Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá thích nghi tự nhiên cho cây cao su tại tỉnh bình dương....

Tài liệu đánh giá thích nghi tự nhiên cho cây cao su tại tỉnh bình dương.

.PDF
51
101
138

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI TỰ NHIÊN CHO CÂY CAO SU TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG Họ và tên sinh viên: LÊ THỊ NGỌC LIÊN Ngành: Hệ thống Thông tin Địa lý Niên khóa: 2013 – 2017 Tháng 6/2017 ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI TỰ NHIÊN CHO CÂY CAO SU TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG Tác giả LÊ THỊ NGỌC LIÊN Tiểu luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kĩ sư ngành Hệ thống Thông tin Địa lý Giáo viên hướng dẫn: KS. Nguyễn Duy Liêm Tháng 6 năm 2017 LỜI CẢM ƠN Trong suốt bốn năm ngồi ghế nhà trường em đã học và tích lũy những kiến thức đại cương và chuyên môn nhất định đó là nhờ sự tận tâm dạy dỗ của các thầy cô đặc biệt là các thầy cô trong bộ môn GIS và Tài nguyên. Gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy PGS.TS. Nguyễn Kim Lợi cùng thầy KS. Nguyễn Duy Liêm đã nhiệt tình, giúp đỡ em trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp. Sau cùng cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ để em có thể hoàn thành bài tốt nghiệp. Lê Thị Ngọc Liên Khoa Môi trường và Tài nguyên Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Số điện thoại: 01626106305 Email: [email protected] i TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu “Đánh giá thích nghi tự nhiên cho cây cao su ở tỉnh Bình Dương” đã được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 6/2017 tại trường Đại học Nông Lâm, TP Hồ Chí Minh. Phương pháp tiếp cận của đề tài là ứng dụng GIS và phương pháp hạn chế lớn nhất của FAO đánh giá thích nghi tự nhiên cho cây cao su tại tỉnh Bình Dương dựa trên các yếu tố tự nhiên là loại đất, thành phần cơ giới, tầng dày, độ dốc, lượng mưa, nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ tối cao năm, nhiệt độ tối thấp năm. Kết quả đạt được của đề tài là thành lập bản đồ thích nghi đất đai cho cây cao su tỉnh Bình Dương. Qua đó cho thấy mức ít thích nghi có diện tích là 238.549,31 ha (chiếm 89,75%) và không thích nghi có diện tích là 22.148,84 ha (chiếm 8,33%). Các yếu tố hạn chế bao gồm loại đất, thành phần cơ giới, tầng dày, độ dốc, lượng mưa. Trong đó, lượng mưa chi phối chủ yếu, tới 89,75% diện tích. ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ i TÓM TẮT.............................................................................................................................ii MỤC LỤC .......................................................................................................................... iii DANH MỤC VIẾT TẮT...................................................................................................... v DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................. vi DANH MỤC HÌNH ẢNH ..................................................................................................vii CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... 1 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 1 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...................................................................... 3 2.1. Tổng quan cây cao su .................................................................................................... 3 2.1.1. Giới thiệu (Nguyễn Quốc Chỉnh và Nguyễn Mạnh Hải, 2006) ............................. 3 2.1.2. Đặc điểm sinh thái (Nguyễn Thị Huệ, 2006) ......................................................... 3 2.2. Tổng quan về tỉnh Bình Dương ..................................................................................... 4 2.2.1. Vị trí địa lý ............................................................................................................. 4 2.2.2. Điều kiện tự nhiên .................................................................................................. 5 2.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................................... 9 2.3. Hiện trạng và phương hướng phát triển cây cao su ..................................................... 10 2.3.1. Hiện trạng ............................................................................................................. 10 2.3.2. Phương hướng phát triển ...................................................................................... 10 2.4. Tổng quan đánh giá thích nghi đất đai ........................................................................ 11 2.4.1. Khái niệm ............................................................................................................. 11 2.4.2. Cấu trúc phân loại khả năng thích nghi đất đai .................................................... 11 2.4.3. Đánh giá thích nghi theo phương pháp hạn chế lớn nhất..................................... 12 2.5. Tình hình nghiên cứu đánh giá thích nghi đất đai ....................................................... 12 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................ 15 iii 3.1. Dữ liệu ......................................................................................................................... 15 3.2. Phương pháp ................................................................................................................ 15 3.3. Xây dựng bảng yêu cầu sinh thái cây cao su ............................................................... 17 3.4. Xây dựng bản đồ đơn tính ........................................................................................... 18 3.4.1. Loại đất................................................................................................................. 18 3.4.2. Thành phần cơ giới............................................................................................... 19 3.4.3. Tầng dày ............................................................................................................... 20 3.4.4. Độ dốc .................................................................................................................. 22 3.4.5. Lượng mưa ........................................................................................................... 23 3.4.6. Các yếu tố khí tượng khác.................................................................................... 25 3.5. Phân cấp thích nghi các yếu tố .................................................................................... 26 3.6. Thành lập bản đồ đơn vị đất đai .................................................................................. 27 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ, THẢO LUẬN ........................................................................... 36 4.1. Bản đồ thích nghi cho cây cao su theo lớp .................................................................. 36 4.2. Bản đồ thích nghi cho cây cao su theo lớp phụ ........................................................... 37 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ........................................................................... 39 5.1. Kết luận........................................................................................................................ 39 5.2. Kiến nghị ..................................................................................................................... 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 40 iv DANH MỤC VIẾT TẮT DEM Digital Elevation Model (Mô hình số độ cao) FAO Food and Agriculture Organization (Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc) GRDP Gross Regional Domestic Product (Tổng sản phẩm trên địa bàn) IDW Inverse Distance Weight (Nghịch đảo trọng lượng khoảng cách) LMU Land Mapping Units (Bản đồ đơn vị đất đai) LUT Land Use Type (Loại hình sử dụng đất) METI Ministry of Economy, Trade and Industry (Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản) NASA National Aeronautics and Space Administration (Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ) UBND Ủy ban nhân dân v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Diện tích trồng cây cao su phân theo huyện/thị xã/thành phố (ha)…………...10 Bảng 2.2. Phân cấp khả năng thích nghi đất đai………………………………………... 11 Bảng 3.1. Dữ liệu thu thập………………………………………………………………. 15 Bảng 3.2. Yêu cầu sinh thái cây cao su………………………………………………… 17 Bảng 3.3. Các loại đất tỉnh Bình Dương………………………………………………... 18 Bảng 3.4. Các giá trị của thành phần cơ giới……………………………………………. 20 Bảng 3.5. Các giá trị về tầng dày………………………………………………………... 21 Bảng 3.6. Các giá trị về độ dốc………………………………………………………… 22 Bảng 3.7. Các giá trị về lượng mưa……………………………………………………... 24 Bảng 3.8. Các yếu tố khí tượng khác…………………………………………………… 25 Bảng 3.9. Phân cấp thích nghi các yếu tố đối với cây cao su ở Bình Dương…………… 26 Bảng 3.10. Mô tả các đơn vị đất đai……………………………………………………...27 Bảng 4.1. Phân cấp thích nghi tự nhiên cây cao su……………………………………. 36 vi DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1. Bản đồ đơn vị hành chính tỉnh Bình Dương…………………………………. 5 Hình 2.2. Cơ cấu các loại đất tỉnh Bình Dương………………………………………… 8 Hình 3.1. Sơ đồ phương pháp nghiên cứu……………………………………………… 17 Hình 3.2. Bản đồ loại đất tỉnh Bình Dương…………………………………………….. 19 Hình 3.3. Bản đồ thành phần cơ giới tỉnh Bình Dương………………………………… 20 Hình 3.4. Bản đồ tầng dày tỉnh Bình Dương…………………………………………… 21 Hình 3.5. Bản đồ độ dốc tỉnh Bình Dương……………………………………………... 23 Hình 3.6. Bản đồ lượng mưa tỉnh Bình Dương…………………………………………. 25 Hình 4.1. Bản đồ thích nghi cây cao su theo lớp tỉnh Bình Dương…………………….. 37 Hình 4.2. Bản đồ thích nghi cây cao su theo lớp phụ tỉnh Bình Dương………………... 38 vii CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Bình Dương có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi để phát triển cây lâu năm trong đó cây cao su đã được khai thác từ lâu đời. Sản phẩm mủ và gỗ là nguồn nguyên liệu chủ lực của nhiều ngành công nghiệp chế biến, là một trong năm sản phẩm chủ lực của tỉnh trong việc xuất khẩu. Diện tích trồng cao su trên địa bàn tỉnh từ 129.807,7 ha (2011) tăng lên 134.224 ha (2014) với sản lượng từ 190.442,1 tấn (2011) tăng lên 195.088,8 tấn (2014) (Cục thống kê tỉnh Bình Dương, 2016) góp phần nâng cao thu nhập của người trồng cao su, tăng tỉ trọng kinh tế cho tỉnh. Cây cao su phát triển với nhiều loại mô hình: trồng xen canh, đa canh kết hợp chăn nuôi với hình thức kinh tế hộ gia đình, kinh tế doanh nghiệp với các công ty chuyên chế biến và xuất khẩu mủ cao su như Dầu Tiếng và Phước Hòa. Bên cạnh đó, cây cao su còn góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc, chống xói mòn, bảo vệ lớp đất bề mặt, giữ độ ẩm, sản sinh khí oxi giúp hít thở không khí trong lành và cản gió cho vùng. Công tác đánh giá đất đai cung cấp những thông tin chính xác về sự thuận lợi và khó khăn của việc sử dụng đất làm cơ sở để các nhà quản lý đất đưa ra các quyết định phù hợp đặc biệt giúp cho các phương án trong quy hoạch sử dụng đất đạt hiệu quả cao. Công tác này được xem xét toàn diện không chỉ về tự nhiên mà còn về kinh tế - xã hội và môi trường trên quan điểm sinh thái và bền vững. Nhằm nắm vững tài nguyên đất đai và định hướng sử dụng đất cho phát triển cao su Bình Dương, đòi hỏi phải có công tác đánh giá khả năng thích nghi cây cao su nhằm rà soát diện tích cao su phù hợp với quy hoạch phát triển của tỉnh đảm bảo định hướng cây cao su hợp lý, góp phần vào sự phát triển công nghiệp chế biến mủ cao su của tỉnh. Xuất phát từ thực tế trên, đề tài "Đánh giá thích nghi tự nhiên cho cây cao su tại tỉnh Bình Dương" đã được thực hiện. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Thành lập bản đồ thích nghi cho cây cao su theo phương pháp hạn chế lớn nhất. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: cây cao su. 1 Phạm vi: địa bàn tỉnh Bình Dương. 2 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan cây cao su 2.1.1. Giới thiệu (Nguyễn Quốc Chỉnh và Nguyễn Mạnh Hải, 2006) Cây cao su có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Năm 1840, hạt cao su được lấy từ lưu vực sông Amazon đưa gửi sang Anh và cuối cùng là Nam Á và Đông Nam châu Á để trồng. Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày, có khả năng thích ứng rộng, tính chống chịu với điều kiện bất lợi cao và là cây bảo vệ môi trường nên được nhiều nước quan tâm phát triển trên quy mô diện tích lớn. Hạt cao su được nhập vào Việt Nam năm 1897. Năm 1906, các đồn điền cao su đầu tiên được xây dựng tại Đông Nam Bộ. Từ năm 1906 – 1920, diện tích hàng năm tăng gần 500 ha. Năm 1920, có 7.077 ha cao su được trồng và sản lượng là 3.000 tấn. Từ 1921 – 1944, ngành cao su đã phát triển nhanh chóng với mức tăng hằng năm là 4.000 – 6.000 ha. Trong 1944, tổng diện tích là 10.400 ha và sản lượng là 42.900 tấn. Năm 1958, cây cao su được trồng thử nghiệm tại miền Bắc Việt Nam và được trồng với quy mô lớn từ 1961 đến 1975 diện tích cao su đạt khoảng 5.000 ha tại khu vực này. 2.1.2. Đặc điểm sinh thái (Nguyễn Thị Huệ, 2006) Thổ nhưỡng thích hợp cho cây cao su có độ pH 4,5 – 5,5. Đất thích hợp có tầng canh tác sâu 2 m trong đó không có tầng trở ngại cho sự sinh trưởng của rễ. Đất đòi hỏi phải có tầng đất mặt dày, không úng. Cây cao su phát triển thích hợp trên đất đỏ bazan, đất xám trên phù sa cổ. Địa hình phù hợp cho cây cao su là các vùng đất có độ cao tương đối thấp dưới 200 m, ít dốc dưới 30%. Đối với nhiệt độ, cây cao su cần nhiệt độ cao và đều với nhiệt độ thích hợp nhất là từ 25 - 30°C. Ở nhiệt độ 25°C năng suất cây đạt mức tối hảo. Nhiệt độ vào buổi sáng sớm giúp cây sản xuất mủ cao nhất. Trên 40°C cây khô héo. Dưới 10°C cây có thể chịu đựng được trong một thời gian ngắn nếu kéo dài cây sẽ bị nguy hại như lá cây bị héo, rụng, chồi ngọn ngừng tăng trưởng, thân cây cao su bị nứt nẻ, bị xì mủ. Nhiệt độ dưới 5°C cây chết. 3 Cây cao su thích hợp ở các vùng có lượng mưa 1.500 – 2.000 mm/năm. Cây cao su phát triển tốt nhất với số ngày mưa là khoảng 100 – 150 ngày/năm, mỗi tháng có khoảng 150 mm nước mưa và phân bố đều trong năm. Gió nhẹ 1 - 2 m/s có lợi cho cây cao su giúp cho cây thông thoáng, hạn chế được bệnh, vỏ cây nhanh khô sau khi mưa. Gió cấp 5 – 6 lá xoắn lại, bị rách, nhỏ lại, phiến lá thì dày lên tăng trưởng chậm. Gió cấp 8 cây dễ bị gãy cành, thân. Giờ chiếu sáng thích hợp cho cây cao su là 1.800 – 2.800 giờ/năm và tối hảo là khoảng 1.600 – 1.700 giờ/năm. Ánh sáng đầy đủ giúp cây ít bệnh, tăng trưởng nhanh và sản lượng cao. 2.2. Tổng quan về tỉnh Bình Dương 2.2.1. Vị trí địa lý Bình Dương là một tỉnh thuộc Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với tọa độ địa lý 10°51'46" - 11°30' 0" vĩ độ Bắc, 106°20' - 106°58' kinh độ Đông. Phía Đông giáp Đồng Nai, phía Bắc giáp Bình Phước, phía Tây giáp Tây Ninh và một phần thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và một phần Đồng Nai. Tỉnh có diện tích tự nhiên là 2.694,43 km2 (chiếm khoảng 12% diện tích miền Đông Nam Bộ) (Chính Phủ, 2013). Về đơn vị hành chính, Bình Dương gồm có 7 đơn vị hành chính cấp huyện (thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên, các huyện Dầu Tiếng, Phú Giáo) và 91 đơn vị hành chính cấp xã (48 xã, 41 phường, 02 thị trấn) (Sở Nội vụ tỉnh Bình Dương, 2012) xem hình 2.1. 4 Hình 2.1: Bản đồ đơn vị hành chính tỉnh Bình Dương 2.2.2. Điều kiện tự nhiên a. Địa hình (UBND tỉnh Bình Dương, 2011) Bình Dương nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa sườn phía Nam của dãy Trường Sơn, nối nam Trường Sơn với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; là tỉnh bình nguyên có địa hình thấp dần từ 10 m đến 15 m so với mặt nước biển. Địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho việc mở mang hệ thống giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp và sản xuất nông nghiệp. Nền địa chất vững chắc phổ biến là những dãy đồi phù sa cổ với độ dốc không quá 3 – 15° đặc biệt có một vài đồi núi thấp nhô lên giữa địa hình bằng phẳng như núi Châu Thới (Dĩ An) cao 82 m 5 và 3 ngọn núi thuộc huyện Dầu Tiếng là núi Ông cao 284,6 m , núi La Tha cao 198 m, núi Cậu cao 155 m. Từ phía Nam lên phía Bắc, đia hình có sự chuyển tiếp:  Vùng thung lũng bãi bồi phân bố dọc theo các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Bé; là vùng đất thấp, phù sa mới, khá phì nhiêu, bằng phẳng, cao trung bình 6 – 10 m.  Vùng địa hình bằng phẳng nằm kế tiếp sau các vùng thung lũng bãi bồi, độ dốc từ 3 - 12°, cao trung bình 10 – 30 m.  Vùng địa hình đồi thấp có lượn sóng yếu nằm trên các nền phù sa cổ chủ yếu là các đồi thấp với đỉnh bằng phẳng, liên tiếp nhau, có độ dốc 5 - 12°, độ cao phổ biến 30 – 60 m. b. Khí hậu (Lê Thông và cộng sự, 2007) Khí hậu tỉnh Bình Dương mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nắng nóng và mưa nhiều; độ ẩm khá cao với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 – 11, mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau. Nền nhiệt độ cao quanh năm và nguồn ánh sáng dồi dào rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp đặc biệt là trồng cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày. Lượng mưa trung bình hằng năm từ 1.800 – 2.000 mm với số ngày có mưa là 120 ngày. Tháng mưa nhiều nhất là tháng 9, lượng mưa trung bình 335 mm và cao nhất có khi lên đến 500 mm. Tháng mưa ít nhất là tháng 1, lượng mưa trung bình dưới 50 mm và nhiều năm trong tháng này không có mưa. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,5°C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29°C (tháng 4), tháng thấp nhất 24°C (tháng 1). Số giờ nắng trung bình 2.400 giờ có năm lên tới 2.700 giờ. Chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới. Về mùa khô, gió hoạt động chủ yếu là hướng Đông, Đông - Bắc. Về mùa mưa, gió hoạt động chủ yếu là hướng Tây, Tây – Nam. Tốc độ gió bình quân khoảng 0,7 m/s, tốc độ gió lớn nhất là 12 m/s thường là Tây, Tây – Nam. 6 Độ ẩm không khí tương đối cao trung bình 80 – 90% và biến đổi theo mùa. Độ ẩm được mang lại chủ yếu do gió mùa Tây Nam trong mùa mưa do đó độ ẩm thấp nhất thường xảy ra vào giữa mùa khô và cao nhất vào giữa mùa mưa. c. Thổ nhưỡng (Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương, 2010). Tổng diện tích đất tự nhiên tính đến 01/01/2015 là 269.464 ha trong đó đất nông nghiệp là 207.559 ha (chiếm 77,03%), đất phi nông nghiệp là 56.924 ha (chiếm 21,12%) và đất chưa sử dụng là 4.981 ha (chiếm 1,85%). Trải qua sự cấu tạo của địa chất, đặc trưng của các dạng địa hình và sự bồi tụ của phù sa sông suối làm cho đất nơi đây khá phong phú thích hợp cho việc trồng nhiều loại cây công nghiệp, xây dựng công trình. Trên địa bàn Bình Dương gồm có 6 nhóm đất chính (xem hình 2.2):  Nhóm đất phèn có khoảng 3.319 ha (chiếm 1,23% diện tích tự nhiên) được hình thành ở vùng thung lũng dọc sông Sài Gòn và sông Đồng Nai.  Nhóm đất phù sa với diện tích 13.816 ha (chiếm 5,13% diện tích tự nhiên) thuộc lưu vực sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Bé, có thành phần cơ giới nhẹ, thịt trung bình và thích hợp cho việc canh tác lúa.  Nhóm đất xám có diện tích lớn nhất với 114.324 ha (chiếm 42,42%) phát sinh trên phù sa cổ, có thành phần cơ giới nhẹ tỉ lệ cát cao, dễ thoát nước và thích hợp để phát triển các loại cây công nghiệp, cây ăn trái.  Nhóm đất đỏ vàng có diện tích 124.306 ha (chiếm 46,12%) khả năng giữ nước kém, hình thành trên địa hình dạng đồi, dễ bị rửa trôi theo cả chiều ngang và chiều dọc.  Nhóm đất dốc tụ với 2.532 ha (chiếm 0,94%) có thành phần cơ giới nặng tỉ lệ sét cao 44 – 51%.  Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá có 423 ha (chiếm 0,01%) phân bố chủ yếu ở vùng đồi, trên những đỉnh có độ dốc lớn không còn lớp phủ rừng.  Phần còn lại là mặt nước sông hồ chiếm 11.181 ha chiếm 4,15% diện tích toàn tỉnh. Đất ở Bình Dương ít dốc, tầng dày từ 70 cm trở lên chiếm tỉ lệ lớn, khá thích hợp với phát triển nông nghiệp nhất là các loại cây lâu năm và xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu dân cư, khu công nghiệp. 7 Cơ cấu các loại đất 0.94 4.15 1.23 5.13 Đất phèn Đất phù sa Đất xám 42.42 46.12 Đất đỏ vàng Đất dốc tụ Mặt nước Hình 2.2. Cơ cấu các loại đất tỉnh Bình Dương d. Thủy văn (UBND tỉnh Bình Dương, 2011) Chế độ thủy văn của các con sông chảy qua tỉnh và trong tỉnh thay đổi theo mùa: mùa lũ từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau tương ứng với 2 mùa mưa, nắng. Bình Dương có 3 con sông lớn, ở các địa bàn ven sông còn có các rạch và các suối nhỏ khác:  Sông Đồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên (Lâm Đồng) dài 635 km chảy qua địa phận Tân Uyên (Bình Dương) với chiều dài 90 km. Sông Đồng Nai có giá trị lớn về cung cấp nước tưới cho nền nông nghiệp, giao thông vận tải đường thủy và cung cấp thủy sản cho người dân.  Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng đồi cao huyện Lộc Ninh (Bình Phước) dài 256 km, có nhiều chi lưu, phụ lưu, rạch, ngòi và suối, sông chảy về Tây tỉnh, đoạn từ Lái Thiêu lên tới Dầu Tiếng dài 143 km, độ dốc nhỏ thuận lợi về giao thông vận tải, sản xuất nông nghiệp, cung cấp thủy sản. Ở thượng lưu, sông hẹp (20 m) uốn khúc quanh co, từ Dầu Tiếng được mở rộng dần đến Thủ Dầu Một (200 m). Sông Thị Tính là phụ lưu của sông Sài Gòn bắt nguồn từ đồi Cam xe huyện Bình Long (Bình Phước) chảy qua Bến Cát rồi lại đổ vào sông Sài Gòn ở đập Ông Cộ. Sông Sài 8 Gòn, sông Thị Tính mang phù sa bồi đắp cho những cánh đồng ở Bến Cát, Thuận An cùng với những cánh đồng dọc sông Đồng Nai, tạo nên vùng lúa năng suất cao và những vườn cây ăn trái xanh tốt.  Sông Bé bắt nguồn từ các sông Đắc RơLáp, Đắc Giun, Đắc Huýt thuộc vùng núi tỉnh Đắc Lắc hợp thành từ độ cao 1.000 m, dài 360 km. Ở phần hạ lưu, đoạn chảy vào đất Bình Dương dài 80 km, sông không thuận tiện cho việc giao thông đường thủy do có bờ dốc đứng, lòng sông nhiều đoạn có đá ngầm, nhiều thác ghềnh, tàu thuyền không thể đi lại. 2.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội a) Kinh tế Nền kinh tế của Bình Dương luôn tăng trưởng ổn định và ở mức cao, là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của cả nước. Cơ cấu kinh tế phát triển và chuyển dịch theo hướng nâng cao tỷ trọng của các ngành công nghiệp, dịch vụ với các chỉ tiêu cụ thể : Năm 2016, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng 8,5% so với năm 2015. GRDP bình quân đầu người đạt 108, 6 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế công nghiệp – dịch vụ nông nghiệp – thuế sản phẩm với tỉ trọng lần lượt là 63% - 23,5% - 4,3% - 9,2% (UBND tỉnh Bình Dương, 2016). Tỉnh vẫn luôn quan tâm vai trò ngành nông nghiệp giúp cho tỉnh nhà phát triển mạnh công nghiệp chế biến. Bình Dương đã chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Tổng diện tích gieo trồng cây hằng năm đạt 21.961 ha giảm 0,7% trong đó diện tích lúa là 7.321 ha giảm 3,6%. Diện tích cây lâu năm đạt 142.569 ha tăng 0,5% trong đó diện tích cao su là 134.903 ha tăng 0,5% (UBND tỉnh Bình Dương, 2016). b) Xã hội Dân số Bình Dương năm 2014 là 1.802.500 người (Chi cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình, 2014). Tốc độ tăng dân số trung bình 2011 – 2015 là 1,03%/năm. Cơ cấu dân số theo giới tính tương đối đồng đều, tỷ lệ nam giới chiếm 48,27% tổng dân số với tỷ số giới tính 93,56 nam/100 nữ. Cơ cấu dân số theo độ tuổi vẫn đang trong giai đoạn cơ cấu trẻ. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm 75,6%, từ 60 tuổi trở lên chiếm 5%. Tuổi thọ trung bình của người dân là 75 tuổi. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2015 khoảng 0,78% cùng với tỷ lệ tăng dân số cơ học ở mức cao do hàng trăm ngàn lao động từ các tỉnh thành khác 9 đến làm ăn sinh sống tạo ra nguồn lao động dồi dào thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh (Liên đoàn lao động Bình Dương, 2015). 2.3. Hiện trạng và phương hướng phát triển cây cao su 2.3.1. Hiện trạng Bình Dương với điều kiện thuận lợi cây cao su đã được trồng từ lâu và phát triển nhanh chóng qua nhiều năm. Với yêu cầu diện tích lớn nên cây cao su được phân bố khắp các huyện mang lại nguồn sản lượng thu hoạch đáng kể, xem bảng 2.2. Bảng 2.1. Diện tích trồng cây cao su phân theo huyện/thị xã/thành phố (ha) Thủ Dầu Một 2011 107,0 2012 109,5 2013 124,5 Bàu Bàng 2014 120,5 2015 118,0 16.449,1 16.614,1 Dầu Tiếng 47.317,7 49.320,7 50.583,6 50.755,0 51.000,0 Bến Cát 23.165,6 23.770,6 23.813,5 6.564,9 6.122,7 Phú Giáo 37.034,3 34.641,3 35.209,8 35.260,8 35.424,6 Tân Uyên 22.145,0 22.407,0 23.388,0 3.135,0 3.141,0 2,0 2,0 0,5 1,0 1,0 36,1 45,6 34,7 30,7 31,2 21.907,0 21.751,0 134.224,0 134.203,6 Dĩ An Thuận An Bắc Tân Uyên Tổng 129.807,7 130.296,7 133.154,6 (Cục thống kê tỉnh Bình Dương, 2016) Tổng diện tích trồng cao su tăng đều qua các năm từ 129.807,7 ha (năm 2011) đến 134.224 ha (năm 2014) riêng năm 2015 diện tích trồng giảm khoảng 20 ha. Cao su chủ yếu tập trung ở các huyện Dầu Tiếng, Bến Cát, Phú Giáo, Tân Uyên. Dầu Tiếng chiếm diện tích trồng cao su lớn nhất và diện tích tăng nhanh qua các năm. Dĩ An chiếm diện tích trồng cao su thấp nhất và diện tích giảm đều qua các năm. 2.3.2. Phương hướng phát triển Bình Dương đẩy mạnh phát triển nông nghiệp bền vững, năng suất cao, đầu tư phát triển các vùng chuyên canh cây cao su. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1 ha với mục tiêu đạt giá trị sản xuất 10 khoảng 50 – 70 triệu đồng/ha/năm (năm 2015) và 80 – 100 triệu đồng/ha vào năm 2020 chủ yếu là từ cây công nghiệp như cây cao su. Năm 2016, tỉnh duy trì trồng 133.817 ha cao su chiếm 98,3% tổng diện tích trồng cây lâu năm trong đó 108.226 ha đang cho khai thác mủ với sản lượng lên đến 192.462 tấn/năm (UBND tỉnh Bình Dương, 2016). 2.4. Tổng quan đánh giá thích nghi đất đai 2.4.1. Khái niệm Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vạt đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại sử dụng đất yêu cầu phải có (FAO, 1976). Đánh giá thích nghi tự nhiên là đánh giá khả năng thích nghi đất đai về mặt tự nhiên của một loại loại hình sử dụng đất cụ thể tại một vùng đất nhất định làm cơ sở cho việc bố trí sử dụng đất. Cấu trúc xếp hạng các yếu tố chẩn đoán: S1: rất thích nghi S3: ít thích nghi S2: thích nghi N: không thích nghi 2.4.2. Cấu trúc phân loại khả năng thích nghi đất đai Cấu trúc tổng quát phân loại khả năng thích nghi đất đai gồm 4 cấp được thể hiện cụ thể bảng 2.2. Bảng 2.2. Phân cấp khả năng thích nghi đất đai Cấp phân vị (Category) Bộ(Order) S N Lớp (Class) Lớp phụ (Subclass) Đơn vị (Unit) S1 S2d S2d – 1 S2 S2r S2d – 2 S3 S2sl S2d – 3 N1 N1i N2 N1f (FAO, 1976) 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan