Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá tác động của nước biển dâng đến tài nguyên nước dưới đất đồng bằng ven ...

Tài liệu đánh giá tác động của nước biển dâng đến tài nguyên nước dưới đất đồng bằng ven biển tỉnh hà tĩnh và các giải pháp ứng phó

.PDF
12
31
60

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SAU ĐẠI HỌC ĐỖ NGỌC THỰC ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN TỈNH HÀ TĨNH VÀ CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU HÀ NỘI - 2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SAU ĐẠI HỌC ĐỖ NGỌC THỰC ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN TỈNH HÀ TĨNH VÀ CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Văn Trường HÀ NỘI - 2015 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC BẢNG vii DANH MỤC HÌNH viii MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4 1.1. Tổng quan về biến đổi khí hậu và nước biển dâng ................................................4 1.1.1. Biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong quá khứ .........................................4 1.1.2. Biến đổi khí hậu và nước biển dâng hiện nay và xu thế tương lai ...................6 1.2. Tình hình nghiên cứu về tác động của nước biển đối với các tầng chứa nước ven biển .......................................................................................................................12 1.2.1. Trên Thế giới ..................................................................................................12 1.2.2. Ở Việt Nam .....................................................................................................14 1.2.3. Các nghiên cứu về nước dưới đất vùng đồng bằng ven biển tỉnh Hà Tĩnh ...15 1.3. Cơ chế xâm nhập mặn nước dưới đất ..................................................................17 1.3.1. Các quá trình dịch chuyển chất hòa tan ........................................................17 1.3.2. Quá trình phân tán cơ học .............................................................................18 1.3.3. Quá trình phân tán thuỷ động lực ..................................................................18 1.3.4. Quá trình hấp phụ ..........................................................................................19 1.3.5. Quá trình phân rã ...........................................................................................19 1.3.6. Ranh giới mặn - nhạt nước dưới đất vùng ven biển .......................................19 1.4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................21 1.4.1. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa ........................................................21 1.4.2. Phương pháp kế thừa .....................................................................................21 1.4.3. Phương pháp bản đồ và GIS ..........................................................................21 1.4.4. Phương pháp địa vật lý ..................................................................................22 1.4.5. Phương pháp mô hình toán ............................................................................22 CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN TỈNH HÀ TĨNH 25 2.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................................25 iii 2.1.1. Vị trí địa lý......................................................................................................25 2.1.2. Đặc điểm địa hình ..........................................................................................27 2.1.3. Đặc điểm địa chất ..........................................................................................27 2.1.4. Đặc điểm phân bố các tầng chứa nước ..........................................................32 2.1.5. Đặc điểm thổ nhưỡng .....................................................................................35 2.1.6. Đặc điểm khí hậu............................................................................................36 2.1.7. Đặc điểm thủy văn, hải văn ............................................................................38 2.1.8. Thảm thực vật .................................................................................................39 2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .....................................................................................40 2.2.1. Dân cư ............................................................................................................40 2.2.2. Hoạt động nông - lâm nghiệp.........................................................................40 2.2.3. Đánh bắt và nuôi trồng thủy - hải sản ...........................................................41 2.2.4. Hoạt động công nghiệp ..................................................................................41 CHƯƠNG 3 TÁC ĐỘNG CỦA NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN TỈNH HÀ TĨNH 43 3.1. Tài nguyên nước dưới đất khu vực nghiên cứu ...................................................43 3.1.1. Trữ lượng nước dưới đất ................................................................................43 3.1.2. Chất lượng nước dưới đất ..............................................................................45 3.1.3. Đánh giá khả năng sử dụng nước ..................................................................45 3.2. Diễn biến xâm nhập mặn vào các tầng chứa nước ..............................................47 3.2.1 Xâm nhập mặn tầng qh....................................................................................49 3.2.2. Xâm nhập mặn tầng qp...................................................................................49 3.3. Dự báo ảnh hưởng của nước biển dâng đến tài nguyên nước dưới đất đồng bằng ven biển tỉnh Hà Tĩnh.........................................................................................55 3.3.1. Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng khu vực nghiên cứu ...............56 3.3.2. Mô hình dự báo xâm nhập mặn tầng chứa nước khu vực nghiên cứu ...........57 3.3.3. Kết quả dự báo ảnh hưởng của nước biển dâng trong điều kiện khí hậu tương lai đến nước dưới đất .....................................................................................60 3.4. Tác động của xâm nhập mặn do mực nước biển dâng tới hoạt động dân sinh và các hệ sinh thái tự nhiên .........................................................................................67 3.4.1. Tác động tới hoạt động dân sinh ....................................................................67 3.4.2. Tác động tới các hệ sinh thái tự nhiên ...........................................................70 iv CHƯƠNG 4 CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN TỈNH HÀ TĨNH 72 4.1. Biện pháp chung chuẩn bị đối phó BĐKH và NBD ............................................72 4.2. Cơ sở đề xuất các giải pháp .................................................................................73 4.3. Đề xuất các giải pháp ứng phó mực NBD ở đồng bằng ven biển tỉnh Hà Tĩnh ..74 4.3.1. Các giải pháp phi công trình..........................................................................74 4.3.2. Các giải pháp công trình................................................................................77 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 PHỤ LỤC 85 v MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng (NBD) đang diễn ra mãnh liệt, tác động tới nhiều yếu tố tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và con người về cả cường độ và phạm vi ảnh hưởng. Ở nước ta, những khu vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất của BĐKH là các đồng bằng ven biển. Tác động của NBD là rõ rệt nhất được biểu hiện bởi hiện tượng xâm nhập mặn (XNM). Nhiều khu vực có diện tích đất đang ngày càng bị nhiễm mặn, làm thu hẹp diện tích đất canh tác và ảnh hưởng lớn đến tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt làm giảm trữ lượng nước nhạt dưới đất và gây nhiễm mặn nguồn nước. Đồng bằng ven biển tỉnh Hà Tĩnh có 137km đường bờ biển, là khu vực chịu ảnh hưởng lớn của BĐKH và NBD. Theo kịch bản BĐKH xây dựng cho Hà Tĩnh (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009) bao gồm kịch bản biến đổi nhiệt độ, lượng mưa và kịch bản NBD, cụ thể, mực nước biển có thể dâng thêm 28 - 33cm vào giữa thế kỷ 21 và từ 65 - 100cm vào cuối thế kỷ 21 so với thời kỳ 1980 - 1999. Theo tài liệu của Sở Tài nguyên - Môi trường Hà Tĩnh (2013) cho thấy, hiện nay nước mặn đã lấn sâu vào các sông ven biển của tỉnh trên 10 km và nước biển cũng cao hơn 10 năm trước làm cho sự xâm mặn ngày càng mở rộng, trên 80% giếng khơi mới đào 2 năm gần đây ở vùng giáp biển đã bị nhiễm mặn không sử dụng được và hiện có trên 114km2 diện tích đất bị nhiễm mặn, vào mùa khô hạn, diện tích trên còn gia tăng ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động dân sinh và phát triển kinh tế của khu vực. Khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Hà Tĩnh vừa là nơi tập trung đông dân cư, vừa phát triển các hoạt động KT - XH kéo theo nhu cầu dùng nước ngày càng tăng, trong khi nước sử dụng chủ yếu được khai thác tại chỗ từ nguồn nước ngầm và nước mặt. Do vậy, việc khai thác sử dụng tài nguyên nước nói chung và nước dưới đất nói riêng đang là vấn đề cần quan tâm. Hiện nay, việc khai thác và sử dụng nước dưới đất của nhân dân trong vùng còn mang tính tự phát, thiếu sự quy hoạch/quản lý cụ thể và chưa có các giải pháp bảo vệ tài nguyên thích hợp, nên đã xảy ra các hiện tượng suy thoái nguồn nước bởi nhiễm bẩn và thất thoát, cùng với quá trình xâm nhập mặn nên ở nhiều nơi đã có dấu hiệu thiếu hụt nguồn nước cấp, nhất là vào mùa khô hạn. Nhằm góp phần giải quyết những vấn đề cấp thiết nêu trên, nội dung luận văn “Đánh giá tác động của nước biển dâng đến tài nguyên nước dưới đất đồng bằng ven biển tỉnh Hà Tĩnh và các giải pháp ứng phó” sẽ tập trung nghiên cứu đánh giá 1 tác động của nước biển dâng đối với tài nguyên nước dưới đất, từ đó đưa ra các giải pháp ứng phó nhằm khai thác và sử dụng bền vững nguồn nước nhạt dưới đất khu vực ven biển tỉnh Hà Tĩnh. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Nước dưới đất trong trầm tích Đệ Tứ. Phạm vi nghiên cứu: Đồng bằng ven biển tỉnh Hà Tĩnh theo tọa độ VN2000 được giới hạn từ từ 538.000 ÷ 658.000m Vĩ Bắc và từ 1.984.000 ÷ 2.077.000m Kinh Đông. Giới hạn được lựa chọn theo đặc trưng hình thái của các thành tạo địa chất và địa hình qua mối tương tác lục địa – biển trong thời kỳ Đệ Tứ. Vùng nghiên cứu mở rộng về phía Bắc và hẹp dần về phía Nam, cu thể: Phía Bắc là sông La và sông Lam, phía Đông tiếp giáp Biển Đông với đường bờ biển dài 137 km, phía Tây là phần diện tích vùng Trung du đến mức địa hình 25m và phía Nam được chắn bởi Đèo Ngang một nhánh Hoành Sơn của dãy Trường Sơn. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Làm sáng tỏ tác động của NBD trong bối cảnh BĐKH đối với tài nguyên NDĐ trong các trầm tích Đệ Tứ đồng bằng ven biển tỉnh Hà Tĩnh; - Bước đầu đề xuất các giải pháp ứng phó trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng nhằm bảo vệ tài nguyên nước nhạt dưới đất khu vực nghiên cứu. 4. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu đánh giá vai trò của các nhân tố tự nhiên, KT - XH đối với tài nguyên nước dưới đất đồng bằng ven biển tỉnh Hà Tĩnh; - Nghiên cứu những đặc trưng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng vùng đồng bằng ven biển tỉnh Hà Tĩnh; - Nghiên cứu đánh giá thực trạng xâm nhập của nước biển vào các tầng chứa nước khu vực nghiên cứu; - Dự báo những tác động của nước biển dâng trong điều kiện khí hậu tương lai đến tài nguyên nước dưới đất đồng bằng ven biển tỉnh Hà Tĩnh; - Đề xuất các giải pháp ứng phó trong điều kiện mực nước biển dâng nhằm bảo vệ tài nguyên nước nhạt dưới đất đồng bằng ven biển tỉnh Hà Tĩnh. 5. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đồng bằng ven biển Hà Tĩnh, luận văn sử dụng tổ hợp nhiều phương pháp truyền thống lẫn hiện đại. Cụ thể gồm: 1) Phương pháp điều tra khảo sát thực địa. 2 2) Phương pháp kế thừa. 3) Phương pháp bản đồ và GIS. 4) Phương pháp địa vật lý. 5) Phương pháp mô hình toán. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, cấu trúc luận văn bao gồm 4 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu Chương 2: Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội đồng bằng ven biển tỉnh Hà Tĩnh Chương 3: Tác động của nước biển dâng đến tài nguyên nước dưới đất đồng bằng ven biển tỉnh Hà Tĩnh Chương 4: Các giải pháp ứng phó trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng đồng bằng ven biển tỉnh Hà Tĩnh DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN 1. Đỗ Ngọc Thực, Phan Văn Trường, Nguyễn Đức Núi, 2015, “Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến nước dưới đất trong trầm tích Đệ Tứ đồng bằng ven biển tỉnh Hà Tĩnh”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường – ĐH Thủy Lợi, số 49, tr. 115 – 121, tháng 6/2015; 2. Phan Văn Trường, Dương Văn Nam, Đỗ Ngọc Thực, 2015, “Tác động của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên nước nhạt dưới đất đồng bằng ven biển Hà Tĩnh”, Tạp chí Khí tượng Thủy văn, số 656, tr. 16 – 20, tháng 8/2015; 3. Đỗ Ngọc Thực, Phan Văn Trường, Vũ Hải Đăng, Nguyễn Ngọc Tiến, Nguyễn Đức Núi, Nguyễn Kim Cát, Lư Quang Huy, 2015, “Nghiên cứu ảnh hưởng của nước biển dâng do biến đổi khí hậu đến diễn biến xâm nhập mặn đồng bằng ven biển Hà Tĩnh”, Hội nghị Khoa học kỷ niệm 40 năm Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam (Tiểu ban: Khoa học và Công nghệ Biển, tháng 10/2015); 4. Đỗ Ngọc Thực, Phan Văn Trường, Vũ Hải Đăng, Nguyễn Ngọc Tiến, Nguyễn Đức Núi, Nguyễn Kim Cát, Lư Quang Huy, 2015, “Xâm nhập mặn vào các tầng chứa nước trong trầm tích Đệ Tứ đồng bằng ven biển tỉnh Hà Tĩnh”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thủy lợi và Môi trường – ĐH Thủy Lợi, số 50, tr. 37 – 43, tháng 9/2015. 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về biến đổi khí hậu và nước biển dâng 1.1.1. Biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong quá khứ Trong suốt chiều dài lịch sử hình thành và tiến hóa Trái Đất đã xẩy ra nhiều lần biến đổi khí hậu, nó được ghi lại rất nhiều ở những đối tượng tự nhiên khác nhau như: thành phần đất đá trầm tích, địa hình, thực vật cũng như các cảnh quan trên bề mặt Trái Đất. Tuy nhiên, càng lùi xa về quá khứ, thì những dấu ấn đó càng không rõ rệt. Chỉ trong thời gian địa chất gần đây, đặc biệt là kỷ Đệ tứ thì những dấu ấn của BĐKH mới được biểu hiện rõ ràng. Một trong những đặc trưng quan trọng của BĐKH là sự thay đổi nhiệt độ của lớp không khí bề mặt đất nói riêng và trong khí quyển của Trái Đất nói chung. Kèm theo sự tăng hay giảm nhiệt độ (nóng lên hay lạnh đi) là sự tăng hay giảm mực nước biển (biển tiến - biển lùi). Bằng chứng này được xác nhận thông qua phân tích lõi khoan băng tại trạm Vostok ở Nam Cực (Hình 1.1). Nguồn: [32] Hình 1.1: Biểu đồ khí hậu lớp băng ở Nam Cực, chu kỳ băng hà - gian băng cuối cùng Từ đó có thể thấy rằng, trong vòng khoảng 150.000 năm qua, trên Trái Đất đã 2 lần xẩy ra nhiệt độ cao (vào thời điểm khoảng 120.000 và 6.000 năm trước) và 2 lần nhiệt độ thấp (vào thời điểm khoảng 140.000 và 20.000 năm trước); tương ứng với chúng là 2 lần biển tiến và 2 lần biển lùi. Lần biển tiến sau được gọi là Biển tiến Flandrian, còn lần biển lùi sau được gọi là Cực đại Băng hà lần cuối. 4 Cho đến nay, tiến trình dâng lên của mực nước biển sau Cực đại Băng hà Lần Cuối liên quan với biến đổi khí hậu đã đươc nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau nghiên cứu và đã được đánh giá tương đối đầy đủ và chi tiết cả ở quy mô toàn cầu, khu vực và địa phương. Ví dụ cho thềm lục địa Sunda, trong đó có Việt Nam được chỉ ra ở Hình 1.2. Nguồn: [24] Hình 1.2: Đường cong mực nước biển cho thềm lục địa Sunda nhận được từ các dạng đường bờ Theo Sathiamurty và Viris [31], thời kỳ Cực đại Băng hà lần cuối trên thềm lục địa Sunda xẩy ra cách ngày ngay khoảng 21.000 năm và mực biển lúc bấy giờ thấp hơn hiện nay 116m. Trên Hình 1.2, Hanebuth và đồng nghiệp [24] đã chia ra 4 giai đoạn S1, S2, S3 và S4 tương ứng với khoảng thời gian và tốc độ dâng mực biển khác nhau. S1 (từ 21.000 - 19.000 năm trước), mực biển dâng lên được 2m, với tốc độ chậm, chỉ đạt 1mm/năm (1σ = 1,4mm/năm). So sánh với biên độ thủy triều là 2m, thì mực biển là ổn định; S2 (từ 19.000 - 14.600 năm trước), mực miển dâng lên được 18m với tốc độ đạt 4,1mm/năm (1σ ± 0,8mm/năm); S3 (từ 14.600 - 14.300 năm trước), mực biển dâng lên được 16m với tốc độ được gia tăng đáng kể tới 53,3mm/năm. Tuy nhiên, tốc độ có thể được đánh giá từ phân bố xác suất độ chính xác của tuổi dao động từ 2,8 đến 16,0m/100 năm. Giá trị cao có thể do ảnh hưởng của điều kiện địa phương, như tích tụ trầm tích, phát triển rừng ngập mặn, v.v., và S4 (từ 14.300 - 13.100 năm trước), mực biển dâng lên được 16m, với tốc độ đạt 13,3mm/năm (1σ = 3,3mm/năm). Sau đó mực biển dâng chậm dần. Tuy nhiên, vào thời kỳ tối ưu khí hậu Holocen, bắt đầu từ khoảng 9.500 đến 6.000 năm trước, nhiệt độ lại được tăng lên và cao hơn hiện nay khoảng 2oC, khiến cho mực nước biển dâng lên với tốc độ xấp xỉ 10mm/năm [32]. Còn từ 6.000 năm trước đến nay, nhiệt độ hạ thấp dần để đạt được giá trị như hiên nay. 5 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Bộ Công nghiệp (1995), Thuyết minh bản đồ nước dưới đất tỉnh Hà Tĩnh tỷ lệ 1:200.000. 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, Hà Nội. 3. Nguyễn Văn Bảo (2010), Hóa nước,152 trang, NXB Xây dựng. Hà Nội. 4. Biến đổi khí hậu và sinh kế ven biển (2012), NXB Giao thông vận tải, Hà Nội. 5. Nguyễn Hữu Bình (chủ biên) (2011), Bản đồ Địa chất thủy văn tỉnh Hà Tĩnh tỷ lệ 1: 100.000, Lưu trữ Sở Tài nguyên Môi trường Hà Tĩnh. 6. Đoàn Văn Cánh nnk., (2001), Tin học ứng dụng trong địa chất thủy văn (Giáo trình Cao học và Nghiên cứu sinh), Trường đại học Mỏ Địa chất, Hà Nội. 7. Ngô Ngọc Cát (2001), Những nguyên nhân chủ yếu gây biến đổi môi trường tài nguyên nước ở dải ven biển Việt Nam, Trường ĐH Mỏ - Địa chất, Hà Nội. 8. Cục thống kê Hà Tĩnh, 2015, Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2014, Hà Tĩnh. 9. Nguyễn Văn Đản nnk., (1996). Nước dưới đất các đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ, Hà Nội. 10. Đoàn quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước 2F (2005), Báo cáo lập bản đồ địa chất thủy văn - địa chất công trình vùng Cẩm Xuyên - Kỳ Anh, Hà Tĩnh. 11. Lê Anh Đức (chủ biên) (2014), Báo cáo quan trắc phân tích hiện trạng môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh năm 2013, Lưu trữ Sở Tài nguyên Môi trường Hà Tĩnh. 12. Bùi Quang Hạt (chủ biên) (2005), Nghiên cứu đặc điểm địa hóa các chất chỉ thị đánh dấu phân tử nhằm định hướng đánh giá tốc độ lắng trầm tích, chất lượng và nguồn gốc ô nhiễm môi trường trầm tích một số vùng cửa sông và cảng biển lớn Bắc Trung Bộ - Việt Nam, Đề tài cấp Bộ Tài nguyên và Môi trường. 13. Lê Thị Thu Hiền (2008), Điều tra đánh giá tiềm năng nước mặt vùng đồng bằng ven biển tỉnh Hà tĩnh, đề xuất các giải pháp kinh tế - bảo vệ môi trường trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên nước, Sở TNMT Hà Tĩnh, 46 trang. 14. Nguyễn Đình Kỳ (2013), Điều tra đánh giá hiện trạng nguyên nhân suy thoái tài nguyên môi trường đất - nước vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh và đề xuất giải pháp khai thác quản lý tổng hợp phục vụ phát triển kinh tế xã hội bền vững, Dự án ĐTCB cấp Nhà nước, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. 15. Vũ Ngọc Kỷ (chủ biên) (2001), Địa chất thủy văn đại cương, NXB GTVT, Hà Nội. 16. Nguyễn Văn Lâm nnk., (2006), “Các tác động môi trường của dự án khai thác nước ngầm và một số biện pháp giảm thiểu”, Tuyển tập báo cáo HNKH lần thứ 17, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, tr. 128-133. 83 17. Phan Liêu (1987), Đất cát biển nhiệt đới ẩm, NXB KHKT, Hà Nội. 18. Nguyễn Văn Nghĩa (1997), Mỏ nước dưới đất - khái niệm về ranh giới tĩnh và ranh giới động, Tuyển tập báo cáo khoa học hội thảo Quốc gia về Tài nguyên nước dưới đất phục vụ chương trình cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường, tr. 169 - 176. 19. Phan Văn Trường (2012), Nghiên cứu đặc điểm hình thành và đề xuất hướng sử dụng hợp lý tài nguyên nước dưới đất vùng cát ven biển Quảng Bình, Luận án tiến sĩ Địa lý, Hà Nội. 20. Phan Văn Trường nnk., (2013), Đặc điểm xâm nhập mặn nước dưới đất trong các trầm tích Đệ tứ vùng ven biển Hà Tĩnh, Tuyển tập báo cáo khoa học HNKH Địa chất biển Toàn quốc lần thứ 2, trang 612 - 620. 21. Đỗ Trọng Sự (chủ biên) (2001), Nghiên cứu đặc điểm thủy địa hóa nước dưới đất vùng ven biển Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, Lưu trữ Địa chất, Hà Nội. 22. Nguyễn Hồng Tuyên (chủ biên) (2005), Báo cáo lập bản đồ địa chất thủy văn – địa chất công trình vùng Cẩm Xuyên – Kỳ Anh, Lưu trữ Sở TNMT Hà Tĩnh. 23. UBND tỉnh Hà Tĩnh (2010), Quy hoạch nuôi tôm trên cát tỉnh hà tĩnh giai đoạn 2010 -2020, định hướng đến năm 2030, Hà Tĩnh. Tài liệu tiếng Anh 24. Hanebuth T., Stattegger K., Groote P.M., 2000. Rapid flooding of the Sunda shelf: A Late-glacial sea-level record. Science, No 288, pp. 1033-1035. 25. Herbert F. Wang, William W. Woesseer, 1982. Introduction to Groundwater Modelling. Academic Press, Inc., New York. 26. http://www.climatechange2013.org/image/report/WG1AR5_chapter13_FINAL.pdf 27. Mary P. Anderson, William W. Woesser (1992), Applied Groundwater Modeling, Academic Press, Inc., New York. 28. Nilson Guiguer and Thomas Franz, 2004, Visual Modflow, Waterflow Hydrogeologic Software, Toronto, 2004. 29. Fetter C.W., 1993. Applied Hydrogeology, Oshkosh, America. 30. IPCC, 2007. Climate change 2007: Physical Science Basic. Cambridge University Press. 31. Sathiamurthy E. and Vois H.K., 2006. Maps of Holocene sea-level trangsgression and submerged lakes on the Sunda shelf. The Natural History Journal of Chulalongkorn University, Supplement 2, Chulalongkorn Univ., Bangkok, Thailand, pp. 1-44. 32. Webster P.J., Holland G.J., Curry J.A., Chang H.R., 2005. Changes in tropical cyclone number, duration and intensity in a warming environment. Science, Vol.309, No. pp. 1844-1846. 84
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan