Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá thực trạng môi trường xung quanh mỏ than mạo khê thị xã đông triều tỉnh...

Tài liệu đánh giá thực trạng môi trường xung quanh mỏ than mạo khê thị xã đông triều tỉnh quảng ninh

.PDF
95
2
133

Mô tả:

. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN VĂN ĐẠT ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH MỎ THAN MẠO KHÊ, THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG THÁI NGUYÊN - 2017 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN VĂN ĐẠT ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH MỎ THAN MẠO KHÊ, THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH Ngành: Khoa học môi trường Mã số ngành: 60 44 03 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Người hướng dẫn khoa học: TS DƯ NGỌC THÀNH THÁI NGUYÊN - 2017 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Đạt ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào Tạo, khoa Khoa Môi trường, cùng toàn thể các thầy, cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong quá trình học tập vừa qua. Tôi xin chân thành cảm ơn Thạc sỹ Đặng Xuân Thường - Viện trưởng Viện Kỹ Thuật và Công nghệ môi trường, các cán bộ, nhân viên làm việc tại Viện đã phối hợp, tham gia, hỗ trợ nhiệt tình trong suốt quá trình tôi nghiên cứu và học hỏi tại Viện. Tôi xin chân thành cám ơn sâu sắc đến TS Dư Ngọc Thành - Phó Khoa Môi trường - Giảng viên khoa Khoa Môi Trường, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn Công ty than Mạo Khê, các cán bộ công nhân, các hộ dân xung quanh khu vực mỏ, đã nhiệt tình giúp đỡ tôi, tham gia phỏng vấn và cung cấp những thông tin, số liệu chính xác cho tôi trong quá trình tôi thực hiện đề tài. Tôi xin cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và người thân đã động viên, hỗ trợ tôi trong quá trình nghiên cứu. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Đạt iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... vi DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................vii MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................... 2 2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................... 2 2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 2 3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................... 2 3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học .................................................... 2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.................................................................................. 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 4 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .................................................................................... 4 1.1.1. Cơ sở lý luận ..................................................................................................... 4 1.1.2. Cơ sở pháp lý .................................................................................................... 7 1.2. Tình hình khai than trên Thế giới và Việt Nam ................................................. 10 1.2.1. Tình hình khai thác than trên thế giới ............................................................. 10 1.2.2. Tình hình khai thác than ở Việt Nam .............................................................. 17 1.2.3. Tổng quan về khai thác than tại tỉnh Quảng Ninh .......................................... 23 1.3. Tình hình nghiên cứu về môi trường xung quanh tại các mỏ than trên Thế giới và ở Việt Nam ....................................................................................... 27 1.3.1. Tình hình nghiên cứu về môi trường xung quanh tại các mỏ than trên Thế giới ........................................................................................................ 27 1.3.2. Tình hình nghiên cứu về môi trường xung quanh tại các mỏ than ở Việt Nam .... 29 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........... 32 2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 32 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 32 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 32 iv 2.2. Địa điểm và thời gian ......................................................................................... 32 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................................... 32 2.2.2. Thời gian nghiên cứu ...................................................................................... 32 2.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 32 2.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 32 2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp ................................................ 32 2.4.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa .......................................................... 33 2.4.3. Phương pháp lấy mẫu ...................................................................................... 33 2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................... 36 2.4.5. Phương pháp so sánh với quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam ........................... 36 2.4.6. Phương pháp điều tra, phỏng vấn.................................................................... 36 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 38 3.1. Khái quát về khu vực khai thác than tại mỏ Mạo Khê ....................................... 38 3.1.1. Đặc điểm địa hình, địa mạo của khu vực ........................................................ 38 3.1.2. Trữ lượng và công nghệ khai thác than của mỏ Mạo Khê .............................. 39 3.1.3. Cơ cấu tổ chức và công tác quản lý tại mỏ than Mạo Khê ............................. 42 3.2. Đánh giá thực trạng môi trường xung quanh mỏ than Mạo Khê ....................... 43 3.2.1. Đánh giá thực trạng môi trường đất xung quanh mỏ than Mạo Khê .............. 43 3.2.2. Đánh giá thực trạng môi trường nước tại mỏ than Mạo Khê .......................... 47 3.2.3 Đánh giá thực trạng môi trường không khí tại mỏ than Mạo Khê ................... 63 3.3. Đánh giá thực trạng môi trường xung quanh mỏ than Mạo Khê thông qua ý kiến người dân xung quanh khu vực mỏ than Mạo Khê ........................... 71 3.4. Đề xuất giải pháp nhằm bảo vệ môi trường trên địa bàn mỏ than Mạo Khê ..... 75 3.4.1.Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí .............. 75 3.4.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lí môi trường tại mỏ ........ 76 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................................... 77 1. KẾT LUẬN ........................................................................................................... 77 2. ĐỀ NGHỊ .............................................................................................................. 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 79 PHIẾU ĐIỀU TRA .................................................................................................. 82 v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Kí hiệu viết tắt BOD (Biochemical Oxygen Demand) Tên kí hiệu Nhu cầu oxy sinh học BVMT Bảo vệ môi trường COD (Chemical Oxygen Demand) Nhu cầu oxy hóa học CTNH Chất thải nguy hại DO (Dissolve oxygen) Oxy hòa tan ĐTM Đánh giá tác động môi trường HLMT Hầm lò mỏ than HĐND Hội đồng nhân dân HTXL Hệ thống xử lý MPN (Most Probable Number) Số vi khuẩn có thể lớn nhất QCVN Quy chuẩn Việt Nam TSS (Total Suspended Solid) Tổng chất rắn lơ lửng TCCP Tiêu chuẩn cho phép TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên TN&MT Tài nguyên và Môi trường TKV Tập đoàn công nghiệp than - Khoáng UBND WEC (World Energy Council) sản Việt Nam Ủy ban nhân dân Hội đồng năng lượng toàn cầu vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Top 10 nhà sản xuất than năm 2016 ...................................................... 12 Bảng 1.2. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác than .... 26 Bảng 2.1. Phương pháp phân tích các thông số đánh giá ...................................... 34 Bảng 3.1. Tiến độ và sản lượng khai thác theo từng năm của Dự án ............................. 40 Bảng 3.2. Kết quả chất lượng môi trường đất tại khu vực xung quanh mỏ than Mạo Khê đợt 1-11/2016 .......................................................................................... 45 Bảng 3.3. Kết quả chất lượng môi trường đất tại khu vực xung quanh mỏ than Mạo Khê đợt 2-2/2017 ............................................................................................ 46 Bảng 3.4. Kết quả chất lượng môi trường đất tại khu vực xung quanh mỏ than Mạo Khê đợt 3-8/2017 ............................................................................................ 46 Bảng 3.5. Kết quả phân tích mẫu nước mặt mỏ than Mạo Khê đợt 1 và đợt 2 ............... 51 Bảng 3.6. Kết quả phân tích mẫu nước mặt mỏ than Mạo Khê đợt 3 và đợt 4 ............... 52 Bảng 3.7. Kết quả phân tích mẫu nước thải mỏ than Mạo Khê đợt 1 và đợt 2 ............... 54 Bảng 3.8. Kết quả phân tích mẫu nước thải mỏ than Mạo Khê đợt 3 và đợt 4 ............... 55 Bảng 3.9. Kết quả phân tích mẫu nước thải sau xử lý mỏ than ...................................... 59 Bảng 3.10. Kết quả phân tích mẫu nước thải sau xử lý mỏ than Mạo Khê đợt 3 và đợt 4 ...... 60 Bảng 3.11. Kết quả phân tích nước ngầm ......................................................................... 62 Bảng 3.12. Chất lượng môi trường không khí khu vực mỏ than ...................................... 64 Bảng 3.13. Chất lượng môi trường không khí khu vực mỏ than ...................................... 65 Bảng 3.14. Chất lượng môi trường không khí khu vực mỏ than ...................................... 66 Bảng 3.15. Chất lượng môi trường không khí khu vực mỏ than ...................................... 67 Bảng 3.16. Chất lượng môi trường không khí xung quanh khu vực ................................ 69 Bảng 3.17. Thực trạng môi trường xung quanh Mỏ Mạo Khê qua ý kiến người dân ...... 72 vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Quy trình công nghệ khai thác lộ thiên kèm theo dòng thải ....................24 Hình 1.2. Quy trình công nghệ khai thác hầm lò kèm theo dòng thải ......................25 Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức quản lý ................................................................................43 Hình 3.2. Diễn biến hàm lượng Cu trong đất ............................................................47 Hình 3.3. Nguyên lý trạm xử lý nước thải hầm lò mỏ Mạo Khê [3] ........................50 Hình 3.4. Diễn biến hàm lượng TSS trong nước mặt ...............................................53 Hình 3.5. Diễn biến hàm lượng Mn trong nước mặt .................................................54 Hình 3.6. Diễn biến hàm lượng TSS trong nước thải mỏ .........................................57 Hình 3.7 . Diễn biến hàm lượng Mn trong nước thải mỏ..........................................58 Hình 3.8. Diễn biến hàm lượng Fe trong nước thải mỏ ............................................58 Hình 3.9. Tiếng ồn khu vực mỏ than ........................................................................69 Hình 3. 10. Đánh giá thực trạng môi trường đất thông qua ý kiến người dân ..........72 Hình 3.11. Đánh giá thực trạng môi trường nước thông qua ý kiến người dân ........73 Hình 3.12. Đánh giá thực trạng môi trường không khí thông qua ý .........................73 Hình 3.13. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường không khí ...............................................................................................75 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Những vấn đề có liên quan đến môi trường bắt đầu được người ta quan tâm vào cuối thế kỉ XVIII, khi quá trình khai thác tài nguyên thiên nhiên đi kèm với công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ. Cho đến ngày nay, thế giới không ngừng đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ môi trường. Hàng loạt các biện pháp được đề xuất thực hiện và đã đạt được không ít thành tựu trong lĩnh vực này. Song chúng ta vẫn đứng trước những thách thức gay gắt về môi trường trên quy mô toàn cầu. Cùng với quá trình xây dựng phát triển lớn mạnh của đất nước thì ngành năng lượng ngày càng được chú ý quan tâm hơn, đặc biệt là ngành than - vàng đen của Tổ quốc. Quảng Ninh một cực trong tam giác tăng trưởng kinh tế khu vực phía Bắc Việt Nam gồm Hà Nội - Quảng Ninh - Hải Phòng, đã và đang giành được những thắng lợi hết sức to lớn và quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ngành than là một ngành công nghiệp chủ đạo của tỉnh Quảng Ninh. Hiện nay, khai thác than đóng góp tới 1/3 GDP và hơn một nửa ngân sách tỉnh, đây cũng là một ngành quan trọng của đất nước, đồng thời gắn liền an ninh năng lượng quốc gia. Mọi bài toán về mô hình phát triển kinh tế - xã hội tất yếu phải tính đến sự phát triển của ngành than. Và sự phát triển của ngành than phải đặt trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Mỏ than Mạo Khê của Công ty than Mạo Khê - TKV nằm trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh là một trong những đơn vị sản xuất than hiệu quả đóng góp rất lớn vào nguồn ngân sách chung của địa phương. Ngoài ra nhờ hoạt động của mỏ đã đem lại công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động của địa phương, đảm bảo đời sống của nhân dân. Song chúng ta cũng không thể phủ nhận những tác động tiêu cực do hoạt động khai thác than của mỏ than Mạo Khê gây lại cho môi trường khu vực xung quanh nói chung và môi trường đất, nước, không khí nói riêng. Vì vậy việc xác định rõ thực trạng môi trường để tìm ra các biện pháp khắc phục là vô cùng bức thiết. 2 Xuất phát từ những yêu cầu thực tế này, dưới với sự hướng dẫn của TS. Dư Ngọc Thành, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng môi trường xung quanh mỏ than Mạo Khê, Thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá thực trạng môi trường xung quanh mỏ than Mạo Khê nhằm xác định thực trạng và mức độ ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tại khu vực. Từ đó đưa ra những đánh giá, nhận xét và đề xuất các giải pháp nhằm bảo vệ môi trường hiệu quả. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu về mỏ than Mạo Khê, Thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh - Đánh giá thực trạng môi trường đất, nước, không khí tại mỏ và xung quanh mỏ than Mạo Khê, Thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. - Đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng xấu của khai thác than tới môi trường đất, nước, không khí tại khu vực. 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Vận dụng những kiến thức đã học trong Nhà trường vào thực tế, rèn luyện khả năng tổng hợp phân tích số liệu. - Là điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu và học hỏi những kinh nghiệm trong công tác quản lý. - Kết quả của đề tài là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về vấn đề đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc khai thác than đến môi trường nói chung và môi trường đất, nước, không khí khu vực xung quanh mỏ than Mạo Khê nói riêng. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Những kết quả của đề tài là cơ sở giúp cho: - Đánh giá thực trạng môi trường đất, nước, không khí xung quanh mỏ than Mạo Khê. Từ đó đề xuất ra được một số giải pháp về quản lý nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý. 3 - Các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn thực hiện công tác quản lí và bảo vệ môi trường hiệu quả hơn. - Ban lãnh đạo mỏ than Mạo Khê của Công ty than Mạo Khê - TKV thấy được thực trạng môi trường đất, nước, không khí xung quanh khu vực để từ đó có những cải tiến về công nghệ, trang thiết bị … trong khai thác và xử lý môi trường nước, đất, không khí, đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường được tốt hơn. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Cơ sở lý luận * Một số khái niệm về môi trường Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam năm 2014 môi trường được định nghĩa như sau: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”. [9] - Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác. - Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành. - Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. - Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường. - Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường. * Khái niệm về ô nhiễm môi trường Theo khoản 8, điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 của Việt Nam: “Ô nhiễm môi trường là biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với 5 quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”. [9] Trên thế giới ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng và môi trường đến mức có khả năng gây hại cho sức khỏe con người, đến sự phát triển của sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân gây ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hóa chất hoặc các tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ. Tuy nhiên môi trưởng chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật, vật liệu. * Một số khái niệm về tài nguyên nước Một số khái niệm về nước được quy định trong Luật Tài nguyên nước năm 2012, [10] cụ thể như sau: - Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo. - Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất. - Ô nhiễm nguồn nước là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học và thành phần sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. - Suy thoái nguồn nước là sự suy giảm về số lượng, chất lượng nguồn nước so với trạng thái tự nhiên hoặc so với trạng thái của nguồn nước đã được quan trắc trong các thời kỳ trước đó. - Các nguồn gây ô nhiễm nước + Nguồn gốc tự nhiên: Sự ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên là do sự nhiễm mặn, nhiễm phèn, gió bão, lũ lụt..Nước mưa rơi xuống mặt đất, mái nhà, đường phố, đô thị, khu công nghiệp kéo theo các chất bẩn xuống sông, hồ hoặc các sản phẩm của hoạt động sống của sinh vật, vi sinh vật kể cả xác chết của chúng. Sự ô nhiễm này còn gọi là sự ô nhiễm không xác định được nguồn. 6 + Nguồn gốc nhân tạo: Sự ô nhiễm nhân tạo chủ yếu là do xả nước thải từ các khu vực dân cư, khu công nghiệp, khai thác hoạt động giao thông vận tải, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, các phương tiện giao thông vận tải, đặc biệt là giao thông vận tải đường biển. * Một số khái niệm về tài nguyên đất Ðất là một dạng tài nguyên vật liệu của con người. Ðất có hai nghĩa: đất đai là nơi ở, xây dựng cơ sở hạ tầng của con người và thổ nhưỡng là mặt bằng để sản xuất nông lâm nghiệp. Ðất là một hệ sinh thái hoàn chỉnh nên thường bị ô nhiễm bởi các hoạt động cuả con người. Ô nhiễm đất có thể phân loại theo nguồn gốc phát sinh thành ô nhiễm do chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt, chất thải của các hoạt động nông nghiệp, ô nhiễm nước và không khí từ các khu dân cư tập trung. Các tác nhân gây ô nhiễm có thể phân loại thành tác nhân hoá học, sinh học và vật lý. * Một số khái niệm về môi trường không khí - Không khí là một thứ vật chất tồn tại xung quanh chúng ta và tồn tại ở thể khí. Không khí là một thành phần trong môi trường hệ sinh thái. - Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi). - Nguồn gây ô nhiễm không khí: Có thể chia ra thành nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo. + Nguồn tự nhiên: Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàu sunfua, mêtan và những loại khí khác. Không khí chứa bụi lan toả đi rất xa vì nó được phun lên rất cao. Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy ra do sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ. Các đám cháy này thường lan truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí. Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất trồng và gió thổi tung lên thành bụi. Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biển tung bọt mang theo bụi muối lan truyền vào không khí. 7 Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát thải nhiều chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí sunfua, nitrit, các loại muối v.v... Các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm không khí. + Nguồn nhân tạo: Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phương tiện giao thông. Nguồn ô nhiễm công nghiệp do hai quá trình sản xuất gây ra: Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của các nhà máy vào không khí; Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên các đường ống dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể được hút và thổi ra ngoài bằng hệ thống thông gió. Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: nhiệt điện; vật liệu xây dựng; hoá chất và phân bón; dệt và giấy; luyện kim; thực phẩm; Các xí nghiệp cơ khí; Các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ; Giao thông vận tải; bên cạnh đó phải kể đến sinh hoạt của con người. 1.1.2. Cơ sở pháp lý - Luật Khoáng sản 2010 được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17/11/2010 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2011. - Luật Tài nguyên nước 2012 được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21 tháng 06 năm 2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013. - Luật Bảo vệ môi trường 2014 được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/6/2014 và có hiệu lực ngày 01/01/2015. - Nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 quy định chi tiết về một số điều của luật Tài nguyên nước. - Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính Phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. - Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/03/2013 của Chính phủ về việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; 8 - Nghị định 142/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 cảu Chính Phủ Quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản - Nghị định số 80/2014/NĐ - CP ngày 6 tháng 8 năm 2014 nghị định Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải. - Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường. - Thông tư 20/2009/TT-BCT ngày 07/07/2009 của Bộ Công Thương quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên. - Thông tư số 02/2009/TT-BTNMT ngày 19/03/2009 hướng dẫn đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước. - Thông tư 21/2012/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 18 tháng 12 năm 2012 về việc Quy định việc bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường. - Thông tư 16/2012/TT-BTNMT ngày 29/11/2012 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản, mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản. - Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 30 tháng 5 năm 2014 Quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước; - Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản - Thông tư 26/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 28 tháng 5 năm 2015 Quy định đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản; - Thông tư 27/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 29 tháng 5 năm 2015 về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; 9 - Thông tư 43/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 29 tháng 9 năm 2015 về Báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường; - Quyết định số 89/2008/QĐ-TTg ngày 07/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Than Việt nam đến năm 2015 định hướng đến năm 2025. - Quyết định 1714/2009/QĐ-UBND ngày 29/05/2009 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh quy định về việc quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh. - Quyết định số 60/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Than Việt nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 và Quyết định sửa đổi. - Quyết định 18/2013/QĐ-TTg ngày 29/03/2013 của Thủ Tướng Chính Phủ về cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản. - Quyết định 3063/2014/QĐ-UBND tỉnh Quảng Ninh về Quy định Quản lý Tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh - Quyết định 3379/2014/QĐ-UBND quy định thu lệ phí cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. - Quyết định 969/QĐ-UBND quản lý hoạt động thoát nước xử lý nước thải Quảng Ninh 2016. - Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. - Quy hoạch bảo vệ môi trường Thị xã Đông Triều giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. - Báo cáo công tác bảo vệ môi trường hàng năm, kết quả quan trắc môi trường định kỳ của Công ty than Mạo Khê - TKV. - Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia, quyết định về môi trường: + QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm; 10 + QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp; + QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt; + QCVN 26:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về vi khí hậu - giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc. + QCVN 24:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc. + QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (tính trung bình 1 giờ) + QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn + Quyết định 3733:2002/QĐ-BYT về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và thông số vệ sinh lao động. 1.2. Tình hình khai than trên Thế giới và Việt Nam 1.2.1. Tình hình khai thác than trên thế giới Cho tới nay than đá là nguồn năng lượng chủ yếu của loài người với tổng trữ lượng trên 700 tỷ tấn, có khả năng đáp ứng nhu cầu con người khoảng 180 năm. Đặc biệt trong năm 2002, cùng với sự phục hồi của nền kinh tế, người ta cũng nhận thấy những dấu hiệu tăng trưởng trở lại của ngành sản xuất muội than trên thế giới mặc dù doanh số của sản phẩm này luôn đạt ở mức cao trong năm 2000 đã giảm xuống mức thấp nhất trong năm 2001. Sự phát triển trong tương lai của loại vật liệu này phụ thuộc rất nhiều vào ngành sản xuất các sản phẩm cao su vì ngành này tiêu thụ nhiều muội than nhất. Theo số liệu của SRL (Viện Nghiên cứu Stanford), năm 2001 công suất muội than thế giới vào khoảng 8,5 triệu tấn, trong khi đó năm 2000, thị trường Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản chỉ tiêu thụ có 3,8 triệu tấn muội than. Khoảng 70% sản lượng muội than của thế giới được sử dụng làm chất gia cường trong lốp ô tô và các loại xe cộ khác, 20% dùng cho sản xuất các sản phẩm khác như ống cao su, dây curoa, các sản phẩm cơ khí và đúc, giầy dép, 10% còn lại được sử dụng làm bột màu trong 11 mực in, sơn và chất dẻo. Theo SRL, tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành sản xuất muội than vào khoảng 1 - 2%/năm, gần giống như sự tăng trưởng của ngành sản xuất các sản phẩm cao su. Muội than được sản xuất bằng quá trình oxy hóa một phần các hyđrocacbon lỏng và khí ở nhiệt độ cao hơn 20000F. Phụ thuộc vào kích thước hạt, cầu trúc, độ tinh khiết và phương pháp sản xuất, muội than được phân thành các loại như: muội lò, muội đèn, muội xương và muội axetylen hay còn gọi là muội nhiệt. Hơn 90% sản lượng muội than thế giới là muội lò, một vật liệu thương mại. 10% còn lại cú cỏc ứng dụng đặc biệt hoặc có giá cao hơn muội lò. Ba nhà sản xuất muội than lớn nhất thế giới là Degussa AG, Đức; Cabot Corp., Boston (Mỹ) và Columbian Chemicals Co. Ngoài ra cũng còn một số cơ sở lớn khác như Engineered Carbon Co.; Taiwan - based China Syntheric Rubber; Tokai Carbon (Nhật Bản); và lndia’s Aitya Biria Group v.v.... Nói chung, lợi nhuận mà các nhà sản xuất thu được từ muội than vẫn tiếp tục còn bị nhiều sức ép. Theo một nhà phân tích thị trường về muội than thì có thể là trong một vài năm tới, một số nhà sản xuất nhỏ vẫn sẽ phải dừng sản xuất và doanh số của muội than sẽ tăng trung bình khoảng từ 1 đến 2% hàng năm. Các nước sản xuất than lớn nhất không chỉ giới hạn ở một khu vực - năm nhà sản xuất than đá hàng đầu là Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Úc và Indonesia. Phần lớn sản xuất than toàn cầu được sử dụng ở nước sản xuất than; Chỉ có khoảng 15% sản lượng than đá là dành cho thị trường than quốc tế.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất