Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp trản...

Tài liệu đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp trảng bàng huyện tràng bảng tỉnh tây ninh

.PDF
99
31
72

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM BÙI THỊ THU THỦY ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TẠI KHU CÔNG NGHIỆP TRẢNG BÀNG – HUYỆN TRẢNG BÀNG – TỈNH TÂY NINH Chuyên ngành: Khoa học môi trường Mã số: 60.44.03.01 Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Trung Quý NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP – 2017 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày… tháng… năm 2017 Tác giả luận văn Bùi Thị Thu Thủy ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô giáo Khoa Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ bản và tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học cao học trong suốt 2 năm qua. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Phan Trung Quý đã dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh, Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp Tây Ninh và các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Trảng Bàng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp cận và thu thập những thông tin, tài liệu cần thiết cho đề tài. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã động viên và giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày …tháng… năm 2017 Tác giả luận văn Bùi Thị Thu Thủy iii MỤC LỤC Lời cam đoan .................................................................................................................... ii Lời cảm ơn ....................................................................................................................... iii Mục lục ........................................................................................................................... iv Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi Danh mục bảng ............................................................................................................... vii Danh mục hình................................................................................................................. ix Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x Thesis abstract.................................................................................................................. xi PHẦN 1. MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1 1.2. Giả thuyết khoa học ............................................................................................ 2 1.3. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 2 1.4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2 1.5. Những đóng góp mới, ý nghĩa thực tiễn ............................................................. 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................... 3 2.1. Cơ sở lý thuyết về chất thải nguy hại ................................................................. 3 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản .................................................................................... 3 2.1.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải nguy hại ............................................................. 5 2.1.3. Phân loại chất thải nguy hại................................................................................ 8 2.1.4. Các dấu hiệu cảnh bảo chất thải nguy hại ........................................................ 11 2.1.5. Ảnh hưởng của chất thải nguy hại đối với con người và môi trường sinh thái .................................................................................................................... 13 2.2. Thực trạng công tác quản lý chất thải nguy hại ................................................ 22 2.2.1. Thực trạng công tác quản lý chất thải nguy hại trên thế giới ........................... 22 2.2.2. Thực trạng công tác quản lý chất thải nguy hại tại Việt Nam .......................... 26 2.2.3. Thực trạng công tác quản lý chất thải nguy hại tại tỉnh Tây Ninh ................... 36 2.3. Lợi ích trong quản lý chất thải nguy hại ........................................................... 39 2.3.1. Lợi ích trong ngăn ngừa phát sinh và tái chế, tái sử dụng CTNH .................... 39 2.3.2. Lợi ích trong quản lý tổng hợp chất thải nguy hại............................................ 40 PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 41 3.1. Địa điểm nghiên cứu......................................................................................... 41 iv 3.2. Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 41 3.3. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 41 3.4. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 41 3.5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 41 3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp............................................................... 41 3.5.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế ............................................................. 42 3.5.3. Phương pháp phỏng vấn ................................................................................... 42 3.5.4. Phương pháp lấy mẫu ....................................................................................... 43 3.5.5. Phương pháp chuyên gia .................................................................................. 46 3.5.6. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 46 PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................... 47 4.1. Khái quát về KCN Trảng Bàng, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh ................ 47 4.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên KCN Trảng Bàng .......................................... 47 4.1.2. Khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................. 51 4.1.3. Cơ sở hạ tầng .................................................................................................... 51 4.1.4. Đặc điểm KCN Trảng Bàng ............................................................................. 52 4.2. Thực trạng công tác quản lý chất thải nguy hại tại KCN Trảng Bàng ............. 53 4.2.1. Thực trạng phát sinh chất thải nguy hại tại KCN Trảng Bàng ......................... 53 4.2.2. Thực trạng công tác quản lý chất thải nguy hại tại KCN Trảng Bàng ............. 58 4.3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải nguy hại tại KCN Trảng Bàng............................................................................................... 76 4.3.1. Tăng cường tái sử dụng, giảm thiểu chất thải nguy hại tại nguồn .................... 76 4.3.2. Công tác phân loại, thu gom chất thải nguy hại ............................................... 76 4.3.3. Lưu giữ chất thải nguy hại ................................................................................ 77 4.3.4. Công tác xử lý chất thải nguy hại ..................................................................... 78 4.3.5. Cán bộ phụ trách môi trường ............................................................................ 80 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................... 81 5.1. Kết luận............................................................................................................. 81 5.2. Kiến nghị .......................................................................................................... 82 Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 83 Phụ lục .......................................................................................................................... 86 v DANH MỤC CHỮ VİẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường BVMT Bảo vệ môi trường CP Cổ phần CTNH Chất thải nguy hại CTR Chất thải rắn CCN Cụm công nghiệp DN Doanh nghiệp HTXL Hệ thống xử lý KCN Khu công nghiệp KTTĐ Kinh tế trọng điểm KV Khu vực PTHT Phát triển hạ tầng QCVN Quy chuẩn Việt Nam QĐ Quyết định QCKTMT Quy chuẩn kỹ thuật môi trường QLCTNH Quản lý chất thải nguy hại SMEWW Standard Methods for the Examination of Water and Waste water TC VSLĐ Tiêu chuẩn vệ sinh lao động TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TN&MT Tài nguyên và Môi trường TPNH Thành phần nguy hại TNHH Trách nhiệm hữu hạn MTV Một thành viên UBND Ủy ban nhân dân XLNT Xử lý nước thải PCCC Phòng cháy chữa cháy vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Một số loại chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động công nghiệp............ 7 Bảng 2.2. Phân loại chất thải nguy hại theo đặc tính nguy hại.................................... 8 Bảng 2.3. Dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa đối với CTNH........................................ 12 Bảng 2.4. Các mối nguy hại theo các đặc tính của CTNH đối với môi trường và con người .............................................................................................. 14 Bảng 2.5. Chất thải công nghiệp phát sinh tại một số tỉnh, thành phố năm 2010 ..... 28 Bảng 2.6. Khối lượng CTR công nghiệp nguy hại từ một số ngành công nghiệp điển hình tại các KCN thuộc vùng KTTĐ phía nam................................. 29 Bảng 2.7. Một số CTNH chính phát sinh tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại tỉnh Tây Ninh ............................................................................................ 37 Bảng 3.1. Phương pháp xác định giá trị các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp ............................................................................................... 44 Bảng 3.2. Phương pháp xác định giá trị các thông số ô nhiễm trong không khí khu vực xử lý ............................................................................................ 45 Bảng 3.3. Phương pháp xác định giá trị các thông số ô nhiễm trong khí thải lò đốt chất thải công nghiệp .......................................................................... 45 Bảng 4.1. Các ngành nghề hoạt động trong KCN ..................................................... 52 Bảng 4.2. Lượng CTNH phát sinh của các doanh nghiệp may mặc, dệt nhuộm năm 2015 ................................................................................................... 54 Bảng 4.3. Lượng CTNH phát sinh của các doanh nghiệp sản xuất từ nhựa Plastic năm 2015 ....................................................................................... 54 Bảng 4.4. Lượng CTNH phát sinh của các doanh nghiệp ngành cơ khí năm 2015 ........................................................................................................... 55 Bảng 4.5. Lượng CTNH phát sinh của doanh nghiệp chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ năm 2015.......................................................................................... 55 Bảng 4.6. Lượng CTNH phát sinh của công ty CP Môi trường Xanh Việt Nam năm 2015 ................................................................................................... 56 Bảng 4.7. Thống kê khối lượng CTNH phát sinh trung bình 1 tháng tại Công ty CP Môi Trường Xanh Việt Nam ............................................................... 58 Bảng 4.8. Tổng hợp công tác quản lý CTNH của 19 doanh nghiệp sản xuất theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT .................................................... 60 vii Bảng 4.9. Tình hình đăng ký chủ nguồn thải CTNH................................................. 66 Bảng 4.10. Kết quả phân tích chất lượng không khí ................................................... 71 Bảng 4.11. Kết quả phân tích chất lượng khí thải ống khói lò đốt rác ........................ 72 Bảng 4.12. Chất lượng xỉ thải sau hệ thống lò đốt CTNH .......................................... 73 Bảng 4.13. Kết quả phân tích chất lượng nước thải của các dây chuyền xử lý CTNH ........................................................................................................ 74 Bảng 4.14. Những hạn chế tồn tại trong công tác phân loại, thu gom CTNH và giải pháp khắc phục................................................................................... 77 Bảng 4.15 . Những hạn chế tồn tại trong kho lưu giữ CTNH và giải pháp khắc phục ........................................................................................................... 78 viii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Phân loại chất thải theo danh mục luật định của EPA (Mỹ) ..................... 11 Hình 2.2. Sơ đồ các tuyến xâm nhập của CTNH vào cơ thể con người và môi trường sinh thái ......................................................................................... 18 Hình 4.1. Sơ đồ vị trí KCN Trảng Bàng ................................................................... 48 Hình 4.2. Mô hình quản lý môi trường trong KCN Trảng Bàng .............................. 53 Hình 4.3. Quy trình quản lý CTNH tại các doanh nghiệp ........................................ 58 Hình 4.4. Sơ đồ thu gom, phân loại, lưu giữ, xử lý CTNH ....................................... 69 ix TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Bùi Thị Thu Thủy Tên Luận văn: Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp Trảng Bàng, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh Ngành: Khoa Học Môi Trường Mã số: 60.44.03.01 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mục đích nghiên cứu - Đánh giá thực trạng tình hình quản lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp Trảng Bàng. - Đề xuất giải pháp quản lý phù hợp, nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp Trảng Bàng trong thời gian tới Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã sử dụng một số phương pháp: - Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp - Phương pháp điều tra, khảo sát - Phương pháp phỏng vấn - Phương pháp lấy mẫu - Phương pháp chuyên gia - Phương pháp xử lý số liệu Kết quả chính và kết luận Khối lượng CTNH phát sinh khoảng 500 tấn/năm trong đó 200 tấn/năm là của 19 doanh nghiệp sản xuất (tập trung chủ yếu ở các loại hình sản xuất như: may mặc, dệt sợi, cơ khí), 300 tấn/năm là của Công ty CP Môi Trường Xanh Việt Nam. Công tác quản lý CTNH của các doanh nghiệp ngày càng có tiến bộ, hầu hết các doanh nghiệp đã có ý thức, trách nhiệm hơn trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý CTNH. Tuy nhiên vẫn còn một số doanh nghiệp chưa thực hiện tốt công tác quản lý CTNH như: kho lưu giữ chưa đạt yêu cầu theo quy định Thông tư 36/2015/TT-BTNMT, công tác phân loại chưa hiệu quả, một số CTNH chưa được thu gom triệt để. Trên cơ sở đó, đề tài đã đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý CTNH như: tăng cường tái sử dụng và giảm thiểu tại nguồn, tăng cường công tác đào tạo và nâng cao nhận thức về quản lý CTNH cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác quản lý CTNH và đề xuất các giải pháp cụ thể đối với từng vấn đề tồn tại trong công tác quản lý CTNH. x THESIS ABSTRACT Master candidate: Bui Thi Thu Thuy Thesis title: Assessing the status of hazardous waste management in Trang Bang Industrial Zone, Trang Bang District, Tay Ninh Province Major: Environmental science Code: 60.44.03.01 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research Objectives - Assessment of the status of hazardous waste management in Trang Bang Industrial Zone. - Propose appropriate management solutions, improve the efficiency of hazardous waste management in the industrial zone in the future. Materials and Methods - Method of secondary data collection - Survey method - Interviewing method - Sampling method - Expert method - Data processing method Main findings and conclusions - The volume of hazardous waste generated is around 500 tons/year, of which 200 tons/year is from 19 manufacturing enterprises (mainly garment, textile, Mechanical), 300 tons per year of Green Environment Joint Stock Company Việt Nam. - The management of hazardous waste by enterprises increasingly advanced, most businesses were conscious, more responsible in implementing the provisions of the law on the management of hazardous waste. However there are still some businesses have not done well the management of hazardous waste, such as: The storage area is not up to the requirements of Circular No. 36/2015/TT-BTNMT, the classification is not effective, some hazardous wastes have not been thoroughly collected. On that basis, the subject has proposed measures to improve the effectiveness of hazardous waste management such as: increased reuse and reduction at source, training and awareness raising on hazardous waste management for staff managing the hazardous waste and proposing specific solutions to each of the problems that exist in hazardous waste management. xi PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THİẾT CỦA ĐỀ TÀI Trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có 02 khu Kinh tế Cửa khẩu là Mộc Bài và Xa Mát, 09 khu công nghiệp và 08 cụm công nghiệp. Các khu kinh tế, khu công nghiệp và cụm công nghiệp đã đóng góp một phần quan trọng vào tỷ trọng phát triển kinh tế công nghiệp, góp phần giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động, thực hiện xóa đói, giảm nghèo trên địa địa bàn toàn Tỉnh. Song, việc tập trung các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã tạo ra một lượng lớn chất thải như: chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn sản xuất, nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất và đặc biệt là CTNH nếu không được thu gom, xử lý triệt để sẽ là tác nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người lao động và đến người dân xung quanh khu công nghiệp. Khu công nghiệp Trảng Bàng là khu công nghiệp tập trung đầu tiên của tỉnh Tây Ninh được thành lập theo quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 09/02/1999 của Thủ tướng Chính phủ, là một khu vực riêng biệt dành riêng cho sản xuất công nghiệp, dịch vụ và có nhiều đóng góp cho nền công nghiệp nước ta, góp phần thúc đẩy kinh tế, văn hóa - xã hội cho tỉnh Tây Ninh nói riêng và nước nhà nói chung. Bên cạnh sự phát triển đó thì nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường tự nhiên. Công tác quản lý môi trường tại khu công nghiệp đã và đang được tiến hành, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế và bất cập trong công tác quản lý đặc biệt là trong công tác quản lý CTNH. Hiện tại, công tác quản lý CTNH của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp được thực hiện theo Thông tư 36/2015/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số doanh nghiệp chưa chấp hành đúng quy định của pháp luật như kho lưu trữ chưa đạt yêu cầu theo quy định của Thông tư 36/2015/TT-BTNMT, kho bị trũng, thấp, không có gờ chống tràn đối với chất thải lỏng, không phân ô. Công tác phân loại chưa thực hiện tốt, vẫn còn hiện tượng để lẫn các loại CTNH với nhau, CTNH thu gom chưa triệt để. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực làm công tác môi trường còn hạn chế, cán bộ môi trường chủ yếu là kiêm nhiệm. Ban quản lý khu công nghiệp chưa giám sát chặt chẽ quá trình sản xuất, xử lý CTNH của các doanh nghiệp tại KCN. Ngoài ra, cơ quan quản lý chưa giám sát được chính xác số lượng CTNH phát sinh, chủng loại CTNH phát sinh. Số lượng, chủng loại CTNH thống kê chủ yếu thông qua việc 1 tự báo cáo của doanh nghiệp và đơn vị xử lý. Xuất phát từ thực tế trên, nhằm đưa ra một số giải pháp hữu hiệu trong công tác quản lý CTNH tại khu công nghiệp Trảng Bàng – huyện Trảng Bàng nói riêng và trên địa bàn tỉnh Tây Ninh nói chung, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp Trảng Bàng – huyện Trảng Bàng – tỉnh Tây Ninh”. 1.2. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Công tác quản lý CTNH tại khu công nghiệp chưa đạt hiệu quả cao và có sự tác động đến sức khỏe con người và môi trường. Từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác quản lý CTNH tại địa bàn nghiên cứu. 1.3. MỤC ĐÍCH NGHİÊN CỨU - Đánh giá thực trạng tình hình quản lý CTNH tại KCN Trảng Bàng. - Đề xuất giải pháp quản lý phù hợp, nâng cao hiệu quả công tác quản lý CTNH tại KCN Trảng Bàng trong thời gian tới. 1.4. PHẠM Vİ NGHİÊN CỨU Phạm vi không gian: Khu công nghiệp Trảng Bàng, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Phạm vi thời gian của số liệu được thu thập: Từ tháng 12/2015 đến tháng 10/2016. 1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚİ, Ý NGHĨA THỰC TİỄN Phản ánh được thực trạng phát sinh CTNH tại KCN Trảng Bàng. Chỉ ra được những hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý CTNH của cơ quan quản lý và các đơn vị sản xuất. Đề xuất các giải pháp phù hợp với tình hình tại KCN Trảng Bàng và có tính khả thi. Đặc biệt, luận văn đã đề xuất các biện pháp xây dựng KCN Trảng Bảng thành KCN thân thiện với môi trường. Ngoài ra, luận văn còn có thể làm tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu, báo cáo về công tác quản lý CTNH tại KCN Trảng Bàng nói riêng và về lĩnh vực CTNH tại KCN nói chung. 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHẤT THẢİ NGUY HẠİ 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản - Khái niệm chất thải Theo Luật Bảo vệ môi trường (2014): “Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.” - Khái niệm chất thải nguy hại Khái niệm về thuật ngữ “Chất thải nguy hại” lần đầu tiên xuất hiện vào thập niên 70 của thế kỉ trước tại các nước Âu – Mỹ, sau đó mở rộng ra nhiều quốc gia khác. Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về CTNH trong luật và các văn bản dưới luật về môi trường. Chẳng hạn như: Theo UNEP Chất thải độc hại là những chất thải (không kể chất thải phóng xạ) có hoạt tính hóa học hoặc có tính độc hại, cháy nổ, ăn mòn gây nguy hiểm hoặc có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe hoặc môi trường khi hình thành hoặc tiếp xúc với các chất thải khác (Võ Đình Long và Nguyễn Văn Sơn, 2008). Theo Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (US-EPA) Chất thải được cho là nguy hại theo quy định của pháp luật nếu có một hoặc một số tính chất sau: - Thể hiện đặc tính dễ bắt lửa, ăn mòn, phản ứng, và/hoặc độc hại. - Là chất thải xuất phát từ nguồn không đặc trưng (chất thải nói chung từ quy trình công nghệ). - Là chất thải xuất phát từ nguồn đặc trưng (từ các ngành công nghiệp độc). - Là các hóa chất thương phẩm độc hại hoặc sản phẩm trung gian - Là hỗn hợp có chứa một chất thải nguy hại đã được liệt kê. - Là một chất được qui định trong RCRA. - Phụ phẩm của quá trình xử lý CTNH cũng được coi là CTNH trừ khi chúng được loại bỏ hết tính nguy hại (Võ Đình Long và Nguyễn Văn Sơn, 2008). 3 Theo Luật khôi phục và bảo vệ tài nguyên của Mỹ (RCRA) CTNH là chất rắn hoặc hỗn hợp chất rắn có khối lượng, nồng độ, hoặc các tính chất vật lý, hóa học, lây nhiễm mà khi xử lý, vận chuyển, thải bỏ, hoặc bằng những cách quản lý khác nó có thể: Gây ra nguy hiểm hoặc tiếp tục tăng nguy hiểm hoặc làm tăng đáng kể số tử vong, hoặc làm mất khả năng hồi phục sức khỏe của người bệnh. Làm phát sinh hiểm họa lớn cho con người hoặc môi trường ở hiện tại hoặc tương lai (Võ Đình Long và Nguyễn Văn Sơn, 2008). Theo Luật Bảo vệ môi trường (2014) ở Việt Nam: “Chất thải nguy hại (CTNH) là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác”. Tuy có sự khác nhau về từ ngữ nhưng tất cả các định nghĩa đều có nội dung tương tự nhau, đó là nêu lên đặc tính gây huy hại cho môi trường và sức khỏe cộng đồng của chất thải nguy hại. - Khái niệm quản lý chất thải Theo Luật Bảo vệ môi trường (2014): “Quản lý chất thải là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải”. - Khái niệm quản lý chất thải nguy hại Theo Quy chế quản lý chất thải nguy hại số 155/1999/QĐ – TTg: “Quản lý chất thải nguy hại là các hoạt động kiểm soát CTNH trong suốt quá trình từ phát sinh đến thu gom, vận chuyển, quá cảnh, lưu giữ, xử lý và tiêu hủy CTNH”. Quản lý CTNH hiện nay đang là vấn đề then chốt để tiến tới giảm thiểu ô nhiễm môi trường một cách triệt để. Hoạt động quản lý CTNH được đặt ra và tiến hành theo một chu trình chặt chẽ bao gồm phòng ngừa, giảm thiểu, phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý CTNH. Ngay từ khâu đầu tiên (Phòng ngừa, giảm thiểu) hoạt động quản lý CTNH đã được đặt ra nhằm hạn chế số lượng CTNH phát sinh cho đến khâu kết thúc là khâu xử lý để tiêu hủy triệt để lượng CTNH, nhờ đó mà khối lượng CTNH được thải ra không thể phát huy tính độc, tính gây hại cho môi trường, sức khỏe con người và hệ sinh thái động thực vật. 4 Quản lý CTNH là một hoạt động khó, tốn kém, có tính nguy hiểm cao (Do liên quan đến các chất nguy hại) đòi hỏi có sự đầu tư đồng bộ về khoa học kỹ thuật, đào tạo trình độ, nâng cao năng lực…thì hoạt động quản lý mới có thể đạt được hiệu quả cao. Bên cạnh đó, quản lý CTNH cần có sự phối hợp đồng bộ của tất cả các cơ quan nhà nước từ cơ quan Trung ương đến cơ quan địa phương trong việc đưa ra các chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường; trong việc giám sát, kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm pháp luật về quản lý CTNH; trong công tác tuyên truyền giáo dục ý thức của toàn thể nhân dân trong việc bảo vệ môi trường nói chung và quản lý CTNH nói riêng. 2.1.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải nguy hại Do tính đa dạng của các loại hình sản xuất công nghiệp, các hoạt động thương mại dịch vụ, các hoạt động trong cuộc sống hay các hoạt động công nghiệp mà chất thải nguy hại phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau. Việc phát thải có thể do bản chất của công nghệ, hay do trình độ dân trí dẫn đến việc thải chất thải có thể là vô tình hay cố ý. Tùy theo cách nhìn nhận mà có thể phân thành các nguồn thải khác nhau, nhìn chung có thể chia các nguồn phát sinh chất thải nguy hại thành các nguồn chính như sau: - Từ các hoạt động công nghiệp: Đây là nguồn phát sinh CTNH đa dạng, với số lượng lớn chiếm trên 80% khối lượng CTNH trong tổng khối lượng CTNH phát thải. - Từ hoạt động nông nghiệp: Chủ yếu sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, … phục vụ cho hoạt động nông nghiệp. CTNH điển hình phát sinh là các bao bì thải, chai lọ thủy tinh; thùng nhựa; bao nylon ,… còn chứa hoặc nhiễm thuốc bảo vệ thực vật. - Từ Kinh doanh - Thương mại - Dịch vụ: Nhập xuất khẩu các hàng hóa có tính chất độc hại không đạt yêu cầu hoặc để tồn lưu hàng hóa đến hết hạn sử dụng, biến đổi chất, dẫn đến phát sinh lượng lớn chất thải cần xử lý. - Từ hoạt động liên quan về y tế: Các chất thải nguy hại phát sinh chủ yếu là chất thải chứa các tác nhân lây nhiễm (Kim tiêm, bình truyền dịch, bệnh phẩm ,…); hóa chất thải chứa thành phần nguy hại; các loại dược phẩm gây độc tế bào. 5 - Từ hoạt động giáo dục- nghiên cứu: Do sử dụng hóa chất trong các phòng thí nghiệm để phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu chuyên môn nên có phát sinh CTNH. - Từ sinh hoạt: Trong sinh hoạt cũng phát sinh chất thải nguy hại, điển hình có thể kể đến các chất thải như : pin, ac quy, bóng đèn huỳnh quang thải, hóa chất khử khuẩn, diệt côn trùng. Trong các nguồn thải trên thì hoạt động công nghiệp là nguồn phát sinh CTNH lớn nhất và thành phần CTNH thì rất đa dạng tùy thuộc vào loại ngành công nghiệp. So với các nguồn phát thải khác thì đây là nguồn phát thải mang tính thường xuyên và ổn định nhất. Các nguồn phát thải từ thương mại hay sinh hoạt thì khối lượng CTNH không nhiều, tương đối nhỏ, mang tính sự cố hay do trình độ nhận thức của người dân. Các nguồn thải từ hoạt động nông nghiệp mang tính phát tán dạng rộng, đây là nguồn rất khó kiểm soát và thu gom, lượng thải này phụ thuộc rất nhiều vào khả năng nhận thức cũng như trình độ dân trí của người dân trong khu vực (Nguyễn Thị Kim Thái, 2011). Ở Việt Nam, một số ngành công nghiệp điển hình phát sinh CTNH như: công nghiệp hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật, công nghiệp chế biến dầu mỏ, công nghiệp luyện kim, ngành xi mạ, ngành sản xuất xây dựng, ngành điện tử và ắc quy, ngành sản xuất giày dép, ngành dệt nhuộm, ngành thuộc da, ngành sản xuất giấy, ngành sản xuất điện,.....Sau đây là các dạng chất thải nguy hại đặc trưng từ một số ngành công nghiệp tiêu biểu được thể hiện ở bảng 2.1. Ngoài ra CTNH còn kể đến một lượng lớn bùn cặn (Hoặc chất nổi) sinh ra trong quá trình xử lý nước thải. Trong một số trường hợp (Bùn từ XLNT xi mạ, váng dầu từ nước thải chế biến hạt điều) lượng bùn cặn này còn chứa nhiều yếu tố độc hại (Kim loại nặng, phenol và các dẫn xuất của chúng) và được xem như là một dạng ô nhiễm thứ cấp. 6 Bảng 2.1. Một số loại chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động công nghiệp STT Các ngành công nghiệp tiêu biểu Loại chất thải nguy hại điển hình Axit và kiềm: HCl, H2SO4, HNO3, NaOH… Dung môi thải và cặn chưng cất: bezen, toluen, axetol… 01 Sản xuất hóa chất Chất thải phản ứng, chất oxy hóa: pemanganat kali; hypoclorit; sulphit kali; sulphit natri... Sản phẩm hóa chất thương mại loại bỏ Bùn cặn từ xử lý nước thải 02 Công nghiệp xây dựng Sơn thải, dung môi đã sử dụng Axit mạnh và kiềm Công nghiệp thực phẩm Rượu, bia, nước giải khát Phenol, bã lên men Mì ăn liền Dầu thực vật Thuốc lá Nicotine Chế biến hạt điều Phenol và các dẫn xuất của chúng Tinh bột khoai mì Xyanua Chế biến thịt, cá, thủy, hải sản Chlorine dư 04 Công nghiệp giấy, bột giấy và bông băng Dung môi hữu cơ chứa Clo như CH3Cl, CH2Cl2…; 05 Công nghiệp sơi- dệt - nhuộm Phẩm nhuộm và các sản phẩm trợ nhuộm, kim loại nặng, axit, kiềm 06 Công nghiệp thuộc da Nước thải chứa crom 07 Công nghiệp điện tử Nước thải xi mạ chứa kim loại nặng 08 Công nghiệp in Phim nhựa tráng hỏng, xyanua, hydroquynua, thuốc ảnh và các dạng thuốc màu khác 03 09 Công nghiệp luyện kim Chất thải ăn mòn: axít vô cơ, sơn phế thải (tạo màu cho giấy)… Bụi và các loại khí trong quá trình đốt như dioxin, furan, PCB… Chất thải xi mạ như kim loại nặng, axít bazơ mạnh… Chất thải có chứa xyanua 10 Công nghiệp chế biến gỗ Hơi dung môi hữu cơ, keo dán gỗ, formaldehyde Nguồn: Lâm Minh Triết; Lê Thanh Hải (2006) và Nguyễn Thị Kim Thái (2011) 7 2.1.3. Phân loại chất thải nguy hại Trên thế giới hiện nay có rất nhiều cách phân loại CTNH: Theo đặc tính, nguồn gốc, cách quản lý, mức độc … Có thể nêu một số cách như sau: 2.1.3.1. Theo đặc tính Bảng 2.2 Phân loại chất thải nguy hại theo đặc tính nguy hại Tính chất nguy hại Ký hiệu Dễ nổ N Dễ cháy C Oxy hoá OH Ăn mòn Có độc tính Mô tả Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng mà bản thân chúng có thể nổ do kết quả của phản ứng hoá học (khi tiếp xúc với ngọn lửa, bị va đập hoặc ma sát) hoặc tạo ra các loại khí ở nhiệt độ, áp suất và tốc độ gây thiệt hại cho môi trường xung quanh. - Chất thải lỏng dễ cháy: Các chất thải ở thể lỏng, hỗn hợp chất lỏng hoặc chất lỏng chứa chất rắn hoà tan hoặc lơ lửng, có nhiệt độ chớp cháy thấp theo QCKTMT về ngưỡng CTNH. - Chất thải rắn dễ cháy: Các chất thải rắn có khả năng tự bốc cháy hoặc phát lửa do bị ma sát trong các điều kiện vận chuyển. - Chất thải có khả năng tự bốc cháy: Các chất thải rắn hoặc lỏng có thể tự nóng lên trong điều kiện vận chuyển bình thường, hoặc tự nóng lên do tiếp xúc với không khí và có khả năng bốc cháy. - Chất thải tạo ra khí dễ cháy: Các chất thải khi tiếp xúc với nước có khả năng tự cháy hoặc tạo ra khí dễ cháy. Các chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện phản ứng oxy hoá toả nhiệt mạnh khi tiếp xúc với các chất khác, có thể gây ra hoặc góp phần đốt cháy các chất đó. AM Các chất thải thông qua phản ứng hoá học gây tổn thương nghiêm trọng các mô sống hoặc phá huỷ các loại vật liệu, hàng hoá và phương tiện vận chuyển. Thông thường đó là các chất hoặc hỗn hợp các chất có tính axit mạnh hoặc kiềm mạnh theo QCKTMT về ngưỡng CTNH. Đ - Gây kích ứng: Các chất thải không ăn mòn có các thành phần nguy hại gây sưng hoặc viêm khi tiếp xúc với da hoặc màng nhầy. - Gây hại: Các chất thải có các thành phần nguy hại gây các rủi ro sức khoẻ ở mức độ thấp thông qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da. - Gây độc cấp tính: Các chất thải có các thành phần nguy hại gây tử vong, tổn thương nghiêm trọng hoặc tức thời cho sức khoẻ thông qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da. - Gây độc từ từ hoặc mãn tính: Các chất thải có các thành phần nguy hại gây ảnh hưởng xấu cho sức khoẻ một cách từ từ hoặc mãn tính thông qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da. 8 Tính chất nguy hại Ký hiệu Mô tả Có độc tính sinh thái ĐS - Gây ung thư: Các chất thải có các thành phần nguy hại có khả năng gây ra hoặc tăng tỉ lệ mắc ung thư thông qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da. - Gây độc cho sinh sản: Các chất thải có các thành phần nguy hại có khả năng gây tổn thương hoặc suy giảm khả năng sinh sản của con người thông qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da. - Gây đột biến gien: Các chất thải có các thành phần nguy hại gây ra hoặc tăng tỷ lệ tổn thương gen di truyền thông qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da. - Sinh khí độc: Các chất thải có các thành phần mà khi tiếp xúc với không khí hoặc với nước sẽ giải phóng ra khí độc, gây nguy hiểm đối với người và sinh vật. Các chất thải có các thành phần nguy hại gây tác hại nhanh chóng hoặc từ từ đối với môi trường và các hệ sinh vật thông qua tích luỹ sinh học. Lây nhiễm LN Các chất thải có vi sinh vật hoặc độc tố sinh học gây nhiễm trùng hoặc bệnh tật cho người và động vật. Nguồn: Bộ Tài nguyên môi trường (2015) 2.1.3.2. Theo luật định Ở Việt Nam, việc phân loại CTNH được thực hiện theo quy định tại Phụ lục 1 (Danh mục CTNH) của Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2009/BTNMT về ngưỡng chất thải nguy hại ban hành kèm theo Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đầu tiên căn cứ vào danh mục nhóm chất thải phân loại theo nhóm nguồn hoặc dòng thải chính tại Mục B Phụ lục 1 của Thông tư 36/2015/TT-BTNMT xem chất thải thuộc nhóm, nguồn dòng thải nào rồi so sánh với ngưỡng chất thải nguy hại, nếu là ký hiệu “*” thì có khả năng là CTNH. Cần áp dụng ngưỡng CTNH (hay ngưỡng nguy hại của chất thải) theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật môi trường về ngưỡng CTNH để phân định có phải là CTNH hay không (so sánh với QCVN 07:2009/BTNMT hay QCVN 50: 2013/BTNMT). Nếu là ký hiệu “**” thì luôn luôn là CTNH trong mọi trường hợp. 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất