Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại đánh giá thực trạng rừng trồng và hiệu quả một số loài cây trồng chính trên địa ...

Tài liệu đánh giá thực trạng rừng trồng và hiệu quả một số loài cây trồng chính trên địa bàn huyện sơn dương tỉnh tuyên quang

.PDF
78
31
128

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ************* PHẠM HỮU TÂN ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG RỪNG TRỒNG VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN DƢƠNG TỈNH TUYÊN QUANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Thái Nguyên 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ************* PHẠM HỮU TÂN ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG RỪNG TRỒNG VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN DƢƠNG TỈNH TUYÊN QUANG Chuyên ngành : Lâm học Mã số ngành: 60620201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Thu Hà Thái Nguyên, năm 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, đầy đủ, rõ nguồn gốc và chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin, tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn này đều đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện cho luận văn này đã đƣợc cảm ơn. Tôi xin chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng bảo vệ luận văn, trƣớc phòng quản lý sau đại học và nhà trƣờng về các thông tin, số liệu trong đề tài. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2015 Ngƣời viết cam đoan Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm khoa Sau Đại học - trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên tôi tiến hành nghiên cứu tại Huyện Sơn Dương – Tỉnh Tuyên Quang. Để thực hiện đề tài “Đánh giá thực trạng rừng trồng và hiệu quả một số loài cây trồng chính trên địa bàn huyện Sơn Dương - tỉnh Tuyên Quang”. Sau thời gian làm việc nghiêm túc, đến nay bản luận văn của tôi đã hoàn thành. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Cô giáo hướng dẫn PGS.TS Trần Thị Thu Hà là người đã tận tâm hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo phòng quản lý đào tạo Sau đại học, khoa Lâm nghiệp những người đã truyền thụ cho tôi những kiến thức và phương pháp nghiên cứu quý báu trong thời gian tôi theo học tại trường. Và cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình và bạn bè..những người luôn quan tâm chia sẻ và tạo mọi điều kiện giúp đỡ trong thời gian tôi học tập và nghiên cứu vừa qua. Do lần đầu làm quen với nghiên cứu khoa học, nên bản luận văn không tránh được những thiếu sót. Vì vậy, tôi kính mong được sự đóng góp ý kiến quý báu của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để bản luận văn của tôi thêm phong phú và hoàn thiện hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng năm 2015 Tác giả luận văn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ii MỤC LỤC .....................................................................................................................iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................iv DANH MỤC BẢNG BIỂU.......................................................................................... v MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................2 4. Ý nghĩa của đề tài ...............................................................................................3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................... 4 1.4.1. Điều kiện tƣ nhiên.......................................................................................17 1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội............................................................................18 Chƣơng 2 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................21 Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .....................................26 3.1. kết quả thực trạng rừng trồng của một số loài cây trồng rừng chủ yếu tại huyện Sơn Dƣơng. ................................................................................................26 3.1.1. kết quả diện tích đất lâm nghiệp huyện Sơn Dƣơng ..............................26 3.1.2. Loài cây trồng chính ở huyện Sơn Dƣơng .............................................29 3.1.3. Tình hình sinh trƣởng và phát triển của một số loài cây trồng chính .....29 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................55 I. Tài liệu tiếng Việt .............................................................................................55 II. Tiếng Anh.........................................................................................................57 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT D1.3 : D1.3tb : Đƣờng kính ngang ngực trung bình Dt : Đƣờng kính tán Dttb : Hvn : Chiều cao vút ngọn Hvntb : Chiều cao vút ngọn trung bình Ni : Tần số thực nghiệm NXB : Nhà xuất bản OTC : Ô tiêu chuẩn TB : Trung bình Đƣờng kính ngang ngực Đƣờng kính tán trung bình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Diện tích đất rừng huyện Sơn Dƣơng chia theo các xã........................... 26 Bảng 3.2. Thống kê kết quả trồng rừng huyện Sơn Dƣơng giai đoạn 2011-2014. 28 Bảng 3.3: Tổng hợp diện tích rừng trồng hiện có trên địa bàn huyện Sơn Dƣơng – tỉnh Tuyên Quang ..................................................................................................... 29 Bảng 3.3.a. Đặc điểm sinh trƣởng rừng trồng Keo và Bạch đàn tại khu vực nghiên cứu..................................................................................................................... 29 Bảng 3.4. Kết quả tính toán tăng trƣởng và trữ lƣợng lâm phần ............................. 30 Bảng 3.5. Thống kê thu nhập và chi phí mô hình Keo lai trồng ở Sơn Dƣơng ..... 32 Bảng 3.6. Kết quả tính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế mô hình rừng trồng Keo lai ........................................................................................................................... 33 Bảng 3.7. Thống kê thu nhập và chi phí mô hình Keo tai tƣợng trồng ở Sơn Dƣơng............................................................................................................................ 34 Bảng 3.8. Kết quả tính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế mô hình rừng trồng Keo tai tƣợng ................................................................................................................ 35 Bảng 3.9. Tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của các mô hình rừng trồng sản xuất.......................................................................................................................... 35 Bảng 3.10. Công lao động tạo ra từ các mô hình rừng trồng sản xuất .................... 37 Bảng 3.11: Ảnh hƣởng của mật độ của lâm phần đến sinh trƣởng Keo ................. 38 Bảng 3.12: Kết quả phân tích đất dƣới tán rừng Keo ............................................... 40 Bảng 3.13. Tóm tắt các biện pháp kỹ thuật áp dụng xây dựng các mô hình rừng trồng sản xuất................................................................................................................ 41 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Rừng là một tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá có khả năng tự tái tạo khi đƣợc khai thác, lợi dụng đúng mức. Tuy nhiên, do áp lực dân số và nhu cầu lâm sản ngày càng tăng con ngƣời đã khai thác rừng ồ ạt, vƣợt quá khả năng tự điều khiển của rừng nên cân bằng trong hệ sinh thái bị phá vỡ, làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến môi trƣờng sống. Việt Nam là một trong những nƣớc nằm trong tình trạng trên, đặc biệt sau ngày thống nhất đất nƣớc. Do nhu cầu lâm sản cho tái thiết và phát triển kinh tế - xã hội tăng đã dẫn đến tài nguyên rừng bị tàn phá nặng nề. Từ năm 1945 đến năm 1995, diện tích rừng bị mất gần 6 triệu ha, đồng thời trữ lƣợng cũng bị suy giảm nghiêm trọng khả năng bảo vệ môi trƣờng diễn ra thƣờng xuyên với mức độ ngày càng lớn. Theo chiến lƣợc phát triển Lâm nghiệp của chính phủ đến năm 2020 diện tích rừng trồng cho sản xuất của Việt Nam tăng từ 2.65 triệu ha năm 2010 lên 4.15 triệu ha năm 2020. Để đạt đƣợc mục tiêu đó cần nghiên cứu nhằm giải quyết vấn đề: làm thế nào để phát triển kinh tế - xã hội nhƣng không làm suy thoái môi trƣờng sống? Trong sản xuất lâm nghiệp, vấn đề trên đƣợc giải quyết bằng các mô hình sản xuất hợp lý, điều đó có nghĩa là hiệu quả kinh tế và sinh thái có tầm quan trọng nhƣ nhau trong kinh doanh rừng. Về kinh tế - xã hội, mô hình sản xuất lâm nghiệp phải đem lại thu nhập về lâm sản cao và ổn định, giải quyết việc làm cho nhân dân địa phƣơng, đầu tƣ hợp lý và đƣợc ngƣời dân chấp nhận. Đổng thời, mô hình cũng có khả năng bảo vệ nguồn nƣớc, duy trì độ phì của đất, bảo vệ đa dạng sinh học. Sơn Dƣơng là huyện phía Nam của tỉnh Tuyên Quang, với tổng diện tích đất Lâm nghiệp lớn 45.211,36 ha chiếm 57,38 % tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên tƣơng đối thuận lợi cho việc phát triển Nông Lâm Nghiệp. Vì thế hằng năm diện tích rừng trồng tập trung không ngừng tăng lên, nâng độ che phủ của rừng từ 49 % năm 2010 lên 53 % năm 2013. Với tiềm năng và lợi thế là rừng trồng đặc biệt là các rừng Keo và Bạch đàn đã góp phần thu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 2 hút các doanh nghiệp trực tiếp đầu tƣ xây dựng các nhà máy chế biến Lâm sản trên địa bàn. Điển hình là nhà máy giấy An Hòa hằng năm tiêu thụ nguồn gỗ chế biến bột giấy và giấy rất lớn trên 650.000 tấn/năm, từ đó đã tạo nên thị trƣờng hết sức hấp dẫn, thu hút các đơn vị, cá nhân và doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia đầu tƣ trồng rừng. Thực hiện chủ trƣơng lớn của Chính phủ và định hƣớng quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh Tuyên Quang, huyện Sơn Dƣơng xác định kinh tế Lâm nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn và then chốt, vì thế việc tái cơ cấu sản xuất và kinh doanh nhằm nâng cao năng suất và chất lƣợng rừng trồng là việc làm có ý nghĩa chiến lƣợc quan trọng trong giai đoạn tới. Với mục tiêu đó, để có cơ sở khoa học và có tính thực tế cao góp phần khắc phục một số những tồn tại, thực hiện tốt Đề án tái cơ cấu Ngành lâm nghiệp nói chung và định hƣớng phát triển kinh tế từ rừng của tỉnh Tuyên Quang, huyện Sơn Dƣơng nói riêng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng rừng trồng và hiệu quả một số loài cây trồng chính trên địa bàn huyện Sơn Dương - tỉnh Tuyên Quang”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thực trạng rừng trồng và hiệu quả các mô hình rừng trồng tại huyện Sơn Dƣơng - tỉnh Tuyên Quang. - Đề xuất đƣợc các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của rừng trồng tại huyện Sơn Dƣơng - tỉnh Tuyên Quang. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Một số số loài cây trồng chính trên địa bàn huyện Sơn Dƣơng. Huyện Sơn Dƣơng có 2 mô hình phổ biến và đang có xu hƣớng phát triển mạnh trong những năm tới đó là: + Mô hình rừng trồng rừng Keo lai tuổi 6 + Mô hình rừng trồng Keo tai tƣợng tuổi 8 - Giới hạn nghiên cứu: + Địa điểm: Huyện Sơn Dƣơng – tỉnh Tuyên Quang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 3 + Nội dung: Đánh giá thực trạng rừng trồng và hiệu quả của một số loài cây trồng chính trên địa bàn huyện Sơn Dƣơng - tỉnh Tuyên Quang. 4. Ý nghĩa của đề tài - Trong học tập và nghiên cứu khoa học: Qua việc nghiên cứu và thực hiện đề tài này sẽ giúp tôi làm quen đƣợc với việc nghiên cứu khoa học, bên cạnh đó còn giúp tôi củng cố đƣợc lƣợng kiến thức chuyên môn đã học, có thêm cơ hội kiểm chứng những lý thuyết đã học trong nhà trƣờng đúng theo phƣơng châm học đi đôi với hành. Qua quá trình học tập nghiên cứu đề tài, tôi đã tích lũy thêm đƣợc nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế về các biện pháp kỹ thuật lâm sinh. Đây sẽ là những kiến thức rất cần thiết cho quá trình nghiên cứu, học tập và làm việc của tôi sau này. - Trong thực tiễn sản xuất: Từ kết quả nghiên cứu đánh giá đƣợc hiệu quả cũng nhƣ những bất cập, tồn tại của các mô hình rừng trồng từ đó đề xuất đƣợc các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của rừng trồng tại huyện Sơn Dƣơng - tỉnh Tuyên Quang. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Nghiên cứu trên thế giới 1.1.1. Nghiên cứu về trồng rừng và năng suất rừng trồng nguyên liệu Nằm trong chƣơng trình trồng rừng của bang Sao Paulo (Brazil), 60 dòng vô tính của các loài E.grandis, E.urophylla, và E.grandis × E.urophylla đã đƣợc chọn để xác định các giống sinh trƣởng nhanh và kháng đƣợc bệnh. Kết hợp với lựa chọn lập địa thích hợp, năng suất rừng trồng ở đây đã tăng từ 27 m3/ha/năm lên 60 m3/ha/năm, tăng thu di truyền đạt 122 % (Lal, 1994) [37]. Theo Bell (1978), thì diện tích rừng trồng Thông caribaea bằng cây hom ở Công Gô từ 1978 đến 1986 là 23.407 ha, trong đó năm ít nhất 1978 là 61 ha, năm cao nhất 1984 là 5096 ha. Tăng trƣởng bình quân năm ở tuổi 6 của các dòng vô tính đƣợc chọn là 35 m3/ha/năm so với 12 m3/ha/năm ở các lô hạt chƣa đƣợc tuyển chọn và 25 m3/ha/năm của các xuất xứ đã đƣợc chọn. Nhƣ vậy tăng thu từ 40 % lên tới 192 %, tức là gần 3 lần so với rừng trồng chƣa đƣợc cải thiện [29]. Zobel và Ikemori (1983) [44], đã đƣa ra rằng nhân giống sinh dƣỡng nhằm duy trì những đặc tính của cây mẹ đƣợc chọn lọc đã góp phần rất lớn vào nâng cao sản lƣợng rừng trồng. Đối với rừng trồng E. grandis ở Brazil, nhân giống sinh dƣỡng đã góp phần đƣa sản lƣợng từ 36 m3/ha/năm lên 64 m3/ha/năm. 1.1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của của một số nhân tố đến sinh trưởng và chất lượng rừng trồng Theo tổng hợp các kết quả nghiên cứu ở các nƣớc vùng nhiệt đới, tổ chức Nông lƣơng thế giới (FAO, 2004) đã chỉ ra rằng khả năng sinh trƣởng của rừng trồng, đặc biệt là rừng trồng nguyên liệu công nghiệp phụ thuộc rất rõ vào 4 nhân tố chủ yếu liên quan tới điều kiện lập địa là: Khí hậu, địa hình, loại đất và hiện trạng thực bì, điển hình là các công trình nghiên cứu của Julian Evans (1992) [32], Pandey (1983) [41]. 1.1.2.1. Ảnh hưởng của điều kiện lập địa Sinh trƣởng của cây rừng một phần phụ thuộc vào cơ cấu di truyền và phần khác phụ thuộc vào tác động của điều kiện lập địa. Mỗi loài cây cần một sự tác động tổng hợp nhất định của lập địa để thỏa mãn các điều kiện sống của nó. Các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 5 nhân tố lập địa có thể tác động đến sinh trƣởng của cây rừng với nhiều mức độ khác nhau từ tối thiểu đến tối đa. Peler. R. Stevens (1986) đã xuất bản cuốn “Sổ tay để phân hạng lập địa và đánh giá mức độ thích hợp của lập địa áp dụng ở Bangladet” trong đó việc áp dụng lập địa để đề xuất cây trồng và đánh giá độ thích hợp của cây trồng với các dạng lập địa thông qua chỉ tiêu năng suất. Qua đó, Trung tâm lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR) đã tiến hành nghiên cứu về quản lý lập địa và sản lƣợng rừng rừng trồng ở các nƣớc nhiệt đới trên các đối tƣợng là: Bạch đàn, Thông, Keo trồng thuần loài trên các dạng lập địa ở các nƣớc nhƣ: Brazil, Công Gô, Nam Phi, Trung Quốc, Indonesia, và nay bắt đầu nghiên cứu ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy các biện pháp xử lý lập địa khác nhau và các loài cây trồng khác nhau đã có ảnh hƣởng không giống nhau đến độ phì, cân bằng nƣớc, sự phân huỷ thảm mục và chu trình dinh dƣỡng khoáng. Khảo sát rừng trồng ở các điều kiện lập địa khác nhau trong vùng nhiệt đới, Evans (1992) thấy E. camaldulensis thƣờng chỉ đạt năng suất 5 - 10 m3/ha/năm khi trồng ở những lập địa khô với chu kì kinh doanh từ 10 - 20 năm, trong khi đó ở những nơi ẩm năng suất có thể đạt tới 30 m3/ha/năm. Rõ ràng điều kiện lập địa khác nhau thì năng suất rừng cũng khác nhau [32]. Golcaves J.L.M et al (2004) [33], khi nghiên cứu về sản lƣợng rừng trồng Bạch đàn ở Brazil, cho rằng năng suất trồng là sự “kết hôn” thích hợp giữa kiểu gen với điều kiện lập địa và kỹ thuật canh tác. Ngoài ra, tác giả còn chỉ ra giới hạn của sản lƣợng rừng có liên quan tới các yếu tố môi trƣờng theo thứ tự mức độ quan trọng nhƣ sau: nƣớc > dinh dƣỡng > độ sâu tầng đất. Nhƣ vậy việc xác định các điều kiện lập địa phù hợp với cây trồng có ý nghĩa rất quan trọng. Điều kiện lập địa có ý nghĩa quyết định tới năng suất, sản lƣợng rừng trồng. Vì vậy, việc lựa chọn dạng lập địa phù hợp với cây trồng giúp cây trồng sinh trƣởng và phát triển tốt nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng rừng. 1.1.2.2. Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh Đối với mỗi dạng lập địa, mỗi loài cây trồng, mỗi mục đích kinh doanh rừng đều có cách sắp xếp, bố trí mật độ khác nhau. Đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về mật độ trồng rừng với nhiều loài cây khác nhau trên các lập địa khác nhau, điển hình là các công trình nghiên cứu của Julian Evans (1992), khi nghiên cứu mật độ trồng rừng cho Bạch đàn E. deglupta ở Papua New Guinea đã bố trí 4 công thức có mật độ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 6 trồng khác nhau (2985 cây/ha; 1680 cây/ha; 1075 cây/ha; 750 cây/ha). Số liệu thu đƣợc sau 5 năm trồng cho thấy đƣờng kính bình quân của các công thức thí nghiệm tăng theo chiều giảm mật độ, nhƣng tổng tiết diện ngang lại tăng theo chiều tăng mật độ, điều này có nghĩa là rừng trồng ở mật độ thấp tuy lƣợng tăng trƣởng về đƣờng kính cao hơn nhƣng trữ lƣợng gỗ cây đứng vẫn nhỏ hơn những công thức trồng ở mật độ cao [32]. Về kỹ thuật bón phân cho cây trồng nhằm nâng cao năng suất rừng trồng. Tác giả Mello (1976) ở Brazil cho thấy khi bón phân NPK Bạch đàn sinh trƣởng nhanh hơn 50% khi không bón phân. Nghiên cứu về công thức bón phân cho Bạch đàn (E. grandis) theo công thức 150g NPK /gốc theo tỷ lệ N:P:K = 3:2:1. Bón phân Phosphate cho Thông caribe ở Cu Ba. Herrero và cộng sự (1988) thu đƣợc kết quả là nâng cao sản lƣợng rừng sau 13 năm trồng từ 56 m3/ha lên 69 m3/ha [34]. Nhƣ vậy việc làm rõ đƣợc ảnh hƣởng của một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động đến rừng có ý nghĩa quyết định tới năng suất, sản lƣợng rừng trồng. Vì vậy, việc lựa chọn biện pháp phù hợp với cây trồng sẽ giúp cây trồng sinh trƣởng và phát triển tốt, nâng cao năng suất rừng. 1.1.3. Nghiên cứu về rừng trồng Keo Cây Keo có tên khoa học là Acacia Mangium, phân họ Trinh nữ (Minosaceae), thuộc họ Đậu (Fabaceae), bộ rễ có nốt sần cố định đạm vì thế cải tạo đất rất tốt, cây Keo có phân bố trên các điều kiện địa lí sinh thái rộng, đặc biệt có nhiều loài sinh trƣởng tốt trên các vùng đất trống đồi núi trọc, khu vực khô hạn, khu vực đồi núi cao... Lần đầu tiên cây Keo đƣợc mô tả năm 1773 tại Châu Phi, hiện có tới trên 1.300 loài Keo trên toàn thế giới đƣợc phát hiện, trong đó có nguồn gốc từ Australia là khoảng 950 loài. Keo thích nghi trong các khu vực khô, nhiệt đới, ôn đới ẩm, phân bố rộng khắp từ Châu Phi, Nam Châu Á, Châu Mỹ. Đến nay Cây Keo đã trở thành nguồn tài nguyên quan trọng của toàn cầu, hơn 3.5 triệu ha rừng Keo đã đƣợc phát triển ở Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ. Gỗ Keo đƣợc sử dụng với nhiều mục đích khác nhau từ: sản xuất giấy, nhiên liệu, gỗ xây dựng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ nguồn nƣớc,…Hơn 2 triệu ha rừng trồng Keo ở Đông Nam Á để cung cấp nguyên liệu cho chế biến công nghiệp bột giấy và giấy với giá trị đạt khoảng 4 tỉ USD hàng năm [39]. Martin Van Bueren (2004) chỉ ra rằng năng suất gỗ cây Keo tai tƣợng, Keo lá tràm và Keo lai trên thế giới tƣơng đối cao từ 84 – 110 m3/ha/5 – 7năm. Đánh giá về sự phát triển về diện tích của cây Keo trên thế giới, tác giả cũng cho thấy: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 7 diễn biến về diện tích rừng trồng các loại Keo trên thế giới không ngừng tăng lên từ những năm 2000, tổng diện tích trồng các loài Keo tai tƣợng, Keo lá tràm đạt đỉnh vào năm 2003 và có xu hƣớng giảm dần cho đến năm 2011. So sánh với các loài Keo tai tƣợng, Keo lá tràm, diện tích Keo lai sẽ đạt đỉnh vào năm 2018 và duy trì phát triển tƣơng đối ổn định trên 400.000 ha hàng năm vào những năm sau đó. Từ đó có thể nhận thấy Keo lai hội tụ đƣợc nhiều lợi thế hơn hẳn các loài Keo khác [38]. Keo tai tƣợng (Acacia mangium) là loài cây nguyên sản ở phía Bắc Queensland (Australia), có ở Irian Jaya, Maluku của Indonesia (Doran và Skelton, 1982) [31]. Đây là loài cây sinh trƣởng nhanh, cây đƣợc sử dụng rộng rãi cho các mục đích khác nhau nhƣ lấy gỗ, củi, ta nanh, trồng nông lâm kết hợp, trồng cây đƣờng phố và là cây cải tạo đất (Turnbull, 1986) [43]. Với những đặc điểm ƣu việt nhƣ vậy, loài cây này đã đƣợc đƣa vào trồng ở nhiều quốc gia khác nhau, đặc biệt là ở Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Ở Australia, Keo tai tƣợng đƣợc tìm thấy tự nhiên trong 2 vùng là khu vực từ Jardine đến Claudie River (từ 11o20’ - 12o44’ vĩ độ Nam) và vùng từ Ayton đến Nam Ingham (từ 15o54’ - 18o30’ vĩ độ Nam). Hầu hết đó là vùng nhiệt đới duyên hải thấp với độ cao 800m trên mực nƣớc biển. Keo tai tƣợng còn phân bố kéo dài tới các tỉnh miền tây Papua Newguinea và tỉnh Irian Jaya thuộc Indonesia (Awang and Taylor 1993). Vùng sinh thái keo tai tƣợng thƣờng là nhiệt đới ẩm, với mùa khô ngắn (4 - 6 tháng), lƣợng mƣa trung bình từ 1446 – 2970 mm. Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 13 - 21oC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 25 - 32oC. Việc gây trồng Keo tai tƣợng đã đƣợc thực hiện ở hầu hết các quốc gia trong khu vực (Awang và Bhuimibhamon, 1993) [28]. Kết quả của các khảo nghiệm đƣợc thiết lập vào những năm 1980 đã đƣợc báo cáo từ các quốc gia nhƣ Trung Quốc (Chung et al, 1990) [30]. Thái Lan (Atipanumpai, 1989) [27]. Phần lớn các báo cáo này đều cho thấy sự khác biệt về khả năng sinh trƣởng của các xuất xứ khác nhau. Hạt keo tai tƣợng chất lƣợng tốt có thể lấy từ cây có độ tuổi 4 trở lên, do vỏ hạt cứng nên có thể bảo quản trong vài năm. Hạt sau khi xử lý có thể cho tỷ lệ nảy mầm đạt trên 75 %. Cây con mới nảy mầm cần che bóng 50% ánh sáng sau đó cần ánh sáng 100 %. Cây có thể đem trồng sau 3-4 tháng với chiều cao đạt tối thiểu 25 cm. Việc áp dụng biện pháp kỹ thuật lâm sinh tuỳ vào mục đích trồng rừng. Thông thƣờng rừng Keo tai tƣợng thƣờng đƣợc trồng bằng cây con có bầu, việc trồng bằng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 8 cây con rễ trần cho kết quả rất khác nhau, mật độ trồng khoảng từ 1075 đến 1680 cây/ha. Keo lai là giống lai tự nhiên giữa Keo tai tƣợng (Acacia mangium) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis), Keo lai tự nhiên đƣợc Messrs Herburn và Shim phát hiện lần đầu vào năm 1972 thuộc bang Sabah - Malaysia. Đến năm 1978 mới đƣợc Sedgley M., Harbard J et al (1992) [42] xác định là giống Keo lai. Nghiên cứu của Rufelds (1987) [40] thấy rằng tại miền Bắc Sabah Keo lai đã xuất hiện tại rừng Keo lá tràm với mật độ từ 3- 4 cây/ha, còn Wrong thì thấy Keo lai có thể xuất hiện ở tỉ lệ 1/500, Keo lai tự nhiên cũng đƣợc phát hiện ở vùng Balamuk và Old Tonda của Papua New Guinea và sau đó cũng đƣợc phát hiện ở Thailand (Kijkar. 1992), tại trụ sở của Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng ASEAN Canada ở Muak-Lek, Saraburi -Thailand, Keo lai tự nhiên cũng đƣợc tìm thấy ở Đài Loan và Quảng Châu - Trung Quốc, tuy nhiên cả 2 đều đƣợc phát hiện trên những diện tích gây trồng rất ít [36]. 1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam 1.2.1. Nghiên cứu về trồng rừng và năng suất rừng trồng nguyên liệu Ở Việt Nam, trong những năm vừa qua, vấn đề trồng rừng và kinh doanh rừng trồng ngày càng đƣợc quan tâm. Bên cạnh những cây bản địa đƣợc gây trồng thành công, nhƣ Mỡ, Tre luồng, Thông nhựa thì một số loài cây mọc nhanh nhƣ Keo, Bạch đàn, với nhiều xuất xứ cũng đƣợc tham gia vào cơ cấu cây trồng trong lâm nghiệp. Những nghiên cứu nổi bật trong những năm gần đây có thể tổng kết nhƣ sau: Theo Lê Đình Khả và cộng sự (2000), nốt sần và khả năng cải tạo đất của Keo lai ở giai đoạn 3 tháng tuổi, số lƣợng và khối lƣợng nốt sần trên rễ của Keo lai gấp 3-10 lần các loài keo bố, mẹ. Số lƣợng tế bào vi khuẩn cố định đạm trong bầu đất cao hơn so với bố, mẹ, một số khác có tính chất trung gian. Dƣới tán rừng 5 tuổi, số tế bào vi sinh vật và vi khuẩn cố định đạm trong 1 gam đất dƣới tán rừng keo lai cao hơn rõ rệt so với bố, mẹ. Đất dƣới tán rừng Keo lai đƣợc cải thiện hơn đất dƣới tán rừng keo của bố, mẹ cả về hoá, lý tính [11]. Nghiên cứu sinh trƣởng của cây Mỡ, Lâm Công Định (1965) [7] đã đƣa ra một số kết luận sau: Cây tiêu chuẩn 35 tuổi ở vị trí sƣờn đồi có H vn = 19,5 m, D1.3 = 30,7 cm, V = 0,64 m3. Trong một số điều kiện cơ bản về đất đai và khí hậu Mỡ sinh trƣởng trung bình. Tốc độ sinh trƣởng có thể giảm hay tăng lên nhất là trong giai Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 9 đoạn tuổi nhỏ. Sự tăng giảm đó phụ thuộc chặt chẽ vào các điều kiện chi phối cụ thể nhƣ: hƣớng phơi, thời vụ… 1.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của của một số nhân tố đến sinh trưởng và chất lượng rừng trồng 1.2.2.1. Ảnh hưởng của điều kiện lập địa Vấn đề xác định điều kiện lập địa thích hợp cho các loài cây trồng ở nƣớc ta trong những năm gần đây đã đƣợc chú ý và đã đƣợc đề cập đến ở các mức độ khác nhau, nổi bật nhất là công trình nghiên cứu của Đỗ Đình Sâm và cộng sự (2001) [29], khi đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp Việt Nam, các tác giả đã căn cứ vào 3 nội dung cơ bản có mối quan hệ chặt chẽ với nhau là đơn vị sử dụng đất; tiềm năng sản xuất của đất và độ thích hợp của cây trồng. Khi nghiên cứu xác định tiêu chuẩn phân chia lập địa cho rừng trồng công nghiệp tại một số vùng sinh thái ở Việt Nam, Ngô Đình Quế và cộng sự (2001) [18], cũng đã nhận định có 4 yếu tố chủ đạo ảnh hƣởng rõ rệt tới khả năng sinh trƣởng của rừng trồng công nghiệp, bao gồm: đá mẹ và loại đất; độ dầy tầng đất và tỷ lệ đá lẫn; độ dốc; thảm thực vật chỉ thị. Lê Đình Khả và Dƣơng Mộng Hùng (2000)[11], đã tập hợp các nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc về phân loại, phân bố, đặc điểm sinh học, sinh thái, tiềm năng sử dụng và triển vọng gây trồng trên nhiều vùng sinh thái và nhiều dạng lập địa cũng nhƣ các kết quả khảo nghiệm ở nƣớc ta đã đề xuất một số loài Keo có triển vọng tại Việt Nam là: Keo lá tràm, Keo tai tƣợng, Keo lá liềm. Ngô Đình Quế và cs (2001) [18], đã nghiên cứu dạng lập địa và áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh vào trồng rừng công nghiệp tại các vùng trung tâm, Đông Nam bộ, Tây Nguyên, trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy, năng suất rừng trồng công nghiệp và lập địa gây trồng có quan hệ mật thiết với nhau. Các nghiên cứu về điều kiện lập địa của Trần Khải (2000) đã phân hạng các loại đất thích hợp với những loại cây trồng rừng [13]. Nguyễn Ngọc Bình (1996), đã đƣa ra nguyên tắc phân loại đất rừng ở Việt Nam. Đất rừng Việt Nam gồm 2 lớp đất là lớp đất nhiệt đới (6 lớp đất phụ) và lớp đất á nhiệt đới (1 lớp đất phụ), trong các lớp đất phụ chia thành các loại đất và loại đất phụ, trên cơ sở đó lựa chọn loại cây trồng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 10 Nhƣ vậy, xác định điều kiện lập địa thích hợp cho trồng rừng là một trong những biện pháp kỹ thuật quan trọng để nâng cao năng suất rừng trồng. 1.2.2.2. Ảnh hưởng của biện pháp làm đất đến năng suất rừng trồng Trong những năm gần đây, việc áp dụng biện pháp cơ giới trong trồng rừng, nhất là trồng rừng công nghiệp đã đƣợc các nhà lâm học quan tâm, điển hình là công trình nghiên cứu của Đỗ Đình Sâm và cộng sự (2001)[19], thông qua thí nghiệm cày ngầm để trồng Bạch đàn uro trên đất thoái hoá ở Phù Ninh (Phú Thọ), tác giả đã cho thấy năng suất của rừng Bạch đàn đƣợc trồng trên đất cày ngầm cao hơn nhiều so với nơi làm đất bằng thủ công, sau 8 tuổi ở nơi làm đất bằng cầy ngầm trữ lƣợng cây đứng có thể đạt tới 16m3/ha/năm, nhƣng nơi làm đất bằng thủ công chỉ đạt 5 m3/ha/năm. Trên đất dốc chƣa bị thoái hoá ở Đông Nam Bộ, Phạm Thế Dũng (2004) [3], đã thử nghiệm 2 phƣơng pháp làm đất là thủ công và cơ giới để trồng rừng Keo lai, kết quả cho thấy khả năng sinh trƣởng của Keo lai ở phƣơng pháp làm đất thủ công lại tốt hơn phƣơng pháp cơ giới, sau 3 năm tuổi ở công thức làm đất cơ giới chỉ đạt từ 8,74 - 8,87 cm về đƣờng kính và 9,82 - 9,92 m về chiều cao, nhƣng ở công thức làm đất thủ công lại đạt với các trị số tƣơng ứng là 9,40 - 10,38 cm và 11,33 - 11,71 m. 1.2.2.3. Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất rừng trồng Bón phân cho cây rừng cũng là một trong những biện pháp kỹ thuật thâm canh đã đƣợc áp dụng trong khoảng 10 - 15 năm trở lại đây, bón phân nhằm bổ sung dinh dƣỡng cho đất và hỗ trợ cho cây trồng sinh trƣởng nhanh trong giai đoạn đầu. Đặc biệt, bón phân chuồng không những cải thiện hoá tính mà còn cải thiện đƣợc cả lý tính của đất, nổi bật là công trình nghiên cứu bón phân cho Keo lai ở Cẩm Quỳ (Ba Vì - Hà Tây) của Lê Đình Khả và cộng sự (1999) [10]. Ngày nay do nguồn phân hữu cơ có hạn, để bón cho rừng trồng thông thƣờng là các loại phân khoáng tổng hợp nhƣ NPK, Supe lân hoặc phân vi sinh hữu cơ,… và thƣờng đƣợc dùng để bón lót và bón thúc cho rừng trồng trong từ 1 đến 2 năm đầu, có thể điểm qua một số công trình nghiên cứu nổi bật nhất trong thời gian gần đây nhƣ công trình nghiên cứu của Đỗ Đình Sâm và cs (2001) [19], tác giả đã bố trí 14 công thức bón khác nhau cho Keo lai trồng trên đất phù sa cổ ở Đông Nam Bộ, sau 2 năm tuổi kết quả cho thấy Keo lai sinh trƣởng tốt nhất ở những công thức bón Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 11 từ 150 - 200g NPK kết hợp với 100g phân vi sinh, trữ lƣợng cây đứng có thể đạt tới 26 m3/ha/năm. Hoàng Xuân Tý và nhóm tác giả (1995) [23], đã đề ra tổ hợp phân hữu cơ vi sinh để bón cho hai loài Keo tai tƣợng và Keo lá tràm, nhóm tác giả cũng đƣa ra kết luận, công thức bón phân tốt nhất cho bón lót là 100g NPK + 160g than bùn hoặc 100g NPK + 100g than bùn + Bo + Zn. Ở mật độ 1666 cây/ha, cả hai loài keo cho năng suất cao nhất sau 40 tháng. Nguyễn Huy Sơn (2006) [22], kế thừa các kết quả nghiên cứu và bổ sung một số giải pháp trong nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ để phát triển gỗ nguyên liệu cho xuất khẩu (KC.06.05.NN), những nghiên cứu chủ yếu tập trung vào việc xác định một số biện pháp kỹ thuật thâm canh làm nâng cao năng suất và chất lƣợng rừng trồng. Kết quả đã cho thấy hiệu quả tác động là tích cực năng suất rừng trồng đều đạt trên 25 m3/ha, có nơi nhƣ Bầu Bàng - Bình Dƣơng năng suất tới 36 - 40 m3/ha. Nhƣ vậy, bón phân cho rừng trồng là một trong những biện pháp kỹ thuật thâm canh đã đƣợc tập trung nghiên cứu nhiều, hầu hết các tác giả đều thống nhất rằng phân bón có ảnh hƣởng khá rõ đến sinh trƣởng của các loài cây trồng, nhất là các loài cây trồng rừng nguyên liệu công nghiệp. Tuy nhiên, mỗi loài cây trên mỗi dạng lập địa có nhu cầu phân bón rất khác nhau. 1.2.2.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất rừng trồng Mật độ là yếu tố quyết định năng suất của rừng trồng, mật độ quá cao sẽ ảnh hƣởng xấu tới khả năng sinh trƣởng của cây trồng, nhƣng mật độ quá thấp sẽ lãng phí đất và phải tốn công chăm sóc diệt cỏ dại. Mật độ trồng ban đầu nhƣ thế nào có hiệu quả nhất? Vấn đề này phải tuỳ thuộc vào mục đích trồng rừng, đồng thời tuỳ thuộc vào điều kiện lập địa nơi gây trồng. Khi đánh giá năng suất rừng trồng Keo lai ở vùng Đông nam bộ, Phạm Thế Dũng và cộng sự (2004) [3] đã khảo sát trên 4 mô hình có mật độ trồng ban đầu khác nhau là: 952; 1111; 1142 và 1666 cây/ha, kết quả phân tích cho thấy sau 3 năm trồng năng suất cao nhất ở rừng có mật độ 1666 cây/ha (21m3/ha/năm), năng suất thấp nhất ở rừng có mật độ 952 cây/ha (9,7m3/ha/năm). Tác giả cho rằng đối với Keo lai ở khu vực Đông Nam Bộ nên trồng mật độ từ 1111-1666 cây/ha là thích hợp nhất. Quy trình kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn cung cấp nguyên liệu giấy ở các tỉnh miền núi phía Bắc đã quy định cho một số loài thông, Keo lá to và Bồ đề mật độ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 12 trồng từ 1200-1500 cây/ha. Tuy các quy trình quy phạm trên đây đã quy định các loại mật độ cụ thể cho một số loại rừng trồng thâm canh, nhƣng cũng chỉ mang tính chất tạm thời, nó còn phụ thuộc rất nhiều vào từng loại đất và từng loại giống mới đã đƣợc cải thiện bổ sung. Theo kết quả nghiên cứu của một số công trình cho thấy, giai đoạn cây 5 tuổi tỷ lệ sống của rừng trồng ở một số mật độ 1330 cây/ha và 1660 cây/ha so với tỷ lệ sống tại tuổi 3 là không khác nhau. Nhƣng ở mật độ 2000 cây/ha thì tỷ lệ sống ở tuổi 5 và tuổi 3 là khác nhau nhiều (tuổi 3 là 90,74 % và tuổi 5 là 87,04 %). Trên thực tế rừng trồng nguyên liệu gỗ nhỏ ở Tuyên Quang hiện nay thƣờng trồng với mật độ từ 1660 - 2500 cây/ha. Sự ảnh hƣởng của các mật độ này đến chất lƣợng gỗ Keo tai tƣợng nhƣ thế nào và sử dụng gỗ ở cấp mật độ đó nhƣ thế nào, cho đến nay chƣa có công trình nào khẳng định chắc chắn. 1.2.3. Nghiên cứu về rừng trồng Keo Cây Keo đã đƣợc di thực vào Việt Nam từ giữa thế kỉ trƣớc, là cây họ đậu có nốt sần cố định đạm và phổ sinh thái rộng nên đã nhanh chóng phù hợp với nhiều vùng địa lí sinh thái khác nhau ở nƣớc ta và hiện nay đang là loài cây trồng chủ lực cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp gỗ trên khắp các vùng miền của nƣớc ta. Diện tích rừng trồng các loài Keo ở Việt Nam hiện nay là khoảng 900.000 ha, cung cấp 90% trong tổng số 5,4 triệu tấn gỗ dăm xuất khẩu vào năm 2011 và đạt trị giá khoảng 650 triệu đô la Mỹ, trong đó 300 triệu đô la là lợi nhuận của ngƣời trồng rừng. Vì thế, việc nghiên cứu và phát triển các loài Keo phục vụ cho trồng rừng, chế biến xuất khẩu gỗ và các ngành công nghiệp có liên quan có vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt là các mục tiêu quốc gia nhƣ xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trƣờng, nâng cao độ phì cho đất, giảm thiểu phát thải và tăng nguồn dự trữ các bon [25]. Hơn 25 năm qua, các Nhà khoa học thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã hợp tác với cộng đồng khoa học quốc tế, đặc biệt là Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp quốc tế Australia (ACIAR) để tạo nên một nền tảng khoa học vững chắc cho việc mở rộng rừng trồng các loài Keo tại Việt Nam. Điều này đƣợc thể hiện qua sự thành công của các dự án hợp tác nghiên cứu giữa Việt Nam và Australia, đặc biệt là 2 dự án ACIAR thuộc chuyên ngành giống và lâm sinh là “FST/2008/007 - Các phƣơng pháp chọn tạo và phát triển giống tiến bộ cho các loài keo nhiệt đới” và “FST/2006/087- Quản lý lâm sinh tối ƣu và năng suất rừng trồng keo lai cho mục tiêu gỗ xẻ”. Các nhà khoa học Việt Nam và Australia đã nhận thấy rằng việc quản lý bền vững rừng trồng các loài Keo là có ý nghĩa cực kỳ quan Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 13 trọng đối với mục tiêu của chính sách xoá đói giảm nghèo của Chính phủ Việt Nam [25]. Nghiên cứu loài Keo tai tƣợng đƣợc bắt đầu vào năm 1980, theo Nguyễn Hoàng Nghĩa (1991) [15], một số xuất xứ của 4 loài keo đã đƣợc đƣa vào thử nghiệm ở nƣớc ta cho thấy, tiềm năng sinh trƣởng đáng khích lệ, ở hai địa điểm Ba Vì (Hà Tây) và Hóa Thƣợng (Thái Nguyên), Keo tai tƣợng sinh trƣởng khá nhất cả về chiều cao lẫn đƣờng kính. Cuối những năm 1980, Keo tai tƣợng đã trở thành loài keo đƣợc ƣa chuộng nhất ở nƣớc ta, vì bên cạnh sinh trƣởng nhanh nó còn khả năng duy tri độ phì của đất, chống xói mòn. Hoàng Thúc Đệ (1997 - 1998) [6], nghiên cứu về chất lƣợng và khả năng sử dụng gỗ Keo tai tƣợng để sản xuất ván dăm, ván bóc đã kết luận, gỗ Keo tai tƣợng đáp ứng đƣợc các yêu cầu cơ bản của nguyên liệu sản xuất ván dăm và bóc. Tuy nhiên tác giả cũng nhận xét, do sớm phân cành, nên chiều dài thân ngắn, nhiều mắt. Vì vậy, tỷ lệ các khúc gỗ tròn dùng để bóc rất thấp, gỗ đƣa vào băm làm ván dăm tỷ lệ cành chiếm tỷ lệ khá cao. Tác giả kiến nghị, phải xem xét lại vấn đề chọn giống, dẫn giống, xuất xứ, trồng rừng cùng với các nghiên cứu khác để đề xuất các biện pháp lâm sinh tác động làm giảm cong vênh, số lƣợng mắt và chiều cao dƣới cành, độ thon thân cây. Theo Lê Mộng Chân và Vũ Văn Dũng (1999) [2], Keo tai tƣợng là cây gỗ trung bình, tuổi thành thục thƣờng cao trên 15 m, đƣờng kính 40 – 50 cm. Là cây sinh trƣởng tƣơng đối nhanh, trong rừng trồng có thể cao thêm 1,3 - 1,5 m, đƣờng kính tăng 1,5 - 1,8 cm mỗi năm. Là cây ƣa sáng, sinh trƣởng nhanh, rễ có nốt sần, có khả năng tái sinh bằng hạt và chồi tốt. Là loài cây thích hợp khí hậu nhiệt đới ẩm, không có mùa khô kéo dài. Đỗ Đình Sâm và cộng sự (2001), đã nghiên cứu xây dựng mô hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh vào trồng rừng công nghiệp tại các vùng Trung tâm, Đông Nam bộ và Tây nguyên. Kết quả cho thấy thử nghiệm 14 công thức bón phân cho rừng trồng Keo lai đã rút ra đƣợc một số công thức có hiệu quả cao nên áp dụng vào sản xuất nhƣ công thức: 150g NPK + 100g vi sinh. Các diện tích rừng trồng thực nghiệm với một số dòng Keo lai với chu kỳ kinh doanh 7-8 năm có thể đạt năng suất bình quân trên 25m3/ha/năm cho vùng Đông Nam Bộ và đạt 1822m3/ha/năm cho vùng Tây nguyên và Trung Tâm [20]. Keo lai đƣợc Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng thuộc Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam phát hiện lần đầu tiên tại Hà Tây (cũ) hiện nay là Hà Nội, tiếp sau Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan