Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đánh giá tài nguyên vị thế huyện đảo cô tô phục vụ phát triển kinh tế xã hội v...

Tài liệu đánh giá tài nguyên vị thế huyện đảo cô tô phục vụ phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh.

.PDF
110
121
70

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Hƣơng ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN VỊ THẾ HUYỆN ĐẢO CÔ TÔ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ ĐẢM BẢO QUỐC PHÒNG, AN NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội, 2014 ơ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nguyễn Thị Hƣơng ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN VỊ THẾ HUYỆN ĐẢO CÔ TÔ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ ĐẢM BẢO QUỐC PHÒNG, AN NINH Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường Mã số: 60850101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.UÔNG ĐÌNH KHANH Hà Nội - 2014 Lời cảm ơn Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ cả về kiến thức, tinh thần và những ý kiến đóng góp quý báu từ thầy cô, gia đình và bạn bè. Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TS. Uông Đình Khanh – người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình làm việc và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Địa lý đã quan tâm dạy bảo em trong suốt quá trình học tập tại khoa. Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Địa lý, Ban giám hiệu, phòng Đào tạo trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện tốt cho em học tập, nghiên cứu khoa học. Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Địa Lý, phòng Địa mạo- Địa động lực đã tạo điều kiện và giúp đỡ cho em được học tập nâng cao kiến thức chuyên ngành. Qua đây em cũng xin cảm ơn đề tài VAST06.02/13-14 do TS. Uông Đình Khanh chủ trì đã tạo điều kiện cho em đi khảo sát thực địa và thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cảm ơn vì những sự giúp đỡ quý báu đó! Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2014 Học viên Nguyễn Thị Hương i MỤC LỤC MỞ ÐẦU ..................................................................................................................... 1 CHÝÕNG 1 ................................................................................................................. 4 CÕ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ÐÁNH GIÁ .................. 4 TÀI NGUYÊN VỊ THẾ .............................................................................................. 4 1.1.1. Tài nguyên thiên nhiên truyền thống ........................................................ 4 1.1.2. Tài nguyên vị thế....................................................................................... 4 1.1.3. Gía trị tài nguyên vị thế........................................................................... 10 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về TNVT ........................................... 15 1.2.1. Trên thế giới ............................................................................................ 15 1.2.2. Ở Việt Nam và khu vực nghiên cứu........................................................ 17 1.3. Quan ðiểm tiếp cận và phýõng pháp nghiên cứu ðánh giá tài nguyên vị thế 19 1.3.1 Quan ðiểm tiếp cận................................................................................... 19 1.3.2 Phýõng pháp nghiên cứu ðánh giá tài nguyên vị thế ............................... 21 CHÝÕNG 2: ÐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN ÐẢO CÔ TÔ ......................................................................... 23 2.1. Vị trí ðịa lý, số lýợng và ðặc ðiểm phân bố của các ðảo thuộc huyện ðảo Cô Tô .......................................................................................................................... 23 2.2. Ðặc ðiểm ðiều kiện tự nhiên huyện ðảo Cô Tô.............................................. 25 2.2.1. Ðịa chất ................................................................................................... 26 2.2.2. Ðịa hình- Ðịa mạo ................................................................................... 32 2.2.3. Đặc điểm khí hậu…………………………………………………...….36 2.2.4. Thủy vãn và hải vãn ................................................................................ 42 2.2.5. Thổ nhýỡng ............................................................................................. 44 2.2.6. Thảm thực vật ......................................................................................... 49 2.3. Tài nguyên sinh vật ........................................................................................ 51 2.3.1. Tài nguyên rừng ...................................................................................... 51 2.3.2 Tài nguyên biển ........................................................................................ 52 2.4. Tài nguyên phi sinh vật .................................................................................. 53 2.4.1. Tài nguyên khí hậu .................................................................................. 53 2.4.2. Tài nguyên khoáng sản ........................................................................... 55 2.4.3. Tài nguyên nýớc mặt ............................................................................... 57 ii 2.4.4. Tài nguyên nýớc ngầm ............................................................................ 57 2.4.5. Tài nguyên du lịch................................................................................... 59 2.5. Ðặc ðiểm kinh tế - xã hội của huyện ðảo Cô Tô ............................................ 60 2.5.1. Lịch sử vãn hóa- xã hội ........................................................................... 60 2.5.2. Dân cý, dân số và nguồn lực ................................................................... 61 2.5.3. Tãng trýởng và phát triển kinh tế ............................................................ 65 2.5.4. Chuyển dịch cõ cấu kinh tế ..................................................................... 66 2.6. Tiềm lực cho phát triển kinh tế, bảo tồn ðảo biển và an ninh quốc phòng huyện Cô Tô .......................................................................................................... 72 CHÝÕNG 3. ÐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN VỊ THẾ VÀ MỘT SỐ ÐỀ XUẤT SỬ DỤNG HIỆU QUẢ TNVT HUYỆN ÐẢO CÔ TÔ .................................................. 74 3.1. Các yếu tố tài nguyên vị thế ........................................................................... 74 3.1.1. Vị trí gần bờ và tập trung thành từng cụm .............................................. 74 3.1.2. Vị trí cửa ngõ của ðất liền ....................................................................... 74 3.1.3. Vị trí tiền tiêu – biên giới trên biển ........................................................ 75 3.2. Ðánh giá tài nguyên vị thế huyện ðảo Cô Tô ............................................... 75 3.2.1 Vị thế và lợi ích về lãnh thổ quốc gia trên biển ....................................... 75 3.2.2 Vị thế và những lợi ích về an ninh quốc phòng ....................................... 76 3.2.3. Vị thế và những lợi ích cho phát triển kinh tế - xã hội ........................... 79 3.3. Một vài ðề xuất phục vụ sử dụng hiệu quả TNVT huyện ðảo Cô Tô ............ 81 3.3.1 Những thách thức của huyện ðảo Cô Tô ................................................. 81 3.3.2 Một số ðề xuất sử dụng tài nguyên vị thế huyện ðảo Cô Tô .................. 82 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 98 iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1: Sơ đồ khu vực nghiên cứu Hình 2a: Bản đồ địa chất đảo Cô Tô, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh Hình 2b: Bản đồ địa chất đảo Thanh Lam, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh Hình 2c: Bản đồ địa chất đảo Trần, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh Hình 3a: Bản đồ địa mạo đảo Cô Tô – Thanh Lam, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh Hình 3b: Bản đồ địa mạo đảo Trần, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh Hình 4a: Bản đồ thổ nhưỡng đảo Cô Tô – Thanh Lam, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh Hình 4b: Bản đồ thổ nhưỡng đảo Trần, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh Hình 5: Biến trình nhiệt độ khu vực Cô Tô Hình 6: Lượng mưa trung bình các tháng trong năm trạm Cô Tô Hình 7: Dân số huyện Cô Tô 5 năm gần đây (2000- 2013) Hình 8: Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Cô Tô (%) Hình 9: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Cô Tô (%) Hình 10: Sản lượng thủy sản đánh bắt và nuôi trồng huyện Cô Tô (tấn) Hình 11: Tổng mức bán lẻ hàng hóa huyện Cô Tô (tỷ đồng) Hình 12: Lượng khách du lịch tới đảo hàng năm (người) Hình 13: Đường ranh giới sau khi phân định vịnh Bắc Bộ Hình 14: Sơ định hướng phát triển không gian huyện đảo Cô Tô Hình 15: Sơ đồ vị trí khu xử lý nước thải khu vực thị trấn Cô Cô và xã Đồng Tiến DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Các hợp phần của tàu nguyên vị thế (TNVT) và tầm quan trọng của chúng Bảng 2: Gía trị TNVT biển đảo Việt Nam Bảng 3: Hệ thống tài nguyên thiên nhiên (TNTN) theo Ủy Ban Châu Âu Bảng 4: Các dạng địa hình huyện đảo Cô Tô Bảng 5: Các hồ nước trên đảo Cô Tô Bảng 6: Nhiệt độ hiệu dụng trung bình tháng và năm tại trạm Cô Tô Bảng 7: Trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất huyện Cô Tô iv Bảng 8: Lao động phân theo trình độ chuyên môn (tính đến 15/9/2013) Bảng 9: Lao động phân theo ngành nghề huyện Cô Tô (tính đến 15/9/2013) Bảng 10: Tình trạng việc làm của lao động huyện Cô Tô (tính đến 1/4/2013) DANH MỤC CÁC ẢNH Ảnh 1: Đồng bằng tích tụ- nơi định cư và canh tác nông nghiệp trên đảo Cô Tô Ảnh 2: Địa hình bãi biển trên đảo Cô Tô Ảnh 3: Vách mài mòn ở bờ Đông đảo Cô Tô Ảnh 4: Các bãi đá gốc có nguồn gốc mài mòn ở bờ Đông đảo Cô Tô v MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Hiện nay, vị thế được đề cập nhiều trong các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, chính trị hay nói cách khác, vị thế được hiểu biết, khai thác, sử dụng để phục vụ con người, và nó trở thành một dạng tài nguyên “Tài nguyên vị thế”. Tài nguyên vị thế được cấu thành bởi 3 tiêu chí: (1)-Vị thế địa tự nhiên, (2)-Vị thế địa kinh tế, (3)-Vị thế địa chính trị [29]. Tài nguyên vị thế (TNVT) của một vùng, một lãnh thổ được hiểu là những lợi ích có được xuất phát từ những lợi thế so sánh về vị trí không gian của vùng, lãnh thổ ấy, mà có thể khai thác được để phục vụ cho phát triển xã hội, thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người [31]. TNVT đã được khai thác, sử dụng từ xa xưa, có thể một phần nào đó được thể hiện trong việc chọn nơi định cư, chọn đất làm nhà cửa. Khái niệm “địa lợi” cũng có thể bao gồm trong đó một phần giá trị của TNVT. Những câu nói ở cửa miệng người dân như “nhà mặt tiền”, “trên bến, dưới thuyền”, “thứ nhất cận thị, thứ nhì cận giang” là cũng có ý bao hàm giá trị TNVT của một địa điểm nào đó. Đối với các đảo ven bờ chúng tôi hiểu TNVT là những lợi ích có được từ vị trí không gian của các đảo, cụm đảo, cũng như từ cách sắp xếp, phân bố và từ giá trị hình thể của chúng [31]. Huyện đảo Cô Tô nằm trong vòng cung đảo gần bờ thuộc khu vực biển Đông Bắc của nước ta có vị thế hết sức quan trọng về quốc phòng; ở gần các ngư trường cá, tôm, mực thuận lợi phát triển nuôi trồng thủy sản; môi trường biển quanh đảo trong lành thuận lợi cho sinh vật biển phát triển. Điều kiện tự nhiên cũng hết sức thuận lợi cho phát triển một số loại hình du lịch như: nghỉ dưỡng, tắm biển kết hợp thể thao lướt sóng, dù bay; du lịch sinh thái kết hợp nghiên cứu khoa học… Mặt khác, nhờ ở vị trí cửa ngõ của vùng biển đảo Đông Bắc, nằm trong ngư trường vịnh Bắc Bộ, huyện đảo Cô Tô có được lợi ích to lớn để phát triển các ngành dịch vụ biển: neo đậu tàu thuyền, cung ứng vật tư, xăng dầu, lương thực, nước ngọt, nước đá, dịch vụ thương mại, sơ chế và bảo quản hải sản hoặc có thể xuất khẩu tại chỗ. 1 Quan trọng hơn cả, huyện đảo Cô Tô vừa nằm trên tuyến đảo tiền tiêu – biên giới Vĩnh Thực – Đảo Trần – Cô Tô – Bạch Long Vĩ vừa nằm trên tuyến đảo tiền tiêu Cô Tô – Thanh Lam – Hạ Mai – Long Châu nên còn đóng vai trò quan trọng trong hoạch định đường biên giới quốc gia trên biển; đồng thời là cụm tiền đồn lớn bảo vệ, che chắn cho huyện Tiên Yên, huyện đảo Vân Đồn, TP Hạ Long và TP Cẩm Phả - những đối tượng kinh tế xã hội lớn của Quảng Ninh. Có được những lợi ích như vậy là do huyện đảo Cô Tô chứa đựng trong mình một dạng tài nguyên đặc biệt đó là “Tài nguyên vị thế”. Việc nhận thức đúng đắn giá trị tài nguyên vị thế sẽ tạo ra một cách nhìn mới về sử dụng hợp lý tài nguyên, phát triển bền vững và tổ chức không gian, quy hoạch phát triển kinh tế biển, trọng tâm là kinh tế dịch vụ, thành phần cơ bản của nền kinh tế thị trường. Việc hiểu rõ bản chất, giá trị và điều tra, đánh giá đúng giá trị TNVT huyện đảo Cô Tô để từ đó có cách ứng xử và có các đề xuất góp phần phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh huyện đảo Cô Tô là hết sức cần thiết. Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “ Đánh giá tài nguyên vị thế huyện đảo Cô Tô phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Làm rõ những yếu tố TNVT, phân tích những lợi thế so sánh của các yếu tố TNVT và những lợi ích mang lại từ các yếu tố đó cho huyện đảo Cô Tô; từ đó đề xuất sử dụng hiệu quả TNVT góp phần phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh cho huyện đảo Cô Tô. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Thu thập tài liệu liên quan đến đề tài luận văn bao gồm: bản đồ, ảnh vệ tinh khu vực nghiên cứu, các công trình khoa học, luận án, bài báo liên quan.v.v.. - Khảo sát thực địa, điều tra và đánh giá tài nguyên vị thế huyện đảo Cô Tô. - Tổng hợp, phân tích các tư liệu để viết luận văn. 4. Nội dung nghiên cứu 2 - Xác định vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện đảo Cô Tô. - Xác định những yếu tố TNVT mà đảo, cụm đảo sở hữu. - Phân tích những lợi thế so sánh của các yếu tố TNVT và đánh giá những giá trị TNVT huyện đảo Cô Tô. - Đề xuất sử dụng hiệu quả TNVT của huyện đảo Cô Tô phục vụ phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh vùng biển đảo Đông Bắc Việt Nam. 5. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: phạm vi không gian lãnh thổ nghiên cứu là huyện đảo Cô Tô, nằm trong vịnh Bắc Bộ, thuộc tỉnh Quảng Ninh. - Về khoa học: Tài nguyên vị thế của đảo, cụm đảo- trong huyện đảo Cô Tô. Cấu trúc của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung báo cáo được trình bày trong 3 chương như sau: Chương I: Cơ sở lý luận và tổng quan về nghiên cứu đánh giá tài nguyên vị thế Chương II: Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và kinh tế xã hội huyện đảo Cô Tô. Chương III: Đánh giá tài nguyên vị thế và một số đề xuất sử dụng hiệu quả tài nguyên vị thế huyện đảo Cô Tô. 3 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN VỊ THẾ 1.1. Khái niệm cơ bản về tài nguyên vị thế 1.1.1. Tài nguyên thiên nhiên truyền thống Tài nguyên là con người, tài sản, nguyên vật liệu, nguồn vốn có thể sử dụng để đạt được một mục đích. Tài nguyên thiên nhiên là tài nguyên xuất hiện trong tự nhiên có thể sử dụng để tạo ra lợi ích. Tài nguyên thiên nhiên là một đặc tính hoặc một hợp phần của môi trường tự nhiên có giá trị phục vụ cho nhu cầu của con người như đất, nước, động vật, thực vật, v.v. Tài nguyên thiên nhiên có giá trị kinh tế và giá trị phi kinh tế [52, 54]. Tài nguyên biển bao gồm các tài nguyên sinh vật và phi sinh vật như đất, nước, băng nằm trong hoặc nằm dưới một vùng biển và cả động vật hoang dã sống trong một vùng thường xuyên, tạm thời hoặc theo mùa vụ. Tài nguyên biển là một phạm trù rộng để chỉ các tài nguyên động vật và thực vật biển, nước và dòng chảy, đáy biển và bờ biển có chủ thể. Chúng còn bao gồm các tài nguyên văn hóa có chủ thể, từ xác tàu đắm, đèn biển cho đến các di chỉ khảo cổ, lịch sử văn hóa của cộng đồng bản địa. Chủ thể được xác lập để bảo vệ các vùng có một hoặc nhiều đặc thù tự nhiên và văn hóa. Tài nguyên biển thường gắn liền với quyền tài phán quốc gia [48]. 1.1.2. Tài nguyên vị thế Ngày nay, tài nguyên thiên nhiên không còn hiểu theo cách tư duy truyền thống (chỉ là những dạng vật chất lấy ra được và có giá trị sử dụng cho mục tiêu kinh tế nào đó), mà đã được hiểu là tất cả các yếu tố tự nhiên có thể sử dụng ở các h́nh thức khác nhau, hoặc không sử dụng nhưng sự tồn tại của nó tự mạng lại lợi ích cho con người [12]. Như vậy, có thể dễ dàng thấy rằng cảnh quan tự nhiên đẹp là một dạng tài nguyên quí giá, không có khả năng tái tạo nếu bị hủy hoại, nhưng có thể dùng mãi mãi nếu cách khai thác giá trị kinh tế của nó hợp lý. Trong khi đó, 4 khoáng sản là tài nguyên không tái tạo, tài nguyên sinh vật có thể tái tạo và năng lượng nhiệt, gió, thủy triều có thể coi là vô tận. Theo cách hiểu truyền thống, nhiều lợi ích lớn, đặc biệt là sự phát triển kết cấu hạ tầng và các khu kinh tế trọng điểm được đưa lại từ các yếu tố, hiện tượng và quá trình tự nhiên có tính tổng hợp theo không gian vùng đất, vùng biển không gắn với tài nguyên truyền thống cụ thể nào, chỉ được coi là lợi thế phát triển. Đó là nguồn gốc dẫn đến thiếu tư duy cơ bản trong tổ chức lãnh thổ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế đã có ở một số quy hoạch phát triển, nền tảng của các quyết sách kinh tế lại chẳng dựa vào những dạng tài nguyên chính yếu đã được ghi nhận, mà lại dựa vào một số yếu tố, được coi là lợi thế tự nhiên, được đánh giá thiếu hệ thống và tuỳ vào nhận thức ngẫu nhiên của người làm quy hoạch. Thực tế, những quyết sách kinh tế quan trọng nhất của một vùng chính là dựa vào tài nguyên không gian (vị thế), nhưng lại không được ghi nhận một cách chính thức. Tình trạng này không chỉ ở Việt Nam, mà còn ở nhiều nước đang phát triển và dần được nhận thức rõ cùng với quá trình phát triển mạnh mẽ của kinh tế, quản lý và khoa học công nghệ. Trên thực tế, việc vận dụng cơ sở tài nguyên vị thế ngày càng mở rộng và có định hướng rõ ràng, nhưng cơ sở lý luận của vấn đề tài nguyên không gian hoặc vị thế chưa được định hình, còn nhiều bàn luận. Theo Cộng đồng Châu Âu, tài nguyên thiên nhiên được chia thành 5 dạng [50]: Tài nguyên tái tạo không tiêu hao (Renewable resources - non-extinguishable); Tài nguyên tái tạo có tiêu hao (Renewable resources -extinguishable); Tài nguyên không tái tạo và không tiêu hao (Non-renewable resources- non-extinguishable); Tài nguyên không tái tạo, tiêu hao (Non-renewable resources -extinguishable); Tài nguyên vị thế (không gian - space) bao gồm đất, mặt biển và khoảng không. Tài nguyên vị thế (không gian) hàm chứa cả bốn loại tài nguyên kia như năng lượng mặt trời, gió, tài nguyên nông, ngư và rừng (kể cả tiềm năng bảo tồn đa dạng sinh học v.v.). Nó có quan hệ với mọi hoạt động của con người liên quan đến sử dụng tài nguyên, ví dụ làm nhà, xây dựng cơ sở hạ tầng và giao thông. Do vậy, vị thế được coi là dạng tài nguyên then chốt. Tài 5 nguyên ven bờ Singapore ðýợc chia thành ba nhóm: ðất ven bờ và không gian biển, tài nguyên tái tạo và tài nguyên không tái tạo [55]. Theo nguồn gốc thì tài nguyên thiên nhiên gồm có ba nhóm chủ cõ bản: tài nguyên sinh vật; tài nguyên phi sinh vật và tài nguyên vị thế (không gian). Ở Việt Nam, khái niệm vị thế được nhắc nhiều trong các văn liệu kinh tế và xã hội gần đây, mà chủ thể là một địa phương hay một quốc gia. Một định nghĩa rõ ràng và thống nhất về thuật ngữ “tài nguyên vị thế” là chưa có và còn được hiểu khác nhau. Các tác giả trường Đại học Mỏ-Địa chất cho rằng tài nguyên vị thế (TNVT) bao gồm những vị trí địa lý và các thuộc tính không gian liên quan đến cấu trúc, hình thể sơn văn và cảnh quan sinh thái có tiềm năng và giá trị có thể sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia [7]. Các tác giả này dẫn ra một số kiểu TNVT như sông, hồ, châu thổ, hang động, địa hình karst, địa hình ven biển (bãi, bờ, thềm, đụn cát,…), đảo san hô, địa hình núi cao, núi lửa,…, mà theo chúng tôi cũng có thể gọi là tài nguyên địa mạo. Một quan niệm tương đối rõ ràng về giá trị vị thế do Nguyễn Chu Hồi đề xuất: “Vị thế là những lợi thế so sánh về phương diện địa lý, khả năng khai thác các giá trị phi vật chất và vật chất của một lãnh thổ nhất định” [12]. Theo nghĩa rộng, “vị thế là tương quan so sánh về vị trí (chỗ đứng) trong xã hội hay trong tự nhiên của một con người, một cộng đồng, một đơn vị hành chính, một quốc gia, một liên minh, hay của một không gian (lãnh thổ) có quy mô khác nhau” [36]. Trong luận văn này, tôi xem xét vị thế trong khuôn khổ “tương quan so sánh về vị trí địa lý (tự nhiên) của một không gian (lãnh thổ) nào đó có thể khai thác thành các lợi ích về môi trường, kinh tế, chính trị, trong đó bao hàm cả những thách thức mà lãnh thổ đó phải đương đầu”. Cơ sở khoa học của tài nguyên vị thế (TNVT) (position resources) cho phát triển kinh tế- xã hội là vấn đề mới mẻ ở nước ta và cũng chưa phổ biến rộng trên thế giới. Tuy nhiên, đây là hướng rất quan trọng mà việc nhận thức đúng đắn sẽ tạo ra một cách nhìn mới về sử dụng hớp lý tài nguyên, tổ chức không gian và quy 6 hoạch phát triển bền vững kinh tế- xã hội [56]. Việc sử dụng TNVT ngày càng mở rộng và có định hướng rõ ràng, nhưng cơ sở lý luận đang được định hình và bàn luận. Trong quá trình thực hiện Dự án 14 “Điều tra cơ bản và đánh giá tài nguyên vị thế, kỳ quan sinh thái, địa chất vùng biển và các đảo Việt Nam”, TNVT đã được định nghĩa như sau: “TNVT là những lợi ích có được từ vị trí địa lý và các thuộc tính về cấu trúc, hình thể sơn văn và cảnh quan, sinh thái của một khu vực, có giá trị sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng và chủ quyền quốc gia” [5]. Nói một cách khác, có thể hiểu TNVT là những nguồn lợi hoặc giá trị mà một lãnh thổ có thể khai thác được để phục vụ xã hội nhờ lợi thế về vị trí địa lý của mình, bao gồm các nguồn lợi và giá trị về môi trường tự nhiên, về kinh tế, về đất đai, về văn hóa, chính trị, quân sự, về chủ quyền và uy tín quốc tế. Như vậy không gian (lãnh thổ) chính là chủ sở hữu của TNVT, và do đó giá trị của những tài nguyên vốn có của lãnh thổ đó (như khoáng sản, cảnh quan, các hệ sinh thái,..) có thể được tăng lên gấp bội nhờ lợi thế về vị trí địa lý, và sự gia tăng giá trị đó cũng thuộc về TNVT. Trong hệ thống tài nguyên biển, TNVT biển đóng vai trò then chốt, mà chủ thể chính là không gian biển và đới bờ, là mặt nước và đáy biển, luồng lạch, vũng vịnh, bến bãi, đất đai ven biển, bán đảo và hải đảo, bãi cát biển, thềm đá, vách đá, hang động, v.v. Một vịnh nước sâu, kín nghèo tài nguyên truyền thống, nhưng do ở một vị trí địa lý quan trọng có giá trị sử dụng thành một cảng nước sâu mang lại những lợi ích kinh tế to lớn. TNVT biển không chỉ có nguồn gốc tự nhiên, mà còn liên quan với các di tích lịch sử, khảo cổ, văn hóa, cấu trúc cộng đồng, v.v. TNVT biển còn có quan hệ với các yếu tố sinh vật và phi sinh vật, tái tạo và không tái tạo, hợp thành hình thể và vị trí trong không gian của chủ thể. Tài nguyên vị thế dùng theo cách nói tiếng Việt trong nhiều văn bản quản lý hiện nay có lẽ mang hàm ý rộng hơn tài nguyên không gian (space) trong các tài liệu nước ngoài, bao hàm cả giá trị đưa lại của không gian trong mối quan hệ về vị trí địa lý của nó với các trung tâm, đầu mối kinh tế, chính trị khu vực, quan hệ với các vành đai, hành lang kinh tế trên biển, ven biển v.v. Tài nguyên vị thế biển có 7 những nội hàm riêng, mang tính bản chất, là các yếu tố hình thể và vị trí trong không gian. Sử dụng hợp lý TNVT biển là một định hướng cơ bản cho phát triển bền vững [8]. Tài nguyên biển Việt Nam bao gồm tài nguyên sinh vật, phi sinh vật và cả TNVT. TNVT biển chủ đạo là các lợi ích có được từ vị trí không gian và các thuộc tính của các chủ thể là các hệ thống thủy hệ và địa hệ [32] nằm trong phạm vi chủ quyền quốc gia, bao gồm các vùng bờ, vùng biển, các đảo [1], thủy vực ven bờ và vùng nước ngoài khơi với cả ba hợp phần: nền đáy, nước và không khí. Việc định giá TNVT biển rất quan trọng nhằm xác định tiềm năng và định hướng sử dụng chúng. Tổng giá trị kinh tế (TEV-Total Economic Value) của tài nguyên vị thế biển được tính bằng tiền mà xã hội phải chịu thiệt nếu lợi ích vị thế và lợi ích môi trường bị mất. Nó cũng bao hàm các giá trị bao gồm các giá trị sử dụng trực tiếp, sử dụng gián tiếp, giá trị để dành (hay còn gọi là giá trị tiềm năng) và các giá trị phi sử dụng [8,57]. Đến nay, người ta chủ yếu quan tâm đến giá trị sử dụng trực tiếp, chưa chú ý đến các giá trị gián tiếp và giá tị lưu tồn mà đôi khi lớn hơn nhiều giá trị sử dụng trực tiếp của tài nguyên biển nói chung, vị thế biển nói riêng. TNVT biển Việt Nam có tiềm năng sử dụng to lớn cho các lợi ích phát triển kinh tế- xã hội như giao thông- cảng, du lịch và dịch vụ, nghề cá biển, công nghiệp, cơ sở hạ tầng và đô thị hóa và các lĩnh vực kinh tế khác. Để phát triển, trước hết là cần sử dụng yếu tố vị trí địa lý đặc thù của không gian biển đảo, sau đó là sử dụng hợp lý các yếu tố tài nguyên đi kèm sinh vật và phi sinh vật trong không gian nội tại và ngoài không gian phát triển (sức hút). Phát triển các khu bảo tồn tự nhiên biển cũng là một hình thức sử dụng các giá trị sử dụng gián tiếp hoặc duy trì các giá trị để dành, lưu tồn của TNVT biển. Lợi ích và tầm quan trọng của các khu bảo tồn biển rất lớn, bao gồm cả lợi ích kinh tế trực tiếp (du lịch sinh thái, phát triển nguồn lợi ở vùng chuyển tiếp), lợi ích gián tiếp (văn hóa, khoa học và giáo dục) và lợi ích lan tỏa (duy trì nguồn giống cho các ngư trường lân cận, nơi ở cho động vật di trú,…). 8 TNVT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đảm bảo an ninh Quốc phòng và chủ Quyền quốc gia trên biển. Không gian biển và đới bờ biển Việt Nam là một dạng tài nguyên quân sự, được khai thác và sử dụng triệt để trong chiến tranh chống ngoại xâm. Việc bố trí phòng thủ cũng như lập các phương án tác chiến trước hết phải dựa vào các yếu tố của vị thế như vị trí địa lý cùng với đặc điểm tự nhiên, đặc biệt là địa hình. Các đảo, vùng cửa sông, vùng thềm lục địa rất có giá trị phân định ranh giới và chủ quyền quốc gia trên biển. TNVT biển cũng bao hàm các giá trị sử dụng trực tiếp, sử dụng gián tiếp, giá trị để dành và các giá trị phi sử dụng [49]. Đến nay, tài nguyên biển nói chung, TNVT biển nói riêng chủ yếu được quan tâm đến các giá trị sử dụng trực tiếp, chưa chú ý đến các giá trị gián tiếp và giá trị lưu tồn mà đôi khi lớn hơn nhiều các giá trị sử dụng trực tiếp. Để phát huy tiềm năng TNVT cần phải hiểu rõ thế mạnh của một địa phương, vùng lãnh thổ và của cả nước về tiềm năng và khả năng phát huy giá trị của tài nguyên thiên nhiên và nhân văn và các nguồn lực nội tại về vốn, lực lượng lao động và khoa học – công nghệ trong mối quan hệ với các địa phương, vùng lãnh thổ và quốc gia khác. Mặt khác, phải xác định được vị trí đúng đắn của thực thể không gian trong tổ chức lãnh thổ và quy hoạch phát triển tổng thể của không gian cấp cao hơn, của cả nước và khu vực, quốc tế. Đồng thời, hiểu rõ được mặt mạnh, mặt yếu nói chung, và về TNVT nói riêng của các địa phương, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia khác để có những quyết sách phù hợp cho liên kết, hợp tác và cạnh tranh. Cần nắm bắt và gắn kết được với xu thế phát triển chung của vùng lãnh thổ, quốc gia, khu vực và quốc tế để xác định được những lợi thể có thể tận dụng, lợi ích và trách nhiệm tham gia và những rủi ro có thể tránh được. Về mặt nội dung và tính chất tài nguyên, có thể chia TNVT thành 3 dạng tài nguyên khác nhau: tài nguyên địa- tự nhiên, tài nguyên địa- kinh tế, và tài nguyên địa- chính trị. Mỗi dạng tài nguyên đó có những giá trị riêng biệt và sự kết hợp của chúng tạo nên giá trị tổng hợp cho phát triển kinh tế- xã hội của một lãnh thổ. TNVT được đánh giá theo ba dạng tài nguyên đó cũng đồng thời là ba hợp phần của TNVT, được xác đinh như sau [36]: 9 Tài nguyên địa- tự nhiên (geo- natural resources) là lợi ích có được về môi trường tự nhiên từ vị trí địa lý của các yếu tố hình thể và cấu trúc không gian của một khu vực nào đó cũng như về tính ổn định của các quá trình tự nhiên và khả năng ít chịu tác động của thiên tai. Tài nguyên địa- kinh tế (geo- economic resources) là lợi ích có được từ vị trí và các đặc điểm địa lý chi phối quá trình phát triển kinh tế của một vùng, một quốc gia, thậm chí một khu vực, gắn với vai trò đầu mối trong tổ chức lãnh thổ kinh tế, trong giao lưu và quan hệ kinh tế, sức hấp dẫn và không gian ảnh hưởng. Tài nguyên địa- chính trị (geo- politic resources) là lợi ích kết hợp của lợi thế về vị trí và đặc điểm địa lý tự nhiên và nhân văn của một vùng, một quốc gia tạo nên ảnh hưởng hoặc ưu thế về chính trị, quân sự, ngoại giao trong một bối cảnh chính trị và kinh tế nhất định. Tài nguyên địa- tự nhiên có tính ổn định khá cao, trong khi tài nguyên địakinh tế có tính ổn định tương đối và tài nguyên địa- chính trị có tính ổn định thấp, có khả năng tạo cơ hội lớn hoặc thách thức lớn đối với phát triển kinh tế- xã hội. Việc phối hợp và sử dụng phát huy tốt cả ba giá trị tài nguyên này sẽ tạo nên giá trị hiện thực của một thực thể TNVT. TNVT của một không gian vì vậy không bất biến, mà có tính chất giai đoạn như các dạng tài nguyên khác (như khoáng sản, sinh vật, v.v.), có thể được khai thác kịp thời mang lại lợi ích to lớn, mà cũng có thể bị bỏ qua một cách đáng tiếc. 1.1.3. Gía trị tài nguyên vị thế a. Gía trị tài nguyên Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên thiên nhiên là tổng lượng tài nguyên tính bằng các đơn vị tiền tệ phổ biến mà xã hội bị thiệt hại nếu tài nguyên bị mất, bao gồm các giá trị sử dụng và phi sử dụng. * Gía trị sử dụng Giá trị sử dụng bao gồm các giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp và giá trị để dành, hay còn gọi là giá trị tiềm năng (Ebarvia M., 1998; White and Cruz- Trinidad, 1998). 10 + Gía trị sử dụng trực tiếp là lợi ích thực có từ các sản phẩm hoặc dịch vụ có thể tiêu dùng, sử dụng trực tiếp. Các đối tượng tài nguyên lấy ra được bao gồm khoáng sản, thực phẩm, dược liệu, vật liệu mỹ nghệ,v.v. từ tài nguyên phi sinh vật và sinh vật. Các đối tượng tài nguyên, sản phẩm không lấy ra được bao gồm các tài nguyên phục vụ phát triển giao thông- cảng, du lịch, văn hóa, khoa học, giáo dục, nghiên cứu và thẩm mỹ. + Gía trị sử dụng gián tiếp (indirect use value) là các lợi ích riêng biệt có được một cách gián tiếp, ví dụ: 1- hỗ trợ sinh học cho cá biển, chim biển, rùa biển và các hệ sinh thái (HST) khác nhờ chức năng quý giá về môi trường và sinh thái; 2- có được nhờ vai trò và chức năng bảo vệ tự nhiên, làm sạch môi trường (rạn san hô, rừng ngập mặn, đất ngập nước), ổn định luồng bến, hạn chế tai biến, hỗ trợ nguồn tài nguyên hoặc HST khác; 3- hỗ trợ cho sự sống toàn cầu, ví dụ lưu trữ cacbon; 4- có được do hưởng dụng gián tiếp như đa dạng sinh học, nguồn gen quí hiếm, bãi giống, bãi đẻ. + Gía trị lựa chọn (option value) là các giá trị được giữ lại để sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp trong tương lai như giá trị các loài, các nơi cư trú và đa dạng sinh học, có được từ ý thức lưu tồn tài nguyên vì thế hệ mai sau, vì thực tiễn của nhu cầu và trình độ công nghệ khai thác và căn cứ vào đặc tính của tài nguyên. Để dành vì lý do hiệu quả và công nghệ khai thác hiện tại chưa cao, giá trị tài nguyên có thể tăng nhiều trong tương lai. Để dành vì có khi đối tượng tài nguyên có thể mất vĩnh viễn, không có khả năng tái tạo (các loài quí hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng, cảnh quan thiên nhiên độc đáo và đặc sắc không thể tái tạo,v.v). * Gía trị phi sử dụng (non- use value) + Gía trị bán lựa chọn (quasi-option value) có được nhờ giữ lại, tránh được khả năng biến mất của đối tượng tài nguyên: các loài, các habitat (môi trường sống) và đa dạng sinh học, nhất là các sinh vật quí hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng. + Gía trị để lại (bequest value) là những giá trị sử dụng và phi sử dụng để lại phục vụ cho thế hệ mai sau, ví dụ các loài, các habitat, các khu rừng nguyên sinh, rừng ngập mặn. 11 + Gía trị tồn tại (existence value) có được từ ý thức lưu tồn tài nguyên dựa trên đức tin: các habitat bị đe dọa, các loài có nguy cơ tuyệt chủng, các loài hấp dẫn, các sinh cảnh đẹp, các giá trị phi vật thể liên quan đến đời sống văn hóa, tinh thần (truyền thống, tôn giáo, tâm linh), như hình thể đảo, cá voi, đền, miếu,v.v. b. Giá trị tài nguyên vị thế Tài nguyên vị thế, trong đó có yếu tố địa- chính trị có ý nghĩa chiến lược hết sức quan trọng đối với vận mệnh của một đất nước. Sự thịnh suy của một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào khả năng khai thác và tận dụng nguồn tài nguyên địa- chính trị. Trong bối cảnh chính trị-kinh tế quốc tế hiện nay, một trật tự thế giới mới đang hình thành, trong đó Việt Nam nằm ở một vị trí tương đối trung tâm của tranh chấp nước lớn và liên kết kinh tế của khu vực. Điều này đang đặt ra những thách thức to lớn, nhưng cũng đem lại những vận hội không nhỏ cho Việt Nam. Nhiều quốc gia đảo coi tài nguyên vị thế là tiềm năng lớn nhất để phát triển kinh tế dịch vụ và du lịch, mà thành công lớn nhất là Singapore. Từ một vùng nghèo tách ra khỏi Malaysia vào những năm 60, đất nước này vươn dậy nhờ biết tận dụng vị thế của một đảo nằm sát eo Malacca, được coi là cửa ngõ thông nối Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Nhiều nước khác đã biết tận dụng kết hợp vị thế với các danh thắng tự nhiên, các kỳ quan sinh thái và địa chất để tạo nên sự phát triển vượt bậc về du lịch sinh thái biển. Mỗi một địa điểm, địa phương, khu vực hoặc vùng miền đều có những giá trị tài nguyên vị thế nhất định bao hàm ba hợp phần nói trên. Trên thực tế thì tài nguyên địa kinh tế và tài nguyên địa chính trị có khi được hiểu là một nhóm: tài nguyên vị thế kinh tế - chính trị. Bảng 1: Các hợp phần của tài nguyên vị thế và tầm quan trọng của chúng TT 1 Hợp Giá trị Qui mô Quan hệ Tính ổn phần định Vị thế tự Có ý nghĩa lớn đối Địa Có tính độc lập Có tính nhiên với phát triển kinh phương; tương đối, có ổn định tế và bảo tồn tự Quốc gia; mối quan hệ khá cao. nhiên. Khu vực và khách 12 quan quốc tế 2 định Vị thế địa Có ý nghĩa lớn về Vùng miền Có vai trò tác Có tính phát triển kinh tế, trong nước; động mạnh đến ổn định kinh tế đặc biệt là dịch vụ. 3 nhưng nhân tố nội tại quyết Khu vực và vùng miền và quốc tế khu vực. Vị thế địa Có ý nghĩa đặc biệt Vùng miền Quan hệ vùng chính trị về lợi ích kinh tế trong nước; miền trong nước và chủ quyền quốc Khu vực và và quan hệ khu gia, an ninh và quốc tế vực, quốc tế. quốc phòng. tương đối. Có tính ổn định thấp. Tài nguyên vị thế là một khái niệm còn ít được được xem xét về phương diện khoa học và kinh tế, nhưng bản thân chúng lại được khai thác và sử dụng thường xuyên. Mỗi hợp phần vị thế tự nhiên, vị thế địa kinh tế và vị thế địa chính trị có những giá trị riêng biệt và sự kết hợp của chúng tạo nên giá trị tổng hợp cho phát triển kinh tế- xã hội. Giá trị tài nguyên địa- tự nhiên có tính ổn định khá cao, phụ thuộc vào sự ổn định của hình thể không gian. Ví dụ, dường như suốt cả nghìn năm qua, từ thời Lý - Trần, vùng vịnh Bái Tử Long luôn có tầm quan trọng đặc biệt đối với kinh tế thương mại, hàng hải và phòng thủ. Trong khi đó phố cổ và thương cảng Hội An thịnh vượng một thời đã bị suy tàn do bồi lấp Cửa Đại gây cản trở tàu thuyền ra vào và ngập lụt ven bờ. Nội lực và ưu thế phát triển của một khu vực hay một vùng miền có được trên thực tế là nhờ phát huy giá trị tài nguyên vị thế tự nhiên, bao hàm cả các tài nguyên sinh vật và phi sinh vật khác nằm trong cùng phạm vi không gian nội tại của khu vực. Giá trị tài nguyên địa- kinh tế có tính ổn định tương đối, phụ thuộc vào vị thế tự nhiên và bối cảnh kinh tế - xã hội. Ví dụ, vương quốc cổ Phù Nam phồn thịnh vào khoảng thế kỷ III - X gắn với “con đường tơ lụa” trên biển xuyên Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Ngày nay, “con đường tơ lụa” vẫn còn đó với hoạt động 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan