Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá thực trạng quản lý chất thải nguy hại tại khu cụm công nghiệp và dịch v...

Tài liệu đánh giá thực trạng quản lý chất thải nguy hại tại khu cụm công nghiệp và dịch vụ đồng đình huyện tân yên tỉnh bắc giang

.PDF
87
2
78

Mô tả:

. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------------------------------------- TRẦN TUẤN ANH Đề tài: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TẠI KHU CỤM CÔNG NGHIỆP VÀ DỊCH VỤ ĐỒNG ĐÌNH HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG THÁI NGUYÊN - 2016 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------------------------------------- TRẦN TUẤN ANH Đề tài: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TẠI KHU CỤM CÔNG NGHIỆP VÀ DỊCH VỤ ĐỒNG ĐÌNH HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG Chuyên ngành : Khoa học Môi Trường Mã số : 60 44 03 01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phan Đình Binh THÁI NGUYÊN - 2016 i LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là Trần Tuấn Anh, học viên cao học lớp Khoa học môi trường K22, khoá 2014 - 2016. Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ với đề tài: “Đánh giá thực trạng quản lý chất thải nguy hại tại khu Cụm công nghiệp và dịch vụ Đồng Đình huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu khảo sát và phân tích từ thực tiễn dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Phan Đình Binh. Số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ cho một học vị nào, phần trích dẫn tài liệu tham khảo đều được ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày tháng Tác giả Trần Tuấn Anh năm 2016 ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo Khoa Môi trường và các thầy giáo, cô giáo Phòng Quản lý Đào tạo Sau Đại học của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa học. Để hoàn thành Luận văn này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: PGS.TS. Phan Đình Binh người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.Tôi xin trân trọng cảm ơn tới: Ban Giám đốc các công ty, chủ xưởng sản xuất, kinh doanh dịch vụ tại khu cụm công nghiệp và dịch vụ Đồng Đình huyện Tân Yên đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu và hoàn thành luận văn. Xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, anh, chị, em, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa học. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng Tác giả Trần Tuấn Anh năm 2016 iii MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 3 2.1. Mục tiêu tổng quát ..................................................................................... 3 2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 3 3. Yêu cầu nghiên cứu ....................................................................................... 3 4. Ý nghĩa đề tài ................................................................................................ 3 4.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 5 1.1. Tổng quan về chất thải nguy hại ................................................................ 5 1.1.1. Một số khái niệm ..................................................................................... 5 1.1.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải nguy hại .................................................. 6 1.1.3. Phân loại chất thải nguy hại .................................................................... 7 1.1.4. Tác động của chất thải nguy hại tới môi trường và sức khoẻ ............... 11 1.2. Tổng quan về hệ thống quản lý chất thải nguy hại .................................. 13 1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của quản lý chất thải nguy hại .......... 13 1.2.2. Các thành phần của hệ thống quản lý chất thải nguy hại ...................... 15 1.2.3. Các QCVN và công ước quốc tế về chất thải nguy hại ........................ 18 1.3. Công tác quản lý chất thải nguy hại trên thế giới và Việt Nam ............... 20 1.3.1. Tình hình công tác quản lý chất thải nguy hại tại các nước trên thế giới. 20 1.3.2. Công tác quản lý chất thải nguy hại tại Việt Nam ................................ 25 1.3.3. Công tác quản lý chất thải nguy hại tại tỉnh Bắc Giang ....................... 31 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................ 33 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 33 iv 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 33 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 33 2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 33 2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 33 2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp .................................................. 34 2.3.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp ....................................... 34 2.3.3. Phương pháp tính toán lượng chất thải nguy hại của các ngành nghề đang sản xuất tại khu Cụm công nghiệp và dịch vụ Đồng Đình, huyện Tân Yên Bắc Giang . 36 2.3.4. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu ................................................. 36 2.3.5. Phương pháp khảo sát trực tiếp ............................................................. 36 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................... 37 3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang ............................................................................................... 37 3.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang ............................. 37 3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................ 38 3.1.3. Thực trạng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tại huyện Tân Yên giai đoạn 2011- 2015 ............................................................................... 41 3.2. Hiện trạng công tác quản lý chất thải nguy hại tại khu Cụm công nghiệp và dịch vụ Đồng Đình, tỉnh Bắc Giang ........................................................... 46 3.2.1. Tình hình chấp hành pháp luật về BVMT các doanh nghiệp trong khu Cụm công nghiệp và Dịch vụ Đồng Đình ....................................................... 46 3.2.2. Thực trạng phát sinh chất thải nguy hại tại khu Cụm công nghiệp và Dịch vụ Đồng Đình ......................................................................................... 48 3.2.3. Thực trạng công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại tại khu Cụm CN và DV Đồng Đình ..................................................................... 51 3.2.4. Công tác quản lý nhà nước về chất thải nguy hại tại khu cụm Công nghiệp và Dịch vụ Đồng Đình ........................................................................ 57 v 3.2.5. Kết quả phân tích mẫu nước tại một số vị trí khu Cụm công nghiệp và Dịch vụ Đồng Đình ......................................................................................... 59 3.2.6. Đánh giá Công tác quản lý CTNH của khu Cụm công nghiệp và dịch vụ Đồng Đình qua ý kiến cộng đồng dân cư xung quanh và công nhân các nhà máy ......................................................................................................................... 62 3.3. Đánh giá khái quát công tác quản lý chất thải nguy hại tại khu Cụm công nghiệp và dịch vụ Đồng Đình ......................................................................... 65 3.3.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 65 3.3.2. Những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý chất thải nguy hại tại khu Cụm công nghiệp và dịch vụ Đồng Đình........................................................ 66 3.4. Đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại tại khu Cụm công nghiệp và dịch vụ Đồng Đình .......................................................................................... 67 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 69 1. Kết luận ....................................................................................................... 69 2. Kiến nghị ..................................................................................................... 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 71 vi DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Chữ đầy đủ 1 ANTT An ninh trật tự 2 BVMT Bảo vệ Môi trường 3 BOD Nhu cầu oxy sinh học 4 BTCT Bê tông cốt thép 5 COD Nhu cầu oxy hóa học 6 CTR Chất thải rắn 7 DO Lượng oxy hòa tan 8 ĐTM Đánh giá tác động môi trường 10 HTXLNT Hệ thống xử lý nước thải 11 MPN Số vi khuẩn có thể lớn nhất 12 MĐT Mức đầu tư 13 PCCC Phòng cháy chữa cháy 14 PL Pháp lý 15 QLNN Quản lý Nhà nước 16 QCVN Quy chuẩn Việt Nam 17 CTNH Chất thải nguy hại 18 SCR Song chắn rác 19 TCCN Tiêu chuẩn cấp nước 20 TCCP Tiêu chuẩn cho phép 21 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 22 XLNT Xử lý nước thải vii DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH Trang Bảng 1.1: Phân loại độc tính (LD50mg/kg, chuột nhà) .................................... 8 Bảng 1.2: Các nguyên tố độc hại trong nước tự nhiên và nước thải................. 9 Hình 1.1: Các thành phần cơ bản và sự tương quan của các thành phần trong một hệ thống quản lý chất thải nguy hại ............................................. 15 Bảng 1.3: Mô hình xử lý chất thải nguy hại ở Thổ Nhĩ Kỳ ............................ 21 Bảng 1.4: Chất thải phát sinh tại một số tỉnh thành phố 2014 ........................ 27 Bảng 1.5: Các công nghệ xử lý CTNH điển hình và phổ biến hiện nay......... 30 tại Việt Nam ........................................................................................ 30 Bảng 3.1: Hiện trạng hoạt động các công ty, doanh nghiệp tại khu Cụm công nghiệp và Dịch vụ Đồng Đình, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang ....... 44 Bảng 3.2: Việc thực hiện thủ tục pháp lý về về BVMT của doanh nghiệp trong khu cụm công nghiệp và dịch vụ Đồng Đình ............................ 47 Bảng 3.3: Tình hình phát sinh CTNH tại một số doanh nghiệp năm 2015 .... 49 Bảng 3.4: Thống kê CTNH Công ty điện tử Daeyang Hà Nội ....................... 50 Bảng 3.5: Tình hình quản lý CTNH tại doanh nghiệp năm 2015 ................... 52 Bảng 3.6: Tình hình đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại .................... 54 Bảng 3.7: Một số doanh nghiệp thực hiện vận chuyển CTNH trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ............................................................................................ 55 Bảng 3.8: Một số đơn vị trong cụm CN Đồng Đình chuyển giao CTNH ...... 55 Bảng 3.9: Hiệu suất quá trình quản lý CTNH ................................................. 56 Bảng 3.11: Kết quả phân tích chất lượng nước thải sinh hoạt tại một số Công ty trong cụm CN và DV Đồng Đình, tháng 5/2016 ............................ 61 Bảng 3.12: Công tác bảo vệ môi trường và quản lý CTNH của cụm CN Đồng Đình thông qua ý kiến cộng đồng dân cư ........................................... 62 Bảng 3.13: Tình hình tập huấn quy chế quản lý chất thải .............................. 63 tại khu Cụm công nghiệp và dịch vụ Đồng Đình ............................... 63 Bảng 3.14: Tình hình phân loại, thu gom chất thải nguy hại .......................... 64 tại khu Cụm công nghiệp và dịch vụ Đồng Đình ............................... 64 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong tiến trình toàn cầu hóa ngày càng gia tăng, mối quan tâm của thế giới về vấn đề bảo vệ môi trường cũng được nâng cao rõ rệt. Ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề toàn cầu mà không phải của riêng quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nào. Thực tiễn đã chứng minh, không một quốc gia nào có thể phát triển hùng mạnh và bền vững nếu quốc gia đó không lấy vấn đề bảo vệ môi trường làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế. Một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai. Đối tượng gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là hoạt động sản xuất của nhà máy trong các khu công nghiệp, hoạt động làng nghề và sinh hoạt tại các đô thị lớn. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường, trong đó ô nhiễm môi trường do chất thải, đặc biệt chất thải nguy hại (CTNH) là nguyên nhân cơ bản và khó tháo gỡ nhất. Trong hoạt động tiêu dùng của xã hội, bao gồm cả tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân, một lượng lớn CTNH được thải bỏ vào môi trường, gây ra các vấn đề ô nhiễm môi trường nghiệm trọng do chất thải nguy hại. Tân Yên là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, có diện tích tự nhiên 20.660,86 ha. Phía Bắc giáp huyện Yên Thế; Phía Đông giáp huyện Lạng Giang; Phía Nam giáp huyện Việt Yên và thành phố Bắc Giang; Phía Tây giáp huyện Hiệp Hoà và tỉnh Thái Nguyên. Huyện Tân Yên nằm gần vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: “Tam giác kinh tế phát triển” Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; Cách thủ đô Hà Nội 60 km về phía Tây, cách thành phố Thái Nguyên 50 km về phía Tây Bắc và nằm sát 2 thành phố Bắc Giang ở phía Nam là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hoá, khoa học công nghệ giữa các địa phương trong và ngoài huyện. Hiện nay huyện đã quy hoạch phát triển 03 khu cụm công nghiệp,trong đó cụm CN Đồng Đình tại địa bàn xã Cao Thượng và một phần của xã Việt Lập có tổng diện tích 36,6 ha, gồm có 12 công ty đang sản xuấ t với các liñ h vực sản xuấ t linh kiê ̣n điện tử, may mă ̣c, chế biến thực phẩm… Cụm CN Đồng Đình đang trong quá trình phát triển, đã và đang đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế của địa phương, tạo công an việc làm cho hàng nghìn lao động, nhưng bên cạnh đó cụm CN Đồng Đình cũng phát sinh nhiều vấn đề môi trường, trong đó CTNH là một vấn đề đang được quan tâm. Các nhà máy xí nghiê ̣p sản xuấ t nằm trong cụm CN Đồng Đình, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang cũng bước đầ u có ý thức thức trong viêc̣ thu gom, phân loa ̣i CTNH, các đơn vi ̣ đã ký hợp đồ ng xử lý các loa ̣i chấ t phát sinh từ quá trình sản xuất của đơn vi ̣ mình. Nhưng vẫn còn mô ̣t số doanh nghiêp̣ thiếu ý thức trong việc quản lý CTNH phát sinh từ quá trình sản xuấ t của đơn vi ̣, việc quản lý CTNH vẫn còn mang tính chất chống đối, tính hình thức gây nguy cơ tiềm ẩn cho vấn đề môi trường của khu công nghiệp và địa bàn xung quanh khu vực. Hậu quả là các CTNH không được xử lý an toàn sẽ tích tụ lâu dài trong môi trường, gây ô nhiễm đất, nước mặt, nước ngầm và không khí, ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người . Vì vậy nguy cơ ô nhiễm môi trường do CTNH gây ra đã và đang trở thành một vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường ở Tân Yên hiện nay. Tuy nhiên đến nay chưa có nghiên cứu nào về hiện trạng quản lý CTNH trên địa bàn huyện. Chính vì những lý do kể trên tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng quản lý chất thải nguy hại tại khu Cụm công nghiệp và dịch vụ Đồng Đình huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang” nhằm mục đích quản lý chất thải nguy hại có hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên. 3 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá thực trạng chất lượng và công tác quản lý chất thải nguy hại và đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môi trường tại khu cụm CN và dịch vụ Đồng Đình, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. 2.2. Mục tiêu cụ thể Đánh giá được thực trạng tình hình quản lý chất thải nguy hại phát sinh từ khu công nghiệp. Đánh giá được hiệu quả của công tác quản lý CTNH tại cụm CN và dịch vụ Đồng Đình. Đánh giá được hệ thống quản lý môi trường và công tác đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp. 3. Yêu cầu nghiên cứu Số liệu điều tra và phân tích phải đảm bảo tính khách quan và đảm bảo độ tin cậy. Đưa ra các đánh giá đảm bảo tính khách quan với thực trạng môi trường và công tác quản lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp. Các giải pháp đề xuất xuất phát từ các kết quả nghiên cứu tại địa bàn và phù hợp với tình hình tại địa phương. Kết quả nghiên cứu của đề tài phải đảm bảo tính khoa học và thực tiễn. 4. Ý nghĩa đề tài 4.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài là một bước tiếp theo cho việc nghiên cứu, điều tra các hoạt động liên quan đến quản lý CTNH tại huyện Tân Yên . Ngoài ra đề tài là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu khoa học, điều tra về công tác quản lý chất 4 thải nguy hại và giúp cho các nhà quản lý về môi trường có những chính sách và định hướng quản lý môi trường chặt chẽ hơn. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài góp phần đánh giá được thực trạng quản lý chất thải nguy hại tại một số khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Tìm hiểu được mức độ ảnh hưởng của chất thải nguy hại, đưa ra những định hướng đúng đắn trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường. 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về chất thải nguy hại 1.1.1. Một số khái niệm Khái niệm về thuật ngữ “Chất thải nguy hại” (Hazardous Waste) lần đầu tiên xuất hiện vào thập niên 70 của thế kỷ trước tại các nước Âu – Mỹ, sau đó mở rộng ra nhiều quốc gia khác. Sau một thời gian nghiên cứu phát triển, tùy thuộc vào sự phát triển khoa học kỹ thuật và xã hội cũng như quan điểm của mỗi nước hiện nay trên thế giới mà CTNH được định nghĩa khác nhau theo nhiều cách trong luật và các văn bản dưới luật về môi trường. Chẳng hạn như: * Theo UNEP Chất thải độc hại là những chất thải (không kể chất thải phóng xạ) có hoạt tính hóa học hoặc có tính độc hại, cháy nổ, ăn mòn gây nguy hiểm hoặc có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe hoặc môi trường khi hình thành hoặc tiếp xúc với các chất thải khác. Chất thải không bao gồm trong định nghĩa trên: Chất thải phóng xạ được xem là chất thải độc hại nhưng không bao gồm trong định nghĩa này bởi vì hầu hết các quốc gia quản lý và kiểm soát chất phóng xạ theo quy ước, điều khoản, quy định riêng. Chất thải rắn sinh hoạt có thể gây ô nhiễm môi trường do chứa một ít chất thải nguy hại tuy nhiên nó được quản lý theo hệ thống chất thải riêng. Ở một số quốc gia đã sử dụng thu gom tách riêng chất thải nguy hại trong rác sinh hoạt [12]. * Theo Luật khôi phục và bảo vệ tài nguyên của Mỹ (RCRA) CTNH là chất rắn hoặc hỗn hợp chất rắn có khối lượng, nồng độ, hoặc các tính chất vật lý, hóa học, lây nhiễm mà khi xử lý, vận chuyển, thải bỏ,hoặc bằng những cách quản lý khác nó có thể: Gây ra nguy hiểm hoặc tiếp tục tăng nguy hiểm hoặc làm tăng đáng kể số tử vong, hoặc làm mất khả năng 6 hồi phục sức khỏe của người bệnh. Làm phát sinh hiểm họa lớn cho con người hoặc môi trường ở hiện tại hoặc tương lai [12]. * Theo định nghĩa của Philipine CTNH là chất có độc tính, ăn mòn, gây kích thích, hoạt tính, có thể cháy, nổ mà gây nguy hiểm cho con người và động vật. * Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 của Việt Nam Chất thải nguy hại (CTNH) là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính gây nguy hại khác), hoặc tương tác với các chất khác và gây nên các tác động nguy hại đối với môi trường và sức khoẻ con người. Tuy nhiên, quy chế này chưa nêu rõ về các đặc tính, cách thức xác định CTNH nên trong Luật Bảo vệ môi trường nước CHXHCN Việt Nam năm 2014 CTNH được định nghĩa là: Chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác. So sánh các định nghĩa nêu trên, định nghĩa về CTNH của Việt Nam với định nghĩa của các quốc gia khác cho thấy định nghĩa của nước ta có nhiều điểm tương đồng với dịnh nghĩa của UNEP và của Mỹ. Qua đó, đã nhấn mạnh đến tính chất nguy hại của một số loại chất thải, cho dù được thải ra với khối lượng nhỏ thì CTNH cũng có khả năng gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người. 1.1.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải nguy hại Do tính đa dạng của các loại hình công nghiệp, các hoạt động thương mại tiêu dùng trong cuộc sống hay các hoạt động công nghiệp mà chất thải nguy hại có thể phát sinh từ nhiều nguồn thải khác nhau. Việc phát thải có thể do bản chất của công nghệ, hay do trình độ dân trí dẫn đến việc chất thải có thể là hay vô tình hay cố ý. Tùy theo cách nhìn nhận mà có thể phân thành các 7 nguồn thải khác nhau, nhìn chung có thể chia các nguồn phát sinh chất thải nguy hại thành 4 nguồn chính như sau: - Từ các hoạt động công nghiệp(ví dụ sản xuất thuốc kháng sinh sử dụng dung môi metyhul chloride, xi mạ sử dụng cyanide, sản xuất thuốc trừ sâu sử dụng dung môi là toluene hay xelene…) - Từ các hoạt động nông nghiệp (ví dụ sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật độc hại) - Thương mại (quá trình xuất nhập khẩu các hàng hóa độc hại không đạt yêu cầu cho sản xuất hay quá hạn sử dụng…) - Từ việc tiêu dùng trong dân dụng (ví dụ việc sử dụng pin, hoạt động nghiên cứu khoa học…) Trong các nguồn thải nêu trên thì hoạt động công nghiệp là nguồn phát sinh chất thải nguy hại lớn nhất và phụ thuộc vào nhiều loại hình công nghiệp. So với các nguồn phát thải khác, đây cũng là nguồn phát thải mang tính thường xuyên và ổn định nhất. Các nguồn phát thải dân dụng hay từ thương mại chủ yếu không nhiều, lượng chất thải tương đối nhỏ, mang tính sự cố hoặc do trình độ nhận thức và dân trí của người dân. Các nguồn thải từ các hoạt động nông nghiệp mang tính chất phát tán dạng rộng, đây là nguồn rất khó kiểm soát và thu gom, lượng thải này phụ thuộc rất nhiều vào khả năng nhận thức cũng như trình độ dân trí của người dân trong khu vực [4]. 1.1.3. Phân loại chất thải nguy hại Trên thế giới hiện nay có rất nhiều cách phân loại chất thải nguy hại: Theo tính chất, nguồn gốc, cách quản lý, mức độc … Có thể nêu một số cách như sau: Có một số cách phân loại CTNH như sau: * Phân loại chất thải nguy hại theo hình thức tác động - Loại 1: Các chất nổ - Loại 2: Các dung dịch có khả năng cháy - Loại 3: Các chất độc (nguy hiểm) 8 - Loại 4: Các chất ăn mòn * Phân loại CTNH theo trạng thái vật lý CTNH theo trạng thái vật lý như: CTNH dạng rắn, bùn, lỏng, khí. * Phân loại CTNH theo liều lượng tác động Các nhà chuyên gia về độc học đã nghiên cứu ảnh hưởng của chất độc lên cơ thể động vật ở cạn (chuột nhà) và đã đưa ra 5 nhóm độc theo tác động của độc tố tới cơ thể qua miệng và qua da. * Phân loại chất thải nguy hại theo đường xâm nhập kết hợp với lượng tác động Chất độc xâm nhập vào cơ thể qua các con đường khác nhau. Mức độ gây độc theo các con đường xâm nhập cũng không giống nhau. Để xác định mức độ gây độc theo các con đường xâm nhập khác nhau vào cơ thể động vật và con người thường sử dụng đến chỉ số LD50 [16]. Bảng 1.1: Phân loại độc tính (LD50mg/kg, chuột nhà) Qua miệng Qua da Phân nhóm độc Ia. Độc mạnh Ib. Độc II. Độc trung bình III. Độc ít IV. Không độc Thể rắn Thể lỏng Thể rắn Thể lỏng 5 20 10 15 5-50 20-200 10-100 40-400 50-500 200-2000 100-1000 400-4000 500-2000 2000-3000 1000 4000 >2000 >3000 (Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 1993) 9 * Ghi chú: LD50 là ký hiệu chỉ độ độc cấp tính của thuốc qua đường miệng hoặc qua da. Đó là lượng độc chất gây chết 50% động vật thí nghiệm (tính bằng kg). LD50 càng nhỏ thì hoá chất đó càng độc. * Phân loại chất thải nguy hại theo môi trường chất độc tồn tại + Các chất độc trong môi trường nước: - Các chất độc hóa học làm ô nhiễm nước tự nhiên và nước thải bao gồm những chất độc tồn tại ngay tròn các vật liệu, chất thải sử dụng/ tiếp xúc, thải ra trong quá trình sản xuất làm ô nhiễm nguồn nước tự nhiên và nước thải. Bảng 1.2: Các nguyên tố độc hại trong nước tự nhiên và nước thải STT Nguyên tố 1 As Nguồn thải Tác dụng Quặng, thuốc trừ sâu. Rất độc, gây ung thư Đảo ngược vai trò hóa sinh Chất thải nguy hại 2 Cd mỏ, mạ kim loại, ông dẫn nước của enzym Gây cao huyêt áp, hỏng thận, phá hủy các mô và hồng cầu có tính độc đối với thực vật dưới nước Than đá, năng lượng 3 Be hạt nhân và công nghiệp vũ trụ Độc tính mạng và bền, có khả năng gây ung thư Than đá, sản xuất chất 4 B tẩy rửa, chất thải nguy Độc với một số loại cây. hại 5 Cr Mạ kim loại Cr(VI) có nguy cơ gây ung thư Mạ kim loại, chất thải Không độc lắm với động vật, 6 Cu sinh hoạt và nghiệp, khử kiềm công độc với cây cối ở nồng độ trung bình 10 Các nguồn địa chất tự 7 F nhiên, chất thải, chất xử lý nước Ở nồng độ 1mg/l ngăn cản sự phá hủy răng. Nồng độ 5ml/l gây sự phá hủy xương và gây vết ở răng. Công nghiệp mỏ, than Gây thiếu máu, bệnh thận, rối 8 Pb đá, xăng, hệ thống loạn thần kinh, môi trường sống ống dẫn Chất thải nguy hại mỏ, 9 Mn tác động vi sinh vật lên các khoáng Mn ở pH thấp 10 Hg 11 Mo 12 Se Chất thải nguy hại mỏ, thuốc trừ sâu, than đá Zn Tương đối không độc với động vật, độc với thực vật ở nồng độ cao Độc tính cao Thải công nghiệp, các Độc với động vật, cần với thực nguồn tự nhiên vật Các nguồn địa chất tự Cần ở nồng độ thấp, độc ở nồng nhiên than đá độ cao Chất thải công nghiệp, 13 phá hủy mạ kim loại, hệ thống ống dẫn Cần với metal- enzym. Độc với thực vật ở nồng độ cao (Nguồn Rarm – Chemicals Handbook, 1992) + Các chất độc trong môi trường đất: - Đất là nơi tiếp nhận các chất thải từ các nguồn khác nhau (sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp và giao thông vận tải). Nitrat khí quyển cũng được lắng đọng trên mặt đất theo chu trình của Nitơ. Dọc các xa lộ, lượng xe cơ giới chạy bằng xăng đã để lại hai bên đường bụi chì và đất đai sẽ có hàm lượng chì ngày càng cao. Các chất thải rắn công nghiệp gây ô nhiễm rất lớn cho đất. Đặc biệt nghiêm trọng là các chất thải nguy hại làm ô nhiễm đất bởi các hoá chất và kim loại nặng (Cu, Zn, Pb, As, Hg, Cr,Cd). Các nhà máy còn xả vào khí quyển rất nhiều khí độc như H2S, CO2, CO, NOX....Đó là nguyên 11 nhân gây ra mưa axit, làm chua đất, phá hoại sự phát triển của thảm thực vật. Hàng ngày, con người và động vật đã thải ra một khối lượng rất lớn các chất phế thải vào môi trường đất. Đó là rác, phân, xác động vật và các chất thải khác. - Các chất hoá học làm thay đổi thành phần và tính chất của đất, có khi làm chua đất, làm cứng đất, làm thay đổi cân bằng các chất dinh dưỡng giữa cây trồng và đất. Nguồn ô nhiễm đất bởi các chất phóng xạ là những phế thải của các cơ sở khai thác các chất phóng xạ, trung tâm nghiên cứu nguyên tử, các nhà máy điện nguyên tử, các vụ thử hạt nhân, các cơ sở sử dụng đồng vị phóng xạ trong nông nghiệp, công nghiệp và y tế (sử dụng các đồng vị phóng xạ để chữa bệnh và nghiên cứu khoa học). Bên cạnh lợi ích rất to lớn thì phóng xạ đã gây cho con người nhiều hiểm hoạ [16] * Phân loại theo đặc tính của chất thải + Theo TCVN 6706: 2009 chia CTNH thành 7 nhóm: - Chất thải dễ bắt lửa dễ cháy - Chất thải gây ăn mòn - Chất thải dễ nổ - Chất thải dễ bị oxi hóa - Chất thải gây độc cho người và sinh vật - Chất độc cho hệ sinh thái - Chất thải lây nhiễm 1.1.4. Tác động của chất thải nguy hại tới môi trường và sức khoẻ 1.1.4.1. Tác hại của chất thải nguy hại đối với sức khỏe Chất nguy hại gây tổn thương cho các cơ quan trong cơ thể, kích thích, dị ứng, gây độc cấp tính và mãn tính, có thể gây đột biến gen, lây nhiễm, rối loạn chức năng tế bào dẫn đến các tác động nghiêm trọng cho con người và động vật như gây ung thư, ảnh hưởng đến sự di truyền. Con người khi tiếp
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất