Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU ĐẤT NGẬP NƯỚC Ở ĐỒNG BẰNG SÔN...

Tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU ĐẤT NGẬP NƯỚC Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

.PDF
76
147
65

Mô tả:

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU ĐẤT NGẬP NƯỚC Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI MIỀN NAM ----------*****----------- BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU ĐẤT NGẬP NƯỚC Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Tp.HCM, tháng 6 năm 2016 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI MIỀN NAM 1 ----------*****----------- BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA LÊN CÁC KHU ĐẤT NGẬP NƯỚC Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG PROJECT TEAM LEADER DIRECTOR OF SIWRR Vu Nguyen Hoang Giang Tran Ba Hoang Tp.HCM, tháng 6 năm 2016 2 MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................................................................................................. 3 DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ 5 DANH SÁCH BẢNG ................................................................................................................ 6 DANH SÁCH HÌNH................................................................................................................. 7 1. MỞ ĐẦU............................................................................................................................ 9 2. MỤC TIÊU, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 9 2.1. Mục tiêu ..................................................................................................................... 9 2.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 9 2.3. Cách tiếp cận ........................................................................................................... 10 2.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 10 2.4.1. Phương pháp khảo sát thực địa ............................................................................. 10 2.4.2. Phương pháp kế thừa, thu thập, tổng hợp tài liệu, số liệu .................................... 10 2.4.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm ........................ 10 2.4.4. Phương pháp chuyên gia ...................................................................................... 11 2.4.5. Phương pháp mô hình hoá .................................................................................... 11 2.4.6. Các kỹ thuật và phần mềm khác ........................................................................... 12 2.5. Vùng nghiên cứu ..................................................................................................... 12 3. CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN .......................................... 14 3.1. Làm việc với Nhóm thực hiện dự án SUPA của WWF Việt Nam...................... 14 3.2. Xem xét và đánh giá các nghiên cứu tương tự ..................................................... 14 3.3. Tổ chức khảo sát thực địa, điều tra ...................................................................... 15 3.4. Tổ chức khảo sát thực địa lấy mẫu môi trường nước và thủy sinh ................... 16 3.5. Mô phỏng chất lượng nước và xác định khả năng lan truyền chất ô nhiễm từ hoạt động nuôi cá tra đến Vườn quốc gia Tràm Chim ................................................... 16 3.6. Báo cáo ..................................................................................................................... 16 4. ĐẤT NGẬP NƯỚC Ở ĐBSCL ...................................................................................... 17 4.1. Đất ngập nước ở ĐBSCL ....................................................................................... 17 4.2. Đa dạng sinh học của các vườn Quốc Gia ĐBSCL .............................................. 18 4.2.1. Đặc tính đa dạng sinh học của Vườn quốc gia U Minh Thượng .......................... 18 4.2.2. Đặc tính đa dạng sinh học của Vườn quốc gia U Minh Hạ .................................. 18 4.2.3. Đặc tính đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Đất Mũi ....................................... 19 4.2.4. Đặc tính đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Tràm Chim.................................. 19 4.3. Khai thác dịch vụ hệ sinh thái và xu hướng thay đổi của các khu ĐNN ........... 20 4.4. Các yếu tố làm thay đổi hệ sinh thái và dịch vụ hệ sinh thái .............................. 22 4.5. Vườn quốc gia Tràm Chim .................................................................................... 23 4.5.1. Đặc điểm các quần xã thực vật và rừng tràm ....................................................... 23 4.5.2. Đặc điểm về động vật hoang dã ........................................................................... 26 4.5.3. Tài nguyên thủy sản và cá .................................................................................... 29 4.5.4. Quản lý chế độ ngập nước ở VQG Tràm Chim .................................................... 30 5. HOẠT ĐỘNG NUÔI CÁ TRA Ở ĐBSCL VÀ VÙNG NGHIÊN CỨU VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG ........................................................................ 31 3 5.1. Mô hình nuôi cá tra ở ĐBSCL............................................................................... 31 5.2. Chứng nhận nuôi sinh thái .................................................................................... 33 5.3. Quy trình nuôi các tra ở ĐBSCL .......................................................................... 34 5.4. Tác động của việc nuôi cá tra đến môi trường..................................................... 35 5.5. Hoạt động nuôi cá tra trong khu vực vườn quốc gia Tràm Chim ..................... 37 5.5.1. Hoạt động nuôi cá tra............................................................................................ 37 5.5.2. Một số nét đặc trưng trong nuôi cá tra ở huyện Tam Nông, Tân Hồng và TX Hồng Ngự ......................................................................................................................... 40 6. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC NUÔI CÁ TRA ĐẾN VQG TRÀM CHIM .. 40 6.1. Hiện trạng chất lượng nước trong vùng nghiên cứu ........................................... 40 6.1.1. Hàm lượng oxi hòa tan ......................................................................................... 41 6.1.2. Độ dẫn điện (EC) trong nước ............................................................................... 41 6.1.3. Hàm lượng cặn lơ lửng (TSS) trong nước ............................................................ 42 6.1.4. Giá trị TOC (Total Organic Cacbon) .................................................................... 44 6.1.5. Giá trị BOD5 ......................................................................................................... 44 6.1.6. Giá trị tổng đạm (TN) trong nước ........................................................................ 45 6.1.7. Giá trị TP .............................................................................................................. 46 6.1.8. Một số nhận xét sơ bộ về chất lượng nguồn nước ................................................ 47 6.2. Đánh giá, dự báo chất lượng nước và lan truyền ô nhiễm do hoạt động nuôi cá tra đến chất lượng nước trên kênh rạch ........................................................................... 47 6.2.1. Thiết lập mô hình nghiên cứu ............................................................................... 47 6.2.2. Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình ........................................................................ 51 6.2.3. Các kịch bản tính toán .......................................................................................... 52 6.2.4. Kết quả tính toán ảnh hưởng của hoạt động nuôi cá tra đến chất lượng nước trên kênh rạch trên tổng thể ĐBSCL ....................................................................................... 52 6.2.5. Kết quả tính toán ảnh hưởng của hoạt động nuôi cá tra đến chất lượng nước trên kênh rạch bên ngoài vườn Quốc gia Tràm Chim ............................................................. 59 6.3. Đánh giá tác động từ hoạt động nuôi cá tra đến VQG Tràm Chim .................. 65 6.3.1. So sánh chất lượng nguồn nước tại khu vực có bơm nước từ bên ngoài vào với khu vực không bơm nước từ bên ngoài vào VQG Tràm Chim ........................................ 65 6.3.2. Phân tích ảnh hưởng từ hoạt động nuôi cá tra đến VQG Tràm Chim do hoạt động bơm nước từ bên ngoài vào rừng ...................................................................................... 67 6.3.3. Một số nhận xét về tác động của nuôi cá tra đến vùng đất ngập nước nói chung và Tràm Chim nói riêng ........................................................................................................ 70 7. TỔNG HỢP CÁC TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC................ 71 7.1. Giải pháp quản lý ................................................................................................... 72 7.2. Giải pháp kỹ thuật .................................................................................................. 72 8. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................ 73 8.1. Kết luận ................................................................................................................... 73 8.2. Kiến nghị ................................................................................................................. 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 75 PHỤ LỤC 1: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU ...................................................................... 76 PHỤ LỤC 2: PHIẾU ĐIỀU TRA .......................................................................................... 76 4 DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT BOD Nhu cầu oxi sinh học COD Nhu cầu oxi hoá học ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐNN Đất ngập nước VQG Vườn Quốc gia TSS Tổng chất rắn lơ lửng 5 DANH SÁCH BẢNG Bảng 1: Các khu bảo tồn trong đất liền ở ĐBSCL ................................................................... 13 Bảng 2: Số lượng mẫu nước trong vùng nghiên cứu ................................................................ 16 Bảng 3: Diện tích và sản lượng thuỷ sản ở ĐBSCL từ năm 1995 - 2012 ................................ 20 Bảng 4: Biến động thành phần loài cá theo mùa ở VQG Tràm Chim ...................................... 29 Bảng 5: Các loài cá quý hiếm ở VQG Tràm Chim................................................................... 29 Bảng 6: Thành phần loài giáp xác ở VQG Tràm Chim ............................................................ 30 Bảng 7: Tính toán nhu cầu sử dụng nước của hoạt động nuôi cá tra ven sông ........................ 36 Bảng 8: Tính toán nhu cầu sử dụng nước của hoạt động nuôi cá tra nội đồng ........................ 36 Bảng 9: Tính toán lượng chất thải phát sinh từ 1ha nuôi cá tra................................................ 37 Bảng 10: Quy hoạch diện tích nuôi cá tra 5 huyện gần VQG Tràm Chim (ha) ....................... 37 Bảng 11: Diện tích nuôi cá tra nội đồng theo quy hoạch và thực tế ......................................... 39 Bảng 12: Số liệu thống kê giá trị DO ....................................................................................... 42 Bảng 13: Số liệu thống kê giá trị EC của các nguồn nước ....................................................... 43 Bảng 14: Số liệu thống kê TSS trong các nguồn nước ............................................................. 43 Bảng 15: Số liệu thống kê TOC trong các nguồn nước ............................................................ 44 Bảng 16: Số liệu thống kê giá trị BOD5 ................................................................................... 45 Bảng 17: Số liệu thống kê giá trị TN ........................................................................................ 46 Bảng 18: Số liệu thống kê giá trị TP ........................................................................................ 47 6 DANH SÁCH HÌNH Hình 1: Các khu Vườn Quốc gia ở ĐBSCL và vùng nuôi cá tra ............................................. 14 Hình 2: Điều kiện và xu thế của hệ sinh thái (Thong, 2003) .................................................... 22 Hình 3: Vị trí VQG Tràm Chim trong vùng Đồng Tháp Mười (nguồn: Google Earth)........... 23 Hình 4: Quần xã thực vật chính ở VQG Tràm Chim ............................................................... 26 Hình 5: Diễn biến số lượng chim Sếu hàng năm ở VQG Tràm Chim .................................... 27 Hình 6: Các loài sinh vật nước ở VQG Tràm Chim ................................................................. 28 Hình 7: Các loài chim quý hiếm ở VQG Tràm Chim .............................................................. 28 Hình 8: Các phân khu quản lý và cơ sở hạ tầng kiểm soát nguồn nước của VQG Tràm Chim .................................................................................................................................................. 31 Hình 9: Diện tích nuôi cá tra ở ĐBSCL từ năm 1997 - 2016 ................................................... 32 Hình 10: Diện tích và sản lượng nuôi cá tra ở 5 tỉnh ĐBSCL (Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Bến Trà và Vĩnh Long) từ năm 2012 - 2015.................................................................... 32 Hình 11: Vị trí các ao nuôi cá tra ở ĐBSCL (màu vàng) ......................................................... 33 Hình 12: Quy trình nuôi cá tra ở ĐBSCL ................................................................................. 34 Hình 13: Hoạt động xả nước thải (tay trái) và bùn thải (tay phải) của trang trại nuôi cá tra ... 36 Hình 14: Hiện trạng nuôi cá tra nội đồng xung quanh VQG Tràm Chim ................................ 39 Hình 15: Hiện trạng nuôi cá tra ở Đồng Tháp (a) nuôi ven sông (b) nuôi trong nội đồng ....... 39 Hình 16: Vị trí lấy mẫu trong vùng nghiên cứu ....................................................................... 41 Hình 17: Diễn biến DO trong khu vực nghiên cứu .................................................................. 42 Hình 18: Giá trị EC của các nguồn nước .................................................................................. 43 Hình 19: Hàm lượng TSS trong các nguồn nước ..................................................................... 43 Hình 20: Hàm lượng TOC trong các nguồn nước .................................................................... 44 Hình 21: Diễn biến BOD5 trong khu vực nghiên cứu .............................................................. 45 Hình 22: Diễn biến TN trong khu vực nghiên cứu ................................................................... 46 Hình 23: Diễn biến TP trong khu vực nghiên cứu.................................................................... 46 Hình 24: Sơ đồ tính cho ĐBSCL .............................................................................................. 48 Hình 25: Sơ đồ tính toán phục vụ cho nghiên cứu .................................................................. 49 Hình 26: Hiện trạng phân bố BOD ở ĐBSCL .......................................................................... 50 Hình 27: Hiện trạng phân bố TN ở ĐBSCL ............................................................................. 51 Hình 28: Kết quả mô phỏng Tổng P tại Tân Châu ................................................................... 51 Hình 29: Kết quả mô phỏng Tổng P tại Châu Đốc ................................................................... 52 Hình 30: Kết quả mô phỏng Tổng P tại Cần Thơ ..................................................................... 52 Hình 31: Phân bố BOD5 trên toàn đồng bằng trong trường hợp không nuôi cá tra................. 53 Hình 32: Phân bố BOD trên toàn đồng bằng trong trường hợp nuôi cá tra như hiện tại.......... 55 Hình 33: Phân bố BOD trên toàn đồng bằng theo quy hoạch đến năm 2020 ........................... 56 Hình 34: Phân bố TN trên toàn đồng bằng trong trường hợp không nuôi cá tra...................... 57 Hình 35: Phân bố TN trên toàn đồng bằng trong trường hợp nuôi cá tra như hiện tại............. 58 Hình 36: Phân bố TN trên toàn đồng bằng theo quy hoạch đến năm 2020 .............................. 59 Hình 37: Vị trí trích xuất số liệu tại các kênh rạch gần khu vực Tràm Chim .......................... 60 Hình 38: Giá trị BOD5 tại vị trí 1............................................................................................. 60 Hình 39: Giá trị BOD5 tại vị trí 2............................................................................................. 61 Hình 40: Giá trị BOD5 tại vị trí 3............................................................................................. 61 7 Hình 41: Giá trị BOD5 tại vị trí 4............................................................................................. 61 Hình 42: Giá trị BOD5 tại vị trí 5............................................................................................. 61 Hình 43: Giá trị BOD5 tại vị trí 6............................................................................................. 62 Hình 44: Giá trị BOD5 tại vị trí 7............................................................................................. 62 Hình 45: Giá trị BOD5 tại vị trí 8............................................................................................. 62 Hình 46: Giá trị TN tại vị trí 1 .................................................................................................. 63 Hình 47: Giá trị TN tại vị trí 2 .................................................................................................. 63 Hình 48: Giá trị TN tại vị trí 3 .................................................................................................. 63 Hình 49: Giá trị TN tại vị trí 4 .................................................................................................. 63 Hình 50: Giá trị TN tại vị trí 5 .................................................................................................. 64 Hình 51: Giá trị TN tại vị trí 6 .................................................................................................. 64 Hình 52: Giá trị TN tại vị trí 7 .................................................................................................. 64 Hình 53: Giá trị TN tại vị trí 8 .................................................................................................. 64 Hình 54: Thống kê các thông số chất lượng nước giữa khu vực rừng có bơm nước và khu vực không bơm nước ....................................................................................................................... 67 Hình 55: Nước trên kênh khu vực rừng không bơm nước (tay trái) và Nước trên kênh khu vực rừng có bơm nước (tay phải) .................................................................................................... 67 Hình 56: Vị trí trạm bơm nước vào VQG và vị trí của ao nuôi cá tra ...................................... 68 Hình 57: Hiện trạng môi trường nước trong VQG Tràm Chim tháng 5/2016 ......................... 69 Hình 58: Dòng thải từ khu nuôi cá tra thịt đổ ra trạm bơm nước vào rừng khi triều lên ......... 69 Hình 59: Cỏ, bèo phát triển manh tại khu vực bơm nước tạo thành hệ thống lắng lọc cặn ..... 70 Hình 60: Ô nhiễm môi trường và cá chết tại khu vực bơm nước vào VQG sau khi dừng bơm nước 4 ngày .............................................................................................................................. 70 8 1. MỞ ĐẦU Các vùng đất ngập nước (ĐNN) không chỉ mang lại lợi ích sinh thái và môi trường mà còn rất quan trọng cho các hoạt động kinh tế-xã hội khác. Một số khu vực các khu đất ngập nước màu mỡ và phù hợp để trồng lúa. Do đó, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được coi là “vựa lúa” của Việt Nam do sản xuất khoảng 80% lượng gạo xuất khẩu. Ngoài ra, trong những thập kỷ qua, Việt Nam đã là một trong những nước xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới, trong số đã được sản xuất trong vùng ĐNN (Thống et al. 2005). Nuôi trồng thủy sản đóng một vai trò quan trọng của nền kinh tế Việt Nam với thực tế là giá trị xuất khẩu thủy sản đã tăng mạnh trong những năm gần đây, với sản lượng xuất khẩu đạt 6,8 triệu tấn và kim ngạch xuất khẩu đạt 8 tỷ USD trong năm 2014. Việt Nam đã trở thành một trong năm nước sản xuất và xuất khẩu thủy sản lớn nhất trên thế giới. Với diện tích sản xuất là 5.500 ha thì sản lượng đạt khoảng một triệu tấn. Trong năm 2014, cá tra xuất khẩu đạt 1,7 tỷ USD, tăng 0,4% so với năm trước và chiếm hơn một phần tư tổng lượng xuất khẩu thủy sản. Kể từ khi mở rộng, tác động môi trường chính của nuôi trồng thủy sản chủ yếu là do các hệ thống sản xuất thâm canh, trong đó bao gồm việc xả thải chất rắn lơ lửng và chất dinh dưỡng và chất hữu cơ với nồng độ cao vào nguồn nước đã làm giảm hàm lượng oxi hoà tan của nguồn nước, thay đổi các loài sinh vật đáy và xuất hiện hiện tượng phú dưỡng của các lưu vực sông. Một trong những tác động đáng kể của việc nuôi trồng thủy sản đã dẫn đến sự suy thoái vật lý môi trường sống, đa dạng sinh học cũng như chất lượng nước thông qua chuyển đổi rừng ngập mặn và phá hủy các vùng đất ngập nước. Do đó, WWF đã tiến hành một nghiên cứu về tác động chính của nuôi cá tra đối với các vùng đất ngập nước ở ĐBSCL (tập trung vào Vườn Quốc gia Tràm Chim). Nghiên cứu này sẽ cung cấp một cái nhìn và hiểu biết tổng thể về nuôi cá tra đến vùng đất ngập nước và hỗ trợ cho các nhà quản lý trong ra quyết định thông qua việc xem xét và tránh các tác động tiêu cực đến môi trường khi lập quy hoạch các khu nuôi thủy sản. 2. MỤC TIÊU, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu  Cung cấp phân tích và hiểu biết tổng thể về hoạt động nuôi cá tra;  Xác định các tác động đáng kể của nuôi cá tra đối với các khu đất ngập nước;  Cung cấp kiến thức cơ bản cho việc ra quyết định thông qua việc xác định và tránh các tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình lập quy hoạch các khu nuôi trồng thuỷ sản. 2.2. Phạm vi nghiên cứu     Xác định vị trí nghiên cứu điển hình mà hoạt động nuôi cá tra đang diễn ra ở gần hoặc được bao quanh bởi vùng đất ngập nước. Xem xét thực hành nuôi cá tra hiện nay ở các địa điểm được chọn nghiên cứu để xác định tác động ngắn hạn và dài hạn do nuôi thủy sản đối với các vùng đất ngập nước theo các thông số: chất lượng nước và đa dạng sinh học và suy thoái vùng đất ngập nước. Xem xét, thu thập các tài liệu thứ cấp từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT), Tài nguyên và Môi trường (TN & MT) hoặc nghiên cứu trước đây về chất lượng nước. Lấy mẫu chất lượng nước trong vùng nghiên cứu kết hợp với các tài liệu thu thập được từ Sở NN & PTNT và Sở TN & MT để đánh giá và dự báo tác động. 9    Điều tra, đánh giá đa dạng sinh học, đặc biệt là tập trung vào các loài trong danh sách đỏ của IUCN theo tiêu chuẩn ASC trước và sau khi nuôi. Nghiên cứu sự suy thoái và biến động môi trường sống của vùng đất ngập nước do ảnh hưởng của việc chuyển đổi vùng đất ngập nước để nuôi trồng thuỷ sản. Dự thảo và hoàn thành báo cáo cuối cùng của nghiên cứu. 2.3. Cách tiếp cận Để đạt được các mục tiêu trên, cách tiếp cận của nghiên cứu sẽ là:      Tiếp cận từ tổng thể đến chi tiết (tiếp cận hệ thống): tổng thể lưu vực sông Mê Công, trong đó tập trung vào các vùng đất ngập nước và các ao nuôi cá tra xung quanh các khu đất ngập nước này, do đó các nghiên cứu về chế độ thủy văn, thủy lực, dòng chảy, chất lượng nước, phát triển kinh tế, kế hoạch phát triển thủy điện trên thượng lưu,... trên toàn lưu vực sông Mê Công, ĐBSCL sẽ được xem xét. Cách tiếp cận toàn diện: xem xét đầy đủ các vấn đề về tác động của việc nuôi cá tra đến chất lượng nước, đa dạng sinh hoạc và suy thoái các khu đất ngập nước. Kế thừa các công trình nghiên cứu đã có, nhất là các qui hoạch phát triển ngành đã thực hiện trong thời gian gần đây cho toàn ĐBSCL và vùng nghiên cứu. Ứng dụng các công cụ và mô hình mạnh để tính toán. Phối hợp với các chuyên gia và sử dụng kết quả của các dự án trước đây liên quan đến nghiên cứu để giảm thiểu chi phí của dự án. 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp khảo sát thực địa Phương pháp này được sử dụng để xác định vị trí nghiên cứu điển hình mà vị trí này có hoạt động nuôi cá tra gần hoặc bao bọc bởi các vùng đất ngập nước; để thu thập tài liệu về hiện trạng nuôi cá tra (diện tích, nguồn cung cấp nước, nguồn ô nhiễm từ hoạt động nuôi cá tra…); để lựa chọn vị trí lấy mẫu và liệt kê các loài trong sách đỏ của IUCN theo tiêu chuẩn ASC trước và sau khi nuôi… 2.4.2. Phương pháp kế thừa, thu thập, tổng hợp tài liệu, số liệu Phương pháp này được sử dụng để xác định và đánh giá tác động của việc nuôi cá tra đến các vùng đất ngập nước, đặc biệt là tác động của việc nuôi cá tra đến chất lượng nước thông qua cái tài liệu, số liệu thu thập được từ DARD, DONRE và các nghiên cứu trước đây. 2.4.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm Lấy mẫu. Việc lấy mẫu đã được thực hiện theo thông tư 29/2011-BTNMT ngày 01/8/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước mặt nội địa; căn cứ theo TCVN 6663-1:2011 về hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu, TCVN 6663-6:2008 về hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu ở sông suối. Mẫu nước mặt trong vùng nghiên cứu được tiến hành lấy như sau: phân tích các thành phần lý hóa: Tại mỗi vị trí, mẫu nước được lấy bằng can 2 lít đã được rửa sạch và tráng lại bằng nước trên sông. Mẫu được lấy tại chính giữa dòng chảy cách tầng mặt 20 cm. - Mẫu 10 phân tích vi sinh: Cùng thời điểm lấy mẫu phân tích các thành phần thủy hóa chúng tôi tiến hành lấy mẫu để phân tích chỉ tiêu vi sinh vật và kim loại nặng lấy bằng bình thủy tinh có nút nhám 100 ml đã được tẩy trùng ở nhiệt độ 1050C. - Mẫu - Phương pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu vật được tuân thủ theo các TCVN 5992 -1995, TCVN 5993-1995, TCVN 5998 – 1995 về lấy mẫu và bảo quản mầu nước trong sông và ven biển. chỉ tiêu pH, DO, EC, nhiệt độ, độ đục được của các loại mẫu được đo trực tiếp ngoài hiện trường. - Các Bảo quản mẫu. Mẫu sau khi lấy được bảo quản trong thùng lạnh luôn duy trì ở nhiệt độ nhỏ hơn 4oC và được vận chuyển ngay trong ngày về phòng thí nghiệm Hóa Môi trường – Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam phân tích các thông số theo yêu cầu. Phân tích mẫu. Mẫu nước sau khi đem về phòng thí nghiệm sẽ tiến hành phân tích các chỉ tiêu hoá – lý - sinh theo các phương pháp phân tích có độ chính xác và tin cậy cao đang được sử dụng rộng rãi trong và ngoài nước. 2.4.4. Phương pháp chuyên gia Dựa trên kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực thuỷ sản, quản lý tài nguyên nước, các chuyên gia của đội tư vấn cùng với các chuyên gia khác sẽ thảo luận và thống nhất về những kết quả trong quá trình thực hiện nghiên cứu này. 2.4.5. Phương pháp mô hình hoá MIKE là bộ mô hình do tổ chức DHI của Đan Mạch xây dựng. Trong nghiên cứu này, MIKE được sử dụng để dự báo tác động của việc nuôi cá tra đến số lượng và chất lượng nước của các khu đất ngập nước ở hiện tại và trong tương lai cùng với các kịch bản phát triển ở thượng nguồn và biến đổi khí hậu. MIKE 11 là một phần mềm kỹ thuật chuyên dụng mô phỏng lưu lượng, chất lượng nước và vận chuyển bùn cát ở cửa sông, sông, hệ thống tưới, kênh dẫn và các hệ thống dẫn nước khác. MIKE 11 là công cụ lập mô hình động lực một chiều trên cơ sở đầu vào là quá trình mưa dòng chảy được tính từ mô hình bộ phận (NAM). Do vậy mô hình MIKE 11 thuộc lớp mô hình lưu vực sông, mô tả toàn bộ quá trình mưa - dòng chảy của một lưu vực sông mà không cần liên kết với các mô hình khác. Mô hình tổng thể MIKE 11 rất thân thiện với người sử dụng nhằm phân tích chi tiết, thiết kế, quản lý và vận hành cho sông và hệ thống kênh dẫn đơn giản và phức tạp. Với môi trường đặc biệt thân thiện với người sử dụng, linh hoạt và tốc độ, MIKE 11 cung cấp một môi trường thiết kế hữu hiệu về kỹ thuật công trình, tài nguyên nước, quản lý chất lượng nước và các ứng dụng quy hoạch. Mô đun mô hình thuỷ động lực (HD) là một phần trung tâm của hệ thống lập mô hình MIKE 11 và hình thành cơ sở cho hầu hết các mô đun bao gồm: dự báo lũ, tải khuyếch tán, chất lượng nước và các mô đun vận chuyển bùn cát. Mô đun MIKE 11 HD giải các phương trình tổng hợp theo phương đứng để đảm bảo tính liên tục và bảo toàn động lượng (phương trình Saint Venant). Các ứng dụng liên quan của MIKE 11 bao gồm:  Tính toán quá trình mưa - dòng chảy (tạo đầu vào cho tính toán thủy lực)  Tính toán quá trình lũ và dự báo lũ từ mưa  Vận hành hồ chứa  Các phương pháp mô phỏng kiểm soát lũ 11  Tính toán cao độ ngập trong bãi tràn khi tràn đồng  Vận hành hệ thống tưới và tiêu thoát nước mặt  Thiết kế các hệ thống kênh dẫn  Nghiên cứu sóng triều và dòng chảy do mưa ở sông và cửa sông Đặc trưng cơ bản của hệ thống lập mô hình MIKE 11 là cấu trúc mô đun tổng hợp với nhiều loại mô đun được thêm vào mô phỏng các hiện tượng liên quan đến hệ thống sông. Với những đặc trưng tính năng của mô hình thủy văn, thủy lực như đã trình bày ở phần trên, đồng thời qua tình hình sử dụng cụ thể mô hình này hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam cho thấy bộ phầm mềm MIKE là bộ phần mềm tích hợp đã tính năng, đã được kiểm nghiệm thực tế, cho phép tính toán thủy lực, chất lượng nước với độ chính xác cao, giao diện thân thiện dễ sử dụng và đặc biệt có ứng dụng kỹ thuật GIS, là một kỹ thuật mới với tính hiệu quả cao. Như vậy bộ mô hình MIKE của Viện Thủy lực Đan Mạch hoàn toàn đáp ứng yêu cầu mô phỏng chính xác nhất quá trình tập trung nước, diễn biến quá trình dòng chảy và mô phỏng chính xác quá trình ngập lụt trong vùng nghiên cứu. Mô hình thủy lực 1 chiều có thể mô phỏng dòng chảy 1 chiều trong kênh dẫn chính xác, có thể kết hợp trực tiếp với mô hình thủy văn (mưa rào- dòng chảy), thời gian mô phỏng ngắn tuy nhiên không thể mô phỏng các đặc trưng theo phương ngang nên gặp khó khăn khi mô phỏng dòng chảy tràn. Mô hình thủy lực 2 chiều có thể mô phỏng chính xác dòng chảy tràn tuy nhiên thời gian mô phỏng tương đối lớn. Với mục đích nghiên cứu tổng thể và xây dựng bộ mô hình thủy lực chất lượng nước với các kịch bản quy hoạch và xét đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Yêu cầu đặt ra là phải tính toán, mô phỏng được lượng và phan bố chất lượng nước trên toàn bộ khu vực nghiên cứu. Với hệ thống cơ sở dữ liệu sẵn có và bộ mô hình thủy lực chất lượng nước đã được xây dựng, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam chỉ cần bổ sung các số liệu của dự án và tính toán các kịch bản đề xuất. 2.4.6. Các kỹ thuật và phần mềm khác   Phần mềm GIS (ArcView, ArcView GIS-ArcInfo ...): để thể hiện vị trí các vùng đất ngập nước và các ao nuôi cá tra xung quanh các vùng đất ngập nước. Các phần mềm máy tính khác: Excel, SPSS. 2.5. Vùng nghiên cứu Căn cứ theo Quyết định số 1107/QĐ-BTNMT ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc công bố danh mục các khu bảo tồn. Trong vùng ĐBSCL có 4 cấp cần bảo tồn (Bảng 1):     Cấp vườn quốc gia (VQG) bao gồm có 4 khu: VQG Đất Mũi Cà Mau, VQG U Minh Hạ, VQG U Minh Thượng và VQG Tràm Chim. Cấp khu dự trữ tự nhiên có 5 khu : khu dự Ấp Canh Điền - Bạc Liêu; Láng Sen - Long An; Thạnh Phú - Bến Tre; Long Khánh - Trà Vinh; Lung Ngọc Hoàng - Hậu Giang. Cấp Khu bảo tồn loài sinh cảnh có 3 khu: Vườn Chim Bạc Liêu; Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười - Tiền Giang; Sân Chim đầm Dơi – Cà Mau. Cấp Khu bảo vệ cảnh quan có 3 khu: Trà Sư - An Giang; Xẻo Quýt - Đồng Tháp; Gò Tháp - Đồng Tháp. 12 Bảng 1: Các khu bảo tồn trong đất liền ở ĐBSCL TT Tỉnh Tên khu bảo tồn Diện tích (ha) Nguy cơ bị ảnh hưởng trực tiếp do hoạt động nuôi cá tra I VƯỜN QUỐC GIA 1 Tràm Chim Đồng Tháp 7.313 Có 2 Mũi Cà Mau Cà Mau 41.862 Không 3 U Minh Hạ Cà Mau 8.528 Không 4 U Minh Thượng Kiên Giang 8.038 Không II KHU DỰ TRỮ THIÊN NHIÊN 1 Láng Sen Long An 5.030 Có 2 Ấp Canh Điền Bạc Liêu 363 Không 3 Thạnh Phú Bến Tre 2.584 Có (ít) 4 Long Khánh Trà Vinh 868,1 Có (ít) 5 Lung Ngọc Hoàng Hậu Giang 2.805 Không Tiền Giang 106,8 Không III KHU BẢO TỒN LOÀI - SINH CẢNH 1 KBT sinh thái Đồng Tháp Mười 2 Sân Chim đầm Dơi Cà Mau 130 Không 3 Vườn Chim Bạc Liêu Bạc Liêu 126,7 Không An Giang 1.050 Có (ít) IV KHU BẢO VỆ CẢNH QUAN 1 Trà Sư 2 Xẻo Quýt Đồng Tháp 61,28 Có 3 Gò Tháp Đồng Tháp 289,8 Có Dựa vào 4 mức độ quan trọng như đã đề cập ở trên thì Vườn Quốc gia được đánh giá là có ý nghĩa quan trọng trong bảo tồn đa phải sinh học cần phải bảo vệ nghiêm ngặt. Dựa trên thực trạng hoạt động nuôi cá tra trong khu vực ĐBSCL thì chỉ có vườn quốc gia Tràm Chim là khu vực nằm ngay trong vùng có hoạt động nuôi cá tra đặc biệt khu vực này có các hoạt động nuôi cá tra nằm tiếp giáp với khu khu bảo tồn. Như vậy Tràm Chim là khu vực đất ngập nước điển hình để nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng ngắn hạn và dài hạn từ hoạt động nuôi cá tra đến chất lượng nước, đa dạng sinh học và suy thoái của vùng đất ngập nước trong nghiên cứu này. 13 Hình 1: Các khu Vườn Quốc gia ở ĐBSCL và vùng nuôi cá tra 3. CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 3.1. Làm việc với Nhóm thực hiện dự án SUPA của WWF Việt Nam Làm việc với Nhóm thực hiện dự án SUPA của WWF Việt Nam để nắm bắt được các thông tin về dự án, phương pháp thực hiện, kế hoạch thực hiện trong đó có cả lựa chọn vị trí điều tra, khảo sát và lấy mẫu thích hợp. 3.2. Xem xét và đánh giá các nghiên cứu tương tự  Tổng hợp tài liệu về hoạt động nuôi cá tra:  Tổng hợp và thu thập tài liệu về hoạt động nuôi cá tra ở vùng ĐBSCL từ các đề tài dự án, các nghiên cứu trước đây, cơ quan thống kê…  Tập trung nghiên cứu tài liệu về nuôi cá tra ở tỉnh Đồng Tháp.  Xây dựng bản đồ sơ họa các khu vực nuôi cá tra xung quanh vườn quốc gia Tràm Chim.  Tài liệu về đặc tính đa dạng sinh học trong khu vực nghiên cứu:  Tài liệu về đặc tính đa dạng sinh học của vường quốc gia Tràm Chim; Thu thập thêm tài liệu đa dạng sinh học của khu Gáo Giồng, Xẻo Quít, Gò Tháp. 14  Tra dẫn liệu các loài động thực vật có trong sách đỏ của Việt Nam và của IUCN. Tập trung vào vùng Tràm Chim và khu vực lân cận với bán kính khoảng 50 km.  Tài liệu về môi trường đất, nước, thủy sinh và kênh rạch trong khu vực:  Thu thập tra cứu tài liệu về chất lượng môi trường nước từ hoạt động nuôi cá tra trong vùng ĐBSCL.  Thu thập tài liệu về khu hệ thủy sinh trong khu vực nghiên cứu.  Thu thập thông số về hệ thống kênh rạch trong vùng (phục vụ việc thiết lập và hiệu chỉnh mô hình).  Chuẩn bị bản đồ và vị trí lấu mẫu môi trường phục vụ nghiên cứu đánh giá và chạy mô hình chất lượng nước. 3.3. Tổ chức khảo sát thực địa, điều tra  Làm việc với ban ngành địa phương (1 ngày):  Thu thập bổ sung số liệu về chất lượng môi trường trong vùng từ Sở Tài nguyên và môi trường Đồng Tháp (1/2 ngày)  Làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp để cập nhật số liệu về hoạt động nuôi các tra (vùng nuôi, diện tích, quy mô nuôi, sản lượng….) (1/2 ngày).  Làm việc với Vườn quốc gia Tràm Chim (1 ngày):  Phân vùng quản lý nước trong vùng.  Vị trí các cống đập phục vụ điều tiết nước.  Hoạt động điều tiết nước theo không gian và thời gian của vườn quốc gia Tràm Chim  Đặc tính đa dạng sinh học của vườn cập nhật theo thời gian  Tổ chức khảo sát xác định các khu vực nuôi cá tra đặc trưng xung quanh vườn quốc gia Tràm Chim (để có được sơ bộ các điểm nuôi, điểm lấy nước, hoạt động xả thải và điểm xả thải; Xác định diện tích nuôi, quy mô nuôi, hình thức nuôi cá tra trong vùng có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước cho vườn quốc gia Trà Chim…) Hiện hoạt động nuôi cá tra trong khu vực cũng có nhiều biến động, nhiều ao nuôi cá tra trước đây đã chuyển đổi sang nuôi cá đồng tự nhiên, nhiều ao mới đã được xây dựng do vậy để có được số liệu cụ thể nhất về hoạt động nuôi cá tra làm số liệu đầu vào cho việc phân tích đánh giá, mô phỏng lan truyền chất ô nhiễm xem xét nguy cơ ảnh hưởng đến vườn quốc gia việc khảo sát cụ thể cần phải được tiến hành. Trước tiên, Nhóm tư vấn làm việc với chính quyền các xã có hoạt động nuôi cá tra gần Vườn quốc gia Tràm Chim để có thông tin cụ thể hơn về hoạt động nuôi cá tra tại địa phương và thu thập thông tin, phỏng vấn cán bộ địa phương về các loài có trong sách đỏ của Việt Nam và của IUCN. Sau đó, Nhóm tư vấn phối hợp với cán bộ địa chính của xã để cùng điều tra khảo sát xác định số lượng điểm nuôi cá tra trong địa phương về quy mô nuôi, hình thức nuôi, thời gian nuôi, chế độ thay nước, hoạt động quản lý nguồn thải sau khi nuôi….). Các vị khảo sát sẽ được định vị bằng máy định vị vệ tinh GPS. Nội dung chi tiết của việc khảo sát như sau:    Huyện Tam Nông điều tra khảo sát tại 7 xã: An Hòa, Phú Thành B, Phú Hiệp, Tân Công Sính, Phú Thọ, Phú Cường và Thị trấn Tràm Chim. Huyện Tân Hồng điều tra khảo sát tại 6 xã: An Phước, Bình Phú, Tân Công Chí, Tân Thành B, Hộ Cơ, Tân Phước. Thị xã Hồng Ngự điều tra khảo sát tại 2 xã: Bình Thạnh và An Bình B. 15  Huyện Thanh Bình và Cao Lãnh: do diện tích nuôi cá tra nhỏ nên Nhóm tư vấn không tổ chức điều tra chi tiết mà sử dụng số liệu thu thập từ địa phương để đánh giá. 3.4. Tổ chức khảo sát thực địa lấy mẫu môi trường nước và thủy sinh Dựa trên bản đồ vị trí lấy mẫu đã được xác định với WWF, Tư vấn tiến hành lấy và phân tích mẫu đánh giá hiện trạng, chi tiết như trong Bảng 2. Thông số đánh giá: pH, TOC, BOD5, TSS, NH4+, TN, TP, thực vật phù du, động vật phù du. Bảng 2: Số lượng mẫu nước trong vùng nghiên cứu TT Loại mẫu 1 Số lượng (mẫu) Đề cương được duyệt Thực tế thực hiện Mẫu nước và thuỷ sinh trên kênh rạch 24 74 2 Mẫu nước trong các ao nuôi 6 27 3 Mẫu nước trong VQG 5 15 3.5. Mô phỏng chất lượng nước và xác định khả năng lan truyền chất ô nhiễm từ hoạt động nuôi cá tra đến Vườn quốc gia Tràm Chim   Thiết lập mô hình: Mô hình thủy lực cho cả vùng ĐBSCL, Viện Khoa học thủy lợi miền Nam đã có nên chỉ cần cập nhật thêm các kênh rạch xung quanh vườn quốc gia Tràm Chim Hiệu chỉnh mô hình thủy lực với số liệu bổ sung  Hiệu chỉnh mô hình thủy lực với số liệu bổ sung  Hiệu chỉnh mô hình chất lượng nước với số liệu bổ sung  Kiểm định mô hình thủy lực với số liệu bổ sung  Kiểm định mô hình chất lượng nước với số liệu bổ sung.  Tính toán các kịch bản:  Kịch bản hiện trạng: Các cơ sở hạ tầng như hiện nay, tính toán với năm kiệt điển hình  Kịch bản theo quy hoạch: Phát triển theo quy hoạch nuôi cá tra, tính toán với năm kiệt điển hình  Kịch bản theo quy hoạch có xét đến thay đổi dòng chảy thượng lưu: Phát triển theo quy hoạch nuôi cá tra, tính toán với năm kiệt điển hình có xét tới biến động dòng chảy thượng lưu  Kịch bản theo quy hoạch có xét đến biến đổi khí hậu: Phát triển theo quy hoạch nuôi cá tra, tính toán với năm kiệt điển hình có xét tới biến đổi khí hậu  Kịch bản theo quy hoạch có xét đến thay đổi dòng chảy thượng lưu và biến đổi khí hậu: Phát triển theo quy hoạch nuôi cá tra, tính toán với năm kiệt điển hình có xét tới biến động dòng chảy thượng lưu và biến đổi khí hậu  Xây dựng bản đồ phân bố chất lượng nước: các chỉ tiêu phân tích và xây dựng bản đồ phân bố gồm 2 chỉ tiêu BOD và tổng N. 3.6. Báo cáo  Dự thảo báo cáo (tiếng Việt) và báo cáo cuối cùng (tiếng Việt + Anh) 16  Nộp báo cáo cho WWF Việt Nam và các bên liên quan. 4. ĐẤT NGẬP NƯỚC Ở ĐBSCL 4.1. Đất ngập nước ở ĐBSCL Đất ngập nước (ĐNN) của ĐBSCL là một trong những hệ sinh thái giàu có nhất của lưu vực (đồng bằng ngập triều, đầm lầy ven biển, đầm than bùn, cửa sông…) là bãi đẻ quan trọng của nhiều loài thuỷ sản di cư từ phía thượng nguồn sông Mê Công. Theo bản đồ ĐNN vùng ĐBSCL, thì diện tích ĐNN là 4.939.684ha, chiếm 95,88% diện tích tự nhiên, bao gồm diện tích ĐNN nội địa và ĐNN ven biển ngập thuỷ triều dưới 6m.       ĐNN mặn ven biển phân bố dọc ven biển Đông, phía Tây Nam bán đảo Cà Mau và vịnh Thái Lan. Trong đó, ĐNN mặn ven biển - ngập thường xuyên có diện tích 879.644ha, phân bố ở vùng biển nông có độ sâu nhỏ hơn 6m khi triều kiệt; ĐNN mặn ven biển - ngập không thường xuyên có diện tích 756.425ha. Các kiểu ĐNN chính trong vùng này là ĐNN mặn thường xuyên, không có thực vật; ĐNN mặn không thường xuyên, canh tác nông nghiệp; ĐNN mặn không thường xuyên, nuôi trồng thuỷ sản. Các dải rừng ngập mặn phân bố dọc ven biển ở những vùng bãi bùn ngập mặn, có vai trò rất quan trọng trong hệ sinh thái ĐNN ven biển. trước đây, rừng ngập mặn trải dài suốt dọc bờ biển nhưng hiện nay diện tích rừng ngập mặn đã và đang bị suy thoái và giảm đi rất nhiều về số lượng và chất lượng. ĐNN mặn cửa sông phân bố chủ yếu ở vùng cửa sông Cửu Long thuộc địa bàn tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh và Sóc Trăng, thuộc các dạng ĐNN mặn không thường xuyên canh tác nông nghiệp và ĐNN mặn không thường xuyên nuôi trồng thuỷ sản. ĐNN mặn đầm phá phân bố ở đầm Đông Hồ (Hà Tiên) và đầm Thị Tường (Cà Mau) ở vùng ven biển vịnh Thái Lan. ĐNN ngọt thuộc sông bao phủ đồng bằng ngập lũ rộng lớn ở trung tâm của ĐBSCL. ĐNN ngọt thuộc sông ngập thường xuyên là các nhánh chính của sông Tiền, sông Hậu, các sông khác và các dòng kênh, có diện tích 128.139ha. ĐNN ngọt thuộc sông ngập không thường xuyên có diện tích 1.771.381ha, là các cánh đồng canh tác lúa nước, các vườn cây ăn trái và các diện tích canh tác nông nghiệp khác. ĐNN ngọt thuộc hồ ở ĐBSCL phân bố ở vùng hồ rừng tràm (Melaleuca) U Minh Hạ (tỉnh Cà Mau), hồ rừng tràm (Melaleuca) U Minh Thượng (tỉnh Kiên Giang), và ở VQG Tràm Chim (Đồng Tháp). Trước đây, rừng tràm che phủ phần lớn vùng đất chua phèn ở ĐBSCL. Hiện nay, diện tích rừng tràm chỉ còn 182.170ha, phân bố ở vùng đất than bùn U Minh, vùng đất chua phèn Đồng Tháp Mười và cánh đồng Hà Tiên (Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng Nam Bộ, 2004). Đây là nơi cư trú của rất nhiều loài thuỷ sản nước ngọt và cung cấp gỗ, củi, cá, mật ong. Đặc điểm nổi bật là tầng than bùn ở vùng rừng Tràm U Minh có vai trò rất quan trọng đối với hệ sinh thái. Trong điều kiện bão hoà, than bùn sẽ ngăn chặn quá trình hình tành phèn trong đất phèn tiềm tàng. Trong điều kiện khô như bị thoát nước, than bùn sẽ bị oxy hoá rất nhanh làm cho đất bị phèn hoá. ĐNN thuộc đầm ở ĐBSCL chủ yếu là ĐNN thuộc đầm ngập không thường xuyên, sử dụng để canh tác nông nghiệp, phân bố ở vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên. Các hệ sinh thái ĐNN chính ở ĐBSCL (bao gồm hệ sinh thái ngập mặn ven biển, hệ sinh thái rừng tràm và hệ sinh thái cửa sông) có ý nghĩa quan trọng đối với khu vực. Tiêu biểu cho các hệ sinh thái này là một số VQG và khu Bảo tồn thiên nhiên đã được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ như được trình bày trong Bảng 1 trên. 17 4.2. Đa dạng sinh học của các vườn Quốc Gia ĐBSCL Như đã phân tích trong mục 2 ở vùng ĐBSCL có 4 khu vực đất ngập nước đã được công nhận là VQG bao gồm: VQG U Minh Thượng, VQG U Minh Hạ, VQG Đất Mũi và VQG Tràm Chim. Các vườn Quốc Gia này còn tồn tại các loài sinh vật điển hình trong môi trường nước mặn, môi trường ngọt vùng ĐBSCL. 4.2.1. Đặc tính đa dạng sinh học của Vườn quốc gia U Minh Thượng VQG U Minh Thượng là khu vực đất ngập nước có tính đa dạng sinh học đặc trưng ở vùng ĐBSCL. Trong khu vực cũng đã xác định được 226 loài thực vật từ 83 họ trong đó có 5 họ chính là: Poaceae: 40 loài; Cyperaceae: 25 loài; Asteraceae: 12 loài; Fabaceae: 9 loài; Rubiaceae: 7 loài. Động vật trong khu vực cũng khá phong phú; Đã xác định được 172 loài côn trùng, 48 loài bướm, 34 loài cá, 7 loài lưỡng cư, 34 loài bò sát, 151 loài chim, 8 loài dơi, 24 loài thú. 4.2.2. Đặc tính đa dạng sinh học của Vườn quốc gia U Minh Hạ VQG U Minh Hạ là hệ sinh thái rừng ngập phèn có diện tích 8.528 ha nằm trong hệ thống 30 VQG của toàn quốc, được thành lập năm 2006 trên cơ sở mở rộng khu bảo tồn thiên nhiên Vồ Dơi. VQG U Minh Hạ là rừng ngập nước theo mùa trên đất than bùn, nơi đây hiện còn giữ được hơn 3.600 ha diện tích rừng tự nhiên. Hệ Thực vật: Đã xác định được 176 loài cây cỏ tự nhiên khác nhau. Thành phần loài trong rừng tràm chủ yếu là: cây gỗ (Tràm, Bùi, Trâm khế, Móp, Trâm sẻ), cây bụi (Mua lông, Mật cật gai, Bòng bong, Dầu dấu ba lá); thảm tươi (Sậy, Năng, Dây choại, Dớn, Mây mước). Hệ động vật: Thảm thực vật ngập nước đã tạo nơi cư trú thuận lợi cho nhiều loài động vật hoang dã. Các kết quả nghiên cứu của Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật về hệ động vật hoang dã ở rừng Tràm trên đất than bùn ờ vùng U Minh từ năm 2000 đến năm 2006 đã thống kê được 32 loài thú, thuộc 13 họ, trong 8 bộ. Các loài thú có giá trị khoa học là Tê tê, Rái cá vuốt bé, Rái cá lông mũi, cầy giông / cầy giông đốm lớn, cầy hương, Mèo rừng, Mèo cá, Dơi chó tai ngắn, Dơi ngựa lớn. Những loài thú quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam năm 2000 và trong Nghị định 32/2006 ngày 30/3 năm 2006 của Chính phủ là: cầy giông; cầy giông đốm lớn; Rái cá vuốt bé; Rái cá lông mũi; Sóc chuột lửa; Sóc lửa; Dơi chó tai ngắn; Dơi ngựa lớn; Trong khu vực rừng cũng đã xác định được 91 loài chim với mức đa dạng rất cao. Các loài chim nước cũng đặc biệt phong phú như các loài cò lùn, gà lôi nước cánh vàng và chích. Các loài chim nước di cư gồm: diệc, cò bợ, choi choi, choắt, rẽ., là những loài có vùng làm tổ ở phương Bắc như Nhật, Trung Quốc, Nga. Các loài cò, Diệc, Lele choi choi thường xuất ven kênh rạch, đầm nước, bãi trống trong vùng. Già đẫy Java và Hạc cổ trắng (khoang cổ) phân bố tại các vùng mở rộng sang phía các phân trường Trần Văn Thời (Công ty Lâm nghiệp U Minh Hạ), U Minh III (cũ). Các loài chim đang bị đe dọa tuyệt chủng trên thế giới được ghi nhận ờ đây là Chàng bè, Già đãi, diệc, le khoang cổ. Các loài lưỡng cư và bò sát rất phổ biến trong rừng tràm U Minh hạ. Đã thống kê được 11 loài lưỡng cư và 36 loài bò sát. Phần lớn các loài lưỡng thê thuộc Bộ không đuôi như: Ếch cua, Ếch rắn, Cóc nước, Các loài bò sát chủ yếu thuộc Bộ có vẩy như: Trăn gấm, Rắn hổ ngựa, rắn hổ chúa. 18 Những loài bò sát quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam năm 2000 và trong Nghị định 32/2006 ngày 30/3 năm 2006 của Chính phủ là: Tắc kè; Trăn đất; Rắn ráo thường; Rắn ráo trâu; Rắn sọc da; Rắn cạp nong; Răn hổ mang. 4.2.3. Đặc tính đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Đất Mũi Hầu hết diện tích gần 1,6 triệu ha cảnh quan đất ngập nước của vùng bán đảo Cà Mau trước đây đã bị chuyển thành đất canh tác nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là sinh cảnh rừng ngập mặn tự nhiên và các bãi bồi cửa sông ven biển. Vườn quốc gia Mũi Cà Mau là nơi lưu giữ được những phần còn tự nhiên nhất của khu vực này. VQG Mũi Cà Mau cũng được Chính phủ Việt Nam công nhận là VQG vào năm 2003, và được xác định là một trong các vùng lõi của Khu Dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau (UNESCOMAB 2009) . VQG Mũi Cà Mau có diê ̣n tích lớn bai bùn ngâ ̣p triề u và rừng ngâ ̣p mă ̣n với các loài chiế m ̃ ưu thế như các loài Mắ m, Đước, Trang. Các loài khác như Ve ̣t và Bầ n xuấ t hiê ̣n rải rác trong khu vực. Trong VQG còn tồ n ta ̣i mô ̣t số diê ̣n tích nhỏ rừng đước già. Loa ̣i hình thảm thực vâ ̣t này trước đây có lẽ che phủ hầ u hế t diê ̣n tich trong khu vực. Hiê ̣n nay, còn nhiề u dấ u vế t khai ́ thác quá mức của các cơ sở khai thác gỗ Đước. Tuy trong vùng còn la ̣i mô ̣t số cây gỗ lớn trên 10 năm tuổ i, nhưng nhìn chung sinh cảnh rừng đã bi ̣ suy thoái. Hiê ̣n đã ghi nhâ ̣n đươ ̣c nhiề u dấ u hiê ̣u tái sinh của rừng ngâ ̣p mă ̣n trong khu vực. Rừng đước trồ ng với các đô ̣ tuổ i khác nhau cũng có diê ̣n tích lớn ta ̣i VQG. Mâ ̣t đô ̣ rừng trồ ng biế n đô ̣ng từ 1 đế n 6 cây/m². Ngoài ra, đây là khu vực duy nhất ở Việt Nam có 3 mặt giáp với biển, chịu tác động của hai chế độ thủy triều (nhật triều phía Tây và bán nhật triều ở phía đông). Phía Bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía Đông và Đông Nam giáp với Biển Đông, phía Tây giáp với vịnh Thái Lan, là cửa ngõ phía đông nam của Việt Nam. Do nằm ở vị trí địa lý đặc biệt này, hệ sinh thái biển và ven biển ở Vườn quốc gia Mũi Cà Mau có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cung cấp các điều kiện phù hợp cho sự di cư, sinh trưởng và sinh sản của một số loài thủy sản và là điểm dừng chân và trú đông rất quan trọng của nhiều loài chim nước di cư. Các kết quả điều tra nghiên cứu cho thấy khu vực VQG Đất Mũi đã ghi nhận 60 loài thực vật bậc cao, trong đó có 26 loài cây ngập mặn chủ đạo tham gia vào việc hình thành thảm thực vật rừng ngập mặn. Không có sự khác biệt quá lớn giữa rừng hỗn giao, rừng Đước đôi và rừng Mắm, điều đó cho thấy các kiểu rừng ở đây đang phát triển khá ổn định và đồng đều. Loài Đước đôi (Rhizophora apiculata) và Mắm trắng (Avicennia alba) là hai cây ngập mặn chính cấu trúc nên các quần xã thực vật rừng ngập mặn ở đây. Đã có ghi nhận được 26 loài thú, 93 loài chim, 43 loài bò sát, 9 loài lưỡng cư, 80 loài cá nước lợ và cá biển trong khu vực Vương quốc gia đất mũi. Trong khu vực này cũng vẫn xuát hiện nhiều các loài đang có nguy cơ đe dọa toàn cầu thì ở đây cũng còn là nơi ghi nhận nhiều loài ở các cấp gần bị đe dọa cụ thể là Thú: Dơi ngựa lớn, Cầy giông; Chim: Chàng bè, Điêng điểng, Giang sen, Quắm đầu đen, Choắt mỏ thẳng đuôi đen, Choắt mỏ cong lớn và Choắt chân màng lớn; Bò sát: Trăn đất, Rắn bồng không tên và Rắn bồng gia gô; Cá: Cá đuối ngói, Cá bơn khoang.. 4.2.4. Đặc tính đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Tràm Chim VQG Tràm Chim là một mẫu chuẩn sinh thái đất ngập nước tiêu biểu của vùng Đồng Tháp Mười ở ĐBSCL, được chuyển hạng từ Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tràm Chim theo Quyết định số 253/1998/QĐ-TTg ngày 29/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ, thuộc hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam, trong đó các mục tiêu của VQG Tràm Chim được quy định như sau: 19   Bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước điển hình của vùng ĐBSCL thành một mẫu chuẩn quốc gia về hệ sinh thái đất ngập nước vùng đồng lụt kín Đồng Tháp Mười. Bảo tồn những giá trị độc đáo về văn hóa, lịch sử và nghiên cứu khai thác hợp lý hệ sinh thái của vùng vì lợi ích quốc gia và đóng góp vào việc bảo vệ môi trường sinh thái chung của vùng Đông Nam Á. VQG Tràm Chim có trên 130 loài thực vật bậc cao, 185 loài thực vật nổi (Dương Văn Ni, Trần Triết, 2010), chi tiết xem mục 4.5. 4.3. Khai thác dịch vụ hệ sinh thái và xu hướng thay đổi của các khu ĐNN Có thể nói cả ĐBSCL được xem là khu vực đất ngập nước tuy nhiên do phát triển nông nghiệp, nuôi thủy sản, đô thị hóa nên đến thời điểm hiện nay vùng đất ngập nước này đã bị thay đổi nhiều. Do việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên không được kiểm soát và chính sách quản lý không đủ, người dân địa phương đã làm thay đổi đáng kể và giảm đáng kể các hệ sinh thái và dịch vụ hệ sinh thái điều này đã làm giảm chất lượng sống của người dân. Dịch vụ cung cấp được coi là lợi ích quan trọng nhất của các hệ sinh thái ở ĐBSCL Mở rộng diện tích trồng lúa đã làm thay đổi trong môi trường sống ở các vùng đất ngập nước trên đồng bằng. Diện tích lúa tăng từ 3,19 triệu ha trong năm 1995 lên đến 3,79 triệu ha vào năm 2002. Sau 12 năm, sản lượng lúa tăng gấp đôi so với năm 1995, bình quân lương thực đầu người tăng trên 1.000 kg/ năm. Năm 2011, diện tích ruộng lúa đã tăng lên hơn 4 triệu ha với sản lượng đạt 23 tấn. Tuy nhiên, do xâm nhập mặn ngày càng gia tăng làm ảnh hưởng đến khoảng 2,5 triệu ha đất trồng lúa. Nuôi trồng thủy sản là dịch vụ hệ sinh thái chính của ĐBSCL. Diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản không ngừng tăng lên trong 18 năm qua (Bảng 3). Đối tượng nuôi trong môi trường nước mặn và lợ là tôm sú (Penaeus monolon) và tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) và trong môi trường nước ngọt là cá tra (Pangasius hypophthalmus). Năm 2011, diện tích nuôi tôm sú là 575.997ha với năng suất đạt 280.600ha, diện tích nuôi tôm thẻ đạt 15.727 ha với sản lượng 77.800tấn và diện tích nuôi cá tra là 5.140 ha với sản lượng 1,1 triệu tấn. Bảng 3: Diện tích và sản lượng thuỷ sản ở ĐBSCL từ năm 1995 - 2012 Năm Diện tích (ngàn ha) Sản lượng (ngàn tấn) 1995 289,4 266,98 2000 445,3 365,1 2005 680,2 1001 2010 739,7 1014 2012 795,0 2400 Diện tích và sản lượng cây ăn quả gia tăng đồng nghĩa với việc diện tích đất ngập nước giảm và nhiều đập được xây dựng. Trong những năm gần đây, việc phát triển của cây ăn quả đã được phổ biến ở đồng bằng. Diện tích cây ăn quả tăng từ 175.700 ha năm 1995 lên 211.400 ha vào năm 2001, và đạt 288.000 ha vào năm 2013. Việc chuyển đổi đất ngập nước sang đất trồng cây ăn quả đã thực hiện thông qua việc lên liếp trồng cây và xây dựng hào xung quanh. Rừng đang suy giảm cả về diện tích và chất lượng, dẫn đến việc giảm trữ lượng gỗ. Gỗ chủ yếu là từ rừng tràm và rừng ngập mặn. Do suy giảm đáng kể diện tích và chất lượng rừng do đó khả năng cung cấp gỗ của các khu rừng là rất hạn chế. Nguồn cung cấp gỗ từ các khu rừng mới trồng không đáng kể. Năm 2007, sản lượng gỗ từ rừng đạt 604.000 m3. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan