghiệp rộng lớn đầu tiên đối với loài cây Sa Mu (Cunninghamia lanceolata) đã được thiết lập tại vùng á nhiệt đới. Hầu hết là các lâm phần rừng trồng thuần loài, có luân kỳ ngắn để sản xuất ra cột chống, gỗ trụ mỏ, các bộ phận khác của cây như cành, nhánh, vỏ, lá cũng được sử dụng bằng nhiều cách khác nhau. Theo những nghiên cứu của Li Y và Chen (1992)[18], Ding và Chen (1995)[16] về các phương pháp luân canh rừng, lập địa, ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh như làm đất, tỉa thưa, nghiên cứu về lượng xói mòn sau khi khai thác đã chỉ ra rằng phương pháp trồng rừng đơn giản, thuần loài và khai thác trắng đã làm mất đi lớp đất mặt ngay sau khi khai thác, làm cơ sở cho sự xâm thực của các loài cỏ dại và tre nứa . Điều này đã làm suy giảm đáng kể sản lượng rừng trồng. Ngay sau đó những nghiên cứu về suy giảm sản lượng rừng trồng tại Trung Quốc đã được tiến hành trên cơ sở hợp tác giữa Cơ quan Hỗ trợ Phát triển Hải Ngoại (Anh) và Học viện Hàn Lâm Lâm nghiệp Trung Quốc. Kaumi’s (1983), Jacobs (1981), Evans (1992) [17] trong những nghiên cứu về trồng rừng nguyên liệu các loài cây Keo và Bạch đàn ở luân kỳ 1,2,3,4 tại Kenia, ấn Độ đã chỉ ra rằng hầu hết các biện pháp kỹ thuật lâm sinh chỉ tác động đến rừng trồng trong giai đoạn trước khi khép tán của luân kỳ 1, vấn đề cải thiện độ phì lập địa chưa được quan tâm, dẫn đến nhiều lâm phần rừng trồng Bạch đàn đã suy giảm sản lượng ngay từ luân kỳ đầu, xuất hiện hiện tượng cây chết đứng hàng loạt và dẫn đến năng suất thấp, các nghiên cứu về sinh lý của cây cho thấy tại những vùng này, hệ rễ của cây biến đổi bất thường, trở lên “già cỗi” ngay ở giai đoạn ban đầu. Những nghiên cứu này cũng chỉ ra những biện pháp tác động sai lầm đã làm suy giảm nghiêm trọng độ phì lập địa. 9 Song song với việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, các giải pháp kinh tế xã hội để phát triển trồng rừng cũng đã được đề cập và thực hiện ở nhiều nước. Trong lĩnh vực này có thể điểm qua một vài công trình nghiên cứu sau: Gokyixit, Birler (2000) đã tiến hành các nghiên cứu về cơ hội và nhu cầu cho việc đầu tư trồng rừng thâm canh trên thế giới nói chung cũng như Thổ Nhĩ Kỳ nói riêng, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhu cầu toàn cầu về gỗ nguyên liệu sẽ đạt tới con số 5.600 triệu m3 vào năm 2020 và lượng cung cấp gỗ từ rừng tự nhiên sẽ không thể đáp ứng yêu cầu này. Do vậy vấn đề trợ giúp cho việc trồng rừng công nghiệp với các loài cây mọc nhanh sẽ đáp ứng nhu cầu và làm giảm áp lực vào rừng tự nhiên ở cả các mặt bảo tồn, sinh thái môi trường và đa dạng sinh học. Zhang (2004)[21] trong công trình nghiên cứu về thị trường, chính sách khuyến khích phát triển trồng rừng thâm canh tại Mỹ đã chỉ ra rằng tổng thu nhập sản phẩm quốc nội GDP của Mỹ vào năm 2000 đạt khoảng 9.963 tỷ Đô la Mỹ, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 30.069 Đô la Mỹ, trong cơ cấu tổng thu nhập sản phẩm quốc nội này, đóng góp từ lĩnh vực lâm nghiệp bao gồm các ngành như: trồng rừng, chế biến gỗ, công nghiệp giấy và ván nhân tạo, công nghiệp đồ gia dụng chiếm khoảng 2% tổng GDP năm 2000. Chính phủ Mỹ rất quan tâm trong việc thúc đẩy trồng rừng thâm canh và công nghiệp chế biến gỗ rừng trồng. Hầu hết các chính sách và luật liên quan đến chế biến gỗ, bảo tồn thiên nhiên và trồng rừng đều được xây dựng trên cơ sở của bản Kế hoạch hành động liên bang về quản lý tài nguyên rừng được Chính phủ và Quốc hội Mỹ phê chuẩn từ năm 1976 với những điều khoản ưu đãi về thuế đất trồng rừng, hỗ trợ tài chính từ ngân sách Liên Bang và các Tiểu Bang trong việc trồng rừng, giảm thuế cho các sản phẩm từ gỗ rừng trồng. Nhờ các chính sách này mà cho đến năm 1997, trên toàn nước Mỹ đã có khoảng 22 triệu héc ta rừng trồng công nghiệp tập trung, chiếm khoảng 7,3% diện tích đất lâm nghiệp (Smith et al. 2000). Tóm lại, những kết quả nghiên cứu điển hình trên thế giới cho thấy các phương pháp trồng rừng sản xuất theo hướng tăng sản lượng và phát triển bền vững, các giải pháp kinh tế xã hội là hết sức cần thiết và được ưu tiên hàng đầu trong bất kỳ chương trình trồng rừng của một quốc gia. 10 1.2. Ở Việt Nam Trong những năm qua, cùng với sự đổi mới của đất nước, sự quan tâm của Nhà nước, ngành lâm nghiệp nước ta đã có những bước chuyển biến đáng kể trên nhiều lĩnh vực. Bên cạnh những đổi mới căn bản về công tác tổ chức quản lý, hoạt động nghiên cứu khoa học về xây dựng và phát triển TRSX cũng đã được quan tâm hơn. Hàng loạt các chương trình, dự án về trồng rừng đã được thực hiện trong khắp cả nước, nhiều mô hình TRSX quy mô lớn đã được thiết lập, biện pháp kỹ thuật đã được đúc rút xây dựng thành quy trình, quy phạm,... Liên quan đến đề tài này xin đề cập tới một số công trình nghiên cứu quan trọng sau đây. Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020, Xác định “Lâm nghiệp là một ngành kinh tế, bao gồm tất cả các hoạt động kinh tế gắn liền với sản xuất hàng hoá và dịch vụ từ rừng; bao gồm các hoạt động gây trồng, sản xuất nguyên liệu lâm sản, các dịch vụ môi trường có liên quan đến rừng và khai thác vận chuyển, chế biến lâm sản. Lâm nghiệp là một ngành kinh tế gắn bó mật thiết đến bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học” (không bao gồm hoạt động sản xuất bột và giấy). 1.2.1. Những chính sách quản lý rừng bền vững và vấn đề quản lý TRSX tại Việt Nam Trong khoảng 10 năm trở lại đây, quản lý rừng bền vững được Nhà nước cũng như các ngành quan tâm. Những quan tâm này được thể hiện trong các văn bản pháp luật, các chỉ thị nghị quyết của Chính phủ cũng như trong các quy chế, quy trình, quy phạm của ngành. Các vấn đề chính sách quản lý TRSX Vấn đề về chính sách và các giải pháp kinh tế xã hội trong trồng rừng sản xuất tại Việt Nam có rất ít các công trình nghiên cứu được công bố, tuy nhiên Võ Đại Hải và cộng sự (2006)[3] đã có những nghiên cứu chi tiết trong đánh giá ảnh hưởng của chính sách tới phát triển trồng rừng sản xuất ở các tỉnh miền núi phía Bắc, trong công trình này, nhóm tác giả đã đánh giá hệ thống chính sách phát triển rừng sản xuất ở những vấn đề cơ bản trong quản lý sử dụng rừng, chính
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan