Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt tại thành phố thái nguyên...

Tài liệu đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt tại thành phố thái nguyên

.PDF
91
5
149

Mô tả:

. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐOÀN HỮU THẠCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Thái Nguyên - 2016 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐOÀN HỮU THẠCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Khoa học môi trường Mã số ngành: 60 44 03 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Người hướng dẫn khoa học: TS. PHAN THỊ THU HẰNG Thái Nguyên - 2016 i LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là: Đoàn Hữu Thạch Học viên cao học khóa 22 chuyên ngành: Khoa học môi trường. Niên khóa 2014 – 2016 tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. Đến nay tôi đã hoàn thành luận văn nghiên cứu cuối khóa học. Tôi xin cam đoan: - Đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện - Số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực - Các kết luận khoa học trong luận văn chưa từng ai công bố trong các nghiên cứu khác - Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những lời cam đoan trên./. Thái nguyên, ngày tháng năm 2016 NGƯỜI CAM ĐOAN Đoàn Hữu Thạch ii LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành theo chương trình đào tạo cao học khoá 22 trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất tới Ban lãnh đạo Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên; Phòng Quản lý và đào tạo sau đại học trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên; và đặc biệt là cô giáo TS. Phan Thị Thu Hằng, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập và thực hiện luận văn. Mặc dù đã hết sức cố gắng nghiên cứu, làm việc để hoàn thiện luận văn, song do hạn chế về mặt thời gian và trình độ, nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ các thầy cô giáo, các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp để bản luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cám ơn! Thái Nguyên, ngày tháng Tác giả Đoàn Hữu Thạch năm 2016 iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ v DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1 2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................... 2 2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................. 2 2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................... 2 3. Yêu cầu của đề tài ..................................................................................... 3 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4 1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu .................................................. 4 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản: ................................................................ 4 1.1.2. Các thông số đánh giá chất lượng nước .......................................... 5 1.2. Cơ sở pháp lý của vấn đề nghiên cứu .................................................... 6 1.3. Tổng quan kết quả nghiên cứu trên thế giới về tài nguyên nước mặt.... 7 1.4. Tổng quan kết quả nghiên cứu tài nguyên nước mặt ở Việt Nam ......... 9 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 15 2.1. Đối tượng và phạm vi........................................................................... 15 2.1.1. Đối tượng ...................................................................................... 15 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 15 2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 15 2.3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 15 2.3.1. Phương pháp thu thập các số liệu từ các phòng, ban chức năng .. 15 iv 2.3.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế .......................................... 16 2.3.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm ........ 16 2.3.4. Phương pháp kế thừa số liệu ......................................................... 21 2.3.5. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ........................................ 21 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 22 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thành phố Thái Nguyên ................. 22 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 22 3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ................................................................ 24 3.1.3. Đánh giá tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đến tài nguyên nước mặt ..................................................................................... 29 3.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng nước và xả thải của các đơn vị trên địa bàn thành phố Thái Nguyên ........................................................................ 31 3.2.1. Hiện trạng khai thác nước ............................................................. 31 3.2.2. Đánh giá hoạt động xả thải của các đơn vị trên địa bàn thành phố Thái Nguyên ............................................................................................ 34 3.3. Đánh giá chất lượng nước mặt thành phố Thái Nguyên ...................... 38 3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên nước mặt, giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện môi trường nước mặt trong thời gian tới ........................................................................................ 71 3.4.1. Biện pháp chung về nâng cao năng lực quản lý nhà nước ............ 71 3.4.2. Biện pháp nâng cao hiệu quả khai thác sử dụng nước mặt ........... 72 3.4.3. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm chất lượng nước mặt .................... 72 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 75 1. Kết luận ................................................................................................... 75 2. Kiến nghị ................................................................................................. 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 77 PHỤ LỤC v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Tên ký hiệu 1 BVMT Bảo vệ Môi trường 2 BOD Nhu cầu oxy sinh hóa 3 COD Nhu cầu oxy hóa học 4 HST Hệ sinh thái 5 NM Nước mặt 6 NT Nước thải 7 QCVN Quy chuẩn Việt Nam 8 QH Quốc hội 9 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 10 TNN Tài nguyên nước 11 TSS Tổng chất rắn lơ lửng vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Vị trí quan trắc trên sông Cầu và các suối chính ............................ 17 Bảng 2.2: Phương pháp phân tích ................................................................... 20 Bảng 3.1. Tổng hợp các cơ sở kinh tế phi nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trên địa bàn thành phố Thái Nguyên ...................................................... 25 Bảng 3.2. Tình hình dân số thành phố Thái Nguyên trong những năm gần đây ...26 Bảng 3.3. Hiện trạng sử dụng nước mặt tại thành phố Thái Nguyên ............. 31 Bảng 3.4. Hiện trạng khai thác nước mặt phục vụ cấp nước sinh hoạt và sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Nguyên .................. 32 Bảng 3.5. Thống kê xả thải của các đơn vị, doanh nghiệp có lượng xả thải lớn trên địa bàn thành phố Thái Nguyên ............................................... 34 Bảng 3.6. Kết quả phân tích BOD5 tại các điểm trên sông Cầu (mg/l) .......... 39 Bảng 3.7. Kết quả phân tích chỉ tiêu BOD5 tại các suối phụ lưu chính.......... 42 Bảng 3.8. Kết quả phân tích COD tại các điểm trên sông Cầu (mg/l) ............ 44 Bảng 3.9. Kết quả phân tích chỉ tiêu COD tại các suối phụ lưu chính ........... 47 Bảng 3.10. Kết quả phân tích chỉ tiêu TSS tại các điểm trên sông Cầu ......... 49 Bảng 3.11. Kết quả phân tích chỉ tiêu TSS tại các suối phụ lưu chính .......... 52 Bảng 3.12. Kết quả phân tích chỉ tiêu NH4+ tại các điểm trên sông Cầu ........ 53 Bảng 3.13. Kết quả phân tích chỉ tiêu NH4+ tại các suối phụ lưu chính ......... 54 Bảng 3.14. Kết quả phân tích chỉ tiêu Fe tại các điểm trên sông Cầu ............ 56 Bảng 3.15. Kết quả phân tích chỉ tiêu Fe tại các suối phụ lưu chính .............. 57 Bảng 3.16. Kết quả phân tích chỉ tiêu As tại các điểm trên sông Cầu ............ 58 Bảng 3.17. Kết quả phân tích chỉ tiêu As tại các suối phụ lưu chính ............. 59 Bảng 3.18. Kết quả phân tích chỉ tiêu Cd tại các điểm trên sông Cầu ........... 60 Bảng 3.19. Kết quả phân tích chỉ tiêu Cd tại các suối phụ lưu chính ............. 61 Bảng 3.20. Kết quả phân tích chỉ tiêu Pb tại các điểm trên sông Cầu ............ 62 Bảng 3.21. Kết quả phân tích chỉ tiêu Pb tại các suối phụ lưu chính .............. 63 vii Bảng 3.22. Kết quả phân tích chỉ tiêu Coliform trên sông Cầu ...................... 64 Bảng 3.23. Kết quả phân tích chỉ tiêu Coliform tại các suối phụ lưu chính ... 66 Bảng 3.24. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt hồ Núi Cốc đoạn phía Nam trước khi chảy vào kênh dẫn nước ......................................... 69 Bảng 3.25. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt hồ Núi Cốc đoạn phía Nam trước khi chảy vào kênh dẫn nước ......................................... 70 viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1. Hàm lượng BOD5 trên sông Cầu tại cầu Gia Bẩy qua các đợt phân tích ....40 Hình 2. Hàm lượng BOD5 trên sông Cầu tại đập Thác Huống qua các đợt phân tích .......................................................................................... 41 Hình 3. Hàm lượng BOD5 trung bình trên sông Cầu năm 2014, 2015 ........... 41 Hình 4. Hàm lượng BOD5 trung bình tại các suối trong năm 2014, 2015 và nửa đầu năm 2016 ........................................................................... 44 Hình 5. Hàm lượng COD trên sông Cầu tại cầu Gia Bẩy qua các đợt phân tích ...45 Hình 6. Hàm lượng COD trên sông Cầu tại đập Thác Huống qua các đợt phân tích ................................................................................. 46 Hình 7. Hàm lượng COD trung bình trên sông Cầu năm 2014, 2015 ........... 47 Hình 8. Hàm lượng COD trung bình tại các suối trong năm 2014, 2015 và nửa đầu năm 2016 .................................................................................. 49 Hình 9. Hàm lượng TSS trên sông Cầu tại cầu Gia Bẩy qua các đợt phân tích.....50 Hình 10. Hàm lượng TSS trên sông Cầu tại đập Thác Huống qua các đợt phân tích ................................................................................ 51 Hình 11. Hàm lượng TSS trung bình trên sông Cầu năm 2014, 2015 ............ 51 Hình 12. Hàm lượng TSS trung bình tại các suối trong năm 2014, 2015 và nửa đầu năm 2016 ........................................................................... 53 Hình 13. Hàm lượng Amoni trung bình tại các suối năm 2014, 2015 và nửa đầu năm 2016 .................................................................................. 55 Hình 14. Hàm lượng Coliform trên sông Cầu tại cầu Gia Bẩy qua các đợt phân tích .......................................................................................... 65 Hình 15. Hàm lượng Coliform trên sông Cầu tại đập Thác Huống qua các đợt phân tích .......................................................................................... 65 Hình 16. Hàm lượng Coliform trung bình trên sông Cầu năm 2014, 2015 .... 66 Hình 17. Hàm lượng Coliform trung bình tại các suối năm 2014, 2015 và nửa đầu năm 2016 .................................................................................. 68 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thành phố Thái Nguyên trực thuộc tỉnh Thái Nguyên, là thành phố công nghiệp lớn thứ 3 ở miền Bắc (sau Hà Nội và Hải Phòng), được mệnh danh là thành phố gang thép với khu công nghiệp gang thép lớn nhất nước. Ngoài ra trên địa bàn thành phố, các hoạt động sản xuất khác cũng diễn ra sôi động như khai khoáng, da giầy, sản xuất giấy, chế biến lâm sản, thực phẩm... Các hoạt động trên đem lại nguồn thu nhập lớn cho thành phố Thái Nguyên nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung, giải quyết công ăn việc làm và nhu cầu lao động, nhưng việc sử dụng tài nguyên nước mặt mà chưa có các biện pháp bảo vệ nguồn nước hiệu quả lại tạo áp lực cho việc khai thác và bảo vệ tài nguyên nước ở đây. Việc khai thác nguồn nước quá mức dẫn đến cạn kiệt, suy thoái nguồn nước dẫn đến tình trạng thiếu nước. Các hoạt động khai thác sử dụng nước trên khu vực rất phát triển với nhiều công trình khai thác nước (trạm bơm, đập dâng, hồ chứa) trên sông Cầu và các phụ lưu, các nhánh suối, đáp ứng một phần nhu cầu sử dụng nước trên khu vực. Bên cạnh đó để đáp ứng các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 theo Quyết định số 58/2007/QĐTTg, ngày 04/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Thái Nguyên phải gia tăng các hoạt động khai thác nước, do đó nếu không có kế hoạch điều hoà phân phối nguồn nước sẽ ảnh hưởng đến các hộ dùng nước, hệ sinh thái thuỷ sinh trên khu vực, tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế của tỉnh cũng như các vấn đề về an ninh nguồn nước. Tỉnh Thái Nguyên đang khẩn trương hoàn thiện và sớm đưa dự án Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố Thái Nguyên đi vào hoạt động. Tuy nhiên, hiện nay đa số các mương cống thoát nước mưa và nước thải đều xả ra các suối tự nhiên như suối Mỏ Bạch, suối Xương Rồng, suối Cam Giá, 2 suối Loàng, suối Phố Hương… Các khu dân cư chưa được đấu nối hệ thống thoát nước đều xả trực tiếp ra ruộng trũng xung quanh và chảy tự nhiên theo các cống thuỷ lợi rồi chảy vào các suối, xả ra sông Cầu. Nước thải từ các cơ sở sản xuất đa số chưa có hệ thống xử lý hiệu quả đạt yêu cầu, lượng nước thải này đều xả trực tiếp ra các sông suối, dẫn đến ô nhiễm nguồn nước mặt trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. Hiện nay, chưa có các báo cáo, đề tài nghiên cứu về chất lượng nước mặt của thành phố, vì vậy cần có những nghiên cứu về việc khai thác sử dụng nước mặt, khả năng đáp ứng của tài nguyên nước mặt trong thời gian tới, điều tra đánh giá các nguồn gây ô nhiễm, tổng hợp đánh giá diễn biến chất lượng nước mặt, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục và xử lý. Xuất phát từ thực tế đó và được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, Phòng Quản lý và Đào tạo Sau Đại học - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và dưới sự hướng dẫn của TS. Phan Thị Thu Hằng, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt tại thành phố Thái Nguyên” 2. Mục tiêu của đề tài 2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá đúng thực trạng chất lượng nước mặt tại khu vực thành phố Thái Nguyên và đề xuất những giải pháp nhằm cải thiện chất lượng nước mặt tại thành phố Thái Nguyên 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng chất lượng nước mặt trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, cụ thể tổng hợp nhu cầu sử dụng nước mặt, thống kê đánh giá các điểm xả thải của các đơn vị, đánh giá chất lượng nước sông Cầu và các phụ lưu của nó đoạn trước, trong, và sau khi chảy qua thành phố Thái Nguyên. Đánh giá chất lượng nước Hồ Núi Cốc đoạn phía Nam trước khi cấp nước vào kênh dẫn nước hồ Núi Cốc và đánh giá chất lượng kênh dẫn nước hồ Núi Cốc trước khi chảy vào hồ Tích Lương. 3 - Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện môi trường nước mặt trong thời gian tới. 3. Yêu cầu của đề tài - Đánh giá đúng thực trạng chất lượng nước mặt thành phố Thái Nguyên - Số liệu thu được phản ánh trung thực, khách quan. - Kết quả phân tích thông số hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt của sông Cầu đoạn qua thành phố Thái Nguyên, nước mặt hồ Núi Cốc và kênh dẫn nước hồ Núi Cốc được so sánh với QCVN 08-MT:2015/BTNMT cột A2, kết quả phân tích các suối phụ lưu được so sánh với QCVN 08MT:2015/BTNMT cột B1 [18]. - Những kiến nghị đưa ra phải có tính khả thi và phù hợp với điều kiện thực tiễn tại địa phương. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản: - Khái niệm về môi trường: Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam năm 2014, môi trường được định nghĩa như sau: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật” [15]. - Khái niệm tài nguyên nước: Theo khoản 1, Điều 2 Luật Tài nguyên nước 2012: “Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”[14]. - Khái niệm nước mặt: Theo Khoản 3, Điều 2 Luật Tài nguyên nước 2012: “Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo”[14]. Ô nhiễm nguồn nước là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học và thành phần sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”[14]. Suy thoái nguồn nước là sự suy giảm về số lượng, chất lượng nguồn nước so với trạng thái tự nhiên hoặc so với trạng thái của nguồn nước đã được quan trắc trong các thời kỳ trước đó [14]. Cạn kiệt nguồn nước là sự suy giảm nghiêm trọng về số lượng của nguồn nước, làm cho nguồn nước không còn khả năng đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng và duy trì hệ sinh thái thủy sinh [14]. - Khái niệm ô nhiễm môi trường: Theo khoản 8 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trương Việt Nam 2014: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của thành phần môi trường không phù hợp với quy 5 chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật” [15]. - Khái niệm tiêu chuẩn môi trường: Theo khoản 6 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam 2014: “Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường” [15]. - Khái niệm chỉ thị môi trường: Chỉ thị (indicator) là một tham số (parameter) hay số đo (metric) hay một giá trị kết xuất từ tham số, dùng cung cấp thông tin, chỉ về sự mô tả tình trạng của một hiện tượng môi trường khu vực, nó là thông tin khoa học về tình trạng và chiều hướng của các thông số liên quan môi trường. Các chỉ thị truyền đạt các thông tin phức tạp trong một dạng ngắn gọn, dễ hiểu và có ý nghĩa vượt ra ngoài các giá trị đo liên kết với chúng. Các chỉ thị là các biến số hệ thống đòi hỏi thu thập dữ liệu bằng số, tốt nhất là trong các chuỗi thứ tự thời gian nhằm đưa ra chiều hướng, Các chỉ thị này kết xuất từ các biến số, dữ liệu [15]. 1.1.2. Các thông số đánh giá chất lượng nước Theo Escap (1994) [20], chất lượng nước được đánh giá bởi các thông số, các chỉ tiêu đó là: - Các thông số lý học, ví dụ như: + Nhiệt độ: Nhiệt độ tác động tới các quá trình sinh hoá diễn ra trong nguồn nước tự nhiên sự thay đổi về nhiệt độ sẽ kéo theo các thay đổi về chất lượng nước, tốc độ, dạng phân huỷ các hợp chất hữu cơ, nồng độ oxy hoà tan. + pH: Là chỉ số thể hiện độ axit hay bazơ của nước, là yếu tố môi trường ảnh hưởng tới tốc độ phát triển và sự giới hạn phát triển của vi sinh vật trong nước. Trong lĩnh vực cấp nước, pH là yếu tố phải xem xét trong quá trình đông tụ hoá học, sát trùng, làm mềm nước, kiểm soát sự ăn mòn. Trong hệ 6 thống sử lý nước thải bằng quá trình sinh học thì pH phải được khống chế trong phạm vi thích hợp đối với các loài vi sinh vật có liên quan, pH là yếu tố môi trường ảnh hưởng tới tốc độ phát triển và giới hạn sự phát triển của vi sinh vật trong nước. - Các thông số hoá học, ví dụ như: + BOD5: Là lượng ôxy cần thiết cung cấp để vi sinh vật phân huỷ các chất hữu cơ trong điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ và thời gian. + COD: Là lượng ôxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước. + NO3: Là sản phẩm cuối cùng của sự phân huỷ các chất có chứa nitơ trong nước thải. + Các yếu tố KLN: Các kim loại nặng là những yếu tố mà tỷ trọng của chung bằng hoặc lớn hơn 5 như As, Cd, Pb, Fe, Mn …ở hàm lượng nhỏ nhất định chúng cần cho sự phát triển và sinh trưởng của động, thực vật như khi hàm lượng tăng thì chúng sẽ trở thành độc hại đối với sinh vật và con người thông qua chuỗi mắt xích thức ăn. - Các thông số sinh học, ví dụ như: + Colifom: Là nhóm vi sinh vật quan trọng trong chỉ thị môi trường, xác định mức độ ô nhiễm bẩn về mặt sinh học của nguồn nước 1.2. Cơ sở pháp lý của vấn đề nghiên cứu - Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 đã được Quốc hội thông qua ngày 21/6/2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013; - Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 23/6/2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015; - Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính Phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước; - Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính Phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường; 7 - Thông tư số 65/2015/TT-BTNMT ngày 21/12/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành QCVN 08-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt. - Quyết định số 81/2006/QĐ-Ttg ngày 14/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020. - Quyết định số 1162/QĐ-UBND ngày 12/6/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc quy hoạch, phân bổ, quản lý và bảo vệ tài nguyên nước mặt tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; 1.3. Tổng quan kết quả nghiên cứu trên thế giới về tài nguyên nước mặt Thực trạng tài nguyên nước mặt trên thế giới: Nước là tài nguyên vô cùng quý báu, nước đáp ứng các nhu cầu của cuộc sống ăn uống, sinh hoạt, hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, năng lượng, giao thông vận tải… Tài nguyên nước trên thế giới có trữ lượng khoảng 1,45 tỷ km3, trong đó trữ lượng nước sông là 12.000 km3 chiếm 0,001 % tổng lượng nước [17]. Đây là nguồn nước chính phục vụ cho nhu cầu của con người do vậy nó đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống sự phát triển của mọi quốc gia trên thế giới. Nhưng ngày nay nguồn nước đang bị đe doạ nghiêm trọng, ngày càng ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống, sức khoẻ, sự phát triển của nhân loại. Trung bình mỗi ngày trên trái đất có khoảng 2 triệu tấn chất thải sinh hoạt đổr a sông hồ và biển cả, 70% lượng chất thải công nghiệp không qua xử lý trực tiếp đổ ra các nguồn nước tại các quốc gia đang phát triển (Nguồn: Viện Nước quốc tế SIWI). Thực tế trên khiến nguồn nước dùng trong sinh hoạt của con người bị ô nhiễm nghiêm trọng. Một nửa số bệnh nhân nằm viện ở các nước đang phát triển là do thiếu nước sạch và các bệnh liên quan đến nước. Thiếu vệ sinh và thiếu nước sạch là nguyên nhân gây tử vong cho hơn 1,6 triệu trẻ em mỗi năm. Tổ chức Lương Nông LHQ (FAO) cảnh báo trong 15 năm tới sẽ có gần 2 tỷ người phải sống tại các khu vực khan hiếm nguồn nước và 2/3 cư dân trên trái đất có thể bị thiếu nước. 8 Nhu cầu nước càng ngày càng tăng theo đà phát triển của nền công nghiệp, nông nghiệp và sự nâng cao mức sống của con người. Theo sự ước tính, bình quân trên toàn thế giới có khoảng 40% lượng nước cung cấp được sử dụng cho công nghiệp, 50% cho nông nghiệp và 10% cho sinh hoạt. Tuy nhiên, nhu cầu nước sử dụng lại thay đổi tuỳ thuộc vào sự phát triển của mỗi quốc gia, ngoài ra còn rất nhiều nhu cầu khác về nước trong các hoạt động khác của con người như giao thông vận tải, dịch vụ thương mại… nhu cầu này cũng ngày càng tăng theo sự phát triển của xã hội. Hiện nay, tình trạng ô nhiễm nguồn nước nói chung và ô nhiễm nước sông nói riêng đang là vấn đề quan trọng, cấp bách không chỉ của một nước mà là vấn đề chung của toàn thế giới, toàn nhân loại. Loài người đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch trầm trọng. Nhiều sông hồ trên thế giới đang bị ô nhiễm nặng gây ảnh hưởng xấu đến đời sống và phát triển của con người. Vì thế vấn đề quản lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước sông là một trong những vấn đề cần được quan tâm hàng đầu để phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường của mỗi quốc gia. Các biện pháp xử lý, quản lý nước mặt trên thế giới: Việc thu gom, xử lý nước thải không những đảm bảo chất lượng nguồn nước mặt, mà còn giúp tăng thêm lượng nước có thể sử dụng được. Hiện nay trên thế giới, một số nước đã tiến hành việc dùng lại nước thải đã qua xử lý cho sản xuất nông nghiệp. Song, việc sử dụng nước thải đô thị trong nông nghiệp vẫn chưa nhiều, trừ một số quốc gia nghèo tài nguyên nước, như ở Dải Gaza (Lãnh thổ Palestin: 40%), ở Israel (15%) và ở Ai Cập (16%). Ngọt hóa nước biển (tách muối) cũng là một quy trình khác được sử dụng tại các vùng khô hạn. Quy trình được áp dụng để lấy nước uống và nước sử dụng trong ngành công nghiệp tại những quốc gia đã sử dụng đến cận tài nguyên nước của mình như Ả rập Xê Út, Israel. 9 Nhìn chung, một trong những phương pháp được nhiều quốc gia tiếp cận để quản lý môi trường và tài nguyên nước đó là “quản lý lưu vực sông”. Khi nói tới quản lý lưu vực sông là đề cập đến hoạt động quản lý chất lượng nước và điều phối sử dụng tài nguyên nước hợp lý theo lưu vực thông qua một tổ chức điều phối, không giới hạn địa giới hành chính nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Quản lý môi trường nước theo lưu vực sông bao gồm quản lý chất lượng nguồn nước mặt, và quản lý các nguồn thải từ các hoạt động kinh tế và dân sinh để duy trì, phục hồi chất lượng nước, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước hiện tại và quy hoạch sử dụng nước trong tương lai. Việc thực hiện quản lý tài nguyên nước theo lưu vực sông là một xu thế và định hướng mà nước ta hiện nay đang thực hiện. Một điển hình trên thế giới về quản lý lưu vực sông như Lưu vực sông Đa-nuýp dài 2.875km, chảy qua 10 quốc gia và lãnh thổ của châu Âu, đang có dấu hiệu suy giảm chất lượng với ô nhiễm chất hữu cơ cao, các nước thuộc lưu vực sông đã ký hiệp ước hợp tác, bảo vệ và sử dụng bền vững lưu vực sông Đa-nuýp, tập trung giám sát nguồn thải, giảm thiểu phát thải và cải thiện chất lượng nước sông, bằng việc tăng cường quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế, lập kế hoạch quản lý tổng hợp lưu vực sông, quản lý vùng, giảm thiểu ô nhiễm và phát triển kinh tế theo nguyên tác các bên cùng có lợi. Đến nay, chất lượng nước sông Đa-nuýp đã được cải thiện đáng kể. 1.4. Tổng quan kết quả nghiên cứu tài nguyên nước mặt ở Việt Nam Thực trạng chất lượng nước mặt tại Việt Nam: Việt Nam có hơn 2.360 con sông có chiều dài từ 10km trở lên, trong đó có 109 con sông chính. Toàn quốc có 16 lưu vực sông với diện tích lớn hơn 2.500km2, 10/16 lưu vực có diện tích trên 10.000km2. Tổng diện tích các lưu vực sông trên cả nước lên đến trên 1.167.000km2, trong đó, phần lưu vực nằm ngoài diện tích lãnh thổ chiếm đến 72%[17]. 10 Vị trí địa lý, đặc điểm điều kiện tự nhiên đặc thù nên khoảng 60% lượng nước của cả nước tập trung ở lưu vực sông Mê Công, 16% tập trung ở lưu vực sông Hồng – Thái Bình, khoảng 4% ở lưu vực sông Đồng Nai, các lưu vực sông lớn khác, tổng lượng nước chỉ chiếm phần nhỏ còn lại. Tổng lượng nước mặt của các lưu vực sông trên lãnh thổ Việt Nam khoảng 830 – 840 tỷ m3/năm, nhưng chỉ có khoảng 37% là nước nội sinh, còn lại 63% là nước chảy từ các nước láng giềng vào lãnh thổ Việt Nam (Nguồn :Báo cáo môi trường Quốc gia năm 2012 - Tổng cục Môi trường). Các hồ chưa tự nhiện và nhân tạo, đập dâng và các công trình thuỷ lợi là một phần không thể thiếu của các lưu vực sông và thực tế cho thấy, dòng chảy của các con sông trong lưu vực đang được kiểm soát bởi các hồ chứa và đập nước. Theo con số tính toán, tổng dung tích hữu ích của các hồ chứa của nước ta khoảng 3,7 tỷ m3. Trong đó trên 45% nằm trong lưu vực sông Hồng – Thái Bình, 22% ở lưu vực sông Đồng Nai và 5 – 7% nằm ở lưu vực sông Cả, sông Ba và Sê San. Trên các lưu vực sông khác lượng nước trữ bằng 20% tổng lượng nước mặt hàng năm, trong đó có 12 lưu vực sông ở mức dưới 10%. (Nguồn :Báo cáo môi trường Quốc gia năm 2012 - Tổng cục Môi trường) Hiện nay chất lượng nước mặt ở vùng thượng lưu các con sông chính còn khá tốt. Tuy nhiên ở các vùng hạ lưu đã và đang có nhiều vùng bị ô nhiễm nặng nề. Đặc biệt mức độ ô nhiễm tại các cong sông tăng cao vào mùa khô khi lượng nước đổ về các con sông giảm. Chất lượng nước suy giảm mạnh với nhiều chỉ tiêu hữu cơ, amoni và coliform vượt quy chuẩn cho phép nhiều lần. Hầu hết các sông hồ ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, nơi có dân cư đông đúc và nhiều khu công nghiệp lớn đều bị ô nhiễm. Phần lớn lượng nước thải sinh hoạt và công nghiệp đều không được xử lý, mà đổ thẳng ra các ao hồ, sau đó chảy ra các con sông lớn tại vùng châu thổ Sông Hồng và sông Mê Kông.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất