Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá thực trạng công tác bảo vệ môi trường các khu công nghiệp trên địa bàn ...

Tài liệu đánh giá thực trạng công tác bảo vệ môi trường các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội và đề xuất giải pháp quản lí bảo vệ

.PDF
181
6
56

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian nghiên cứu, tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sĩ “Đánh giá thực trạng công tác bảo vệ môi trường các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ”. Đây là một đề tài phức tạp và khó khăn trong cả việc thu thập, phân tích thông tin số liệu và cả những vấn đề liên quan đến đề xuất các giải pháp cụ thể. Tuy vậy, trong quá trình triển khai thực hiện tác giả đã cố gắng đến mức cao nhất để hoàn thành luận văn với khối lượng và chất lượng tốt nhất có thể. Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè và gia đình. Trước hết tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và trân trọng tới TS. Vũ Đức Toàn, người Thầy đã chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tác giả rất tận tình trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn. Tác giả xin trân trọng cảm ơn đến các thầy: PGS.TS. Nguyễn Văn Thắng - Trường Đại học Thủy lợi, TS. Bùi Quốc Lập Trường Đại học Thủy lợi đã có những chỉ bảo, góp ý chân thành cho tác giả trong quá trình thực hiện luận văn. Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Phòng Đào tạo đại học và sau đại học, Khoa Môi trường của trường Đại học Thủy lợi và toàn thể các thầy cô đã giảng dạy, giúp đỡ tác giả trong thời gian học tập cũng như thực hiện luận văn. Cuối cùng tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các bạn bè, người thân, đồng nghiệp trong gia đình đã động viên, ủng hộ, chia sẻ và là chỗ dựa tinh thần giúp tác giả tập trung nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Do thời gian nghiên cứu không dài, trình độ và kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều nên Luận văn chắc chắn không thể tránh được những hạn chế và thiếu sót. Tác giả kính mong các thầy, cô giáo, đồng nghiệp đóng góp ý kiến để kết quả nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Tác giả xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Học viên Trần Thị Ngọc Linh LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là: Trần Thị Ngọc Linh Mã số học viên: 128440301007 Lớp: CH 20 MT Chuyên ngành: Khoa học Môi trường Mã số: 60.85.02 Khóa học: 2011-2013. Tôi xin cam đoan quyển luận văn được chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Vũ Đức Toàn với đề tài nghiên cứu trong luận văn “Đánh giá thực trạng công tác bảo vệ môi trường các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ”. Đây là đề tài nghiên cứu mới, không trùng lặp với các đề tài luận văn nào trước đây, do đó không có sự sao chép của bất kì luận văn nào. Nội dung của luận văn được thể hiện theo đúng quy định, các nguồn tài liệu, tư liệu nghiên cứu và sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn nguồn. Nếu xảy ra vấn đề gì với nội dung luận văn này, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm theo quy định./. NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN Trần Thị Ngọc Linh MỤC LỤC MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ................................................................................................... 3 1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội ..................................3 1.1.1. Những đặc điểm tự nhiên thành phố Hà Nội ....................................................3 1.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội ...................................................................................6 1.2. Hiện trạng môi trường thành phố Hà Nội ............................................................7 1.2.1. Chất thải rắn ......................................................................................................7 1.2.2. Nước thải ...........................................................................................................9 1.2.3. Khí thải và tiếng ồn ...........................................................................................9 1.3. Tổng quan về khu công nghiệp, các nguyên tắc bảo vệ môi trường và định hướng phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay ............................................9 1.3.1. Tổng quan về khu công nghiệp .........................................................................9 1..3.2. Các nguyên tắc bảo vệ môi trường.................................................................15 1.3.3. Định hướng phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay .......................15 1.4. Tình hình quy hoạch và hoạt động của các khu công nghiệp ở Việt Nam và thành phố Hà Nội hiện nay........................................................................................16 1.4.1. Tình hình quy hoạch và hoạt động các khu công nghiệp ở Việt Nam ............16 1.4.2. Tình hình quy hoạch và hoạt động các khu công nghiệp TP. Hà Nội ............17 1.5. Hệ thống chính sách pháp luật về BVMT KCN hiện hành ở Việt Nam ............24 1.5.1. Các văn bản được thực thi trước khi có Luật Bảo vệ môi trường 2005 .........24 1.5.2. Các văn bản quy định về quản lý môi trường KCN đang được áp dụng ........25 CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI MỘT SỐ KHU CÔNG NGHIỆP ĐANG HOẠT ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI .......................................................................................................................... 27 2.1. Công tác chấp hành pháp luật về BVMT tại các KCN đang hoạt động trên địa bàn TP. Hà Nội ..........................................................................................................27 2.1.1. Chấp hành các thủ tục pháp lý về bảo vệ môi trường .....................................28 2.1.2. Chấp hành các quy định khác về bảo vệ môi trường ......................................40 2.2. Công tác quản lý nhà nước về BVMT đối với các KCN đang hoạt động trên địa bàn TP. Hà Nội ..........................................................................................................52 2.2.1. Quy định quản lý môi trường KCN ................................................................52 2.2.2. Công tác chỉ đạo điều hành, phân công trách nhiệm quản lý môi trường tại các KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội ..................................................................53 2.2.3. Công tác thực hiện quy định về quan trắc .......................................................58 2.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường .........................................62 2.3. Ưu điểm và tồn tại của công tác BVMT KCN trên địa bàn TP. Hà Nội ...........68 2.3.1. Ưu điểm ...........................................................................................................68 2.3.2. Những tồn tại, bất cập và nguyên nhân ...........................................................70 CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.................................... 77 3.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chấp hành pháp luật về BVMT KCN ...77 3.1.1. Giải pháp tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật về BVMT, bố trí nguồn kinh phí, bố trí cán bộ cho công tác BVMT..............................................................77 3.1.2. Giải pháp tăng cường hiệu quả trong đầu tư, vận hành các công trình BVMT KCN ..........................................................................................................................78 3.1.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả chương trình quan trắc môi trường định kỳ, đảm bảo việc xả thải đúng theo quy định .........................................................................79 3.1.4. Giải pháp nâng cao ý thức, trách nhiệm doanh nghiệp, người dân trong BVMT KCN ..............................................................................................................82 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về BVMT KCN ......................82 3.2.1.Giải pháp hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về BVMT KCN 82 3.2.2. Giải pháp tăng cường hiệu quả giám sát, thực thi pháp luật về BVMT của cơ quan quản lý nhà nước về BVMT trên địa bàn TP. Hà Nội......................................84 3.2.3. Giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về BVMT KCN trên địa bàn TP. Hà Nội ................................................................................................................84 3.3. Các giải pháp đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền ..................................86 3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước và Chính phủ ...........................................................86 3.3.2. Kiến nghị UBND thành phố Hà Nội ...............................................................87 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 89 KẾT LUẬN ...............................................................................................................89 KIẾN NGHỊ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP ...........................................................90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 91 PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Lượng chất thải rắn phát sinh tại Hà Nội năm 2011............................................. 8 Bảng 1.2. Sự hình thành và phát triển các KCN trên toàn quốc ......................................... 10 Bảng 1.3. Số lượng, quy mô KCN trên địa bàn cả nước năm 2012 ................................... 12 Bảng 1.4. Tình hình thu hút đầu tư vào các KCN (đến tháng 9/2012) .............................. 13 Bảng 1.5. Tổng hợp quy hoạch các KCN đến năm 2030 thành phố Hà Nội .................... 18 Bảng 1.6. Khối lượng chất thải rắn tại các KCN Hà Nội năm 2009 .................................. 21 Bảng 1.7. Khối lượng chất thải rắn tại các KCN Hà Nội .................................................... 21 Bảng 1.8. Khối lượng nước thải phát sinh tại các KCN Hà Nội ........................................ 22 Bảng 2.1. Tình hình thực hiện công tác lập báo cáo ĐTM hoặc Đề án BVMT KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội ....................................................................................................... 30 Bảng 2.2. Các văn bản xác nhận hoàn thành các công trình BVMT KCN TP. Hà Nội .. 33 Bảng 2.3. Tổng hợp hồ sơ môi trường các doanh nghiệp trong KCN ............................... 35 Bảng 2.4. Tổng hợp dự án trong KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội thực hiện quan trắc môi trường định kỳ .................................................................................................................. 38 Bảng 2.5. Tình hình xây dựng cơ sở hạ tầng KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội ......... 41 Bảng 2.6. Tổng hợp trạm xử lý nước thải các KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội ....... 43 Bảng 2.7. Các thông số xả thải vượt QCVN tại các KCN thành phố Hà Nội................... 47 Bảng 2.8. Danh mục cơ sở phát sinh khí thải và các công trình xử lý khí thải ................. 50 Bảng 2.9. Số lượng cán bộ phụ trách về môi trường tại các Công ty là chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội ............................................................ 56 Bảng 2.10. Tần suất quan trắc môi trường các KCN trên địa bàn TP. Hà Nội ................. 58 Bảng 2.11. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ các KCN trên địa bàn TP. Hà Nội .... 60 Bảng 2.12. Tổng hợp đồng hồ đo lưu lượng nước thải, quan trắc tự động một số thông số ô nhiễm đặc trưng tại các hệ thống xử lý nước thải tập trung của các KCN ..................... 61 Bảng 2.13. Bảng cho điểm đánh giá công tác BVMT tại 08 KCN trên địa bàn TP. Hà Nội............................................................................................................................................. 66 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Tình hình phát triển các KCN trên toàn quốc qua các năm ...................... 11 Hình 1.2. Lượng nước thải phát sinh tại 08 KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội ... 23 Hình 2.1. Sơ đồ thể hiện tỷ lệ doanh nghiệp lập thủ tục hồ sơ về môi trường tại 08 KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội ........................................................................ 36 Hình 2.2. Sơ đồ thể hiện tỷ lệ lấp đầy tại 08 KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội . 41 Hình 2.3. Các cơ quan quản lý môi trường KCN cấp Trung ương ........................... 54 Hình 2.4. Các cơ quan quản lý môi trường KCN cấp địa phương ............................ 54 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT GIẢI THÍCH BQL Ban Quản lý BVMT Bảo vệ môi trường CTNH Chất thải nguy hại CTR Chất thải rắn ĐTM Đánh giá tác động môi trường KCN Khu công nghiệp KCNC Khu công nghệ cao HTXLNT Hệ thống xử lý nước thải MT Môi trường NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn QCVN Quy chuẩn Việt Nam QCCP Quy chuẩn cho phép SXSH Sản xuất sạch hơn TP Thành phố TN&MT Tài nguyên và Môi trường UBND Ủy ban nhân dân 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Đề tài Các khu công nghiệp (KCN) ngày càng phát triển mạnh mẽ và là một trong những nhân tố chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp của đất nước. KCN phát triển sẽ tăng khả năng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển công nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người dân; đồng thời hạn chế tình trạng ô nhiễm do các cơ sở sản xuất ngoài KCN gây ra. Ngoài ra, KCN phát triển sẽ kéo theo các đô thị mới, các cơ sở phụ trợ và dịch vụ không ngừng phát triển, tạo ra sự chuyển dịch tích cực trong cơ cấu kinh tế - xã hội, góp phần đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Trên địa bàn thành phố (TP) Hà Nội hiện có 470 dự án đầu tư tại các KCN đã đi vào hoạt động với doanh thu ước đạt 1,7 tỷ USD, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội của Thủ đô [1]. Tuy nhiên, công tác bảo vệ môi trường (BVMT) tại các KCN ở cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn về môi trường như: các bất cập trong cơ chế chính sách về BVMT KCN nói riêng; công tác thực thi pháp luật về BVMT tại các KCN đã được cải thiện theo từng năm tuy nhiên còn rất nhiều hạn chế cần được tháo gỡ; nhiều thách thức lớn về ô nhiễm môi trường do các loại chất thải công nghiệp gây ra. Chính vì vậy, việc đánh giá thực trạng công tác BVMT tại các KCN đang hoạt động trên địa bàn TP. Hà Nội đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác BVMT của khu vực nghiên cứu là một việc hết sức cần thiết và hữu hiệu trong công tác BVMT của Việt Nam nói chung và của Hà Nội nói riêng. 2. Mục tiêu của đề tài Phân tích những thuận lợi, khó khăn trong các mặt cơ chế, chính sách, tổ chức và trong quá trình chấp hành pháp luật về BVMT tại 08 KCN trên địa bàn TP. Hà Nội. Đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện và tăng cường năng lực thực thi công tác BVMT; đặc biệt đối với phạm vi các KCN đang hoạt động trên địa bàn TP. Hà Nội. 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các khu công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi khu vực nghiên cứu: 08 KCN đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội, bao gồm: Thăng Long, Nội Bài, Sài Đồng B, Nam Thăng Long, Hà Nội - Đài Tư, Quang Minh I, Phú Nghĩa và Thạch Thất - Quốc Oai. 4. Phương pháp nghiên cứu Xuất phát từ kết quả nghiên cứu thực tế của Luận văn tại các KCN đang hoạt động trên địa bàn TP. Hà Nội, kết quả nghiên cứu các tài liệu có liên quan cũng như thực tế kết quả thanh, kiểm tra về BVMT của các Đoàn thanh tra, kiểm tra. Luận văn sử dụng các phương pháp: - Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp số liệu thống kê: Tổng hợp những số liệu có liên quan đến nội dung Luận văn trên địa bàn TP. Hà Nội và cả nước (bao gồm số liệu về công tác BVMT KCN trên địa bàn TP. Hà Nội và trong phạm vi cả nước); tổng hợp và phân tích thể chế, chính sách có liên quan; - Phương pháp điều tra: Thực hiện điều tra công tác BVMT, việc thực thi pháp luật về BVMT tại 08 KCN đang hoạt động trên địa bàn TP. Hà Nội. Thể hiện bằng các Phiếu điều tra thực tế; - Phương pháp phân tích hệ thống: Thực hiện quá trình phân tích, đánh giá tình hình công tác BVMT các KCN trên địa bàn TP. Hà Nội một cách hệ thống, đồng bộ bao gồm công tác chấp hành BVMT của các doanh nghiệp trong KCN và công tác quản lý nhà nước về BVMT trên địa bàn TP. Hà Nội. - Phương pháp chuyên gia: Tham khảo các chuyên gia về kết quả phân tích, đánh giá và những đề xuất giải pháp tăng cường hiệu quả công tác BVMT KCN, quản lý nhà nước về môi trường KCN. 5. Bố cục Luận văn Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn gồm 03 Chương: Chương 1. Tổng quan; Chương 2. Đánh giá thực trạng công tác BVMT tại một số KCN đang hoạt động trên địa bàn TP. Hà Nội; Chương 3. Đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội 1.1.1. Những đặc điểm tự nhiên thành phố Hà Nội Vị trí địa lý thành phố Hà Nội: Thành phố Hà Nội có diện tích tự nhiên 3.344 km2. Thành phố Hà Nội thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ, có địa giới hành chính: Phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Thái Nguyên và Vĩnh Phúc; Phía Nam tiếp giáp với tỉnh Hà Nam và Hoà Bình; Phía Đông tiếp giáp với tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên;Phía Tây tiếp giáp với tỉnh Hoà Bình và Phú Thọ. Hà Nội nằm ở hữu ngạn sông Đà và hai bên sông Hồng, có vị trí thuận lợi để phát triển thành một trung tâm chính trị, kinh tế, vǎn hoá và xã hội của cả nước. Điều kiện về khí tượng, thủy văn thành phố Hà Nội: * Điều kiện khí tượng: Khí hậu Hà Nội là khí hậu nhiệt đới gió mùa: Mùa Hè nóng, mưa nhiều và mùa Đông lạnh, mưa ít. Sự phân chia khí hậu nhiệt đới gió mùa theo bốn mùa, gồm hai mùa chính là mùa Hè và mùa Đông, hai mùa chuyển tiếp: mùa Xuân, mùa Thu. Khí hậu là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào quá trình phát tán và chuyển hoá các chất ô nhiễm, đặc biệt là các yếu tố nhiệt độ không khí, độ ẩm tương đối của không khí, lượng mưa, tốc độ và hướng gió, nắng và bức xạ mặt trời. Theo tài liệu quan trắc tại Trạm khí tượng Láng, đặc trưng khí hậu TP. Hà Nội như sau: Nhiệt độ: Nhiệt độ không khí trung bình hàng tháng và hàng năm ở thành phố Hà Nội dao động từ 23,7oC - 24,7oC, nhìn chung sự tăng giảm không theo quy luật. Độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình tháng của thành phố Hà Nội tương đối cao, dao động từ 65% - 88%. Độ ẩm trung bình tháng cao nhất là các tháng 2, 3, 9 và 10. Độ ẩm trung bình cực tiểu trong ngày có thể xuống đến 31%. thấp nhất là các tháng 11, 12 và tháng 1. Lượng mưa: Theo số liệu thống kê thì lượng mưa trung bình hàng năm của thành phố Hà Nội khoảng 1.750 mm, dao động từ 1.240 mm - 2.267 mm. 4 Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình hàng năm khoảng 924 mm, dao động từ 832 mm - 974 mm/năm. Trung bình mỗi ngày bốc hơi khoảng 2,3 mm - 2,7 mm. Chế độ gió: Khu vực TP. Hà Nội có tốc độ gió trung bình khoảng 1,1m/s - 1,7 m/s, tốc độ gió cao nhất có thể đạt tới 19 m/s. Hướng gió chủ yếu là Đông, Đông Bắc và Đông Nam. Số giờ nắng và bức xạ mặt trời: Chế độ nắng liên quan trực tiếp tới chế độ bức xạ và tình trạng mây che phủ. Tổng số giờ nắng đo được tại Trạm Khí tượng Láng dao động từ 1.232 giờ - 1.461 giờ. Tháng có số giờ nắng thấp nhất là tháng 2 và 3 dao động trong khoảng 21,9 - 37,2 giờ (trung bình là 24,7 giờ), đây là thời gian có tổng bức xạ thấp nhất trong năm. Tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 5, 6, 7 dao động trong khoảng 143,8 giờ - 217,8 giờ (trung bình là 182 giờ). * Các điều kiện thời tiết bất thường Các hiện tượng thời tiết khác thường gồm có mưa rào, mưa đá, sương mù, sương muối, dông, tố (bão). Nhìn chung, TP. Hà Nội chủ yếu có các hiện tượng thời tiết khác thường là mưa rào. * Điều kiện thủy văn Sông Hồng là con sông chính của Thành phố, bắt đầu chảy vào Hà Nội ở huyện Ba Vì và ra khỏi Thành phố ở khu vực huyện Phú Xuyên tiếp giáp tỉnh Hưng Yên. Đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài 163 km, chiếm khoảng một phần ba chiều dài của con sông này trên đất nước Việt Nam. Hà Nội còn có Sông Đà là ranh giới giữa TP. Hà Nội với tỉnh Phú Thọ, hợp lưu với dòng sông Hồng ở phía Bắc Thành phố tại huyện Ba Vì. Sông Hồng có lưu lượng nước bình quân hàng nǎm rất lớn, tới 2.640 m³/giây (tại cửa sông) với tổng lượng nước chảy qua tới 83,5 tỷ m³, tuy nhiên lưu lượng nước phân bổ không đều. Về mùa khô lưu lượng giảm chỉ còn khoảng 700 m³/giây, nhưng vào cao điểm mùa mưa có thể đạt tới 30.000 m³/giây. Ngoài ra, trên địa phận TP. Hà Nội còn nhiều sông khác như sông Đáy, sông Đuống, sông Cà Lồ,… Các sông nhỏ chảy trong khu vực nội thành Hà Nội như sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu,... là những đường tiêu thoát nước thải của Hà Nội. 5 Sông Đuống: Là phần lưu của sông Hồng dài 65km, nối liền hai con sông lớn của miền Bắc là sông Hồng và sông Thái Bình. Sông Đuống tách sông Hồng ra xã Ngọc Thuỵ (huyện Gia Lâm) chảy về phía Đông rồi Đông Nam qua các huyện Thuận Thành, huyện Gia Lương (tỉnh Bắc Ninh) đổ vào sông Thái Bình ở Đại Than, gần Phả Lại. Đoạn chảy qua thành phố Hà Nội dài 17,5 km. Sông Tô Lịch: Là phần lưu của sông Hồng, tách từ “cửa cống thôn Hương Bài” tức nay là chỗ trường Trần Nhật Duật, theo hướng Đông - Tây đến chợ Bưởi quay lại theo hướng Bắc Nam vòng vo tới xã Hà Liễu (huyện Thường Tín) thì nhập vào sông Nhuệ. Năm 1889, thực dân Pháp đã lấp nhánh sông Tô từ cửa Hương Bài (Hà Khẩu) đến Thuỵ Khuê. Từ khi bị lấp, sông chỉ còn là dòng thoát nước thải của Thành phố và ngày càng bị ô nhiễm nặng. Sông Nhuệ: Còn gọi là sông Từ Liêm, sông Thanh Oai. Dòng sông chảy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam qua đất huyện Thanh Trì, huyện Thường Tín rồi nhập vào sông Đáy ở thị xã Phủ Lý. Đoạn chảy trên đất Hà Nội gần 40 km. Sông Kim Ngưu: Vốn là một nhánh của sông Tô Lịch từ phường Yên Lãng chảy theo hướng đường La Thành qua cống Nam Đồng, Phương Liệt (quận Đống Đa) tới xã Thịnh Liệt thông với sông Sét, rồi chảy vào huyện Thường Tín nhập vào sông Nhuệ. Ngoài dòng chính đó còn có nhiều nhánh khác chảy trong quận Hai Bà Trưng và huyện Thanh Trì song tác dụng chủ yếu ngày nay là đường thoát nước thải của nội thành. Sông Cà Lồ: Trước kia là một nhánh của sông Hồng, tách ra từ xã Trung Hà, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phú. Năm 1920, Pháp xây một đập chắn ở chỗ hợp lưu sông Hồng với sông Cà Lồ (thuộc xã Vạn Yên, huyện Mê Linh). Phù sa lấp đoạn ngoài đập nên hiện nay ngọn sông Cà Lồ cách sông Hồng tới 3km. Ngoài ra Sóc Sơn còn có nhiều sông nhỏ như sông Thanh Hoa, Bầu, Đông Lanh, Chéo Meo, hay ở Đông Anh có sông Thiếp, ở Gia Lâm có sông Cầu Bây. Do quá trình đô thị hóa mạnh mẽ từ năm 1990 đến nay, phần lớn các sông hồ Hà Nội đều rơi vào tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Sông Tô Lịch, trục tiêu thoát nước thải chính của Thành phố, hàng ngày phải tiếp nhận khoảng 150.000 m³. 6 Tương tự, sông Kim Ngưu nhận khoảng 125.000 m³ nước thải sinh hoạt mỗi ngày. Sông Lừ và sông Sét trung bình mỗi ngày cũng đổ vào sông Kim Ngưu khoảng 110.000 m³. Các sông mương nội và ngoại thành, ngoài vai trò tiêu thoát nước còn phải nhận thêm một phần rác thải của người dân và chất thải công nghiệp. Những làng nghề thủ công cũng góp phần vào gây nên tình trạng ô nhiễm này. 1.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội  Đặc điểm xã hội thành phố Hà Nội năm 2013 Dân số toàn TP. Hà Nội ước năm 2013 là 7146,2 nghìn người, tăng 2,7% so với năm 2012, trong đó dân số thành thị là 3089,2 nghìn người chiếm 43,2% tổng số dân và tăng 4,4%; dân số nông thôn là 4057 nghìn người tăng 1,4%. TP. Hà Nội gồm 12 quận: Hoàn Kiếm, Ba Ðình, Ðống Ða, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long Biên, Hoàng Mai, Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm và 18 huyện, thị xã: Ðông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Gia Lâm, Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa, Mê Linh và thị xã Sơn Tây [1].  Đặc điểm kinh tế thành phố Hà Nội năm 2013 Tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu phục hồi, các ngành, lĩnh vực kinh tế đều duy trì tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước Tổng sản phẩm trên địa bàn tăng 8,25% - đạt kế hoạch đề ra là từ 8,0-8,5% và cao hơn năm trước (năm 2012 là 8,06%) và bằng 1,53 lần mức tăng chung của cả nước; trong đó, dịch vụ tăng 9,42%, công nghiệp - xây dựng tăng 7,56% và nông nghiệp tăng 2,46%. Sản xuất công nghiệp duy trì tăng trưởng khá. Tăng trưởng công nghiệp ước đạt 7,49% (năm 2012 là 8,06%); chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 4,4%-4,6% (năm 2012 là 5,1%). Các hoạt động thương mại và dịch vụ tiêu dùng xã hội vẫn tăng trưởng, tuy nhiên, mức độ sôi động kém hơn năm 2012. Tổng mức bán ra tăng 13,8% (năm 2012 tăng 18,8%). Kim ngạch xuất khẩu tăng 0,2% (năm 2012 tăng 5,3%, kế hoạch năm 2013 tăng 9%-10%). Kim ngạch nhập khẩu giảm 3,7%. 7 Hoạt động du lịch duy trì sự phát triển, khách du lịch đến Hà Nội vẫn ổn định. Tổng lượng khách lưu trú trên địa bàn tăng 12%, trong đó, khách quốc tế tăng 15,2% so với năm 2012. Hà Nội được bình chọn là điểm đến hấp dẫn thứ 5 trong top 10 điểm đến hấp dẫn hàng đầu châu Á năm 2013. Sản lượng và năng suất của hầu hết các loại cây trồng đạt cao. Diện tích sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao chiếm tỷ lệ cao trên tổng diện tích gieo trồng (25%). Sản xuất rau an toàn được đẩy mạnh [1]. Tập trung phát triển hạ tầng đô thị, đảm bảo trật tự đô thị, BVMT Công tác quy hoạch được triển khai tích cực: đã hoàn thành phê duyệt quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các huyện, thẩm định và phê duyệt 37/38 quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực. Dự kiến hoàn thành phê duyệt 30/32 đồ án quy hoạch chung xây dựng huyện, thị trấn huyện lỵ, thị trấn sinh thái, đô thị vệ tinh và 18/38 đồ án quy hoạch phân khu. Cấp, thoát nước đô thị và các dự án cải tạo môi trường được chú trọng. Mạng lưới cấp nước đô thị tới các hộ dân tại các khu vực quận Hoàng Mai, Hà Đông và huyện Thanh Trì được đầu tư. Xây dựng trạm xử lý nước thải hồ Bảy Mẫu; chuẩn bị đưa nhà máy xử lý nước thải Yên Sở vào hoạt động. Đã cơ bản hoàn thành cải tạo hạ tầng xung quanh hồ Ba Mẫu. Đã triển khai giải phóng mặt bằng và thi công 03 gói thầu xây dựng các ô chôn lấp hợp vệ sinh thuộc khu phía Nam Dự án Khu liên hiệp xử lý chất thải Sóc Sơn giai đoạn II. Tiến độ các dự án xử lý rác bằng vốn xã hội hóa được đẩy nhanh. Đã vận hành dây chuyền xử lý rác bằng công nghệ đốt 300 tấn/ngày.đêm, cơ bản hoàn thành dự án nhà máy xử lý rác và sản xuất nguyên liệu tái tạo công suất 300 tấn/ngày.đêm (tại Xuân Sơn) [1]. 1.2. Hiện trạng môi trường thành phố Hà Nội 1.2.1. Chất thải rắn Chất thải rắn (CTR) phát sinh của TP. Hà Nội chủ yếu là CTR sinh hoạt chiếm khoảng 60%-70% lượng CTR phát sinh, tiếp theo là CTR xây dựng, CTR công nghiệp, CTR y tế,...  Chất thải rắn sinh hoạt: 8 Ta có lượng CTR phát sinh tại TP. Hà Nội được trình bày tại Bảng 1.1: Bảng 1.1. Lượng chất thải rắn phát sinh tại Hà Nội năm 2011 TT Loại chất thải Khối lượng (tấn/ngày) Thành phần chính Biện pháp xử lý ~ 6.500 Hữu cơ: rác bếp, rau quả, thức ăn thừa,… Vô cơ: Nhựa, vải, chất thải xây dựng, tro, thủy tinh, gốm,… Các chất còn lại. Chôn lấp hợp vệ sinh Sản xuất phân hữu cơ vi sinh Compost: 60 tấn/ngày. Thu hồi và tái chế: ~10%, tự phát tại các làng nghề ~1.950 Cặn sơn, dung môi, bùn thải Một phần được xử lý tại công nghiệp, giẻ dính dầu Khu xử lý chất thải công mỡ, dầu thải, … nghiệp 1 CTR sinh hoạt 2 CTR công nghiệp 3 Bao bì, bông băng thải phẫu Xử lý bằng công nghệ Lò CTR y tế ~15 thuật, dụng cụ y tế nhiễm đốt Delmonego 200 khuẩn,… Italia: 100% Nguồn: Báo cáo môi trường Quốc gia - Chất thải rắn, Bộ TN&MT, 2011. Khối lượng chất thải rắn trên địa bàn Thủ đô Hà Nội tăng trung bình 15%/năm. Ước tính, tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt ở các quận nội thành đạt khoảng 95%, các huyện ngoại thành chỉ đạt 60%; lượng chất thải rắn công nghiệp được thu gom đạt 85%-90% và chất thải nguy hại chỉ đạt khoảng 60%-70%. Việc xử lý, tiêu hủy, tái chế chất thải rắn hiện chủ yếu dựa vào chôn lấp tại bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn), Xuân Sơn (Sơn Tây), Kiêu Kỵ (Gia Lâm), Núi Thoong (Chương Mỹ) và Nhà máy xử lý rác ở Cầu Diễn, Nhà máy đốt rác ở Sơn Tây [2].  Chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại Tổng lượng CTR công nghiệp phát sinh trung bình khoảng 1.747 tấn/ngày (trong đó, chất thải nguy hại (CTNH) phát sinh khoảng 447 tấn/ngày và CTR thông thường khoảng 1.300 tấn/ngày); chất thải y tế nguy hại phát sinh khoảng 5 tấn/ngày. Mỗi năm, URENCO Hà Nội xử lý khoảng 40.000 tấn chất thải công nghiệp; trong đó chất thải công nghiệp thông thường là 22.500 tấn/năm và chất thải công nghiệp nguy hại là 17.500 tấn/năm. Số còn lại do các công ty khác kinh doanh dịch vụ thu gom, vận chuyển, tái chế [3]. 9 1.2.2. Nước thải Tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải. Lượng nước thải sinh hoạt (khoảng 600.000 m3/ngày) và công nghiệp (khoảng 260.000 m3) nhưng chỉ có 10% được xử lý và đổ thẳng vào các ao hồ, sau đó chảy ra các con sông. Ngoài ra, nhiều nhà máy và cơ sở sản xuất như các lò mổ và bệnh viện (khoảng 7.000 m3/ngày, chỉ 30% là được xử lý) và cũng không được trang bị hệ thống xử lý nước thải [4]. 1.2.3. Khí thải và tiếng ồn Tốc độ đô thị hóa, diễn ra nhanh, mạnh đã gây ra hàng loạt các vấn đề liên quan đến môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng. Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, mỗi năm thành phố Hà Nội phải tiếp nhận khoảng 80.000 tấn bụi, khói; 9.000 tấn khí SO 2 ; 46.000 tấn khí CO 2 từ các cơ sở công nghiệp thải ra [3]. Ngoài ra, các phương tiện giao thông ô tô, xe máy cũng được xác định là nguồn thải lớn. 1.3. Tổng quan về khu công nghiệp, các nguyên tắc bảo vệ môi trường và định hướng phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay 1.3.1. Tổng quan về khu công nghiệp 1.3.1.1. Khái niệm khu công nghiệp Khái niệm KCN ở Việt Nam đã được quy định tại Nghị định số 36-CP ngày 24/4/1997 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao như sau: KCN là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Hiện nay, khái niệm KCN được dựa trên cơ sở Quy chế về KCN ban hành kèm theo Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính Phủ quy định về KCN, khu chế xuất và khu kinh tế như sau: 10 KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục do pháp luật quy định. Khu chế xuất là KCN chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với khu công nghiệp. Khu công nghiệp, khu chế xuất được gọi chung là khu công nghiệp, trừ trường hợp quy định cụ thể. 1.3.1.2. Đặc điểm các khu công nghiệp a. Quy mô: Các KCN của Việt Nam phần lớn có quy mô diện tích nhỏ hơn 500 ha, trong đó các KCN có diện tích dưới 200 ha chiếm hơn 50%. Tính đến hết năm 2010 cả nước có 50 KCN (chiếm 19,2%) có quy mô dưới 100 ha (17 KCN của miền Bắc, 10 KCN của miền Trung và 23 KCN của miền Nam). Các KCN có diện tích từ 100-200 ha có 83 KCN, chiếm 31,9%. Các KCN có diện tích từ 200-500 ha có 102/260 KCN, chiếm 39,2%. Các KCN có diện tích từ 500-1.000 ha có 21 KCN, chiếm 8,1%. Các KCN có diện tích lớn hơn 1.000 ha chỉ có 4/260 KCN, chiếm 1,54% và đều nằm ở các tỉnh phía Nam (Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: 3 KCN, tỉnh Long An: 01 KCN) [5]. b. Tình hình phát triển KCN: Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính từ năm 1991 đến năm 2012, trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, cả nước có 283 KCN được hình thành với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 80.000 ha, trong đó 179 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên trên 47.300 ha; các KCN còn lại đang trong giai đoạn đền bù, giải phòng mặt bằng và xây dựng cơ bản [5]. Sự hình thành và phát triển các KCN trên toàn quốc được trình bày tại Bảng 1.2: Bảng 1.2. Sự hình thành và phát triển các KCN trên toàn quốc STT 1 2 3 Năm 1991 1995 2000 Số lượng KCN 01 12 65 Diện tích (ha) 01 2360 11964 11 Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 STT 4 5 6 7 8 9 10 11 Số lượng KCN 131 139 179 219 223 253 260 283 Diện tích (ha) 29392 31116 42986 57264 61472 68541 71394 76000 Nguồn: Tổng cục Môi trường, 2013. Báo cáo trình Chính phủ về hiện trạng công tác quản lý và BVMT tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Tình hình phát triển các KCN trên toàn quốc được trình bày tại Hình 1.1 sau: 300 250 200 150 100 50 0 1991 1995 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Số lượng KCN qua các năm (đơn vị: KCN) Hình 1.1. Tình hình phát triển các KCN trên toàn quốc qua các năm c. Sự phân bố KCN ở Việt Nam: Tính đến hết tháng 9/2012, cả nước đã có 283 KCN được hình thành, các KCN được phân bố trên 58/63 tỉnh, thành phố, tập trung chủ yếu vùng Đông Nam Bộ 94 KCN, chiếm 33%; Đồng bằng sông Hồng 72 KCN, chiếm 25%; Đồng bằng sông Cửu Long 44 KCN, chiếm 16%; Miền Trung 43 KCN, chiếm 15%; Trung du miền núi phía Bắc 22 KCN, chiếm 8%; Tây Nguyên 08 KCN, chiếm 3% [5]. Sự phân bố KCN trên địa bàn cả nước năm 2012 được trình bày tại Bảng 1.3: 12 STT 1 2 3 4 5 6 Bảng 1.3. Số lượng, quy mô KCN trên địa bàn cả nước năm 2012 Khu vực Số lượng KCN Tỷ lệ (%) Đông Nam Bộ 94 33 Đồng bằng sông Hồng 72 25 Đồng bằng sông Cửu Long 44 16 Miền Trung 43 15 Trung du miền núi phía Bắc 22 8 Tây Nguyên 8 3 Tổng 283 100 Nguồn: Tổng cục Môi trường, 2013. Báo cáo trình Chính phủ về hiện trạng công tác quản lý và BVMT tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Mặc dù sự phân bố KCN đã được điều chỉnh theo hướng tạo điều kiện cho một số địa phương đặc biệt khó khăn ở Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ nhằm phát triển công nghiệp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, song các KCN vẫn phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở 20 tỉnh, thành phố thuộc 3 vùng kinh tế trọng điểm. Trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bà Rịa-Vũng Tàu là những địa phương phát triển công nghiệp mạnh nhất trong cả nước. Khu vực này hiện có 90 KCN với diện tích 30.706 ha. Trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, các KCN tập trung chủ yếu ở Hà Nội và các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên và Vĩnh Phúc với 52 KCN có diện tích 12.393 ha. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung chỉ có 23 KCN nhưng phân bố tương đối đồng đều, các tỉnh có nhiều KCN nhất là Đà Nẵng, Bình Thuận, Phú Yên, Quảng Nam [5]. Sự phân bố các doanh nghiệp trong KCN ở Việt Nam không đều, dao động rất lớn giữa các doanh nghiệp trong một tỉnh cũng như giữa các tỉnh. Ngoài ra, số lượng doanh nghiệp trong KCN cũng không theo quy mô diện tích KCN [5]. d. Tỷ lệ lấp đầy: Tính đến hết tháng 6/2011, các KCN trên cả nước đã cho thuê hơn 21.000 ha đất công nghiệp, tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 47%. Riêng các KCN đã đi vào hoạt động đạt tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê gần 65% [5].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất